1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm gan siêu vi B là một bệnh lây qua đường máu và dịch tiết rất nghiêm
trọng, do vi rút viêm gan B gây hại cho tế bào gan, mặc dù không gây suy gan
cấp tính hoặc tử vong, nhưng sẽ gây ra bệnh nhiễm siêu vi B mãn tính suốt đời,
lâu dần sẽ dẫn đến xơ gan và ung thư gan [1]. Người bệnh viêm gan B mãn tính
thì rất dễ lây bệnh cho người khác qua dịch tiết và máu, mẹ truyền sang con hoặc
lây qua đường tình dục. Những người có nguy cơ cao dễ bị nhiễm siêu vi B là
nhân viên y tế vì thường xuyên tiếp xúc với máu và dịch tiết của người bệnh,
nhân viên khoa chạy thận nhân tạo, Điều dưỡng khoa ung bướu và hóa trị liệu,
nhân viên làm trong phòng xét nghiệm, khoa hô hấp, phẩu thuật viên, bác sĩ, nha
sĩ và cả sinh viên Điều dưỡng – Kỹ thuật y học khi thực tập tại bệnh viện [34].
Nhưng qua nhiều nghiên cứu gần đây cho kết quả nhân viên y tế chưa thấy được
tầm quan trọng trong việc tiêm chủng phòng ngừa siêu vi viêm gan B trước khi
hành nghề, chưa tuân thủ chấp hành đầy đủ và nghiêm túc mọi quy chế phòng
bệnh [8].
Theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, có khoảng 2 tỷ người nhiễm vi
rút viêm gan B (Hepatitis B vi rút – HBV) (WHO.2012). Trong đó 350 triệu
người mang vi rút mạn tính. Những người mang vi rút viêm gan B mạn tính là
nguồn lây nhiễm quan trọng trong cộng đồng và có nguy cơ cao mắc các bệnh
gan nguy hiểm liên quan đến nhiễm vi rút viêm gan B [39]. Hàng năm ước tính
có khoảng 2 triệu người mang vi rút viêm gan B mạn tính tử vong vì xơ gan và
ung thư gan trên thế giới. Có đến 90% trẻ sơ sinh, 25 – 50% trẻ từ 1 – 5 tuổi và
chỉ 5 – 10% người lớn bị nhiễm vi rút viêm gan B trở thành người mang vi rút
mạn tính [3],[33].
2
Việt Nam thuộc về khu vực có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất thế giới với 10-25%
dân số có HBsAg dương tính. Chính phủ đã có những nỗ lực để quản lý bệnh
như việc triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng và các dịch vụ tiêm chủng.
Chương trình này dù được đánh giá là thành công nhưng kết quả cũng không
thấy được. Hiện nay, vẫn có rất nhiều bệnh nhân viêm gan B phát hiện và điều trị
mỗi ngày [4].
Theo tình hình bệnh viêm gan siêu vi B trên thế giới và Việt Nam, bệnh
VGSV B là bệnh nguy hiểm, bệnh gặp phải ở tất cả các đối tượng trong cộng
đồng, bệnh hiện nay chưa có điều trị đặc hiệu và để lại nhiều biến chứng nguy
hiểm như viêm gan siêu vi B mãn, suy gan, xơ gan, ung thư gan. Viêm gan siêu
vi B là vấn đề sức khỏe quan trọng trong cộng đồng, ngành y tế rất quan tâm đến
việc loại trừ các bệnh gan mãn tính. Vì vậy vấn đề phòng bệnh viêm gan siêu vi
B là rất quan trọng.
Và sinh viên khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật y học năm cuối do tính chất của
việc học thực hành chăm sóc tại các cơ sở bệnh viện thành phố nên nguy cơ bị
lây nhiễm các bệnh lây qua đường máu và dịch tiết là rất cao, trong đó có bệnh
viêm gan siêu vi B. Việc thực tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng – Kỹ thuật
y học chủ yếu là: thay băng, lấy máu xét nghiệm, thực hiện kỹ thuật tiêm thuốc,
chăm sóc ngừa loét tỳ đè ,đỡ sanh, tập vật lý trị liệu, gây mê hồi sức,… cho nên
thường xuyên tiếp xúc với máu và dịch tiết của bệnh nhân. Và sinh viên ĐD –
KTYH năm cuối cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phòng ngừa các
bệnh nhiễm trùng, phòng chống phơi nhiễm. Cho nên nguy cơ bị lây nhiễm bệnh
viêm gan B cũng như các bệnh khác từ bệnh nhân là rất cao. Một phần do các
sinh viên chưa được trang bị kiến thức thật đầy đủ để trước khi thực tập lâm sàng
tại các cơ sở bệnh viện, thiết nghĩ công tác tổ chức và quản lý về những kỹ năng
3
cho sinh viên sẽ giúp việc xử lý các tình huống có thể xảy ra trên lâm sàng một
cách hiệu quả nhất.
Do đó, nghiên cứu này nhằm cung cấp cho sinh viên Điều dưỡng – Kỹ
thuật y học những kiến thức cơ bản về phòng bệnh viêm gan siêu vi B. Đồng
thời với những kiến thức này sinh viên sẽ có thái độ và thực hành đúng trong
phòng bệnh cho bản thân cũng như gia đình và đặc biệt sinh viên được trang bị
đầy đủ hành trang trước khi tốt nghiệp để trở thành những nhân viên y tế thực
thụ, chăm sóc và phục vụ người dân ngày một tốt hơn. Ngoài ra, nghiên cứu này
cũng sẽ giúp các nhà quản lý đại học hợp tác với các nhà quản lý các cơ sở lâm
sàng về hiệu quả của việc tiêm chủng HBV từ đó phát triển hơn nữa các chiến
lược để thúc đẩy và cải thiện sự cần thiết của việc chủng ngừa viêm gan siêu vi
B cho các sinh viên. Từ đó góp phần quan trọng ngăn ngừa sự lây nhiễm vi rút
viêm gan B trong cộng đồng.
Câu hỏi nghiên cứu:
Tỉ lệ sinh viên Điều dưỡng – Kỹ thuật y học chính quy năm cuối, năm học
2013-2014 của trường Đại Học Y Dược Tp.HCM có kiến thức, thái độ và thực
hành đúng về phòng bệnh viêm gan siêu vi B là bao nhiêu?
Có hay không mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành của sinh
Điều dưỡng – Kỹ thuật y học chính quy năm cuối về phòng bệnh viêm gan siêu
vi B?
