Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG - XQUANG BỆNH VIÊM QUANH RĂNG Ở LỨA TUỔI TRÊN 45 VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KHÔNG PHẪU THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.02 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA HÀ NỘI

PHÙNG TIẾN HẢI

NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG - XQUANG BỆNH
VIÊM QUANH RĂNG Ở LỨA TUỔI TRÊN 45 VÀ ĐÁNH
GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KHÔNG PHẪU THUẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Hà Nội - 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA HÀ NỘI

PHÙNG TIẾN HẢI

NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG - XQUANG BỆNH
VIÊM QUANH RĂNG Ở LỨA TUỔI TRÊN 45 VÀ đÁNH
GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KHÔNG PHẪU THUẬT

CHUYÊN NGÀNH: RĂNG HÀM MẶT
MÃ SỐ: 60.72.28



LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN MẠNH HÀ

Hà Nội - 2008


Lời cảm ơn!
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ nhiệm
bộ môn Răng hàm mặt trường đại học y Hà Nội, người thầy đã dìu dắt tôi những
bước đi đầu tiên, nhiệt tình chỉ bảo cho tôi trong quá trình học tập và làm luận văn.
Tôi xin xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- PGS.TS đỗ Quang Trung, chủ nhiệm bộ môn Răng hàm mặt trường đại học
y Hà Nội.
- PGS.TS Mai đình Hưng, nguyên chủ nhiệm bộ môn Răng hàm mặt
trường đại học y Hà Nội.
- PGS.TS Trịnh đình Hải, phó hiệu trưởng trường đại học Răng hàm mặt,
Viện trưởng viện Răng hàm mặt.
- PGS.TS Trương Uyên Thái, chủ nhiệm bộ môn Răng hàm mặt Học viên
quân y.
- TS. Lê Văn Thạch, nguyên chủ nhiệm khoa Răng bệnh viện TWQđ 108.
Các thầy với trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của nhiều năm công tác và
giảng dạy đã giúp đỡ chỉ bảo để tôi có được thành công ngày hôm nay.
Tôi xin cảm ơn Khoa Sau đại học, Ban giám hiệu trường đại học Y Hà Nội
đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể bác sĩ và các y tá Khoa
Răng hàm mặt Bệnh viện đống đa Hà Nội đã hết sức tạo điều kiện cho tôi trong quá
trình học tập và thực hiện đề tài tại viện.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, đồng nghiệp, anh chị,
các em và nhất là người bạn đời thân yêu đã luôn động viên khích lệ tôi hoàn
thành luận văn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2008

Phùng Tiến Hải


CHỮ VIẾT TẮT

AAP (American Academi of Periodontology): Viện hàn lâm
bệnh quanh răng mỹ
GI (Gingival Index): chỉ số lợi
LLR: Lung lay răng
MBD: Mất bám dính.
MBR: Mảng bám răng.
PLI (Plaque Index): chỉ số mảng bám răng
SCKC: Sang chấn khớp cắn
VQR: Viêm quanh răng.
WHO: Tổ chức y tế thế giới.


MỤC LỤC
Trang
đặt vấn đề:............................................................................................................ 1
Chương 1. Tổng quan tài liệu….………………………………………………..3
1.1 Giải phẫu sinh lý tổ chức quanh răng............................................................... 3
1.2 Những vấn đề liên quan tới bệnh VQR.............................................................6
1.3 Một số đặc điểm sinh lý, bệnh lý răng miệng ở người cao tuổi..................... 14
1.4 Tình hình nghiên cứu bệnh VQR ở người cao tuổi trong và ngoài nước........18

1.5 Một số kết quả nghiên cứu điều trị VQR bằng phương pháp không phẫu
thuật.......................................................................................................................20
Chương 2. đối tượng và phương pháp nghiện cứu………………………..…...21
Chương 3. Kết quả nghiên cứu............................................................................ 29
3.1- đặc điểm chung………………………………………………………………29
3.2- đặc điểm tổn thương………………………………………………………….31
3.3- Kết quả điều trị………………………………………………………………..38
Chương 4. Bàn luận...............................................................................................48
Kết luận...................................................................................................................58
Tài liệu tham khảo……..........................................................................................60
Phụ lục………………………………………………………………………………..


6

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh răng miệng là một bệnh phổ biến, có tính chất xã hội. Nó ảnh hưởng
lớn đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của con người ở mọi lứa tuổi. Tổ chức Y tế
thế giới xếp bệnh này vào hàng tai họa thứ ba của loài người sau bệnh ung thư và
tim mạch. Các bệnh răng miệng thường gặp chủ yếu là bệnh sâu răng và bệnh
quanh răng. Với bệnh sâu răng, nhờ có sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, con
người đã hiểu rõ căn nguyên. Từ đó, chúng ta đã có cách dự phòng, tỉ lệ bệnh sâu
răng giảm đáng kể, nhất là ở lớp người trẻ. Nhưng với bệnh quanh răng, vẫn chưa
có phương pháp phòng và chữa đặc hiệu nên vẫn là nỗi lo lớn của con người sau
tuổi 35.
Bệnh viêm quanh răng (VQR) là loại bệnh phức tạp, về mặt bệnh lý nó bao
gồm hai quá trình viêm và thoái hóa, có thể tổn thương khu trú ở lợi và tổn thương
ở toàn bộ tổ chức quanh răng (lợi, dây chằng quanh răng, xương ổ răng và xương
răng). Các tổn thương này nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến
chứng như: áp xe quanh răng, viêm tủy ngược dòng, răng lung lay nhiều khi tự

rụng hoặc do đau nhức phải nhổ. đặc biệt có trường hợp viêm nhiễm có thể lan tỏa
thành các viêm mô tế bào hay viêm xương hàm nặng. Ngoài các biến chứng tại
chỗ bệnh còn có thể gây các biến chứng ở xa như viêm khớp, viêm nội tâm mạc.
Như vậy bệnh không chỉ ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai, thẩm mỹ mà còn ảnh
hưởng trực tiếp, lâu dài tới sức khỏe người bệnh.
Theo các nghiên cứu trong và ngoài nước bệnh có xu hướng gia tăng ở mọi
lứa tuổi, mọi quốc gia trên toàn thế giới. Một công trình điều tra ở Mỹ năm
1962 7 , cho thấy kết quả bệnh viêm quanh răng ở lứa tuổi 20 (nam 12%; nữ 8%),
tuổi 40(nam 40%; nữ 20%), tuổi 60(nam 60%; nữ 38%). Các nghiên cứu cơ bản
về bệnh VQR ở nước ta 1,6,21 . Các tác giả đều cho thấy tỉ lệ mắc bệnh tăng dần
theo tuổi, cao ở lứa tuổi 40 và trên 60 tuổi (51,47%) 24,33 . điều tra sức khỏe
răng miệng toàn quốc năm 2000 31 , tỷ lệ bệnh VQR ở lứa tuổi trên 45 chiếm
46,2%.


