Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Vai trò và vấn đề khai thác, sử dụng các nguồn sử liệu trong nghiên cứu lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.79 KB, 16 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử, xét theo phương diện bản thể luận, là những gì đã xảy ra trong
quá trình phát triển của xã hội loài người và đồng thời nó cũng tồn tại khách
quan đối với chúng ta có muốn như thế nào thì nó cũng đã xảy ra như vậy.
Vấn đề được đặt ra ở đây là, Lịch sử đã xảy ra và chúng ta nhận thức nó
như thế nào? Những căn cứ nào để cho ta nghiên cứu, nhận thức được những gì
đã xảy ra quá khứ? (Tất nhiên là không thể chính xác tuyệt đối được).
Điểm quan trọng nhất của hoạt động nghiên cứu lịch sử là nhận thức được
quá khứ và nhận thức được lịch sử (một cách tiệm cận) thông qua việc nghiên
cứu lịch sử. Qua đó, nhà nghiên cứu có thể khái quát thành những quy luật,
những bài học lịch sử để phục vụ cho cuộc sống hiện tại. Do lịch sử đã trải qua,
cho nên con người không không thể quan sát trực tiếp các sự kiện, quá trình lịch
sử đó xảy ra, do đó việc nhận thức phải dựa vào nhiều nguồn sử liệu khác nhau.
Nói như vậy để chúng ta thấy rằng, các nguồn sử liệu có vai trò cực kỳ quan
trọng trong nghiên cứu lịch sử, như nhà sử học Ba Lan J.iôpôlski đã viết: Nguồn
sử liệu luôn là tài sản quý giá nhất của nhà sử họ, không có nó ta không thể là
nhà sử học.
Về vai trò của sử liệu đối với nghiên cứu lịch sử thì không phải bàn cãi.
Nếu xem một công trình nghiên cứu lịch sửlà một “món ăn” thì các nguồn sử
liệu chính là những sản phẩm, những gia vị để “chế biến” nên món ăn đó.
Nhưng xung quanh vấn đề khai thác, sử dụng tư liệu cũng có nhiều vấn đề được
đưa ra. Đặc biệt là đối với những nhà nghiên cứu vừa mới “chập chững vào
nghề” hay là với các sinh viên nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử nói chung thì công
tác sử liệu của họ cũng còn có những thiếu sót nhất định. Mà thiêu sót lớn nhất
chính là việc đánh giá không đúng vai trò của các nguồn sử liệu khác nhau cũng
như trong công thức thu thập, xử lý, phê phán.... sử liệu.
Có thể thấy ý nghĩa thực tiễn nhất của việc nghiên cứu đề tài này chính là
tác dụng thực tiễn của nó đối với chúng tôi. Trong điều kiện thực tiễn chưa được
tiếp cận một cách đầy đủ về công tác sử liệu cũng như có rất ít điều kiện nghiên
1


cứu; việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa rất thiết thực đối với việc học tập
nghiên cứu cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp đối với
những học viên đang theo học chuyên ngành lịch sử như chúng tôi. Qua việc
nghiên cứu đề tài này, chúng tôi có được một cái nhìn đúng đắn hoàn thiện về
vai trò của sử liệu và công tác sử liệu, phục vụ tốt hơn cho việc nghiên cứu và
học tập sau này.
2. Mục đích - nhiệm vụ
Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này, giúp cho chúng tôi thấy được
một cách đầy đủ hơn vai trò của các nguồn sử liệu trong nghiên cứu lịch sử. Mỗi
một nguồn sử liệu đều có vai trò quan trọng trong công tác nghiên cứu. Vấn đề
là chúng ta không được xem nhẹ một nguồn sử liệu nào, tuỳ từng đề tài nghiên
cứu mà sử dụng chúng một cách thích hợp. Trong nghiên cứu lịch sử, sử liệu
không phải là một sự thật được sao chép lại một cách đầy đủ, trọn vẹn mà nó chỉ
là sự phản ánh sự thật ấy trong ý thức của người nghiên cứu. Nhà sử học quan
sát, nghiên cứu sự phản ánh ấy trong các nguồn sử liệu. Nhà sử liệu không thu
nhập ngay nguồn tri thức có sẵn ban đầu ở các nguồn sử liệu, mà chỉ dựa vào nó
để tạo ra tri thức khoa học của mình về đối tượng nghiên cứu. Nói như vậy để
thấy được mục đích của việc tìm hiểu đề tài này là giúp cho chúng tôi có được
một phương pháp khai thác, sử dụng các nguồn sử liệu một cách hợp lý.
Về sử liệu học nói chung, vai trò cũng như phương pháp khai thác, sử
dụng các nguồn sử liệu nói riêng đã có rất nhiều bài viết, nhiều tác giả đề cập
trong thời gian trước đây cũng như gần đây. Do đó, chúng tôi không tham vọng
đi tìm một phát hiện mới trong đề tài này mà chỉ trên cơ sở các tài liệu thu thập
được, cộng với những kiến thức, kinh nghiệm tiếp thu được để hoàn thành đề
tài. Trên cơ sở đó, chúng tôi cố gắng trình bày một cách đầy đủ về vai trò của
các nguồn sử liệu và vấn đề khai thác, sử dụng chúng trong nghiên cứu lịch sử.
3. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo, tiểu luận
“Vai trò và vấn đề khai thác, sử dụng các nguồn sử liệu trong nghiên cứu
lịch sử”.

