Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

thực tập tốt nghiệp công tác xã hội đề tài phát triển cộng đồng tại xã ngọc sơn, huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 73 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập Công tác xã hội với cộng đồng tại xã Ngọc Sơn,
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, bên cạnh sự nỗ lực của cả nhóm còn nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa, giảng viên
dạy học phần Công tác xã hội với cộng đồng, sự giúp đỡ của người dân tại địa
điểm thực tập.
Để hoàn thành bản báo cáo này,trước tiên chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới thầy giáo Bùi Xuân Hòa -giảng viên bộ môn Phát triển cộng
đồng, cô giáo Lê Thị Thúy Ngà đã hướng dẫn và chỉ bảo nhóm em trong quá
trình thực hiện, chú Nguyễn Ngọc Trung- Phó chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn đã
hướng dẫn nhóm trong thời gian làm việc tại địa bàn xã.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Công tác xã
hội, trường Đại học Công đoàn đã tạo điều kiện giúp đỡ nhóm thực hiện báo cáo
thực tập này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tới những cán bộ làm việc tại
UBND xã Ngọc Sơn, người dân trên địa bàn xã, gia đình bác Lê Văn Phượng đã
giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo.
Cuối cùng, chúng tôi xin được cảm ơn tất cả các bạn bè trong lớp và các
nhóm khác hỗ trợ nhau những khó khăn và kiến thức mà nhóm chúng tôi còn
thiếu sót. Trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo không thể tránh khỏi
những thiếu sót nên chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
thầy cô giáo cũng như các bạn sinh viên để bản báo cáo thực tập được hoàn
thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

1


ĐĂNG KÝ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
Hà Nội, ngày……tháng …….năm 2013
1. Thông tin sinh viên:
- Họ và tên: Lê Thị Nhung



Lớp: CT9A

- Điện thoại cá nhân: 01642042630

Email:

- Địa chỉ gia đình: Xóm 1, xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
- Điện thoại gia đình: 01664647338
2. Giảng viên/người hướng dẫn: Lê Thị Thúy Ngà
3. Địa điểm thực tập.
- Tên cộng đồng: xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
- Địa chỉ UBND: xóm 4b, xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
- Điện thoại UBND: 0383648371
- Chủ tịch UBND: Hồ Văn Lập
Điện thoại di động: 0942337731

- Email:

- Phó CT UBND phụ trách văn xã: Nguyễn Ngọc Trung
Điện thoại di động: 0944428499

- Email:

- Cán bộ xã hội: Nguyễn Quốc Phùng
Điện thoại di động: 01663007013

- Email:
SINH VIÊN
(Ký, ghi rõ họ, tên)


2


I.

NHẬN DIỆN VỀ CỘNG ĐỒNG
1. Lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng
Xã Ngọc Sơn được thành lập năm 1981 do nhân dân 9 xã miền xuôi
lên khai hoang lập nghiệp từ những năm 1960. Là xã mới thành lập điểm
xuất phát về kinh tế thấp so với các xã trong huyện, sản xuất nông nghiệp
thuần túy phụ thuộc vào thiên nhiên, hạn hán thường xuyên xẩy ra.
Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự điều hành của chính quyền, sự
nỗ lực phấn đấu của toàn thể nhân dân nên những năm gần đây Ngọc Sơn
đã có nhiều thay đổi. Hệ thống chính trị ổn định kinh tế - văn hóa xã hội
ngày càng phát triển, Quốc phòng - an ninh được giữ vững. Duy trì và
thực hiện tốt pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, phát huy sức mạnh của khối đại
đoàn kết. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 14%/năm. Đảng bộ có
216 đảng viên; 16 chi bộ, trong đó 12 chi bộ thôn và 4 chi bộ cơ sở. Xã
có 3 trường THCS, tiểu học và Mầm non đều đạt chuẩn quốc gia.
Mặc dù là một xã miền núi, đời sống của nhân dân chủ yếu chỉ dựa
vào sản xuất nông nghiệp nhưng với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền,
các tổ chức đoàn thể, sự thống nhất, đồng lòng trong nhân dân, nhờ đó xã
Ngọc Sơn đã đạt được những kết quả nổi bật trong xây dựng nông thôn
mới. Từ năm 2011 đến nay xã Ngọc Sơn đã huy động nguồn lực đầu tư
xây dựng nông thôn mới trên 257 tỷ đồng. Địa phương đã đạt 19/19 tiêu
chí. Ngọc Sơn có tỷ lệ km đường trục xã, liên xã đã được nhựa hóa, bê
tông hóa 100 % đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của bộ giao thông vận tải,
trên 85% kênh mương đã được kiên cố hóa; có 3/3 trường học đạt chuẩn
quốc gia; thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt 100%; thu nhập

bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 25 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo của
xã 3.86%; tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên đạt
90%; các tổ hợp tác của xã hoạt động có hiệu quả và đem lại hiệu quả
kinh tế cao; tỷ lệ huy động trẻ đúng độ tuổi vào lớp học đạt 100%; trạm y
3


tế đã đạt chuẩn quốc gia theo bộ tiêu chí mới của bộ y tế; xã có 70% thôn
trở lên đạt tiêu chuẩn của làng văn hóa theo quy định của bộ Văn hóa –
Thể thao – Du lịch; có 85% tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh
theo quy chuẩn đạt chuẩn Quốc gia; đảng bộ xã đạt trong sạch vững mạnh
tiêu biểu trong nhiều năm liền; an ninh, trật tự xã hội được giữ vững...
Sau khi nghe kết quả thực hiện bộ tiêu chí về nông thôn mới của xã
Ngọc Sơn và qua đi khảo sát thực tế, kiểm tra hồ sơ của địa phương, tất
cả các thành viên của hội đồng tham gia thẩm định đều công nhận xã
Ngọc Sơn đạt 19/19 tiêu chí. Đồng thời, đã đồng ý đề nghị chủ tịch
UBND tỉnh công nhận xã Ngọc Sơn đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2015.
Bên cạnh đó, các thành viên phụ trách thẩm định từng tiêu chí cũng đã
nêu ra một số điểm còn tồn tại, hạn chế để trong thời gian tới địa phương
có hướng khắc phục, xây dựng hoàn thiện hơn.

2.

