Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Đặc điểm tự nhiên, đất đai các vùng đất ngập nước khu vực cửa sông ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.94 KB, 29 trang )

I. Khái niệm về các vùng ĐNN
Qua các nghiên cứu, các nhà khoa học về ĐNN đã xác định được những đặc
điểm chung của ĐNN thuộc các loại hình khác nhau. Diện tích đất đều được bao
phủ một lớp nước nông hoặc đất bão hoà nước, tồn trữ chất hữu cơ thực vật phân
huỷ chậm, và nuôi dưỡng rất nhiều loài động thực vật thích ứng với điều kiện bão
hoà nước. Thuật ngữ ĐNN được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tuỳ theo quan
điểm, các vùng khác nhau chấp nhận các định nghĩa khác nhau. Hiện nay có
khoảng 50 định nghĩa về ĐNN. [1]
Theo công ước RAMSA1971: ĐNN là những vùng đầm lầy, sình lầy, vùng
than bùn hoặc vùng nước bất kể tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời,
với nước đọng hay nước chảy, nước ngọt, nước lợ, hay nước mặn, bao gồm cả vùng
biểncó độ sâu không quá 6 mét khi thuỷ triều thấp.
ĐNN được hiểu là bãi lầy thuỷ triều, rừng ngập mặn ảnh hưởng của thuỷ
triều, đầm lầy trồng đước và vùng đầm lầy. Vùng ĐNN ven bỉên có ý nghiac cực
kỳ quan trong đối với cuộc sống ven biển. (Robert B. Ditton và cộng sự, 1943).
Ở Việt Nam có nhiều cách gọi tên ĐNN: Đất ướt, đất trũng úng. Ngoài thuật
ngữ ĐNN được sử dụng chính thức trong nghị định 109/2003/NĐ – CP ngày 23
tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về bảo tồn phát triển bền vững các vùng đất ngập
nước. Nhìn chung thuật ngữ trên đều chỉ nền đất bị ngập nước theo chế độ mà mức
ngập nước khác nhau. Một trong 3 thuộc tính mà ĐNN phải có (Nguyễn Bá Long,
2003).
a. Có thời kỳ trong năm thích hợp với các loài thuỷ sinh vật.
b. Đất hầu như không bị khô hoặc chỉ khô trong một thời gian nhất định.
c. Nền đất không có cấ trúc rõ rệt hoặc bão hoà nước hoặc bị ngập nước ở
mức cạn một số thời điểm nào đó trong mùa sinh trưởng hằng năm của sinh vật.

1


II. Đặc điểm tự nhiên, đất đai các vùng đất ngập nước khu vực cửa sông ở
Việt Nam.


* Đặc điểm chung
Đặc điểm địa mạo. 2/3 Diện tích tự nhiên Việt Nam là đồi núi. Địa hình
chung có hướng nghiêng từ Tây Bắc sang Đông Nam. Với chiều dài bờ biển là
3260 Km trải dài từ Nam ra Bắc qua các vùng cửa sông tạo thành các đồng bằng
trũng thấp, trong đó Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ là hai vùng ĐNN đại diện cho
địa mạo vùng châu thổ sông Hông và sông Cửu Long. So với diện tích tự nhiên của
tùng vùng, ĐNN chiếm một diện tích lớn và có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động
kinh tế xã hội của đất nước: Vùng Đồng bằng Bắc bộ diện tích ĐNN chiếm khoảng
55.71%, đồng bằng sông Cửu Long chiềm tới 65,64%. Như vậy điều kiện địa hình
đóng vai trò quan trọng trong việc tích, trữ nước. Dây là cơ sở để hình thành các
vùng ĐNN chính ở Việt Nam.
Đặc điểm khí hậu: Thuộc vùng nhiệt đới khí hậu gió mùa, nhiêth độ trung
bình hằng năm khá cao (hơn 200C), độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn (hơn
80%), lượng lưa dồi dào (1.700 – 2.200 mm/năm). Sự khác nhau về chế độ khí hậu
giữa các vùng đặc biệt là chế độ nhiệt và chế độ ẩm sẽ ảnh hưởng rất rõ đến chế độ
chế độ thuỷ văn của các vùng nhu thời gian ngập nước, độ sâu ngập, chế độ nhiệt
của nước. Từ đặc điểm trên dẫn đến dự khác nhau giữa các loại hình ĐNN theo
mùa và theo từng vùng sinh thái.
Đặc điểm thuỷ văn: Hệ thổng dòng chảy với một mạng lưới tiêu nước ra biển
khá dày . Tổng số các dòng sông lớn nhỏ ở Việt Nam lên tới 2.500 trong đó những
con sông dài trên 10 Km là 2.360 con sông trong đó có 9 hệ thống sông có diện tích
10.000 Km2 trở lên như sông Bằng Giang, sông Kỳ Cùng, Sông Hồng, sông Thái
Bình…(Phan Nguyên Hồng, 1996). Trong các hệ thống trên thì hệ thống sông Cửu
Long có nguòn nước chảy vào Việt Nam là lớn nhất, chiếm 61,4 % tổng lượng
dòng chảy sông ngòi vào cả nước. Các dòng sông này chạy ra biển tạo thành các
cửa sông, đây là các loại hình ĐNN quan trọng ở Việt Nam. Hiện nay cả nước có
2


trên 3 500 hồ chứa nước nhỏ và 650 hồ chứa nước vừa và lớn. Các hồ chứa nước

lớn như hồ Thác Bà có diện tích mặt nước 23.400 ha, hồ Hoà Bình có diện tích 218
Km2, Hồ Dầu tiếng có diện tích 35 000 ha, hồ Trị An 27.000 ha (Nguyễn Viết Phổ,
Vũ Văn Tuấn, Trần Thanh Xuân, 2003).
Thổ nhưỡng: Có 15 nhóm đất chính trong đó có 7 nhóm đất liên quan đến
các đặc trưng của vùng ĐNN, đó là đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất glây, đất xám
và đất cát. Do dặc điểm khác nhau về địa mạo, khí hậu, thổ nhưỡng đã hình thành
các đặ trưng về thực vật của các vùng ĐNN với 2 dạng điển hình là là thực vật
vùng ĐNN mặn và thực vật vùng ĐNN ngọt. [3].
2.1 Đất ngập nước vùng cửa sông đồng bằng Sông Hồng.
a. Đặc điểm tự nhiên.
Vùng đồng bằng Sông Hồng có diện tích 65.326 Km2, dân số là 9 triệu
người trong đó dân số đô thị là 1,7 triệu. Đây là vùng đất màu mỡ được hình thành
do sự bồi đắp phù sa của các sông nhánh cận Bắc và cận Nam của sông Hồng và
một hệ thống phức tạp chảy ra vịnh Bắc Bộ qua 9 cửa sông [1].
Theo bản đồ ĐNN của vùng cửa sông ĐBSH (Phân viện Điều tra quy hoạch
Rừng Nam Bộ và hội Khoa học đất Việt Nam, 2004), diện tích ĐNN ở vùng này là
229.762 ha (chiếm 76.01% diện tích tự nhiên). Trong đó diện tích ĐNN mặn là
125.389 ha gồm 22.487 ha ĐNN ven biển và 102.482 ha ĐNN ven sông, phân bố
chủ yếu ở các cửa sông: Nam Triệu, sông Cấm, Lạch Tray, Văn Úc, Thái Bình, Ba
Lạt, Lạch Giang, Cửa Đáy và loại hình sử dụng đất chính ở đây là sản xuất nông
lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích ĐNN ngọt là 103.373 ha với các loại
hình sử dụng đất chính là canh tác nông nghiệp.
ĐNN vùng cửa sông Hồng giới hạn bởi cửa Lân ở phía Bắc và cửa Phú Hải ở
phía Nam, qua các xã Xuân An, Giao Thiện (Nam Định) và xã Nam Phú (Thái
Bình). Cửa sông có các bãi triều rộng lớn có rừng ngập mặn phát triển và là nơi cư
trú của các loài chim nước vào mùa đôn, là nơi cung cấp các nguồn giống, tôm cá
và là nguồn lợi thuỷ sản rất lớn.
3



