Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Hình ảnh và quyền đối với hình ảnh của cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.68 KB, 20 trang )

LUẬT DÂN SỰ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

A – Mở đầu
Giá trị nhân thân là những giá trị gắn liền với cá nhân mỗi con người,
chúng tồn tại không phụ thuộc vào mức độ và tính chất điều chỉnh của quy
phạm pháp luật. Trong những năm gẫn đây, dưới ảnh hưởng của rất nhiều
yếu tố khác nhau về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc tế, … hệ thống
các quyền nhân thân trong pháp luật các nước ngày càng được mở rộng.
Theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 thì các quyền nhân
thân bao gồm những quyền được quy định từ Điều 26 đến Điều 51. Qua đó,
đã điều chỉnh những người với người về một giá trị nhân thân của cá nhân
hoặc tổ chức. Đặc biệt, những quyền thể hiện sự tự do cá nhân, bí mật riêng
tư của mỗi người luôn được mọi người quan tâm đến. Vậy đối với hình ảnh
của mỗi người thì sẽ có những quy định ra sao ? Bản thân cá nhân có quyền
gì đối với hình ảnh của mình ? Để trả lời cho những câu hỏi trên em đã lựa
chọn đề số 3 cho bài tập lớn của mình: “Hình ảnh và quyền đối với hình
ảnh của cá nhân”.

B – Nội dung
I – Hình ảnh
1. Khái niệm về hình ảnh
Trên thực tế hiện nay, khi tìm kiếm định nghĩa về hình ảnh, chúng ta có
thể dễ dàng nhận thấy rằng chưa có một định nghĩa nào thật sự ngắn gọn dễ
hiểu đối với khái niệm này. Việc hiểu “hình ảnh” là gì phụ thuộc chủ yếu
vào từng lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực có một
cách thức định nghĩa riêng phù hợp với chuyên môn chính của ngành đó.
Theo từ điển Tiếng Việt, của ngôn ngữ học 2000, giải thích hình ảnh
“là hình người, vật, cảnh tượng thu được bằng khí tụ quang học (như máy
ảnh) hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện được trong trí óc, là khả


năng gợi tả sống động trong cách diễn đạt”. Trong triết học, hình ảnh được
1


LUẬT DÂN SỰ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

coi “là sự phản ánh khách thể, đối tượng vào ý thức con người. Ở trình độ
cảm tính, hình ảnh là những cảm giác, tri giác và biểu tượng; ở trình độ tư
duy, đó là những khái niệm, phán đoán và suy luận. Về mặt nguồn gốc, hình
ảnh là khách quan; về cách nhận thức tồn tại, hình ảnh là chủ quan. Hình
thức thể hiện vật chất của hình ảnh là các hành động thực tiễn, ngôn ngữ,
các mô hình kí hiệu khác nhau”.
Đối với định nghĩa của triết học, ta thấy rằng các nhà triết học đã chỉ
ra được những thuộc tính cơ bản của hình ảnh nhưng vẫn là sự phân tích trên
từng mặt riêng biệt. Điều này có sự khác biệt tương đối với các định nghĩa
hình ảnh của nhiếp ảnh và mỹ thuật. Nếu như nhiếp ảnh coi “hình ảnh” là
sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức sự vật bằng mắt và chỉ gồm hai
yếu tố cơ bản là hình dáng của vật thể và sắc độ của hình ảnh. Thì mỹ thuật
lại xem “hình ảnh” như là sự diễn tả hay tái hiện một vật, một người trong
nghệ thuật tạo hình. Qua những định nghĩa trên, ta có thể tạm hiểu hình ảnh
chính là sự sao chép qua lại những hình ảnh, biểu tượng, có thể được nhận
thức bằng chính tư duy của con người hoặc bằng các cách thức sao chụp
nguyên mẫu. Tuy nhiên. Hình ảnh không tồn tại độc lập với đội tượng của
sự phản ánh. Mặc dù hình ảnh khách quan về mặt nội dung khi phản ánh
chân thực đối tượng song hình ảnh không bao giờ có thể hàm chứa hết các
thuộc tính và quan hệ của đối tượng, nguyên mẫu. Hình ảnh không chỉ đơn
thuần là sự sao chép nguyên mẫu mà qua sự sao chụp đó còn phải gây được
sự chú ý với con mắt nhìn, thể hiện nội dung, lột tả được tinh thần của vật

mẫu, thể hiện cá tính nghệ thuật và dấu ấn riêng.
2. Hình ảnh cá nhân
a) Khái niệm hình ảnh của cá nhân
Khái niệm “hình ảnh của cá nhân” bao gồm mọi hình thức tác phẩm
ghi lại hình dáng của con người cụ thể như chụp, ảnh vẽ, ảnh họa chép và
suy luận rộng ra có thể cả bức tượng của cá nhân đó nữa. Đúng về mặt
“quyền sở hữu trí tuệ” thì bức ảnh, tấm hình, pho tượng đều là loại hình tác
2


LUẬT DÂN SỰ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

phẩm, người sử dụng tác phẩm trước hết phải xin phép người chủ bản quyền
(chủ sở hữu quyền tác giả) và trả cho họ một khoản lợi ích vật chất, đồng
thời phải trả thù lao, nhuận bút cho người sáng tác (người chụp ảnh, sao
chép, họa hình…). Nhưng đứng về mặt “quyền nhân thân của con người” thì
ai muốn sử dụng hình ảnh của cá nhân đều phải được sự đồng ý của người
đó.
b) Những đặc điểm của hình ảnh cá nhân
Hình ảnh cá nhân không có sẵn khi con người được sinh ra, mà được
hình thành dần do ngoại hình, vóc dáng, cách ăn mặc … hay cách đối nhân,
xử thế và những hành vi khác của cá nhân đó đối với những người xung
quanh.
Hình ảnh cá nhân của một cá thể được mọi người tiếp nhận và tự hình
thành riêng trong tư duy mỗi người. Vậy nên, sẽ có thể tồn tại rất nhiều
những “hình ảnh cá nhân” khác nhau về cùng một con người.
Hình ảnh cá nhân có thể thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào chính
ngoại hình và tính cách của mỗi cá nhân cũng như quan điểm của những