2
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CÁC NGUỒN SỬ LIỆU VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG
TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ
Nghiên cứu lịch sử là hoạt động nhận thức quá khứ từ đơn giản đến phức
tạp, tổng hợp, từ cái biết đến khám phá cái chưa biết, từ cái chưa hoàn thiện đến
cái hoàn thiện hơn nhằm làm cho bức tranh lịch sử xây dựng lại. Các nguồn sử
liệu (hay tư liệu lịch sử) theo giáo trình “Phương pháp luận sử học” (Nhà xuất
bản ĐHSP Hà Nội) là “những di tích của quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của
quan hệ xã hội nhất định, mang trong mình nó những dấu vết của quan hệ ấy,
phản ánh trực tiếp và trừu tượng hoá một mặt hoạt động nào đấy của con
người”. Một sửliệu khi đã là kết quả hoạt động của mục đích nhất định của con
người sẽ cho phép chúng ta có khả năng nghiên cứu nó trên các phương diện:
Nguyên nhân nào mà sử liệu xuất hiên? Sử liệu chiếm vị trí như thế nào trong
diễn trình lịch sử? trên cơ sở đó, nắm được quy luật ra đời khách quan sử liệu sẽ
tạo tạo tiền đề cno việc giải thích nội dung sử liệu.
Các nguồn sử liệu ngày càng phong phú cùng với sự phát triển của xã hội
và của yêu cầu của sử phát triển khoa học lịch sử. Khi nhà nghiên cứu lịch sử
chỉ chú ý đến đời sống chính trị thì các tài liệu như văn bản pháp luật, văn kiện
ngoại giao chiếm vị trí quan trọng, khi lịch sử là lịch sử của các vương triều và
tầng lớp thượng lưu thì tư liệu là những ghi chép, câu chuyện liên quan đến họ,
sau đó khi phản ánh đời sống kinh tế, phản ánh cuộc sống của các tầng lớp nhân
dân lao động thì các nguồn tư liệu mới được đưa vào nhiều hơn. Tư liệu lịch sử
là sản phẩm của hoạt động của con người, nó xuất hiện như một hiện tượng xã
hội, nhằm phục vụ cho một mục đích, một nhu cầu nào đó của xã hội đương thời
và tồn tại như những di tích, dấu vết của hoàn cảnh lịch sử cụ thể đã qua. Trong
một thời gian dài trước đây, một số nhà sử học đã từng cho rằng chỉ có những tài
liệu thành văn mới có thể được dùng làm tư liệu lịch sử. Đến nay có thể xuất
phát từ chỗ, việc tiếp xúc, làm việc với các nguồn sử liệu khác ngoài thành văn
dường như là khó khăn với họ. Hoặc như ở nưcớ ta, trong nhiều đề tài nghiên

