Tải bản đầy đủ (.ppt) (36 trang)

HOẠT ĐỘNG của các tổ CHỨC tài CHÍNH PHI NGÂN HÀNG và tác ĐỘNG của nó tới nền KINH tế VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 36 trang )

THẢO LUẬN MÔN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
NHÓM 2 - LỚP 16 Q

ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ

CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG
VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI NỀN
KINH TẾ VIỆT NAM


TỔNG QUAN VỀ CÁC TỔ CHỨC TÀI
CHÍNH PHI NGÂN HÀNG
- Định chế tài chính Phi Ngân hàng là loại hình tổ chức
kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ, được thực
hiện một số hoạt động Ngân hàng như là hoạt động kinh
doanh thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi
không kì hạn và không làm dịch vụ thanh toán.

- Các tổ chức tài chính phi Ngân hàng bao gồm:
+ Công ty Bảo hiểm
+ Công ty Tài chính
+ Công ty cho thuê tài chính
+ Quỹ đầu tư
+ Các định chế tài chính phi Ngân hàng khác (Quỹ cho vay
của chính phủ, các công ty chứng khoán, sở giao dịch
chứng khoán…)


TỔNG QUAN VỀ CÁC TỔ CHỨC TÀI
CHÍNH PHI NGÂN HÀNG
Một số đặc điểm chung:



Huy động các món tiền gửi có kỳ hạn để đưa vào lĩnh vực đầu tư
Cung cấp một số loại hình dịch vụ ngân hàng như nhận đại lý, môi
giới, ủy thác… và mỗi loại hình còn có chức năng đặc biệt tùy theo
mục tiêu hoạt động
Không được nhận tiền gửi không kỳ hạn và không làm dịch vụ
thanh toán cho khách hàng
Các tổ chức tài chính phi ngân hàng lại tập trung chủ yếu vào lĩnh
vực chứng khoán, cho vay tiêu dùng và thế chấp
Các tổ chức tài chính phi ngân hàng lại tăng cường dịch vụ trên
các mặt môi giới, đại lý chứng khoán và các dịch vụ ủy thác.


HOẠT ĐỘNG, VAI TRÒ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG CỦA NƯỚC TA
CÔNG TY BẢO HIỂM
1. Khái niệm về công ty Bảo hiểm
Công ty bảo hiểm là một định chế tài chính trung gian thực hiện việc huy động
vốn bằng cách bán các hợp đồng bảo hiểm, đồng thời sử dụng vốn vào các hoạt
động đầu tư, bù đắp cho người mua bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra theo các điều
khoản ký kết trong hợp đồng bảo hiểm. Các hợp đồng bảo hiểm có thể do các
công ty bảo hiểm nhân thọ hoặc công ty bảo hiểm phi nhân thọ cung cấp.
2. Sự hình thành các công ty bảo hiểm ở VN
Chính phủ qua việc ban hành Nghị định số 100/1993/ND-CP đã chính thức
chấm dứt sự độc quyền về bảo hiểm; điều này, cùng với sự ra đời của Luật bảo
hiểm đã góp phần hình thành hàng loạt các công ty bảo hiểm trong và ngoài
nước.


HOẠT ĐỘNG, VAI TRÒ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI

CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG CỦA NƯỚC TA

CÔNG TY BẢO HIỂM
3. Quá trình phát triển của các Công ty bảo hiểm
-

Các công ty bảo hiểm đã tạo lập được nguồn tài chính lớn để đầu tư trở lại
nền kinh tế, thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường vốn.
Tính đến cuối năm 2006, đã có trên 34.400 tỉ đồng, chiếm 4,07% GDP,
được các công ty bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế.
Toàn thị trường bảo hiểm 9 tháng đầu năm 2007 đạt doanh thu 5925 tỉ
đồng tăng 31% so với cùng kỳ 2007.
Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm cho các tổ chức kinh tế và dân cư từ
năm 2000 - 2005 đạt trên 12.300 tỉ đồng.