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát: Xác định tỉ lệ sinh viên Điều dưỡng – Kỹ thuật y học hệ
chính quy năm cuối 2013-2014 có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng
bệnh viêm gan siêu vi B và mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành.
4
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỉ lệ sinh viên Điều dưỡng - Kỹ thuật y học chính quy năm cuối
có kiến thức đúng về bệnh viêm gan B.
2. Xác định tỉ lệ sinh viên Điều dưỡng – Kỹ thuật y học chính quy năm cuối
có thái độ đúng về phòng bệnh viêm gan siêu vi B.
3. Xác định tỉ lệ sinh viên Điều dưỡng – Kỹ thuật y học chính quy năm cuối
có thực hành đúng về phòng bệnh viêm gan siêu vi B.
4. Xác định tỉ lệ các nguồn thông tin về phòng bệnh viêm gan siêu vi B được
sinh viên tiếp cận.
5. Xác định mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành với đặc điểm
dân số (giới, chuyên ngành học, nơi thường trú, tiền sử gia đình).
6. Xác định mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh
viêm gan siêu vi B.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1
Thực trạng bệnh viêm gan siêu vi B trên thế giới
5
Hình 1.1: Phân bố nhiễm HBV toàn cầu
Yếu tố gây bệnh viêm gan B đã được phát hiện vào năm 1966 [30]. Nhiễm
vi rút viêm gan B là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng với từng vùng địa lý đặc
trưng trên thế giới [21]. Các yếu tố nguy cơ chính liên quan đến nhiễm viêm gan
B bao gồm kỹ thuật khử trùng kém và tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh và chất
dịch cơ thể, hoặc mẹ truyền sang con. Tất cả các nhân viên y tế tiếp xúc với máu
và chất dịch cơ thể bệnh nhân nên biết về tình trạng sức đề kháng của mình và
phải được chủng ngừa viêm gan B nếu chưa từng bị nhiễm bệnh viêm gan B và
phải tuân thủ các biện pháp bảo vệ cơ bản [37].
Tại Hoa Kỳ: hằng năm khoảng 200.000 người mới mắc bệnh VGSV B,
khoảng 1-1,25 triệu người có siêu vi trùng viêm gan B trong máu. Bệnh có nhiều
hơn ở dân Mỹ gốc Phi, dân Hispanic và người gốc châu Á, một số khác hay bị
VGSV B là dân Eskimo, dân gốc đảo Thái Bình Dương và thổ dân Úc [3],[2].
VGSV B là nguyên nhân của 5-10% bệnh hoại gan mạn tính và 10-15% ung thư
gan. VGSV B làm khoảng 5.000 người chết mỗi năm, nhiều hơn ở tuổi trên 12
tuổi (lý do có lẽ là vì sinh hoạt tình dục bắt đầu nhiều hơn sau tuổi này). Các yếu
6
tố nguy cơ khác gồm sử dụng thuốc cocaine và các loại thuốc cấm chích mạch,
nhiều bạn tình, ly dị, trình độ giáo dục thấp [28].
1.2 Thực trạng bệnh viêm gan siêu vi B tại Việt Nam
Việt Nam là một trong chín nước tại Tây Thái Bình Dương được Tổ Chức
Y Tế Thế Giới “liệt” vào danh sách những nước có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan
cao đáng báo động. Hiện có khoảng 10-20% dân số nhiễm vi rút viêm gan B, 45% nhiễm vi rút viêm gan C. Hai loại vi rút này là nguyên nhân chính gây ra cái
chết cho hàng chục vạn người ở nước ta do xơ gan và ung thư gan. Chi phí cho
người điều trị viêm gan cũng rất lớn. Trung bình mỗi người phải điều trị tiền
thuốc khoảng 60-200 triệu đồng/năm và kéo dài 1-2 năm. Vì thế, việc tuyên
truyền để phòng ngừa vi rút viêm gan và phát hiện bệnh sớm là rất cần thiết và từ
năm 2005 nước ta đã chính thức đưa vắc-xin ngừa Viêm gan siêu vi B vào
chương trình quốc gia tiêm chủng mở rộng [3],[11].
Theo TCYTTG (WHO) tỉ lệ nhiễm HBsAg trong cộng đồng dân Đông
Nam Á vào khoảng 8-15% và các nghiên cứu ở nhiều địa phương khác cũng xác
nhận tỉ lệ này. Tại Hà Nội: tỉ lệ người mang HBsAg vào khoảng 15-20%. Tại
Tiền Giang: tỉ lệ nhiễm HBV vào khoảng 21-28%. Tại trung tâm truyền máu,
huyết học TPHCM: tỉ lệ người mang HBsAg vào khoảng 10% [3].
Tùy theo ngành nghề, tùy theo mức độ nguy cơ, tỉ lệ mang HBsAg có
khác nhau, nhưng nhìn chung tỉ lệ nhiễm HBsAg (+) vẫn cao >10%. Kết quả này
được chứng minh qua nghiên cứu của trung tâm truyền máu, huyết học TPHCM:
49.634 người được làm xét nghiệm tìm HBsAg trong huyết thanh, phát hiện tỉ lệ
(+) như sau: người cho máu 11,4%, người tiêm chích ma túy 16%, thủy thủ tàu
Viễn Dương 16,1%, sinh viên học sinh 11,6%, phụ nữ có thai 10%, công nhân
14.4% [9].
7
Nhân viên y tế là đối tượng nguy cơ cao. Trong năm 1994 có 4.619 nhân
viên y tế TPHCM được làm xét nghiệm và phát hiện tỉ lệ HBsAg(+) vào khoảng
15,2% (thấp nhất là 5.12%, cao nhất là 21%) [6]. Riêng trung tâm bệnh nhiệt đới
tiến hành xét nghiệm hơn 500 người, tỉ lệ HBsAg(+) là 16,8%; tỉ lệ HBsAg(+)
cao ở người công tác >5 năm (80%), làm việc tại phòng cấp cứu (25,6%), khoa
chăm sóc bệnh nhân viêm gan (30,4%) [6].
Tỉ lệ nhiễm HBV có khuynh hướng gia tăng theo lứa tuổi. Nghiên cứu trên
9.078 người tại bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM cho thấy trẻ 1-3 tuổi, tỉ lệ
HBsAg (+): 7,8%; ở độ tuổi 4-6: 10,3%; 7-10 tuổi: 12,2%; 11-15 tuổi:13,3%; 1620 tuổi: 13,3%; 21-30 tuổi: 16,3%;41-50 tuổi: 18,3%; 51-60 tuổi: 13,6%; >60
tuổi là 13,4% [1].
