Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ PHÁ THAI Ở PHỤ NỮ CHƯA CÓ CON TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.66 KB, 7 trang )

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ PHÁ THAI Ở PHỤ NỮ CHƯA CÓ CON
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA LONG AN
Nguyễn Thị Thùy Linh*, Lê Hồng Cẩm**

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các yếu tố nguy cơ phá thai ở phụ nữ chưa có con tại Bệnh viện đa khoa
Long An.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh - chứng không bắt cặp được thực hiện tại Bệnh
viện đa khoa Long An từ 1/11/2007 đến 30/6/2008. Nhóm bệnh là 220 phụ nữ chưa có con đến phá thai ở ba
tháng đầu thai kỳ và nhóm chứng là 220 thai phụ có thai lần đầu ở ba tháng cuối thai kỳ đến khám thai định kỳ,
Kết quả: Phụ nữ dưới 25 tuổi làm tăng nguy cơ phá thai gấp 4,3 lần (KTC 95% OR = 1,74 – 10,76 ; p =
0,002). Nghề nghiệp là công nhân viên làm giảm nguy cơ phá thai còn 0,2 lần (KTC 95% OR = 0,06 – 0,65 ; p =
0,008). Kinh tế thiếu thốn làm tăng nguy cơ phá thai gấp 16,4 lần (KTC 95% OR = 5,1 – 53,2 ; p < 0,001).
Không có chồng làm tăng nguy cơ phá thai gấp 16,5 lần (KTC 95% OR = 4,8 – 56,2 ; p < 0,001). Không có nhu
cầu sinh sản làm tăng nguy cơ phá thai gấp 11,8 lần (KTC 95% OR = 5,0 – 27,8 ; p < 0,001). Sử dụng các BPTT
có hiệu quả thấp và không đúng làm tăng nguy cơ phá thai gấp 12,8 lần (KTC 95% OR = 5,05 – 32,9 ; p <
0,001). Cho rằng phá thai không ảnh hưởng tương lai sản khoa cũng làm tăng nguy cơ phá thai gấp 3,2 lần (KTC
95% OR = 1,2 – 8,3 ; p = 0,014).
Kết luận: Có nhiều yếu tố nguy cơ đến phá thai ở thai phụ chưa có con cần được quan tâm.

ABSTRACT
THE RISK FACTORS OF INDUCED ABORTION IN PRIMIGRAVID WOMEN (AT THE LONG AN
GENERAL HOSPITAL)
Nguyen Thi Thuy Linh, Le Hong Cam
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 51 - 55
Objective: Determining the risk factors for induced abortion of women have not birth at the Long An
General Hospital.
Objects and method: An unmatched case – control study was conducted from November 1st, 2007 to June
30th, 2008 at the Long An General Hospital. Cases group included 220 primigravid women to come the hospital
for induced abortion at the first trimester of pregnancy and a control group was 220 primigravid women at third
– trimester for routine examination.


Results: The women younger than 25 years increases the risk of induced abortion to 4.3 times (CI 95% OR
= 1.74 – 10.76; p=0.002). The officers decrease the risk of abortion to 0.2 times (CI 95% OR = 0.06 – 0.65;
p=0.008). Poor economic increases the risk of induced abortion to 16.4 times (CI 95% OR = 5.1 – 53.2;
p<0.001).Unmarried women increase the risk of abortion to 16.5 times (CI 95% OR = 4.8 -56.2; p<0.001). No
need for birth increases the risk of abortion to 11.8 times (CI 95% OR = 5.0 – 27.8; p<0.001). Using some
contraceptive methods have low effective and incorrect specifications increase the risk of abortion to 12.8 times (CI
95% OR = 5.05 – 32.9; p < 0.001..A misconception causes an induced abortion ineffectively to the maternity
future of women also increases the risk of abortion to 3.2 times (CI 95% OR =1.2 – 8.3; p = 0.014).
Conclusion: These results suggest that we should have concern about the risk factors of induced abortion in
women who have not had any child.
* Bệnh viện Đa khoa Long An ** Đại học Y Dược TP. HCM