Điều kiện tự nhiên của cộng đồng

Xã Ngọc Sơn là xã miền núi của huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An,
cách trung tâm huyện 7km về phía Tây. Phía Tây –Bắc giáp xã Quỳnh
Châu; phía Đông-Bắc giáp xã Quỳnh Tân, phía Đông-Nam giáp xã
4



Quỳnh Hoa, Quỳnh Mỹ, Quỳnh Lâm; phía Tây-Nam giáp xã Diễn Lâm
(huyện Diễn Châu).
Vì vị trí tự nhiên tiếp giáp nhiều xã nên thuận lợi cho việc giao lưu
buôn bán cũng như văn hóa giữa các xã lân cận. Ngoài ra, quốc lộ 48B đi
qua địa bàn xã nối liền các xã trong huyện tạo cầu nối, giao lưu, giao thoa
cũng như giúp cho các hộ dân có đường đi qua phát triển một số loại hình
dịch vụ như buôn bán…
Ngọc Sơn có diện tích đất tự nhiên là 2889 ha. Trong đó đất nông
nghiệp chiếm 670 ha, đất lâm nghiệp 1042 ha tạo điều kiện cho xã phát
triển nông nghiệp và lâm nghiệp. Nhiều đất lâm nghiệp nên một mặt
thuận tiện cho việc khai thác và tăng trưởng kinh tế từ rừng nhưng mặt
khác lại gây ra tình trạng tiêu cực là khai thác, trồng rừng không đúng
quy cách gây hậu quả nghiêm trọng về đất, đặc biệt là tình trạng cháy
rừng thường diễn ra vào mùa khô. Tài nguyên nước của xã tương đối
thuận lợi, nước tưới tiêu cho cây trồng hàng năm được cung cấp bởi hồ
Khe Gang, Khe Sái tích trữ nước từ các sườn núi xuống. Nguồn tài
nguyên mặt nước tương đối thuận lợi và có trữ lượng lớn chủ yếu là do
nước từ các sườn núi cung cấp. Ngoài ra, hệ thống khe lạch nhỏ, cùng với
các ao hồ hỏ phân bố rải rác trong và ngoài khu dân cư chủ yếu dùng vào
mục đích nuôi trồng thủy sản, phục vụ cho sinh hoạt và tưới tiêu của nhân
dân. Nguồn nước ngầm cũng khá phong phú thường khai thác ở các mạch
nước nông, chủ yếu phục vụ sản xuất và sinh hoạt đời sống của nhân dân
trong xã qua hình thức giếng khoan.
Ngọc Sơn nằm trong khu vực nhiệt đới nhưng lại ở miền biển nên
thường nhận được ba luồng gió:

5



Gió mùa Đông Bắc nằm sâu trong lục địa lạnh lẽo của vùng Sibia và
Mông Cổ, từng đợt thổi qua Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ tràn về, bà con
gọi là gió bắc.
Gió mùa Tây Nam ở tận vinh Băng-gan tràn qua lục địa, luồn qua các
dãy Trường Sơn, thổi sang mà nhân dân thường gọi là gió Lào nhưng
chính là gió tây khô nóng.
Gió mùa Đông nam mát mẻ từ biển Đông thổi vào nhân dân gọi là gió
nồm.
Khí hậu xã Ngọc Sơn chia làm hai mùa rõ rệt:
Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch. Mùa này tiết trời nóng
nực, nhiệt độ trung bình 30C, có ngày lên tới 40C.
Mùa lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 dương lịch năm sau. Mùa
này thường có gió mùa đông bắc, mưa kéo dài.
Vì điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên người dân ở xã gặp nhiều khó
khăn trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cũng như trong sản xuất do
vào mùa nắng thì hạn hán xảy ra, tình trạng thiếu nước sinh hoạt và nước
sản xuất vẫn còn tồn tại. Vào mùa mưa, bão lũ xảy ra thường xuyên, mỗi
năm trung bình hứng chịu nhiều trận bão gây hậu quả nghiêm trọng đối
với tài sản cũng như ảnh hưởng đến mùa vụ của người dân trong xã. Khí
hậu thất thường cũng gây ra dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Những
khó khăn về tự nhiên tạo ra thách thức cho người dân trong việc làm thế
nào để khắc phục thiên tai một cách hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo sự
phát triển của cộng đồng.
Là một trong những xã miền núi nên đất đai của xã không được thuận
lợi như những vùng khác, xã có diện tích đất phù sa phù hợp để trồng lúa
nước, đất cát phù hợp để trồng các lợi hoa màu như lạc, đậu, vừng…, đất
6


đỏ vàng phù hợp để trồng các loại cây lấy gỗ như: keo, tràm… Tuy nhiên,

tính chất đất ở xã còn khô cằn, sỏi đá cộng thêm khí hậu khắc nghiệt và
gió Lào làm cho đất đai nông nghiệp vào mùa khô trở nên nứt nẻ gây khó
canh tác nông nghiệp.
Một số vùng như xóm 1, xóm 2 và xóm 9 trong đất có khoáng sản
người dân từng khai thác được là đá vôi và đá tổ ong.
Người dân sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên mà
xã Ngọc Sơn nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung là một trong số các
tỉnh thường xảy ra bão lũ và hạn hán liên tục.
Ngoài làm nông nghiệp trồng lúa nước và hoa màu là chủ yếu, xã còn
phát triển lâm nghiệp như trồng cây lấy gỗ như keo, tràm, bạch đàn, khai
thác nhựa thông… Kết hợp với trồng trọt, người dân trong xã còn chăn
nuôi gia súc, gia cầm, tuy nhiên quy mô chăn nuôi vẫn chưa cao, chủ yếu
người dân chăn nuôi tại nhà như trâu, bò, lợn, gà…
Những đặc điểm tự nhiên của xã Ngọc Sơn tuy còn nhiều khó khăn,
nhưng chính quyền và người dân đang ngày càng có những biện pháp
khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những điều kiện thuận lợi để
xã ngày càng phát triển.
Đặc điểm kinh tế của cộng đồng.
Năm 2011-2015 Đảng bộ, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn
3.

thể nhân dân tập trung chỉ đạo vận động nông dân tích cực chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình, xóa đói giảm
nghèo, xây dựng nhiều mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả và nhân ra
diện rộng.
Ủy ban nhân dân xã đã ban hành kế hoạch số 32/KH-UBND ngày
01/08/2011 về phát triển sản xuất nông nghiệp để nâng cao thu nhập cho
người dân nhằm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2011-2015.
7







