Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Nông Cống ảnh hưởng đến giải quyết việc làm và thu nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.45 KB, 28 trang )

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Nông Cống ảnh hưởng
đến giải quyết việc làm và thu nhập
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí, địa hình, khí hậu
Nông Cống là huyện thuộc vùng đồng bằng của tỉnh Thanh Hoá, trung tâm
huyện lỵ cách thành phố Thanh Hoá 28 km về phía Tây Nam. Phía Bắc tiếp giáp
với huyện Đông Sơn, Phía Tây giáp huyện Như Thanh, phía Đông giáp huyện Tĩnh
Gia và huyện Quảng Xương. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 28.656,53 ha.
Toàn huyện có 33 đơn vị hành chính gồm 32 xã và 1 thị trấn. Thị trấn Chuối là
trung tâm văn hoá của huyện.
Nông Cống có quốc lộ 45 trục giao thông chính và tuyến đường Bắc – Nam
chạy qua, cùng với hệ thống đường liên huyện, liên xã tạo thành mạng lưới giao
thông tương đối đồng đều, nối các khu đô thị công nghiệp trọng điểm của tỉnh như:
đô thị trung tâm thành phố Thanh Hoá - Sầm Sơn, Nghi Sơn – Tĩnh Gia với các
vùng miền trong tỉnh và cả nước là điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế của huyện
Nông Cống phát triển.
Là huyện đồng bằng nhưng địa hình của Nông Cống tương đối đa dạng: vừa
có đồng bằng với độ chênh cao tương đối lớn, địa hình cũng bị chia cắt bởi hệ
thống sông ngòi tự nhiên. Tổng thể bị nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam ở
phía Bắc huyện và từ Tây Nam xuống Đông Bắc ở phía Nam huyện. Có thể chia ra
thành 2 vùng:
- Vùng có địa hình đồi núi, diện tích khoảng 7.500 ha, ở các xã Tây Bắc của
huyện với đặc trưng là dãy núi Nưa có đỉnh cao nhất 414 m, là mái nhà của huyện
hứng nước mưa đổ về các xã đồng bằng. Cây trồng chủ yếu là cây lâm nghiệp, cây
công nghiệp mía đường và khai thác tài nguyên thiên nhiên như: quặng Crôm,
Secfentin, nguyên liệu làm phân bón và phụ gia xi măng.


- Vùng đồng bằng có diện tích chứng 21.156 ha (chiếm 74 % diện tích toàn
huyện), vùng có những quả đồi độc lập, thỉnh thoảng có núi đá vôi, có thể chia
thành các tiểu địa hình.


Sự đa dạng của địa hình đã tạo điều kiện cho việc phát triển nông lâm đa
dạng, nhưng cũng gây ra những khó khăn nhất định cho quá trình tổ choc sản xuất,
đặc biệt là sản xuất với quy mô lớn. Vì thế, cho đến nay cây trồng chiến lược của
Nông Cống vẫn là cây lúa nước, bên cạnh đó chũng trồng một số cây công nghiệp,
chăn nuôi lợn và gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản trên cá nước ngọt và nước lợ nhưng
chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình.
Nông Cống nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng Bắc Trung bộ, với đặc
trưng chủ yếu như sau:
Tổng nhiệt trung bình trong năm khoảng 8500-8600 0C. Nhiệt độ thấp nhất
tuyệt đối chưa dưới 20C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối chưa quá 41,50C. Có 4 tháng,
từ tháng 12 đến tháng 3, nhiệt độ trung bình dưới 20 0C, có 5 tháng nhiệt độ trung
bình lớn hơn 250C (từ tháng 5 đến tháng 9). Tổng số giờ nắng trung bình trong năm
là 1658 giờ, bức xạ tổng cộng hàng năm là 225-230 Kcal/cm2.
Lượng mưa trung bình hàng năm tại huyện là 1500-1900 mm. Tháng có
lượng mưa cao nhất là tháng 9, xấp xỉ 400 mm, tháng có lượng mưa thấp nhất là
tháng 12.
Độ ẩm không khí trung bình là 85-86%, mùa đông, thường vào khoảng
tháng 12 độ ẩm không khí có ngày tụt xuống 50%, mùa xuân, vào những ngày mưa
phùn, độ ẩm không khí lên đến 89%. Mỗi năm có 4 tháng có nguy cơ xảy ra hạn
hán, đó là tháng 1 đến tháng 4 cần phải có kế hoạch đảm bảo nước cho cây trồng,
vật nuôi.
Nông Cống cũng là một huyện phải chịu nhiều thiên tai như bão, lũ, úng,
hạn cục bộ.


Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu và thời tiết một mặt đã tạo cho Nông Cống
điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, mặt khác cũng gây nhiều trở ngại cho sản
xuất và đời sống của nhân dân trong huyện.
b. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất đai: Tài nguyên quan trọng nhất của huyện là đất. Tổng

diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 28.656,53 ha, trong đó: đất nông nghiệp
chiếm 62,37 %, tương ứng với 17.861,50 ha, trong đó có 2275,58 ha ding cho nông
nghiệp và 2275,58 ha dùng cho lâm nghiệp; đất phi nông nghiệp chiếm 27,75%
tương ứng với 7952,94ủtong đó đất chuyên dụng chiếm 3592,86 ha, đất ở chiếm
2197,82ha. Hiện còn 9,85% đất chưa sử dụng, tương ứng với 2824,27 ha.
Đất đai của Nông Cống bao gồm các loại: phù sa không được bồi hàng năm,
đất mặn ít và đất đồi núi. Nhìn chung đất đai của Nông Cống thích hợp với cây
trồng nông nghiệp hàng năm và lâu năm, tạo điều kiện cho huyện có thể phát triển
một nền nông nghiệp trồng cây đa canh.
Theo bản “Điều tra, nghiên cứu bổ sung xây dung bản đồ thổ nhưỡng”, đất
đai của huyện Nông Cống có các loại như sau:
- Đất phù sa bão hoà bazơ: có diện tích là 820 ha, nằm ngoài triền đê của các
con sông, thuộc địa bàn các xã: Tân Thọ, Tân Khang, Tế Tân, Tế Thắng, Tế Nông,
Minh Khôi, Thăng Thọ, Trường Minh. Địa hình cao, độ xốp khá, thành phần cơ giới
nhẹ, mùa đông thường hay bị khô hạn. Loại đất này thích hợp cho việc trồng các loại
cây ngắn ngày như lạc, đậu đỗ, ngô, khoai lang.
- Đất phù sa bão hoà bazơ kết von nông: Có diện tích là 420 ha, nằm dọc
theo sông hoặc các dải đất cao trong đồng, địa hình vàn, vàn cao. Đây là loại đất
thịt và đất thịt nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng khá, phù hợp với một số loại cây trồng
ngắn ngày như lạc, đậu đỗ và rau màu.


- Đất mặn điển hình glây nông: Có diện tích 400ha, phân bố dọc theo sông
Yên và sông Thị Long thuộc đại bàn xã Trường Giang, Trường Sơn, Tượng
Văn…, Địa hình thấp trũng, bị nhiễm mặn bởi nước ngầm, thuộc loại đất thịt từ
trung bình đến nặng, thường bị lầy thụt khi ngập nước, phù hợp với các loại cây
cói, sú, vẹt và nuôi trồng thuỷ sản.
- Đất phù sa lầy bão hoà bazơ: diện tích 700 ha, phân bố tại vùng thấp
trũng, độ no bazơ cao, thường dùng để cấy một vụ lúa chiêm, tiêu nước kém. Là
loại đất thịt từ trung bình đến nặng, hàm lượng đạm và lân giàu nhưng nghèo kali.