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa

1


ĐẶT VẤN ĐỀ

Đặc điểm

Mong muốn giới hạn kích thước gia đình có
một hoặc hai con và dùng các biện pháp tránh
thai hiệu quả, nhưng bất cứ cặp vợ chồng nào
cũng sẽ trải qua ít nhất một lần thai kỳ không
mong muốn, như là một hệ quả, phá thai thường
xảy ra(7).
Phá thai có nhiều tai biến như chảy máu,
choáng, thủng tử cung, nhiễm trùng, vô sinh,
thậm chí tử vong. Phá thai làm tăng bệnh suất và

tử suất cho bà mẹ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe sinh sản, đến chất lượng cuộc sống của
người phụ nữ đặc biệt là các phụ nữ chưa có
con. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề
tài: “Các yếu tố nguy cơ phá thai ở phụ nữ chưa
có con” tại bệnh viện đa khoa Long An.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện với thiết kế
nghiên cứu bệnh - chứng không bắt cặp, với
nhóm bệnh là 220 phụ nữ chưa có con đến phá
thai và nhóm chứng là 220 thai phụ có thai lần
đầu ở ba tháng cuối thai kỳ đến khám thai tại
Bệnh viện đa khoa Long An từ 1/11/2007 đến
30/6/2008.
Thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực
tiếp theo bản câu hỏi soạn sẳn có 27 câu hỏi về
nhân khẩu – kinh tế - xã hội, các yếu tố về kế
hoạch hóa gia đình.
Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm
Epi Data và Stata 8.0.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tuổi trung bình của phụ nữ chưa có con
nhóm phá thai là 22,8 ± 2,8 thấp hơn nhóm giữ
thai là 25,2 ± 4,3
Bảng 1 - Đặc điểm nhân khẩu – kinh tế - xã hội của
nhóm nghiên cứu
Đặc điểm
Tuổi

< 25
≥ 25
Nơi ở
Thành thị
Nông thôn

Nhóm phá
thai n (%)

Nhóm giữ
thai n(%)

191(86,8)
29(13,2)

127(57,7)
93(42,3)

46,4 <0,0
01

69(31,4)
151(68,6)

84(38,2)
136(61,8)

2,25 0,13
3


Chuyên Đề Sản Phụ Khoa
2

χ

2

p

Tôn giáo
Không

Trình độ VH
≤ cấp 2
≥ cấp 3
Nghề nghiệp
Công nhân
CNV
HS – SV
Nông dân
Nội trợ
Khác
Thu nhập riêng
Không

Kinh tế
Thiếu thốn
Đủ sống
Hôn nhân
Không chồng

Có chồng
Sống với
Gia đình
Bên ngoài

Nhóm phá
thai n (%)

Nhóm giữ
thai n(%)

148(67,3)
72(32,7)

147(66,8)
73(33,2)

0,01 0,91
9

128(58,2)
92(41,8)

142(64,5)
78(35,5)

1,87 0,17

124(56,4)
19(8,6)

16(7,3)
17(7,7)
25(11,4)
19(8,6)

104(47,3)
37(16,8)
2(0,9)
23(10,4)
47(21,4)
7(3,2)

52(23,6)
168(76,4)

67(30,45)
153(69,55)

2,59 0,10
7

79(35,9)
141(64,1)

9(4,1)
211(95,9)

69,6 <0,0
01


113(51,4)
107(48,6)

7(3,2)
213(96,8)

128,7 <0,0
01

160(72,7)
60(27,3)

219(99.5)
1(0,5)