Kết quả đạt được một số chỉ tiêu góp phần tăng thu nhập như:
Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm từ 14-15%/ năm
Tổng giá trị sản xuất năm 2014: 168,4 tỷ đồng
Các nguồn thu trợ cấp xã hội, lương hưu, chính sách, lao động xuất khẩu,
lao động xuất khẩu nước ngoài, lao động các tỉnh năm 2014 đạt từ 50-55
tỷ đồng.
Thu nhập bình quân đầu người toàn xã năm 2013 đạt 17,5 triệu
đồng/người/ năm; năm 2014 đạt 21 triệu đồng/ người/ năm; năm 2015
ước đạt 25 triệu đồng/người/năm.
Qua đây có thể thấy được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền có vai
trò quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân ở xã, thu nhập
bình quân của người dân tăng qua các năm, có thể thấy đời sống của nhân
dân tại xã Ngọc Sơn ngày càng có sự phát triển.
Công tác xóa đói giảm nghèo luôn được Đảng ủy, chính quyền
MTTQ, các đoàn thể quan tâm, tạo điều kiện cho các hộ nghèo tiếp cận
với các nguồn vốn của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
ngân hàng chính sách, quỹ tín dụng nông dân của Hội nông dân xã để đầu
tư phát triển sản xuất chăn nuôi; tổ chức các lớp học, tập huấn về khoa
học kỹ thuật cho lao động thuộc hộ nghèo để hỗ trợ về kiến thức. Từ đó
hộ nghèo mạnh dạn đầu tư cho sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh để vươn
lên làm giàu chính đáng và thoát nghèo bền vững.
Năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo của xã là 8,17%, năm 2014 là 6,16%, năm
2015 là 3,86%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống thấy rõ. So với tỷ lệ hộ ghèo
của cả nước năm 2014 (5,97%) thì tỷ lệ hộ nghèo của xã vẫn còn cao hơn

so với cả nước là 0,19%, tuy nhiên với tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm nhanh
vào năm 2015 (còn 3,86) có thể thấy sự quan tâm của chính quyền xã
cũng như sự phát triển sản xuất của các hộ gia đình.

8


Người dân kiếm sống chủ yếu bằng nghề canh tác nông nghiệp. ngoài
ra có các nghề buôn bán, sản xuất mây tre đan, chăn nuôi… tuy nhiên thu
nhập từ các nghề phụ tương đương nghề chính, có gia đình bỏ hẳn nghề
canh tác nông nghiệp chuyển sang trồng cây hoặc buôn bán.
Trong nông nghiệp, một năm người dân canh tác 2 vụ là vụ xuân và
thu đông. Thời gian một vụ là 5 tháng, trong đó thời gian gieo trồng là 10
ngày, thời gian gặt hái là 10 ngày còn lại là thời gian nhàn rỗi người dân
thực hiện chăn nuôi tại nhà hoặc làm thuê.
Ngày 04/06/2011 UBND xã ban hành kế hoạch số 24/KH-UBND về
thực hiện đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm góp phần thực hiện
chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn, cung cấp lao động cho khu vực
công nghiệp năm 2011-2015.
Vì vậy, công tác đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động là việc
làm thường xuyên nhằm mục tiêu chuyển dần lao động từ lĩnh vựa nônglâm-thủy sản sang hoạt động TTCN-xây dựng và dịch vụ. Sau đào tạo lao
động đã chủ động tìm kiếm việc làm tại địa phương như: Mộc dân dụng,
cơ khí, mây tre đan, dịch vụ, sản xuất vật liệu xây dựng, ươm giống cây
lâm nghiệp…và một bộ phận đi làm ăn ở các tỉnh khác. Năm 2015, toàn
xã có tổng số nhân khẩu là 8113 người, trong đó: lao động trong độ tuổi
5010 lao động có việc làm thường xuyên 4510 chiếm tỷ lệ 90,01%. Trong
đó số lao dộng làm tại địa phương trên các lĩnh vực là 3289 lao động, số
lao động đi làm kinh tế ở các tỉnh với các ngành nghề khác nhau là 1041
lao động, lao động đang đi xuất khẩu nước ngoài là 180 lao động.
Qua đây ta có thể thấy cơ cấu lao động theo nghành nghề của xã khá

đa dạng, trong đó tỷ lệ lao động làm trong lĩnh vực nông nhiệp chiến tỷ
trọng nhiều nhất. Xã rất quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho người
dân nhằm tạo việc làm tăng thêm thu nhập cho người dân. Tuy nhiên,
9


việc làm chính của người dân là trong mùa vụ nên nhiều người dân vẫn
còn thiếu việc làm, thời gian nhàn rỗi của người dân vẫn còn nhiều, vì thế
người dân ít có nguồn thu trong thời gian này.
Trong xã, sự phân hóa giàu nghèo vẫn diễn ra, tuy nhiên khoảng cách
giàu nghèo thấp, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần (năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo còn
3,86%), tỷ lệ hộ gia đình khá giả ngày càng tăng lên. Từ đó có thể thấy
kinh tế của xã ngày càng có sự phát triển, tiến bộ.
Mặc dù có sự phát triển về kinh tế nhưng xã Ngọc Sơn vẫn đang là
một xã còn nhiều khó khăn, tuy nhiên đa số người dân ở xã rất quan tâm
đến vấn đề giáo dục của con em, vì những người dân ở đây nhận thấy
việc học rất quan trọng, họ không muốn con em họ phải bươn chải vất vả
kiếm sống như họ, ngoài ra học sinh ở xã có tinh thần hiếu học cao, vì
vậy việc đầu tư học tập cho con cái được người dân đặc biệt quan tâm.
Tuy nhiên, về y tế thì người dân lại ít quan tâm hơn, nhiều người dân đi
khám bệnh chỉ khi nào bị ốm nặng hoặc phát hiện bệnh thì mới đi thăm
khám, người dân có thói quen mua thuốc tại cơ sở bán thuốc tại địa
phương chứ không mua theo đơn của bác sỹ. Nhận thức được tầm quan
trọng của giáo dục cũng như quan tâm đến sức khỏe của người dân cùng
với các chính sách của nhà nước, xã đã đầu tư xây dựng trường học và
trạm y tế khang trang nhằm đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của người dân.
Truyền thống và giá trị văn hóa, lối sống của cộng đồng.
Ngọc Sơn là một xã không có không có nhiều công trình kiến trúc văn
4.