Trong giai đoạn 1938 – 1992, bãi triều cao được bồi tụ ngang là 5 350 ha
(trung bình 28 – 46 m/năm), bãi triều thấp khoảng 1.518 ha (3 - 9 m/năm) ở phía
Nam. Phần phía Bắc cửa sông Hồng bị xói mất 472 ha, tốc độ xói đạt 1 – 6 m/năm.
D vậy, vùng cửa sông Hồng có xu hướng dịch chuyển xuống phía Nam.[3]
b. Đa dạng sinh học.
Đến nay đã thống kê được 971 loài thuộc các nhóm động thực, vật chính
sống trên cạn và dưới nước, trong đó chim là nhóm đa dạng nhất (21,3 % tổng số),
sau cùng là côn trùng (18%), chân khớp thuộc nhóm Zooplankton (13,8%) và cá
(13,4%).
- Động vật đáy khá đa dạng, gồm tôm, cua (153 loài), thân mềm chân bụng
(30 loài), hai vỏ (25 loài). Cá gồm 130 loài trong đó bộ cá Vược chiếm ưu thế về số
họ (23 họ) và số loài (74 loài), tiếp đến là Gobiidae (12 loài), Engralidae (9 loài),
Carangidae và Leiognathidae (7 loài),…
- Động vật trên cạn với hai nhóm chiếm ưu thế là: Chim với 113 loài di cư
chiếm 54,1% và côn trùng gồm Lepidotera (13 họ và 41 loài), Coleoptera (13 họ và
40 loài), Diptera (5 họ và 21 loài), Hemiptera (10 họ và 18 loài), Hymenoptera (9
họ và 15 loài) còn các nhóm khác ở mức đa dạng rất thấp.
- Thành phấn các loài thực vật gồm: 12 loài cây ngập nước mặn và 31 loài đi
theo (thuộc 29 họ), đã tạo nên thảm thực vật quan trọng, không chỉ là công cụ bảo
vệ bờ biển mà còn là nơi quần tụ của chim trời cá nước. Cây ngập mặn chính là
Mắm (Avicennia lantana), Giá Biển (Excoecaria agallocha), Sú (Aegiceras
corniculata), Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), Trang (Kandedia candel), bần chua
(Sonnneratia caseolaris). [3].
* Đa dạng sinh học ở vườn Quốc Gia xuân Thuỷ.
Theo kết quả điều tra của TS.Phan Kế Lộc & TS. Nguyễn Tiến Hiệp và phát
hiện bổ sung của VQG Xuân Thuỷ trong thời gian gần đây, các loài thực vật bao
gồm 101 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 85 chi và 34 họ trong đó có 5 loài 5

4



chi 3 họ thuộc ngành ráng số còn lại thuộc ngành hạt kín trong đó có 25 họ, 57 chi,
68 loài thuộc lớp hai lá mầm.
Có khoảng 25 loài thích ứng với điều kiện sống ngập nước và loại hình đất
lầy thụt tạo nên trên 3000 ha rừng ngập mặn trải dài trên các giồng cát ở Cồn Lu
có gần 100 ha rừng phi lao.
- Theo điều tra bước đầu của Birdlife international ở Vườn quốc gia Xuân
Thuỷ đã gặp 219 loài chim thuộc 41 họ 13 bộ. Khu hệ chim ở đây tiêu biểu là các
loài bộ Hạc, bộ Ngỗng, bộ Rẽ và bộ Sẻ.
- Trong 13 bộ chim ở khu vực, Bộ Sẻ chiếm số lượng nhiều nhất tới 40% sau
đó là bộ Rẽ ,bộ Hạc ,bộ Sếu và bộ Sả . Bộ Chim Lặn chỉ có hai loài . Nếu so sánh
với Danh lục các loài chim Việt Nam ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ có:
+ 219 loài bằng 26,5 % của tổng số loài chim cả nước 828 loài
+ 41 họ bằng 50,61 % tổng số họ chim cả nước 81 họ
+ 13 bộ bằng 68,42% tổng số bộ chim cả nước 19 bộ
Như vậy sự đa dạng của khu hệ chim ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là tương
đối cao nếu so sánh với Vườn quốc gia khác .
- Các sinh cảnh chính thường gặp là : rừng ngập mặn (64,6% ), bãi sậy và cói
( 67,4 %), bãi bồi và cồn cát trống (55,1%) ,rừng phi lao (42,2%).
- Những loài chim quý hiếm được ghi vào sách đỏ quốc tế thường gặp là : Cò
thìa ( Platalea minor,P.leucorodia) ,Bồ nông (Penecanus philippensis) ,Cò trắng
Trung quốc (Egretta eulophotes) ,Mòng bể mỏ ngắn (Larus saundersi), Choắt đầu
đốm ( Tringa guttifer ) ,Choi choi mỏ thìa ( Erynorhynchus pygmeus),Choắt chân
màng lớn (Limodromus semipalmatus), Te vàng (Vanellus cinereus)
- Hai loài Cò thìa và Mòng bể mỏ ngắn được coi là đỉnh của chuỗi dinh
dưỡng đã có mặt khá đông ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ . Có thời điểm loài Cò thìa
đã chiếm tới 20 % số cá thể còn lại của thế giới . Loài Choi choi mỏ thìa là loài cực
hiếm ,hầu như chỉ có thể thấy ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ . Có lúc đã phát hiện
trên 20 cá thể . Những năm gần đây chỉ còn thấy dăm ba cá thể vào mùa di trú.
5



