Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẪU THUẬT LÊN CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ VÀ KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH TRONG PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.79 KB, 8 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẪU THUẬT LÊN CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ VÀ KHÍ
MÁU ĐỘNG MẠCH TRONG PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI
Nguyễn Thế Trí*, Nguyễn Tiến Đức*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá sự biến dổi chức năng thông khí cũng như khí máu ñộng mạch trước và sau phẫu
thuật cắt bỏ một phần phổi theo từng loại phẫu thuật.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, phân tích, tự ñối chứng. Gồm 127 bệnh nhân ñược phẫu thuật ung thư phổi tại
Bệnh viện K. Được chia làm 2 nhóm: Cắt phổi và cắt thùy phổi. Nghiên cứu ñánh giá ở các thời ñiểm: Trước mổ, sau mổ 1
và 3 tháng với các chỉ số: FVC, FEV1, pH, paO2, paCO2.
Kết quả: Nhóm cắt phổi: Sau mổ 3 tháng FVC giảm 31,6%; FEV1 giảm 31%. pH máu không thay ñổi, paCO2 tăng ít,
paO2 giảm 16,4%. Nhóm cắt thùy: Sau mổ 3 tháng FVC giảm 19,5%; FEV1 giảm 18,5%. pH máu không thay ñổi, paCO2
ít thay ñổi, paO2 giảm 6,7%.
Kết luận: Chức năng thông khí phổi giảm nhiều sau mổ sau ñó hồi phục lại sau 3 tháng sau mổ nhưng vẫn còn giảm
nhiều so với trước mổ. Mức ñộ suy giảm này rất khác nhau ñối với từng loại phẫu thuật. pH máu và paCO2 ít thay ñổi.
paO2 giảm nhiều trong cắt phổi và giảm khá ít trong cắt thùy. Mức ñộ suy giảm ít hơn so với chức năng thông khí tương
ứng.
Từ khóa: Chức năng thông khí phổi, cắt phổi.
ABSTRACT

EVALUATION THE EFFECT OF LUNG RESECTIONS ON LUNG FUNCTIONS
Nguyen The Tri, Nguyen Tien Duc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh – Vol.14 - Supplement of No 4 – 2010: 348 - 355
Objectives: The aim of our study is evaluation the variations of lung functions post-lung resections.
Method: 127 patients underwent lung resections were splited into 2 groups: Pneumonectomy and lobectomy. FVC,
FEV1, pH, paO2, paCO2 were measured at pre- and post-operations 1 month and 3 month.
Results: Pneumonectomy: FVC reduce 31.6% to pre-operative, FEV1 reduce 31%. pH, paCO2 were less variations,
paO2 reduce 16.4%. Lobectomy: FVC reduce 19.5% to pre-operative, FEV1 reduce 18.5%. pH, paCO2 were less


variations, paO2 reduce 6.7%.
Conclutions: Spirometry were much reduce 1 month post-operative and recovered at 3 month post-operative but still
reduce to pre-operative. The level of them depend on each resections. pH and paCO2 post-operatives were stable. paO2
post-operatives were reduce to pre-operative but less than spirometry.
Key words: Variations of lung functions, lung resections.

Chuyên ñề Ung Bướu

348


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư phổi chiếm một tỷ lệ lớn và là một trong những tử vong hàng ñầu do ung thư. Phẫu thuật là
phương pháp ñiều trị hữu ích cho ung thư phổi.
Đây là loại phẫu thuật có nguy cơ cao do can thiệp liên quan trực tiếp ñến hai chức năng sống quan
trọng là hô hấp và tuần hoàn nên thăm dò chức năng hô hấp trước và sau mổ có vai trò rất quan trọng.
Ung thư phổi cũng trực tiếp gây suy giảm chức năng hô hấp, mức ñộ suy giảm chức năng hô hấp rất
khác nhau tùy thuộc cách thức mổ và bệnh nhân khác nhau.
Do vậy việc ñánh giá tương quan chức năng hô hấp trước và sau mổ cũng như sự biến ñổi chức năng
hô hấp trước và sau mổ sẽ giúp phẫu thuật chính xác và an toàn hơn.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1- Đánh giá sự biến ñổi chức năng thông khí trước và sau mổ 1 và 3 tháng theo từng loại phẫu thuật
*