χ

2

31,5

p

<0,0
01

66,2 <0,0
01

Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, phụ

nữ cả hai nhóm phá thai và giữ thai đều là dân
tộc kinh, không có dân tộc khác.
Phụ nữ ở nhóm phá thai có tuổi < 25 chiếm tỉ
lệ 86,8% trong khi đó ở nhóm giữ thai là 57,7%
cũng tương tự nghiên cứu của Akinrinola tình
trạng phá thai ở tuổi < 25 cũng chiếm tỉ lệ cao ở
một số nước như Cuba (1990), Bulgari, Estonia
(1996)(1).
Nghề nghiệp của phụ nữ ở hai nhóm có sự
khác biệt, phụ nữ nhóm phá thai có nghề nghiệp
là học sinh – sinh viên (7,3%) cao nhóm giữ thai
(chỉ có 0,9%), phụ nữ nhóm giữ thai có nghề
nghiệp là công nhân viên (16,8%), nông dân
(10,4%), nội trợ (21,4%) nhiều hơn so với nhóm
phá thai.
Phụ nữ ở nhóm phá thai cho rằng kinh tế gia
đình hiện tại là thiếu thốn chiếm tỉ lệ 35,9% trong
khi đó ở nhóm giữ thai chỉ có 4,1%.
Phụ nữ nhóm phá thai có 51,4% không có
chồng và 27,3% không sống với gia đình trong
khi đó phụ nữ nhóm giữ thai chỉ có 3,2% là không


có chồng và 0,5% không sống với gia đình.
Các đặc điểm về nơi ở, tôn giáo, trình độ văn
hóa, thu nhập riêng không có sự khác biệt giữa
hai nhóm phá thai và giữ thai.
Bảng 2 - Đặc điểm kinh nguyệt, nhận biết có thể có
thai khi quan hệ tình dục, nhu cầu sinh sản, việc thực
hiện các biện pháp tránh thai, hiểu biết về phá thai của

nhóm nghiên cứu
Đặc điểm

Nhóm phá Nhóm giữ
thai n(%) thai n(%)

χ

p

0,34

0,84

2

Chu kỳ kinh
Đều
Không đều
Không kinh

176(80)
43(19,5)
1(0,5)

176(80)
42(19,1)
2(0,9)

RK- RH

Không
201(91,4)

19(8,6)
Nhu cầu sinh sản
Không
170(77,3)

50(22,7)

192(87,3)
28(12,7)

1,92

0,165

14(6,4)
206(93,6)

227,3

<0,001

Có thể có thai khi QHTD
Không
88(40)
33(15)

132(60)

187(85)

34,4

<0,001

Sd BPTT trước đây

88(40)
Không
132(60)

0,084

0,771

91(41,4)
129(58,6)

Sd BPTT trong tháng có thai

Không

90(40,9)
130(59,1)

PT là BPTT

73(33,2)
Không

147(66,8)

23(10,45) 53,45 <0,0001
197(89,55)

42(19,1)
178(80,9)

11,3

0,001

Không
85(38,6)
26(11,8)

135(61,4) 194(88,2)
PT ảnh hưởng tương lai sản khoa
Không
117(53,2)
33(15)

103(46,8)
187(85)

41,9

<0,001

71,37


<0,001

PT ảnh hưởng sức khỏe

Đặc điểm kinh nguyệt, việc sử dụng các biện
pháp tránh thai trước đây không có sự khác biệt
giữa hai nhóm phá thai và giữ thai.
Phụ nữ nhóm phá thai có 77,3% không có
nhu cầu sinh sản trong lần có thai này và 40%
không nghĩ có thai khi quan hệ tình dục trong
khi đó phụ nữ nhóm giữ thai chỉ có 6,4% không
có nhu cầu sinh sản và 15% không nghĩ có thai
quan hệ tình dục.

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa

Chỉ có 10,45% phụ nữ nhóm giữ thai có sử
dụng biện pháp tránh thai trong tháng có thai,
trong khi đó 90/220 (40,9%) phụ nữ nhóm phá
thai có sử dụng biện pháp tránh thai trong tháng
có thai và tỉ lệ thực hiện đúng các biện pháp
tránh thai là 12,2%; trong số này chỉ có 24 trường
hợp (tỉ lệ 26,7%) uống thuốc ngừa thai dạng vĩ là
biện pháp tránh thai có hiệu quả cao nhưng
không có trường hợp nào dùng đúng, còn lại
khoảng 3/4 các trường hợp dùng Postinor, bao
cao su, xuất tinh ngoài âm đạo, ngừa thai theo
vòng kinh là các biện pháp tránh thai có hiệu
quả không cao.