người xung quanh hay xã hội.
Hình ảnh của cá nhân có thể được hiểu là sự tái hiện lại vẻ bề ngoài của
một người bằng cách thức nào đó có thể ghi lại và gây ấn tượng thị giác cho
những người khác. Khi được mọi người nhìn vào hình ảnh tái hiện đó có thể
nhận diện được rằng đó là ai. Ví dụ: Trong một phỏng vấn với báo
Vedomosti, nhà doanh nghiệp người Nga Oleg Trinkov có nói rằng, trong
các cuộc công cán nước ngoài ông thường mua vé máy bay hạng thường,
nhưng trên các chuyến bay nội địa từ Moscow đi các thành phố thuộc Nga
hoặc SNG thì ông lại dùng vé hạng nhất hoặc chí ít cũng là hạng business.
Ông nói rằng tại nước Nga có quá nhiều người biết đến ông bếu người ta
nhìn thấy ông ngồi ở một khoang rẻ tiền, rất có thể người ta nghĩ đến khả
năng kinh doanh kém cỏi của ông. Và theo Oleg Trinkov thì trong rất nhiều
trường hợp, hình ảnh của nhà doanh nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng.

3


LUẬT DÂN SỰ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

“Hình ảnh cá nhân có thể là công cụ hỗ trợ đắc lực cũng có thể gây
ảnh hưởng xấu cho bạn nếu bạn không biết cách sử dụng hiệu quả. Mỗi khi
bạn gặp một ai đó, người ta có thể đánh giá vị trí của bạn dựa trên hình
thức và thái độ của bạn. Vì vậy, cần thể hiện một hình ảnh chuyên nghiệp
của bản thân, nhất là trong những cuộc gặp gỡ đầu tiên” (Lynne Maark –
chủ tịch Viện ảnh London, Jeffrey Jones – giám đốc Human Factor
International và Sonya Barnes – chủ tịch Công ty tư vấn hình ảnh Harris và
Barnes).
Do đó, hiện nay pháp luật đã bắt đầu đặt ra những quy định cụ thể về

đối với hình ảnh. Vậy quyền đối với hình ảnh của cá nhân là gì?
II – Quyền đối với hình ảnh của cá nhân
1. Quyền đối với hình ảnh của cá nhân là một quyền nhân thân liên
quan đến cá biệt hóa cá nhân
Quyền nhân thân là một khái niệm pháp lý điều chỉnh quyền năng dân sự
của cá nhân được pháp luật ghi nhận. Quyền nhân thân gắn liền với những
giá trị tinh thân của con người về nguyên tắc không thể chuyển giao cho
người khác.
Một xã hội tiến bộ, phát triển bao nhiêu thì quyền nhân thân của cá nhân
càng được pháp luật tôn trọng và mở rộng bấy nhiêu. Cùng với sự phát triển
của đất nước, quyền nhân thân của cá nhân cũng ngày càng được công nhận
và bảo vệ cao hơn trong pháp luật Việt Nam. Căn cứ vào nội dung các quyền
nhân thân, quyền nhân thân của cá nhân có thể phân loại thành ba nhóm sau
đây:
• Quyền nhân thân cá biệt hóa cá nhân như quyền của cá nhân đối với
họ tên, hình ảnh, dân tộc;
• Quyền nhân thân được ghi nhận và bảo đảm thực hiện phụ thuộc vào
chế độ chính trị - xã hội như quyền được bảo đảm an toàn về tính

4


LUẬT DÂN SỰ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

mạng, sức khỏe; quyền của cá nhân đối với danh dự, nhân phẩm, uy
tín; quyền của cá nhân đối với bi mật đời tư, …
• Quyền nhân thân thể hiện sự tự do của cá nhân như quyền hiến bộ
phận cơ thể, quyền hiến xác, bộ phận trên cơ thể sau khi chết, quyền

tự do nghiên cứu, sáng tạo …
Trong các quyền nhân thân thì quyền nhân thân mang tính cá biệt hóa cá
nhân thể hiện rất rõ đặc trưng của luật Dân sự. Cùng với quyền của cá nhân
đối với họ tên và dân tộc, quyền đối với hình ảnh thuộc quyền nhân thân cá
biệt hóa của cá nhân. Đây là những quyền nhân thân tuyệt đối, gắn liền với
bản thân cá nhân đó. Quyền nhân thân cá biệt hóa cá nhân là những quyền
nhân thân ghi nhận những đặc điểm của mỗi cá nhân, là cơ sở để xác định
những dấu hiệu cơ bản của quyền cá biệt hóa của cá nhân trong quan hệ xã
hội nói chung và trong quan hệ dân sự nói riêng. Quyền cá biệt hóa chủ thể
được thể hiện dưới hình thức các công cụ cá biệt hóa khác nhau. Tập hợp
các công cụ cá biệt hóa đó ở mỗi chủ thể sẽ tạo ra sự hình dung bên ngoài về
chủ thể đó khác biệt với các chủ thể khác. Quyền “thể hiện mình” được bảo
vệ một cách tuyệt đối trước sự xâm phạm của bất kỳ chủ thể nào khác và
được bảo vệ theo yêu cầu của chủ thể có quyền. Chính vì lý do đó, mà đại đa
số các giấy tờ tùy thân hoặc các bằng cấp cá nhân bao giờ cũng có ảnh bên
cạnh họ tên của cá nhân. Điều này lý giải tại sao hình ảnh của cá nhan có vai
trò quan trọng trong việc nhận biết, nhận dạng một cá nhân và là một trong
những yếu tố không thể thiếu của quyền cá biệt hóa chủ thể. Khi tham gia
quan hệ mỗi cá nhân độc lập với nhau và độc lập với các chủ thể khác của
quan hệ pháp luật. Việc phân biệt cá nhân này với cá nhân khác và phân biệt
cá nhân với chủ thể khác của quan hệ pháp luật không những có ý nghĩa
trong việc xác định trách nhiệm pháp lý của chủ thể khi tham gia quan hệ
pháp luật nói chung và quan hệ pháp luật Dân sự nói riêng.
2. Quyền đối với hình ảnh của cá nhân trong Bộ luật dân sự 2005

