Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

vấn đề khai hoang ruộng đất thời vua Minh Mạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.76 KB, 36 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong các triều đại phong kiến Việt Nam từ Đinh, Lê, Lý, Trần… Và sau
này là triều Nguyễn (1802 – 1945), thì triều Nguyễn tuy thời gian tồn tại không
được kéo dài như các triều đại trước, nhưng là triều đại đã để lại cho chúng ta
nhiều suy nghĩ và đánh giá nhất.
Triều Nguyễn được thiết lập trong bối cảnh hết sức phức tạp ở các trong và
ngoài nước . Đặc biệt đối với Gia Long – Nguyễn Phúc Ánh người sáng lập ra
vương triều này, cũng như về vương triều này hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến
khác nhau.
Hiện nay, trong điều kiện hòa bình, chúng ta có nhiều điều kiện để tiếp xúc
với nhiều tư liệu quý giá, cũng như các đánh giá khách quan khác nhau. Nhưng
cho dù đánh giá như thế nào đi chăng nữa, tích cực hay tiêu cực, thì chúng ta
không thể phủ nhận những việc mà triều đại này đã làm cho nước ta trong lịch
sử dân tộc ta, đó là sự thống nhất về lãnh thổ sau gần 300 năm bị chia cắt (dưới
triều Gia Long), sự ổn định và lớn mạnh của nước Đại Việt (dưới thời Minh
Mạng), cũng như những thành tựu về văn hóa là hết sức to lớn.
Những thành tựu của đất nước dưới triều đại này là hết sức to lớn và rõ nét
đặc biệt dưới triều vua Minh Mạng. Những thành tựu cả về kinh tế và văn
hóa….
Dưới triều vua Minh Mạng, nền kinh tế đất nước đã dần dần đi vào ổn định,
đời sống các tầng lớp nhân dân đã có bước tiến bộ hơn so với thời kì trước. Sau
gần 300 năm đất nước bị chia cắt, chiến tranh kéo dài, thì việc ổn định đất nước,
đưa đất nước ngày càng cường thịnh là công lao không nhỏ của Gia Long và
Minh Mạng và các vua đầu triều Nguyễn
Dưới chế độ phong kiến thì nông nghiệp được coi là ngành kinh tế chính
của quốc gia, triều Minh Mạng cũng vậy. Minh Mạng hiểu rất rõ những đièu
này, thế nên ông đã cố gắng ban hành những chính sách nhằm khôi phục lại
nông nghiệp, trong đó việc khai hoang ruộng đất là điều hết sức quan trọng
trong toàn bộ chính sách khuyến nông của vua Minh Mạng.


1


Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết về đề tài
nông nghiệp, chính sách khuyến nông dưới triều vua Minh Mạng hay các bài
viết về vấn đề khai hoang ruộng đất thời vua Minh Mạng. Các công trình nghiên
cứu đó đã giúp chúng ta hiểu một cách khá toàn diện về nông nghiệp triều vua
Minh Mạng.
Bài nghiên cứu này, tôi mong muốn góp phần nhỏ bé công sức của mình
nhằm sáng tỏ vấn đề khai hoang ruộng đất thời vua Minh Mạng.
2. Lịch sử nghiên cứu
Dưới chế độ phong kiến nói chung hay phong kiến Việt Nam nói riêng,
nông nghiệp luôn luôn là vấn đề lớn của toàn bộ quốc gia.
Vấn đề nông nghiệp dưới triều vua Minh Mạng đã thu hút được sự quan
tâm nghiên cứu của không ít các học giả, các nhà nghiên cứu không chỉ trong
giới sử học. Đã có nhiều các tác phẩm, công trình nghiên cứu về vấn đề này đã
được công bố như:
- "Chính sách khuyến nông dưới triều vua Minh Mạng" của Mai Khắc
Ứng. Tác giả bên cạnh việc khái quát quá trình khai hoang ruộng đất trong cả
nước, một số thành tựu về khai hoang thời Minh Mạng , thì tác phẩm nhấn mạnh
vào những chính sách khuyến nông của vua Minh Mạng, thành tự về nông
nghiệp thời vua Minh Mạng.
- "Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khai hoang lập ấp ở Nam kỳ lục
tỉnh" của Nguyễn Đình Đầu. Tác giả khái quát tình hình khai hoang ruộng đất
của các lưu dân người Việt từ khi họ đặt chân tới vùng đất Nam kỳ, quá trình
thiết lập chính quyền của các chúa Nguyễn trên vùng đất Nam kỳ lục tỉnh, ngoài
ra trọng tâm của tác phẩm là tìm hiểu quá trình thiết lập chế độ công điền công
thổ của nhà nước phong kiến Việt Nam trên vùng đất mới.
- Tác phẩm "Nguyễn Hữu Cảnh chân dung người mở cõi", viết về cuộc đời,
sự nghiệp của Lễ Thành Hầu - Nguyễn Hữu Cảnh, người được coi có công lao

to lớn trong việc thiết lập chính quyền của chúa Nguyễn trên vùng đất mới Gia
Định.
- Tác phẩm "Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam bộ qua các thế kỉ XVII,
XVIII, XIX". Tác giả nghiên cứu quá trình khai hoang, lập ấp của các cư dân
Việt khi vào Nam bộ khai khẩn ruộng đất hoang, đồng thời tác phẩm cũng tìm
2


hiểu quá trình xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn trong các thế kỉ XVIIXVIII, và chính sách của các vua đầu triều Nguyễn trong thế kỷ XIX.
Ngoài ra còn nhiều các tác phẩm, công trình nghiên cứu khác liên quan đến
vấn đề khai hoang ruộng đất dưới triều vua Minh Mạng như: "Đại Nam thực
lục", "Gia định thành thông chí", "Minh Mệnh chính yếu", "Tình hình nông
nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn", "Kinh tế xã hội Việt Nam
dưới các vua triều Nguyễn"...
Tuy nhiên với mong muốn làm rõ hơn nữa vấn đề khai hoang ruộng đất
thời Nguyễn đăcc biệt dưới thời vua Minh Mạng, tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên
cứu đề tài “VẤN ĐỀ KHAI HOANG RUỘNG ĐẤT TRIỀU VUA MINH MẠNG
( 1820 – 1840)” và mong sẽ làm rõ hơn về một số vấn đề liên quan.
3. Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài nhằm mục đích tìm hiểu vấn đề khai hoang ruộng đất thời vua Minh
Mạng, tìm hiểu những chính sách, những thành tựu quan trọng trong khai hoang
ruộng đất dưới triều vua Minh Mạng. Ngoài ra, đề tài cũng khái quát lạ những
thành tựu khai hoang ruộng đất trước đó của các triều đại trước.
Phạm vi đề tài trọng tâm đi sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc
khai hoang ruộng đất, các chính sách nhằm khai hoang ruộng đất dưới triều vua
Mịnh Mạng từ 1820 - 1840. Không gian nghiên cứu của đề tài là phạm vi trên cả
nước.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giả quyết đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp luận sử học

Phương pháp logic học
Phương pháp so sánh, đánh giá, phân tích, tổng hợp và thống kê từ nhiều
nguồn tư liệu khác nhau.
Cùng với các phương pháp trên thì chúng tôi đã dựa và quan điểm sử học
Macxit và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng để tôi tìm hiểu nghiên
cứu vấn đề này.
5. Đóng góp đề tài
Đề tài thực hiện tôi mong sẽ giả quyết một số vấn đề:

3


- Khái quát những thành tựu khai hoang ruộng đất trước thời vua Minh
Mạng như: triều Lý – Trần, Lê sơ, thời các chúa Nguyễn…
- Những chính sách khuyến khích khai hoang thời vua Minh Mạng.
- Một số thành tựu chính về khai hoang ruộng đất thời vua Minh Mạng
(1820 – 1840).
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì nội
dung chính của bài tiểu luận này được chia làm 2 chương:
Chương I: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHAI HOANG TRƯỚC
TRIỀU VUA MINH MẠNG
Chương II: VẤN ĐỀ KHAI HOANG RUỘNG ĐẤT TRIỀU VUA
MINH MẠNG ( 1820 – 1840)
Trong mỗi chương lại được chia thành các đề mục khác nhau nhằm
thuận tiện cho việc đi sâu tìm hiểu, khai thác nội dung đề tài .