Mặc dù không muốn có thai và sinh con
nhưng có đến 130/220 phụ nữ nhóm phá thai
không dùng biện pháp tránh thai và lý do không
dùng các biện pháp tránh thai là không nghĩ có
thai (26,9%), sợ người khác biết có quan hệ tình
dục (13,85%), không biết biện pháp tránh thai
nào (27,7%), không tiếp cận được các biện pháp
tránh thai (11,54%), một trong hai người không
muốn sử dụng (10,76%).
Phụ nữ nhóm phá thai hiểu biết không đúng
về phá thai khá cao.
Điều này cho thấy thực trạng đáng báo
động của chiến lược giáo dục giới tính cũng
như tuyên truyền phổ biến về kế hoạch hóa
gia đình của chúng ta đối với các đối tượng vị
thành niên, thanh thiếu niên, phụ nữ chưa có
con còn rất hạn chế.
Bảng 3 – Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố liên
quan với phá thai ở phụ nữ chưa có con
Yếu tố
OR hiệu chỉnh KTC 95% OR
Tuổi < 25
4,3
1,7 - 10,7
Công nhân viên
0,2
0,06 - 0,65
HS - SV
0,6
0,08 - 4,8

Nội trợ
0,5
0,16 - 1,78
Kinh tế thiếu thốn
16,4
5,1 - 53,2
Không có chồng
16,5
4,8 - 56,2
Không sống với
8,3
0,7 - 95,7
gia đình
Không nghĩ có
1,7
0,7 - 4,2
thai khi QHTD
Không có nhu
11,8
5 - 27,8
cầu sinh sản
Có sd BPTT
12,8
5 - 32,9
trong tháng có

p
0,002
0,008
0,66

0,3
<0,001
<0,001
0,08
0,2
<0,001
<0,001

3


Yếu tố
OR hiệu chỉnh KTC 95% OR
p
thai
PT là BPTT
0,6
0,2 - 1,66
0,37
PT không ảnh
1,03
0,36 - 2,9
0,94
hưởng sức khỏe
PT không ảnh
3,2
1,25 - 8,37 0,014
hưởng tương lai
sản khoa


Tuổi < 25 là yếu tố nguy cơ làm tăng phá thai
gấp 4,3 lần với p = 0,002 phù hợp với kết quả
nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh năm
2001(5) và tại Quảng Nam năm 2005(6).
Nghề nghiệp là công nhân viên làm giảm
phá thai còn 0,2 lần với p = 0,008 phù hợp với
nghiên cứu tại Quảng Nam năm 2005(6). Đối
với phụ nữ có nghề nghiệp là công nhân viên
tức là có công việc, thu nhập, kinh tế gia đình
ổn định, họ có khuynh hướng lập gia đình và
mong muốn sinh con, do đó họ có khuynh
hướng giữ thai.
Kinh tế thiếu thốn làm tăng phá thai gấp 16,4
lần với p < 0,001. Tương tự nghiên cứu của Jones
RK(3) và của Diek Uygcer(2) cho thấy đa số phụ
nữ nêu ra lý do phá thai là không đủ điều kiện
kinh tế để sinh con, không đủ điều kiện đảm bảo
nhu cầu nuôi con. Ngoài ra đa phần các gia đình
nghèo thường đi đôi với không có công việc làm
ổn định, trình độ văn hóa thấp nên ít hiểu biết và
không tiếp cận được các biện pháp tránh thai. Vì
vậy họ dễ có thai ngoài ý muốn và đi đến quyết
định phá thai.
Không có chồng làm tăng phá thai gấp 16,5
lần với p < 0,001. Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh(5) và
Quảng Nam(6), cho thấy các thai kỳ trước hôn
nhân đa phần không được chấp nhận về mặt xã
hội vì vậy họ thường kết thúc thai kỳ bằng cách
phá thai.

