Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bệnh tự kỷ là một chứng rối loạn có thể ảnh hưởng đến hành vi, suy nghĩ, giao tiếp của trẻ và trong tương tác với các trẻ khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.13 KB, 5 trang )

Bệnh tự kỷ là một chứng rối loạn có thể ảnh hưởng đến hành vi, suy nghĩ,
giao tiếp của trẻ và trong tương tác với các trẻ khá
Theo Hội Tự Kỷ Hoa Kỳ, ước khỏang 1 trong 500 trẻ con sinh ra đã có chứng
bệnh này. Nhiều người khác cho rằng con số có
thể cao hơn. Dầu sao mọi người đều đồng ý là Tự kỷ thuộc nhóm các rối loạn
phát triển lan tỏa xuất hiện sớm
bệnh này trong kỳ tăng trưởng.
với tiến triển kéo dài. Theo các
• Thông thường số con trai bị bệnh gấp 3
nghiên cứu dịch tễ học gần đây
lần hơn con gái
ở Mỹ và một số nước trên thế
• Khỏang 6,000 trẻ con đang mắc bệnh tự
giới cho thấy, rối loạn tự kỷ có
kỷ chỉ trong hạt King và vùng phụ cận
tỷ lệ: cứ 1.000 trẻ em có 1 – 2
• Hơn 95% các hôn nhân trong gia đình có
trẻ tự kỷ điển hình và 6 trẻ có
bệnh đều đi đến ly dị
rối loạn phổ tự kỷ. Tại Phòng
• Không có thuốc nào chửa trị bệnh này
khám Khoa Tâm bệnh – Bệnh
• Không có những dịch vụ hỗ trợ cho bệnh
viện Nhi TW trong những năm
này
gần đây, số trẻ chậm nói có dấu
• Trẻ con có bệnh chịu đựng sự rối lọan
hiệu tự kỷ đến khám tăng lên rõ
tâm tính nên không truyền đạt tư tưởng rệt: năm 2008 có 450 trẻ, năm
2009 có 950 trẻ, năm 2010 có
một cách thông thường


1.972 trẻ và năm 2011 có 2.200
• Có nhiều dấu hiệu bệnh đi đến tàn tật,
trẻ, trung bình 10-20 trẻ/ngày.
trong đó có chứng tự kỷ
Trẻ trai nhiều hơn trẻ gái 6-8
• Thiếu tin tức hay tài tiệu về bệnh tự kỷ
cho những cộng đồng không nói tiếng lần, trong số đó 50% trẻ tự kỷ
điển hình, còn lại thể nhẹ và
Anh
trung bình.
• Thiếu tài liệu về bệnh tự kỷ trong những
vùng có thể có trẻ bị bện

Triệu chứng của bệnh Tự Kỷ:
"Trẻ con, trong giai đọạn phát triển hỗn lọan, thường tương đối bình thường cho
đến tuổi từ 24 tới 30 tháng, khi cha mẹ bắt đầu thấy các triệu chứng trì chậm trong
lời nói, cách chơi hay phản ứng của con mình. Các triệu chứng trì chậm dưới đây,
tự chúng, không hẳn là do kết quả của việc chuẩn bệnh rối lọan. Chứng tự kỷ là do
sự kết hợp của nhiều khó khăn trong việc phát triển sinh lý.
Bệnh tự kỷ phát hiện trong các môi trường sau:
Cách ăn nói:
• Ngôn ngữ phát triển hoặc chậm hay không phát triển chút nào
• Cách dùng từ không có ý nghĩa
• Dùng cử chỉ thay vì lời nói để diễn đạt ý tưởng
• Khó chăm chú được lâu


Phản Ứng Trong Cách Giao Tế:
• Thích một mình hơn là chơi với trẻ khác
• Không thích kết bạn

• Ít tác động như cười hay nhìn thẳng mắt người khác
Giác Quan Bị Hư Hại:
Giác quan thấy, nghe, sờ, ngữi và nếm có thể rất nhạy cảm
Cách Chơi:
• Thiếu tính tự phát hay tưởng tượng
• Không bắt chước được người khác
• Không tự chế biến trò chơi
Thái Độ Cư Xử:
• Có thể quá họat động hay thụ động
• Nổi cơn thịnh nộ mà không có lý do
• Không tự ý bày trò chơi
• Quá trì chí vào một vật, ý tưởng, hành động hay một người nào
• Thiếu khả năng suy xét
• Có thể tỏ gây hấn với người hay chính mình
• Khó chấp nhận thay đổi trong lễ thói hằng ngày