4



B. NỘI DUNG
Chương I: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHAI HOANG TRƯỚC
TRIỀU VUA MINH MẠNG
I. Khai thác ruộng đất thời Lý - Trần :
Việc tổ chức khai hoang lập làng và lập đồn điền bắt đầu từ thời lý trần .Tù
binh và dân bị tù tội là lực lượng chủ yếu của các tổ chức khai hoang này.
Những cuộc chiến tranh với các nước xung quanh đã đưa lại một số tù binh đáng
kể. Nhiều tù binh được phân phác cho các Vương hầu làm nô tì, số còn lại được
nhà nước biến thành lực lượng khai hoang. Năm 1044 sau khi đánh Chămpa :
“bầy tôi dâng hơn 5000 tù binh người Chiêm. Nhà Vua xuống chiếu lấy trấn
Vĩnh Khang (huyện Vĩnh Hòa, Tương Dương, Nghệ An) và Đăng Châu (Quy
Hóa - Vĩnh Phú ) đặt ra làng xóm, phỏng theo như tên cũ của Chiêm Thành để
họ cứ chiếu theo bộ thuộc, nhận lấy mà ở. Sử cũ có đoạn viết “Nhật Duật …
thường cưỡi voi tới thôn Bà Gìa – thôn này lập được là do Lý Thánh Tông đánh
Chiêm Thành, bắt được người Chiêm cho ở đấy, lấy tiếng nước Chiêm đặt tên là
Đadali sau gọi là Bà già, “Năm 1252 trong lần đánh Chăm Pa, Trần Thái Tông
lại bắt được thêm một số tù binh Chàm đưa về cho khai hoang lập làng ở Nghệ
An, và ở một số vùng thuộc Bắc Bộ. Xác nhận điêu này, Ngô Sỹ Liên viết “Thái
Tông, Thánh Tông nhà Lý đánh Chiêm, bắt được người Chiêm đem về chia cho
ở các châu ấp. Các tập đấy đều phỏng theo tên cũ của Chiêm, tất các trại sở bây
giờ “Trong quá trình sưu tầm tư liệu lịch sử địa phương Nghệ Tĩnh Lơ Brơtong,
trong tác phẩm Le vieux An Tĩnh đã phát hiện 3 làng Chàm ở Nam Kin (Nam
Đàn) và bốn làng Chàm ở Hưng Nguyên vốn được thành lập trong thời gian
này. Nhiều tù binh Tống, Nguyên, Ai Lao cũng được sử dụng trong công cuộc
khai hoang.
Như vậy là từ thời Lý trên đất nước ta nảy sinh một số làng do tù binh lập
thành và phụ thuộc nhà nước. Nhà sử học Lê Văn Hưu đã từng nhận xét: “Lý
Thánh Tông trói 5 vạn người nước ấy (Chăm Pa) đến nay vẫn làm tôi tớ …”, tất
là cho đến thời Trần con cháu của các tù binh này vẫn bị xem là phụ thuộc nhà
nước hoặc đã trở thành nô tì cho các thế gia. Việc sử dụng tù binh vào công cuộc


5


khẩn hoang, mở rộng diện tích canh tác rõ ràng có ý nghĩa quan trọng đối với
sản xuất đương thời .
Bên cạnh đó đến thời Trần, nhà nước bắt đầu thực hiện chính sách đồn
điền. Năm 1344, nhà Trần đã đặt cắt chức đồn điền chánh, Phó sứ ở ty khuyến
nông, chuyên về việc mộ dân khai hoang. Một số lịch sử địa phương cho phép
chúng ta suy nghĩ rằng làng Quán La (huyện Từ Liêm Hà Nội) là một đồn điền
của nhà Trần. Đồn điền này được duy trì đến cuối thế kỉ XVIII. Thần tích làng
Vũ Xá, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương cho biết đây là một đồn điền thời
Trần , do Đại An Phủ Sử kinh sư là Nguyễn Dũ điều khiển việc thành lập.
Như vậy, xuất phát từ nhu cầu mở rộng diện tích đất canh tác, nhà Trần đã thành
lập các sở đồn điền bên cạnh việc khuyến khích các Vương Hầu khai hoang lập
điền trang.
Năm 1402, cuộc xung đột gay gắt gắt giữa Đại Việt và Chăm Pa đã diễn ra.
Kết quả Chăm Pa thất bại buộc phải cắt cho Đại Việt hai châu Chiêm Động và
Cổ Lũy. Nhà Hồ đã sát nhập hai vùng đất này vào Đại Việt. Sau đó Hồ Quý Ly
đã chiêu mộ nhà giàu và người dân thiếu đất canh tác vào đây khai hoang.

II. Khai thác ruộng đất thời Lê Sơ :
Tình trạng ruộng đất bị bỏ hóa ở buổi đầu thời Lê dần dần được khắc phục.
Bộ mặt xã hội được thay đổi nhanh chóng. Số quan lại được tăng lên và dân số
ngày cũng tăng đông đảo. Một phần ruộng đất đáng kể ở các làng xã bị lấy để
cấp, tặng cho các quý tộc, quan lại, công thần. Nhân dân lao động bị thiếu đất bỏ
làng đi lưu vong.
Trong lúc đó, ở các vùng ven biển, ven sông đất đai bị bỏ hoang có thể khai
khẩn thành ruông hãy còn nhiều. Trong một chuyến công du vào phía Nam Lê
Thánh Tông đã ghé thuyền vào bờ biển huyện Kỳ Anh (Nghệ Tĩnh), ngẫu hứng

làm một bài thơ và chú rằng : “Vào cảnh ta sắc, trời mưa gió, thuyền đụng vào
bờ, hai bên bờ đất bằng ruộng hàng ngàn dặm. Người ít đất rộng, hươu nai từng
đàn, từ trường làng về phía trước chứa được di cư vài vạn nhà”. Ở các xứ phía
Nam như Tân Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam, cư dân còn thưa thớt, nhu cầu di
dân khai phá đất đai xây dựng làng xóm để củng cố vững chắc lãnh thổ phía
Nam, tăng thêm nguồn thu nhập của nhà nước cũng trở thành nguồn thu nhập
của nhà nước cũng trở thành cấp thiết và thực sự có cơ sở để thực hiện.
6


1. Chính sách đồn điền của nhà Lê
Việc tổ chức đồn điền và chánh phó đồn điền sứ để trông coi đã được tiến
hành từ đời Trần, còn về việc tổ chức khai hoang thì được tiến hành từ thời Lý.
Do đó, kế thừa tinh thần từ các triều đại trước, các vua Lê Sơ đã đưa các tù binh
Minh, Chàm đi khai phá các nơi lập làng xóm. Các sử liệu địa phương đã nói
đến việc các tướng của Lê Lợi như Nguyễn Xí, Trịnh Khải, Lê Thụ, Trần Lạn…
đã được cấp tù binh để khai phá các vùng đất hoang. Nhiều làng xóm Chàm hay
của tù binh ngoại quốc được mang tên Vệ, Sở được dựng lên ở các vùng ven
sông huyện Hưng Nguyên, Diễn Châu, Thiên Bản …
Chính sách đồn điền được thực hiện rộng rãi dưới thời Lê Thánh Tông.
Năm 1462, Lang Trung Hoàng Thanh dâng sớ xin thành lập đồn điền ở những
vùng đất hoang. Tiếp đó năm 1467, các quan lại ở vùng Tân Bình (Quảng Bình
– Bình Trị Thiên ) đề nghị đào kênh Tân Bình, rồi Tham nghị Đặng Thiếp ở Ty
Thừa chính Hóa Châu đề nghị nhà vua thi hành 5 điều, trong đó có : Điều 2 :
Lập cửa biển Nhuyến Hải (Thuận An); Điều 5 : Chiêu mộ dân lưu vong khai
khẩn ruộng hoang ở Châu Bố Chánh. Nhiều sở đồn điền được thành lập chuyên
lo mộ dân lưu vong, khẩn hoang những vùng đất chưa được khai hóa. Theo một
tập điền bạ của sở, đồn điền ở Quảng Xương (Thanh Hóa) từ năm Quang Thuận
thứ hai (1461) các viên quan đồn điền chánh sứ Phan Thế Hợp, đồn điền phó sứ
Uông Ngọc Châu, Tô Văn Bản, Đỗ Nhuận được cử phụ trách đồn điền tĩnh Gia

(Thanh Hóa ). Cho đến năm Hồng Đức thứ 3 (1472) thì sở đồn điền này đã quản
lý được 11 khu đồn điền nằm rải rác ở các xã trong huyện .
Tuy nhiên, cho đến năm 1481, Lê Thánh Tông mới chính thức mở rộng quy
mô thành lập các sở đồn điền ở địa phương, nhằm tận dụng sức nhà Nông, mở
rộng nguồn tích trữ của nhà nước .
Đồn điền các sứ được chia làn 3 hạng ; Thượng, Trung và Hạ.
Theo thiên nam dư hạ tập bấy giờ cả nước có 43 sở đồn điền phân phối như
sau:
Bắc bộ ngày nay có Vĩnh Hưng, Thịnh Quang, Dịch Vọng, Quán La, Bồng
Hải, Phượng Vĩ, Liên Thúy, Đông Hải, Kim Quan, Hoa Lâm, Đan Nhiễm, Quy
Mông, Lục Đàn, Đại Tả, Phấn Trì, Tư Mãi, Nam Giản, Kham Lãng, An Trú,