Qua các số liệu trên thì tỉ lệ mắc bệnh VQR là cao và tập trung ở lứa tuổi
trên 40 tuổi. Trong đó, đáng chú ý là những người bệnh ở lứa tuổi trên 45. đây là
giai đoạn bắt đầu xuất hiện những biến đổi thoái hóa dần bởi quá trình lão hóa
sinh lý xảy ra ở toàn bộ cơ thể, trong đó có vùng răng miệng. Những biến đổi này
là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc các bệnh răng miệng, trong đó có các tổn
thương quanh răng.
Cho đến nay việc điều trị bệnh VQR còn gặp nhiều khó khăn vì bệnh căn,
bệnh sinh rất phức tạp, chưa có một phương pháp đặc trị mà điều trị VQR bao
gồm một phức hợp điều trị gồm nhiều phương pháp. Trong đó có hai phương pháp
chính là điều trị bảo tồn và điều trị bằng phẫu thuật. điều trị bảo tồn VQR hay điều
trị bằng phương pháp không phẫu thuật là một phức hợp điều trị, nó đem lại kết
quả rất tốt đối với VQR ở giai đoạn sớm, thể nhẹ.
Ở Việt Nam, đã có những đề tài nghiên cứu về vấn đề răng miệng ở người
cao tuổi hoặc có tuổi, nhưng chưa có tác giả nào nhận xét về đặc điểm bệnh VQR
ở người trên 45 tuổi. Việc nghiên cứu và đưa ra những đặc điểm riêng của bệnh

VQR ở lứa tuổi trên 45 là vô cùng cần thiết cho công tác chẩn đoán để có các biện
pháp dự phòng và can thiệp sớm. Hơn nữa, do mối liên quan mật thiết giữa bộ
phận quanh răng với các tổ chức răng miệng khác nên những thông tin này còn rất
hữu ích đối với những nghiên cứu riêng biệt về các bệnh răng miệng và một
nghiên cứu toàn diện về bệnh răng miệng ở người cao tuổi.
Xuất phát từ những nhận xét trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X quang bệnh viêm quanh răng ở lứa tuổi trên
45 và đánh giá kết quả điều trị không phẫu thuật”. với mục tiêu:
1. Mô tả các đặc điểm lâm sàng, X quang bệnh VQR ở lứa tuổi 45 đến
64 tuổi.
2. Đánh giá kết quả điều trị không phẫu thuật.


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. GIẢI PHẪU SINH LÝ TỔ CHỨC QUANH RĂNG
Vùng quanh răng bao gồm: lợi, dây chằng quanh răng, xương ổ răng và
xương răng [2,7,41].
1.1.1. Lợi.
Lợi là phần niêm mạc biệt hoá ôm cổ răng, một phần chân răng và xương
ổ răng.
- Giới hạn của lợi: Ở trên là nhú lợi, đường viền lợi, ở dưới là ranh giới lợi - niêm
mạc miệng.
- Màu sắc: bình thường lợi có màu hồng nhạt và săn chắc. Màu của lợi phụ thuộc
vào mật độ mao mạch và các hạt sắc tố dưới biểu mô
* Giải phẫu lợi: Bao gồm bờ lợi tự do và lợi dính, đường phân chia giữa hai phần
là lõm dưới và bờ lợi.
- Bờ lợi tự do: Là phần lợi không dính vào răng, ôm sát cổ răng, giữa lợi tự do và
mặt chân răng là rãnh lợi sâu từ
0,5 – 1,5mm.

+ Bờ lợi tự do được chia làm hai
phần khác nhau về bệnh lý là bờ
lợi và nhú lợi. Nhú lợi là phần lợi
che phủ giữa các kẽ răng, có một
nhú phía ngoài và một nhú phía
trong, giữa 2 nhú là một vùng
lõm.
- Lợi dính ở phía dưới, bề rộng
từ 0 – 7mm, có cấu trúc bề mặt Hình 1.1 Cấu tạo giải phẫu vùng quanh răng.
kiểu da cam.


* Cấu trúc vi thể của lợi: Niêm mạc lợi gồm 2 phần: biểu mô và mô sợi liên kết
gắn với mô liên kết màng xương.
- Biểu mô gồm 3 loại:
+ Biểu mô sừng hoá ở vùng lợi
dính và mặt ngoài đường viền
lợi, có nhiều lồi hẹp ăn sâu
xuống tổ chức liên kết đệm.
+ Biểu mô không sừng hoá:
phủ mặt trong đường viền lợi
hay thành trong của rãnh lợi
+ Biểu mô bám dính: cũng là
biểu mô không sừng hoá, nằm

Hình 1.2 Cấu trúc vùng quanh răng.