Vài trẻ có bệnh này cũng có thể có những rối lọan khác có ảnh hưởng đến họat
động của óc não chẳng hạn như: chứng động kinh, hội chứng Down, hay những
rối lọan di truyền như: hội chứng X nhẹ, hội chứng Landau-Kleffner, Williams’
hay Tourette’s. Nhiều trẻ có bệnh sẽ bị chậm phát triển trí tuệ. Khỏang 25-30% có
thể phát hiện chứng động kinh ít nhất vài lần trong cuộc sống."
Chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh
Không có một nguyên nhân riêng biệt gây bệnh tự kỷ. Các nghiên cứu hiện nay
đang tập trung vào sự mất cân bằng hóa chất, những khác biệt ở não, gen hay các
vấn đề ở hệ miễn dịch. Dị ứng thức ăn, thừa quá mức lượng men trong hệ tiêu hóa,
nhiễm chất độc từ môi trường cũng có thể gây bệnh. Tuy nhiên chưa có bằng
chứng khoa học cho thấy chúng rõ ràng là nguyên nhân gây bệnh.
Một số người tin thimerisol (một thành phần của vaccine) và vaccine, đặc biệt
vaccine sởi, quai bị và rubella, có thể liên quan đến bệnh tự kỷ do đã có nhiều trẻ



cùng lứa tuổi được tiêm các vaccnie này được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ. Tuy
nhiên cũng chưa có bằng chứng khoa học nào về mối liên quan này.
Những dấu hiệu giúp phát hiện bệnh sớm

BS. Thái Thanh Thủy cho biết, nếu cha mẹ chú ý có thể phát hiện bệnh khi trẻ mới
ở tháng đầu sau khi sinh. Đối với những đứa trẻ bình thường, chúng có thể nghe
và ngửi được mùi của mẹ, khi được mẹ ôm vào lòng sẽ có biểu hiện khoan khoái
dễ chịu nhưng trẻ tự kỷ thì không tiếp nhận được bằng các giác quan.

Thường thì trẻ 3 tháng có thể tự ngóc đầu được nhưng trẻ tự kỷ không thể làm như
vậy, khi được bồng bế cơ thể như đờ ra.

Lúc 6 tháng tuổi, trẻ tự kỷ sẽ có biểu hiện quá ngoan hoặc quá hung hăng, không
cười, nhìn xa xôi, không bám lấy mẹ (ai bế cũng được), không biết cách ôm ấp lại
mẹ, không biết phát âm những tiếng đơn giản như a, à, ba... Trẻ bình thường ở độ
tuổi này rất thích đồ chơi nhưng trẻ mắc bệnh tự kỷ lại không chú ý đến.
Khi được 1 tuổi, trẻ tự kỷ vẫn không tiếp xúc bằng mắt, không biết bắt chước, thờ
ơ với tiếng động.

Lên 2 tuổi, trẻ có những vận động bất thường như đi bằng đầu ngón chân, ngồi
hay lắc người, vặn xoắn tay chân... Ngôn ngữ lặp lại, tiếp xúc kém, tình cảm
nghèo nàn, vệ sinh chưa tự chủ

Theo chuyên gia tâm lý Ngô Xuân Điệp, việc phát hiện và điều trị sớm sẽ rất quan
trọng trong việc uốn nắn và phát triển nhân cách của trẻ sau này. Nếu được điều trị
sớm, trẻ có thể hòa nhập được với cộng đồng, tự lập trong cuộc sống, còn nếu
không được điều trị trẻ sẽ không nói được, sống lệ thuộc vào sự chăm sóc của
người khác, qua 10 tuổi dễ bị tâm thần.
Điều trị tự kỷ



