Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỒNG ĐỘ MEN TRANSAMINASE VÀ LIPIDE MÁU Ở BỆNH NHÂN GAN NHIỄM MỠ KHÔNG DO RƯỢU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.64 KB, 9 trang )

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỒNG ĐỘ MEN
TRANSAMINASE VÀ LIPIDE MÁU Ở BỆNH NHÂN GAN
NHIỄM MỠ KHÔNG DO RƢỢU
PGS. TS Hoàng Trọng Thảng- ĐH Y Dƣợc Huế
ThS BS Nguyễn Anh Tuyến,- CĐYT Huế
ABSTRACTS
Recently, many studies have shown the increasing of obesity in VN 20-30%,
parallelly the increasing of fatty liver, but the study of fatty liver in the region of Thua
thien-Hue is still sparse, so we study the problem with the aims: Evaluation the clinical
features, activity of transaminase enzymes, the level of lipidemia in fatty liver patients.
Objects and methods
Study realized on 57 patients with non alcoholic fatty liver admitted in Hue central
Hospital.
Evaluation fatty liver mostly based on U.S; the biology parameters dosaged on Hitachi
717.
Exclusion criteria: alcoholic fatty liver (drinking > 30gr/day for male and 20gr/day for
female), fatty liver in pregnancy and caused by drugs such as: tetracycline, valproic
acid, amiodarone, glucocorticoids...
Results: Clinical features such as: asthenia, sub right costal discomfort (31,6%).
Hepatomegaly: 28,1%
Android obesity: 75,4%
Para clinic features: Increasing of transaminases enzymes (> 1.5 nor value) not too
much: AST: 5,26%, ALT: 1.75% and the increasing of transaminase enzymes
according to the degree of fatty liver.
The number of fatty liver patients has been increasing cholesterol (> 5,17mmol/L)
account to 75,4%; and triglyceride > 1,7mmol/L: 57,9%; the increasing of LDLcholesterol also occupied a significant percentage.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gan nhiễm mỡ là hiện tượng tích tụ lượng mỡ quá mức bình thường trong tế bào
gan. Bình thường lượng mỡ trong gan chỉ chiếm khoảng 2-4 % trọng lượng của gan
bao gồm các trigycerides, acid béo, phospholipids, cholesterol nhưng nếu lượng mỡ
nhiều hơn từ 5 -10% cân nặng của gan thì được gọi là gan bị nhiễm mỡ [1].


Tình trạng gan nhiễm mỡ nhưng lại không liên quan đến rượu gọi là gan nhiễm
mỡ không do rượu. Tất cả các giai đoạn của gan nhiễm mỡ không do rượu đều có sự
đề kháng insulin, đây là một yếu tố liên quan mật thiết với béo phì [5],[7],[8],[10].
Trong những năm gần đây, tại Việt Nam, kinh tế phát triển, đời sống được cải
thiện nên chế độ ăn uống thay đổi theo (ăn thừa thải, nhiều đường và mỡ), ít vận động,
không có biện pháp phòng ngừa thích hợp nên bệnh béo phì ngày càng gia tăng. Nhiều
nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tăng cân, béo phì 20-30% [2],[3]. Từ đó bệnh gan nhiễm mỡ
ngày càng gia tăng theo.
Ngược lại với quan niệm trước đây cho rằng gan nhiễm mỡ không do rượu là tình
trạng vô hại, thì nay kết quả cho thấy tỉ lệ phát sinh xơ hóa cao đến 25%, có khoảng
l,5% - 8% người bệnh có thể phát sinh xơ gan [4],[9],[11]. Nếu sớm phòng trị, có thể
ngăn cản gan nhiễm mỡ không do rượu phát triển thêm, thậm chí còn có thể “xoay
ngược tình thế ”.