1.3 Vi rút học của viêm gan B:
Viêm gan siêu vi B là một số dạng bệnh viêm gan do vi rút (siêu vi trùng)
viêm gan B (HBV) gây ra, truyền nhiễm theo đường máu và sinh dục lây đến
gần 1/3 dân số trên toàn thế giới, nhiều nhất tại các nước đang phát triển [3].
Hình1.2: Cấu trúc của vi rút viêm gan B.
Siêu vi trùng HBV (vi rút viêm gan B)
8
HBV thuộc loại siêu vi trùng (hay vi rút) Hepadna với khả năng tồn tại
cao. HBV bền vững với nhiệt độ:100 oC vi rút sống được 30 phút, ở -20 oC sống
tới 20 năm, HBV kháng ete (eter), nhưng bất hoạt trong formalin (fócmon). Xét
nghiệm máu có thể có 3 loại HBV với kích thước cỡ 22nm, 42nm và 22-200nm.
Kháng nguyên HBcAg chỉ có ở vi rút kích thước 42nm. Trong máu bệnh nhân có
cả hạt nhiễm và không nhiễm (virion). Các hạt không nhiễm không có bộ gene
của vi rút (dsDNA) nên không có khả năng gây bệnh. Nồng độ các hạt không
nhiễm có thể tới 1010 virion/ml. Vì vậy có tới 65% bệnh nhân có HBsAg không
có triệu chứng bệnh, 35% có các triệu chứng của viêm gan [1].
Bộ gene gồm một DNA có phần gập đôi, khoảng 3.2 kilo cặp base, tạo nên
các antigen:
1. HBsAg (kháng nguyên bề mặt): thuộc lớp vỏ của HBV dùng trong xét
nghiệm máu để biết có HBV trong cơ thể.
2. HBcAg (kháng nguyên lõi): thuộc lớp lõi của HBV - dùng để biết HBV
đang phát triển.
3. HBeAg (kháng nguyên nội sinh): nếu có trong máu bệnh nhân đang có
khả năng lây rất cao.
4. Gen X : có thể là nguyên nhân tạo ung thư gan.
5. Gen P.
Sau khi HBV nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tạo kháng thể cho từng
kháng nguyên của HBV. Một tuần hay một tháng sau khi nhiễm vi rút, HBsAg
xuất hiện trong máu, tiếp theo là HBeAg và kháng thể IgM và IgG kháng
HBcAg (anti-HBc). Khi HBsAg biến mất, thì kháng thể chống sAg (anti-HBs)
mới xuất hiện.
9
Một khi anti-HBs xuất hiện người bệnh được coi như hồi phục, trở thành
miễn nhiễm đối với HBV và không còn lây bệnh qua người khác. Một số bệnh
nhân không tạo được kháng thể này và tiếp tục mang mầm bệnh HBsAg, sẽ có
thể lây cho người khác.
Kháng thể anti-HBc có hai loại: IgM trong thời kỳ bị nhiễm vi rút cấp tính
và IgG trong thời kỳ chuyển tiếp. Nếu anti-HBc IgG không hạ xuống và có
HBsAg có nghĩa bệnh nhân đang bị dạng viêm gan mạn tính [4].
HBeAg dương tính là dấu hiệu cho thấy vi rút đang nhân lên mạnh mẽ,
bệnh nhân có khả năng lây cao, trường hợp này cần điều trị. Khi thử nghiệm thấy
anti-HBe thì có tiên lượng tốt hơn và khả năng lây không nhiều.
Hiện nay, có xu hướng căn cứ vào định lượng HBV DNA để làm căn cứ
điều trị, tuy nhiên điều này chưa được hoàn toàn khẳng định.
Phân loại giai đoạn
a.
Viêm gan cấp tính
Thời gian ủ bệnh từ 1 - 6 tháng. Một số bệnh nhân có cảm giác như bị cảm
nhẹ, đôi khi không biết mình bị HBV. Một số khác bị vàng da, mệt mỏi, đau
nhức, buồn ói, chán ăn, sốt nhẹ, biến đổi cảm giác (hiện tượng đặc biệt là người
ghiền thuốc lá tự nhiên không thích mùi thuốc lá), đau bụng (dưới sườn bên
phải). Những trường hợp bị viêm nặng sẽ đưa đến gan to, ngầy ngật, khó ngủ,
mê muội, lãng trí hoặc bất tỉnh [1],[4].
Biểu hiện lâm sàng: Tăng nhiệt độ, vàng da (1 tuần sau khi bị nhiễm và có thể
kéo dài đến 1-3 tháng), gan to, lách to. Hiếm khi thấy bàn tay ửng đỏ hoặc
"spider nevi" (mạch máu li ti kết toả thành hình nhện như hoa thị trên da) [1].
b. Viêm gan mạn tính
10
Phần lớn khi bị viêm mạn tính cảm thấy bệnh nhân hoàn toàn bình thường.
Một số bị viêm mạn tính nặng thì tiếp tục bị các triệu chứng viêm cấp như mệt
mỏi, chán ăn, đau bụng, và suy gan .
Biểu hiện lâm sàng: Gan to, bàn tay ửng đỏ, spider nevi. Khi bị biến
chứng xơ gan có thể bị ứ nước trong bụng, vàng da, loãng máu, chảy máu trong
dạ dày, tĩnh mạch toả lớn từ rốn (do tăng áp làm giãn tĩnh mạch cửa gan), nam
vú lớn như vú nữ, tinh hoàn teo nhỏ (vì gan yếu làm thay đổi cân bằng của các
hormone giới tính) [1], [7].
Biến chứng
•
Suy gan.
•
Xơ gan.
•
Ung thư gan.
Điều trị viêm gan B
Việc điều trị chủ yếu là ngăn chặn sự sinh sôi, nhân lên của vi rút hoặc các
chất làm rối loạn quá trình tổng hợp, tự nhân lên của vi rút.
Lưu ý: Khi nhiễm bệnh, cần tăng cường sức khỏe và tính đề kháng của cơ
thể bằng chế độ ăn uống, chú ý đến các loại thực phẩm có lợi cho gan.
Hạn chế uống rượu vì rượu không những gây ra xơ gan mà còn hỗ trợ quá trình
sao chép, sinh sản của vi rút viêm gan nên làm tăng nhanh số lượng vi rút có
trong máu và làm giảm khả năng chịu đựng của tế bào gan trước sự tấn công của
vi rút [4],[22].
Xét nghiệm máu
Định dạng
11
•
Theo dõi tình trạng của gan.
b. Sinh thiết gan
Thuốc
Các thuốc sau đã được FDA (Cục quản lý dược phẩm Hoa Kỳ) chứng
nhận điều trị viêm gan vi rút B
•
Thuốc uống: lamivudine (Epivir), adefovir (Hepsera), telbivudine
(Tyzeka), entecavir (Baraclude), tenofovir (Viread,topflovir).