Bệnh viện K Hà Nội
Địa chỉ liên lạc: BS. Nguyễn Thế Trí. Email:

ung thư phổi.
2 - Đánh giá sự biến ñổi khí máu ñộng mạch trước và sau mổ phổi theo từng loại phẫu thuật ung thư
phổi.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tiêu chuẩn lựa chọn
Các bệnh nhân ñược lựa chọn từ khoa Phẫu thuật lồng ngực - Bệnh viện K: Chẩn ñoán ung thư phổi, có chỉ
ñịnh mổ, dự kiến cắt phổi, cắt thùy phổi.
Ngoài bệnh phải mổ không có các bệnh khác kèm theo. Không phân biệt nam nữ, tuổi từ 16 trở lên.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh tim mạch, tai biến mạch não, suy gan, thận…
Tai biến của phẫu thuật, gây mê, ñiều trị trước, trong hoặc sau mổ.
Sai sót trong thăm dò chức năng hô hấp trước và sau mổ.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, phân tích và tự ñối chứng.
Bệnh nhân ñược ñánh giá trước mổ bao gồm:
Thăm khám lâm sàng trước mổ
Đo chiều cao, cân nặng, tuổi, giới tính.
Đo tần số thở, mạch, huyết áp, ñộ bão hòa ôxy máu ñộng mạch. Đo và so sánh ở 2 thời ñiểm trước và
sau mổ.
Đánh giá phạm vi phẫu thuật, vị trí khối u, thời gian mổ.
Đo chức năng thông khí ngoài
Được tiến hành tại khoa thăm dò chức năng - Bệnh viện K. Sử dụng máy ño chức năng thông khí
phổi Jaeger - flowscreen - Pro của Đức sản xuất.
Màn hình máy sẽ hiển thị các chỉ số: Dung tích sống thở mạnh (FVC), Thể tích thở ra tối ña trong
giây ñầu tiên (FEV1), (tính bằng lít).
Tính các chỉ số phần trăm theo chỉ số lý thuyết theo tài liệu của Bộ Y tế năm 2003. Tính chỉ số
Gaensler = FEV1/FVC.
Đo khí trong máu ñộng mạch
Được tiến hành tại khoa hồi sức bệnh viện Việt Đức bằng máy ño khí máu CIBA – CORNING.

Chuẩn hóa ở nồng ñộ khí thở vào = 21% và nhiệt ñộ cơ thể = 370 C.
Các chỉ số chính ñể phân tích gồm: pH, paCO2 , paO2., SaO2.

Chuyên ñề Ung Bướu

349


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010

Phân loại nhóm theo cách thức phẫu thuật trong ñó
Nhóm 1: Cắt phổi; nhóm 2: Cắt thùy phổi.
Đánh giá sau mổ ở 2 thời ñiểm là sau mổ 1 tháng và 3 tháng
Thăm khám lâm sàng: Đo tần số thở, mạch, huyết áp, ñộ bão hòa ô xy. Đánh giá mức ñộ khó thở.
Đánh giá trước mổ và sau mổ 1 và 3 tháng.
Đo chức năng thông khí ngoài. Đo và so sánh ở 3 thời ñiểm trước và sau mổ 1 tháng và 3 tháng.
Đo khí trong máu ñộng mạch sau mổ trong vòng 1 tháng. Các chỉ số chính ñể phân tích gồm: pH,
paCO2 , paO2, SaO2.
Phân tích và xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 15.0
So sánh trung bình các thông số chức năng hô hấp trước và sau mổ, giữa các loại phẫu thuật bằng test
T Student và one-way Anova:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc ñiểm chung bệnh nhân
Giới
Nữ: 25 BN chiếm 19,7%.
Nam: 102 chiếm 80,3%.
Tuổi

Cao nhất: 75, thấp nhất: 22, trung bình: 56,2 ± 10,0.
Cách thức mổ
Cắt phổi: 11 Bệnh nhân (8,7%).
Cắt thùy: 116 bệnh nhân (91,3%).
Biến ñổi chức năng thông khí trước và sau mổ
Bảng 1. Biến ñổi dung tích sống thở mạnh (FVC)
Chỉ số thông
khí