5


LUẬT DÂN SỰ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Điều 31 Bộ luật Dân sự 2005 quy định “Quyền của cá nhân đối với hình
ảnh:
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
3. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong
trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ
mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên
hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích
của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.
4. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm
danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh”.
Qua Điều 31 BLDS nhận thấy rằng khung pháp lý chưa đưa ra khái
niệm quyền đối với hình ảnh của cá nhân. Đây được xem là một trong những
khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong việc giải
quyết các tranh chấp có liên quan tới hình ảnh của cá nhân. Quyền đối với
hình ảnh có thể là quyền của cá nhân đối với diện mạo bên ngoài của mình
như hình dáng khuôn mặt, cử chỉ điệu bộ. Ngay cả hình ảnh chụp một người
từ phía sau vẫn có thể vi phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh nếu qua
hình ảnh đó có thể nhận ra người này nhờ vào hình thể, tư thế và kiểu tóc
của người đó. Hoặc quyền đối với hình ảnh của cá nhân có thể hiểu là hình
ảnh được tạo nên bởi sự công nhân của công chúng và gắn liền với hình ảnh
của cá nhân; như hình ảnh người đàn bà đẹp gắn liền với nữ diễn viên Julia
Robert. BLDS chỉ đưa ra một khía cạnh của quyền đối với hình ảnh, quy
định mọi cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình mà không quy định rõ
quyền đối với hình ảnh là như thế nào. Nhưng có thể thấy theo bản chất
pháp lý thì cách hiểu thứ nhất về quyền đối với hình ảnh hợp lý với khái
niệm quyền nhân thân của cá nhân. Vì quyền nhân thân của cá nhân là quyền
mà mọi cá nhân đều có quyền hưởng. Còn cách hiểu quyền đối với hình ảnh
được công chúng công nhận thì chỉ giới hạn trong một bộ phận cá nhân

trong xã hội, ở đây chỉ là những người nổi tiếng bao gồm diễn viên, nhà
chính trị, … Quyền đối với hình ảnh là quyền tuyệt đối của cá nhân nên chỉ
6


LUẬT DÂN SỰ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

có cá nhân đó mới có quyền quyết định việc thay đổi hình ảnh hay vẻ bề
ngoài của mình; như kiểu tóc, trang điểm khuôn mặt, phong cách thời trang
là sự lựa chọn của chính cá nhân đó (trừ những người chưa thành niên hoặc
mất năng lực hành vi dân sự thì việc làm này phải có sự đồng ý của người
đại diện của họ là cha, mẹ, vợ chồng, con…). Hình ảnh thường để lại dấu ấn
nhiều hơn trong trí nhớ của con người; như một vị tiến sĩ được ghi danh thì
người ta chỉ biết tên của tiến sỹ đó mà không biết được mặt của người đó
như thế nào, nên thường khi đưa tên tuổi của một ai đó, cơ quan báo chí
thường đăng kèm với hình ảnh của người đó để mọi người biết được người
này là vị tiến sĩ được nhắc đến. Chỉ trong một số trường hợp, việc đăng tải
hình ảnh gây ảnh hưởng đến tên tuổi, danh dự, nhân phẩm của người đó
thường không được đăng tải hoặc có được đăng tải thì sẽ làm nhòe khuôn
mặt để nhằm tránh được sự quấy nhiễu, làm phiền của xã hội đối với người
đó; như hình ảnh của cô gái HIV nói về cuộc đời của cô; hình ảnh cháu bé bị
kẻ xấu xâm hại tình dục…
Từ những phân tích trên đây, có thể hiểu quyền đối với hình ảnh của cá
nhân là “quyền gắn liền với cá nhân liên quan đến việc tạo dựng, sử dụng
và cho phép sử dụng hình ảnh theo ý chí của chính cá nhân đó”.
3. Phương thức bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân
Thông thường, trong trường hợp quyền đối với hình ảnh của cá nhân bị
xâm phạm thì trước hết cá nhân tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ. Biện

pháp tự bảo vệ là biện pháp thể hiện tính định đoạt cao nhất của chủ thể. Vì
biện pháp này tôn trọng quyền định đoạt của chủ thể và trong chừng mực
nhất định, biện pháp này cũng nhanh chóng ngăn chặn, chấm dứt hành vi
xâm phạm. Biện pháp tự bảo vệ cho phép chủ thể bị xâm phạm quyền đối
với hình ảnh được áp dụng những biện pháp nhất định để bảo vệ quyền của
mình. Các biện pháp cụ thể mà chủ thể bị xâm phạm quyền đối với hình ảnh
có thể lựa chọn áp dụng là: yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm
phải công nhận quyền của cá nhân bị xâm phạm; buộc người có hành vi xâm
7