HOẠT ĐỘNG, VAI TRÒ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG CỦA NƯỚC TA

CÔNG TY BẢO HIỂM

Nguồn: Website: www.pvi.com.vn


HOẠT ĐỘNG, VAI TRÒ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG CỦA NƯỚC TA

CÔNG TY BẢO HIỂM
4. Vai trò của các Công ty Bảo hiểm trong nền kinh tế
Thị trường bảo hiểm Việt Nam là một kênh quan trọng trên thị trường vốn, thể

hiện tất cả các vai trò trên thị trường tài chính. Đó là đảm bảo sự ổn định thông
qua việc tập trung và phân tán rủi ro, tăng cường ổn định tài chính trong hộ gia
đình và doanh nghiệp, huy động vốn dài hạn và đầu tư dài hạn, giảm áp lực đối
với ngân sách nhà nước thông qua hệ thống bảo hiểm xã hội.
 Bên cạnh đó, thị trường Bảo hiểm Việt Nam vẫn còn một số tồn tại như:
- Quy mô của thị trường bảo hiểm còn nhỏ.
- Vai trò của bảo hiểm đối với nền kinh tế - xã hội còn hạn chế.
- Hoạt động tái bảo hiểm còn dựa vào chế độ bắt buộc.
- Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm còn thấp.
- Môi trường cạnh tranh chưa lành mạnh.
- Hoạt động môi giới chưa phát triển, chất lượng đại lý bảo hiểm
chưa cao.
- Văn bản pháp quy còn thiếu và chưa đồng bộ (Luật Cạnh tranh
chưa được ban hành)



HOẠT ĐỘNG, VAI TRÒ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG CỦA NƯỚC TA

CÔNG TY BẢO HIỂM
5. Một số kiến nghị nhắm nâng cao hiệu quả hoạt động của
các Công ty bảo hiểm
Về cơ chế chính sách
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, hành lang môi trường pháp lý.
- Cần sớm nghiên cứu và ban hành Luật cạnh tranh để hạn chế tình trạng
cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm.
- Phát triển mạng lưới bảo hiểm chuyên nghiệp, môi giới bảo hiểm và các
kênh phân phối khác.

- Khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đại hoá công nghệ thông
tin
- Thực hiện ưu đãi thuế thu nhập từ hoạt động đầu tư của các doanh
nghiệp bảo hiểm.
- Phát hành thêm các trái phiếu chính phủ.



HOẠT ĐỘNG, VAI TRÒ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG CỦA NƯỚC TA

CÔNG TY BẢO HIỂM
5. Một số kiến nghị nhắm nâng cao hiệu quả hoạt động của
các Công ty bảo hiểm
Đối với Công ty bảo hiểm:
- Nâng cao năng lực thị trường của các doanh nghiệp bảo hiểm
Đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm
- Kích thích nhu cầu tham gia bảo hiểm
- Quản lý nợ phí bảo hiểm hiệu quả hơn bằng biện pháp: Thành lập Ban
quản lý công nợ của công ty
- Phối hợp hiệu quả hơn với hệ thống NH thông qua các lĩnh vực :
+ Sử dụng dịch vụ thu tiền hộ của hệ thống ngân hàng.
+ Khuyến khích thanh toán qua ngân hàng.
+ Sử dụng dịch vụ chuyển tiền tự động của ngân hàng.
- Về biện pháp nâng cao tính chuyên nghiệp trong đầu tư
- Áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ công nghệ: Nhất là công nghệ
thông tin trong lĩnh vực đầu tư




HOẠT ĐỘNG, VAI TRÒ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG CỦA NƯỚC TA

CÔNG TY TÀI CHÍNH
1. Khái niệm Công ty tài chính:
Công ty Tài chính (theo NĐ 81/2008/NĐ-CP ngày 29/7/2008 quy
định về tổ chức, hoạt động của CTTC) là loại hình tổ chức tín dụng
phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động
và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư
vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy
định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán,
không được nhận tiền gửi dưới 01 năm.



Hoạt động gần tương tự như các NH. Để tăng khả năng cạnh tranh
với các NH, các CTTC tập trung chuyên môn hóa sâu vào các lĩnh
vực dịch vụ như đầu tư tài chính, quản lý vốn, thu xếp vốn, dịch vụ
tư vấn


HOẠT ĐỘNG, VAI TRÒ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG CỦA NƯỚC TA

CÔNG TY TÀI CHÍNH
2. Sự ra đời các Công ty tài chính ở VN
Do chính sách quản lý tiền tệ chặt chẽ, hoạt động ngân
hàng bị thu hẹp. Các điều kiện thành lập mới NH cũng trở
nên ngày một khắt khe -> các CTTC có cơ hội ra đời mạnh
mẽ.