FVC
trước mổ

FVC sau
mổ 1 tháng

FVC sau
mổ 3 tháng

∆%

p

TB

ĐL

TB

ĐL


TB

ĐL

Cắt phổi

2,76

0,73

1,53

0,30

1,85

0,33

-31,65

P<0,001

Cắt thùy phổi

2,72

0,60

1,76


0,46

2,18

0,49

-19,55

P<0,01

Cách thức mổ

p

P>0,05

P<0,01

P<0,01

FVC sau mổ 1 tháng giảm mạnh sau mổ và tăng trở lại sau 3 tháng nhưng vẫn thấp hơn có ý nghĩa so với
trước mổ. FVC trong mổ cắt phổi giảm hơn có ý nghĩa thống kê so với cắt thùy.
Bảng 2. Thay ñổi thể tích thở ra tối ña giây ñầu tiên (FEV1)
Chỉ số thông khí
Cách thức mổ

Cắt phổi

FEV1
trước mổ


FEV1 sau
mổ 1 tháng

FEV1 sau
mổ 3 tháng

TB

ĐL

TB

ĐL

TB

ĐL

2,33

0,68

1,15

0,32

1,62

0,34


Chuyên ñề Ung Bướu

∆%

p

-30,25

P<0,01

350


Nghiên cứu Y học
Cắt thùy phổi
p

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
2,27

0,56

1,48

P>0,05

0,42

P<0,01


1,83

0,44

-18,55

P<0,01

P<0,01

FEV1 sau mổ 1 tháng giảm mạnh sau mổ và tăng trở lại sau 3 tháng nhưng vẫn thấp hơn có ý nghĩa so với
trước mổ. FEV1 trong mổ cắt phổi giảm hơn có ý nghĩa thống kê so với cắt thùy.
Bảng 3. Thay ñổi dung tích sống thở mạnh phần trăm (FVC%)
Chỉ số thông khí
Cách thức mổ

FVC% sau mổ 1
tháng

FVC% trước mổ

FVC% sau mổ 3
tháng

∆%

p

TB


ĐL

TB

ĐL

TB

ĐL

Cắt phổi

93,9

23,7

52,3

12,0

60,7

10,0

- 34,5%

P<0,01

Cắt thùy phổi


95,0

14,9

61,5

13,9

76,2

13,7

- 19,2%

P<0,01

p

P>0,05

P<0,01

P<0,01

FVC% sau mổ 1 tháng giảm mạnh sau mổ và tăng trở lại sau 3 tháng nhưng vẫn thấp hơn có ý nghĩa so với
trước mổ. FVC% trong mổ cắt phổi giảm hơn có ý nghĩa so với cắt thùy.
Bảng 4. Thay ñổi thể tích thở ra tối ña giây ñầu tiên phần trăm (FEV1%)

Chỉ số thông khí

Cách thức mổ

FEV1% trước mổ

FEV1 % sau mổ 1
tháng

FEV1% sau mổ 3
tháng

∆%

p

TB

ĐL

TB

ĐL

TB

ĐL

Cắt phổi

96,1


27,2

49,6

13,2

64,6

10,7

- 31,1

P<0,01

Cắt thùy phổi

96,9

17,0

63,5

15,6

78,5

14,9

- 18,2


P<0,01

p

P>0,05

P<0,01

P<0,01

FEV1% sau mổ 1 tháng giảm mạnh sau mổ và tăng trở lại sau 3 tháng nhưng vẫn thấp hơn có ý nghĩa so
với trước mổ. FEV1% trong mổ cắt phổi giảm hơn có ý nghĩa so với cắt thùy.
Bảng 5. Thay ñổi chỉ số Gaensler trước mổ và sau mổ 1 và 3 tháng theo cách thức mổ
Chỉ số thông khí
Gaensler trước mổ