LUẬT DÂN SỰ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

phạm phải xin lỗi, cải chính công khai; yêu cầu người có hành vi xâm phạm
phải bồi thường thiệt hại; yêu cầu chủ thể có hành vi xâm phạm phải thực
hiện các nghĩa vụ dân sự khác. Cá nhân bị xâm phạm có quyền với hình ảnh
của mình có thể sử dụng các biện pháp này bằng cách trực tiếp gặp chủ thể
có hành vi xâm phạm hoặc sử dụng các phương thức khác như: gọi điện
thoại, gửi thư qua bưu điện, fax, …; Hoặc tiến hành những hành vi cụ thể để
bảo vệ quyền của mình. Người bị xâm phạm quyền nhân thân đối với hình
ảnh có thể lựa chọn áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khác để tự bảo vệ
mình. Theo quy định tại Điều 25 BLDS 2005 thì “khi quyền nhân thân của
cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:
1. Tự mình cải chính
2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm; xin lỗi, cải chính công
khai;
3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại”.
Quyền đối với hình ảnh là một quyền nhân thân của cá nhân nên khi
quyền về hình ảnh của cá nhân bị xâm phạm thì người bị xâm phạm cũng có
quyền:
• Tự cải chính: Tự mình cải chính được thực hiện sau khi có hành vi
xâm phạm quyền đối với hình ảnh và tuân theo trình tự thủ tục do
pháp luật quy định. “Cải chính” là chữa cho đúng sự thật và tuyên bố
trước đông người. Tự mình cải chính là biện pháp bảo vệ quyền đối
với hình ảnh của cá nhân bị xâm phạm được áp dụng trong trường hợp
người có hành vi trái pháp luật đưa ra những hình ảnh không đúng;
xúc phạm tới danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Đây là biện pháp cho
phép người có quyền nhân thân đối với hình ảnh bị xâm phạm kịp thời
bảo vệ quyền nhân thân của mình., hạn chế được hậu quả về vật chất
và tinh thần do những hình ảnh không đúng sự thật gây ra. Người có

8


LUẬT DÂN SỰ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

quyền đối với hình ảnh bị xâm phạm có thể cải chính trực tiếp bằng
trình bày trước đám đông hoặc cải chính gián tiếp thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng, báo chí. Hiệu quả của biện pháp tự
cải chính là cao vì bản thân chủ thể trực tiếp đính chính lại những
thông tin, hình ảnh liên quan đến bản thân mình đã giải tỏa được sự
nguy hoặc của dư luận và công chúng. Ngược lại, nếu cải chính không
trung thực sẽ nhận được sự chê trách từ phía dư luận và công chúng.
• Yêu cầu người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm hoặc

yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt
hành vi xâm phạm.
• Yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại về vật chất
và tinh thần cùng các chi phí như: Chi phí hợp lý để hạn chế khắc phục
thiệt hại; thu thập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; tiền bồi thường bù đắp
tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm.
4. Chế tài đối với người xâm phạm quyền đối với hình ảnh của cá
nhân
Hiện nay, pháp luật dân sự quy định các biện pháp bảo vệ và khôi phục
các quyền nhân thân của công dân. Theo đó, người xâm phạm quyền nhân
thân của người khác thì dù cố ý hay vô ý thì đều có nghĩa vụ phải chấm dứt
hành vi xâm phạm; xin lỗi, cải chính công khai; nếu xâm phạm danh dự,
nhân phẩm, uy tín thì phải bồi thường bằng một khoản tiền bù đắp tổn thất
về tinh thần cho người bị xâm phạm.
Nếu chỉ xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín thì bồi thường thiệt hại
tinh thần tối đa bằng 10 tháng lương tối thiểu (do Chính Phủ quy định trong
từng thời kỳ). Nếu việc xâm phạm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thiệt hại
tính mạng, người bị xúc phạm lo lắng, buồn phiền sinh ra bệnh tật, tử tự, …

9


LUẬT DÂN SỰ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

thì riêng mức bồi thường thiệt hại về tinh thần có thể đến tối đa 60 tháng
lương tối thiểu.
Theo luật, không nhất thiết phải gây ra thiệt hại mới bị coi là vi phạm

quyền nhân thân, mà kể cả trường hợp không có thiệt hại, thậm chí còn làm
lợi cho người có hình ảnh đó, cũng bị coi là vi phạm quyền nhân thân của cá
nhân đối với hình ảnh nếu sử dụng hình ảnh của họ mà không có sự đồng ý
của họ.
Việc xâm phạm quyền nhân thân của người khác là hành vi nguy hiểm
cho xã hội, nếu ở mức độ thấp, tính nguy hiểm chưa đáng kể thì có thể bị
Nhà nước xử lý hành chính; nếu nguy hiểm cho xã hội ở mức độ đáng kể thì
người thực hiện hành vi ấy có thể bị xử lý hình sự theo các tội danh quy định
trong Bộ luật hình sự như: Tội làm nhục người khác (Điều 121), Tội vu
khống (Điều 122), Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy
tính (Điều 226), …
III – Thực trạng vấn đề hình ảnh và quyền đối với hình ảnh cá nhân ở
nước ta hiện nay
1. Những vụ việc vi phạm hình ảnh cá nhân với mục đích quảng cáo,
tuyên truyền:
-

Tháng 2/2004, Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC

(Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam) dùng không xin phép ảnh
“Hai bà cháu” trên thẻ gọi điện thoại 1717. Đây là bức ảnh được nghệ sĩ
Mạnh Đan chụp năm 1982. Sau đó, VDC phối hợp với đơn vị thiết kế nẫu
đến, gặp gia đình thân nhân người được chụp ảnh để nhận lỗi, thỏa thuận bồi
thường …
-

Đầu năm 2004, gia đình bé Minh Khôi kiện Công ty Biti’s, đòi

bồi thường thiệt hại 154 triệu đồng vì Biti’s dùng trái phép ảnh của bé Minh
Khôi in trên bìa lịch, tập quảng cáo. Tháng 9/2004, TAND quận 6

(TP.HCM) buộc Biti’s phải xin lỗi công khai gia đình bé Khôi, chấm dứt vô

10


LUẬT DÂN SỰ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

điều kiện việc sử dụng trái phép hình ảnh của bé và bồi thường gần ba triệu
đồng.
-