Đa số người có gan nhiễm mỡ không do rượu đều cho rằng họ khỏe và họ không
ý thức được rằng gan đã có vấn đề. Cho nên, đánh giá ban đầu về gan nhiễm mỡ không
do rượu đóng vai trò rất quan trọng.
Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài này trên bệnh nhân gan nhiễm mỡ không do
rượu với các mục tiêu sau: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, nồng độ men transaminase,
rối loạn lipid máu ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ không do rượu.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng
Tất cả các bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Trung ương Huế có kết quả
siêu âm gan nhiễm mỡ.
- Cỡ mẫu N = 57.
- Tiêu chuẩn chọn đối tượng
- Bệnh nhân được chẩn đoán gan nhiễm mỡ qua kỹ thuật siêu âm bụng.
- Tiêu chuẩn loại trừ
Loại trừ khỏi nghiên cứu những bệnh nhân có một trong số các tiêu chuẩn sau:

- Đối tượng có uống rượu vượt mức an toàn kéo dài ≥12 tháng:
+ nam ≥ 30 g/ngày (hoặc 168g/tuần) ; nữ ≥ 20 g/ngày (hoặc 112g/tuần).
- Đối tượng đã được chẩn đoán đái tháo đường trước đó, tiền căn điều trị ung thư, gan
nhiễm mỡ cấp tính, gan nhiễm mỡ trong thai kỳ, sử dụng thuốc: tetracycline, valproic
acid, amiodarone, glucocorticoids..
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu cắt ngang.
- Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán gan nhiễm mỡ trên siêu âm và uống ít hoặc
không uống rượu được tiến hành thăm khám lâm sàng, đo vòng bụng, vòng mông, cân
nặng, chiều cao và làm các xét nghiệm định lượng men transaminase, glucose máu đói,
bilan lipid máu.
3. Phƣơng pháp xử lý số liệu
- Chúng tôi sử dụng chương trình xử lý số liệu thống kê Microsoft Excel XP, SPSS
2000, EpiInfo để thu thập số liệu, tính toán các giá trị, so sánh để xác định mức độ tin
cậy, ý nghĩa thống kê của giá trị nghiên cứu, các mối liên quan và tương quan của các
giá trị đó. Và biểu thị các kết quả đó dưới dạng biểu đồ và đồ thị.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. BMI
Bảng 3.1. Phân bố về BMI của nhóm nghiên cứu
Nam (n=23)
Nữ (n=34)
BMI
n
%
n
%
< 18.5

1


4,35

0

0,00

18.5 – 22.9

11

47,83

17

50,00

≥ 23

11

47,83

17

50,00

23 – 24.9

4


17,39

8

23,53

25 – 29.9

6

26,09

9

26,47


≥ 30

1

4,35

0

0,00
Bảng 3.2. Phân bố tỉ lệ VB/VM ở nam và nữ
Nam ≥ 0.9
Nữ ≥ 0.85
VB/VM

n
%
n
%
(cm)
16/23 69,57 27/34 79,41
VB/VM trung

0,98 ± 0,06

0,96 ± 0,04

bình
Nhận xét:
Trong nghiên cứu của chúng tôi, xét theo chỉ số BMI thì có đến ½ số bệnh nhân
được gọi là tăng cân (BMI ≥ 23), trong đó có 28% được gọi là béo phì. Xét theo chỉ số
VB/VM, kết quả nghiên cứu cho thấy có 75.4% số bệnh nhân béo phì dạng nam.
Điều này phản ánh tình trạng tăng cân dẫn đến béo phì hiện vẫn là vấn đề tồn
tại của xã hội phát triển.
2. Liên quan giữa GNM và chỉ số BMI
Bảng 3.3. Liên quan giữa gan nhiễm mỡ độ III và BMI
BMI

Độ III (n=10)

< 18.5

1 (10%)

18.5 – 22.5


5 (50%)

≥ 23

4 (40%)

p

p < 0,05

Trong nghiên cứu của chúng tôi, BMI trung bình là 23.371 ± 3.03. Tỉ lệ bệnh
nhân GNM có tăng cân và béo phì là 28%, trong đó số bệnh nhân GNM độ III có BMI
≥ 23 chiếm tỉ lệ 40%. Như vậy, rõ ràng mức độ GNM có liên quan đến chỉ số khối cơ
thể BMI, đặc biệt ở GNM độ III ( p<0.05).
3. Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 3.1. Phân bố đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu
Tỷ
lệ100
% 90
80
70
60
50
40
30
20
10
0