•
Thuốc tiêm: alpha-2a, pegylated interferon alfa-2a (Pegasys).
Một số thuốc hỗ trợ điều trị khác: có tác dụng tăng cường chức năng gan
(như Artichaux, Methionin, Arginin, Ornithine Silymarin, Nissen, Omitan, các
vitamin B, C, E...) [1].
Tiên lượng:
Trường hợp bị HBV từ người mẹ có mầm bệnh lây qua nhau khi sanh:
Nếu mẹ có HBsAg thì tỉ lệ truyền cho con khoảng 20%. Nếu mẹ có HBcAg thì tỉ
lệ truyền cho con là khoảng 90%, nếu mẹ có HBeAg thì con dễ bị viêm gan mãn
tính. Tuy nhiên điều này hoàn toàn có thể được ngăn chặn, nếu tiêm vắc xin cho
trẻ trong vòng 12 giờ sau khi sinh [23].
Trường hợp bị HBV do lây khi đã trưởng thành: Một số ít có thể bị viêm
mạn tính nhưng khả năng bị biến chứng không nhiều.
12
1.4 Đường lây và phương thức lây viêm gan B
HBV chỉ lây cho người và khỉ. Người là nguồn bệnh duy nhất gồm người
mang mầm bệnh, người bệnh, người ở giai đoạn hồi phục bệnh, trong đó người
mang mầm bệnh là nguồn lây quan trọng nhất. Đường lây quan trọng nhất của
HBV là đường máu [3], [5]. Vi rút lây lan qua các phương thức:
- Lây qua đường máu và các sản phẩm của máu khá phổ biến ở các nước
-
đang phát triển.
Lây qua da khi tiếp xúc với máu và dịch tiết của bệnh nhân: cách lây
-
bệnh phổ biến trong NVYT, đặc biệt ở những vùng lưu hành dịch cao.
Lây truyền qua quan hệ tình dục thường gặp. Quan hệ tình dục đồng tính
luyến ái hay khác phái đều có khả năng lây lan nhưng đồng tính cao hơn
khác phái. Nhiều bạn tình cũng là nguyên nhân quan trọng lây truyến
-
HBV trong các đối tượng này [22].
Lây qua đường tiêm chích ma túy rất phổ biến ở những người nghiện ma
-
túy do dùng chung kim tiêm.
Lây nhiễm chu sinh ( lây từ mẹ sang con): một trong phương thức lây
quan trọng, đặc biệt ở những vùng lưu hành cao. Thời điểm lây quan
trọng nhất là lúc sinh. Khả năng lây từ mẹ sang con liên quan với nồng
độ vi rút trong máu người mẹ. Khi vi rút ở giai đoạn tăng sinh (HBsAg
dương tính) khả năng truyền HBV cho con là 60-90%, nhưng nếu vi rút
không ở giai đoạn tăng sinh thì khả năng lây chỉ còn 2-15%. Mẹ truyền
HBV cho con do tiếp xúc thân mật sau sinh cũng có ý nghĩa cao đối với
-
vùng lưu hành cao như ở Châu Á và Châu Phi [2], [10].
Các đường lây truyền khác: ngoài sự hiện diện trong máu, trong mô, vi
rút còn phát hiện trong phân, nước tiểu, mật, nước bọt, mồ hôi, nước
mắt, tinh dịch, sữa, dịch âm đạo, dịch não tũy, dịch khớp. Tuy nhiên chỉ
-
có huyết tương, nước bọt và tinh dịch mới có khả năng truyền bệnh.
Một số côn trùng có thể là trung gian truyền bệnh như rận, rệp [2], [38].
13
1.5 Sự nguy hiểm của bệnh viêm gan siêu vi B
Sơ sinh nhiễm HBV 90-95% không có triệu chứng, chỉ có 5-10% có triệu
chứng. Dù có hay không có triệu chứng đều có thể dẫn đến người lành mang
bệnh 70-90%. Trong số người mang mầm bệnh mãn tính này có đến 30-50%
bệnh gan mãn tính và có thể dẫn đến chết vì xơ gan, ung thư gan [4], [30].
Người lớn bị nhiễm HBV thì tỉ lệ có triệu chứng cao hơn (30-40%) và tỉ lệ
tử vong tại bệnh viện vì viêm gan cấp thấp (1,0%), người lành mang bệnh thấp
hơn chỉ đạt 6-10%. Cuối cùng cũng có thể dẫn đến tử vong do xơ gan, ung thư
gan [26].
Tuổi bị nhiễm trùng và khả năng chuyển sang mãn tính:
Tuổi
Tỉ lệ chuyển mãn tính
≤1
70-90%
2-3
40-70%
4-6
10-40%
≥7
6-10%
Nguồn: Cetherine L. Troisi F. Balaine Hollinge
1.6 Phòng ngừa bệnh viêm gan siêu vi B
1.6.1 Các biện pháp phòng ngừa chung
Biện pháp kiểm soát sự lan tỏa của vi rút viêm gan B quan trọng và hiệu quả
nhất là tạo hàng rào bảo vệ khi tiếp xúc và vệ sinh cá nhân, bao gồm:
-
Giáo dục người mang HBV về phương thức lây truyền và các biện pháp
-
phòng ngừa đặc biệt cho nhóm có nguy cơ truyền bệnh cao.
Cắt đường lây HBV: Đun nước ở nhiệt độ 100 0 C/10 phút, hấp ướt dụng cụ
y khoa 1210 C trong 15 phút, hấp khô 160 0C trong 2 giờ, ngâm dụng cụ
trong nước muối 0.5-1% trong 30 phút. Formaline 40% trong 12 giờ, ga có
chứa Ethylene oxide, Dodecul Sulfate 1% cũng rất có hiệu quả .
14
-
Hạn chế những tiếp xúc thân mật trong gia đình, tập thể.
Diệt côn trùng trung gian truyền bệnh như rệp, rận.
An toàn truyền máu và các sản phẩm của máu.
Hạn chế lây lan HBV trong bệnh viện: Trong bệnh viện không cần cách ly
bệnh nhân mang HBsAg nhưng dụng cụ, phương tiện vật dụng cho những
-
bệnh nhân này phải được xử lý riêng [38].
Tránh lây chéo hoặc lây cho người chăm sóc bệnh, nhân viên y tế mang
găng tay khi lấy máu-bệnh phẩm…Rửa tay kỹ sau khi tiếp xúc với bệnh
-
nhân dù có mang găng tay hay không.