- Trong số 219 loài chim , có tới 150 loài di trú và gần 50 loài chim nước .
Những loài chim nước và chim di cư có số lượng cá thể đông nhất ; Vào mùa di trú
có thể gặp 30 đến 40 ngàn con ( Tiêu chí của một vùng đất ngập nước có tầm quan
trọng quốc tế chỉ là 20.000 con )
Hàng năm vào mùa đông ( Từ tháng 11 , 12 ) chim di trú từ Xibêri , Hàn
Quốc, Bắc Trung Quốc di cư tránh rét xuống phía nam, Vườn quốc gia Xuân Thuỷ
là ga chim quan trọng trong chu trình di cư của nhiều loài chim. Đến VQG XT
chim di trú dừng chân để nghỉ ngơi và tích luỹ năng lượng cho hành trình di cư dài
hàng ngàn km của mình. Khi mùa xuân ấm áp chim lại từ phía Nam ( Australia,
Malayxia, Indonêxia) trở về nơi sinh sản ( khoảng tháng 3,4 ) lại dừng chân ở VQG
Xuân Thuỷ. Có những loài đã trú đông ở Xuân Thuỷ thời gian khá dài như Cò
Thìa ( Từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau) . VQG XT cũng là địa điểm lý tưởng của
nhiều loài chim định cư .Chính vì vậy VQGXT có ý nghĩa rất quan trọng đối với
công cuộc bảo tồn các loài chim , bao gồm cả chim bản địa và đặc biệt quan trọng
đối với dòng chim di trú quốc tế .
Theo điều tra sơ bộ có khoảng chục loài thú ở trên cạn là các loài : Dơi,
chuột, cầy, cáo ... , ở dưới nước có ba loài quí hiếm là :
Rái cá ( Lutra lutra ), cá Heo ( Lipotes vexilifer ) và Cá Đầu ông sư ( Neophocaera
phocaenoides ). Cá heo thường gặp vào mùa mưa bão ( Từ tháng 8 đến tháng 10
hàng năm ).
Theo số liệu điều tra chưa đầy đủ,đã có hàng trăm loài sinh sống ở VQG XT
tạo nên sự phong phú và cân bằng hài hoà của hệ sinh thái . Số liệu về ĐDSH của
các lớp Bò sát & Lưỡng cư được điều tra sơ bộ là 27 loài, côn trùng có 112 loài .
Thành phần rong biển ở khu vực khác nhau về tình trạng phát triển . Các loài
rong có giá trị kinh tế thuộc 2 ngành rong đỏ và rong xanh,tiêu biểu là Rong câu
chỉ vàng ( Gracilaria bodgettii ) . Trong các thuỷ vực của vùng cửa sông có lau
sậy, cói và rong tảo. Đa số rong tảo là nguồn thức ăn quan trọng của tôm cá và các
loài động vật thuỷ sinh khác .

6


Theo số liệu của Sở thuỷ sản, mùa khô 1996 có kết quả thu mẫu của 37 loài
thuộc 4 ngành tảo như sau :
Ngành tảo Silic (Bacillariophyta) : 15 chi, 27 loài , chiếm 73%
Ngành tảo Giáp ( Pirophy) : 2 chi, 4 loài, chiếm 10,8 %
Ngành tảo Lam (Cyanophyta) : 2 chi; 3 loài, chiếm 8 %
Ngành tảo lục ( Chlorophyta) : 3 chi, 3 loài, chiếm 8 %
Hai chi có số loài cao thuộc ngành tảo Silic, các chi còn lại chỉ chiếm từ 1
đến 2 loài .
Kết quả thu mẫu mùa mưa ( '96) được 40 loài theo tỷ lệ :
Ngành tảo Silic : 15 chi, 3 loài , chiếm 75%
Ngành tảo Giáp : 1 chi, 5 loài, chiếm 12,5 %
Ngành tảo Lam : 2 chi; 2 loài, chiếm 2 %
Ngành tảo lục

: 3 chi, 3 loài, chiếm 7,5 %

Số tảo Giáp, Lục, Lam không có giá trị làm thức ăn cho thuỷ hải sản chiếm
25 % tổng số loài .
Mặc dù số loài phát hiện ở trên còn thấp nhưng lại có mặt nhiều loài ưu thế ở
vùng cửa sông ven biển , ngành tảo Silic chiếm tỷ lệ lớn tạo lên sinh khối lớn làm
thức ăn phong phú cho các loài động vật thuỷ sinh .
Mật độ tế bào trung bình trong mùa mưa và mùa khô là : Mùa mưa :
140.370 tế bào /m3 nước, mùa khô : 2.275.644 tế bào /m3 nước . Như vậy có sự
chênh lệch lớn giữa mùa khô và mùa mưa .Mùa khô mật độ tế bào cao gấp 16 lần
mùa mưa. Đặc biệt là tảo Thalassiothrix có mật độ cá thể cao và xuất hiện phổ biến
ở tất cả các Trạm thu mẫu .
Động vật nổi : Đóng vai trò quan trọng vùng cửa sông Hồng bao gồm 165

loài của 14 nhóm chính như : Copepoda. Cladocera, Siphonophora, Chaetognatha,
Nauphius.
Tất cả các nhóm phù du động vật ở Sông Hồng đều rộng muối và rộng nhiệt,
bắt nguồn từ biển nhiệt đới thích nghi với dao động lớn của độ muối ở môi trường
7


cửa sông và mật độ của chúng cũng dao động rất lớn tuỳ theo các điều kiện cụ thể
của môi trường .
Định tính ( Kết quả của Sở thuỷ sản 1996 ): Về mùa khô : Thu được 33 loài , thuộc
7 nhóm . Chiếm ưu thế là Copepoda với 19 loài, chiếm 57,5 %. Về mùa mưa : Thu
được 42 loài , thuộc 7 nhóm , nhóm Copepoda chiếm ưu thế có 27 loài , chiếm 64,3
%.
Định lượng :Sự phân bố cá thể động vật nổi chịu sự chi phối của độ muối
là yếu tố giới hạn chủ yếu đối với sự xâm nhập của các loài động vật nổi vào vùng
cửa sông và kiểm soát sự phát triển về số lượng của chúng. . Về mùa khô mật độ
cá thể đạt mức hàng chục ngàn con /m3 nước .Về mùa mưa mật độ cá thể giảm
xuống dưới 1000 con/m3 . Nhìn chung mật độ cá thể giảm quá nửa . Riêng cửa Ba
Lạt giảm chỉ còn 6 %. Dù là mùa khô hay mùa mưa, giáp xác chân chèo vẫn là
nhóm có số lượng cá thể cao nhất , tạo lên sinh khối lớn , làm nguồn thức ăn phong
phú cho các loài động vật khác trong vùng .
Động vật đáy : Thành phần động vật đáy tương đối phong phú, đã phát hiện
154 loài , thuộc các nhóm phổ biến như Polychaeta, Mollusca và Crustacea, Mùa
khô chiếm 78 %, mùa mưa chiếm 59 % số loài đã gặp . Trong đó có một số loài có
giá trị kinh tế cao như : Ngao (Meretrix lusoria) Vọp (Mactra quadrangularis),
Cua rèm (Scylla serrata), Ghẹ (Portunus penaeus), Tôm he (Penaeus Merguiensis),
tôm rảo (Metapennaus ensis) , Tôm vàng (Metapenmus soyneri). Gần đây Tôm sú
(Pennaeus monodon) đã được đưa vào nuôi có giá trị kinh tế khá cao, bổ xung cho
cơ cấu loài hải đặc sản của vùng .
- Về định lượng của động vật đáy cỡ nhỏ thuộc nhóm giun nhiều tơ, ấu