7


Phiên Dương, Tày Tạ, Thiên Kiện, La Sơn,Vọng Doanh, Chi Ngại, Hoa
Diệp,Cống Khê.
Thanh Hóa và Nghệ Tĩnh có: Lương Giang, Lô Dương, Vĩnh Ninh, An
Định,Tĩnh Ninh (Tĩnh Gia), Đức Quang, Anh Đô, Diễm Châu, Hà Hoa (Kì Anh).
Thuận Quảng có: Triệu Phong, Tân Bình, Thăng Hoa, Tư Nghĩa.
Các sở đồn điền đều có chánh phó đồn điền sứ trông coi, tùy điều kiện
thuận tiện mà mộ dân hay sử dụng lưc lượng tù binh hay những người bị tội đồ
khai phá đất hoang thành ruộng đồng và thành lập làng xóm. Làng Quảng Thái,
thuộc huyện Quảng Xương là một làng được thành lập theo phương thức này. Ở
đây, hiện nay vẫn có những địa danh cổ ghi lại dấu tích của vùng đất hoang vu
ngày xưa. Theo Vĩnh Lộc, huyện Phong Thổ chí lược thì Quận công thời Lê là
Lê Thọ Vực - người địa phương, đã được đem tù binh về Vĩnh Lộc lập sở đồn
điền (sau chiến tranh với Champa năm 1471). Bên cạnh đó, sở đồn điền có
nhiệm vụ khai phá nốt những diện tích đất hoang còn lại ở các làng lân cận.
Điền bạ sở đồn điền Quảng Xương cho ta thấy thêm ngoài làng Quảng Thái còn

có một sổ khu đồn điền khai thác khác ở các xã Mai Xuyên (Đông Sơn), Du
Vịnh, Phú Xá (Quảng Xương)…điền bạ sở đồn điền Quán La (thời Tây Sơn) ghi
cả những mảnh ruộng của sở ở 13 xã như Phú Gia, Thụy Hương, Khang Cáo,
Cổ Nhuế…Ruộng đất ở các sở đồn điền dĩ nhiên thuộc sở hữu và trực tiếp quản
lý của nhà nước trung ương. Đối với nhà Lê, đây là một nguồn thu nhập quan
trọng (trong 43 sở nói trên có ít nhất 6 sở nằm ven thành Thăng long). Nhà nước
không dùng ruộng đất đồn điền để ban cấp cho quan lại mà cố gắng bảo vệ nó.
Chính vì vậy cho đến cuối thế kỉ XVIII, ruộng đất làng Quán La và các khu đồn
điền ở đây vẫn hoàn toàn thuộc quyền sở hữu nhà nước.
Chính sách đồn điền của nhà Lê rõ ràng có tác dụng thiết thực trong việc
mở rộng diện tích canh tác, do đó có tác dụng tích cực thiết thực.

8


2. Chính sách khẩn hoang của nhà Lê
Khẩn hoang lập làng là một hoạt động thường xuyên, liên tục của nhân dân
ta trong suốt quá trình dựng nước. như thời Lý, do yêu cầu củng cố nền độc lập
của đất nước, mở rộng vùng đồng bằng, việc khẩn hoang xây dựng làng xóm
mới được thúc đẩy mạnh mẽ. Thời Trần bên cạnh chính sách đồn điền, nhà nước
còn khuyến khích các phò mã, công chúa, vương hầu tự chiêu mộ dân nghèo đi
khai hoang xây dựng các tư trang. Tuy nhiên chính sách khẩn hoang mới chỉ
dừng lại ở giai cấp quý tộc và chủ yếu xây dựng các trang trại tư nhân. Cùng với
chính sách này, lực lương nô tỳ được đưa vào sản xuất ngày càng nhiều, tức là
số nô tỳ được chuyển thành nông nô ngày một nhiều, đồng thời cũng có nhiều
dân nghèo đói bị rơi vào cảnh nông nô hóa.
Yêu cầu nhanh chóng khôi phục kinh tế sau một thời gian dài loạn lạc,
chiến tranh lâu dài đã buộc nhà Lê ngay từ sớm đã phải khuyến khích nhân dân
khẩn hoang, xây dựng làng và cho các công thần khai quốc được khai hoang lập
nghiệp. Trên cơ sở đó, một số làng mới đã được thành lập. Theo truyền thuyết

địa phương năm Thuận Thiên thứ nhất (1428), 17 vị “tiên công” đã cùng nhau
khai phá vùng đất Đồng Cốc (thuộc Hà Nam-Yên Hưng-Quảng Ninh) lập nên
làng Bồng Lưu (sau đổi thành Phong Lưu)...Để hợp pháp hóa việc khai hoang
lập làng trong nhân dân, nhân đó góp phần giải quyết nạn lưu vong đang diễn ra
ngày càng trầm trọng, thời Lê Thánh Tông đã quyết định ban hành một số chính
sách khẩn hoang. Nên đã quyết định ban hành một số chính sách khẩn hoang.
Do đó dã hình thành hai loại ruộng mới mệnh danh là ruộng thông cáo và ruông
chiếm xạ. Hai loại ruộng trên là những rông đất khẩn hoang theo đúng chính
sách của nhà nước và được phép khai hoang của nhà nước.
Tấm bia côi trì bi ký ở xã Yên Khánh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, năm
Cảnh Hưng thứ 30 (1769) có ghi: “Đầu năm Hồng Đức, sắc cho người không có
ruộng hoặc ít ruộng trong thiên hạ được chiếm xạ cày cấy, sinh sống ở nhữn nơi
còn bỏ hoang, nộp thuế thành ruộng, một nửa cho báo với cấp trên làm ruộng
vĩnh nghiệp…
Gia phả dòng họ Nguyễn Hiệu – tham tụng thời Lê - Trịnh chép, năm Hồng
Đức thứ 5 (1474) , ra chiếu: “các phủ huyện trong nước có ruộng đất hoang, cho
phép dân được chiếm xạ khai khẩn, truyền lại cho con cháu cày cấy, sinh sống,
9


nộp thuế”. Tổ tiên của họ là hai anh em Hà Thọ, Hà Thiệu nguyên là người làng
An Lãng, huyện Lương Giang (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) thấy đất thôn Biểu Nộn,
xã Thủy Khuê (thuộc huyện Nông Cống) hoang hóa, lau sậy mọc đầy bèn xin
đưa người đến khai hoang. Nhà Lê bèn cử triều thần là Lê Lan Thanh đến khám
nghiệm, cấp cho. Hai anh em mộ thêm 15 người nữa đến đây khai khẩn, sau thời
gian khai phá được tất cả 270 mẫu ruộng tư, dựng thành xã Lan Khê (sau đổi
thành Phượng Khê).
Các nguồn sử liệu cho chúng ta biết rằng : thời Lê Thánh Tông, để mở rộng
hơn nữa diện tích trồng trọt và thanh toán triệt để tình trạng bỏ hoá ruộng đất,
nhà nước đã ban hành phép Chiếm xạ và phép Thông cáo. Phép Chiếm xạ quy

định, những người không có ruộng hoặc ít ruộng ở làng xã khác thuộc huyện,
phủ khác được phép tự tìm những vùng đất hoang hoá để xin cấp trên khai khẩn,
cày cấy nộp thuế. Các quan phủ huyện, thừa tuyên khám đạc, tâu lên bộ Hộ để
được cấp bằng cho họ khai phá.
Phép Thông cáo, Chiếm xạ có tác dụng tích cực trong việc khuyến khích
dân nghèo khai khẩn đất hoang, hoá, mở rộng diện tích canh tác và tăng thêm
nguồn thu nhập của nhà nước.
Năm 1486, nhà Lê một lần nữa hạ lệnh cho các phủ, huyện, xã nơi nào có
ruộng bỏ hoang ở vùng ven biển mà người ít ruộng tình nguyện bồi đắp để khai
khẩn làm ăn nộp thuế thì phủ huyện xét thực cấp bằng cho làm ăn.
Chính sách khai hoang của nhà Lê đã có một tác dụng quan trọng khác là
công hữu hoá một phần diện tích khai hoang được trong nhân dân, mở rộng diện
tích sở hữu nhà nước, nhân đó tăng thêm thu nhập, vì lúc bấy giờ nhà nước
không đánh thuế ruộng tư. Theo gia phả các dòng họ ở đây, các làng ở Hà Nam
(Yên Hưng - Quảng Ninh) được thành lập vào đầu thời Lê sơ. Làng Bồng Lưu
ra đời sớm nhất đến đời Hồng Đức thì đân làng đã khai phá được 300 mẫu
ruộng. Cõ lẽ nhân lệnh khuyến khích khẩn hoang đương thời, nhà nước đã cho
quan đến đây khám đạc để thu thuế. Theo bia ở đền Trung Bản, năm Hồng Đức
thứ 2 (1471) thì cư dân ở 3 xã Vị Dương, Phong Lưu và Lương Quy với tổng số
1036 người đã khai khẩn được 4020 mẫu 5 sào 10 thước 2 tấc .