Phân bố tại các xã: Thọ Bình, Trường Minh, Trường Giang, Tượng Văn, vùng đầm
lầy Minh Thọ.
- Đất phù sa chua glây nông: Có diện tích 8300 ha, phân bố ở vùng địa hình
thấp và vàn thấp. Hàm lượng mùn đạt khá, lân nghèo, Kali trung bình đến nghèo.
Cây trồng chủ yếu trên loại đất này là lúa, trồng 2 vụ/năm.
- Đất phù sa chua kết von nông: Diện tích vào khoảng 2800 ha, nằm ở địa
hình cao, thoát nước tốt, thành phần cơ giới là thịt nhẹ đến cát pha, kết cấu kém,
rời rạc. Đất này thường bố trí 3 vụ: 2 lúa 1 màu, hoặc 2 màu 1 lúa.
- Đất phù sa biến đổi cơ giới li mon: Diện tích 2500 ha, có nguồn gốc là đất
phù sa hình thành trên vùng tiếp giáp giữa trung du với đồng bằng, lớp mặt rời rạc
khi khô và chặt khi gặp nước. Rất nghèo dinh dưỡng, thiếu vi lượng. Đất này cần
bố trí trồng các cây họ đậu trong cơ cấu mùa vụ, các giống cây trồng cạn có quả,
củ để tăng độ phì cảI tạo đất.
- Đất xám frtalit kết von sâu: Diện tích 1070 ha, hình thành vùng đồi phù sa
cổ, tiếp giáp vùng núi, đồng bằng, thành phần cơ giới thịt nặng, tầng dầy trên 50 cm,
kết von trên 15%. Loại đất này thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm
như: dứa, chè, hoặc các loại cây chịu hạn giỏi như ngôn, kê.


- Đất đỏ vàng trên macma bazơ trung tính: Diện tích 1500 ha, nằm ở các
dãy đồi (Thăng Long, Công Liêm, Tượng Sơn, Yên Mỹ). Loại đất này thích hợp
với các loại cây trồng như chè, càphê, cao sau, mía. Hình thành trên địa hình đồi
thấp, dốc thoải, tầng đất dầy, thịt trung bình, mịn, kết cấu viên, giàu độ mùn. Loại
thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả.
- Đất xám Feralit lẫn đá nông: Diện tích 2000 ha nằm ở các đồi núi thấp
thuộc xã Công Chính, Công Bình và một số núi lẻ khác. Loại đất này có độ xói
mòn trung bình, rất chua, thích hợp với trồng các loại cây công nghiệp dài ngày
như cà phên, chè, dứa và các loại cây ăn quả lâu năm. Trên diện tích các loại đất
này nen bố trí trồng rừng đẻ tăng độ che phủ đất, chống xói mòn.
- Đất xói mòn trơ sỏi đá: Tầng đất mỏng dưới 30 cm gặp đá ong dày phân

bố ở các xã Trường Sơn, Công Chính, Tượng Sơn, Tượng Trung, Tượng Lĩnh. Loại
đất này chủ yếu dụn đẻ trồng cây lâm nghiệp, cần bố trí các loại cây chịu hạn tốt
như cây thông, các loại cây phòng hộ, che phủ đất chống xói mòn như keo tai
tượng, keo lá chàm…
Nhìn chung, tài nguyên đất của Nông Cống là đa dạng và phong phú, thích
hợp cho việc phát triển một nên nông nghiệp đa canh. Đây là một thuận lợi cho
việc phát triển kinh tế nông nghiệp, mặt khác sự đa dạng này cũng hạn chư việc
phát triển nền công nghiệp cần nguyên liệu tại đại phương trên quy mô lớn.
+ Tài nguyên khoáng sản
Bên cạnh nguồn tài nguyên đất đa dạng và phong phú, Nông Cống cũng có
một số khoảng sản có trữ lượng đáng kể, tạo nền tảng cho ngành công nghiệp khai
thác tại địa phương. Cụ thể là:
- Nguyên liệu luyện kim:
Nông Cống có 4 khoáng sản kim loại trên địa bàn với trữ lượng khá, đó là
mỏ Crômit Cổ Định chạy dọc theo núi Nưa. Đây là một mỏ có trữ lượng lớn nhất ở


VIệt Nam, chừng 28 triệu tấn, chất lượng quặng sau khi tuyển tốt: Crômit đạt 46,047,0%, hiện đang được khai thác để phục vụ công nghiệp luyện kim; Mỏ NilenCoban Bãi Áng đã thăm dò xong. Theo đánh giá ban đầu trữ lượng của mỏ này là
khoảng 55.557 tấn, 5 điểm quặng sắt cũng đã khảo sát để làm phụ gia xi măng tại
xã Tượng Sơn, với trữ lượng ban đầu là 485.186 tấn, ngoài ra mới phát hiện được
mỏ sắt tại Thông Thị Long xã Tuợng Sơn với trữ lượng ban đầu đánh giá là
606.800 tấn; Mỏ Secpenttin Bãi Áng trữ lượng 15,354 triệu tấn, hiện nay đang
được khai thác phục vụ cho sản xuất phân lân nung chảy hàm lượng MgO đạt 34%,
SiO đạt 38%
- Khoáng sản phục cho nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng
Mỏ đất sét làm gạch ngói Cầu Vạy, Trữ lượng khoảng 32.800 m 3; mỏ đá vôi
thuộc Yên Thái với diện tích 2-3km3. Đá có màu xám sáng, xám xanh loang lổ, kết
cấu dạng khối tới phân lớp dầy, nhiều nứt nẻ, hạt từ trung đến mịn. Trữ lượng
khoảng 1,5-2 trăm triệu tấn, là vùng phụ vụ nguyên liệu cho phát triển ngành xi
măng.

Huyện Nông Cống được đánh giá là huyện có nguồn tài nguyên khoáng sản
chiếm ưu thế trong toàn tỉnh tạo điều kiện cho phát triển các ngnàh công nghiệp
khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng. Đặc biệt là các mỏ Cromit,
phụ gia ximăng, Secpentin có trữ lượng lớn. Do đó, nếu được quản lý và khai thác
tốt thì chúng sẽ có giá trị kinh tế cao phục vụ cho công nghiệp luyện kim, sản xuất
phân bón, cung cấp nguồn phụ gia ximăng không chỉ cho điạ phương, trung ương
mà còn là một nguồn xuất khẩu có giá trị.
+ Tài nguyên nước
Nông Cống có một hệ thống sông ngòi tự nhiên và nhiều hồ chứa nước, bên
cạnh đó lượng mưa hàng năm lại lớn do đó huyện có nguồn nước mặt dồi dào. Mỗi
năm tổng lượng nước do các dòng chảy của sông ngòi cung cấp trung bình là 1 tỷ
m3, trong đó lượng nước mưa trên địa bàn là 400 triệu m 3, nếu được điều tiết tốt có