2. Cách điều trị
Mỗi một trẻ mắc bệnh tự kỷ sẽ có các biểu hiện khác nhau, chính vì thế không có
phương pháp điều trị chuẩn cho tất cả các trường hợp. Các bậc cha mẹ nên lựa
chọn những phương pháp điều trị sau đây để áp dụng phù hợp cho con mình.
Phương pháp y học: Thuốc có tác dụng kiểm soát đựơc những biểu hiện của bệnh.
Việc cung cấp đầy đủ các vitamin cần thiết cũng như cân bằng chế độ ăn sẽ giúp
trẻ giảm được các chấn động ở hệ thống thần kinh. Bên cạnh đó các thuốc chống
suy nhược và thuốc bổ thần kinh cũng giúp trẻ ổn định hơn.
Liệu pháp giao tiếp: Liệu pháp về giao tiếp sẽ giúp trẻ có những sáng tạo trong
việc sử dụng ngôn ngữ, hạn chế giao tiếp bằng những hình thức phi ngôn ngữ
khác. Khuyến khích và động viên trẻ giao tiếp sẽ giúp trẻ tương tác được với xã
hội, vượt qua những rào cản về tình cảm, tâm lý trong giao tiếp. Những câu
chuyện về xã hội sẽ giúp trẻ hiểu được những sự việc đang diễn ra ngoài xã hội,
phát triển cảm nhận, cảm giác và bộc lộ ý kiến của mình. Điều này cho thấy các
bậc cha mẹ khi có trẻ bị tự kỷ nên dành nhiều thời gian và kiên nhẫn nói chuyện
với con. Khi cha mẹ gần gũi, trò chuyện, trẻ sẽ quên và mất dần suy nghĩ ngại
ngùng sợ sệt trong giao tiếp.
Liệu pháp hành vi: Liệu pháp hành vi giúp giảm các hành động bắt chước, những
hành vi không phù hợp hoặc gây gổ ở trẻ. Liệu pháp này được áp dụng dựa trên
niềm tin rằng sẽ phá vỡ một vài thói quen nào đó bằng cách xây dựng những thói
quen mới. Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ xử lí một vài hành vi điển hình nào đó,
thường xuyên động viên và khen thưởng mỗi khi chúng có những biểu hiện tốt.
Điều trị bệnh ở những trẻ được chẩn đoán là mắc bệnh tự kỷ là một giai đoạn khó
khăn, nó mang đến sự bất an, lo lắng ở cả phụ huynh và trẻ em. Mặc dù không thể
chữa khỏi, nhưng phát hiện sớm bệnh và có những can thiệp hữu dụng có thể giúp
trẻ tự kỷ phát triển chức năng tốt hơn và cải thiện được cuộc sống của chúng.

Trước đây, các nước trên thế giới điều trị bệnh tự kỷ như bệnh tâm thần. Ngày nay

hướng điều trị mới cho các trẻ mắc bệnh này là chữa bệnh bằng tâm lý. Cụ thể:
- Xây dựng lại cấu trúc tâm lý và nhân cách cá nhân tùy từng trường hợp cụ thể,
giúp trẻ trở lại đúng khung tâm lý của trẻ.
- Xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa trẻ với gia đình (đặc biệt là với mẹ),


quan hệ giữa trẻ với giáo viên, với bạn bè và môi trường xung quanh để thiết lập
mối quan hệ tương tác xã hội.
- Tập cho trẻ có ý thức về bản thân và tự khẳng định bản thân.
- Tập phát triển ngôn ngữ phù hợp với khả năng của trẻ.
BS. Phạm Ngọc Thanh- Trưởng đơn vị tâm lý, BV Nhi Đồng 1 TP.**** kể, bệnh
nhân mắc bệnh tự kỷ ở Pháp thường được điều trị tại các trung tâm hoặc ở các
bệnh viện trong ngày, trừ những trường hợp quá nặng mới phải điều trị nội trú.
Các trung tâm, bệnh viện này có những phương pháp trắc nghiệm để tìm ra năng
lực sét, cắt dán hình...). Sau đó, sắp xếp các cháu vào những lớp học khác nhau,
phù hợp với năng lực. Bác sĩ tâm lý sẽ nghiên cứu, tìm hiểu nguyện vọng của trẻ,
làm tâm lý trị liệu dưới nhiều hình thức để giúp trẻ giao tiếp.
Sau nhiều năm điều trị, đến lúc trẻ khỏi bệnh và hòa nhập cộng đồng, các cháu có
thể tự kiếm sống bằng nghề đã được học trong trung tâm, bệnh viện. Không ít trẻ
tự kỷ đã trở thành họa sĩ, diễn viên nổi tiếng, lập trình viên...
BS. Thanh cho biết, ở Việt Nam có Khoa Tâm lý - Bệnh viện Nhi Đồng 2 điều trị
bệnh tự kỷ theo kiểu bệnh viện ban ngày (như ở Pháp), nhưng quy mô còn nhỏ nên
chưa có điều kiện giúp trẻ phát triển hết năng lực vốn có.



×