100

31.6

Mệt mõi

Đau tức HSP

28.1

Gan lớn

đặc
điểm

Mệt mỏi và đau tức HSP: thường gặp nhất trong bệnh nhân GNMKDR của
chúng tôi. Mệt mỏi: 100%. Sự phối hợp hai triệu chứng: 31.6 %, định hướng chẩn
đoán hơn. Triệu chứng thực thể GNMKDR rất nghèo nàn (16/57: gan to, mấp mé dưới
bờ sườn 1-2cm, mặt nhẵn, mật độ chắc, ấn tức nhẹ).


4. Phân loại rối loạn lipid máu của nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân theo nồng độ Cholesterol theo ATP III

24.6%

31.5%

Cholesterol
< 5,17

5,17 - 6,19
>=6,2

43.9%

Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân có nồng độ Cholesterol ≥ 5.17 mmol/l chiếm 75.4%
Bảng 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân theo nồng độ Triglyceride theo ATP III
Tỷ lệ
%

45
40
35
30
25
20
15
10
5
0

42.1
29.8
22.8

5.3

< 1,7

1,7-2,25


2,26-5,63

>=5,65

TG
(mmol/l

Nhận xét: Có 57.9% bệnh nhân có nồng độ Triglyceride ≥ 1,7 (p < 0.01)
Biểu đồ 3.2. Đánh giá nồng độ LDL-C theo ATP III
Tỷ lệ
%

30

28.1

28.1

25
19.3
20

15.8

15
8.7
10
5
0

< 2,58

2,58-3,35

3,36-4,12

4,13-4,90

>=4,91

LDL_C
(mmol/l)

Nhận xét: có sự tăng Cholesterol, tăng Triglycerid và LDL-C. Đặc biệt tăng
LDL-C chiếm tỉ lệ khá cao.
5. Phân loại glucose máu của nhóm nghiên cứu
Bảng 3.4. Phân bố nồng độ glucose máu
Glucose máu
< 5.6
5.6 – 6.9
≥ 7 mmol/l
mmol/l

mmol/l

n

32

21


4

%

56,1

36,8

7,1

p

< 0,01

Nhận xét: Rối loạn glucose máu đói chiếm tỉ lệ 36.8%
6. Gan nhiễm mỡ và chỉ số VB/VM


Bảng 3.5. Liên quan giữa mức độ GNM và chỉ số VB/VM ở nam
GNM
Độ I
Độ II
Độ III
(n=31)
VB/VM
≥ 0.9

(n=16)


(n=10)

n

%

n

%

n

%

6

19,4

5

31,3

5

50,0

p

< 0,05


Bảng 3.6. Liên quan giữa mức độ GNM và chỉ số VB/VM ở nữ
GNM
Độ I
Độ II
Độ III
(n=31)
VB/VB
≥ 0.85

(n=16)

(n=10)

n

%

n

%

n

%

15

48,4

9


56,3

3

30,0

p

< 0,05

Dựa vào tiêu chuẩn WHO (2001), nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng có sự
gia tăng mức độ GNMKDR với chỉ số VB/VM. Số liệu thu được ở nam giới có chỉ số
VB/VM ≥ 0.9 gồm: 19.4% GNMKDR độ I, 31.3% GNMKDR độ II và 50%
GNMKDR độ III với p < 0.05.
Tương tự ở nữ giới, với chỉ số VB/VM ≥ 0.85, có đến 86.3% có mức độ GNMKDR độ
II trở lên (p < 0.05). Như vậy, có đến 75.4% số bệnh nhân có béo phì dạng nam và sự
khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
7. Gan nhiễm mỡ và bilan lipid máu
Bảng 3.7. Mức độ GNM và các thành phần lipid máu
n
CT
TG
HDL-C
LDL-C
Độ I
Độ
II
Độ
III