trùng , nhuyễn thể ở giai đoạn bám , ấu trùng giáp xác sống đáy với kết quả như
sau : Mùa khô: 2.400 cá thể/m3 nước (trung bình). Mùa mưa: 450 cá thể/m 3 nước
(trung bình)
Cá : Vào những năm 1980 đã thống kê được 156 loài, năm 2002 điều tra sơ
bộ thấy 107 loài thuộc 12 bộ, 44 họ, có trên 40 loài cá có giá trị kinh tế sản lượng
8


cá đạt khoảng 4000 tấn/năm. Một số loài có giá trị cao như : Cá Vược (Lates
calcarifer), Cá bớp (Bostrichthys sinensis), Cá đối (Mugil nepalensisreus). Cá dưa
(Muraenesox cinereus), Cá nhệch (Pisoodonophifboro), Cá Tráp (Taius tumifrons)
...
Về mặt số lượng các loài cá trên chiếm tỷ lệ khá lớn . Tuy nhiên thời gian
gần đây bị suy giảm do bị khai thác quá mức. [4]
Khu hệ động vật rừng ngập mặn thuộc vườn Quốc gia Xuân Thuỷ và Việt
Nam nhìn chung còn ít được biết đến và thống kê. Ví dụ các loài đang có nguy cơ
đe doạ trên toàn cầu như Rùa biển (bao gồm Rùa xanh (Chelonia mydas) và các
loài thú như Mèo cá (Prionailurus viverinus), Rái cái vuốt bé (Aonyx cinerea) được
ghi nhận là đã từng xuất hiện ở vườn Quốc gia, tuy nhiên cũng chưa đủ căn cứ để
xác định sự biến mất của các loài này có phải là do tình trạng săn bắn quá mức của
con người hay không. [5].
c. Giá trị và ý nghĩa vùng ĐNN cửa sông đồng bằng Hồng.
Duy trì và phát triển hệ sinh thái thực vật ngập mặn đồng thời duy trì và phát
triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. Thực vật ngập mặn ở đây phát triển
thành rừng, đem lại những giá trị gián tiếp vô cùng to lớn về điều hoà vi khí hậu,
hấp thụ chất ô nhiễm và khả năng tự làm sạch môi trường. Duy trì nguồn gen đa
dạng của sinh vật thuỷ sinh, điều chỉnh tiến hoá trầm tích và thành tạo bão triều.
Vùng ĐNN cửa sông đồng bằng sông Hồng còn là Ngư trường lớn cho nghề cá,
tôm ven bờ; là bãi thân mềm hai vỏ có giá trị khai thác cao như Ngao vân, Ngao
dầu, Hầu sông, Sò, Ngó, Móng tay…Tổng diện tích bãi ngao khoảng 15 000 ha

phân bố ở cồn Thủ và cồn Vành (Thái Bình); cồn Ngạn và cồn Lu (Nam Định), cho
sản lượng khai thác khoảng 10 000 – 15 000 tấn/năm.
Cửa sông Hồng là bãi đẻ, nơi nuôi các ấu thể tôm cá, Hầu, Sò, Ngao, Vạng; Nơi
dừng chân kiếm ăn của nhiều loài chim phương Bắc trên con đường đi trú đông ở
phương Nam (Giang, Sếu, Vịt trời, Ngỗng…). Khu vực ĐNN cửa sông Hồng còn
là cửa ngõ con đường di cư biển – sông của cá Mòi cờ hoa (Clupanodon thrisa) và
9


cá Cháy (Macrura reevesii) từ vịnh Bắc bộ vào nước ngọt để sinh sản, đồng thời là
nơi xam nhập của một số loài động vật biển vào lục địa để tham gia vào việc hình
thành khu hệ động vật nước ngọt.[3].
2.2 Đất ngập nước đồng bằng Sông Cửu Long.
a. Đặc điểm tự nhiên.
Đồng bằng Sông Cửu Long thuộc lãnh thổ Việt Nam là thành phần cuối cùng
của lưu vực sông Mekông. Có diện tích khoảng 3,9 triệu ha, chiếm khoảng 12%
diện tích cả nước, bao gồm 13 tỉnh và thành phố: Long An, Đồng Tháp, An Giang,
Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bạc liêu, Trà Vinh, Vĩnh
Long, Bến Tre, thành phố Cần Thơ.
ĐNN của ĐBSCL là một trong những hệ sinh thái giàu có nhất của lưu vực
(đồng bằng ngập triều, đầm lầy ven biển, đàm than bùn, cửa sông…), là bãi đẻ
quan trọng của nhiều loài thuỷ sản di cư từ phía thượng nguồn sông Mêkông. Theo
bản đò ĐNN của ĐBSCL tỷ lệ 1: 250.000, diện tích ĐNN là 4.939.684 ha chiếm
95,88% diện tích tự nhiên, bao gồm diện tích ĐNN nội địa và biển ngập thuỷ triều
dưới 6m.
ĐNN ven biển phân bố dọc ven biển phía Đông, phía Tây Nam bán đảo Cà
Mau và vịnh Thái Lan. Trong đó ĐNN ven biển - ngập thường xuyên có diện tích
879.644 ha, phân bố ở vùng biển nông có độ sâu dưới 6 m khi triều kiệt; ĐNN mặn
ven biển – không ngập thường xuyên có diện tích 756.425 ha. Các kiểu ĐNN chính
trong vùng này là ĐNN mặn thường xuyên, không có thực vật; ĐNN mặn không

thường xuyên, canh tác nông nghiệp; ĐNN mặn không thường xuyên, nuôi trồng
thuỷ sản. Các dải rùng ngập mặn phân bố dọc theo ven biển, ở những bãi bồi ngập
mặn, có vai trò rất lớn trong hệ sinh thái ĐNN ven biển, nhưng hiện nay diện tích
rừng ngập mặn đã và đang bi suy thoái giảm đi rất nhiều về số lượng và chất lượng.
[2]
ĐNN mặn cửa sông phân bố chủ yếu ở vùng cửa sông Cửu Long thụoc địa
bàn tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng thuộc các dạng
10