Gaensler sau mổ 1
tháng

Gaensler sau mổ 3
tháng

p

Cách thức mổ

TB

ĐL


TB

ĐL

TB

ĐL

Cắt phổi

83,2

10.6

75,2

17,6

87,3

7,4

P>0,05

Cắt thùy phổi

83.2

8,6


84,3

10,8

84,2

9,8

P>0,05

Chỉ số Gaensler biến ñổi không có ý nghĩa thống kê.
Biến ñổi khí máu ñộng mạch trước và sau mổ
Bảng 6. Thay ñổi pH máu trước và sau mổ

Chuyên ñề Ung Bướu

351


Nghiên cứu Y học

Cách thức mổ

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
pH máu trước mổ

pH máu trước mổ

p


TB

ĐL

TB

ĐL

%

Cắt phổi

7,42

0,02

7,42

0,02

0,00

P>0,05

Cắt thùy

7,42

0,03


7,44

0,03

0,27

P>0,05

pH máu biến ñổi không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 7. Thay ñổi pCO2 máu trước và sau mổ

Cách thức mổ

pCO2 máu trước mổ

pCO2 máu sau mổ

p

TB

ĐL

TB

ĐL

%

Cắt phổi


33,26

2,94

37,77

3,57

13,56

<0,01

Cắt thùy

32,96

4,01

35,19

3,37

6,77

<0,01

pCO2 máu biến ñổi không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 8. Thay ñổi pO2 máu trước và sau mổ
Cách thức mổ


pO2 máu trước mổ

pO2 máu sau mổ

p
%

TB

SD

TB

SD

Cắt phổi

97,37

17,46

81,36

13,45

-16,44

<0,01


Cắt thùy

93,25

9,36

86,95

9,99

-6,76

<0,01

pO2 máu sau mổ giảm có ý nghĩa thống kê so với trước mổ.
pO2 trong mổ cắt phổi giảm hơn có ý nghĩa so với cắt thùy.
BÀN LUẬN
Đặc ñiểm chung bệnh nhân
Tuổi bệnh nhân
Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu của tôi là 56,2, tỷ lệ này hoàn toàn phù hợp với các
nghiên cứu trong nước như nghiên cứu của Hoàng Đình Chân(7), Tô Kiều Dung(6). Tuổi trung bình này
cũng không khác biệt nhiều so với các tác giả nước ngoài như của Bolliger(3) là 59. Đây cũng là ñộ tuổi
thường gặp của ung thư phổi.
Giới
Trong nghiên cứu này số bệnh nhân nam chiếm chủ yếu, gồm 103 bệnh nhân chiếm 80,3%. Nữ chỉ có
25 bệnh nhân chiếm 19,7%, tỷ lệ nam gấp gần 4 lần so với nữ. Các nghiên cứu của các tác giả trong nước
trước ñây, tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn. Của Hoàng Đình Chân(7) tỷ lệ nam gấp 6,6 lần so với nữ; Tô
Kiều Dung(6) 7,3 lần.
So với các tác giả nước ngoài thì tỷ lệ nam nữ cũng tương tự. Tỷ lệ nam của Bolliger là 72%, Hầu hết
các tác giả này ñều cho rằng có thể tỷ lệ nam cao do liên quan tới thói quen nghiện hút thuốc lá.

Cách thức phẫu thuật
Kết quả của nghiên cứu cho thấy cách thức mổ chủ yếu là cắt thùy phổi có 116 bệnh nhân chiếm
91,3%; cắt phổi khá ít chỉ có 11 (8,7%). Các tác giả trong và ngoài nước ñều cho rằng phẫu thuật có hiệu
quả tốt ñể ñiều trị ung thư phổi nhưng phẫu thuật cố gắng cắt thùy là chính.
Trước ñây, với quan ñiểm cắt triệt ñể trong ung thư nên tỷ lệ bệnh nhân ñược cắt phổi cao hơn hiện nay.
Nhưng tới nay nhiều tác giả nhân thấy thời gian sống thêm nếu cắt phổi không hơn nhiều so với cắt thùy trong
khi cắt phổi thường rất nặng nề và nhiều nguy cơ tai biến và tử vong. Do ñó hiện nay xu hướng chung là thường
cố gắng cắt thùy phổi và chỉ cắt phổi khi thật cần thiết.