ở đáy rãnh lợi và bám dính vào cổ răng chỗ nối men – xương răng.
Về mặt tổ chức học: biểu mô lợi gồm 4 lớp tế bào từ sâu ra nông: lớp tế bào trụ
nằm trên màng đáy; lớp tế bào gai gồm các tế bào đa diện; lớp tế bào hạt; lớp tế

bào sừng trên cùng.
Tổ chức liên kết đệm: có rất nhiều sợi keo, rất ít sợi chun và xếp thành từng bó nối
các hướng khác nhau tạo nên một hệ thống, sợi của lợi người ta phân chia các bó
sợi của lợi thành các nhóm: Răng – lợi; xương -lợi; sợi vòng
* Mạch máu, thần kinh và dịch lợi:
- Mạch máu: gồm hệ mao mạch xuất phát từ động mạch xương ổ răng, chui qua
xương ổ răng ra ngoài ở mào xương ổ răng để cấp máu cho lợi.
- Thần kinh cảm giác: là những nhánh thần kinh không có myelin chạy trong mô
liên kết lợi chia nhánh tận đến lớp biểu mô
- Dịch lợi: Bình thường chỉ có ít dịch lợi, khi có hiện tượng viêm dịch lợi sẽ nhiều
lên. Nó làm tăng cường thực bào và phản ứng khánh nguyên kháng thể.


1.1.2. Dây chằng quanh răng.
Là mô liên kết đặc biệt nối liền xương ổ răng với xương răng, chiều dày
thay đổi tuỳ theo tuổi và lực nhai, thông thường dày từ 0,15 – 0,35mm
* Chức phận:
- Giữ răng trong ổ răng, đảm bảo sự liên quan sinh lý giữa xương răng và xương ổ
răng nhờ những tế bào đặc biệt có khả năng xây dựng hoặc có khả năng tiêu huỷ
xương răng và xương ổ răng.
- Truyền lực nhai từ răng vào xương hàm, giữ thăng bằng, tránh sang chân răng
với xương ổ răng.
- Dinh dưỡng vùng quanh răng nhờ bó mạch của nó, từ xương ổ răng qua lỗ ở lá
cứng và từ động mạch trong khe quanh răng xuất phát từ bó mạch thần kinh và tuỷ
răng.
* Về mặt cấu trúc: Gồm những sợi collagen xếp thành từng bó, một đầu bám vào
xương răng, một đầu bám vào xương ổ răng (dây chằng Sharpey). Dựa vào hướng
đi người ta chia thành những bó dây chằng khác nhau gồm: Nhóm cổ răng; nhóm
ngang; nhóm chéo; nhóm cuống. Ở răng nhiều chân có những bó sợi đi từ xương
răng ở giữa các chân răng tới vách giữa xương ổ răng.

1.1.3 Xương răng.
Là tổ chức vô cơ bao phủ ngà chân răng, có nguồn gốc trung mô thành phần
hoá học gần giống như xương nhưng không có mạch máu và thần kinh trực tiếp.
Bề dầy xương răng khác nhau ở các vùng, tăng theo tuổi, ở cuống răng dầy hơn ở
cổ răng.
* Về cấu trúc:
Xương răng gồm 2 loại: có và không có tế bào, 2 loại này không khác nhau
về chức phận cũng như đặc điểm bệnh lý.


* Về chức phận:Cùng với xương ổ răng giữ bề rộng cần thiết cho dây chằng quanh
răng, bảo vệ ngà chân răng và tham gia sửa chữa một số tổn thương ở ngà răng.
1.1.4. Xương ổ răng.
- Là phần lõm của xương hàm ôm các chân răng và làm mô chống đỡ quan trọng
nhất của răng
- Ổ răng gồm 2 phần: lá cứng là thành trong huyệt răng và tổ chức xương chống
đỡ xung quanh huyệt răng. Lá cứng là một lá xương mỏng cấu tạo là xương have
đặc có những lỗ nhỏ để mạch máu và thần kinh đi qua.
- Về cấu trúc: xương vỏ ở phía mặt ngoài và trong răng là tổ chức xương đặc và
xương xốp (nằm giữa lá cứng và xương vỏ).
- Về chức phận: Giữ răng chắc trong xương hàm, truyền và phân tán lực nhai.
1.2. NHỮNG VẤN đỀ LIÊN QUAN TỚI BỆNH VIÊM QUANH RĂNG:
1.2.1. Nguyên nhân gây bệnh:
Từ nhiều năm nay nhờ sự tiến bộ của y học người ta đã hiểu biết khá rõ và
thống nhất bệnh VQR có 3 nguyên nhân. Trong đó có 2 nguyên nhân chính làm
khởi phát bệnh tổ chức quanh răng cũng như sự chuyển từ viêm lợi sang viêm
VQR và các yếu tố nguy cơ với vai trò làm bệnh nặng thêm.
* Vai trò của vi khuẩn trong mảng bám răng: 29
Vào những năm 60, các tác giả Green, Ramfjord, Loe, đã chứng minh được
vai trò gây bệnh của nó ở người từ những công trình nghiên cứu gây viêm thực

nghiệm. đây là nguyên nhân chủ yếu gặp hầu hết trong các thể bệnh VQR. Ngay
cả trong các bệnh của tổ chức quanh răng do nguyên nhân khác. Sự có mặt của nó
cũng góp phần làm cho bệnh tiến triển nặng thêm. Từ nhiều năm nay, người ta chú
ý đến vai trò vi khuẩn của MBR và tìm các loại vi khuẩn đặc hiệu ở mảng bám đó.
Như vậy, VQR là một loại bệnh nhiễm khuẩn và người ta thấy có sự liên quan
chặt chẽ giữa mảng bám vi khuẩn với tỉ lệ bệnh của tổ chức quanh răng và mức
độ nặng của bệnh. Mặt khác, mỗi một tổn thương khác nhau đều được đặc


trưng bởi những chủng vi khuẩn khác nhau. VQR mãn, người ta thấy chủ yếu là
vi khuẩn Gram âm và xoắn trùng., trong VQR cấp ở người trẻ có những chủng
được coi là đặc hiệu Actinobacillus actinomycetemcomitans, Capnocytophage và
xoắn khuẩn…
* Phản ứng của túc chủ: Chúng ta nhận thấy sự khởi phát BQR phụ thuộc vào hai
yếu tố chính: Vi khuẩn của MBR và sức đề kháng của cơ thể, mảng bán răng tác
động tại chỗ song theo sự khác nhau trong phản ứng của túc chủ, có khi cùng một
lượng MBR cũng sẽ gây ra những mức độ viêm khác nhau ở những cá thể khác
nhau. Nó bao gồm những phản ứng miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu.
* Các yếu tố khác với vai trò làm bệnh nặng thêm:
- Sang chấn khớp cắn.
- Phanh môi bám cao.
- Ngách tiền đình nông.
- Các yếu tố toàn thân liên quan đến VQR như: đái đường, di truyền, nội tiết dậy
thì, thai nghén...
1.2.2. Vấn đề mảng bám răng, cao răng: [7,28,48]
* Mảng bám răng:
Mảng bám răng là một sản phẩm có thành phần cấu tạo hết sức phức tạp và
được hình thành dần trong suốt quá trình thay đổi môi trường ở vùng răng miệng.
Sự hình thành MBR trải qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn đầu: Là sự hình thành màng vô khuẩn, có nguồn góc từ nước bọt,