Chủng ngừa cho NVYT, người chuẩn bị chạy thận nhân tạo. Nên có phòng
chạy thận và máy móc riêng cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo mang
-
HBsAg.
Hạn chế lây HBV trong phòng xét nghiệm: vô trùng dụng cụ xét nghiệm,
không dùng pipet bằng miệng, không hút thuốc, không ăn uống trong
-
phòng xét nghiệm. Chủng ngừa là biện pháp tốt nhất.
Quản lý người mang HBV mãn tính.
1.6.2 Chủng ngừa
•
Tạo miễn dịch thụ động
HBIG (Hepatitis B Immuno – Gtobuine) là một globuline miễn dịch chứa
anti-Hbs có thể phòng ngừa viêm gan B cho những người tiếp xúc và những trẻ
em có mẹ HBsAg lúc mang thai, đặc biệt có HBsAg(+). Nên sử dụng càng sớm
càng tốt, đối với trẻ sơ sinh nên tiêm trong vòng 12-24 giờ sau sinh, còn người
lớn có thể tiêm trong vòng 7 ngày sau khi tiếp xúc [22],[38].
•
Tạo miễn dịch chủ đông
Là biện pháp hiệu quả nhất trong chương trình phòng chống viêm gan B
15
Lịch chủng ngừa HBV hiện nay, tiêm cho những người có xét nghiệm HBsAg
âm tính, thường sử dụng phác đồ tiêm 3 lần vào các tháng là:0,1,6; và tiêm cho
trẻ em trong CTTCMR vào các tháng là: 0,2,4. Đây là lịch chủng ngừa viêm gan
B áp dụng theo khuyến cáo của TCYTTG [27].
1.7 Những tai nạn rủi ro trong ngành nghề y
Tiếp xúc với tác nhân gây bệnh truyền qua máu vẫn còn là một nguy cơ
nghề nghiệp đáng kể cho tất cả nhân viên y tế và cả sinh viên thực tập. Trong đó
nguy cơ nhiễm vi rút HBV là chiếm ít nhất 30% do tiếp xúc qua da do tiếp xúc
với máu và chất dịch cơ thể của một bệnh nhân viêm gan cấp hoặc mạn tính [23].
Nhân viên y tế có nguy cơ bao gồm những người tiếp xúc với máu và các dịch
tiết của người bệnh, nhân viên chạy thận nhân tạo, diều dưỡng làm tại khoa ung
thư và hóa trị liệu , và tất cả các nhân viên có nguy cơ bị đâm kim, trong đó bao
gồm những người làm việc trong phòng điều hành và các phòng thí nghiệm lâm
sàng, trị liệu hô hấp, bác sĩ phẫu thuật, các bác sĩ, nha sĩ, cũng như các sinh viên
y khoa, nha khoa và sinh viên điều dưỡng [34].
1.8 Ngăn ngừa và kiểm soát sự lây nhiễm vi rút viêm gan B trong đội ngũ
nhân viên y tế.
Cảnh báo toàn cầu: Điều quan trọng là phải thực hiện theo đúng một quy
tắc phòng ngừa chung, sao cho phải có lợi cho nhân viên y tế và cho cả bệnh
nhân:
1. Găng tay: Sử dụng găng tay để tạo một hàng rào bảo vệ ngăn chặn sự xâm
nhập của các tác nhân gây bệnh từ máu, dịch cơ thể, chất tiết, màng nhầy của
bệnh nhân qua da không còn nguyên vẹn hay bị trầy xướt. Găng tay được
mang để làm giảm nguy cơ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh truyền qua máu,
và ngược lại nó cũng giúp ngăn cản việc truyền các vi khuẩn có mặt trên bàn
16
tay của nhân viên y tế cho bệnh nhân. Tuy nhiên đeo găng tay không thay thế
hoàn toàn, cần thiết phải rửa tay thường xuyên, vì găng tay có thể nhỏ, khiếm
khuyết không che phủ toàn bộ cách tay hoặc có thể bị rách trong quá trình sử
dụng và bàn tay có thể bị nhiễm trong quá trình loại bỏ găng tay [20].
2. Áo choàng: mặc áo choảng để ngăn ngừa ô nhiễm từ quần áo của bệnh
nhân và bảo vệ da cho nhân viên y tế từ máu và dịch cơ thể bệnh nhân. Nhân
viên y tế mặc áo trong việc chăm sóc bệnh nhân nhiễm vi vi rút hoặc vi khuẩn
gây bệnh và khi thực hiện các phẩu thuật có thể có hiện tượng bắn những tia
máu và chất dịch cơ thể của bệnh nhân vào người. Điều này được thực hiện
để làm giảm cơ hội để truyền các mầm bệnh từ bệnh nhân ra môi trường xung
quanh .
3. Giầy: Mang giầy mục đích là giúp cho việc bảo vệ da ở vùng chân tránh
tiếp xúc với các tác nhân gay bệnh có thể do kim rơi hoặc các dụng cụ y tế
khác vô tình rơi vào chân, mặc khác nó giúp công việc chăm của chúng ta trở
nên nhanh nhẹn hơn.
4. Mặt nạ, kính bảo hộ và tấm che mặt: Chúng được mang một mình hoặc kết
hợp để cung cấp một hàng rào bảo vệ trong quá trình làm thủ thuật có khả
năng tạo ra những tia máu hoặc chất dịch cơ thể (Leighner 2001:34)
5. Rửa tay: Ngoài việc sử dụng các dụng cụ bảo vệ để tạo rào cản bảo vệ, rửa
tay là biện pháp hiệu quả nhất để giảm truyền vi sinh vật gây bệnh cho bệnh
nhân hoặc nhân viên y tế. Nên rửa tay kịp thời và triệt để khi chăm sóc giữa
hai bệnh nhân và khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể, chất tiết, chất thải, và các
thiết bị nhiễm bởi họ Thiết bị y tế an toàn : Điều này bao gồm các thiết bị
không cần thiết và không sử dụng kim bị phạm vô khuẩn, không hiệu quả,
17
tránh dùng kim tiêm sài lại và xử lý kịp thời và đúng nơi quy định hủy vật sắc
nhọn thích hợp. Nhân viên y tế phải báo cáo mối nguy hiểm tiềm ẩn từ kim
tiêm và giúp cơ sở của họ để lựa chọn và đánh giá các thiết bị an toàn. Kim
đâm hoặc các tiếp xúc khác với máu hoặc chất dịch cơ thể của bệnh nhân phải
được báo cáo ngay lập tức để có sử lý phù hợp và đảm bảo an toàn
6. Cách ly: Phải chọn biện pháp phòng ngừa được thiết kế để giảm nguy cơ
lây truyền của các sinh vật gây bệnh. Bệnh nhân nên được đặt trong phòng
riêng hoặc phòng với một bệnh nhân có nhiễm trùng tương tự. Nhân viên y tế
nên mặc áo choàng, găng tay, và mặt nạ, và thiết bị được sử dụng phải được
rửa sạch và khử trùng trước khi sử dụng trên một bệnh nhân khác
7. Tiêm phòng viêm gan B: Các phương pháp hiệu quả nhất trong việc ngăn
ngừa một số bệnh nhiễm trùng bệnh viện mắc phải như viêm gan B là thông
qua tiêm chủng. Trong năm 1981, vắc xin viêm gan B đầu tiên được sản xuất.