hóa, trên địa bàn xã có 2 công trình kiến trúc nổi bật đó là đài tượng niệm
các anh hùng liệt sỹ và đền Vua Hồ hay còn gọi là Đền thờ Hồ Hưng Dật.
Đền Vua Hồ nằm giữa 3 ngọn núi, giữa là Hòn Rồng, bên trái là núi
Ngọc, bên phải là Hòn Rết. Theo sử sách Đức Nguyên tổ Họ Hồ Việt
Nam là Trạng Nguyên Hồ Hưng Dật được cử làm thái thú Châu Diễn sau
khi Ngô Quyền dựng cờ xưng Vương độc lập, sau thôi làm quan lui về
Hương Bào Đột chiêu dân lập ấp, làm trại chủ một vùng rộng lớn, sau
khi người quy tiên được nhân dân tôn làm Thần Thành Hoàng và lập Đền
10


thờ tại đây. Đầu năm 2015, Bộ VHTTDL ra quyết định xếp hạng di tích
quốc gia Đền thờ Hồ Hưng Dật.
Đài tượng niệm các anh hùng liệt sỹ thờ các anh hùng liệt sỹ đã hy
sinh cho công cuộc đấu tranh giành hòa bình, độc lập cho dân tộc.
Chính quyền địa phương có những biện pháp trùng tu những công
trình nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng của người dân. Trong
địa bàn xã người dân có tín ngưỡng của phật giáo như thờ cúng tổ tiên, đi
đền chùa thắp hương vào ngày mồng 1, ngày 15 hàng tháng và các ngày
nghỉ lễ tết. Trong địa bàn xã, 98% dân số không theo tôn giáo, chỉ có 2%
dân số theo đạo công giáo. Vì thế, nét văn hóa của người dân trên địa bàn
xã có sự thống nhất, là cơ sở để tạo nên sự đoàn kết của cộng đồng dân
cư.
Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ngày càng
được Đảng ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể quan tâm lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện. Ban hành thiết chế văn hóa- thể thao đồng bộ được
UBND huyện phê duyệt. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao
phát triển rộng khắp trong nhân dân. Hàng năm, xã tổ chức các hoạt động
giao lưu văn hóa, văn nghệ vào các ngày như ngày 8/3, ngày 20/10, ngày
toàn dân đoàn kết, tết nguyên đán… Đặc biệt, ngày mồng 2 tháng 9 hàng

năm, xã tổ chức cắm trại và giao lưu văn hóa văn nghệ giữa các thôn
trong xã. Đây là một trong những hoạt động văn hóa lớn trong năm của
xã.

5.

Vấn đề Dân số, Y tế, Giáo dục và Dân trí cộng đồng.
11


Vấn đề dân số của cộng đồng.
Năm 2014, tổng số dân toàn xã Ngọc Sơn là 8113 người, với 1900 hộ
5.1.

dân. Trong đó, nam là 4716 người, nữ là 3937 người, tỷ lệ gia tăng dân số
tự nhiên là 0,9%.
Năm 2015, Tổng số trẻ sinh: 118 em ,tăng 15 em so với cùng kỳ năm
2014; tỷ suất sinh thô đạt 14,5%0 tăng 0.9%0 so với cùng kỳ, dự ước đến
cuối năm là 143 em
Số trẻ sinh lần 3 trở lên: 26 em, giảm 6 em so với cùng kỳ, chiếm
22% giảm 7 % so với cùng kỳ, dự ước cuối năm là 29 em
Tỷ số giới tính khi sinh là 103 bé trai/100 bé gái
Số thôn không có người sinh con thứ 3 trở lên: 1 thôn, giảm 1 thôn so
với cùng kỳ. Công tác dân số ở xã có sự chuyển biến tích cực, tuy nhiên
vấn còn một số mặt hạn chế như:
Mức sinh và tỷ lệ sinh con lần 3 trở lên cao và không ổn định;
Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng biện pháp tránh
thai hiện đại còn thấp;
Công tác tuyên truyền vận động thực hiện chính sách dân số KHHGĐ
có lúc chưa kịp thời.

Ở xã Ngọc Sơn, dân cư phân bố ở 12 thôn dựa vào các chân núi; các
điểm dân cư được hình thành trong quá trình phát triển tự nhiên, do di
dân vùng kinh tế mới ở miền xuôi lên, mang dáng dấp cư dân nông
nghiệp miền trung du, sự phân bố bất quy tắc, chủ yếu bám theo các sườn
núi và trục giao thông chính, mật độ phân bố dân cư không cao, dân cư
phân bó không đồng đều. Tiêu biểu ở thôn 1, 4a, 4b là các thôn nằm dọc
quốc lộ 48b nên dân cư tương đối tập trung, mật độ cao; các thôn 5, 11
nằm xa trục đường chính nên dân cư ở mức trung bình, mật độ thấp.
Tổng số lao động của xã là 5010 người, chiếm 61,7% trong tổng số
dân của xã. Lực lượng lao động qua đào tạo là 1755 người, chiếm 35%;
trong đó trình độ Đại học và Cao đẳng là 520 người, trung cấp 482 người,
sơ cáp 438 người, lao động kỹ thuật 315 người. Có thể thấy, nguồn lao
động toàn xã khá dồi dào, lực lượng lao động qua đào tạo còn thấp, tuy
nhiên có xu hướng tăng trong những năm tới; khả năng chuyển đổi cơ cấu
12


lao động sang hướng thương mại, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp là rất
lớn.
100% người dân trong cộng đồng xã là dân tộc kinh nên có sự thống
nhất về tập quán, tạo cơ sở, nền tảng cho sự đoàn kết của nhân dân trong
xã.
Vấn đề Y tế của cộng đồng.
Xã Ngọc Sơn đã đạt bộ tiêu chí quốc gia về Y tế: là xã đạt chuẩn quốc
5.2.