p

31

16

10

5,53 ±
0,81
6,77 ±
1,16
6,06 ±
1,18
> 0,05

2,08 ± 1,51

1,49 ± 0,75

2,94 ± 0,77

2,35 ± 1,18

1,38 ± 0,21

4,38 ± 1,07

2,01 ± 0,53


1,33 ± 0,28

3,66 ± 1,19

> 0,05

> 0,05

< 0,05

Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 3.19, chúng tôi nhận thấy hầu hết đều có sự rối
loạn lipid máu ở các mức độ GNM. Các thành phần lipid máu tăng cao vượt ngưỡng
giới hạn cho phép. So sánh về ba mức độ GNM cho thấy có sự gia tăng một cách đáng
kể nồng độ các thành phần Cholesterol, Triglycerid và LDL-C từ GNM độ I lên độ II.
Tuy nhiên, chỉ có sự gia tăng nồng độ LDL-C trong nghiên cứu của chúng tôi
đối với các mức độ GNM là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0.05).
8. Gan nhiễm mỡ và nồng độ transaminase máu
Bảng 3.8. Mức độ GNM và nồng độ trung bình của men transaminase máu


Men transaminase

SGOT

SGPT

(U/L)

(U/L)


Độ I (n=31)

36,65 ± 9,49

41,19 ± 9,64

Độ II ( n=16)

46,63 ± 9,50

50,81 ± 8,58

Độ III ( n=10)

52,60 ± 15,64

57,70 ± 16,70

p

< 0,001

< 0,001

Mức độ GNM

Tính theo giới hạn trên của nồng độ men transaminase máu thì nồng độ trung
bình của SGOT và SGPT có tương quan đến mức độ GNMKDR, cụ thể là mức độ
GNMKDR càng tăng thì men transaminase tăng theo nhưng không quá 1.5 lần. Sự
tương quan này là tương quan thuận khá chặt đối với SGOT và cả SGPT.

9. Nồng độ transaminase máu và chỉ số VB/VM
Bảng 3.9. Nồng độ trung bình men transaminase và chỉ số VB/VM ở nam
Men transaminase
SGOT
SGPT
VB/VM
< 0.9 ( n=7)

37,00 ± 10,38

41,29 ± 10,31

≥ 0.9 ( n=16)

47,81 ± 7,26

51,19 ± 5,61

p

< 0,01

< 0,01

Tương quan giữa nồng độ men transaminase và chỉ số VB/VM: trong nghiên
cứu của chúng tôi, có sự tương quan giữa nồng độ men transaminase máu và chỉ số
VB/VM ở nam giới. Tương quan này là tương quan thuận: nồng độ men transaminase
càng cao thì chỉ số VB/VM càng lớn. Đặc biệt sự tương quan này là khá chặt với
SGOT, r = 0,62.
BÀN LUẬN

Triệu chứng lâm sàng thƣờng gặp
Mệt mỏi và đau tức HSP là hai triệu chứng lâm sàng chủ quan thường gặp nhất
trong bệnh nhân GNMKDR của chúng tôi. Đặc biệt là mệt mỏi có ở 100% số bệnh
nhân đến với chúng tôi. Và đây cũng là triệu chứng làm cho bệnh nhân đi khám bệnh
nhiều nhất. Nhưng triệu chứng này có tính chất mơ hồ, không đặc hiệu cho một bệnh
lý nào nên nhiều khi rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác hoặc bệnh lý kèm theo. Sự
phối hợp hai triệu chứng này tuy gặp với tỉ lệ chỉ 31.6 % nhưng có thể giúp cho chúng
ta định hướng chẩn đoán đặc hiệu hơn.
Trong nghiên cứu của Powell [57], tỉ lệ gặp triệu chứng đau tức HSP là 42.8%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, gồm 57 bệnh nhân GNM nhưng chỉ có 16 trường
hợp có triệu chứng thực thể là gan to, chiếm 28.1%. Tuy nhiên, gan to trong các
trường hợp này thường không lớn, thường chỉ mấp mé dưới bờ sườn 1-2cm với các
tính chất mặt nhẵn, mật độ chắc, ấn tức nhẹ. Các kết quả phân tích chức năng gan