do men cacbohydraza và neuaminidaza tác động lên axit sialic của mucin nước
bọt. Sản phẩm của quá trình tác động lắng đọng trên bề mặt răng và tạo nên một
màng tựa hữu cơ (màng vô khuẩu). Giai đoạn này thường sau 2 giờ. Vi khuẩn
trong miệng nhanh chóng xâm nhập màng vô khuẩn và phát triển thành màng vi
khuẩn.
Hai ngày đầu trên các màng tựa đã thấy xuất hiện các cầu khuẩn Gram(+)
và Gram(-).Từ ngày thứ 3, 4 và ngày thứ 7 trên các MBR đã thấy thoi trùng và


các vi khuẩn có dạng hình sợi. đến ngày thứ 9 có các xoắn khuẩn, ngày thứ 21:
45-75% là vi khuẩn Gram(-). Về mặt cấu trúc vi thể là 1 màng vi khuẩn tụ tập tất
cả các loại vi khuẩn sống và chết trong một chất tựa hữu cơ có nguồn gốc vi khuẩn
giàu về polysaccarit và glycoprotein với tỷ lệ 70% là vi khuẩn, 30% là chất tựa
hữu cơ hay còn gọi là chất gian bào. Chiều dày màng vi khuẩn có thể từ 502000µ . Trung bình cứ 1mm2 MBR có 108 vi khuẩn.
Các vi khuẩn có trên mặt MBR, một mặt sinh sản ra các men chuyển hoá
đường và đạm thành các sản phẩm có khả năng thay đổi PH ở các MBR, từ đó tác
động lên muối vôi của nước bọt, gây ra hiện tượng lắng đọng canxi tạo điều kiện
thuận lợi cho MBR vôi hóa trở thành cao răng và thường xuyên kích thích lợi, gây
hiện tượng viêm lợi. Mặt khác, vi khuẩn còn tiết ra các nội độc tố, các sản phẩm
chuyển hóa trung gian ( NH3, urê, sunfua), các men ( hyaluronidase,
chondroitinase … ) gây phá hủy biểu mô, tiêu xương ổ răng…Do tính kháng
nguyên của mảng bám vi khuẩn, những sản phẩm của vi khuẩn, độc tố và yếu tố
phân bào (gian khuẩn) khuếch tán qua biểu mô lợi và khởi động những miễn dịch
tại chỗ cũng như toàn thân mà những phản ứng này có thể gây ra hiện tượng tự
phá hủy tổ chức ở vùng quanh răng.
* Cao răng:
Cao răng là tác nhân gây hại thứ hai sau MBR. Cao răng được hình thành bởi
quá trình ngấm chất vô cơ vào mảng bám răng, mặt khác chúng sản sinh ra các
chất gian khuẩn để dễ vô cơ hóa.
Cao răng gồm có hai loại: Theo tính chất (cao răng nước bọt và cao răng

huyết thanh), theo vị trí (cao răng trên lợi và cao răng dưới lợi). Thành phần của
nó gồm có các chất hữu cơ (vi khuẩn, các chất gian khuẩn) và vô cơ
(canxiphosphat, canxicacbonnat, phosphatmagie).
Vai trò gây bệnh của cao răng, do chúng bám vào cổ răng, chân răng làm bờ
lợi không ôm khít cổ răng dễ bị kích thích gây viêm. Ngoài ra chúng không


những cột chặt các vi khuẩn vào MBR mà còn như là nguồn dự trữ năng lượng
cho vi khuẩn ở MBR.
1.2.3. Phân loại bệnh viêm quanh răng: 29
Việc phân loại bệnh quanh răng là cần thiết cho việc chẩn đoán và điều trị.
Từ trước đến nay, có nhiều tác giả tiến hành phân loại như: Rhein (1884), Hội
nghiên cứu bệnh quanh răng ARPA (1958), Tổ chức Y tế Thế giới (1982)… Gần
đây cách phân loại của Viện hàn lâm bệnh quanh răng Mỹ (AAP) được sử dụng
nhiều hơn vì nó đơn giản nhưng đầy đủ và rất hữu ích trong thực hành lâm sàng.
Phân loại phổ thông trước đây: Viêm quanh răng cấp tính tuổi trẻ, viêm quanh
răng mãn tính trước tuổi dậy thì, viêm quanh răng tiến triển nhanh, viêm lợi loét
hoại tử viêm quanh răng. Từ thực tế lâm sàng, các phân loại theo quan niệm mới
được áp dụng:
- Viêm quanh răng ở người lớn.
- Viêm quanh răng tiến triển nhanh.
- Viêm quanh răng cấp trước tuổi dậy thì.
- Viêm quanh răng cấp ở người trẻ.
- Viêm lợi loét hoại tử, viêm quanh răng
Theo hội thảo quốc tế về phân loại bệnh quanh răng năm 1999: 41
* Bệnh lợi:
- Bệnh lợi do mảng bám răng (có yếu tố tại chỗ giúp đỡ hoặc không).
- Bệnh lợi ảnh hưởng bởi các yếu tố toàn thân: Nội tiết (viêm lợi tuổi dậy thì, phụ
nữ có thai...); liên quan với loạn thể tạng máu (bạch cầu cấp).
- Bệnh lợi ảnh hưởng bởi: thuốc, dinh dưỡng (thiếu Vitamin C).