gia về y tế năm 2005; Năm 2011 thực hiện bộ tiêu chí mới, Đảng ủy,
chính quyền đã tập trung đầu tư xây dựng Trạm y tế xã về vị trí mới ,
gồm 1 nhà 2 tầng 10 phòng, 1 nhà cấp 4 gồm 5 phòng; tổng diện tích
khuôn viên là 4280m2. Năm 2013 được công nhận đạt chuẩn Bộ tiêu chí

mới. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được trang bị đầy đủ, đội ngũ y bác
sỹ có trình độ tay nghề. Tuy nhiên, lực lượng y bác sỹ vẫn còn hạn chế về
số lượng.
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm của xã năm 2015 là 5789
người/8113 nhân khẩu hiện có trên địa bàn, chiếm 71,4%, Đây là con số
tương đối cao tuy nhiên xã cần có các biện pháp khuyến khích người dân
tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian tới.
Những năm gần đây, trong xã không có hiện tượng bệnh tật, dịch bệnh
xảy ra khác thường. Những dịch chủ yếu theo mùa như đau mắt đỏ, sởi…
nhưng không đáng lo ngại. Tuy nhiên, tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn
như ung thư thì có xu hướng gia tăng. Trẻ em, người già, phụ nữ mang
thai luôn là đối tượng được quan tâm chăm sóc.
Việc chăm lo sức khỏe cho nhân dân luôn được chính quyền quan tâm.
Tuy nhiên, do thói quen cũng như do điều kiện kinh tế còn khó khăn vì
thế người dân rất ít đi khám sức khỏe định kỳ, chỉ khi nào ốm đau có dấu
hiệu nặng hoặc kéo dài mới đi thăm khám. Theo phỏng vấn sâu của nhóm
,khi ốm đau, nhiều người dân không đi khám mà tự ý mua thuốc ở các
hiệu thuốc mà không có chỉ định của bác sỹ, mặc dù tham gia bảo hiểm y
tế nhưng người dân một phần tâm lý ngại đi đến trạm xá, lo sợ chất lượng
thuốc không tốt,…
13


Vấn đề y tế của xã có sư phát triển tiến bộ, có điều kiện để nâng cao
sức khỏe cho người dân. Tuy nhiên cũng đặt ra thách thức về việc thay
đổi thói quen, nhận thức của người dân về việc bảo vệ sức khỏe cho chính
bản thân mình.

Vấn đề Giáo dục và Dân trí của cộng đồng.
Công tác giáo dục luôn được Đảng ủy, chính quyền thường xuyên

5.3.

quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Đảng ủy đã ban hành đề án số 03-ĐA/ĐU
ngày 20/04/2011 về phát trển giáo dục toàn diện, xây dựng trường đạt
chuẩn quốc gia; Chương trình trọng tâm số 03-CTRTT/ĐU ngày
27/07/2015 về nâng cao chất lượng trường chuẩn quốc gia; xây dựng
trường Tiểu học, trường Mần non đạt chuẩn mức độ 2.
Xã có 2 điểm trường Mầm non ở thôn 1 và thôn 8, được xây dựng
khang trang, có sân chơi, học tâp đầy đủ cho trẻ. Trẻ em đến tuổi đến
trường đều được đi học đầy đủ, hình thức học bán trú. Trường đã đạt
chuẩn quốc gia năm 2008. Trường Tiều học được xây dựng ở thôn 3,
trường gồm 2 dãy nhà 2 tầng , 20 phòng học, 1 dãy nhà cấp 4 bao gồm
hội trường, phòng hiệu vụ, phòng chờ của giáo viên, phòng y tế… Hệ
thống công trình vệ sinh, khuôn viên chất lượng tốt đảm bảo đáp ứng nhu
14


cầu phục vụ con em trong xã và xã lân cận. Đây là điểm trường hiện tại
phục vụ chung nhu cầu học tập của xã. Tuy nhiên, theo như khảo sát của
nhóm, sân trường tiểu học đang bị xuống cấp, nhiều chỗ bị hỏng, nổi sỏi
đá. Trường THCS được xây dựng 2 tầng khang trang, có đầy đủ tiện nghi
phục vụ nhu cầu học tập của con em trên địa bàn xã. Trường đã đạt chuẩn
quốc gia năm 2008. Có thể thấy, Giáo dục trên địa bàn xã nói chung được
quan tâm và đầu tư xây dựng, tạo điều kiện tốt nhất đáp ứng nhu cầu học
tập của học sinh. Học sinh bỏ học ở trường mầm non, tiểu học không có,
trường THCS tỷ lệ bỏ học là 0,1%, có năm không có hiện tượng học sinh
bỏ học.
Bên cạnh đó, Trung tâm học tập cộng đồng xã hoạt động có hiệu quả,
hàng năm mở các lớp học, tập huấn về đào tạo nghề, áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, chăn nuôi cho nông dân. Trong 4

năm đã mở được 8 lớp, đòa tạo cho 1761 người tham gia. Kết quả đạt
được như sau:
Tỷ lệ phổ cập giáo dục THCS hàng năm đạt 93,3%,
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ
thông, bổ túc, học nghề) bình quân hàng năm đạt từ 85,5%,
Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 1761/4894 người đạt 36%.
Giáo dục có vai trò quan trọng đối với chất lượng lao động trong toàn
xã, nâng cao tỷ lệ lao dộng qua đào tạo, nhằm phát triển nguồn nhân lực
cũng như phát triển kinh tế-xã hội của cộng đồng.

15


6.

Những tiềm năng của cộng đồng.

16


Ngọc Sơn là một xã có truyền thống đoàn kết nội bộ tốt. Đảng bộ liên
tục nhiều năm đạt “Trong sạch vững mạnh tiêu biểu”; chính quyền,
MTTQ và các đoàn thể hàng năm luôn được cấp trên đánh giá hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ và khen thưởng. Kinh tế tiếp tục phát triển ổn định; các
hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT ngày càng được mở rộng; công tác
giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng thường xuyên được quan
tâm; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững; đời sống
của người dân từng bước được nâng lên; cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng
bộ.
Nguồn lao động của địa phương dồi dào, trẻ, thường xuyên mở các

lớp đào tạo, tập huấn, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng lao động tìm
kiếm việc làm.
Đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo trình độ chuyên môn, chính
trị đạt chuẩn kịp thời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước và quy định
của địa phương được triển khai đầy đủ, kịp thời; nên được nhân dân đồng
tình thực hiện.
Luôn có sự quan tâm, lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy, HĐND,
UBND, các phòng, Ban của Huyện ủy, UBND huyện trên tất cả các lĩnh
vực giúp địa phương sớm hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây
7.

dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Ngọc Sơn.
Các nguy cơ của cộng đồng.
Tuy có những bước tiến trong phát triển kinh tế-xã hội, song xã vẫn có
những nguy cơ, khó khăn. Cụ thể:
Kinh tế trong xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cắt giảm đầu tư công;
giá chi phí đầu vào cho vật tư nông nghiệp còn cao, giá sản phẩm thấp.
Lượng nước trong các hồ đập đang ở mức thấp sẽ ảnh hưởng đến sản xuất
vụ Xuân năm 2016. Thời tiết, thêm tai, dịch bệnh diễn biến ngày càng
phức tạp. Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng cho phát triên kinh tế địa phương
như: Cầu cống, hệ thống thủy lợi xuống cấp, hư hỏng nhiều. Nguồn thu

17


trên địa bàn thấp, nhu cầu thu ngân sách ngày càng lớn; khả năng cân đối
thu, chi ngân sách trên địa bàn còn rất khó khăn.
Đời sống nhân dân vẫn đang ở mức thấp, ngành ghề phát triển chậm.
Chuyển dịch kinh tế còn chậm và chưa vững chắc, chưa khai thác hết

tiềm năng lợi thế của địa phương như đất đai và lao động. Cơ sở hạ tầng
không đồng bộ, không có quy hoạch nên phải đầu tư xây dựng mới từ
đầu; Địa bàn rộng, hệ thống giao thông lớn nên phải đầu tư nhiều.
Nguồn thu trên địa bàn hạn hẹp nên việc dầu tư nông thôn mới còn
phụ thuộc hỗ trợ từ các chương trình, dự án của cấp trên và đóng góp của
nhân dân nên đã làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
II.
1.

NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ CỦA CỘNG ĐỒNG.
Đánh giá nhu cầu của cộng đồng
Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã khóa XI nhiệm kỳ 20152020; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2010 – 2020 của UBND
xã được UBND huyện phê duyệt; Nghị quyết kỳ họp thứ 9 Hội đồng
nhân dân xã khóa IX về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015
dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy,chính quyền, sự phối kết hợp giữa
các Đoàn thể,Hợp tác xã nông nghiệp, các chi bộ thôn, đặc biệt là sự nỗ
lực phấn đấu thi đua lao động sản xuất, nền kinh tế tiếp tục đạt mức tăng
trưởng khá, văn hóa – xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, an ninh chính
trị - trật tự an ninh xã hội được giữ vững, các chỉ tiêu chủ yếu năm 2015
cơ bản đạt và tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, bên cạnh những thắng lợi đạt được xã không thể tránh
khỏi được những khó khăn như những khó khăn do điều kiện tự nhiên,
trình độ xã hội và đặc biệt là khó khăn do vấn đề môi trường gây nên. Cụ
thể như:
Ngọc Sơn là một xã thuần nông nên nền kinh tế của xã còn gặp
nhiều khó khăn, chủ yếu dân cư sống bằng nông nghiệp, trồng lúa, chăn
nuôi gia súc
18



Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm, xây dựng mô hình sản
xuất, phát triển kinh tế và nhân rộng còn ít
Phong trào sản xuất cây vụ Đông giảm, công tác phòng trừ sâu bệnh
vụ Mùa còn nhiều bất cập. Phong trào chăn nuôi lợn phát triển chậm.
Ngành nghề, dịch vụ phát triển chưa mạnh, chưa đều ở các thôn,
chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Người dân chưa có nhiều kiến thức trong việc đầu tư sản xuất, chưa
biết sử dụng đúng các nguồn vay vốn vào mục đích sử dụng. Bên cạnh đó
người dân còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với mô hình chăn
nuôi sản xuất.
Việc khắc phục hệ thống truyền thanh còn chậm, công tác tiếp phát
và đưa tin bài của địa phương chưa thường xuyên. Chất lượng phong trào
Văn hóa – Văn nghệ - Thể dục thể thao trong các hoạt động chưa đồng
đều ở các thôn, đặc biệt là phong trào thể dục thể thao; tham gia một số
hoạt động tại huyện chưa đồng đều, kết quả còn thấp.
Tỷ lệ dân số tự nhiên và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn cao.
Phong trào xuất khẩu lao đọng có chiều hương tăng nhưng chưa
mạnh; đòa tạo nghề cho lao động nông thôn còn ít, chưa đa dạng nghành
nghề, tập trung chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp.
Chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế của địa phương như đất đai và
lao động.
Cơ sở hạ tầng không đồng bộ, không có quy hoạch nên phải đầu tư
xây dựng mới từ đầu; địa bàn rộng, hệ thống giao thông lớn nên phải đầu
tư nhiều.
Nguồn thu trên địa bàn hẹp nên việc đầu tư xây dựng nông thôn mới
còn phụ thuộc hỗ trợ từ các chương trình, dự án của cấp trên và đóng góp
của nhân dân; nên đã làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Tăng trưởng kinh tế kinh tế của xã trong những năm qua tuy có
bước tiến bộ nhưng chưa cao, chủ yếu là dựa vào đầu tư của Nhà nước.
Quy mô, giá trị sản xuất đạt thấp. Thu ngân sách trên địa bàn thấp.


19


Kết cấu hạ tầng được đầu tư nhưng chưa đồng bộ, quản lý sử dụng
chưa hiệu quả, ngân sách bố trí cho công tác duy tu bão dưỡng hằng năm
chưa cao nên nhanh xuống cấp.
Tình trạng đói nghèo vẫn tôn tại ở môt bộ phận nhỏ dân cư
Việc khai thác sử dụng đất ở một số bộ phận nhân dân kém hiệu quả, khai
thác tài nguyên chưa được quản lý chặt chẽ, quy hoạch để phát triển công
nghiệp còn chậm.
Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa rõ nét, quy mô nhỏ
và manh mún, chưa xây dựng được làng nghề truyền thống và nét đặc
trưng.
Tiềm năng du lịch chưa được khai thác triệt để, sức thu hút kém
( Đền vua Hồ).
Hoạt động thương mại gặp khó khăn, ứng dụng tiến bộ Khoa học –
Công nghệ vào sản xuất và đời sống chưa phổ biến rộng rãi.
Cuối cùng, khó khăn nổi cộm và là vấn đề nhức nhối nhất của người
dân mà chưa thể có biện pháp giải quyết đó là các hậu quả, vấn đề nảy
sinh bãi rác Ngọc Sơn nằm trên địa phận xã Ngọc Sơn huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An. Bãi rác Ngọc Sơn là nơi tập kết rác thải từ 32 xã trong
huyện và lượng rác thải lớn từ thị xã Hoàng Mai, Nghệ An chuyển lên.
Với lượng rác thải được tiếp nhận từ 40 – 50 tấn mỗi ngày làm cho bãi
rác đang dần trở nên quá khổ và điều này khiến cho vấn đề ô nhiễm ngày
càng trở nên nan giải.
Từ những khó khăn nêu trên và qua quá trình tìm hiểu, phỏng vấn
sâu Ban lãnh đạo, người dân và qua thực tế, chúng tôi xác định và xếp thứ
tự nhu cầu của người dân như sau :
Trước hết người dân cần có Ban lãnh đạo xã luôn luôn theo sát, quan