Chuyên ñề Ung Bướu

352


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010

Biến ñổi chức năng thông khí
Chức năng thông khí trước mổ
Có thể thấy chức năng thông khí của bệnh nhân trong nghiên cứu trước mổ nói chung là khá tốt. Chỉ
số trung bình của các thông số thông khí trứơc mổ ñều tốt. FEV1 trước mổ 2,32 ± 0,68 và FVC: 2,76 ± 0,73
còn chỉ số Gaensler: 83,2% ± 10,6%.
Nghiên cứu của Đào Bích Vân(6) cũng có kết quả tương tự các thông số trung bình (FEV1: 2,05 ± 0,63
và FVC: 2,50 ± 0,68. So với chức năng trước mổ trong nghiên cứu của Bolliger(2) thì thấp hơn một chút.
FEV1 trung bình trong nghiên cứu này là 2,38 ± 0,79 và FVC: 3,67 ± 0,9.
Ung thư phổi có thể ñiều trị bằng phẫu thuật, tia xạ hoặc hóa chất. Với những bệnh nhân ung thư phổi
có chỉ ñịnh mổ cho tới nay chúng ta vẫn chỉ mổ cho những bệnh nhân có chức năng thông khí trước mổ còn
tương ñối tốt. Bolliger 1996 cho rằng nếu chỉ dựa vào chức năng thông khí ngoài thì nếu FEV1 và FVC
trên 80% là ñủ, nếu dưới 80% thì nên ñánh giá chức năng từng phần ñể dự kiến chức năng sau mổ.

Thay ñổi chức năng thông khí trong cắt phổi
Chức năng thông khí sau mổ cắt phổi giảm rất nhiều so với trước mổ nhất là trong những ngày ñầu.
Những tháng sau chức năng thông khí sẽ hồi phục dần nhưng trong cắt phổi chức năng thông khí hồi phục
ít và chậm.
Dung tích sống thở mạnh trong vòng 1 tháng sau mổ giảm khoảng 40,6 ± 18%. Sau 3 tháng dung tích
sống thở mạnh hồi phục hơn nhưng vẫn còn thấp so với trước mổ khoảng 31,6 ± 19%. Như vậy FVC giảm
ñáng kể nhưng quan trọng là không ñồng ñều ở các bệnh nhân cụ thể. Biên ñộ dao ñộng của sự thay ñổi này
khá lớn.
Nghiên cứu của Công Kim Khánh(5) cũng thấy biến ñổi FVC tương tự. Sau mổ 1 tháng cũng giảm từ
64,9% xuống còn 37,6% (giảm khoảng 42%). Sau ñó FVC cũng hồi phục trở lại nhưng theo dõi sau 1 năm
vẫn chưa hồi phục ñuợc gần bằng ban ñầu. Nghiên cứu của Bolliger 1996(3) cũng cho thấy FVC sau 3 tháng
giảm khoảng 36,2% so với trước mổ (từ 3,67 lít ± 1,08 xuống còn 2,34 ± 0,5). Nghiên cứu này cũng cho
thấy FVC sau mổ hồi phục chậm hơn so với cắt thùy.
Nghiên cứu của Thida Win 2007(9) FVC sau mổ 1 tháng cũng giảm khoảng 44% từ 3,6 lít trung bình
trước mổ xuống còn 2,0 lít; sau 3 tháng còn 2,2 lít giảm 39% so với trước mổ.
Cũng tương tự như FVC, thể tích thở ra tối ña trong giây ñầu tiên FEV1 cũng giảm mạnh trong tháng
ñầu khoảng 43,4 % so với trước mổ. Sau 3 tháng hồi phục lại nhưng vẫn giảm khoảng 31%.
Nghiên cứu của Bolliger 1996 cũng cho kết quả tương tự. FEV1 giảm khoảng 34% từ 2,50 ± 0.5 lít
trước mổ xuống còn 1,65 ± 0,28. Nghiên cứu của Thida Win 2007 FEV1 sau mổ cũng giảm khoảng 35% từ
2,3 lít trung bình xuống còn 1,5 lít.
Từ những kết quả này chúng tôi thấy rằng trung bình chức năng thông khí sau mổ giảm ñi so với
trước mổ ít hơn so với việc tính trung bình của việc cắt bỏ phổi. Vì nếu tính cắt phổi trái mất 45% thể tích
phổi và phổi phải 55% thì hoàn toàn không phù hợp với kết quả của hầu hết các nghiên cứu của cả 2 thông
số FEV1 và FVC. Bởi lẽ ña phần phổi bên bệnh suy giảm chức năng cho nên sau khi bị cắt bỏ thì chức
năng còn lại của phổi lành sẽ cao hơn.
Chỉ số Gaensler sau mổ ở phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu thường ổn ñịnh hoặc cao hơn so với trước
mổ trong khi FVC thường thấp hơn rõ rệt so với trước mổ. Như vậy rối loạn thông khí do phẫu thuật cắt phổi gây
ra thường là rối loạn thông khí hạn chế.
Thay ñổi chức năng thông khí sau cắt thùy phổi
Cũng giống trong cắt phổi, chức năng thông khí sau mổ cắt thùy phổi cũng giảm nhiều trong những