- Tổn thương lợi không do mảng bám:
+ Bệnh lợi căn nguyên do vi khuẩn (Sởi, giang mai...); vi rus (Herpes, thủy đậu);
nấm (Candida, Histoplasma); căn nguyên di truyền.
+ Biểu hiện của lợi với tình trạng toàn thân: rối loạn miễn dịch (Lichen,
pemphigoid...); phản ứng dị ứng (vật liệu phục hình răng, kem đánh răng...).


15

* Viêm quanh răng mạn tính: thể khu trú và lan tỏa.
* Viêm quanh răng tiến triển nhanh: thể khu trú và lan tỏa.
* Viêm quanh răng như là một biểu hiện của bệnh toàn thân:
- Liên quan với các rối loạn huyết học (giảm BC trung tính, bạch cầu cấp)
- Liên quan với các rối loạn di truyền (hội chứng Down, H/C rối loạn thực bào..)
* Bệnh hoại tử quanh răng: Viêm lợi loét hoại tử, Viêm quanh răng loét hoại tử.
* Áp xe mô nha chu: (áp xe lợi, nha chu, quanh thân răng).
* Viêm quanh răng kết hợp với các tổn thương nội nha.
* Những khiếm khuyết do mắc phải hoặc phát triển ( giải phẫu răng, lợi co, ngách
tiền đình, phục hình răng, sang chấn khớp cắn...)
Theo AAP : American Academy of Periodontology(1986):
- Viêm quanh răng người lớn.
- Viêm quanh răng người trẻ.
- Viêm quanh răng với bệnh hệ thống.
- Trong đó bệnh viêm quanh răng người lớn là quan trọng nhất về tỷ lệ bệnh và
điều trị.
AAP đã phân loại viêm quanh răng người lớn như sau [44, 54] :
+ Viêm lợi (AAPI) : có biến đổi màu, hình dạng, vị trí, mật độ của lợi, có chảy
máu hoăc dịch lợi khi thăm khám.
+ Viêm quanh răng sớm (AAP II) : túi lợi bệnh lý >3 mm, mất bám dính


2 mm,

tiêu xương ổ răng ít, răng không lung lay.
+Viêm quanh răng mãn(AAP III): túi lợi bệnh lý 4-5 mm, mất bám dính

4 mm,

tiêu xương ổ răng rõ, răng lung lay độ II.
+ Viêm quanh răng tiến triển (AAP IV): túi lợi bệnh lý >5 mm, tiêu xương ổ răng
rất nhiều, răng lung lay độ II,III.


1.2.4. Các dấu hiệu chẩn đoán bệnh viêm quanh răng:[11,29]
- Viêm lợi mạn tính: Lợi đỏ, sưng, có thể xơ hóa hoặc tụt lợi tùy theo mức độ mà
có biến đổi về mầu sắc, mật độ và cấu trúc của lợi.
- Túi lợi sâu > 3mm, có tăng dịch lợi hoặc chảy máu lợi nhiều hay ít là tùy mức
độ viêm. Kèm theo miệng hôi, có nhiều cao răng, MBR.
- Mất bám dính > 2mm, có thể mất bám dính ở 1 răng, 1 nhóm răng hoặc toàn bộ
răng.
- X quang: Tiêu xương ổ răng đặc biệt ở mào xương ổ răng với nhiều mức độ:
+ Tiêu xương ngang.
+ Tiêu xương chéo hay tiêu xương dọc.
- Răng lung lay từ độ I-III và di lệch.
- Có thể có sang chấn khớp cắn tiên phát hoặc thứ phát.

Hình1.3 Hình ảnh bệnh viêm quanh răng.


1.2.5. Các phương pháp điều trị bệnh viêm quanh răng: 28
Nguyên tắc chung:

* Loại bỏ vi khuẩn gây bệnh
* điếu trị túi quanh răng.
* Loại bỏ các yếu tố thuận lợi.
1.2.5.1. điều trị bảo tồn:
● điều trị khởi đầu:
Gồm các biện pháp: Hướng dẫn vệ sinh răng miệng, xoá bỏ những nguyên nhân
tại chỗ và điều trị toàn thân.
▫ Hướng dẫn vệ sinh răng miệng.
- Phương pháp chải răng: Sử dụng bàn chải là dụng cụ quan trọng nhất để làm
sạch răng, lông bàn chải mềm vừa phải, không quá mềm hoặc quá cứng, đầu thuôn
nhỏ. Cách chải răng đa số thống nhất chải răng theo phương pháp chải răng của
Bass (1970).
- Những phương tiện vệ sinh răng miệng có hiệu quả là:
+ Bàn chải răng, Bàn chải điện.
+ Thuốc đánh răng có Fluoride.
+ Nước súc miệng: dung dịch chlorhexidin 0,12%.
+ Các phương pháp làm sạch kẽ răng:Tăm hình tam giác, chỉ tơ nha khoa, bàn
chải kẽ răng
▫ Lấy sạch cao răng trên lợi và dưới lợi: 46
Lấy cao răng và mảng bám răng, làm nhẵn mặt chân răng và loại trừ nguyên
nhân trực tiếp gây bệnh viêm quanh răng, nó có ý nghĩa cả trong điều trị, duy trì
và dự phòng.
▫ Loại bỏ các yếu tố gián tiếp gây bệnh:
- Sửa chữa những sai sót trong điều trị (hàn thừa, hàn thiếu) và trong chỉnh hình
(cầu, chụp răng)
- điều trị răng tổn thương nếu có (răng sâu, viêm tuỷ)


- Nhổ răng lung lay độ IV.
- Mài chỉnh sang chấn khớp cắn nếu có.