ĐNN không thường xuyên, canh tác nông nghiệp và ĐNN mặn không thường
xuyên nuôi trồng thuỷ sản.
b. Đa dạng sinh học.
* Đa dạng sinh học Mũi Cà Mau:
Hệ thống động thực vật phong phú: Có 13 loài thú thuộc 9 họ trong đó 2 loài
được ghi trong sách đỏ của IUCN là hỉ đuôi dài (Macaca fasciculalis), Cà khu
(Trachypithecut cristatus) và 4 loài có trong sách đỏ Việt Nam: 74 loài chim thuộc
23 họ (5 loài có trong sách đỏ IUCN, 7 loài trong sách đỏ Việt Nam), 28 loài di cư
trong đó có các loài quý hiếm như: có Trung Quốc (Egretta eglophotes), Bồ nông
chân xám (Pelicanus philippensis), Giang sen (Ibis leucocepphalus)…có 17 loài bò
sát thuộc 9 họ trong đó có 2 loài thuộc sách đỏ Việt Nam. Lưỡng cư có 5 loài thuộc
3 họ. Tất cả các loài ưu thế của rừng ngập mặn đều có mặt ở đây, 22 loài đã được
phát hiện tại cồn Cửa Ông Trang. Quần xã thực vật ngập mặn chủ yếu gồm rừng tái
sinh tự nhiên của Đước, Vẹt và Mắm thuần chủng. [3].
* Đa dạng sinh học tại khu bảo tồn ĐNN Láng Sen.
Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, với tổng diện tích 5.030 ha, được xem
như một bồn trũng nội địa thuộc vùng trũng rộng lớn Đồng Tháp Mười, tỉnh Long
An. Với hình thái địa mạo đa dạng và là vùng sinh thái tiêu biểu cho kiểu đầm lầy
ngập nước. Sự duy trì thảm thực vật ven sông, đồng cỏ tự nhiên ngập nước theo
mùa, đầm lầy và gia tăng diện tích tràm trồng đã làm phong phú quần thể động

thực vật. Kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy hiện diện 156 loài thực vật hoang dã
thuộc 60 họ; 149 loài động vật có xương sống thuộc 46 họ, trong đó có 13 loài nằm
trong sách đỏ Việt Nam; các loài thủy sản trên sông rạch, lung, trấp khá phong phú.
Do hạn chế thời gian nghiên cứu nên chỉ ghi nhận được có 11 loài động vật đáy.
Với tính đa dạng sinh học như thế, việc bảo tồn sự đa dạng sinh học và các hệ sinh
thái vùng đất ngập nước tiêu biểu cho vùng Đồng Tháp Mười góp phần vào việc
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, văn hóa cho một vùng đất ngập nước lưu vực sông
Mekong.
11


Láng Sen là vùng sinh thái tiêu biểu cho kiểu đầm lầy ngập nước với nhiều
quần thể động thực vật phong phú mang tính đặc trưng. Qua nhiều năm khai thác
cho mục đích sản xuất nông nghiệp đã làm giảm tính phong phú của sự đa dạng
sinh học dẫn đến giảm số lượng các động thực vật tiêu biểu. Từ năm 1998, nhiều
nghiên cứu về giá trị tài nguyên thiên nhiên trong vùng trong vùng đất ngập nước
Láng Sen đã được thực hiện do nhiều tổ chức trong và ngoài nước để có thể đánh
giá tổng quan về tài nguyên tự nhiên làm luận cứ khoa học cho việc thành lập khu
bảo tồn thiên nhiên:
Tính đa dạng sinh học trong khu vực Láng Sen được ghi nhận với sự hiện
diện của nhiều loài động thực vật đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười.
Thảm thực vật: Thực vật trong khu vực Láng Sen khá phong phú với 156
loài thực vật hoang dã trong đó có 152 loài đã xác định được tên khoa học thuộc 60
họ được tìm thấy, trong đó khuyết thực vật (Pteridophyta) có 7 loài, song tử diệp
(Dicotyledonae) có 88 loài và đơn tử diệp (Monocotyledonae) có 57 loài.
Các họ có số loài nhiều nhất là Poaceae (24 loài), Cyperaceae (19 loài),
Rubiaceae (6 loài) và Papilionoideae (6 loài). Trong đó có 4 loài chưa xác định
được tên.
Căn cứ vào dạng sinh trưởng, 152 loài thực vật hoang dã ở Láng Sen được
chia ra: Cây thân gỗ: 26 loài, Cây bụi: 15 loài; Cây thân thảo: 101 loài; Dây leo

hoặc dây bò: 8 loài; Ký sinh: 2 loài
Phiêu sinh vật: Theo kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần phiêu sinh trong
vùng không nhiều với Cyanophyta: 2 loài, Chlorophyta: 14 loài, Bacillariophyta: 8
loài. Có thể việc giới hạn về thời gian và số mẫu nghiên cứu nên chưa thể hiện
được số liệu chính xác thành phần phiêu sinh vật đang hiện diện trong vùng.
Thủy sản: Do trong đợt khảo sát mực nước trên đồng khá cao nên chưa thể
tiến hành thu mẫu, kết quả thu được do điều tra các hộ tại địa phương. Các loài điều
tra được gồm có: cá trạch, thát lát, cá rô, cá linh, cá mè, lóc, lia thia đồng, cá chốt,
cá lìm kìm, cá trê, lươn, ếch, rắn (3 loài), rùa, tôm.
12


Ngoài ra, một số loài thực vật thủy sinh khác đã phát hiện như: Marsilea
quadrifolia, Ceratopteris siliquosa, Salvinia cucullata, Lemna tenera, Eriocaulon
sp., Limnophylla heterophylla, Najas sp., Blyxa sp., Valisneria gigantia, Rotala
wallichii, Myriophyllum tetandrum, Hydrilla verticilata.
Động vật: Để có thể ghi nhận được nhiều thông tin về động vật, nhóm nghiên
cứu đã dùng phương pháp phỏng vấn dân địa phương kết hợp với khảo sát thực tế
(đối với lớp Chim, phỏng vấn thông qua hình ảnh), có 128 loài động vật có xương
sống (không kể lớp Cá) được ghi nhận có mặt ở Láng Sen; trong đó: lớp Lưỡng thê:
4 loài; lớp Bò sát: 17 loài; lớp Chim: 101 loài; lớp Thú: 6 loài
Theo Buckton, Cu, Tu and Quynh (1999) thì qua 2 đợt khảo sát thực địa
trong năm 1999, các tác giả đã phát hiện được 61 loài chim ở Láng Sen. Trong 61
loài này, có 21 loài không nằm trong danh sách 101 loài chim được trình bày ở
bảng trên. Như vậy, tổng số các loài chim phát hiện được qua các đợt điều tra, bằng
cách kết hợp các phương pháp khác nhau, đã lên đến 122 loài và tổng số các loài
động vật có xương sống (không kể cá) lên đến 149 loài, trong đó có 13 loài có
trong Sách Đỏ Việt Nam. [6]
Đầu năm 2004, khu vực này đã được quyết định chính thức trở thành Khu
Bảo Tồn Đất Ngập Nước Láng Sen, được chọn làm một trong hai điểm trình diễn