3
cứu về lịch sử Việt Nam hiện đại hoặc lịch sử Đảng, các nguồn sử liệu phim
ảnh, băng ghi âm, ghi hình hay nhân chứng sống đôi khi lại không được chú ý
đúng mức. Như vậy là đôi khi, bức tranh lịch sử lại không được tái hiện một
cách sống động, đầy đủ bởi vì không phải lúc nào nguồn tài liệu thành văn cũng
phản ánh được tất cả. Ngày nay, chúng ta thấy rằng một công trình nghiên cứu
lịch sử không thể chỉ dựa vào một nguồn sử liệu duy nhất kể cà nguồn sửliệu
thành văn. Tuỳ theo nội dung phản ánh và tính chất của sử liệu, người ta thường
chia sử liệu thành 6 nhóm: 1. Sử liệu thành văn; 2. Sử liệu vật chất; 3. Sửu liệu
truyền miệng dân gian ; 4. Sử liệu ngôn ngữ ;5. Sử liệu dân tộc học ; 6. Sử liệu
tranh ảnh, phim ảnh, ghi âm, ghi hình.
Nguồn sử liệu thành văn (chữ viết) ghi chép các sự kiện bằng chữ viết qua
ác kênh thông tin. Có thể nói nguồn tư liệu này chiếm khối lượng lớn, rất phong
phú và đặc biệt quan trọng, có lúc nó chiếm địa vị chủ yếu trong các nguồn sử
liệu. Đó là những tư liệu lịch sử đích thực như các bộ sử biên niên, thông sử, hồi
ký, các ghi chép lịch sử, văn bia, gia phả.... Nhìn chung, ưu điểm nổi bật của nó
phản ánh tương đối toàn diện và chi tiết các sự kiện, nhất là về đời sống chính
trị, xã hội.
Nguồn sử liệu vật chất là những di tích vật chất hình thành trong quá trình
hoạt động sống của con người. Nguồn sử liệu này hết sức phong phú đa dạng.
Có thể nói ở đâu có con người sinh sống thì ở đó có dấu tích vật chất để lại. Sử
liệu vật chất rất quan trọng cho việc nghiên cứu mọi thời kỳ, đặc biệt khi con
người chưa có văn tự - thời tiền sử. Nguồn sử liệu này cho chúng ta nhận thức
trực tiếp những sự kiện trong quá khứ mà nó là một mảng, một bộ phận của sự
kiện - Nó có ưu điểm hơn nguồn sử liệu chữ viết là ở chỗ, nó phản ánh khá trung
thực và khách quan một mặt nào đấy của cuộc sống. Không phải là khi có tài
liệu thành văn mà chúng ta bỏ qua nguồn sử liệu này, nó có thể bổ sung hoặc
kiểm tra các tư liệu thành văn. Tuy vậy nhược điểm lớn nhất là tự bản thân nó
lại không nói lên được nêu như nhà nghiên cứu không có phương pháp. Nhưng
nếu biết cách khai thác thì nó lại trở thành “hòn đá biết nói”.

4
Nguồn sử liệu truyền miệng, dân gian là loại được truyền từ thế hẹ này
sang thế hệ khac. Nó có thể là những câu chuyện truyền thuyết thần thoại,
trường ca... nó có vai trò quan trọng khi nghiên cứu về thời xa xưa hoặc nghiên
cứu lịch sử các dân tộc. Nguồn sử liệu này thường bị biến dạng qua nhiều thế hệ,
thiếu chính xác về không gian, thời gian và những sự kiện được phản ánh trong
đó. Tuy vậy, từ trong nội dung những câu chuyện này luôn chứa đựng những cốt
lõi lịch sử.
Nguồn sử liệu ngôn ngữ là tài liệu ghi chép, ngôn ngữ của dph, những câu
chuyện được truyền miệng. Căn cứ vào ngôn ngữ chúng ta có thể tìm hiểu được
qua khứ. Tìm hiểu ngôn ngữ chuyển biến về mặt từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp
chúng ta sẽ bắt gặp những sự kiện hay quá trình lịch sử được phản ánh trong đó.
Nguồn sử liệu dân tộc học là đối tượng của dân tộc học, đó là những vật
thật, chứ viết, những câu chuyện truyền miệng thu được qua các cuộc khảo sát
dân tộc học. Nghiên cứu những tàn dư trong hoạt động để nhận thức được quá
khứ. No có thể cung cấp những đặc điểm sinh hoạt văn hoá của dân tộc, từ đó
mà tìm hiểu lịch sử văn hoá; hay cung cấp cho ta mối quan hệ giữa các dân tộc,
dựng lại hoạt động văn hoá và sự kiện kinh tế.
Nguồn sử liệu ghi âm, ghi hình là loại quan trọng, cho ta nhận thức trực
tiếp về quá khứ thông qua việc nghiên cứu hình ảnh được ghi lại trên sử liệu.
Trong thời đại hiện nay, nguồn sử liệu này càng được sử dụng nhiều trong
nghiên cứu, đặc biệt là nó giúp ích rất nhiều trong việc nghiên cứu lịch sử hiện
đại.
Sáu nguồn sử liệu trên là tất cả những gì giúp chúng ta có thể khai thác
được những thông tin về các ự kiện lịch sử. Qua việc nghiên cứu toàn diện các
nguồn sử liệu, chúng ta có thể tìm được những thông tin lịch sử tương đối chính
xác và chân thực phục vụ cho việc nghiên cứu một giai đoạn, một sự kiện lịch sử
hay một danh nhân nào đó. Nhờ vậy, mới tái hiện được bức tranh xã hội quá khứ
một cách chính xác. Khi nghiên cứu lịch sử, chúng ta phải sử dụng đến mức tối
đa các nguồn sử liệu, không được tuyệt đôi hoá hay chỉ căn cứ vào một nguồn