- Giải quyết các yếu tố làm cho cao răng dễ bám và khó vệ sinh răng miệng như
phẫu thuật phanh môi, phanh niêm mạc bám bất thường
- Làm răng giả phục hồi chức năng ăn nhai
▫ điều trị toàn thân:
- Ở giai đoạn cấp tính của bệnh, Abces quanh răng
- điều trị bệnh toàn thân nếu có
● Liệu pháp kháng sinh:
- Viêm quanh răng là bệnh nhiễm khuẩn nên cần sử dụng kháng sinh. đường vào
toàn thân hoặc tại chỗ, có thể dùng 1 loại hay phối hợp nhiều loại kháng sinh.
- Tác dụng của kháng sinh: làm giảm hoặc loại bỏ vi khuẩn một cách hiệu quả đặc
biệt khi kết hợp với điều trị cơ học (lấy cao răng).
● điều trị duy trì:
Quyết định thành công của điều trị viêm quanh răng, nếu làm không tốt
bệnh sẽ tái phát nhanh và nặng hơn
điều trị duy trì gồm:
- Vệ sinh răng miệng tốt và thường xuyên
- Khám định kỳ, lấy cao răng và MBR nếu có đồng thời kiểm soát các yếu tố gây
bệnh gián tiếp
1.2.5.2. điều trị phẫu thuật: Khi túi quanh răng > 5mm, các biện pháp điều trị
bảo tồn không có kết quả.
* Theo mục đích:
- điều trị chủ yếu: Phẫu thuật lợi.
+ Phẫu thuật vạt lợi.
+ Ghép xương.
+ Tạo hình lợi.
- điều trị dự phòng: cắt phanh môi và phanh niêm mạc dự phòng.


- điều trị thẩm mĩ: che cổ chân răng hở.
* Theo tổ chức:

- Phẫu thuật lợi – Phẫu thuật lợi- niêm mạc.
- Phẫu thuật lợi – niêm mạc – màng xương.
- Phẫu thuật tái sinh mô có hướng dẫn.
1.3. MỘT SỐ đẶC đIỂM SINH LÝ, BỆNH LÝ RĂNG MIỆNG Ở NGƯỜI
CAO TUỔI.
Hội nghị Quốc tế về người già tại Viên (1982) đã quy định đó là những
người có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên không phân biệt giới tính. Theo tổ chức Y tế thế
giới, thì từ (45 -59) tuổi là tuổi trung niên, (60 - 74) tuổi là người có tuổi. Tại Việt
Nam 14 . Theo pháp lệnh người cao tuổi năm 2000, điều 1 chương 1 quy định:
“Người cao tuổi theo quy định của Pháp lệnh này là công dân nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên” 22 .
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, tuổi thọ của con người được
tăng lên, các mốc đánh dấu các thời kì sinh trưởng của con người cũng theo đó mà
dài ra. Trong đề tài này, chúng tôi chọn nghiên cứu độ tuổi ( 45 - 64) tuổi. Có thể
nói, đó là giai đoạn mà cơ thể bắt đầu có những thay đổi sinh lý, rối loạn, biến
chuyển theo hướng suy thoái tuổi già. Tất nhiên, ở từng cá thể thì tốc độ và phạm
vi ảnh hưởng đến từng tổ chức, bộ phận trong cơ thể là khác nhau, phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: Sức khỏe, dân trí, địa lý, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý, tập quán xã hội,
giới...
1.3.1. đặc đểm sinh lý:
* Biến đổi sinh lý chung: 13
Lão hóa là một trong những nguyên nhân làm cho sức khỏe người cao tuổi
bắt đầu giảm sút và mắc các bệnh mạn tính. Quá trình này đưa đến những thoái
biến dần , không hồi phục về hình thái và chức năng ở các cơ quan. đặc điểm
chung nhất là sự giảm khả năng thích nghi với mọi biến đổi của môi trường xung


quanh. Hiện tượng lão hóa bắt đầu từ da, tóc, hàm răng và các giác quan đến chức
năng các phủ tạng.
Lão hóa ở hệ thần kinh tác động rất lớn đến toàn thân và tâm sinh lý người

có tuổi. Những biến đổi về hình thái và sự suy giảm về chức năng của hệ thần kinh
dẫn đến sa sút trí nhớ, giảm phối hợp vận động, giảm cảm giác, khả năng làm việc
trí óc giảm, chóng mệt, tư duy nghèo dần, hay quên, kém nhạy bén.
Hoạt động chức năng gan, thận cũng giảm dần. Hệ tiêu hóa và quá trình hấp
thụ thức ăn không còn hoạt động tốt như trước nữa. khối lượng dạ dày, ruột giảm,
nội tạng sa, lượng men tiêu hóa giảm, khả năng bài tiết dịch vị, nước bọt kém, ăn
uống kém ngon và chậm tiêu.
Bên cạnh đó hệ thống nội tiết yếu đi, sự suy giảm và mất cân bằng về nội
tiết tố trong cơ thể mỗi người cũng có thể là nguyên nhân gây ra lão hóa. Biểu
hiện như: mãn kinh ở nữ, hiện tượng loãng xương, và hay mắc các bệnh tim mạch,
đái tháo đường…
Ngoài ra, một số biểu hiện bên ngoài của một cơ thể lão hóa có thể nhận
thấy là:
- Da cứng và răn reo, tóc bắt đầu chuyển bạc, trước ít và chậm, sau nhiều và
nhanh.
- Mắt kém, thị lực giảm, thính lực kém.
- Tác phong chậm chạp, kém linh hoạt, khả năng sử dụng, lựa chọn ngôn
ngữ kém lưu loát, chính xác và phản ứng chậm trước các tình huống bất ngờ.
* Biến đổi sinh lý vùng răng miệng:
Tình trạng vùng răng miệng cũng không nằm ngoài tác động chung của quy
luật lão hóa. Tuy nhiên, các bộ phận răng miệng có xu hướng thoái triển từ từ, tạo
ra những rối loạn không hồi phục cả về hình thái và chức năng. Mặt khác, nó cũng
chịu tác động không nhỏ của các bệnh toàn thân cùng với các thuốc chữa trị đang
dùng. Nhiều tác giả cho biết: Những biến đổi sinh lý vùng răng miệng ở người cao
tuổi gây ra do quá trình lão hóa (tích tuổi) 8,11,14,19 bao gồm:


- Mòn mặt nhai, tủy bị xơ teo, giảm mật độ tế bào, tạo ngà thứ cấp, các ống
Tome bị vôi hóa, răng dòn, dễ mẻ, gãy. Hình thái răng, tiếp xúc giữa các răng,
chiều dài trước- sau cung răng đều thay đổi.