Không có nhu cầu sinh sản là yếu tố nguy cơ
tăng phá thai gấp 11,8 lần với p < 0,001. Những
phụ nữ chưa có con không muốn sinh con trong
lần có thai này vì nhiều lý do khác nhau như:
tuổi trẻ, chưa có việc làm ổn định, kinh tế còn
nhiều khó khăn, chưa kết hôn.
Sử dụng các biện pháp tránh thai có hiệu quả

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa
4

thấp và thực hiện không đúng trong tháng có
thai là yếu tố nguy cơ làm tăng phá thai gấp 12,8
lần với p < 0,001. Khi người phụ nữ quyết định
sử dụng một biện pháp tránh thai thì có nghĩa là
họ không muốn có thai trong tháng đó, và nếu
họ dùng biện pháp tránh thai có hiệu quả không
cao và thực hiện không đúng thì rất dễ có thai
ngoài ý muốn, khi đó họ sẳn sàng quyết định
phá thai. Ngoài ra họ còn quyết định phá thai vì
sợ tác dụng phụ của thuốc lên thai nhi.
Yếu tố cho rằng phá thai không ảnh hưởng
tương lai sản khoa làm tăng phá thai gấp 3,2 lần
với p = 0,014. Kết quả này phù hợp với nghiên
cứu của Nguyễn Thị Diễm Vân và cs(5) không
biết tác hại của phá thai làm tăng nguy cơ phá
thai gấp 10 lần hay của Lê Tự Phương Chi(4) cho
thấy suy nghĩ đơn giản về phá thai làm tăng
nguy cơ phá thai gấp 6 lần.


KẾT LUẬN
Tuổi < 25 làm tăng nguy cơ phá thai gấp 4,3
lần (KTC 95% OR = 1,74 – 10,76 ; p = 0,002).
Nghề nghiệp là công nhân viên làm giảm
nguy cơ phá thai còn 0,2 lần (KTC 95% OR = 0,06
– 0,65 ; p = 0,008).
Kinh tế thiếu thốn làm tăng nguy cơ phá thai
gấp 16,4 lần (KTC 95% OR = 5,1 – 53,2; p<,001).
Không có chồng làm tăng nguy cơ phá thai
gấp 16,5 lần (KTC 95% OR = 4,8 – 56,2; p<0,001).
Không có nhu cầu sinh sản làm tăng nguy cơ
phá thai gấp 11,8 lần (KTC 95% OR = 5,0 – 27,8 ;
p < 0,001).
Sử dụng các BPTT có hiệu quả thấp và
không đúng làm tăng nguy cơ phá thai gấp 12,8
lần (KTC 95% OR = 5,05 – 32,9 ; p < 0,001).
Cho rằng phá thai không ảnh hưởng tương
lai sản khoa cũng làm tăng nguy cơ phá thai gấp
3,2 lần (KTC 95% OR = 1,2 – 8,3 ; p = 0,014).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

Akinriola Bankole, Suseela Singh and Taylor Hass, “
Characteristics of women who obtain induced abortion: A
wordwide review”, International Family Planning Prespective,
1999, 25(2), pp.68-77.
Diek Uygcer, Solim Erkaya, “Reason why women have induced

abortion in a developing country”, European journal of


3.

4.

5.

6.

7.

obstertrics and gynecology and reproductive Health 2001,
June: 96(2), pp.211-214.
Jones RK, Darroch JE and Henshan SK. Patterns in the
socioeconomic characteristics of women obtaining abortion in 20002001. Perspectives on Sexual and Reproductuve Health, 2002,
34(5): 226-235.
Lê Tự Phương Chi (2003), “Các yếu tố quyết định nạo phá thai tại
thành phố Hồ Chí Minh”, Nội san Sản Phụ khoa – Bình Dương
14 – 15/7/2004 trang 297-304.
Nguyen TDV, Nguyen QV, Trinh HP, Huynh NKT, Tran MT,
Nguyen TTV, Nguyen DT, Goto A, “Factors related with
induced abortion among primigravid women in Ho Chi
Minh, Viet Nam”, Journal of Epideminology, 2002 September;
12(5), pp.375-382.
Nguyễn Thị Kiều Trinh. Các yếu tố liên quan đến nạo hút thai ở
phụ nữ có thai lần đầu tại BV Quảng Nam. Luận văn thạc sĩ Y
học. Đại học Y dược TP HCM. Năm 2005.
Stubblefiel PG., Carr-Ellis S, Kapp N (2007). “Family

Planning”. Berek and Novak’s Gynecology. Lippincott William
and Wilkins, 14th, pp.247-31.

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa

5


Chuyên
Đề Sản Phụ Khoa
6


Chuyên Đề Sản Phụ Khoa

7



×