10


Năm 1545, vua Lê Trang Tông cử Bắc quân đô đốc trấn quận công Bùi Tá
Hán vào thừa tuyên Quảng Nam đánh quân nhà Mạc, đồng thời mộ dân khai
hoang để khai khẩn đất hoang, từ đó ở đây thành lập được thêm nhiều làng, xã mới.

III. Khai hoang ruộng đất thời chúa Nguyễn
Vùng Thuận Quảng: Được sát nhập vào lãnh thổ Đại Việt từ các thế kỷ

trước, đến năm 1471, chính thức hình thành hai đạo thừa tuyên: Thuận Hóa và
Quảng Nam. Cũng từ những thế kỷ XII-XIII cư dân Việt thuộc nhiều tầng lớp
khác nhau đã vào đây khai phá đất hoang, xây dựng xóm làng. Số dân Việt tăng
lên nhanh chóng từ đầu thế kỷ XVI và trong những năm Nguyễn Hoàng trấn thủ
Thuận - Quảng, trong ciến tranh Trịnh - Nguyễn. Họ là nông dân nghèo phải từ
bỏ quê hương ở xứ Bắc, là những gia đình than thuộc với chúa Nguyễn, là quân
sĩ được đưa vào đây đồn trú, là tù binh, là những người bị quân Nguyễn bắt
trong lần đánh ra Nghệ An v.v…vào cuối thế kỷ XVI, trên đất Thuận Quảng đã
tồn tại 1226 xã thôn và đến năm 1774, riêng Thuận Hóa đã có 882 xã thôn
phường (Phủ biên tạp lục). Quảng Nam được khai thác muộn hơn, nhưng đến
giữa thế kỷ XVIII cũng đã có 16 huyện và thuộc. Cư dân ở đây chủ yếu là người
từ Thanh Hóa,, Nghệ An di cư vào.
Vùng đất phía nam Thuận Quảng : quá trình sáp nhập lãnh thổ đàng Trong
được diễn ra suốt từ năm 1611 cho đến giữa thế kỉ XVII đồng thời cũng là quá
trình di dân lập ấp của những cư dân Việt ở Đàng Trong. Bị áp bức bóc lột nặng
nề, hàng loạt nông dân nghèo mất đất đã rủ nhau đi vào phía Nam khai hoang
thành lập xóm làng. Nhiều người đã đến tận vùng cực nam trên đât Thủy Chân
Lạp, thậm chí sang cả đất Thái Lan. Bên cạnh số người này còn có một số binh
sĩ và gia đình, hoặc đóng đồn khẩn hoang hoặc đi làm đồn điền. Để nhanh chóng
khai thác vùng Đông bằng sông Cửu Long, các chúa Nguyễn đã khuyến khích
quan lại, địa chủ giàu có ở Thuận Hóa mộ dân phiêu tán từ bắc Bố Chính trở vào
đến đây “thiết lập xã, thôn, phường, chia cắt giới phận, khai khẩn ruộng nương”.
Các đảo như cù lao Rùa (Biên Hòa), đảo Côn Lôn v.v…đều có di dân đến khai phá.
Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, do các cuộc tấn công của chúa Trịnh,
đồng thời cùng là để tự tồn tại của mình các chúa Nguyễn đã liên tiếp tiến hành
công cuộc mở rộng, mở mang bờ cõi về phương Nam lớn nhất trong lịch sử.

11



Các chúa Nguyễn trong quá trình mở rộng lãnh thổ đưa nhân dân về
phương Nam chủ yếu thường sử dụng các biện pháp ngoại giao mềm mỏng như
gả con gái cho các vua Chân Lạp để được vua Chân Lạp cho những lưu dân
người Việt vào đây khai phá. Ngoài ra các chúa cũng nhân việc các vua Chân
Lạp thường hay quấy phá hay nhờ chúa Nguyễn giúp để được lên ngôi nên đã
dần dần nhượng những vùng đất mà họ không thể quản lý được cho các chúa
Nguyễn, để rồi các vùng đất đó đã sẵn có người Việt ta khai hoang từ trước sát
nhập vào lãnh thổ Đại Việt.
Năm 1618, biên niên sử Campuchia chép: “Preachey – chessda lên ngôi…
Khi đó vua nước An Nam có gả một người con gái cho nhà vua. Công chúa này
rất đẹp, được nhà vua sủng ái…”. Đó là con gái chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên
tên là Ngọc Vạn, cùng với việc gả con gái cho vua Chân Lạp thì chúa cũng đề
nghị vua Chân Lạp bây giờ là con rể của chúa, cho phép lưu dân người Việt vào
đây (vùng Nam Bộ) khai hoang sinh sống. Và đến năm 1623, chúa đề nghị cho
phép lập một đồn thu thuế ở Sài Gòn để thu thuế của những lưu dân người Việt
đã sinh sống ở đây. Và tất cả các đề nghị của chúa đều được vua Chân Lạp chấp
thuận.
Như vậy, công chúa Ngọc Vạn đã vì quyền lợi của đất nước, lấy vua Chân
Lạp. Đây là công lao hết sức to lớn của công chúa, nhờ vây mà lưu dân của ta đi
vào vùng đất Nam Bộ ngày càng đông đảo. Công lao này của bà là hết sức to
lớn. Sau Huyền Chân công chúa thời Trần thì bà là vị công chúa thứ hai lấy một
vị vua của nước bên ngoài để hoặc đem lại cho đất nước vùng đất hoặc tạo điều
kiện cho đất nước mở rộng lãnh thổ đất nước.
Bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XVII, Chân Lạp bắt đầu đi vào giai đoạn suy yếu
khủng hoảng. Tranh chấp trong nội bộ vương triều diễn ra liên tục, nên nhiều lần
các vua Chân Lạp chạy sang Phú Xuân nhờ các chúa Nguyễn can thiệp để được
làm vua, hay lúc này vương quốc Xiêm La đang vào thời điểm phát triển mạnh
nên hay xâm lấn biên cương Chân Lạp. Để chống lại quân Xiêm các vua Chân
Lạp cũng nhờ chúa Nguyễn can thiệp để bảo vệ biên giới của mình. Và các chúa
Nguyễn cũng sẵn sang đưa quân sang giúp đỡ các vua Chân Lạp, ổn định tình

hình vương quốc này. Và để đền đáp lại công lao của các chúa Nguyễn vua
Chân Lạp sẵn sàng hay tạo mọi điều kiện thuận lợi cho di dân của ta vào đây
12


khai phá, đảm bảo an ninh cho họ. Với sự cần cù của mình các lưu dân người
Việt ta đã biến một vùng đất đai rộng lớn ở Nam Bộ (chủ yếu ở Đông Nam Bộ)
trở thành những đồng ruộng tốt tươi.
Năm 1648, sau khi đánh bại quân chúa Trịnh, chúa Nguyễn Phúc Lan bắt
được hơn 3 vạn tù binh, một phần được chúa thả về còn phần lớn được chúa cho
vào vùng đất từ phủ Thăng Bình trở vào Nam để khai phá ruộng đất bỏ hoang
nơi đây. Chúa nói: “Hiện nay từ miền Thăng (tức phủ Thăng Bình) Điện (tức
phủ Điện Bàn) trở vào nam đều là đất của người Chàm, dân cư thưa thớt, nếu
đem chúng an tháp vào đất ấy, cấp cho ngưu canh điền khí chia ra từng bộ, từng
xóm, tính nhân khẩu cấp cho lương ăn để chúng khai khẩn ruộng hoang, trong
khỏang mấy năm, thuế mà thu được có thể đủ dùng cho quốc dụng và 20 năm
sau sinh sản ngày nhiều, có thể thêm vào quân, có gì mà phải lo về sau”. Sau đó
quy định cứ 50 người làm thành một ấp, đều được cấp lương ăn trong nửa năm,
lệnh cho nhà giàu cho họ vay để khai hoang. Từ đó, từ Thăng, Điện đến Phú
Yên, làng mạc mọc liền nhau, về sau sẽ thành hộ khẩu.
Năm 1658, vua nước Chân Lạp mất, nội bộ nước Chân Lạp vì tranh dành
ngôi. Chúa Nguyễn Phúc Tần đã giúp một hoàng thân Chân Lạp là Batom
Reachea lên ngôi, để đáp lại vị vua mới đã ký hiệp ước triều cống chúa Nguyễn
hàng năm và cho phép người Việt làm chủ vùng đất đã khai hoang ở Sài Gòn,
Đồng Nai, Bà Rịa. Tại khu vực này lưu dân sinh sống ngày càng đông đúc, chúa
nguyễn đã phải cử một đội quân mạnh để giữ dìn an ninh cũng như đặt các quan
cai trị và thu thuế.
Năm 1679, có quan nhà Minh là Dương Ngạn Địch và phó tướng Hoàng
Tiến là Tổng binh trấn thủ đất Long Môn (Quảng Tây – Trung Quốc), Trần
Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình là tổng binh châu Cao, Lôi, Liêm