trong các trường hợp này đã số cho kết quả bình thường.
Bilan lipid máu
Trong nhóm GNMKDR chúng tôi nghiên cứu, số bệnh nhân tăng Cholesterol là
43 bệnh nhân, chiếm 75.4% tổng số bệnh nhân của cả nhóm, 57.9% tăng Triglycerid,
93% bệnh nhân có sự tăng LDL-C và 7% bệnh nhân có HDL-C hạ thấp.
Phan Xuân Sỹ nghiên cứu 31 bệnh nhân GNM cho thấy: tăng Cholesteroll máu
chiếm 67.7%, tăng Triglycerid máu chiếm 74.2%, 54.8% bệnh nhân có tăng LDL-C và
16.2% bệnh nhân có giảm HDL-C [11].
Nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hoa: 60.4% bệnh nhân tăng Cholesterol máu,
66.9% tăng Triglycerid, 74.5% có nồng độ LDL-C cao và 32.1% bệnh nhân có hạ
HDL-C [4].
Như vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi, có sự tăng Cholesterol, cả tăng
Triglycerid và LDL-C. Đặc biệt tăng LDL-C chiếm tỉ lệ khá cao.
KẾT LUẬN
Về đặc điểm lâm sàng của gan nhiễm mỡ không do rượu:

- Các triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là mệt mỏi và đau tức HSP chiếm tỉ lệ
31.6%.
- Triệu chứng gan lớn chiếm 28.1%.
- Béo phì dạng nam: dựa vào chỉ số VB/VM, chúng tôi nhận thấy có sự gia tăng
đáng kể tình trạng béo phì dạng nam ở cả nam và nữ giới, chiếm tỉ lệ 75.4%.
Về đặc điểm cận lâm sàng của gan nhiễm mỡ không do rượu:
- Nồng độ men transaminase máu tăng ≥ 1.5 lần trong nghiên cứu của chúng tôi
chiếm tỉ lệ rất ít (SGOT: 5.26%; SGPT: 1.75%). Và gan nhiễm mỡ không do rượu có
sự gia tăng nồng độ men SGOT, SGPT theo mức độ gan nhiễm mỡ.
- Có sự rối loạn nồng độ glucose máu đói ở các bệnh nhân gan nhiễm mỡ không
do rượu, chiếm 36.8%.
- Về bilan lipid máu: sự rối loạn chủ yếu là tăng Cholesterol (75.4%),
Triglycerid (57.9%) và LDL-C (71.9%).
- Dựa theo chỉ số VB/VM (nam ≥ 0.9, nữ ≥ 0.85): có đến 81.3% bệnh nhân gan
nhiễm mỡ không do rượu từ độ II trở lên. Và sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p
< 0.05.
- Dựa theo chỉ số BMI: có 40% bệnh nhân gan nhiễm mỡ độ III và các mức độ
gan nhiễm mỡ không do rượu có liên quan đến chỉ số khối cơ thể BMI, đặc biệt là gan
nhiễm mỡ không do rượu độ III.
Bệnh nhân có nồng độ LDL-C ≥ 2.58 chiếm tỉ lệ cao 93 % trong nghiên cứu
của chúng tôi và sự thay đổi so với mức độ gan nhiễm mỡ không do rượu là có ý nghĩa
thống kê (p<0.05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thành Lý, Nguyễn Sào Trung, Trịnh Kim Ảnh (1999), “Gan nhiễm mỡ : Giải
phẫu bệnh, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và chẩn đoán”, Y học thành phố Hồ Chí
Minh, 3 (3), tr.1-4.
2. Dương Công Minh (2004), “Gan nhiễm mỡ và cách ăn uống”, Bài sinh hoạt
khoa học kỹ thuật, Trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Văn Tảo (2003), “Tìm hiểu về gan nhiễm mỡ”, Tạp chí Y học quân sự,