- Xuất phát từ nhu cầu huy động vốn cho đầu tư, các tập
đoàn kinh tế, các tổng công ty đều đẻ ra các CTTC để phục
vụ cho mục đích trên
- Nhận thấy tiềm năng to lớn của các dịch vụ trên thị trường
VN mà các NH chưa quan tâm hoặc chưa đáp ứng được
như vay tiêu dùng, vay mua nhà, vay mua xe hơi, thẻ tín
dụng ... nhiều tập đoàn tài chính, NH, bảo hiểm của nước
ngoài đã nối đuôi thành lập các công ty tài chính
-


HOẠT ĐỘNG, VAI TRÒ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG CỦA NƯỚC TA

CÔNG TY TÀI CHÍNH
3. Quá trình hoạt động và phát triển của CTTC ở VN:
Một số Công ty tài chính:


HOẠT ĐỘNG, VAI TRÒ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG CỦA NƯỚC TA

CÔNG TY TÀI CHÍNH
4. Vai trò của các Công ty Tài chính trong nền kinh tế
Tạo lập thêm một kênh tài trợ tín dụng

-

mới, hữu hiệu cho các đơn vị thành viên
trong Tập đoàn và mở rộng phục vụ tổ

chức, cá nhân ngoài Tập đoàn.
Góp phần làm phong phú thêm các dịch vụ
tài chính - ngân hàng, đáp ứng nhu cầu
phát triển đa dạng của thị trường tài chính
- tiền tệ trong nền kinh tế thị trường.


HOẠT ĐỘNG, VAI TRÒ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG CỦA NƯỚC TA

CÔNG TY TÀI CHÍNH
5. Một số kiến nghị đối với Công ty tài chính:
- Số lượng CTTC nên dao động quanh tỷ lệ 1/5 số
lượng NH.
- Để đảm bảo các CTTC ra đời hoạt động được an
toàn, hiệu quả và bền vững, NHNN sẽ xem xét khắt
khe hơn khi cấp giấy phép thành lập CTTC; và hiện
nay các bộ phận chức năng của NHNN đang soạn
thảo quy định về điều kiện thành lập CTTC, trong
đó mức vốn điều lệ sẽ được nâng cao hơn.


HOẠT ĐỘNG, VAI TRÒ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG CỦA NƯỚC TA

CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH
1. Khái quát chung về công ty cho thuê tài chính:
Công ty cho thuê tài chính là một tổ chức tín
dụng phi ngân hàng, là pháp nhân Việt Nam;
được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới

các hình thức: CTCTTC trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên; CTCTTC trách nhiệm
hữu hạn một thành viên và CTCTTC cổ phần.
Việc chuyển đổi sở hữu, thay đổi hình thức
CTCTTC thực hiện theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.


HOẠT ĐỘNG, VAI TRÒ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG CỦA NƯỚC TA
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH

2. Quá trình ra đời và phát triển các cty CTTC ở VN





Hoạt động này ra đời trong thời gian gần đây trên cơ sở Nghị định
64/CP của Chính phủ ban hành ngày 9.10.1995. Hiện nay, trên cả
nước có 12 công ty CTTC hoạt động dưới 3 loại hình gồm :
-6 công ty CTTC trực thuộc các ngân hàng thương mại
-4 công ty CTTC 100% vốn nước ngoài
-2 công ty CTTC liên doanh
Dư nợ đến tháng 7 năm 2007 của các công ty CTTC đạt gần 10.000
tỷ đồng
Năm 2007, lợi nhuận của các công ty CTTC đạt khoang 590.532
triệu đồng



HOẠT ĐỘNG, VAI TRÒ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG CỦA NƯỚC TA

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI
CHÍNH VÀ CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH


HOẠT ĐỘNG, VAI TRÒ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG CỦA NƯỚC TA

CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH
3. Vai trò của các Công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam
Làm giảm những khó khăn về nguồn vốn đầu tư dài hạn
vào máy móc, thiết bị của doanh nghiệp, tạo điều kiện để
các doanh nghiệp tiếp cận với thiết bị và công nghệ hiện
đại; cho thuê tài chính tỏ ra rất thích hợp đối với các
doanh nghiệp đang trong giai đoạn tái cấu trúc và cơ
cấu lại dây chuyền công nghệ sản xuất các doanh nghiệp
mới thành lập.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ thuê tài chính (trang bị tài sản
cố định) mà không cần tài sản thế chấp và thủ tục cho
thuê nhanh gọn, không phức tạp.