thể thoả mãn nhu cầu sản xuất và đời sống. Nguồn nước mặt chủ yếu là do các
sông Yên, sông Nhơm, sông Hoàng, sông Thị Long, sông Mực, hồ Yên Mỹ cung
cấp. Tuy nhiên việc khai thác nguồn nước mặt còn gặp nhiều khó khăn do lượng
nước phân bố không đều giữa các mùa trong năm và giữa các khu vực trong địa
bàn. Về mùa mưa, vùng Tây Nam của huyện có địa hình dồi núi dốc thường xuyên
phải chống chọi với lũ lụt, ngập úng. Về mùa khô thì một số vùng đồi núi do không
có sự điêù tiết của kênh Nam nên thường bị hạn hán. Để khai thác tốt nguồn tài
nguyên nước này, cần phải đầu tư mở rộng và xây dựng các ao, hồ, đầm để chứa
nước, kết hợp với nuôi cá nước ngọt. Đây chính là tiềm năng để có thể tạo ra việc
làm cho nhân dân nếu thu hút được nguồn vốn đầu tư.
Bên cạnh nguồn nước mặt khá dồi dào, Nông Cống cũng có tài nguyên nước
ngầm phong phú. Theo điều tra của Trạm dự báo khí tượng – Thuỷ văn Thanh Hoá
thì Nông Cống nằm trên dải nước ngầm của đồng bằng Thanh Hoá với địa chất là
trầm tích hệ thứ 4, có 3 lớp ngươc ngầm với bề dày trung bình 60cm 3, lưu lượng hố
khoan mạnh, có nới tới 22 l/s, độ khoáng hoá từ 1-2,2g/l. Nước có chất lượng tốt,
chưa bị ô nhiễm. Nguồn nước này có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu nước cho sản

xuất tiểu thủ công nghiệp và sinh hoạt hiện tại và trong tương lai.
+ Tài nguyên rừng
Hiện nay huyện Nông Cống có khoảng 2.932,4 ha diện tích rừng và đất lâm
nghiệp, trong đó diện đất có rừng bao phủ là 2.177,22 ha, bao gồm rừng tự nhiên
chiếm 14,85 ha và rừng trồng chiếm 2.162,7 ha. Ý thức được tầm quan trọng của
rừng trong việc bảo vệ môi trường đất và môi trường dân sinh, trong những năm
qua, Đảng bộ và Uỷ ban nhân dân huyện đã vận động nhân dân thực hiện phong
trào trồng mới, khoanh nuôi, chăm sóc bảo vệ cây rừng và trồng rừng phòng hộ,
đặc biệt là ở các xã thuộc vùng Tây Nam của huyện, nơi có nhiều đồi núi và có
nguy cơ bị xói mòn cao.


Tóm lại, đặc điểm tự nhiên của Nông Cống cho thấy có nhiều thuận lợi trong
việc tổ chức một nền nông nghiệp đa canh, một nền công nghiệp khai thác và chế
biến khoáng sản có nhiều tiềm năng. Đây chính là thuận lợi của việc tạo công ăn
việc làm cho nhân dân trong huyện. Mặt khác, sự đa dạng và phong phú của đất đai
trong địa bàn một huyện cũng làm cho việc tổ chức sản xuất theo quy mô lớn gặp
khó khăn.
2.1.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội
a. Đặc điểm kinh tế
Huyện Nông Cống có một nền sản xuất đa ngành nghề, trong những năm
gần đây đang có nhiều chuyển biến. Bên cạnh những ngành nghề truyền thống
cũng đã triển khai nhiều ngành nghề mới để tăng thu nhập và tăng khả năng tạo
việc làm cho nhân dân trong huyện. Những nét lớn của kinh tế Nông Cống có thể
khái quát như sau:
- Nông nghiệp
Nông nghiệp của Nông Cống có vai trò chủ đạo trong kinh tế của huyện và
chiếm vị trí quan trọng trong kinh tế toàn tỉnh. Việc phát triển nông nghiệp trên điạ
bàn huyện nhìn chung là toàn diện, nổi bật là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng
mạnh mẽ cho phù hợp với tình hình hiện tại, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản

xuất, tăng mùa vụ, tăng hiệu quả sử dụng đất và năng suất lao động là xu hướng
phát triển chính của nông nghiệp Nông Cống trong thời gian gần đây.
Huyện đã có những chính sách khuyến khích việc áp dụng khoa học, kỹ
thuật vào sản xuất nông nghiệp. Hàng năm, diện tích những cây công nghiệp ngắn
ngày có năng suất cao, phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng ngày càng mở
rộng. Năng suất và sản lượng cây trồng cũng tăng cao. Những cây trồng chính của
Nông Cống là:


- Cây lúa: hàng năm diện tích trống lúa cũng có tăng nhưng không đáng kể,
huyện chủ trương ổn định diện tích lúa để đầu tư thâm canh tăng năng suất. Năm
1995, diện tích trồng lúa là 19.435 ha, năng suất bình quân 36,39 tạ/ha; năm 2000
diện tích trồng là 19.691 ha, năng suất bình quân 44,03 ta/ha; năm 2005 diện tích
trồng là 20.112,6 ha, năng suất bình quân 50,3 tạ/ha. Hàng năm, các giống lúa mới
có năng suất cao đều được các xã đưa vào sản xuất. Hiện nay, các giống lúa cao
sản này đã trồng trên 80% tổng diện tích trồng lúa. Đó chính là nguyên nhân cơ
bản để sản lượng lương thực hàng năm tăng đều đặn, cụ thể là 70.725 tấn, 86.709
tấn và 101.147,9 tấn tương ứng với các năm 1995, 2000, 2005.
- Cây ngô là cây luơng thực thứ hai sau lúa được sản xuất tại huyện Nông
Cống. Cũng như cây lúa, việc trồng trọt ngô cũng phát triển theo cả hai xu hướng:
tăng diện tích trồng và tăng năng suất. Do đó sản lượng ngô cũng tăng đều góp
phần làm tăng sản lượng lương thực của huyện. Lấy các mốc 1995, 2000, 2005 để
tính diện tích, sản luợng của ngô có các thông số cụ thể sau: năm 1995 diện tích
trồng là 255,7 ha, sản lượng là 511,4 tấn; diện tích trồng 247,5 ha, sản lượng 289,6
tấn; diện tích trồng là 1.743,6 ha, sản lượng là 6.852,4 tấn là các thông số tương
ứng cho các năm 2000 và 2005.
- Cây lạc là loại cây được trồng nhiều ở Nông Cống; diện tích và năng suất
của loại cây trồng này biến động không tuyến tính, khi tăng, khi giảm, nếu lấy mốc
là những năm 1995, 2000 và 2005 thì biểu đồ của thông số dành cho cây lạc thật thú
vị. Năm có diện tích trồng ít nhất thì năng suất lại cao nhất, năm có tổng diện tích

trồng lớn nhất thì năng suất lại thấp nhất. Vì thế, tổng sản lượng lạc biến động ít hơn
so với diện tích trồng trong những năm khảo sát nêu trên, cụ thể: 1995: diện tích:
635 ha, năng suất: 10,16 tạ/ha, sản lượng 645 tấn; năm 2000: diện tích: 452,6 ha,
năng suất: 12,4ta/ha, sản lượng 561 tấn; Năm 2005: diện tích: 632 ha, năng suất:
10,88ta/ha, sản lượng 645 tấn.