Tháng 4/2006, luật sư Phạm Thành Long khiếu nại sân bay Tây

Sơn Nhất dùng bức ảnh “Áo dài” của ông là pano ở đường vào sân bay. Bức
ảnh này được ông chụp nhân ngày khai giảng tại cổng trường Trần Phú (Hà
Nội), sau đó được công bố lần đầu vào ngày 6/9/2004 trên mạng. Ông đã
đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với bức ảnh tại Cục Bản quyền (Bộ văn
hóa – thông tin). Trước đó, bức ảnh từng bị … “xài chùa” 14 lần khiến ông
phải khiểu nại nhiều tờ báo và doanh nghiệp. Kết quả, một doanh nghiệp của
Nhậ đã phải bồi thường …
2. Những vụ việc vi phạm hình ảnh cá nhân với mục đích xâm phạm
danh dự, uy tín và nhân phẩm của cá nhân
- Vụ phát tán clip sex của diễn viên Hoàng Thùy Linh:
Ngày 15/5/2008, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa ra xét xử sơ
thẩm vụ án phát tán clip sex của diễn viên Hoàng Thùy Linh. Trong vụ án
này, Hoàng Thùy Linh được Tòa triệu tập với tư cách là nhân chứng – tức là
người “biết” về vụ việc. Tuy nhiên, xét ở khía cạnh cá nhân, trong vụ án
này, diễn viên Hoàng Thùy Linh chính là nạn nhân, là người bị hại. Cô đã bị

người khác lấy trộm những hình ảnh cá nhân, riêng tư và đưa lên “bêu xấu”
trên mạng internet. Hậu quả với cô đã quá rõ: bị làm nhục về hình ảnh trong
mắt mọi người, bị cắt hợp đồng đóng phim, …
Có thể thấy, đây là một vấn đề cực kỳ riêng tư tế nhị. Trong vụ việc này,
Hoàng Thùy Linh cơ bản không là điều gì xấu hay đơn phương hại bất kỳ ai.
Nhưng những gì cô đã phải gánh chịu từ vụ việc thì quá lớn. Theo quy định
của pháp luật, cô hoàn toàn có quyền làm đơn tố cáo hoặc khởi kiện các bị
cáo trong phiên tòa về hành vi xâm phạm quyền đối với hình ảnh của cá
nhân và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

11


LUẬT DÂN SỰ
-

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Vụ quay và phát tán clip, ảnh chụp hình ảnh cá nhân gây mất

danh dự, uy tín của một người khi người này bị bắt quả tang để làm “vật
chứng”
Gần đây, có một vụ việc gây xôn xao dư luận và cộng đồng dân cư
mạng, đó là việc một clip bắt gái mại dâm với những hình ảnh và nội dung
xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự và quyền đối với hình ảnh
bị tung lên mạng.
Đoạn video clip ngắn được phát tán trên mạng trong vài ngày qua đã
quay cảnh một số người đàn ông mặc thường phục đang lập biên bản bắt quả
tang các cô gái mại dâm. Một trong số những người này bắt các cô gái giữ
nguyên hiện trường trên người không có một mảnh vải che thân. Tổng cục

phòng chống tội phạm cho biết sẽ kiểm tra nguồn gốc và nội dung video clip
trên.
Công an thị xã Cẩm Phả đã xác minh vụ việc, qua đó cho thấy vào ngày
29/6/2010 tại nhà nghỉ Quang Dũng thuộc phường Cẩm Thủy thị xã Cẩm
Phả, đội công an thị xã bất ngờ khám xét phòng trong nhà nghỉ này và phát
hiện hai đôi nam nữ đang có quan hệ tình dục. Công an bắt giữ hai cô gái và
trong quá trình lấy lời khai đã có những hành vi nhục mạ và không cho hai
cô gái mặc quần áo để quay phim họ. Trong video clip phát tán trên mạng
sau đó cho thấy tiếng của công an chửi bởi, hạ nhục hai cô gái này và bắt họ
đứng trong tư thế được xem là vô đạo đức. Hai cô gái đã thừa nhận mình là
gái mại dâm trú tại khu Tân Lập 4 phường Cẩm Thủy, thị xã Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh. Đối tượng môi giới trong vụ này đã bị bắt và truy tố về tội môi
giới. Sau vụ việc này, 7 công an tỉnh Quảng Ninh đã bị đình chỉ công tác vì
can tội phát tán một video clip lên mạng quay lại cảnh hành hung, ngược đãi
hai thiếu nữ bị cáo buộc là gái mại dâm.
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cũng cho biết sẽ cùng cơ quan chức năng
làm rõ vụ việc và sẽ chính thức lên tiếng để bảo vệ nhân phẩm của phụ nữ.
Như vậy, việc quay phim, chụp hình trong trường hợp bắt quả tang để
làm bằng chứng là không sai. Nhưng nếu những hành vi ấy gây xúc phạm
12


LUẬT DÂN SỰ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của con người, đồng thời lại bị phát
tán tràn lan trên mạng thì có là phạm luật hay không ? Và pháp luật sẽ xử lý
việc này như thế nào ?
3. Quyền hạn khi tác nghiệp của nhà báo liên quan đến việc đăng