Buồng tủy hẹp dần (do hình thành ngà thứ phát sinh lý theo tuổi và ngà thứ
phát bệnh lý). Biểu hiện từ mất sừng buồng tủy đến trần buồng tủy thấp xuống đôi
khi sát hoặc chạm vào sàn buồng tủy, ống tủy chân hẹp, nhỏ. Các biến đổi ở tủy
răng dẫn tới điều trị phục hồi gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó độ dầy của lớp
xương răng tăng lên, đôi khi quá mức làm cho chân răng phì đại như hình dùi
trống, dẫn tới khó khăn khi phải nhổ.
- Lợi mất căng bóng da cam, xơ, sừng hóa, thẩm thấu, sức đề kháng đều
giảm. Lợi bị teo và co gây hở chân răng. Biểu mô phủ và mô liên kết giảm mối
gắn kết, giảm tính đàn hồi và tăng sự nhạy cảm, chịu đựng kém, dễ bị tổn thương
và lâu lành.
- Biểu mô niêm mạc miệng, là biểu mô lát tầng, teo mỏng dần với tuổi, mất
tính đàn hồi, đồng thời do đáp ứng miễn dịch giảm nên dễ bị chấn thương và dễ
nhiễm trùng... Mặt khác, những biến đổi tại chỗ, do bệnh toàn thân và thuốc làm
cho niêm mạc miệng dễ bị một số thương tổn dạng bóng nước, loét, liken, nhiễm
khuẩn và ung thư...
- Hệ thống dây chằng quanh răng giảm, thoái triển mất vai trò đệm tựa.
Xương ổ răng có hiện tượng mạch máu ít đi, chuyển hóa cơ bản thấp, gần như
không có sự bồi đắp xương mới, tế bào xương giảm về số lượng và hoạt động.
- Tuyến nước bọt: Các tuyến nước bọt teo dần trong suốt quá trình lão hóa.
Dẫn đến giảm tiết nước bọt, tuy nhiên các bệnh toàn thân (bệnh tự miễn,
Alzheimer…), thuốc (an thần, chống Parkinson) cũng có thể gây khô miệng.
Khô miệng kết hợp với vị giác giảm, giảm sút về vận động gây nhiều vấn đề ở
miệng người cao tuổi: Niêm mạc khô và dễ trầy sướt, giảm khả năng chống nhiễm
khuẩn, giảm sự bôi trơn, tăng nguy cơ viêm nướu, nhiễm nấm, đau, khó


ăn, khó nuốt, gây chán ăn, kéo theo nguy cơ suy dinh dưỡng, mất nước và giảm
chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi.
Những biến đổi suy thoái ở vùng miệng gây rất nhiều phiền toái cho người
cao tuổi. Nguyên nhân không những do qúa trình tích tuổi mà còn là những tình

trạng bệnh tại chỗ đã có từ trước và tình trạng toàn thân cũng như các phương
thức điều trị
1.3.2. đặc điểm bệnh lý vùng răng miệng. 7,13,32
Các đặc điểm bệnh lý vùng răng miệng ở người cao tuổi biểu hiện những
tính chất chung của bệnh lý ở lứa tuổi này. đó là các tính chất: đa bệnh lý, thường
có nhiều bệnh mạn tính, không điển hình của các triệu chứng, khó lường của tiên
lượng, phức tạp của điều trị và có nhiều biến chứng.
Bệnh quanh răng có 2 loại bệnh chính, thường gặp là các chứng bệnh viêm
lợi và viêm quanh răng.
* Viêm lợi:
- Viêm lợi có nguyên nhân tại chỗ chủ yếu là do vi khuẩn ở MBR, cao răng
và các yếu tố làm tăng tích lũy vi khuẩn. Bệnh lợi ngoài lý do mảng bám còn liên
quan bởi các yếu tố khác ( do virus, nấm, bệnh niêm mạc, dị ứng, bệnh toàn thân
khác....). Tiến triển của lợi viêm có thể tồn tại trong một thời gian dài nhưng nhiều
trường hợp sẽ dẫn tới viêm quanh răng do vi khuẩn độc lực mạnh hoặc có phản
ứng bất thường của túc chủ.
- Viêm lợi có nhiều hình thái khác nhau. Nếu tổn thương nhẹ : Lợi phù nề,
bờ viền tròn, tấy đỏ khu trú, đau và chảy máu ít. Nặng hơn thì gai lợi hoại tử có
các mảng màu xám, chảy máu tự phát, đau nhiều, mùi hôi. Các dạng viêm lợi
điển hình ở người có tuổi là: Viêm lợi tróc màng mạn tính thường gặp ở người
mãn kinh, lợi quá sản phì đại do viêm làm gai lợi to tạo ra những túi giả do dùng
thuốc...


* Viêm quanh răng:
- Biểu hiện viêm quanh răng, có thể mạn tính, thể tiến triển và viêm quanh
răng như là một biểu hiện của bệnh toàn thân. Ở người cao tuổi, bệnh thường mạn
tính hoặc bán cấp, tiến triển từ chậm đến trung bình, từng đợt nhưng có giai đoạn
tiến triển nhanh (gặp ở người sức khỏe yếu, có bệnh toàn thân phối hợp). Do biểu
hiện triệu chứng lâm sàng nhẹ hoặc có biến chứng nhưng không rầm rộ (đáp ứng