- Cây mía là một trong những huyện được quy hoạch tạo nuyên liệu mía cho
nhà máy đường Nông Cống. Diện tích quy hoạch dành riêng cho loại cây công
nghiệp này là 1.200 ha. Tuy nhiên, diện tích quy hoạch cho cây mía không có hệ
thống tưới tiêu chủ động, thêm vào đó lại nằm phân tán thành các khu đất nhỏ lẻ ở
rải rác nhiều xã, kể cả các xã ở xa nhà máy, nên vẫn chưa thể triển khai sản xuất
mía trên toàn bộ diện tích quy hoạch. Trong 5 năm 2000-2005, huyện mới trồng
được 1.000-1.100 ha mía, nhưng năng suất thấp và không ổn định, do đó không
cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
- Cây cói là loại cây trồng truyền thống của Nông Cống, là loại cây công
nghiệp quan trọng của huyện cung cấp nguyên liệu để phát triển một số ngành thủ
công và chế biến hàng xuất khẩu. Diện tích và sản lượng trồng cói cũng tăng đáng
kể trong những năm gần đây. Cụ thể: năm 2000: diện tích là 265 ha, sản lượng:
1602 tấn; năm 2005 các thông số tương ứng là: 520 ha và 3106 tấn.
Các cây thực phẩm như vừng, rau, đậu các loại cũng được chú trọng phát
triển và đạt kết quả khả quan cung cấp đủ cho nhu cầu tại chỗ và một phần cho nhu
cầu chung của thị trường huyện. Diện tích của các loại cây trồng này là: 1.471 ha
và 2138.8ha vào các năm 2000 và 2005.
Nhìn chung về sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây có nhiều biến
chuyển đáng khích lệ. Huyện đã chỉ đạo chuyển dịch hợp lý cơ cấu cây trồng theo
hướng tránh thiên tai và đạt hiệu quả kinh tế cao. Một số diện tích lúa hay bị úng
lụt vào vụ mùa đã chuyển sang trồng vào vụ hè thu, một số diện tích trồng cây
lương thực không đạt hiệu quả cao sang trồng cây công nghiệp. Diện tích cây công
nghiệp hàng năm đều tăng.

Bên cạnh việc phát triển toàn diện ngành trồng trọt thì chăn nuôi cũng là một
ngành được quan tâm của huyện. Những năm gần đây do chịu ảnh hưởng những
diễn biến phức tạp của tình hình dịch bênh trên toàn quốc chăn nuôi cúng gặp
không ít khó khăn, nhưng nhờ các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi


của tỉnh cùng với sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền huyện và xã nên việc
chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản đều phát triển. Những nét chính
có thể kể đến là:
- Gia súc: trâu, bò và lợn là ba loại gia súc chủ yếu của Nông Cống. Bò và
lợn có xu hướng phát triển nhanh và đều đặn, còn trâu thì phát triển không ổn định,
thậm chí còn có xu huớng giảm. Những thông số sau đây cho thấy rõ xu hướng
này: năm 1995: bò: 5734 con, trâu: 10.570 con, lợn: 48.208 con; năm 2000: bò:
6.683 con, trâu: 9.270 con, lợn: 53.350 con; năm 2005: bò: 12.412 con, trâu: 7.438
con, lợn: 64.455 con. Một số giống vật nuôi mới có triển vọng đang được đưa vào
chăn nuôi, như giống bò lai Zebu.
- Gia cầm: Đàn gia cầm của Nông Cống tăng khá nhanh trong 5 năm từ
2000 đến 2005 số lượng gia cầm nuôi đã tăng lên gần gấp đôi (năm 2000 là
483.710 con; năm 2005: 880.000 con) làm tăng tổng sản lượng thực phẩm từ gia
cầm tăng đáng kể, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân và thu hút lao động
nhàn rỗi.
Tỷ trọng của chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp không ngừng tăng, xác nhận
vị trí ngày một quan trọng của ngành này trong kinh tế của huyện. Nếu năm 2000 tỷ
trọng của ngành là 23% thì năm 2005 tỷ trọng đó đã là 27,3%.
Song song với việc phá triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nghề nuôi trồng
thuỷ sản ở Nông Cống cũng tăng cả về chất lượng và số lượng, tạo công ăn việc
làm cho hàng ngàn lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo. Tổng diện tích nuôi
trồng thuỷ sản năm 2005 là 805 ha, tăng 239 ha, sản lượng đạt 854 tấn, tăng 304,3
tấn so với năm 2000. Điều kiện tự nhiên tạo cho Nông Cống tiềm năng nuôi trồng
thuỷ sản lớn trong thời kỳ 2000-2005 huyện đã đầu tư một sự án nuôi tôm công

nghiệp tại xã Trường Giang với tổng diện tích là 66 ha. Dự án đã hoàn thành và
đua vào nuôi trồng. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm quản lý và trình độ kỹ thuật
còn tháp nên hiệu của của dự án nuôi trồng này chưa cao.


Một đặc điểm nổi bật nữa của nền kinh tế Nông Cống trong những năm gần
đây là sự ra đời và phát triển của kinh tế trang trại. Năm 2000, mới có 69 trang trại
hoạt động thì năm 2005 đã có 164 trang trại. Những trang trại này đã phát huy
được tính đa dạng sinh thái và tài nguyên của Huyện, nhiều trang trại có thu nhập
cao từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, kinh tế trang trại chưa
phát huy hết tiềm năng, quy mô sản xuất nhìn chung còn nhỏ, trình độ quản lý và
trình độ kỹ thuật của các chủ trang trại còn thấp, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở dạng
thô, chưa có thị trường ổn định và chưa phát huy được lợ thế của địa phương.
Một trong lĩnh vực được huyện Nông Cống quan tâm trong những năm gần
đây là việc khoanh nuôi, trồng mới và phát triển nghề rừng. Trong 5 năm, huyện đã
chỉ đạo trồng tập trung 506,3 ha rừng phòng hộ, chăm sóc 1.478 ha rừng trồng,
trong đó có khoanh nuôi, tái sinh được 700 ha. Ngoài ra, còn trồng 87,7 vạn cây
phân tán, nâng độ che phủ rừng lên cao góp phần bảo vệ môi trường, chống xói
mòn cho đất.
- Công nghiệp – tiểu, thủ công nghiệp
Tình từ khi thực hiện chính sách đổi mới đến nay, đặc biệt là giai đoạn 20002005, ngành công nghiệp và tiểu, thủ công nghiệp của Nông Cống có nhiều khởi
sắc. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng đều hàng năm, tính trung bình mỗi năm bình
quân tăng 20,1%, cao hơn so với mức tăng bình quân của cả tỉnh 3,2%. Do tính
tích cực của cơ chế và chính sách kích cầu qua đầu tư, chính sách thuế và các chính
sách tài chính cùng với các biện pháp quản lý thị trường nên nhiều cơ sở quốc
doanh đã phục hồi và phát triển. Bên cạnh việc phát triển công nghiệp quốc doanh,
công nghiệp và tiểu, thủ công nghiệp tư nhân cũng phát triển mạnh. Năm 2000, giá
trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh là 22,2 tỷ đồng, năm 2005 đã tăng lên
28,3 tỷ đồng tăng 27,3%. Kể từ khi có Luật doanh nghiệp ra đời cùng với chính
sách khuyến khích phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp của tỉnh đã tạo điều kiện

cho nhiều cơ sở sản xuất tư nhân phát triển mạnh. Tính đến hết năm 2005, trên địa


bàn của huyện đã có 3.505 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu, thủ công nghiệp
trong đó có hai doanh nghiệp của Trung ương đóng trên địa bàn: nhà máy đường
và công ty khai thác Secpentin. Còn lại, đều là các cơ sở sản xuất ngoài quốc
doanh. Các mặt hàng công nghiệp và tiểu, thủ công nghiệp chủ yếu của Nông Cống
là: đường, giấy, đá, quặng secpentin, cát xây dung, hàng mộc dân dụng, đá phụ gia
ximăng, vôi, chiếu, phân bón, công cụ cầm tay, của sắt…Bảng thống kê dưới đây
cho thấy tình hình phát triển và cơ cấu của ngành tiểu, thủ công nghiệp của Nông
Cống trong những năm gần đây.
Sự phát triển cuả công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã làm thay đổi cơ
cấu kinh tế của huyện, thu hút nhiều nhân công từ nông nghiệp sang tham gia sản
xuất công nghiệp và tiểu, thủ công nghiệp.
b.