tâm, ủng hộ, đưa ra những phương pháp canh tác, chăn nuôi mới phù hợp
với điều kiện kinh tế, tự nhiên và xã hội của xã. Ban lãnh đạo xã là cơ
quan lãnh đạo trực tiếp đối với người dân xã Ngọc Sơn. Từ trước đến nay,
UBND xã luôn là cơ quan tiếp nhận giải quyết các vấn đề cho dân, đưa ra
những chính sách, hoạt động và lãnh đạo nhân dân từng bước vươn lên để
20


đạt được những thắng lợi trong các hoạt động kinh tế cũng như xã hội.
Ban lãnh đạo xã cầm vai trò là những người đứng đầu chỉ đạo, tìm ra
những điều kiện thuận lợi nhất cho người dân để thực hiện các hoạt động
trong lao động cũng như trong đời sống. Vì thế có thể thấy rằng, hơn hết,
người dân cần có sự lãnh đạo của các cấp trên đặc biệt là sự lãnh đạo trực
tiếp của Ban lãnh đạo xã để vươn lên đạt được những thắng lợi như hiện
tại.
Cần có biện pháp giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại địa
phận các xóm gần bãi rác Ngọc Sơn, khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn
nước, ô nhiễm môi trường. Giúp người dân có nguồn nước sinh hoạt
sạch, bớt đi nỗi lo về các bệnh tật do ô nhiễm nguồn nước và không khí
gây nên. Bên cạnh đó người dân cần được tuyên truyền giáo dục nâng cao
nhận thức về vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình khi làm việc
tại bãi rác hay cả trong cuộc sống.
Sau quá trình đi thực tế tại cộng đồng, chũng tôi nhận thức được sự
nguy hiểm từ những hậu quả mà bãi rác khổng lồ hơn 5ha gây ra và theo
đó chúng tôi cũng nhận thấy được sự thiếu hụt kiến thức về chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe của một bộ phận người dân khi lao động tại bãi rác đòi
hỏi cần có những biện pháp nhanh chóng và kịp thời giúp người dân nhận
thức được vấn đề chăm lo cho sức khỏe của mình trước sự đe dọa của các
căn bệnh do ô nhiễm môi trường gây nên.
Người dân cần được trang bị đầy đủ các kiến thức về đầu tư sản

xuất, sử dụng vốn cũng như các kiến thức về dân số và kế hoạch hóa gia
đình. Mặc dù Ngọc Sơn là một xã vùng núi được công nhận là xã phát
triển, đạt 18/19 tiêu chuẩn Nông thôn mới, có nền kinh tế ngày càng phát
triển vượt bậc so với các xã khác trong huyện nhưng người dân trong xã
cũng cần được trang bị nhiều hơn nữa các kiến thức về đầu tư sản xuất,
sử dụng vốn để nhận thức được đa chiều về các khía cạnh trong lĩnh vực
phát triển kinh tế. Không chỉ cần các kiến thức về trồng trọt hay chăn
21


nuôi mà người dân cần được trang bị đầy đủ các kiến thức khác về mặt
đầu tư và sử dụng vốn để phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần làm
tăng trưởng kinh tế trong xã.
Cần được trang bị các kiến thức để chống lại các tệ nạn xã hội, đề
phòng và khắc phục các hậu quả về thiên tai, hạn hán hằng năm. Trong
mấy năm trở lại đây, sự xuất hiện của các tệ nạn xã hội đã giảm dần và
hầu như ít diễn ra. Chỉ tồn tại các hoạt động tiêu cực như đánh nhau,
uống rượu và bài bạc nhưng không đáng kể và không gây hậu quả
nghiêm trọng. Tuy nhiên để đạt được điều đó, người dân đã không ngừng
tiếp thu các kiến thức về phòng chống tệ nạn xã hội và trong tương lai hy
vọng rằng sự tiếp thu kiến thức đó của người dân sẽ giúp nội bộ xã xóa
hẳn các hiện tượng tệ nạn xã hội.
Về các hậu quả của thiên tai và hạn hán, Ngọc Sơn nói riêng và tỉnh
Nghệ An nói chung là một trong những nơi hằng năm hứng chịu nhiều
hậu quả do điều kiện tự nhiên không thuận lợi gây nên. Một năm trung
bình có đến 12 cơn bão trong có có 2 -3 cơn bão cực mạnh gây tổn thất
nặng nề về kinh tế cũng như đời sống cho người dân. Còn hạn hán thì
thường xuyên xảy ra khiến cho việc canh tác nông nghiệp của người dân
gặp nhiều khó khăn và tổn thất. Sống trong điều kiện tự nhiên bất lợi như
vậy, người dân cần được trang bị đầy đủ hơn nữa các kiến thức về phòng

chống thiên tai để hạn chế và khắc phục được các hậu quả mà thiên nhiên
gây ra.
Cần được đầu tư phát triển các ngành nghề, dịch vụ, cần được tuyên
truyền, đào tạo nghề để sử dụng triệt để tiềm năng cũng như lợi thế của
địa phương. Là một xã thuần nông nhưng ngoài hoạt động trồng trọt,
chăn nuôi, xã còn tổ chức nhiều hoạt động giao thương buôn bán, làm
lâm nghiệp, mây tre đan... tuy nhiên các hoạt động còn nhỏ lẻ và manh
mún vì chưa có sự ủng hộ và đầu tư nhiều. Điều này đặt ra yêu cầu cần
được đầu tư hơn nữa để có thể phát triển các ngành nghề nhỏ lẻ góp phần
nâng cao thu nhập phát triển kinh tế cho người dân.
22


Tổ chức nhiều hơn nữa các phong trào thi đua, hội diễn văn nghệ,
thể dục thể thao để nâng cao tình đoàn kết cũng như bồi dưỡng về mặt
tinh thần cho người dân sau những mùa vụ vất vả, cực nhọc. Đây là việc
làm hết sức quan trọng bởi ngoài lao động phát triển kinh tế thì việc nâng
cao đời sống tinh thần là việc quan trong bậc nhì để giúp xã phát triển
toàn diện hơn, đời sống người dân được nâng cao hơn.
2.