miễn dịch suy giảm) kèm theo đặc điểm tâm lý của người có tuổi ngại làm phiền
nên người bệnh chỉ đến khám khi nặng với biểu hiện của vùng quanh cuống răng.
Kèm theo có thể có hiện tượng co lợi, thường gặp khi có tiêu xương ổ răng làm
cho tỉ lệ thân răng lâm sàng lớn hơn phần chân răng còn trong xương, lực đòn bẩy
gây sang chấn khi ăn nhai, phá hủy dây chằng quanh chân răng, tiêu hủy xương ổ
răng, làm cho răng lung lay.
Bệnh VQR ở người cao tuổi thường nặng bởi nhiều vùng lục phân có túi
lợi và điều trị cho kết quả chậm, phục hồi kém. Do các cấu trúc quanh răng bị phá
hủy, xương ổ răng tiêu, răng lung lay, di lệch, rụng. Làm ảnh hưởng đến chức
năng nhai, thẩm mỹ. Ngoài ra, bệnh có thể gây ra các biến chứng tại chỗ và ở xa.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng quá trình tích tuổi không phải là nguyên nhân duy nhất
đưa đến tình trạng viêm quanh răng. Nhiều yếu tố vùng miệng, bệnh toàn thân,
một số loại thuốc thường được ghi đơn cho người cao tuổi có thể ảnh hưởng xấu
đến mô quanh răng, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, các thuốc chống cao huyết áp
loại ức chế kênh Ca, thuốc chống co giật..., trong đó cũng phải kể đến ảnh hưởng
của sự suy giảm ở hệ thống miễn dịch.
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH VIÊM QUANH RĂNG Ở NGƯỜI
CAO TUỔI TUỔI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.
1.4.1. Trên thế giới. 36,37,38,42
Theo điều tra của Z.H. Chun và cộng sự (1990) ở Trung Quốc khám 1600
người lứa tuổi từ 60 - 64 thì tỷ lệ phần trăm người có túi lợi nông 13,0%, túi lợi
sâu 19,0%. Douglass C.W và cộng sự (1990) khám 1151 người Mỹ ở bang New


England, tỷ lệ chảy máu lợi 85%, túi lợi sâu

4mm là 87.4%, mất bám dính

4mm 94.8%. Năm 1987, Baelum. V. và cộng sự khám 554 người ở Trung Quốc
tuổi 60-80, thấy hầu hết tất cả các mặt của các răng còn lại của tất cả các nhóm

tuổi đều mất bám dính > 2mm. Khoảng 10 - 30% đối tượng có mất bám dính
7mm ở hơn 30% của các răng còn lại. Năm 1992, Renneberg T và cộng sự khám
181 người Việt Nam tuổi 44 - 64. Thấy tỷ lệ túi lợi nông 45.8%, túi lợi sâu
32.0%.
1.4.2. Ở Việt Nam.
Ở Việt Nam có một số công trình nghiên cứu riêng hoặc trung, đề cập về
tình trạng bệnh lý răng miệng ở người cao tuổi 24,26,31,34 . Bệnh tổ chức quanh
răng, các tác giả chủ yếu dựa vào chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng cộng đồng
(CPITN), chỉ số này nói lên tính chất phổ biến, tỷ lệ mắc cao và mức độ nặng của
bệnh.
Theo công trình điều tra cơ bản tại khu vực Hà Nội của Nguyễn đức Thắng
(1987), khám 150 người ở lứa tuổi 45-64, chỉ số CPITN0 chỉ có 3.66%, CPITN2
và CPITN3 là 86%. Nguyễn Võ Duyên Thơ (1992) khám 318 người tuổi > 60 tại
thành phố Hồ Chí Minh thấy tỷ lệ CPITN0 có 6,1%, CPITN3 và CPITN4 là 65%.
Theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc của Trần Văn Trường (2000) khám
999 người > 45 tuổi, tỷ lệ người có túi lợi nông 35,7%, túi lợi sâu 10,5%.
Năm 2004 Phạm Văn Việt khám 996 người có tuổi > 55 tại Hà Nội thấy tỷ
lệ người có bệnh quanh răng là 96,1%. Trong đó tuổi > 60 (n = 850), chỉ có
3,92% người có vùng quanh răng lành mạnh, túi lợi nông 55,22%, túi lợi sâu
0,63%.


25

1.5. Một số kết quả nghiên cứu điều trị viêm quanh răng bằng phương pháp
không phẫu thuật:
Trong những năm gần đây trên thế giới, nhiều tác giả đã nghiên cứu về vấn đề
điều trị bệnh VQR bằng phương pháp không phẫu thuật 40, 47, 55, 56, . Cho thấy
kết quả rất khả quan, đã hạn chế được sự phát triển và mức độ trầm trọng của
bệnh.

Năm 1996 Hells Trom MK, Ramberg-P, Krok -L, Lindhe -J (47) đánh giá
hiệu quả của kiểm tra mảng bám răng trên lợi ở bệnh nhân viêm quanh răng có túi
lợi sâu ≥ 5mm, hướng dẫn vệ sinh răng miệng, lấy cao răng kỹ có định kỳ (30
tuần) sẽ làm giảm số lượng vi khuẩn và làm giảm cả các vị trí viêm.
Tác giả Stelzel M, Flores de Jacoby (1996) (55) đã bôi gel metronidazol
25% lên cung răng (30 bệnh nhân) quan sát qua các chỉ số chảy máu, độ sâu túi lợi
thăm dò trước và sau 2 tuần, 24 tuần và so sánh với một nhóm được kết hợp lấy
cao răng. Kết quả cho thấy bệnh nhân bôi gel Metronidazol đã giảm độ sâu túi lợi
được 1,3mm, chỉ số chảy máu giảm 35%. Nhóm bệnh nhân kết hợp với lấy cao
răng độ sâu túi lợi giảm được 1,5mm và chỉ số chảy máu giảm được 42%.
Ở Việt Nam, cũng có một số nghiên cứu nhận xét về kết quả lấy cao răng trong
điều trị VQR 5,19,20 . Năm 1990 Bùi Văn Hân nhận xét 40 trường hợp, được lấy
cao răng, tỷ lệ đạt kết quả trên 70%. Hoàng Bích Liên (1997) theo dõi 36 trường
hợp lấy cao răng và dùng thuốc kháng sinh, kết quả đạt 45.3%. Hoàng Kim Loan
20 , điều trị cho 68 trường hợp kết quả đạt 50%.
Qua các nghiên cức trên của các tác giả đều kết luận phương pháp lấy cao
răng đã làm hạn chế được MBR, cao răng trên và dưới lợi, giảm mức viêm lợi,
giảm độ sâu túi lợi và cho phép phục hồi tổ chức quanh răng.


×