ngày ñầu sau mổ sau ñó hồi phục tốt hơn vào những tháng sau mổ. Nhưng mức ñộ suy giảm chức năng sau
mổ trong cắt thùy phổi ít hơn nhiều so với cắt phổi.
Dung tích sống thở mạnh trong vòng 1 tháng sau mổ giảm khoảng 36,6 ± 16%. Sau 3 tháng dung tích
sống thở mạnh hồi phục hơn nhưng vẫn còn thấp hơn trước mổ khoảng 19,5 ± 15%. Như vậy FVC giảm ít
hơn nhiều so với cắt phổi.
Nghiên cứu của Đào Bích Vân cũng thấy biến ñổi FVC tương tự. Sau mổ 1 tháng cũng giảm từ 2,56 ±
0,59 xuống còn 1,71 ± 0,30 (giảm khoảng 33%). Sau ñó FVC cũng hồi phục trở lại nhưng theo Công Kim
Khánh sau 11 tháng chức năng sau mổ cắt thùy phổi sẽ hồi phục ñuợc gần bằng ban ñầu.

Chuyên ñề Ung Bướu

353


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010

Nghiên cứu của Bolliger 1996 cho thấy FVC sau 3 tháng giảm khoảng 7,3% so với trước mổ (từ 3,54
lít ± 1,08 xuống còn 3,16 ± 0,9). Nghiên cứu này cho thấy FVC sau mổ hồi phục tốt hơn so với cắt phổi và
tốt hơn so với nghiên cứu này.
Nghiên cứu của Thida Win 2007 FVC sau mổ 1 tháng cũng giảm khoảng 31% từ 3,2 lít trung bình
trước mổ xuống còn 2,2 lít, sau 3 tháng còn 2,5 lít giảm 22% so với trước mổ.
Cũng tương tự như FVC, thể tích thở ra tối ña trong giây ñầu tiên FEV1 cũng giảm mạnh trong tháng
ñầu khoảng 34,4% so với trước mổ sau 3 tháng hồi phục lại nhưng vẫn giảm khoảng 18,5%.
Nghiên cứu của Bolliger 1996(2) cũng cho kết quả FEV1 cải thiện tốt hơn nghiên cứu này. FEV1 sau 3
tháng chỉ giảm 8,8% so với trước mổ (2,12 ± 0,7 so với 2,38 ± 0,79 trước mổ)
Nghiên cứu của Thida Win 2007(9) FEV1 sau mổ 1 tháng cũng giảm khoảng 25% từ 2,0 lít trung bình
xuống còn 1,5 lít, sau 3 tháng giảm 15% còn 1,7 lít.
Cũng giống như với các bệnh nhân cắt phổi chỉ số Gaensler cũng ổn ñịnh hoặc tăng hơn so với trước