HOẠT ĐỘNG, VAI TRÒ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG CỦA NƯỚC TA

CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH
4. Những mặt còn tồn tại :








Sự quảng bá, giới thiệu để cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp
vừa và nhỏ về lĩnh vực cho thuê tài chính còn hạn chế.
Mạng lưới hoạt động của các công ty cho thuê tài chính mới chỉ có mặt tại
một vài trung tâm kinh tế lớn, chưa trải rộng trong cả nước cũng như chưa
có sự phối hợp với các ngân hàng thương mại để có thể quảng bá hoặc bán
trọn gói sản phẩm.
Trình độ của cán bộ kinh doanh trong các Công ty cho thuê tài chính chưa
chuyên nghiệp, không năng động trong việc tiếp cận và tư vấn cho doanh
nghiệp về cơ cấu nguồn vốn.
Quy định về đối tượng cho thuê tài chính tại Việt Nam chỉ bó hẹp trong
động sản, đối với dây chuyền sản xuất lại yêu cầu tỷ lệ tham gia vốn lớn.


HOẠT ĐỘNG, VAI TRÒ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG CỦA NƯỚC TA

5.





CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH

Một số kiến nghị đối với các Công ty cho
thuê tài chính ở Việt Nam
Tiếp tục hoàn thiện các điều kiện của một
giao dịch cho thuê tài chính.
Vấn đề quản lý tài sản thuê.
Vấn đề xuất, nhập khẩu đối với tài sản cho
thuê
Các giải pháp khác


HOẠT ĐỘNG, VAI TRÒ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG CỦA NƯỚC TA

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1. Khái niệm về công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán là công ty cổ phần, công
ty trách nhiệm hữu hạn thành lập theo pháp
luật Việt Nam để kinh doanh chứng khoán theo
giấy phép kinh doanh chứng khoán do Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp.


HOẠT ĐỘNG, VAI TRÒ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG CỦA NƯỚC TA

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
2. Qúa trình ra đời và phát triển của các Công ty chứng khoán
ở Việt Nam
Ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định
48/1998/NĐ-CP về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán

cùng với Quyết định thành lập hai (02) Trung tâm Giao dịch
Chứng khoán (TTGDCK) tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
 Theo Quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK, ngày 13/10/1998 của
UBCKNN, các công ty chứng khoán được thành lập dưới hình
thức pháp lý là công ty cổ phần hoặc các công ty trách nhiệm hữu
hạn.
 đến tháng 4/2008 đã có 98 CTCK được cấp phép thành lập, trong
đó có hơn 80 công ty đã hoạt động thực sự với vai trò là thành



HOẠT ĐỘNG, VAI TRÒ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG CỦA NƯỚC TA

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
2. Qúa trình ra đời và phát triển của các Công ty chứng khoán
ở Việt Nam


HOẠT ĐỘNG, VAI TRÒ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG CỦA NƯỚC TA

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
2. Qúa trình ra đời và phát triển của các Công ty chứng khoán
ở Việt Nam
Về hoạt động môi giới


HOẠT ĐỘNG, VAI TRÒ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG CỦA NƯỚC TA

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
2. Qúa trình ra đời và phát triển của các Công ty chứng khoán ở Việt Nam
Về hoạt động tự doanh
 Tổng giá trị chứng khoán tự doanh tính tại thời điểm ngày




30/6/2007 đạt 9.667 tỷ đồng (tăng 4.671 tỷ đồng, tương
đương 48,31% so với thời điểm 01/01/2007).
Đối với 14 CtyCK đã hoạt động lâu năm, giá trị chứng khoán
tự doanh tính tại thời điểm ngày 30/6/2007 đạt 5.997 tỷ đồng
(tăng 1.000 tỷ đồng, tương đương 16,69% so với giá trị ngày
01/1/2007).
Một số công ty có giá trị tự doanh cuối kỳ tăng khá nhanh và
đạt giá trị cao.


×