(Quảng Đông – Trung Quốc) không chịu làm tôi nhà Thanh, đem 3000 người và
gần 50 chiếc thuyền sang xin ở làm dân Đại Việt. Chúa Nguyễn Phúc Tân nhân
muốn khai khẩn đất Chân Lạp bèn cho vào ở đất Đông Phố (Gia Định). Những
người này chia nhau ở đất Đồng Nai, Biên Hòa, Mỹ Tho (Tiền Giang), cày
ruộng làm nhà, lập ra phường, phố.
Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh kinh lược đất
Nam Bộ. Ông chia cắt đất Đông Phố của những người Tàu ra làm dinh, làm
13


huyện, lấy đất Đồng nai làm huyện Phúc Long và Sài Gòn làm huyện Tân Bình.
Ông đặt trấn Biên Hòa, lập xã Thanh Hà… Rồi sai quan vào cai trị. Chúa
Nguyễn lại chiệu mộ những lưu dân từ Quảng Bình trở vào để lập thôn xã và
khai khẩn ruộng đất, những người Việt và Tàu ở đây đều thuộc sổ bộ của chúa
Nguyễn. Năm 1699, vua Ang Eng của Chân Lạp tổ chức cuộc phản công để
dành lại nhưng bị thất bại.
Mạc Cửu người gốc Quảng Đông (Trung Quốc), khi nhà Thanh cướp ngôi
nhà Minh đã cùng gia quyến bỏ sang Chân Lạp năm 1680 khai khẩn và cai quản
7 xã toàn lưu dân, gọi là Hà Tiên, Mạc Cửu mở rộng đất đai của mình gồm vùng
đất Hà Tiên, Rạch Giá, Phú Quốc khi đó đang thuộc Chân Lạp nhưng Chân Lạp
không kiểm soát được.
Năm 1708, để tránh áp lực thường xuyên cũng như sự dòm ngó vùng đất
này của Xiêm La (Thái Lan). Lúc này, quân Xiêm thường hay sang cướp phá,
Mạc Cửu đã dâng đất khai phá xin nội thuộc chúa Nguyễn. Chúa nguyễn đã đổi
thành trấn Hà Tiên, phong cho Mạc Cửu làm chức Tổng binh, cai quản đất Hà
Tiên. Khi Mạc Cửu mất thì con là Mạc Thiên Tứ lên thay và được chúa phong
chức đô đốc, tiếp tục cai quản đât Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ đắp thành xây lũy, mở
chợ làm đường, và đưa người Nho học về đạy để khai phá đất Hà Tiên.
Từ năm 1735 – 1739, Mạc Thiên Tứ mở rộng đất khai phá và kiểm soát của
mình sang bán đảo Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cần Thơ. Đưa các vùng đất

mới này vào trấn Hà Tiên thuộc lãnh thổ Đàng Trong.
Năm 1732, nước Chân Lạp có người khởi loạn giết dân Việt ta, chúa
Nguyễn đã cử Trương Phước Vĩnh, và sau đó là Nguyễn Cửu Chiêm vào dẹp
loạn. Để tại lỗi và bồi thường thiệt hại, vua Chân Lạp phải cắt nhường cho chúa
Nguyễn hai vùng Me Sa và Long Hor (sau này thành Mỹ Tho và Vĩnh Long).
Hai miền này đã có lưu dân người việt đến khia khai phá từ lâu rồi.
Năm 1753, biết vua Chân Lạp thông sứ với chúa Trịnh ngoài Bắc để nhằm
đánh lại chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn lúc này là Nguyễn Phúc Khoát sai Nguyễn
Cư Trinh sang đánh Chân Lạp. Năm 1755, vua Chân lạp Nặc Nguyên thua bỏ
thành Nam Vang chạy sang Hà Tiên nhờ Mạc Thiên Tứ, và xin dâng hai phủ
Tầm Bôn và Lôi Lạp (nay là Tân An và Gò Công) cho chúa Nguyễn để cầu hòa.

14


Năm 1757, Nặc Nguyên mất chú họ là Nặc Nhuận dâng hai phủ Trà Vinh
và Ba Thắc (Sóc Trăng) xin chúa Nguyễn Phúc Khoát làm vua Chân Lạp. Sau
đó Nặc Nhuận bị người con rể là Nặc Hinh cướp ngôi. Khi đó quan tổng suất
Trương Phúc Du sang đánh Nặc Hinh và lập con của Nặc Nhuận là Nặc Tôn
(đang nương nhờ Mạc Thiên Tứ) làm vua Chân Lạp. Để đền đáp lại chúa
Nguyễn giúp mình lên làm vua, Nặc Tôn đã xin dâng đất Tầm Phong Long
( vùng đất giữa sông Tiền và sông Hậu tương ứng với Châu Đốc và Sa Đéc) để
tạ ơn chúa Nguyễn. Sau đó Nặc Tôn dâng năm phủ là Hương Úc, Cần Bột, Trực
Sâm, Sài Mạt, Linh Quỳnh để tạ ơn riêng cho Mạc Thiên Tứ, Mạc Thiên Tứ
đem những đất ấy dâng cho chúa Nguyễn, chúa cho năm vùng đất này nội thuộc
trấn Hà Tiên giao cho Mạc Thiên Tứ tiếp tục cai quản và tổ chức những lưu dân
khai hoang ruộng đất.
Như vậy, trong khoảng gần 200 năm, với trí tuệ, sự cần cù, sang tạo của
nhân dân ta, cũng như sự tham gia của nhà nước (chúa Nguyễn), nước ta đã khai
phá một vùng đất đai rộng lớn. Quá trình mở ấp lập làng ngày một nhanh chóng

đặc biệt từ khi chính quyền chúa Nguyễn được thành lập. Như nhà nghiên cứu
Nguyễn Đình Đầu từng nhận xét: “Chính người nông dân Việt Nam, vừa cần cù
vừa mạo hiểm đã dùng bàn tay gân guốc và khối óc tháo vát của mình làm cho
những vùng đất hoang vu đó trở thành phì nhiêu phong phú. Họ đi trước, nhà
nước đến sau. Nới nào định canh định cư ổn định rồi, chính quyền mới đặt phủ
huyện cai trị và thu thuế. Thật đúng miền Nam là mồ hôi, nước mắt và máu thịt
của nhân dân Việt Nam. Miền Nam chính là Việt Nam vây”.

15


IV. Nguyễn Ánh – Gia Long với việc khai hoang ruộng đất.
Trước đây nhà nước không tham gia trực tiếp vào việc khai hoang và canh
tác mà chỉ khuyến khích hoặc ủng hộ cho dân chúng lập nghiệp dựng làng.
Nhưng từ khi nguyễn Ánh bị Tây Sơn đánh đuổi chạy vào Nam, rồi quanh quẩn
ở đây và lấy nơi đây làm đất “hưng quốc”, thì đồn trại mở thêm nhiều, lính tráng
tập trung đông đảo, nên phải lập ra các đồn điền, khai hoang thêm ruộng đất để
lấy thóc gạo nuôi quân. Suốt đời Gia Long và đầu thời Minh Mạng vẫn tiếp tục
phương thức đó.
Nguyến Ánh-Gia Long thành lập nhiều đồn điền và khuyến khích khai
hoang. Cuối năm 1790, khi Nguyễn Ánh lấy lại được đất Gia Định, song cũng là
năm “gạo cao dân dói”, Nguyễn Ánh đã bàn với các văn quan rằng: “đạo trị
nước, trước hết phải cho đủ ăn. Nếu thóc nhiều của thừa thì việc gì chẳng nên?
Bốn dinh Gia Định đất đai rất rộng. Trước kia việc quân chưa xong, đói kém sảy
ra luôn, đến nối ruộng vườn bỏ hoang, dân chưa ra sức việc nông, của nước
lương quân còn thiếu. Đồn điền là phép hay đời xưa, nay muốn cử hành mà chưa
nắm được chỗ cốt yếu”. Sau khi có sự cố vấn của các văn quan và những người
có nhiều kinh nghiệm, Nguyễn Ánh liền ra lệnh cho các đội Túc trực và các vệ
thuyền dinh Trung quân ra vỡ ruộng ở Vàm Cỏ, đặt tên là trại đồn điền, cấp cho
trâu bò, điền khí và thóc ngô đậu giống . Đến ngày thu hoạch đen hết về kho.