mổ. Rối loạn chức năng sau cắt thùy cũng là rối loạn thông khí hạn chế.
Biến ñổi khí máu ñộng mạch
Khí máu ñộng mạch trước mổ
Các thông số chính của khí trong máu ñộng mạch trước mổ trong nghiên cứu nhìn chung ñều nằm trong
giới hạn bình thường.
paCO2 trung bình 32,9 ± 3,9 mmHg cao nhất là 43,4 và chỉ có 1 bệnh nhân này là paCO2 trên 40
mmHg. Theo các tổng kết của Debapriya Datta, Gerald thì có chống chỉ ñịnh phẫu thuật khi paCO2 > 45
mmHg còn nếu giữa 40 và 45 vẫn có thể mổ ñược và cần thận trọng.
paO2 trước mổ trong nghiên cứu cũng tương ñối tốt. paO2 trung bình 93,9 ± 10,1 mmHg, thấp nhất 75
mmHg. Bolliger cho rằng paO2 > 70 mmHg là có thể mổ an toàn.
Thay ñổi khí máu ñộng mạch sau mổ cắt phổi
Kết quả nghiên cứu cho thấy pH máu hầu như không thay ñổi giữa trước và sau mổ. Ngoài việc bị ảnh
hưởng bởi hô hấp, pH máu còn ñược tác ñộng bởi nhiều yếu tố khác trong việc cân bằng hằng ñịnh nội môi.
Các bệnh nhân ñựoc mổ cắt phổi trong nghiên cứu này trước mổ ít rối loạn chức năng hô hấp mà chỉ có suy
giảm chức năng do cắt phổi gây ra mà thôi cho nên chưa ñủ ñể làm thay ñổi ñộ pH máu.
paCO2 trong số những bệnh nhân cắt phổi tăng nhẹ từ 33,2 ± 2,9 mmHg trước mổ so với 37,8 ± 3,6.
Tăng paCO2 có ý nghĩa thống kê nhưng vẫn nằm trong giới hạn bình thường.
paO2 sau mổ của những bệnh nhân mổ cắt phổi trong nghiên cứu giảm rõ rệt so với trước mổ (81,4 ±
13,5 so với 97,4 ± 17,5 mmHg) (giảm 16,4%). Tuy nhiên các thông số này vẫn trong giới hạn bình thường
do những bệnh nhân ñều có chức năng thông khí trước mổ tốt.
paO2 trước mổ của nhóm cắt phổi trong nghiên cứu không khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với
nhóm cắt thùy. paO2 nhóm cắt phổi trước mổ không thấp hơn nhóm cắt thùy do bệnh nhân chỉ ñược chọn
cắt phổi khi chức năng hô hấp trước mổ còn tốt.
paO2 sau mổ khác biệt rõ giữa các nhóm mổ khác nhau. Phạm vi cắt phổi càng lớn thì paO2 giảm càng
nhiều. Tuy nhiên mức ñộ suy giảm không nghiêm trọng do chức năng thông khí giảm nhưng vẫn còn trong
giới hạn chấp nhận ñược.
paO2 sau mổ giảm ít hơn so với chức năng thông khí tương ứng. Nhóm cắt phổi mặc dù FVC giảm
43,8%, FEV1 49,2% nhưng paO2 chỉ giảm 16,4%. Đó là do chức năng thông khí giảm chưa tới mức nguy
hiểm ñồng thời cơ thể luôn có cơ chế bù trừ như tăng tần số thở, tăng mạch... Tuy nhiên nếu chúng ta ñánh
giá ñược cả khả năng khuyếch tán của phổi thì sẽ ñánh giá ñược tốt hơn.

Nghiên cứu của Bolliger cũng thấy pH và paCO2 sau mổ cắt phổi không thay ñổi ñáng kể. paO2 sau
mổ 3 tháng giảm xuống 76 ± 11 mmHg (so với 80 ± 10 mmHg trước mổ).
Thay ñổi khí máu ñộng mạch sau mổ cắt thùy phổi
Độ pH hầu như không thay ñổi sau mổ cắt thùy phổi. paCO2 tăng không ñáng kể 35,1 ± 3,4 mmHg so
với 33,0 ± 4,1 trước mổ.
paO2 giảm có ý nghĩa thống kê tuy nhiên mức ñộ suy giảm ít hơn nhiều so với cắt phổi. paO2 sau mổ
còn 87 ± 10 mmHg so với 93,2 ±9,3 mmHg trước mổ (giảm 6,7%). Nhóm cắt thùy FVC giảm 35,34%,