(2), tr. 57-58.
4. Caldwell SH, Swerdlow RH, Khan EM et all (1999), “Mitochondrial
abnormalities in non-alcoholic steatohepatitis”, J Hepatol, 31(3),pp.430-4.
5. Colicchio P, Tarantino G, del Genio et all (2005), “Non-alcoholic fatty liver
disease in young adults severely obese non-diabetic patients in South Italy”, Ann
Nutr Metab, 49(5),pp.289-95.
6. Ludwig J, Viggiano TR, McGill DB, Oh BJ (1980), “Nonalcoholic
steatohepatitis: Mayo Clinic experiences with a hitherto unnamed disease”, Mayo
Clin Proc,55,pp.434-438.
7. Liu M, Yan HM, Gao X, Gao J (2007), “Association of abnormality of liver
enzymes and metabolic syndrome in patients with nonalcoholic fatty liver disease”,
Zhonghua Yi Xue Za Zhi, 87(4),pp.253-5.
8. Marko Duvnjak, Ivan Lerotic, Neven Barsic, Vedran Tomasic, Lucija Virovic
Jukic, Vedran Velagic (2007), “Pathogenesis and management issues for nonalcoholic fatty liver disease”, World J Gastroenterol, 13(14),pp.4539-4550.
9. Powell EE, Cooksley WG, Hanson R, Searle J, Halliday JW, Powell LW (1990), “The natural
history of nonalcoholic steatohepatitis: a follow-up study of forty-two patients for up to 21 years”,
Hepatology ,11,pp.74-80.
10. R Scott Rector, John P Thyfault, Yongzhong Wei, Jamal A Ibdah (2008),
“Non-alcoholic fatty liver disease and the metabolic syndrome: an update”, World J
Gastroenterol,14(2),pp.185-192.
11. Carl M. Oneta , Jean-François Dufour (2003), “Diagnostic, pronostic et
possibilités thérapeutiques de la stéatose hépatique non alcoolique”, Med
Suisse,37,pp.862-867.
TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, nhiều NC cho thấy tỉ lệ béo phì gia tăng 20-30%
[2],[3]. Từ đó bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng gia tăng theo, nhưng NC bệnh lý gan
nhiễm mỡ ở khu vưc Thừa thiên Huế còn ít. Chúng tôi nghiên cứu đề tài này trên bệnh
nhân gan nhiễm mỡ không do rượu với các mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng,
nồng độ men transaminase và rối loạn lipid máu ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ không do

rượu.
Đối tƣợng và PP nghiên cứu: Thực hiện trên 57 BN gan nhiễm mỡ không do rượu
điều trị tại BV Trung ương Huế. - Bệnh nhân được chẩn đoán gan nhiễm mỡ qua kỹ
thuật siêu âm bụng.
- Tiêu chuẩn loại trừ: BN uống rượu kéo dài ≥12 tháng: nam ≥ 30 g/ngày (hoặc
168g/tuần) ; nữ ≥ 20 g/ngày (hoặc 112g/tuần). Gan nhiễm mỡ thai kỳ, do thuốc:
tetracycline, valproic acid, amiodarone, glucocorticoids...
Kết quả:
- Các triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là mệt mỏi và đau tức HSP chiếm tỉ lệ 31.6%.
- Triệu chứng gan lớn chiếm 28.1%.
- Béo phì dạng nam: dựa vào chỉ số VB/VM, chúng tôi nhận thấy có sự gia tăng đáng
kể tình trạng béo phì dạng nam ở cả nam và nữ giới, chiếm tỉ lệ 75.4%.
Về đặc điểm cận lâm sàng của gan nhiễm mỡ không do rượu:
- Nồng độ men transaminase máu tăng ≥ 1.5 lần trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm
tỉ lệ rất ít (SGOT: 5.26%; SGPT: 1.75%). Và gan nhiễm mỡ không do rượu có sự gia
tăng nồng độ men SGOT, SGPT theo mức độ gan nhiễm mỡ.


- Tỉ lệ bệnh nhân có nồng độ Cholesterol ≥ 5.17 mmol/l chiếm 75.4%
- Có 57.9% bệnh nhân có nồng độ Triglyceride ≥ 1,7 (p < 0.01)
- Đặc biệt tăng LDL-C chiếm tỉ lệ khá cao.



×