Lấy cai cơ hiệu Tiền dực là Nguyễn Bình trông coi việc ấy.
Ngoài việc lấy quân ra làm đồn điền, nhà nước còn lấy thường dân làm việc
đó: “lại sai văn võ các nha mộ dân lập đôi đồn điền, mỗi năm 1 người nộp 6 hộc
lúa. Dân ai mộ được 10 người trở lên, cho làm quản trại, trừ tên trong sổ làng”.
Năm 1791, lập đồn điền ở đạo Long Xuyên, Ba Thắc và Trà Vinh. “Ra lệnh
cho các hạng dân và người Đường (tức Hoa Kiều) cũ mới ở đạo Long Xuyên, ai
muốn làm đồn điền mà đồ làm ruộng không đủ thì nhà nước cho vay, mỗi năm
thu thóc sưu mỗi người 8 hộc, thuế thân xem như quan hạng dao dịch đều miễn.
Kẻ nào không muốn làm đồn điền thì bắt phải thụ dịch tòng binh, để răn kẻ chơi
bời lười biếng. Những người Phiên (tức Miên) và người Đường ở hai phủ Ba
Thắc và Trà Vinh cũng cho khẩn đất làm đồn điền, mỗi năm thu thóc sưu mỗi
người 15 hộc (sau giảm cho 5 hộc)”. Với quy định nêu trên thì chúng ta thấy vừa
có tính khuyến khích nhưng cũng có tính răn đe, nhưng trong điều kiện chiến
16


tranh với Tây Sơn như vậy cũng không thể trách Nguyễn Ánh nếu như quá
gượng ép người dân làm đồn điền.
Nhà nước lập nhiều đồn điền mà đất hoang còn nhiều, nên việc tư nhân
chiếm hữu vẫn còn dễ dàng như khi nhà nước “ra lệnh cho dân các dinh lãnh
trưng ruộng đất bỏ hoang, ba năm bắt đầu thu thuế, ai xin trưng thu thì hạn 20
ngày là thôi, ngoài hạn ấy thì cấp cho quan quân cày cấy, không được tranh
nữa”.
Nhà nước còn ra lệnh cho một số đơn vị quân đội làm sản xuất lương thực
để tự túc.
Năm 1793, đạo Kiên Giang cũng đã lập đồn điền.
Năm 1802, sau khi chiếm được kinh đô Phú Xuân, lên ngôi vua lấy hiệu là
Gia Long, trong bối cảnh đất nước có nhiều thuận lợi cũng như khó khăn. Thuận
lợi là đất nước được thống nhất không còn tình trạng chiến tranh cát cứ giữa các
thế lực phong kiến, đây là điểm thuận lợi lớn. Còn khó khăn là sau một thời gian

dài đất nước bị chia cắt chiến tranh liên miên làm cho đồng ruộng nhiều nơi bị
bỏ hoang không cày cấy, chiến tranh làm cho một bộ phận người dân phải bỏ đi
phiêu tán và sẵn sang gia nhập vào đội quân chống đối của các thế lực chống
triều đình nhà Nguyễn. Vì vậy, vừa mới lên ngôi Gia Long đã phải nghĩ ngay
đến việc này, mà trọng tâm là phải đưa ruộng đât lại cho người dân để họ an tâm
sản xuất, chấm dứt tình trạng phiêu tán, ổn định đời người dân, cũng như tình
hình đất nước sau những năm thánh chiến tranh kéo dài.
Ngay trong năm vừa lên ngôi (1802) vua Gia Long ra lệnh chia cấp ruộng
hạng cho dân nghèo. Đây là một hình thức mới, nhà nước giúp vồn cho dân
nghèo khai hoang, chứ trước kia chỉ nhà giàu mới có của ăn của để đặng khai
hoang chiếm hữu ruộng đất. Sắc chỉ các dinh ở Gia Định cấp ruộng hoang cho
dân nghèo. Gia Định đất hoang màu mỡ, thóc gạo chan chứa mà nhân dân phần
nhiều hay làm mạt nghệ (tức buôn bán), cho nên ruộng đất có chỗ bỏ hoang.
Vua bèn dụ các dinh thần phải chăm đi khuyên bảo. Người nào không có điền
sản thì đem ruộng hang cấp cho và cho vay thóc giống, đợi thu hoạch xong sẽ y
số trả lại nhà nước.
Năm 1803, ra lệnh bỏ ruộng hoang thì có tội. trước chỉ khuyên bảo nay thì
bắt buộc. Nhà nước sai lưu trấn thần chiêu tập cùng dân, cấp thóc của nhà nước
17


cho đi khẩn trị. Lại sai các dinh thần thay nhau đi đôn đốc, xem chất đất nên
trồng gì thì cho phép trồng cây đó, có ruộng mà bỏ hoang là có tội.
Năm 1807, ra lệnh cho tù phạm khai hoang. Đây là lệnh chung cho toàn
quốc, song có tác dụng tốt nhất ở miền Nam do ở đây còn nhiều đất hoang chưa
khai phá được bao nhiêu. “Tù tội lưu tới chỗ bị đày, quan địa phương cấp cho
ruộng đất hoang và thóc giống trâu bò cùng đồ làm ruộng, khiến cày cấy ở đó;
số thóc giống hạn một năm thì thu lại; trâu cày và đồ làm ruộng cứ 3 năm chiếu
giá thu tiền; hàng tháng cấp gạo lương, hàng năm cấp quần áo; trong một năm
không phạm tội gì khác thì tha xiềng chân; ba năm thành sản nghiệp thì bỏ cả

bài sắt…”. Ngoài cái đạo lý lấy lao động để cải tạo tội nhân, đây còn là một
phương pháp hữu hiệu để khai hoang thêm ruộng đất và mở mạng ruộng đất
những vùng gần biên cương.
Năm 1817, khai hoang thêm miền Châu Đốc, sai quan an phủ Chân Lạp là
Diệp Hội làm cai phủ Châu Đốc, chiêu tập người dân khai hoang ruộng đất
trong vùng. Năm sau vua thấy người Việt không đủ sức khai hoang nên đã cho
phép cả người Phiên và người Hoa cũng được khai hoang, cấm dân ta không
được quấy phá.
Để tạo điều kiện thêm cho việc khai hoang vua Gia Long cho phép đào
thêm các con sông. Việc đào sông ngoài tạo điều kiện giao thông đường thủy và
khẳng định thêm chủ quyền của chúng ta trên vùng đất mới còn cho phép tốt
hơn việc khai thác ruộng đất nữa.
Dưới thời Gia Long một loạt các con sông đã được tu sửa hoặc làm mới
như: đào sông Thoại Hà năm 1817, năm 1819, đào sông An Thông và kênh Mã
Trường (Ruột Ngựa); cũng năm này Gia Long cho đào thêm sông Bảo Định (tức
kinh Vũng Gù, sau người Pháp gọi là Arroyo de la Poste vì đường chay trạm
xưa qua đây); năm 1819, cho đào kênh Vĩnh Tế, đây là con kênh rất quan trọng
thời bấy giờ. Vua sai trấn thủ Vĩnh Thanh là Nguyễn Văn Thoại và trưởng cơ
Phan Văn Tuyên đốc suất dân phu 5.000 người và binh dân và đồn Oai Viễn 500
người, Đồng Phù quan Chân Lap quản suất dân Chân Lạp 5.000 người, tháng 12
năm ấy thì khởi công đào. Dân Việt cùng với binh đồn Oai Viễn thì mỗi tháng
cấp 6 quan tiền 1 phương gạo; dân Chân lạp mỗi tháng cấp 4 quan 5 tiền 1
phương gạo. Công việc rất lớn lao nên tiến hành sang cả thời Minh Mạng đến
18


năm 1822 kênh mới hoàn thành. Đường sông hết sức thuận lợi, hai bê bờ làng
mạc mọc lên liền nhau để khai hoang ruộng đất các vùng lân cận.
Như vậy, dưới thời Nguyễn Ánh – Gia Long đất nước đã hòa bình, thống
nhất nối liền một dải. Một số chính sách biện pháp nhằm bước đầu ổn định tình

hình đất nước sau chiến tranh đã có hiệu quả, và đây cũng chính là những điều
kiện tiền đề quan trọng cho vua Minh Mạng sau này.