sử dụng khôn ngoan và bảo tồn đa dạng sinh học đất ngập nước lưu vực sông
Mekong do IUCN, GEF, UNDP tài trợ MWBP.
c. Giá trị và ý nghĩa vùng đất ngập nước đồng bằng Sông Cửu Long.
Các hệ sinh thái ĐNN chính ở ĐBSCL (bao gồm hệ sinh thái ngập mặn ven
biển; hệ sinh thái rừng Tràm và hệ sinh thái cửa sông) có ý nghĩa quan trọng đối
với khu vực. Có tầm quan trọng trước hết là khả năng bảo tồn sinh học các nguồn
gen quý và hiếm. Tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như tôm cá, dược
phẩm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực. Mặt
khác, sự thành lập các khu bảo tồn và các vườn Quốc gia đã tạo thành các cảnh
quan sinh thái đẹp, có giá trị trong ngành dịch vụ du lịch.
13


2.3 Đất ngập nước vùng đầm phá ở miền Trung.
a. Đặc điểm tự nhiên.
Các đàm phá của Việt Nam chủ yếu tập trung ở dải ven biển miền Trung từ
Thừa Thiên Huế tới Ninh Thuận. Tổng diện tích của các đầm phá này khoảng
447.7 Km2. Trong đó lớn nhất là hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai dài trên
67 Km, diện tích khoảng 216 Km2; nhỏ nhất là đầm phá nước mặn ở Quảng Ngãi
khoảng 2,8 Km2. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau đầm phá đang bị quản
lý và khai thác không hợp lý nên nhiều đầm đang bị suy thoái. Trong các đầm phá
có 4 nhóm ĐNN gồm : ĐNN không phủ thực vật, ĐNN có phủ thực vật, ĐNN đạt
tới độ sâu 6 m và ĐNN do con người tạo ra và đang được sử dụng. Tuỳ thuộc vào
nguồn gốc hình thành, điều kiện tự nhiên và hoạt động tương tác giữa các quá trình
theo quy luật tự nhiên và nhân sinh màmỗi loại ĐNN ở các đầm phá là khác nhau.
[3]
b. Đa dạng sinh học.
Tài nguyên sinh vật: Các đầm phá có tài nguyên sinh vật và cấu trúc các
quần xã động vật phong phúgồm các loài ưa nước ngọt, ưa nước lợ và ưa nước
mặn. Các loài này phát triển ưu thế theo mùa. Tiền năng nguồn lợi sinh vật chủ yếu

ở các nhóm cá, giáp xác thân mềm, rong biển và cỏ biển. Các loài điển hình như:
Cá Đối mục (Mugil cephalus), cá Mòi chấm (Clupanodon pustatus), tôm Rảo
(Metapenaeus ensis), tôm Sú (Penaeus monodon), Sò (Arca), Ngao (Meretrix)…
Một số loài rong có giá trị như Rong câu chỉ vàng (Glacilaria tenuistipitata) và một
số loài cỏ biển có sinh khối lơn được khai thác làm thức ăn gia súc, phân bón. Ở hệ
đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có 37 loài động vật đáy thuộc các nhóm giun nhiều
tơ (Polychaeta), giáp xác, thân mềm, trong đó thân mềm chiếm mật độ cao nhất,
tiếp đến là giáp xác. Trữ lượng rong câu mảnh tại đây có thể đạt 5000 tấn khô/năm,
mật độ rong mái chèo (Valisneria spiralis) 3,6 – 10,2 Kg tươi/m2.
tài nguyên phi sinh vật: Loại tài nguyên này không ớn nhưng đa dạng với các loại
khoáng sản như sa khoáng (Ziron, Ilenit), cát xây dựng. Ở nhiều đầm phá có cát
14


màu trắng được khai thác và sử dụng làm nguyênliệu thuỷ tinh như điểm cát trắng
Phú Xuân (phá Tam Giang - Cầu Hai) có trữ lượng khoảng 8 triệu m3.[3]
c. Giá trị và ý nghĩa các vùng đất ngập nước đầm phá miền Trung.
Đến nay xét về mặt ĐDSH và các chức năng sinh thái, 5 đầm phá ven biển
có thể được coi là các vùng ĐNN quan trọng của Việt Nam. Đó là đầm Ô Loan
(Phú Yên), đầm Thị Nại và Đề Gi (Bình Định), Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) và đầm
Nại (Ninh Thuận). Đây là các khu vực có nguồn gen ĐDSH cao nhất đồng thời có
ý nghĩa trong phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.
III. Các mô hình nuôi trồng thuỷ sản tại các bãi bồi và vùng ngập nước ven
biển Việt Nam.
3.1 Những thuận lợi trong việc áp dụng các mô hình nuôi trồng thuỷ sản ở
Việt Nam.
Theo định nghĩa FAO thì NTTS là các hoạt động canh tác trên đối tượng
thuỷ sinh như nhuyễn thể, giáp xác, thực vật thuỷ sinh…quá trình này bắt đầu từ
thả giống, chăm sóc nuôi lớn cho tới khi thu hoạch xong. Có thể nuôi tùng cá thể
hay quần thể với nhiều hình thức nuôi theo mức độ thâm canh khác nhau như

quảng canh, thâm canh và bán thâm canh.[7]
Với đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi và đặc điểm xã hội đã tạo ra cho
Việt Nam những tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong các các
vùng nước ngọt nội địa, lước lợ ven biển và nước biển.
3.1.1 Về điều kiện tự nhiên.
a. Mặt nước.
Nước ta có một đường bờ biển dài 3 206 Km, với rất nhiều các eo vịnh và
đầm phá, 112 cửa sông, lạch hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển. Trong nội, địa hệ
thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và các hồ thuỷ lợi, thuỷ điện, đã tạo cho
nước ta có tiền năng lớn về mặt nước với khoảng 1.700.000 ha, trong đó:
- Ao hồ nhỏ, mương vườn: 120.000 ha.
15