tài liệu duy nhất nào đó, có như vậy mới phát huy được thế mạnh của các nguồn
5
sử liệu và có được một công trình nghiên cứu thành công. Thực tế đã chứng
minh, các thông tin được phản ánh trong các tư liệu không phải là đầy đủ mà
còn có những khoảng trống, những khoảng mờ cần phải được bổ sung, xem xét.
Đặc trưng của khoa học lịch sử là nó được xây dựng dựa trên các tư liệu
lịch sử. Các nguồn sử liệu thể hiện sự thống nhất giữa vai trò tham gia tạo ra
hiện thực và vai trò là phương tiện phục vụ cho nhận thức lịch sử, nó góp phần
mô tả lại các sự kiện, quá trình lịch sử qua các thông tin sử liệu đã được xác
định. Vì vậy mà tư liệu lịch sử thì không có khoa học lịch sử. Tư liệu lịch sử là
mảnh đất cho khoa học lịch sử và ngược lại, khoa học lịch sử không thể thiếu nó
được. Muốn thực hiện, nghiên cứu một đề tài hay công trình nào đó, vấn đề tiên
quyết là có tư liệu lịch sử để giải quyết vấn đề ấy hay không.
Tư liệu lịch sử là cơ sở, là xuất phát điểm cho khoa học lịch sử. Nó là một
khâu quan trọng trong cơ chế phản anh tiêu biểut cho nhận thức lịch sử. Nguồn
sử liệu là khâu trung gian giữa hiện thực được nhận thức (quá khứ) và khách thể
được nhận thức (nhà sử học). Muốn nghiên cứu một hiện tượng, quá trình lịch
sử chúng ta phải nắm được các nguồn sử liệu cần thiết có liên quan tới sự kiện
hoặc quá trình đó. Nếu nguồn sử liệu không được phát hiện thì cũng không có
khả năng thực hiện đề tài. Điều đó cho thấy các nguồn sử liệu là phương tiện cơ
sở để nhận thức sự kiện lịch sử.
Dựa trên các nguồn sử liệu, nhà sử học mới hiểu được lịch sử, trình bày
lịch sử một cách tiệm cận như nó đã từng xảy ra trong qúa khứ và hơn nữa,
chính nhờ có nó mà nhà sử học nghiên cứu, khám phá ra những quy luật vận
động của lịch sử, của xã hội. Trong hoạt động nghiên cứu lịch sử, muốn có được
những khám phá khoa học và nâng cao khoa học lịch sử lên thành nhận thức quy
luật lịch sử, thì điều quan trọng đầu tiên là phải bao quát, phải khống chế được
với mức tối đa các nguồn sử liệu cộng với tài năng, phương pháp nghiên cứu
đúng đắn của nhà sử học. Cũng cần nói thêm rằng, các nguồn sử liệu càng
phong phú, đa dạng (đặc biệt là những tư liệu phát hiện mới, những thông tin

mới trong những tư liệu cũ) thì công trình nghiên cứu sẽ càng thành công. Tránh
6

×