Nó được bắt nguồn từ huyết tương của con người (được gọi là 'Plasma-nguồn
gốc vắc xin hay PDV). Trong năm 1986, PDV đã được phê duyệt cho con
người, nhưng phần lớn đã được thay thế bởi các men có nguồn gốc vắc xin
tổng hợp như Engerix, chỉ chứa HBsAg. Tất cả các loại vắc xin đã được
chứng minh có hiệu quả cao, và cá nhân được tiêm vẫn được bảo vệ chống lại
HBV trong ít nhất hai mươi năm [4], [24]. Mặc dù một số cá nhân có thể bị
mất bảo vệ chống HBs (tức là độ chuẩn bằng hoặc lớn hơn 10mIU/ml) theo
thời gian, họ vẫn bảo vệ khỏi bệnh của các tế bào bộ nhớ miễn dịch của hệ
thống miễn dịch sản xuất ra một phản ứng nhớ khi tiếp xúc trước [37]. Năm
1991, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo rằng thuốc chủng ngừa
viêm gan B nên được đưa vào Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia
18
(EPI) và điều này đã được thực hiện tại Việt Nam từ năm 2005 do đó làm
giảm tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B của Việt Nam [17].
1.9 Các nghiên cứu kiến thức thái độ và thực hành (KAP) về phòng chống
lây nhiễm vi rút HBV và việc phòng ngừa vắc xin .
1.9.1 Nghiên cứu trong nước
Theo Huỳnh Thị Kim Truyền, nghiên cứu “ Kiến thức, thái độ, thực hành về
phòng bệnh viêm gan siêu vi B của sinh viên ở ký túc xá trường cao đẳng sư
phạm Nha Trang, Khánh Hòa, tháng 4 năm 2010”. Dân số lấy mẫu 400 sinh
viên[18]. Kết quả:
-
Kiến thức: Tỉ lệ sinh viên có kiến thức chung đúng về bệnh viêm gan
siêu vi B khá cao 69,9%.
-
Thái độ: Tỉ lệ sinh viên có thái độ chung đúng về phòng ngừa về phòng
bênh viêm gan siêu vi B là 89,6%.
-
Thực hành: Tỉ lệ sinh viên có thực hành chung đúng về phòng bệnh
viêm gan siêu vi là rất thấp 18,1%.
-
Có mối liên quan giữa kiến thức với trình độ học vấn của sinh viên. Và
có mối liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng ngừa viêm gan
siêu vi B.
19
Theo Phạm Thị Lan nghiên cứu “ Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh
viêm gan siêu vi B của thai phụ từ 18 – 45 tuổi đến khám tại bệnh viện Từ Dũ
Tp. HCM năm 2011”. Dân số lấy mẫu 385 thai phụ [12]. Kết quả:
-
Kiến thức: Tỉ lệ thai phụ có kiến thức chung đúng về bệnh viêm gan
siêu vi B khá cao 72,2%.
-
Thái độ: Tỉ lệ thai phụ có thái độ chung đúng về phòng ngừa về phòng
bênh viêm gan siêu vi B là 73,0%.
-
Thực hành: Tỉ lệ sinh viên có thực hành chung đúng về phòng bệnh
viêm gan siêu vi là rất thấp 30,1%.
Theo Lý Văn Xuân, Phan Thị Quỳnh Trâm, nghiên cứu “Kiến thức, thái độ,
thực hành về phòng bệnh viêm gan siêu vi B của bệnh nhân đến khám tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Bình Phước, tháng 3 năm 2009”. Dân số nghiên cứu 373
người[19]. Kết quả:
-
Kiến thức về bệnh viêm gan siêu vi B: Tỉ lệ biết về bệnh VGSV B
78.02%, biết hậu của VGSV B 77,78%, biết lợi ích của tiêm ngừa vắc
xin VGSV B 61,13%.
-
Thái độ về phòng bệnh VGSV B: Cần thiết xét nghiệm máu phát hiện
VGSV B 92,23%, đồng ý tiêm vắc xin VGSV B là an toàn 51,21%.
Coi bệnh VGSV B là bệnh nguy hiểm 93,83%.
-
Thực hành về phòng ngừa bệnh VGSV B: đã tiêm ngừa vắc xin VGSV
B 21.45%, đã xét nghiệm VGSV B 36,73%, thực hành phòng bệnh
VGSV B 45.04%.
-
Kiến thức đúng chung, thái độ đúng chung, thực hành đúng chung về
phòng bệnh VGSV B lần lượt là 29,22%, 38,34% và 32,71%. Có mối
liên quan giữa kiến thức và thực hành về phòng bệnh VGSV B.
20
Theo Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Quang Tập, “Đánh giá hiểu biết, thái độ,
thực hành phòng lây nhiễm vi rút viêm gan B của cán bộ y tế thành phố Hải
Phòng”, dân số nghiên cứu 602 cán bộ y tế [16]. Kết quả:
-
Hiểu biết về đường lây vi rút B là 78,0%
-
Các biến chứng nguy hiểm của VGB 74,0%
-
Nguồn thông tin về VGB chủ yếu qua đào tạo 72,2%, các nguồn khác
từ truyền hình 77,7%, từ báo tạp chí 64.3%, đài phát thanh 67,1%.
Tuy nhiên theo một nghiên cứu của Lê Thị Phượng, Tạ Văn Trầm (2009) “kiến
thức thái độ hành vi phòng chống lây nhiễm HBV của NVYT bệnh viện Đa
Khoa Tiền Giang” thì kiến thức và thái độ về phòng ngừa viêm gan B lại chiếm
tỷ lệ khá cao cụ thể 95% NVYT biết các loại vi rút gây viêm gan, 93,2% biết
đường lây truyền của HBV, tỉ lệ NVYT hiểu biết và thực hiện tốt các biện pháp
phòng chống lây nhiễm HBV là 90%. Đa số NVYT đều có thái độ tích cực trong
việc ngăn ngừa và kiểm soát nhiễm HBV [15].