- Hồ chứa mặt nước lớn: 340.000 ha.
- Ruộng có khả năng NTTS 580.000 ha.
- Vùng triều 660.00 ha.
Chưa kể bề mặt nước các sông suối và khoảng 300.000 – 400.00 ha eo, vịnh,
đầm phá ven biển khác có thể sử dụng vao NTTS chưa được quy hoạch. [8]
b. Nguồn giống thuỷ hải sản.
Theo viện nghiên cứu Hải sản (2005), Việt Nam có các nguồn giống thuỷ hải
sản như sau:
- Nguồn cá nước ngọt: Đã thống kê được 544 loài trong 18 bộ, 57 họ, 228
giống. Với thành phần giống loài phong phú, nước ta được đánh giá đa dạng sinh
học cao. Trong 544 loài có nhiều loài có giá trị kinh tế.
- Nguồn cá nước lợ: Đã thống kê 186 loài chủ yếu. Một số loài có có giá trị
kinh tế như: Cá Song, cá Hồng, cá Tráp, cá Vược, cá Măng, cá Cam, cá Bống, cá
Dớp, cá đối, cá dìa. Trong đó đã đưa vào nuôi cá cá Vược, cá Giò, cá Song, cá
Măng, cá Cam...
- Nguồn tôm: Đã thống kê được 16 loài chủ yếu có giá trị kinh tế và đưa vào

nuôi như: tôm Sú, tôm Lớt, tôm He, tôm Rảo, tôm Mương, tôm Hùm, tôm Bông,
tôm Càng Xanh.
- Về nhuyễn thể: Có một số loài chủ yếu; Trai, Hầu, Diệp, Nghêu, Sò, Ốc,...
- Về rong tảo: Với 90 loài có giá trị kinh tế trong đó đáng kể là Rong câu (11
loài), rong Mơ, rong Sụn...[8]
c. Khí hậu, thời tiết.
Khí hậu Việt Nam nói chung chịu sự ảnh hưởng của đới khí hậu nhiệt đới gió
mùa ẩm, song mỗi miền lại có các đặc trưng khác nhau.
- Miền Bắc: Nhiệt dộ trung bình không khí từ 22,2 – 23,5 0C, lượng lưa trung
bình từ 1.500 – 2.400 mm, tổng số giờ nắng từ 1.650 – 1.750 giờ/năm. Mùa mưa từ
tháng 6 đến tháng 8 và là vùng chịu ảnh hưởng của bão xuất hiện sớm trong cả
nước. Vùng này là vùng thuộc chế độ nhật triều với biên độ 3,2 – 3,6 m.
16


- Miền Trung: Nhiệt độ trung bình trong năm từ 25,5 – 27,5 0C, mưa tập trung
vào cuối tháng 9 đến tháng 11, năng nhiều, từ 2.300 – 3.000 giờ/năm. Chế độ thuỷ
triều gồm nhật triều và bán nhật triều, có nhiều đầm phá thích hợp nuôi trồng thuỷ
sản.
- Miền Nam: Khí hậu mang tính chất xích đạo, nhiệt độ trung bình trong năm
từ 22,6 – 27,6 0C. Nưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng lưa trung bình từ
1.400 – 2.400mm/năm, số giờ nắng trên 2.000 giờ/năm. Vùng này có chế độ thuỷ
triều chủ yếu là bán nhật triều với biên độ 2,5 – 3 m.(Khí tượng NN)
Nhiệt độ ảnh hưởng tới nhiều phương diện trong đời sống của các loài thuỷ
sinh: Hô hấp, tiêu thụ thức ăn, đồng hoá thức ăn, miễn nhiễm đối với bệnh tật, sự
tăng trưởng..Nhiệt độ thay đổi theo khí hậu mỗi mùa. Do đó tại miền Nam có thể
nuôi tôm quanh năm trong khi miền Bắc chỉ khai thác được vào mùa nóng.[9], [10]
Vũ Thế Trụ (1993): Nhiệt độ thích hợp cho tôm loại Penaeus spp tại các ao
hồ vùng nhiệt đới khoảng 28 – 300C. Tôm Sú có thể chịu đựng được nhiệt độ dưới
280C nhưng tôm lớn tương đối chậm, trên 30 0C tôm lớn nhanh hơn nhưng dễ mắc

bệnh nhất là bệnh MBV (Monodon baculovirus). [11]
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm. Theo Bùi Quang Tề, khi
nhiệt độ trong nước ao là 350C thì tỷ lệ sống của tôm là 100%, nhiệt độ 37,50C tôm
còn sống 65% và tỷ lệ này còn lại 40% khi nhiệt độ nướclà 400C. [12]
Chế độ khí hậu, thời tiết và các điều kiện tự nhiên đa dạng tạo điều kiện phát triển
nuôi trồng thuỷ sản đa loài và nhiều loại hình. [8]
3.1.2. Điều kiện xã hội.
- Nguồn lao động: Với trên 4 triệu dân sống ở vùng triều và khoảng 1 triệu
người sống ở đầm phá tuyến đảo của 714 xã, phường thuộc 28 tỉnh thành phố có
biển và hàng chục triệu hộ nông dân, hàng năm đã tạo ra lực lượng lao động NTTS
đáng kể, chiếm tỷ trọng quan trọng trong nghề cá. Chưa kể một bộ phận khá đông
ngư dân làm nghề đánh cá nhưng không đủ phương tiện để hành nghề khai thác
cũngchuyển sang NTTS và lực lượng lao động vừa sản xuất Nông nghiệp vừa
17


NTTS. Theo trung tâm Tin học thuỷ sản, só lao động hoạt động trong ngành nghề
NTTS ở nước ta trong một số năm gần đây như sau:
Bảng 1: Số lượng lao động trong ngành nuôi trồng thuỷ sản.
Năm
Người

2001
2.105.875

2002
2.273.013

2003
2.483.839


2005
2.550.000

Theo bảng trên ta thấy: Số lượng lao động trong ngành NTTS tăng dần qua
các năm. Điều này thẻ hiện rõ khả năng thu hút lao động do hiệu quả kinh tế và giải
quyết việc làm của ngành sản xuất này. Bên cạnh số lượng tăng lên, chất lượng lao
động ngày càng được cải thiện, đây là động lực quan trọng để thực hiện thắng lợi
chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
3.2 Một số mô hình nuôi trồng thuỷ sản ven biển và vùng bãi bồi ngập nước.
3.2.1 Nuôi quảng canh (QC).
Mô hình này phổ biến nhất ở các khu vực có rừng ngập mặn, với mô hình
tôm - rừng kết hợp, đặc biệt là các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Là hình thưc nuôi dựa
hoàn toàn vào thức ăn tự nhiên trong đầm, ao. Mật độ thả tôm thường thấp, 5 – 7
con/m2/ (vụ 1) và 1 – 1,5 con/m2 (vụ 2) [13]. Do lệ thuộc vào nguồn giống tự nhiên,
diện tích ao nuôi thường từ 3 – 40 ha (đầm nuôi). Ưu điểm là vốn vận hành và chi
phí thấp vì không tốn chi phí thả giống và thức ăn, kích cỡ tôm thu hoạch lớn, giá
bán cao, cần ít lao động cho một đơn vị sản xuất và thời gian nuôi không dài do
giống đã lớn. Nhược điểm là năng suất và lợi nhuận thấp, cần diện tích ao nuôi lớn
để tăng sản lượng nên vận hành và quản lý khó, nhất là các ao đầm tự nhiên có hình
dạng rất khác nhau.
Bảng 2: Các thông số kỹ thụât và kinh tế cơ bản của mô hình nuôi tôm QC.
Diện tích (ha)
Tỷ lệ rừng/tôm