ảnh bị can khi bị bắt và chụp ảnh bị cáo tại phiên tòa được quy
định như thế nào ?
Ở nhiều phiên tòa, thường các đương sự luôn quay sang hướng khác hoặc
cúi đầu, lấy tay che mặt mỗi khi có người cầm máy ảnh chĩa về phía mình.
Đôi khi ánh mắt họ như năn nỉ người phó nháy hãy bỏ qua cho họ.
Nhiều người cho rằng bài báo tường thuật phiên tòa mà thiếu hình ảnh
của bị cáo rõ ràng thiếu đi sự sinh động, hấp dẫn. Bởi hình ảnh là một phần
không thể thiếu trong bất cứ vụ việc “có thật” và “đang diễn ra” nào. Thậm
chí những bức ảnh “đắc địa” về một gương mặt hối hận, một ánh mắt hung
dữ, một cái nhìn xảo trá, … sẽ làm nổi bật tâm trạng, bản chất con người hay
những vấn đề liên quan số phận nạn nhân hoặc kẻ thủ ác.
Tuy nhiên, lại có nhiều ý kiến phản đối việc đưa hình ảnh của bị cáo lên
báo. Việc đăng hình ảnh của bị can, bị cáo chẳng khác nào đóng thêm “dấu
đen” lên cuộc đời của họ. khiến con đường hoàn lương đôi lúc gập ghềnh.
Một thân nhân của bị cáo than thở: “chồng tôi có chút sai lầm, giờ báo chí
đăng hết lên. Cả dòng họ tôi biết, chòm xóm nhìn gia đình tôi với ánh mắt
khác. Mai mốt chắc phải … bỏ xứ mà đi”.
Không những vậy, ngay trong giai đoạn điều tra, việc đưa tin, hình ảnh
liên quan đến cá nhân, đời tư của học cũng không bị hạn chế hoặc cấm đoán
mặc dù chưa có bản án kết luận điều tra. Thậm chí, những người “ra tòa” dù
có vai trò bị cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hay nguyên đơn, bị
đơn … đều cảm thấy “không tiện” hoặc “không hay lắm” nếu xuất hiện hình
ảnh của mình trên báo chí. Họ sợ “vết đen” ấy sẽ ảnh hưởng đến công việc
làm ăn, uy tín, danh dự của bản thân, gia đình và dòng họ.

13


LUẬT DÂN SỰ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Vấn đề đặt ra ở đây là quyền hạn khi tác nghiệp của nhà báo liên quan
đến việc đăng ảnh bị can khi bị bắt và chụp ảnh bị cáo tại phiên tòa được
quy định như thế nào ?
Điều 15 Luật Báo chí quy định nhà báo có quyền và nghĩa vụ thông tin
trung thực, phản ánh ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, góp phần thực hiện
quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Hay
như theo khoản 3 Điều 8 Nghị định số 51 ngày 26/4/2002 của Chính Phủ,
nhà báo được hoạt động hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim,
ghi âm tại các phiên xét xử công khai, được dành chỗ ngồi riêng, được liên
lạc trực tiếp với các thẩm phán, luật sư để lấy tin, phỏng vấn theo quy định
của pháp luật. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 28, 36, 37, 38 và 39 Bộ luật
hình sự chỉ hạn chế hoặc tước bỏ một số quyền dân sự của bị can, bị cáo
như: cấm đảm nhiệm chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định,
cấm đi khỏi nơi cư trú … Không có quy định nào tước bỏ quyền đối với
hình ảnh của một người, dù đó là kẻ phạm tội.
Ở nước ta hiện nay, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là
quyền hiến định, được quy định trong văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất
là Hiến pháp. Theo Hiến pháp năm 1992, quyền được bảo vệ danh dự, nhân
phẩm, uy tín là một trong những quyền cơ bản của công dân. Quyền này
được quy định rõ nhất tại Điều 71 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung) như
sau: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật
bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu
không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của
Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam
giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục
hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”. Cùng với Điều 71, quy
định tại Điều 72 và Điều 73 Hiến pháp 1992 cũng nhằm bảo vệ danh dự,
nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Cụ thể, theo Điều 72: “không ai bị coi là có

tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật”.
14


LUẬT DÂN SỰ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Tóm lại, những điều kể trên cho thấy sự mâu thuẫn với quy định về
quyền hạn của nhà báo. Tình trạng này đang xảy ra khá phổ biến trong thực
tế nước ta hiện nay.
4. Những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện các quy định
của BLDS 2005 về bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân
Các quy định BLDS 2005 về bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân cũng
như thực tiễn áp dụng, cơ bản các quy định đủ các phương thức và biện pháp
bảo vệ quyền nhân thân. Nhưng các quy định này còn mang tính chất khái
quát chung chung; trong khi đó các văn bản hướng dẫn thi hành vấn đề này
lại không hướng dẫn cụ thể nên việc thực hiện trên thực tế còn gặp những
bất cập, vướng mắc.
Tại khoản 1 Điều 25 BLDS 2005 quy định: “khi quyền nhân thân của
cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền tự mình cải chính”. Nghĩa là
khi quyền nhân thân nói chung và quyền nhân thân đối với hình ảnh nói
riêng của cá nhân bị xâm phạm thì cá nhân đó được bảo vệ bằng cách tự
mình cải chính mà không phải đợi người có hành vi xâm phạm thực hiện
việc cải chính công khai. Phương pháp bảo vệ này giúp ngăn chặn kịp thời
hậu quả của hành vi xâm phạm hình ảnh của cá nhân. Nhưng trong thực tế
hầu như việc tự cải chính những hình ảnh bị xâm phạm dẫn tới danh dự,
nhân phẩm bị xúc phạm là khó thực hiện được hoặc có thực hiện được
nhưng không có hiệu quả. Nguyên nhân là do văn bản pháp luật liên quan

không có quy định hay hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện việc
tự mình cải chính. Hơn nữa, xét về mặt tâm lý thì không ai tin vào việc cải
chính của người có quyền đối với hình ảnh bị xâm phạm.
Tại khoản 2, khoản 3 Điều 25 BLDS quy định: “khi quyền nhân thân
của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền yêu cầu người vi phạm
hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt
hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; yêu cầu người vi phạm hoặc
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại”.
15