Đặc điểm xã hội
Nông Cống là một địa danh có truyền thống lịch sử lâu đời, là huyện có
nhiều đóng góp công sức viết nên trang sử vẻ vang của dân tộc trong suốt quá trình
dựng nước và giữ nước. Nơi đây còn giữ lại nhiều di tích lịch sử và di sản văn hoá
cổ truyền. Núi Nưa đã từng là nơi Bà Triệu cho luyện tập quân sĩ, làm căn cứ khởi
nghĩa. Trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, Nông Cống đã cống hiến
nhiều sức người sức của, đặc biệt là các nhân tài.
Là một nơi có truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời, Nông Cống còn lưu giữ
được nhiều giá trị văn hoá cổ truyền, như các lễ hội truyền thống (Lễ hội đề Tam
Giang, đền Mưng, Đông cao, Vĩnh Thái)…Nhiều di tích lịch sử văn hoá vật thể
cũng còn được gìn giữ và được phong tặng di tích cấp quốc gia như đền thờ Vũ Uy,
đền thờ Lê Hiển – Lê Hưu (xã Tân Phúc). Ngoài ra, còn có 18 di tích cấp tỉnh
được công nhận như Chùa Vĩnh Thái (Hoàng Giang), thành Nguyễn Chích (Xã
Hoành Sơn), các đề thờ như đền thờ Tú Phương, Ngô Quỳnh, Tú Đa, Xa Lý, Đền

Mưng, đền bà Triệu, Đền Đỗ Bí…Cảnh quan môi trường mang đậm sắc thái văn
hoá nông thôn Việt Nam là tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái và văn hoá.


Nông Cống là huyện đông dân cư. Dân số toàn huyện tính đến năm 2005 là
188.288 người, mật độ dân bình quân trên toàn huyện là 657người/ km 2. Sự phân
bố dân cư tại các vùng trong huyện là không đồng đều. Mật độ dân cao nhất là ở
thị trấn Chuối. Đến năm 2005, số người ở độ tuổi lao động của huyện chiếm
49,63% dân số (93.440 người). Tỷ lệ tăng dân số trong một số năm gần đây đã
giảm do việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Trong những năm gần đây, điều kiện xã hội của Nông Cống đã được cải
thiện rõ rệt, đặc biệt là giai đoạn những năm 2000. Mạng lưới giáo dục đã phát
triển trên địa bàn huyện với nhiều hình thức đa dạng. Quy mô giáo dục ngày càng
mở rộng theo hướng xã hội hoá giáo dục. Đội ngũ giáo viên được tăng cường cả về
chất lượng và số lượng. Cơ sở vật chất đã được củng cố và nâng cấp. Năm học
2005-2006, toàn huyện đã có 76 trường phổ thông tiểu học và trung học, với 21
trường đạt chuẩn quốc gia; 1 trung tâm giáo dục thường xuyên. Huyện đã hoàn
thành phổ cập giáo dục tiểu học trên toàn huyện. Tuy nhiên, về cơ sở vật chất kỹ
thuật của ngành cũng còn nhiều khó khăn, đội ngũ giáo viên vẫn cần phải tiếp tục
nâng cao trình độ theo hướng chuẩn hoá.
Điều kiện y tế trong huyện cũng cải thiện nhiều. Tính đến năm 2005 huyện
có 558 cán bộ y tế, trong đó y, bác sỹ là 199 người. Do thực hiện chủ trương tăng
bác sỹ cho các tuyến huyện và xã nên tỷ lệ y bác sỹ tăng nhanh trong những năm
gần đây. Hiện huyện có một bệnh viện đa khoa, một trung tâm y tế dự phòng,
100% số xã đã có trạm y tế.
Văn hoá thông tin, thể thao cũng có những đóng góp tích cức trong phát
triển kinh tế – xã hội. Các phương tiện thông tin đại chúng đã có những bước cải
tiến đáng kể cả về nội dung, thời luợng và phương thức thể hiện, luôn hoàn thành
tốt nhiệm vụ tuyên truyền kịp thời mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, động viên và cổ vũ các nhân tố tích cực, đấu

tranh chống các tệ nạn xã hội. Diện tích phủ sóng phát thanh và truyền hình trung


ương và địa phương luôn luôn được mở rộng. Đến nay có 80% số hộ được xem
truyền hình. Toàn huyện có 204 làng đạt tiêu chuẩn làng văn hoá.
Nông Cống có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua, gồm quốc lộ 45,
đường sắt Bắc Nam, 4 tuyến đường tỉnh lộ và nhiều tuyến đường huyện, xã, thôn
xóm. Trong những năm gần đây, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện phát triển
khá nhanh. Trong 5 năm 2000-2005, huyện đã đầu tư hoàn thành tuyến đường
nhựa Minh Nghĩa-Hoàng Giang, Minh Tho – Cầu Trạp, tuyến Chợ Chậm vào mỏ
phụ gia xi măng, tuyến Vạn Thiện – Tưọng Sơn. Nhiều cây cầu đã được xây mới,
hệ thống giao thông nông thôn được quan tâm, nâng cấp, đặc biệt là chủ trương bê
tông hoá đường các thôn đã được nhân dân hưởng ướng mạnh mẽ.
Thị trấn Chuối là trung tâm hành chính- chính trị-văn hoá-thương mại của
huyện, là đầu mối giao lưu hàng hoá của nhiều điểm dân cư và vùng phụ cận. Tốc
độ đô thị hoá của thị trấn này thuộc loại chậm. Tuy diện tích của thị trấn có mở
rộng, dân cư tăng nhanh, nhưng kiến trúc đô thị còn chắp vá. Quản lý và quy hoạch
chưa được quan tâm đúng mức.
Một số thị tứ, trung tâm cụm xã cũng phát triển theo kiểu đô thị ở
một số nơi có đường giao thông thuận tiện như: Yên Thái, Cầu Quan,
Thăng Long, Thăng Bình, Công Liêm, Công Chín, Công Bình, Tế Lợi,
Minh Thọ, Truờng Sơn.
Các khu dân cư nông thôn hình thành từ rất lâu đời tập trung thành các làng,
bản, thôn, xóm. Trong khuôn viên mỗi hộ, diện tích nhà ở, sân, giếng nước, chuồng
trại còn có vườn cây, ao cá. Diên tích đất cư trú của mỗi hộ là 300-400m 2, thậm chí
có hộ có 500-1.000m2. Khu dân cư nông thôn phát triển theo xu hướng mở rộng
các làng, xóm cũ, do đó diện tích khu dân cư mở rộng chủ yếu là đất nông nghiệp
xung quanh làng.
Việc sử dụng đất đai trong khu dân cư nông thôn những năm gần dây có
nhiều điểm tiến bộ. Đã thực hiện mô hình VAC, góp phần nâng cao thu nhập cho