Xác định vấn đề của cộng đồng
Căn cứ vào nhu cầu của xã, chúng tôi xác định được các vấn đề mà xã
Ngọc Sơn đang gặp phải như sau :
2.1.

Vấn đề kinh tế
- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm.
Ở nông thôn, mỗi mùa vụ chỉ diễn ra trong khoảng thời gian từ 2-4
tháng, trong đó thời gian gieo trồng chỉ diễn ra trong vòng 5-7 ngày

còn lại khoảng thời gian giữa vụ người nông dân nhàn rỗi. trong
khoảng thời gian đó, người dân có thể làm các công việc khác như
buôn bán, làm rừng, chăn nuôi, làm rừng... và chờ đến ngày gặt
hái.
Tuy nhiên sau khi gặt hái, người dân chưa thể chuyển sang vụ mới
mà giữa 2 vụ còn tồn tại một khoảng thời gian kéo dài khoảng gần
3 tháng. Trong khoảng thời gian đó đất đai bị bỏ không trong khi
việc chuyển đổi cây trồng còn quá chậm. Điều này gây nên bất lợi
cho người dân vì trong khoảng thời gian 3 tháng đó đất đai bị bỏ
không lại không có thu nhập.
Có những vùng đất dùng để trồng lúa thì lại kém hiệu quả vì xa
nguồn nước, đòi hỏi phải chuyển sang canh tác một loại cây trồng
mới phù hợp hơn nhưng đa số người dân lại có tâm lí chỉ muốn
trồng lúa nên dẫn đến việc cuối mùa sản lượng lúa thu được thấp.
23


Trong khi nếu cùng một diện tích đất đó, để canh tác một loại nông
sản khác thì lại cho hiệu quả cao hơn.

-

Xây dựng mô hình sản xuất, phát triển kinh tế và nhân rộng còn
ít
Vấn đề này khiến cho thu nhập của người dân bị giảm sút nếu
không được giải quyết thì việc tăng thu nhập cho người dân là

-

rất khó.

Phong trào sản xuất cây vụ Đông giảm, phong trào chăn nuôi
lợn gặp nhiều bất cập.
Có một bộ phận người dân vụ Đông họ bỏ canh tác vì sản lượng
thu được từ vụ đông thấp. Nếu có canh tác thì người dân cũng
không đầu tư nhiều công sức như vụ hè. Điều này khiến cho cơ
cấu, chất lượng đất giảm sút vì cả một khoảng thời gian dài
không được canh tác và bồi dưỡng. Đất đai thì bỏ không, không

-

sử dụng hết tác dụng.
Ngành nghề, dịch vụ phát triển chưa mạnh, chưa đều ở các
thôn, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Ngọc Sơn là một xã thuần nông nhưng bên cạnh đó xã còn phát
triển các ngành nghề dịch vụ như buôn bán. Tuy nhiên sự phát
triển đó chưa đồng đều, có thôn hoạt động chủ yếu là buôn bán,
kinh tế rất phát triển nhưng có thôn lại còn nghèo khó do xa khu
dân cư dịch vụ, xa các trung tâm văn hóa mà hoạt động chủ đạo
vẫn là canh tác nông nghiệp. Điều này khiến cho mặt bằng
chung về kinh tế không ổn định, không đồng đều giữa các thôn.
Hơn nữa mặc dù có khu vực phát triển các ngành nghề dịch vụ
tuy nhiên chưa tận dụng, sử dụng hết các tiềm năng và lợi thế
hiện có của khu vực.
Ví dụ như thôn 9 xã Ngọc Sơn là nơi có di tích lịch sử đền vua
Hồ. Nơi đây trước khi xây dựng hứa hẹn sẽ là một khu du lịch,
là một di tích lịch sử thu hút nhiều khách du lịch về thăm nhưng
24


do khả năng xây dựng dịch vụ chưa cao nên Đền Vua Hồ hiện

2.2.

tại vẫn chỉ là một điểm đến cho những khách du lịch gần xã.
Vấn đề văn hóa – xã hội
-

Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng biện pháp
tránh thai hiện đại còn thấp
Ở nông thôn, việc áp dụng các biện pháp tránh thai bị hạn chế
hơn so với các khu vực thành thị bởi nhận thức của người dân
còn hạn chế. người dân ở xã thường có suy nghĩ tránh thai chỉ
theo biện pháp tự nhiên là được.
Chị Hải – một phụ nữ mới lập gia đình ở xóm 2 cho biết : “ Vì
mới cưới nên vợ chồng chị cũng không muốn dùng các biện
pháp tránh thai làm gì cả, cứ tính theo tự nhiên với cả có lỡ có
bầu thì đẻ rồi nuôi, 2 – 3 đứa cũng được, đông mới vui các em
ạ.”
Nhận thức thực tế, người dân có biết đến các biện pháp tránh
thai khác như đặt vòng, sử dụng bao cao su, tính ngày tự nhiên
tuy nhiên do điều kiện và phần lớn do quan niệm sinh con đông
cho có anh có em nên người dân ít sử dụng các biện pháp tránh
thai. Hơn nữa, việc tiếp cận các biện pháp tránh thai hiện đại
còn xa vời đối với người dân vì sự tiếp cận khoa học công nghệ
còn hạn chế. Vì thế nên vẫn tồn tại vấn đề tỷ lệ sinh con thứ 3
cao mặc dù đã qua kiểm soát.

-

Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao
Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình là một bộ phận quan

trọng của chiến lược phát triển đất nước, là yếu tố cơ bản để
nâng cao chất lượng cuộc sống của từng gia đình và của toàn xã
hội.
Ở các xã nông thôn thì tình trạng sinh con thứ 3 là một chuyện
hết sức dễ thấy. Tuy nhiên muốn duy trì cuộc sống tốt hơn thì và

25


×