LUẬT DÂN SỰ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Theo quy định này, người có quyền nhân thân bị xâm phạm được yêu cầu cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ. Nhưng tại quy định từ Điều 25 đến
Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự 2005 cũng chưa quy định cụ thể thẩm quyền
của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết các vụ việc liên quan đến quyền
nhân thân như yêu cầu bảo vệ họ tên, hình ảnh; yêu cầu bảo vệ bí mật đời tư;
yêu cầu bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Do pháp luật lại không quy định
rõ cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền vì vậy trên thực tế không ít trường
hợp đương sự không xác định được cơ quan, tổ chức nào về việc bảo vệ
quyền nhân thân của họ khi bị xâm phạm.
Điều 31 BLDS 2005 chỉ quy định khi hình ảnh của cá nhân đã chết,
cá nhân mất năng lực hành vi dân sự hoặc chưa đủ 15 tuổi thì phải được cha,
me, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý.
Tức là khi tổ chức, cá nhân khác sử dụng hình ảnh của cá nhân đã chết hoặc
mất năng lực hành vi dân sự, hoặc chưa đủ 15 tuổi thì cần phải có sự đồng ý
của người thân của cá nhân đó. Nhưng luật không dự liệu trường hợp cá

nhân này còn sống không có ý định công bố những bức ảnh đời tư của mình,
khi người đó mất thì những người thân cũng nên tôn trọng ý nguyện của
người đã mất. Từ việc pháp luật không quyd dịnh cụ thể thẩm quyền giải
quyết của cơ quan, tổ chức nên trong thực tiễn xét xử có quan điểm khác
nhau về thẩm quyền giải quyết các vụ việc về quyền được Tòa án thụ lý giải
quyết nhưng Tòa án khác lại không thụ lý giải quyết.
Quy định tại Điều 31 BLDS 2005 cho thấy luật chỉ quy định những
quyền được hưởng của cá nhân đối với hình ảnh như có quyền đối với hình
ảnh, có quyền ngăn cấm việc sử dụng hành vi xâm phạm của người khác …
Cá nhân có quyền đối với hình ảnh, vậy ở đây, cũng không nói rõ được rằng
cá nhân có quyền như thế nào với hình ảnh của mình. Dẫn tới hiện tượng cá
nhân đăng tải hình ảnh được coi là “mát mẻ” của mình lên internet một cách
tràn lan, bừa bãi. Và khi được hỏi vì sao thì mặc nhiên họ tuyên bố rằng đó
là quyền cá nhân của họ, họ được quyền chụp những bức ảnh họ muốn, miễn
là họ thấy đẹp. Do đó, giới hạn của quyền cá nhân với hình ảnh ở đâu ?
16


LUẬT DÂN SỰ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Không chỉ vậy, Điều 31 BLDS 2005 quy định việc “sử dụng” hình ảnh nói
chung đều cần có sự đồng ý của người có hình ảnh. Điều này dẫn tới việc sử
dụng hình ảnh của người khác, dù chỉ cho nhu cầu bản thân, không phát tán
cho người thứ ba thì cũng phải xin phép người có hình ảnh. Điều 31 BLDS
2005 cũng không loại trừ trường hợp sử dụng ảnh phong cảnh hay các buổi
tụ tập đông người (như biểu tình, diễu hành, hội họp). Đây là quy định có
phần thiếu hợp lý vì bản chất hành vi này không ảnh hưởng tới quan hệ của
người có mặt trong ảnh với xã hội, không cản trở việc phát triển nhân cách

của người đó.
Ngoài ra, đối với trường hợp người có hình ảnh đã chết thì việc sử dụng
hình ảnh đó phải được sự đồng ý của bố, mẹ, vợ, chồng, con của người đó.
Trên thực tế, do chỉ bó hẹp thân nhân là như trên nên yêu cầu xin phép sẽ
chấm dứt khi những người này qua đời. Quy định này dẫn đến hai tình
huống cực đoan là hoặc phải xin phép trong thời gian rất dài hoặc được tự do
sử dụng hình ảnh sau khi người có hình ảnh chết trong trường hợp nhân thân
của họ còn sống nhưng lại không thuộc diện cha, mẹ, vợ, chồng, con. Theo
quy định trên thì việc phát tán, công khai hình ảnh thì phải cần sự đồng ý
của người có hình ảnh. Trong nhiều trường hợp đương sự khó biết được hình
ảnh của mình có bị phát tán hay không, đặc niệt đối với những trường hợp
phát tán trong phạm vi hẹp hoặc sau một thời gia dài mới phát tán. Trong
điều kiện các trang thiết bị ghi hình ngày càng phổ biến thì việc pháp luật
không có quy định đối với việc quay phim, chụp hình trong không gian riêng
tư của cá nhân trở thành một vấn đề đáng lo ngại trong xã hội. Vì nếu không
chứng minh người chụp trộm, quay trộm đã phát tán các hình ảnh này thì
không thể quy trách nhiệm dân sự theo Điều 31 BLDS 2005 hay trách nhiệm
hình sự theo Điều 121 (Tội làm nhục người khác). Một vướng mắc nữa
trong Điều 31 BLDS 2005 còn quy định nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh
của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó. Dù
pháp luật bảo vệ hình ảnh của cá nhân được thể hiện dưới bất kỳ hình thức
nào, kể cả tranh vẽ, ảnh chụp, quay phim, nhưng pháp luật chỉ bảo vệ hình
17