các hộ. Một số xã đã hình thành khu trung tâm hoặc cụm dân cư phát triển theo
quy hoạch thuận tiện cho việc giao lưu, trao đổi buôn bán và dịch vụ theo hướng
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
c. Những thuận lợi và khó khăn trong việc giải quyết việc làm và thu nhập
trong huyện Nông Cống
Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và xã hội trên đây đã tạo cho huyện
nhiều thuận lợi cũng như những bất cập trong việc giải quyết việc làm và thu nhập
cho người dân nông thôn. Cụ thể là:
- Thuận lợi
Nông Cống có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế
xã hội, gần các khu kinh tế động lực, các vùng giàu tiềm năng của tỉnh, điều kiện
tài nguyên phong phú, điều kiện đất đai đa dạng phù hợp cho nhiều loại cây trồng
phát triển, đặc biệt là cây lúa, cây màu và cây công nghiệp, đồng thời thuận lợi cho
việc phát triển chăn nuôi gia súc và đại gia súc. Với khả năng phát triển này sẽ tạo
điều kiện hình thành một thị trường lao động với nhu cầu đa dạng và phong phú,
giúp huyện thu hút được nguồn nhân lực dồi dào của địa phương và cũng là điều
kiện để tăng thu nhập cho nhân dân trong huyện nói chung và nhân dân nông thôn
nói riêng;
Tiềm năng phát triển ngành trồng trọt đa canh mà ta phân tích trên đây đã
tạo điều kiện giúp huyện bố trí phần lớn lực lượng lao động để tăng cường sản xuất
các loại cây luơng thực, hoa màu và cây công nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hoá, tiêu thụ không chỉ trong địa bàn mà còn cung cấp cho các vùng khác trong
tỉnh và đặc biệt là hướng tới xuất khẩu;
Tiềm năng chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ, hải sản theo hướng công nghiệp
cũng là một hướng mở mới mẻ cho thị trường và nhu cầu lao động. Nếu tổ chức tốt


việc sản xuất và kinh doanh các ngành nghề này thì có thể giải quyết được một

lượng lao động đáng kể của huyện với thu nhập khá và cao.
Sự thay đổi đáng kể cơ cấu kinh tế trong những năm gần đây theo hướng
tăng tỷ trọng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã tạo ra nhiều cơ hội cho việc
thu hút lao động dư thừa ở nông thôn. Đặc biệt là việc phát triển công nghiệp khai
thác những tài nguyên tự nhiên của huyện. Phát triển, mở rộng các ngành tiểu, thủ
công nghiệp theo hướng hàng hoá và xuất khẩu sẽ là một hướng quan trọng trong
việc mở rộng thị trường lao động ở Nông Cống.
Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và văn hoá cũng là một hướng có thể
khai thác mở rộng nhằm tạo ra các thị trường lao động mới với các nguồn thu hấp
dẫn. Đặc biệt là việc kết hợp việc du lịch với quảng bá và bán các sản phẩm thủ
công nghiệp là một hướng có thể khai thác thế mạnh của huyện, phục vụ cho việc
tạo việc làm và tăng thu nhập;
Hình thành và phát triển các trang trại là một đặc điểm kinh tế - xã hội thuận
lợi cho chính sách giải quyết việc làm. Nông Cống có rất nhiều tiềm năng để thực
hiện các trang trại chuyên doanh như trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn,
nuôi tôm… hoặc kết hợp nhiều hình thức kinh sản xuất kinh doanh theo các mô
hình VAC. Phát triển và mở rộng kinh tế trang trại cũng sẽ tạo ra nhiều cơ hội về
việc làm và thu nhập cho người lao động.
Điều kiện giáo dục, văn hoá, y tế đang ngày một cải thiện sẽ tạo điều kiện
cho chính quyền địa phương thực thi những biện pháp làm tăng chất lượng lao
động cả về thể chất lẫn trí tuệ sẽ tạo cơ hội cho lực luợng lao động dễ dàng có
được việc làm phù hợp hơn.
- Khó khăn
Tuy điều kiện của địa hình, đất đai đa dạng phong phú là điều kiện cho phát
triển một nền kinh tế đa canh, đa dạng, nhưng lại không cho phép tổ chức một nền


sản xuất quy mô lớn. Điều này làm cho việc giải quyết việc làm gặp nhiều khó
khăn. Thể hiện ở chỗ khi xây dựng chiến lược giải quyết việc làm, chính quyền địa
phương không thể tính toán các nhu cầu việc làm tiềm năng theo quy mô lớn,

thường phải tính đến từng cơ hội và khả năng tạo việc làm riêng biệt, nhỏ lẻ;
Nông Cống là huyện đồng bằng, nhưng diện tích đất nông nghiệp bình quân
thấp (928 m2/người), trong đó dân số và theo đó là số nguời trong tuổi lao động
khá đông, nên không thể đáp ứng được hết nhu cầu việc làm của họ. Do diện tích
nhỏ đất canh tác ít, nên muốn đảm bảo tăng thu nhập cgho người lao động, cần
phải nâng cao trình độ thâm canh.
Cơ cấu kinh tế cổ truyền chủ yếu là nông nghiệp trồng trọt, vì vậy khi
chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại mặc dù tạo ra một thị trường lao
động mới đầy tiềm năng, nhưng với đòi hỏi khác hẳn về chất lượng lao động. Các
ngành nghề này yêu cầu chất lượng lao động phải có trình độ, kỹ năng và kỷ luật
cao hơn so với lao động thuần nông. Vì thế, tuy lực lượng lao động của Nông Cống
khá dồi dào, nhưng chưa thể đáp ứng yêu cầu này. Lực lượng lao động dư thừa ở
Nông Cống hiện nay hầu hết đều là lao động phổ thông chưa qua đào tạo ngành
nghề, vì thế khó thích nghi với đòi hỏi cao của thị trường lao động mới.
Tuy có một số ngành nghề mới mở ra như ngành nuôi trồng thủy sản theo
quy mô công nghiệp có khả năng thu hút khá nhiều lao động nếu như nó hoạt động
ổn định và có hiệu quả, nhưng những năm vừa qua ngành này chưa phát huy được
hiệu quả do trình độ quản lý còn thấp kém, chưa tạo được việc làm ổn định và thu
nhập cao.
Kinh tế trang trại phát triển trong những năm gần đây cũng đã tạo thêm cơ
hội để có việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Nhưng do chưa có
kinh nghiệm quản lý và tổ chức sản xuất có hiệu quả, các trang trại này chủ yếu
mới chỉ ở quy mô gia đình, nên việc áp dụng khoa học và công nghệ mới còn nhiều


bất cập. Vì thế, vẫn chưa phát huy được hiệu quả, nhiều trang trại vẫn đang ở tình
trạng tổn thất vốn, thu nhập thấp.
Sản phẩm của nền kinh tế Nông Cống trong những năm gần đây chỉ tiêu thụ
ở dạng thô, nên giá thành rất thấp không mang lại hiệu quả kinh tế cao, do đó ảnh
hưởng xấu đến thu nhập của người lao động.