19


CHƯƠNG II. VẤN ĐỀ KHAI HOANG RUỘNG ĐẤT TRIỀU
VUA MINH MẠNG (1820 – 1840)
I. Khái quát tiểu sử vua Minh Mạng
Nguyễn Phúc Đảm là con trai thứ tư của vua Gia Long và Thuận Thiên Cao
hoàng hậu Trần Thị Đang. Ông sinh ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi, tức 25 tháng
5, 1791 tại làng Tân Lộc, gần Sài Gòn, giữa cuộc Chiến tranh Tây Sơn – Chúa
Nguyễn (1787-1802). Ông tên thật là Nguyễn Phúc Đảm, còn có tên Nguyễn
Phúc Kiểu, là vị vua anh minh nhất của nhà Nguyễn.
Được xem là một ông vua năng động và quyết đoán, Minh Mạng đã đề xuất
hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao. Ông cho lập thêm Nội các và Cơ
mật viện ở kinh đô Huế, bãi bỏ chức tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi
trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Dưới thời ông, quân đội
nhà Nguyễn được tổ chức lại, chia thành bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh
và pháo thủ binh. Minh Mạng còn cử quan ra chỉ đạo khai hoang ở ven biển Bắc
kỳ và Nam kỳ. Là người tinh thông Nho học và sùng đạo Khổng Mạnh, Minh
Mạng rất quan tâm đến việc học tập và củng cố thi cử, năm 1822 ông mở lại các
kì thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài. Dưới triều Minh Mạng có
nhiều cuộc nổi dậy diễn ra: Phan Bá Vành, Lê Duy Lương, Nông Văn Vân,… ở
miền Bắc và Lê Văn Khôi ở miền Nam. Triều đình đã phải đối phó vất vả với
những cuộc nổi dậy ấy.Ngoài việc trừ nội loạn, Minh Mạng còn chủ trương mở
mang thế lực ra nước ngoài. Ông đổi tên Việt Nam thành Đại Nam, và muốn cho
đất nước trở thành một đế quốc hùng mạnh. Nhà vua lập các phủ Trấn Ninh, Lạc
Biên, Trấn Định, Trấn Man nhằm khống chế Ai Lao; và thực sự kiểm soát Chân
Lạp, đổi Nam Vang (Phnôm Pênh ngày nay) thành Trấn Tây thành; kết quả là

Đại Nam có lãnh thổ rộng hơn cả. Quan lại Đại Nam đã được cử sang các vùng
đó làm quan cai trị, và đã gây nhiều bất bình với dân chúng ở đó khiến cho tình
hình rối loạn cứ liên tiếp xảy ra. Do không có thiện cảm với phương Tây, Minh
Mạng đã khước từ mọi tiếp xúc với họ. Ngoài ra, vì Minh Mạng không thích đạo
Cơ Đốc của phương Tây, nên ông đã ra chiếu cấm đạo và tàn sát hàng loạt tín đồ
Cơ Đốc giáo. Thụy hiệu do vua con Thiệu Trị đặt cho ông là Thể thiên Xương

20


vận Chí hiếu Thuần đức Văn vũ Minh đoán Sáng thuật Đại thành Hậu trạch
Phong công Nhân Hoàng đế

II. Bối cảnh đất nước thời Minh Mạng
II.1. Thuận lợi
Lãnh thổ nước ta dưới thời vua Minh Mạng là một lãnh thổ rộng lớn nhất từ
trước tới nay, đất nước được thống nhất kéo dài từ ải Nam Quan tới mũi Cà
Mau, một phần đất của Chân Lạp (Cambodia) và Ai Lao (Laos).
Dưới thời vua Minh Mạng chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập
quyền vững mạnh nhất trong các triều vua Nguyễn. Quyền lực tập trung tuyệt
đối vào tay vua từ miền Bắc vào miền Nam. Nước Đại Nam là một nước lớn
trong khu vực, nhiều tiểu quốc đã đến nước ta triều cống.
Quân đội triều vua Minh Mạng là một đội quân vững mạnh, bao gồm cả bộ
binh, tượng binh, thủy binh, pháo binh. Quân đội thường trực của nhà nước luôn
luôn trên 20 vạn quân. Với một đội quân vững mạnh như vậy đủ sức giúp vua
Minh Mạng có thể ổn định được tình hình đất nước, đàn áp lại các cuộc khởi
nghĩa, đồng thời có thể đảm đương những nhiệm vụ bên ngoài biên giới như bảo
hộ các tiểu quốc bên ngoài như: Chân Lạp, Ai lao …
Về luật pháp với bộ luật Gia Long được ban hành năm 1819 đã là chỗ dựa
cho Minh Mạng cai trị đất nước, để đưa nước ta trở thành một cường quốc trong

khu vực Đông Nam Á.
Nam Bộ là vùng đất mới khai phá diện tích đất đai chưa được sử dụng còn
nhiều.
II.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì dưới triều vua Minh Mạng cũng có không ít
những khó khăn.
Trải qua gần 300 năm (1558 – 1802) nội chiến máu lửa và chống xâm lược
đã xua đuổi một số người buộc phải rời bỏ quê hương đi lánh nạn. Tình trạng
dân bỏ làng đi phiêu tán do chiến tranh lúc đó là khá phổ biến: từ 1802 – 1806 ở
Bắc Thành có 370 xã thôn phiêu tán, năm 1827 ở trấn Hải Dương có 108 xã
thôn phiêu tán. Vì vậy nên diện tích đất bỏ hoang là tương đối lớn.
Những thế lực chống đối triều đình, những cuộc khởi nghĩa của nhân dân
cũng thường xuyên diễn ra.
21


Đất nước tuy rộng lớn nhưng chính điều này cũng gây ra khó khăn về việc
tổ chức quản lí đất nước, vì vậy giai đoạn đầu thì ở miền Bắc đặt Bắc Thành
giao cho những vị quan thân cận đi trấn giữ. Nhưng sau này khi chính quyền
trung ương đã được củng cố vua Minh Mạng đã xóa bỏ Bắc Thành và Gia Định
Thành chia cả nước thành 29 tỉnh và một Phủ, mọi quyền lực đều tập trung vào
tay nhà vua.
Những khó khăn từ bên ngoài: Phương Tây, Xiêm, Trung Quốc… đã được
vị vua triều Nguyễn này giải quyết một cách khéo léo đảm bảo một nước Đại
Nam độc lập thống nhất và vững mạnh.
Như vậy đất nước ta dưới thời vua Minh Mạng có những thuận lợi và cũng
không ít khó khăn, đặc biệt là vào những năm đầu nhà vua nắm quyền.
Với một vị vua được giáo dục theo chuẩn mực phong kiến luận lý Khổng
Mạnh thì nền kinh tế của một nước là nền kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt trong
bối cảnh nước ta là một nước nông nghiệp với cây lúa nước chiếm vị trí quan

trọng. Nhưng những năm đầu sau chiến tranh tình trạng nông dân phiêu tán,
nhiều ruộng đất bỏ hoang, miền Nam là một vùng đất mới chưa khai hoang được
bao nhiêu đã đặt ra cho vua Minh Mạng những việc phải làm là không nhỏ đó là
ổn định đất nước, phát triển nền kinh tế nông nghiệp lúa nước.

III. Những thành tựu khai hoang ruộng đất thời Minh Mạng
(1820 – 1840)
Vua Minh Mạng (1820-1840) khi lên ngôi, đã được thừa hưởng lớn lao
những thành tựu mà vua cha gây dựng, một lãnh thổ rộng nhất mà từ trước tới
nay chúng ta có, từ mũi Cà Mau cho tới ải Nam Quan, một phần lãnh thổ nước
Lào, một phần đất Cambodia. Đây là diểm thuận lợi nhưng cũng vô cùng khó
khăn.. Thuận lợi là đất nước được thống nhất, hòa bình không còn những cuộc
chiến tranh đẫm máu. Nhưng đất nước rộng lớn cũng là khó khăn, ở nhiều nơi
nhà nước chưa có điều kiện để tiến hành khai thác, nhiều nơi còn hoang vu chưa
được khai phá, đòi hỏi Minh Mạng khi mới lên ngôi phải có những chính sách
và biện pháp để khai thác những diện tích đất đai đó. Và trong 20 năm cầm
quyền Minh Mạng đã làm được những điều to lớn.