LUẬT DÂN SỰ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ảnh cá nhân với điều kiện cá nhân có thể nhận dạng, người xem hình có thể

xác định được đó là ai. Việc này không đồng nghĩa với việc hình ảnh phải có
khuôn mặt hay ghi tên của đương sự vì điều kiện bị nhận dạng chỉ bị giới
hạn trong phạm vi người quen biết nhất định. Nên việc sử dụng hình ảnh của
người khác xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín trở nên khó xác định
và thường là khó phát hiện ra hành vi xâm phạm.
IV – Những đề xuất về hướng khắc phục thực trạng xâm phạm về hình
ảnh và quyền đối với hình ảnh của cá nhân
Thứ nhất, cần phải phải hiểu khái niệm “hình ảnh cá nhân” thế nào cho
đúng trong Điều 31 BLDS ? Như đã phân tích khái niệm “hình ảnh của cá
nhân” ở phần trên, ta thấy rõ, khái niệm “hình ảnh cá nhân” như trong Điều
31 BLDS quy định có hàm hẹp hơn nhiều so với nội hàm của định nghĩa
“hình ảnh cá nhân” thực tế. Khái niệm “hình ảnh của cá nhân” trong Điều
31 BLDS bao gồm mọi hình thức tác phẩm nghệ thuật ghi lại hình dáng con
người cụ thể (ảnh chụp, ảnh vẽ, ảnh họa chép và suy luận rộng ra có thể cả
bức tượng của cá nhân đó nữa …)


BLDS nước ta cần quy định rõ, thế nào là “hình ảnh cá nhân”
trong Điều 31 BLDS, hoặc sẽ có một cách dùng từ khác để nói về
những “hình thức tác phẩm nghệ thuật ghi lại hình dáng của một
con người cụ thể” trên đây.

Thứ hai, cần sửa đổi, bổ sung Điều 31 BLDS 2005 như sau: Cách hiểu
quyền nhân thân đối với hình ảnh: “là quyền nhân thân gắn liền với cá nhân
liên quan đến việc tạo dựng, sử dụng và cho phép sử dụng hình ảnh theo ý
chí của chính cá nhân đó”.


Cần sửa đổi lại quy định việc sử dụng hình ảnh của cá nhân theo
hướng mở. Cá nhân, tổ chức, cơ quan chụp và đăng tải hình ảnh cá

nhân không cần sự chấp thuận của họ nếu đáp ứng các điều kiện
sau:

18


LUẬT DÂN SỰ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

+ Không ảnh hưởng tới quan hệ của những người có mặt trong ảnh trong
xã hội;
+ Không cản trở việc phát triển nhân cách của người đó;
+ Không sử dụng cho mục đích thương mại.
Thứ ba, Cần sửa đổi, bổ sung đoạn đầu Điều 25 BLDS theo hướng quy
định không chỉ người có quyền nhân thân bị xâm phạm có quyền yêu cầu
bảo vệ mà cả người đại diện hợp pháp của họ cũng có quyền yêu cầu bảo vệ.
Yêu cầu bảo vệ được đặt ra trong cả trường hợp người có quyền nhân thân bị
xâm phạm đã chết. Tại khoản 2 Điều 25 BLDS sửa đổi, bổ sung theo hướng
quy định rõ ràng cơ quan, tổ chức thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền nhân
thân của cá nhân để tạo thuận lợi cho cá nhân có quyền nhân thân bị xâm
phạm kịp thời thực hiện được việc bảo vệ quyền nhân thân của mình.
Thứ tư, về vấn đề bồi thường thiệt hại, cần quy định một mức phạt hợp
lý để nhằm ngăn chặn, răn đe không tái phạm hành vi xâm phạm của những
người có dụng ý xấu. Vì hiện nay quy định mức bồi thường thiệt hại không
quá mười tháng lương tối thiểu (mức lương tối thiểu chung hiện nay là
730.000 đồng/tháng) còn khá khiêm tốn so với một hành vi xâm phạm
quyền của cá nhân đối với hình ảnh. Vì vậy mà hiện tượng tái phạm hành vi
xâm phạm vẫn tiếp tục diễn ra. Cần phải quy định một mức bồi thường cao
hơn, vì nếu mức bồi thường thiệt hại thấp hơn lợi nhuận của các cơ quan báo

chí hoặc tổ chức thu được một hành vi xâm phạm hình ảnh của một cá nhân
thì việc bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân coi như vô hiệu, đặc biệt
đối với những trường hợp sử dụng hình ảnh vào mục đích kinh doanh.
Thứ năm, bên cạnh chế tài bồi thường thiệt hại, chế tài đăng bài đính
chính của cơ quan báo chí khi có hành vi xâm phạm quyền đối với hình ảnh
của cá nhân. Vì trên thực tế, việc đính chính của các cơ quan báo chí thường
gắn đăng nhằm hợp thức hóa chứ thực sự không có ý nghĩa cơ quan báo chí
xin lỗi. Việc đính chính xin lỗi của cơ quan báo chí thường được đăng trên
mục mà ít người đọc tới như đăng bài đính chính xin lỗi trên mặt báo đăng
ký thành lập doanh nghiệp, hay mặt báo đăng quảng cáo với khổ rất bé. Vì
19


LUẬT DÂN SỰ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

vậy, pháp luật cần quy định rõ hình thức cải chính xin lỗi của cơ quan báo
chí về cách thức khổ bài đính chính, phông chữ, đăng trên mặt báo gì, …

C – Kết luận
Tóm lại, việc quy định quyền của cá nhân đối với hình ảnh là một điều
vô cùng cần thiết và cấp bách. Đặc biệt, trong thời đại hiện nay, khi công
nghệ thông tin ngày càng phát triển, suy nghĩ và lối tư duy của đa số cá nhân
về “hình ảnh bản thân” còn nhiều lệch lạc, thì việc quy định rõ ràng và chi
tiết vấ đề này là một yêu cầu cần thiết hơn lúc nào hết, tránh việc ảnh hưởng
đến những quyền cơ bản của công dân.
Việc pháp luật nước ta quy định chưa chặt chẽ về vấn đề quyền đối với
hình ảnh cả nhân, đã gây ra nhiều vấn đề trong thực tiễn, cũng như nhiều làn
song ý kiến từ dư luận. Mong rằng trong thời gian tới, sẽ có câu trả lời thỏa

đáng cho những vấn đề còn đang nhiều bức xúc hiện nay của xã hội.

20



×