Chủ trương, chính sách của Nhà nước, tỉnh, huyện khi triển khai xuống cơ
sở vẫn còn nhiều hạn chế; một só nơi chưa quán triệt đầy đủ, đặc biệt là các chính
sách ưu đãi về vốn và cơ chế phát triển một số ngành nghề mới. Điều này cũng là
sức cản không nhỏ đối với việc giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao
động ở nông thôn.
Việc đào tạo nghề trong những năm gần đây chưa được quan tâm đúng mức,
do đó chất lượng lao động chưa cải thiện được và kèm theo đó là chưa có đủ khả
năng để tận dụng những cơ hội có việc làm mới.
Huyện chưa phát huy hết những tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội nên
chưa tạo được một thị trường lao động rộng lớn như huyện có thể có.
Việc thu hút vốn đầu tư để triển khai những ngành nghề mới hiện còn chưa
thực hiện được tốt, do đó chưa có đủ các nguồn lực để mở rộng kinh tế và kèm
theo đó là mở rộng thị trường lao động trong huyện.
Kết cấu hạ tầng hiện tại chưa đồng bộ, chất lượng còn thấp, vì vậy chưa đáp
ứng kịp thời cho phát triển sản xuất và cùng với nó là cản trở việc thu hút vốn đầu
tư từ bên ngoài để khai thác các tiềm năng của huyện. Trong khi đó, trình độ phát
triển và tích luỹ nội bộ của huyện còn thấp, thiếu vốn đầu tư xây dựng các kết cấu
hạ tầng này. Đây là một bài toán nan giải trong việc phát triển kinh tế-xã hội nói
chung, giải quyết việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn nói riêng.
Qua phân tích trên cho thấy những thuận lợi trong việc giải quyết việc làm
và tạo, tăng thu nhập cho lao động nông thôn chủ yếu vẫn đang còn ở dạng tiềm
năng. Những năm gần đây, huyện đã cố gắng hiện thực hoá các tiềm năng này,


nhưng những khó khăn, như phân tích trên là không nhỏ. Đây là một thách thức
lớn đối với các cấp chính quyền vfà đoàn thể ở địa phương.
2.1.2. Tình hình giải quyết việc làm và thu nhập ở nông thôn huyện
Nông Cống từ năm 1996 đến nay
2.1.2.1. Chủ trương của Đảng bộ và chính quyền cấp huyện
Hoà với công cuộc đổi mới trên toàn quốc, giai đoạn 1996 nay Đảng bộ và

chính quyền huyện Nông Cống đã luôn đặt nhiệm vụ giải quyết việc làm và tăng
thu nhập cho người lao động ở nông thôn trong chiến lược và kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội của toàn huyện. Chủ trương này là căn cứ để tìm kiếm các giải pháp
đồng thời cho nhiều nhiệm vụ trong huyện vì mục tiêu phát triển. Tuy nhiên, nó
vẫn chưa tạo được điểm nhấn, hay tạo được đột phá để có bước phát triển mới
trong số các nhiệm vụ phải giải quyết và đôi khi chưa có được sự quan tâm đúng
mức và sát sao đối với một số khâu, quá trình, khu vực trong phát triển tổng thể
kinh tế-xã hội.
Giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn là một trong
các khâu then chốt của các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện.
Có đến 99,5 số dân và 98,9 lao động của huyện Nông Cống đang sống ở nông
thôn. Vì thế, giải quyết việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn Nông Cống,
về thực chất là giải quyết việc làm và thu nhập cho nhân dân toàn huyện.
Đảng bộ và chính quyền huyện đã xác định rõ vai trò của nhiệm vụ này
trong việc tạo ra sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững. Trong các nghị quyết của
Đại hội Đảng bộ các nhiệm kỳ 1991-1995, 1996-2000 và 2001-2005 đều có đưa ra
và đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho
nhân dân. Đặc biệt là những yêu cầu, mục tiêu đối với việc nhiệm vụ này mỗi ngày
một cụ thể. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập luôn luôn là một trong những chỉ
tiêu cơ bản của các kế hoạch phát triển 5 năm mà Đảng bộ và chính quyền cấp
huyện đề ra. Báo cáo tổng kết của ban chấp hành Đảng bộ khoá XVIII tại đại hội


đảng bộ huyện lần thứ XIX, tại phần phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã
hội năm 1996-2000 đã đề ra nhiệm vụ:
“Không ngừng chăm lo và nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tốt các
chính sách xã hội. Khuyến khích làm giàu chính đáng. Các cấp uỷ Đảng, chính
quyền, các tổ chức đoàn thể thực hiện tốt chương trình “xóa đói, giảm nghèo”. Tạo
điều kiện cho mọi người có công ăn việc làm, có mức sống ngày càng cải thiện…
Phấn đấu đến năm 2000 không còn hộ đói, giảm 50% hộ nghèo”.

Báo cáo tổng kết của ban chấp hành Đảng bộ khoá XIX tại đại hội đảng bộ
huyện lần thứ XX, bên cạnh việc đánh giá những chỉ tiêu nêu trên về xoá đói giảm
nghèo, phần phương hướng, nhiệm vụ đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể hơn liên quan
đến giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân trong kế hoạch 5 năm 20012005 là: tạo việc làm cho 10.000 lao động; phấn đấu không còn hộ đói; giảm tỷ lệ
hộ nghèo từ 11,6% xuống còn 5,4%; tỷ lệ lao động được đào tạo từ 20% trở lên.
Để cụ thể hơn nữa, tại báo cáo của BCH Đảng bộ huyện khoá XX tại đại hội
khoá XXI nhiệm kỳ 2006-2010 của Đảng bộ huyện nêu các chỉ tiêu: sản lượng
bình quân (GDP) 8.700.000 đồng/ người; tạo việc làm cho 10.000 người lao động;
mỗi năm giảm từ 3-4% trở lên số hộ nghèo (theo tiêu chí mới); tỷ lệ lao động được
đào tạo, bồi dưỡng 30% trở lên vào năm 2010.
Như vậy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảng
bộ và chính quyền địa phương đã có quan tâm coi trọng nhiệm vụ giải quyết việc
làm và thu nhập cho nhân dân. Tuy nhiên, nhiệm vụ này như phân tích trên đây
luôn đặt trong tổng thể với các nhiệm vụ khác, nên trong quá trình thực hiện có gặp
một số bất cập.
2.1.1.2. Những biện pháp tổ chức tạo việc làm, nâng cao thu nhập của địa
phương
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn


Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn là một trong những biện pháp
phù hợp với tình hình thực tế của huyện trong việc giải quyết việc làm và tăng thu
nhập cho lao động ở nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển
đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ở Nông Cống là một trong những giải pháp cơ bản,
lâu dài để tạo việc làm cho người lao động. Đó là quá trình chuyển dịch theo ngành
kinh tế, theo thành phần kinh tế và theo vùng kinh tế, trong đó chuyển dịch theo
ngành kinh tế là trọng tâm.
Đặc trưng lớn nhất của Nông Cống là kinh tế thuần nông, 99% dân số và
89,9% lực lượng lao động ở nông nghiệp, nông thôn, cơ cấu kinh tế nông nghiệp
lạc hậu; đó là lực cản lớn đối với việc phát triển kinh tế nói chung, giải quyết