Theo Đỗ Hữu Lợi, nghiên cứu “Kiến thức và thái độ về phòng bệnh VGSV B
của các thai phụ từ 18-45 tuổi đến khám tại bệnh viện Hùng Vương Tp.HCM,
năm 2008”. Dân số nghiên cứu 397 thai phụ [14]. Kết quả:
-
Tỉ lệ thai phụ có nghe về bệnh viêm gan siêu vi B là 93,2%.
-
Nguồn thông tin về VGSV B: Từ đài phát thanh/ truyền hình 67,51%, bạn
bè - người thân - hàng xóm 42.07%, từ sách báo-internet-tờ rơi 39,3%,
nhân viên y tế 22,92%.
-
Kiến thức về VGSV B: Đường lây truyền 12,09%, biến chứng của VGSV
B 65,0%, lợi ích từ tiêm ngừa vắc xin VGSV B 16,68%, số lần tiêm ngừa
đầy đủ vắc xin VGSV B ở người lớn 31,99%.
21
-
Thái độ về phòng bệnh VGSV B: Thái độ đúng khi được đề nghị xét
nghiệm để biết mình có bị VGSV B 86,4%, VGSV B là bệnh nguy hiểm
65,24%, VGSB là bệnh phổ biến 54,41%.
-
Có mối liên quan giữa kiến thức và thái độ về phòng bệnh VGSV B.
Ngoài ra theo nghiên cứu của Đoàn Thị Kim Liên “Kiến thức, thái độ, thực
hành của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi về chủng ngừa viêm gan siêu vi B tại
Long An 2002”. Với dân số nghiên cứu 838 người [13]. Kết quả:
-
Các bà mẹ có nghe nói về bệnh viêm gan siêu vi B là 80.5%.
-
Kiến thức đúng của các bà mẹ về sự nguy hiểm của bệnh viêm gan B
(bệnh viêm gan B là nguy hiểm, nguy cơ xơ gan, ung thư gan) là 82.6%.
-
Kiến thức đúng về đường lây (mẹ sang con, đường máu, quan hệ tình dục)
là 15,6%.
-
Kiến thức đúng về tiêm ngừa vắc xin (sự cần thiết và ý nghĩa tiêm ngừa)
là 77.1%.
-
Nguồn thông tin thường nghe từ cán bộ y tế là 82,8%, tivi là 22,3%.
-
Thực hành chủng ngừa đúng lịch 30.5%.
1.9.2 Nghiên cứu nước ngoài.
Theo nghiên cứu của Pranee Lundberg, Elin Dahlström, Ellinor Funegård
Viberg thuộc trường đại học Uppsala của Thùy Điển năm 2012 về “Kiến thức về
bệnh viêm gan nhiễm vi rút B và thái độ đối với tiêm phòng vi rút viêm gan B
trong các sinh viên Điều dưỡng tại thành phố Hồ Chí Minh”. Với dân số mẫu
nghiên cứu 233, kết quả: Phần lớn các sinh viên đại học 95,3% đã nghe nói về vi
rút viêm gan B (HBV). Hơn một nửa 55,4% biết chính xác rằng HBV không thể
được truyền qua ăn chung với người bị nhiễm bệnh, và 58,4% biết rằng HBV có
22
thể gây ra ung thư gan. Chỉ 47,6% biết rằng HBV có thể lây truyền qua đường
tình dục và 39,5% biết rằng HBV có thể lây truyền từ mẹ sang con khi sinh. Nam
nhiều hơn nữ sinh trả lời chính xác rằng HBV có thể được truyền bằng cách chia
sẻ một bàn chải đánh răng với người bị nhiễm bệnh (p = 0,026). Hầu như tất cả
học sinh 93,1% nghĩ rằng họ sẽ được tiêm phòng HBV [32].
Hwang, Huang và Yi (2010) đã nghiên cứu kiến thức về viêm gan B và
những dự báo của viêm gan B tiêm phòng trong số 251 sinh viên đại học người
Mỹ gốc Việt. Hơn một nửa số người tham gia đã nhận thức được rằng viêm gan
B có thể lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn và máu bị nhiễm HBV,
mặc dù hầu hết các học viên nghĩ rằng viêm gan B đã được truyền qua thực
phẩm và nước. Ít hơn một phần ba biết rằng người Mỹ gốc Á có nguy cơ cao bị
nhiễm HBV hơn những người khác. Khoảng 87,0% đã nghe nói về viêm gan B
trước và họ đã có kiến thức lớn hơn đáng kể so với những người đã không nghe
nói về căn bệnh này. Kiến thức cũng lớn hơn trong số những người đã được sàng
lọc, hoặc chủng ngừa viêm gan B, hoặc có các thành viên gia đình được chẩn
đoán viêm gan B và ung thư gan. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phụ nữ có kiến
thức về viêm gan B cao so với nam giới [25].
Nghiên cứu của Taylor và đồng nghiệp (2005) đã nghiên cứu kiến thức,
thái độ và thực hành về bệnh viêm gan B ở người trưởng thành được lựa chọn
ngẫu nhiên những người Việt Nam sống tại Hoa Kỳ. 81,0% trong 715 người lớn
đã tham gia vào nghiên cứu này đã nghe nói về bệnh viêm gan B và 67,0% đã
được xét nghiệm HBV. Các kiến thức về phơi nhiễm nói chung là tốt, với
khoảng ba phần tư biết cách lây truyền khác nhau nhưng chỉ có 69,0% biết về
nhiễm trùng qua đường tình dục không an toàn [35].
23
Theo nghiên cứu của Maqbool Alam (2006) “Kiến thức, thái độ và thực
hành về viêm gan B, C của sinh viên” tại Sargodha từ tháng 6 -12/2006. Dân số
nghiên cứu 3.028 người. Với kết quả, kiến thức về bệnh VGSV B là 30,7%, thái
độ đồng ý xét nghiệm VGSV B và tiêm ngừa VGB là 100% [20].