Chuyên ñề Ung Bướu

354


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010

FEV1 giảm 34,37% nhưng paO2 chỉ giảm 6,76%. Có lẽ do cơ thể bù trừ bằng cách tăng tần số thở, tăng
mạch và phần phổi còn lại nở ra bù vào phần bị cắt bỏ.
Nghiên cứu của Bolliger cũng thấy pH và paCO2 sau mổ cắt thùy phổi không thay ñổi ñáng kể. paO2
sau mổ 3 tháng cũng trở về gần như trước mổ.
Như vậy ñối với những bệnh nhân chức năng phổi trước mổ còn tốt, khí máu ñộng mạch hầu như
không có biến ñổi lớn sau mổ cắt thùy phổi.
KẾT LUẬN
Chức năng thông khí sau mổ phổi giảm nặng. Sau ñó phục hồi lại sau 3 tháng tuy nhiên vẫn còn giảm
nhiều so với trước mổ. Cắt phổi FVC giảm 34,4%, FEV1 giảm 31,1%. Cắt thùy FVC giảm 18,2%; FEV1
giảm 19,2%. Chỉ số Gaensler ít thay ñổi. Tuy nhiên mức ñộ suy giảm của từng bệnh nhân rất khác nhau nên
khó tiên lượng chính xác nếu chỉ dựa vào chức năng thông khí.
pH máu và paCO2 trước và sau mổ thay ñổi ít. paO2 sau mổ giảm ít trong cắt thùy và giảm nhiều hơn
trong cắt phổi. Tuy nhiên mức ñộ suy giảm ít hơn so với suy giảm chức năng thông khí.g

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Asada Y., Suzuki T., Fujino S., Kato H., Mori A., (1997), “Quantitative evaluation of regional
pulmonary functions after lung resection using three-dimensional imager of ventilation and perfusion
SPECT”, Nippon Kyobu Geka Gakkai Zasshi. Feb;45.
2. Bolliger C.T., Jordan P., Soler M., et al (1996), “Pulmonary function and exercise capacity after lung
resection”, Eur Respir J; 9,415-421.
3. Bolliger C.T., P. Jordan, M. Solors, P. Stulz, E. Grọdel, K. Skarvan, S. Elsasser, M. Gonon, C. Wyser,
M. Tamm, and A.P. Perruchoud. (1995), “Exercise capacity as a predictor of postoperative
complications in lung resection candidates”, Am. J. Respir. Crit. Care Med. 151: 1472-1480.
4. Bigler (2003), “Lung function chances during anesthesia and thoracic surgery”, Ugeskr Laeger. Jan
13;165(3):232-5.
5. Công Thị Kim Khánh (1995), “Thay ñổi chức năng thông khí trước và sau phẫu thuật phổi ở bệnh
nhân áp xe phổi và giãn phế quản”, Nội san lao và bệnh phổi 11, Tr 14.
6. Đào Bích Vân, Tô Kiều Dung, Phạm Văn Trịnh (2000), “Nghiên cứu tác dụng bài luyện thở 4 thì của
Nguyễn Văn Hưởng ñiều trị cho bệnh nhân sau phẫu thuật cắt thùy phổi giai ñoạn sớm”, Nội san lao và
bệnh phổi, tập 32, 109 -114.
7. Hoàng Đình Chân (1996), “Nghiên cứu kết quả ñiều trị phẫu thuật Ung thư phế quản theo các týp mô
bệnh và các giai ñoạn”, Luận án PTS khoa học y dược, Hà Nội - 1996.
8. Rafael Aguilo, Bernat Togores, Salvador Pons, Mateu Rubi, Ferran Barbe, Alvar G.N. Agusti (1997),
“Noninvasive Ventilatory support after lung resectional Surgery”, Chest ; 112; 1; July; 117 – 121.
9. Thida Win M.D., Ashley M., Andrew J., Francis C., Fay Cafferty and Clare M., (2007), “The effect of
Lung resection on Pulmonary function and exercise capacity in lung cancer patients”, Respiration Care
– June Vol 52 No6; 720 – 726.

Chuyên ñề Ung Bướu

355




×