việc làm nói riêng. Bởi vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một vấn đề có tầm chiến lược quan
trọng đặc biệt. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng là quá trình phân công
lao động xã hội, phân bố lại dân cư giữa các ngành, các vùng. Sự phân công lại
lao động chủ yếu diễn ra trong nội bộ ngành nông nghiệp; trước hết, là trong các
ngành trồng trọt và chăn nuôi, giảm bớt số lao động nông nghiệp trên cơ sở tăng
năng suất lao động, chuyển lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ;
giảm lao động trồng cây lương thực chuyển sang trồng cây công nghiệp, cây ăn
quả và những cây trồng có giá trị kinh tế cao; giảm lao động trong trồng trọt và
tăng lao động trong chăn nuôi. Quá trình đó sẽ tác động tích cực tới chuyển dịch cơ
cấu kinh tế công nghiệp và dịch vụ, số lao động từ ngành nông nghiệp dôi ra là
nguồn phục vụ cho phát triển công nghiệp và dịch vụ.
Trong các năm 2000-2005, huyện đã chủ trương và thực hiện phát
triển toàn diện cây trồng và con nuôi, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây
trồng trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, trong đó có giống mới
năng suất cao; mở rộng diện tích lúa hè thu và lúa mùa cực sớm trên diện tích
5.000 ha, mở rộng diện tích vụ đông trên diện tích 4.000 ha, trong đó có trồng


một số cây hoa màu có giá trị kinh tế cao, đưa hệ số sử dụng đất canh tác lên 2,3
lần.
Bên cạnh việc trồng cây lương thực và hoa màu, huyện cũng đã chủ động
chuyển một số diện tích đất trồng lúa không có hiệu quả kinh tế cao sang phát triển
một số cây công nghiệp như cây mía với diện tích 2.800 ha, lạc sen, đậu tương,
ngô, cói…và phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia súc, chăn nuôi gia cầm và thuỷ,
hải sản...
Không chỉ chuyển đổi cơ cấu trong ngành nông nghiệp mà những năm
gần đây, hướng chuyển đổi mạnh mẽ nhất trong cơ cấu kinh tế của huyện là
chuyển đổi cơ cấu ngành, chuyển số lao động không từ ngành nông nghiệp sang
sản xuất kinh doanh các ngành nghề khác như dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp và xây dựng. Việc chuyển đổi cơ cấu lao động như vậy, một mặt đã giải
quyết được một số lượng lớn việc làm, mặt khác nâng cao hiệu quả kinh tế và thu
nhập cho lao động ở nông thôn. Lao động ở các ngành dịch vụ và công thương
nghiệp thường có thu nhập cao hơn so với lao động thuần nông.
Những chuyển đổi trong cơ cấu nông nghiệp và cơ cấu kinh tế ngành
trên đây đã tạo những những chuyển đổi về cơ cấu việc làm và thu nhập
của nông thôn Nông Cống. Bảng 2.1 dưới đây là tình hình chuyển đổi cơ
cấu đó.
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động và thu nhập của các hộ nông thôn Nông Cống
ĐVT

Năm
2001

Năm
2006

Tổng số nhân khẩu

người

176.742

170.784 170.584

Số người trong độ tuổi lao động

người

89.010


97.126

97.011

99,89

hộ

40.933

41.785

43.208

103,41

38.023

34.485

30.275

87,80

- Hộ thuỷ sản

47

134


256

196,05

- Hộ lâm nghiệp

13

38

75

197,37

Tổng số hộ
- Hộ nông nghiệp

Năm
2007

Tỷ lệ %
2007/2006
99,89


- Hộ xây dựng

83


498

1.320

265,06

- Hộ công nghiệp

242

729

2.102

288,34

- Hộ thương nghiệp

648

1.499

3.117

207,94

98

244


540

221,32

- Hộ hoạt động dịch vụ khác

962

1.701

2.947

173,26

- Hộ khác

817

2.160

2.576

119,26

36.709

32.938

29.125


88,45

Số hộ có thu nhập chính từ CN &
XD

491

2.108

3.875

176,30

Số hộ có thu nhập chính từ các
ngành dịch vụ

2.181

3.918

5.217

133,16

Số hộ có thu nhập chính từ ngành
khác

1.552

2.843


3.540

124,52

- Hộ vận tải

Số người có thu nhập chính từ N, LN
& Thủy sản

hộ

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Nông Cống cung cấp.
Những số liệu từ bảng trên đây cho thấy cơ cấu lao động ở các hộ và hướng
thu nhập chính đã chuyển đổi rõ rệt theo hướng giảm tỷ lệ lao động và thu nhập từ
các ngành nông nghiệp sang lâm nhiệp, thuỷ sản và sang các ngành công nghiệp và
dịch vụ. Chính từ việc chuyển đổi cơ cấu này mà trong những năm qua huyện đã
giải quyết được hàng chục ngàn việc làm và tăng đáng kể thu nhập của người dân.
- Phát triển kinh tế trang trại
Phát triển kinh tế trang trại là một trong những biện pháp có tính khả thi và
hiệu quả trong việc giải quyết việc làm của huyện Nông Cống. Với tiềm năng đất
đai và điều kiện tự nhiên phù hợp Nông Cống có thể phát triển kinh tế trang trại
theo quy mô vừa. Thực tế những năm qua, kinh tế trang trại cũng đã được Đảng bộ
và chính quyền quan tâm đặc biệt là giai đoạn 2000-2005. Chỉ trong 5 năm này số
trang trại ở Nông Cống đã tăng lên gấp 2,8 lần. Năm 2005, huyện đã có 164 trang
trại, trong đó 89 trang trại lâm nghiệp, 2 trang trại chăn nuôi, 34 trang trại nuôi
trồng thuỷ sản, 39 trang trại nông, lâm kết hợp thu hút nhiều lao động và cho thu
nhập. Một số trang trại đã cho thu nhập từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng/năm.



Để phát triển kinh tế trang trại, trong những năm qua, huyện đã chủ trương
và thực hiện khá tốt việc giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình khoanh nuôi, thực
hiện chính sách giao đất sử dụng lâu dài để nhân dân yên tâm đầu tư kinh tế trang
trại. Đặc biệt, huyện đã thực hiện chính sách cho dân vay vốn ưu đãi để phát triển
trang trại. Đồng thời cũng mở một số lớp tập huấn ngắn hạn về quản lý và kỹ thuật
nông nghiệp cho các chủ trang trại. Nhìn chung, quá trình phát triển kinh tế trang
trại đã thu hút được khá nhiều lao động phổ thông giản đơn, bước đầu đáp ứng
được yêu cầu của thị trường, hàng hoá của các trang trại vẫn chủ yếu bán ra ở dạng
thô, thu nhập chưa cao.
- Khuyến khích phát triển công nghiệp và tiểu, thủ công nghiệp
Khuyến khích phát triển công nghiệp và tiểu, thủ công nghiệp là một biện
pháp đã được chính quyền địa phương áp dụng nhằm giải quyết việc làm và thu
nhập ở nông thôn trong những năm gần đây. Mục tiêu phát triển công nghiệp trong
những năm gần đây là tập trung đầu tư phát triển mạnh mẽ công nghiệp, tiểu, thủ
công nghiệp; hình thành một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung có
tính đột phá, mở đường. Ưu tiên phát triển nghề và làng nghề. Phấn đấu nhịp độ
tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 13%, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng
chiếm 23%, thu hút 15% tổng số lao động xã hội của huyện.
Để thực hiện được mục tiêu trên, góp phần vào vấn đề giải quyết việc làm
cho người lao động, huyện đã tập trung vào giải quyết tốt các việc sau:
Tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển
mạnh công nghiệp nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu tại
chỗ và có khả năng thu hút nhiều lao động như: mía đường, vật liệu xây dựng, khai
thác quặng sêcpntin, chế biến giấy, khai thác đá...
Trong năm 2006, huyện đã tập trung đầu tư cụm công nghiệp vừa và nhỏ tại
xã Hoàng Sơn với quy mô 12 ha, nhằm thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế,


×