1.9.3 Một số nghiên cứu KAP về vắc xin phòng ngừa HBV
Một báo cáo của Hoa Kỳ về thái độ của nhân viên y tế về tiêm chủng cho
thấy rằng họ không muốn được chủng ngừa vì họ sợ vắc xin có nguồn gốc huyết
tương vì nó có chứa vi-rút viêm gan B giảm độc tố [33]. Tuy nhiên, nhiều nghiên
cứu đã tìm thấy mối tương quan thuận giữa nâng cao kiến thức và việc tiêm ngừa
HBV. Ví dụ, nghiên cứu tại Nigeria, Tây Ban Nha, Đài Loan và phát hiện ra rằng
Điều Dưỡng và sinh viên nha khoa có được kiến thức phòng HBV do làm việc
trong vùng có nguy cơ cao phơi nhiễm với HBV [29]. Trái ngược với những phát
hiện này, một nghiên cứu được tiến hành tại Mỹ vào các báo cáo điều dưỡng đã
không hoàn thành kế hoạch tiêm phòng của họ mặc dù đã học một khóa học về
tiêm chủng, và cả nữ hộ sinh, những người không được tiêm chủng cho thấy
thiếu nhận thức về sự tồn tại của thuốc phòng ngừa [36].
Và những nghiên cứu gần đây của Việt Nam tại bệnh viện nhân dân Gia
Định cho kết quả nhân viên y tế chưa thấy được tầm quan trọng trong việc tiêm
chủng phòng ngừa siêu vi viêm gan B trước khi hành nghề, chưa tuân thủ chấp
hành đầy đủ và nghiêm túc mọi quy chế phòng bệnh [8].
1.10 Áp dụng lý thuyết Điều dưỡng vào trong nghiên cứu
Mô hình nâng cao sức khỏe theo học thuyết của Pender, Murdaugh và
Parson (2002) được áp dụng vào trong nghiên cứu này. Mục tiêu chủ yếu của
việc ứng dụng mô hình này là nhằm để tìm ra những đặc tính riêng biệt của các
cá nhân trong việc thực hiện các hành vi nâng cao sức khỏe [31]. Theo pender,
24
cải thiện sức khỏe là một hành vi với động lực là nhằm để nâng cao thể lực và
hiện thực hóa những tiềm năng sức khỏe con người. Trong khi đó, bảo vệ sức
khỏe là một hành vi sức khỏe với mục tiêu chủ yếu là nhằm chủ động phòng
tránh bệnh tật, phát hiện bệnh sớm hoặc duy trì các chức năng bình thường của
cơ thể trong tình trạng bệnh lý. Cũng theo nhóm tác giả này, các hành vi sức
khỏe của hai quá trình này mang tính chất hỗ trợ và bổ sung cho nhau và cả hai
hiện tượng này đều đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
cuộc sống trong các giai đoạn phát triển khác nhau của con người.
Mô hình cải thiện sức khỏe tạo nên sự linh động trong việc chọn lựa các
biến số để tìm ra đặc tính của các cá thể nghiên cứu hay các hiện tượng trong quá
khứ để trên cơ sở đó nhằm đạt được các biến số phục vụ cho mục tiêu nghiên
cứu. Các biến số này có liên quan mật thiết với một số hành vi sức khỏe hoặc
một nhóm cá thể nghiên cứu nhất định. Tuy nhiên, trong một số hành vi và một
cá thể khác, các biến số này chưa được thể hiện rõ. Các khái niệm và mối quan
hệ tương hỗ này được mô tả dựa theo cách mà mô hình này được phân loại
chúng theo các đặc tính và kinh nghiệm của từng cá nhân, nhận thức và các tình
cảm cụ thể hay các kết quả của hành vi sức khỏe nhất định nào đó.
Theo Pender và cộng sự (2002) mỗi người ai cũng có những đặc tính và
kinh nghiệm cá nhân không giống với ai khác được. Chính những đặc tính và
kinh nghiệm này chi phối các hoạt động tiếp tục của cá nhân. Chúng vừa thúc
đẩy vừa gây cản trở đối với các hành vi mà chúng ta mong đợi. Mô hình này còn
nhấn mạnh thêm rằng kinh nghiệm sống của các cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến việc lôi cuốn họ tham gia vào các hành vi nhằm nâng cao sức
khỏe của họ. Ảnh hưởng trực tiếp có thể hình thành nên các thói quen nhằm thúc
đẩy họ hành động một cách tự giác, hoặc ít chú ý tới hậu quả của các hành vi
25
này. Ảnh hưởng gián tiếp của kinh nghiệm bản thân trong việc cải thiện sức khỏe
có thể được thể hiện trong nhận thức của các cá nhân về lợi ích và tác hại của
hành vi. Nếu người ta nhận thấy hành vi nào có lợi, người ta sẽ có xu hướng lập
lại hành vi đó. Ngược lại nếu hành vi nào người ta cho là có hại, người ta cũng
nhớ chúng nhưng lại xem chúng như là trở ngại sức khỏe và cuộc sống của họ.
Chỉ khi nào các trở ngại này được xóa bỏ, cá nhân mới có thể thành công trong
công việc lựa chọn hành vi [31].
Cũng theo Pender, con người ai cũng bị chi phối bởi các yếu tố như: đặc
điểm cá nhân, kinh nghiệm sống và ý thức của các cá nhân. Những yếu tố này có
tác động đến hành vi, sự nhận thức cuối cùng là sức khỏe của bản thân con
người. Tuy nghiên mỗi người chúng ta ai cũng có những đặc tính và kinh nghiệm
sống riêng, không ai giống ai. Nhiều người tích lũy kinh nghiệm sống theo thời
gian, và những kinh nghiệm này có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến hành vi. Khi
các trở ngại này được loại bỏ, cá nhân sẽ có hành vi sức khỏe lành mạnh và vì
thế chất lượng cuộc sống sẽ được nâng cao .
Trong nghiên cứu này hành vi nâng cao sức khỏe là các thực hành phòng
chống sự lây nhiễm vi rút viêm gan B của các sinh viên Điều dưỡng – Kỹ thuật y
học ví dụ như: Tiêm ngừa vắc xin viêm gan B, sử dụng các biện pháp phòng
ngừa lây nhiễm vi rút viêm gan B trên lâm sàng, hiểu và thực hiện tốt quy trình
xử trí chống phơi nhiễm trên lâm sàng…Lợi ích của hành vi trong ngăn ngừa lây
nhiễm vi rút viêm gan B là có một sức khỏe tốt, không bị rối loạn tiêu hóa,
không mắc các bệnh về gan như viêm gan B mạn tính, xơ gan hoặc ung thư gan.
Kiến thức và thái độ tốt về phòng ngừa lây nhiễm vi rút viêm gan B là giúp nâng
cao sức khỏe cho bản thân từng sinh viên, mà còn giúp hạn chế lây lan vi rút
viêm gan B ra ngoài cộng đồng. Đây là các biến số phụ thuộc trong nghiên cứu.