22


1. Một số thành tựu khai hoang ruộng đất thời Minh Mạng
Dưới triều vua Minh Mạng, khai hoang ruộng đất đã trở thành một vấn đề
hết sức cấp thiết đòi hỏi nhà nước phong kiến, đứng đầu là vua Minh Mạng phải
đưa ra những biện pháp để mở rộng diện tích đất đai nhằm ổn định đời sống
nhân dân, phát triển kinh tế nông nghiệp…Có thể nói rằng khai hoang ruộng đất
đã được sự quan tâm, nỗ lực của toàn dân, của nhà nước phong kiến lúc bấy giờ
đứng đầu là vua Minh Mạng.
Mục đích vấn đề khai hoang ruộng đất của các vua đầu triều Nguyễn nói
chung và vua Minh Mạng nói riêng nhằm:

-Mở rộng diện tích đất nông nghiệp
-Tăng thêm thu nhập cho triều đình
-Đảm bảo quyền thống trị của triều đình trên vùng đất mới; đồng thời đảm
bảo quyền tri an ở địa phương.
-Giải quyết một phần lương thực thực phẩm cho quân đội.
Để đạt được hiệ quả cao nhất trong vấn đề khai hoang ruộng đất, vua Minh
Mạng đã liên tiếp đề ra các chính sách khuyến khích khai hoang ruộng đất. Theo
giáo sư Vũ Huy Phúc thì từ năm 1802 – 1855 nhà Nguyễn đã ban hành 25 quyết
định về khai hoang, thì trong đó có 14 quyết định thuộc về vua Minh Mạng. Như
vậy có thể thấy rằng sự quan tâm đặc biệt của vua Minh Mạng đối với vấn đề
ruộng đất cho nhân dân.
Nhà nước lập các cơ quan, đặt các chức quan để trông coi việc ruộng đất và
khai hoang ruộng đất (1828 đặt chức Dinh điền sứ do Nguyễn Công Trứ đứng
đầu); Nhà nước sơ khẩn rồi cho tiếp tục cho nhân dân canh tác, hay cho dân
chúng tự do khai khẩn ở những nơi nhà nước yêu cầu hoặc tùy ý lựa trọn.
Để tạo điếu kiện cho nhân dân khai hoang, ngoài việc đề ra những chính
sách đúng, nhà nước còn cung cấp “ngưu canh điền khí”, lương thực phẩm hỗ
trợ cho nhân dân khai hoang. Nhà nước miễn thuế cho những vùng đất mới khai
hoang từ 3-6 năm để nhân dân có thể yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống.
Để thúc đẩy khai hoang ruộng đất ở Nam Bộ, vua Minh Mạng cũng đã ban
hành nhiều chính sách khuyến khích nhân dân từ vùng Ngũ Quảng hay miền
Bắc vào đây sinh sống khai hoang lập ấp. Vì lúc này Nam Bộ là vùng đất mới
được khai phá. Diện tích đất chưa được khai phá còn nhiều. Vua Minh Mạng đã
23


đưa ra 16 quyết định khuyến khích nhân dân miền Bắc vào khai hoang trên vùng
đất mới. Chế độ thuế má ở đây cũng được ưu đãi hơn so với các vùng khác chỉ
bằng khoảng 1/3 so với các vùng khác.
Như vậy, tất cả các chính sách trên của vua Minh Mạng là rất tích cực đã

giúp cho người dân hăng hái lao động sản xuất mở rộng diện tích ruộng đất làm
cho diện tích đất nông nghiệp trong cả nước tăng lên đáng kể.
Dưới triều vua Minh Mạng những thành tựu khai hoang là hết sức to lớn cả
trong Nam lẫn ngoài Bắc.
Thành tựu to lớn đầu tiên là lập ra hai huyện Tiền Hải (Thái Bình), Kim
Sơn (Ninh Bình) năm 1828-1829.
Huyện Tiền Hải được khai sinh vào tháng 10 năm Mậu Tý, có 7 tổng là:
Tân Cơ, Tân An, Tân Định, Tân Thành, Tân Hưng, Tân Phong, Tân Bồi gồm 14
làng, 27 ấp, 20 trại, 10 giáp với số đinh ban đầu là 2350 người, số ruộng khai
khẩn được là 18.970 mẫu.
Huyện Kim Sơn được khai sinh vào tháng 3 năm Kỷ Sửu 1829, có 7 tổng
là: Chất Thành, Hồi Thuần, Quy Hậu, Hướng Đạo, Tự Tân, Tuy Lộ, Lai Thành
gồm 3 làng, 22 ấp, 24 trại, 4 giáp với số đinh ban đầu là 1260 người, số ruộng
khai khẩn là 14.620 mẫu.
Giữa gạch nối từ Tiền Hải sang Kim Sơn cũng được khai them 4 làng, 4 ấp,
1 trại đặt thành một tổng thuộc huyện Nam Trực (Nam Đinh) và 5 ấp,2 trại, 3
giáp đặt thâm một tổng thuộc huyện Giao Thủy (Nam Định).
Việc sáng lập 2 huyện trên có đóng góp to lớn của Nguyễn Công Trứ
nhưng đứng đầu vẫn là những chính sách và biện pháp vô cùng đúng đắn và hợp
lý của vua Minh Mạng.
Còn ở trong miền Nam thì việc khai hoang lập ấp, lập làng cũng được tiến
hành do thống chế trấn thủ Vĩnh Thanh là Nguyễn Văn Thoại thực hiện. Ngay từ
năm Minh Mạng thứ hai (1821), chúng ta đã có 20 làng xóm dọc bờ kênh Vĩnh
Tế. Tuy con số còn ít ỏi nhưng so với dân số nước ta lúc bấy giờ làm được như
thế quả là đã cố gắng hết mình, 20 làng ấp ấy như 20 cột mốc biên giới động, rồi
theo thời gian lớn lên, làm thành hang rào bảo vệ giải đất rộng lớn nằm phía Tây
hữu ngạn sông Hậu.

24



Việc khai hoang dưới hình thức đồn điền đạt được những thành tựu to lớn
nhất. Đồn điền là “phép hay đời xưa”, đây là hình thức “ngụ binh ư nông” của
cha ông ta đã được các vua triều Nguyễn đặc biệt là Minh Mạng tiến hành một
cách xuất sắc. Năm 1820, khi mới lên ngối Minh Mạng tiếp tục duy trì và phát
triển chính sách đồn điền ở Nam Bộ. Lúc này toàn bộ các đồn điền được quân sự
hóa một cách triệt để. Với sắc chỉ được ban hành tháng 10 năm 1822, Minh
Mạng ra lệnh chuyển toàn bộ số dân đồn điền thành phiên hiệu quân đội.
Theo quy định trên thì lúc này ở Nam Bộ có 4 hiệu đồn điền lớn đó là: đồn
điền Gia An (Định Tường) có 8 hiệu, 79 trại, 2641 người; đồn điền hiệu Gia
Viễn (Định Viễn) có 14 hiệu, 142 trại, 6174 người; đồn điền Gia Bình (Tân
Bình) có 3 hiệu 22 trại, 750 người; đồn điền hiệu Gia Phước (Phước Long) có 1
hiệu, 4 trại, 138 người. Theo một số tài liệu thì một người lính đồn điền khai
khẩn được 4 mẫu ruộng đất, như vậy với 9703 người lính thì diện tích khai khẩn
được là 38.812 mẫu ruộng đất.
Trên địa bàn cả nước có những đồn điền do binh lính lập ra như ở: Quảng
Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Định Tường…
Ngoài những diện tích do binh lính lập ra thì có những đồn điền do lực
lượng tù phạm lập ra được sự quản hành quản lý của nhà nước.
Đồn điền do tù phạm lập ra đã được tiến hành từ thời Gia Long thứ 6
(1807) và Gia Long thứ 16 (1817), đến thời Minh Mạng thứ 11 (1830). Thánh
Tổ-Nguyễn Phước Đảm lại cho thực hiện nhưng với sự chỉ đạo cụ thể hơn. Tù
phạm ở đâu phân phối ở đó, lương tháng mỗi người được cấp 5 tiền và 1 phương
gạo để khai khẩn làm ăn dưới dạng binh biền.
Năm 1830, Minh Mạng đưa 1160 tù phạm ở các địa phương lập thành 25
đội khai canh trên 13 sở đồn điền thuộc các tỉnh miền Trung và miền Nam.
Những tù phạm này được nhà nước hỗ trợ tiền gạo, “ngưu canh điền khí”. Và
nếu tù phạm làm tốt công việc, biết hối lỗi thì “cho bỏ chữ tù đi” tức là họ trở
thành người tự do.
Theo giáo sư Vũ Huy Phúc “phải thừa nhận đây là một lối làm ăn khôn

khéo kể từ 1807”.
Đồn điền do dân phu lập ra cũng khá phát triển ở các tỉnh như: Quảng Yên,
Hải Dương, Nam Định…
25


×