3 – 40.
50 – 50/70 – 30.
Tự nhiên, có thả thêm ít tôm Sú giống

Con giống


(PL15).
18


Mật độ (con/m2)

5 – 7 con (Vụ 1) và 1 – 1.5 con (vụ 2).
2 vụ (tháng 1 – 5 và 6 – 12 ) hoặc thả

Mùa vụ thả nuôi

liên tục.
Cách chăm sóc
Không cho ăn.
Sử dụng vôi, phân
Không bón phân, vôi.
Thời gian nạo vét bùn
Tháng 5 – 6.
Tỷ lệ sống
17 – 18 % (vụ 1) và 24 – 25% (vụ 2).
Năng suất (tạ/ha/năm)
2,85
Tổng chi (Triệu/năm)
7,7
Tổng thu (Triệu/năm)
9,5
Lợi nhuận (Triệu/năm)
1,8
Hiệu quả sử dụng vốn (B/C)

1,23
(Nguồn: Số liệu điều tra của Khoa Thuỷ sản, ĐH Cần Thơ, 2003)
Nhìn chung, Kỹ thuật nuôi của mô hình nuôi quảng canh khá đơn giản, mức
độ đầu tư không cao, người dân có thể áp dụng được. Tuy nhiên mô hình này đòi
hỏi về diện tích khá lớn và khó kiểm soát môi trường nước trong vuông nuôi. [14]
3.2.2 Mô hình nuôi quảng canh cải tiến (QCCT).
Hiện nay hai mô hình được áp dụng khá phổ biến ở ĐBSCL là mô hình nuôi
quảng canh (68%) và mô hình nuôi quảng canh cải tiến (27%). Do nguồn giống tự
nhiên ngày càng giảm nên nhiều nguời nuôi tôm theo mô hình quảng canh dần
chuyển sang quảng canh cải tiến trong những năm gần đây. Mo hình canh tác này
không chỉ được áp dụng ở những ao nuôi chuyên tôm mà còn ở những vuông nuôi
trong rừng ngập mặn (tôm - rừng riêng biệt) hoặc những ao nuôi kết hợp trồng rau
màu ngắn ngày. Trong mô hình này ngoài việc bổ sung tôm sú giống nhân tạo,
người dân còn bổ sung thêm thức ăn cũng như bón vôi và phân cho ao/vuông
nuôi.Về hiệu quả kinh tế, mô hình này có mức đầu tư thấp nhưng lợi nhuận và hiệu
quả sử dụng vốn khá cao (B/C: 2,1) nên cung kích thích người dân chuyển sang
nuôi quảng canh cải tiến. Tuy vậy mô hình này cũng gặp trở ngại về bệnh tôm
thường xảy ra nên rỉ ro của mô hình này thường cao hơn mô hình tôm - rừng - cua.
Các thông số về kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi quảng canh cải tiến được
trình bày như bảng dưới. [14]
19


Bảng 3: Các thông số về kỹ thuật và kinh tế của mô hình nuôi tôm QCCT.
Diện tích (ha)
Diện tích mặt nước.
Con giông

1–3
60 – 70%

Tự nhiên, có thả thêm tôm sú giồng

(PL15)
Mật độ (con/m )
6 – 7 con (vụ 1) và 1 – 2 con (vụ 2)
Mùa vụ thả nuôi
Tháng 1 – 5 (vụ 1), tháng 6 – 11 (vụ2)
Cách chăm sóc
Bổ sung thức ăn viên hoặc tự chế.
Sử dụng vôi, phân
Có bón vôi, phân
Thời gian sên vét bùn
Tháng 5 – 6.
Tỷ lệ sống
18 – 20% (vụ 1) và 3 – 5% (vụ 2)
Năng suất (kg/ha/vụ)
195
Tổng chi (Triệu/năm)
5,4
Tổng thu (Triệu/năm)
11,3
Lợi nhuận (Triệu/năm)
5,9
Hiệu quả sử dụng vốn (B/C)
2,1
(Nguồn: Số liệu điều tra của Khoa Thuỷ sản, ĐH Cần Thơ, 2003)
2

3.2.3 Mô hình bán thâm canh – thâm canh (BTC – TC).
Hiện tại, mô hình nuôi tôm BTC – TC đang phát triển mạnh ở các tỉnh ven

biển Việt Nam. Trong năm 2003, diện tích nuôi tôm thâm canh là 15.534 ha và bán
thâm canh là 20.116 ha (Bộ Thuỷ sản, 2003). Trong đó diện tích nuôi tôm TC –
BTC của các tỉnh ven biển ĐBSCL khoảng 17.000 ha, chiếm 46,8% diện tích nuôi
tôm TC – BTC của cả nước. Chủ yếu ở các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh,
Bến Tre và Cà Mau. Các thông số về kỹ thuật và kinh tế của mô hình được trình
bày như trong bảng sau.
Bảng 4: Các thông số về kỹ thuật và kinh tế của mô hình nuôi tôm TC – BTC
ở ĐBSCL:
Diện tích (ha)
Diện tích mặt nước(%).
Con giống
Mật độ (con/m2)
Mùa vụ thả nuôi
Cách chăm sóc
Sử dụng vôi, phân

1–4
60 – 75%
Tôm sú giống nhân tạo (PL15)
15 – 45
Tháng 1 – 5 (vụ 1), tháng 6 – 10 (vụ2)
Sử dụng 100% thức ăn công nghiệp.
Có sử dụng
20


Hoá chất & men vi sinh
Có sử dụng
Tỷ lệ sống
39% (vụ 1) và 27% (vụ 2)

Năng suất (kg/ha/năm)
1 – 3 (BTC) và 3 – 5 (TC)
Tổng chi (Triệu/ha/vụ)
100 – 150.
Tổng thu (Triệu/ha/vụ)
250 – 300
Lợi nhuận bình quân (Triệu/năm)
150
Hiệu quả sử dụng vốn (B/C)
2
(Nguồn: Số liệu điều tra của Khoa Thuỷ sản, ĐH Cần Thơ, 2003)
Trong mô hình này, mặc dù mức độ lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn cao
nhưng đòi hỏi vốn đầu tư lớn và kỹ thuật nuôi cao do đó mô hình BTC và TC chưa
được phát triển đại trà ở vùng ven biển của ĐBSCL. Mặc dù vậy, theo xu thế công
nghiệp hoá, hiện đại hoá trong lĩnh vực NTTS thì việc phát triển các mô hình nuôi
tôm TC – BTC là cần thiết. Tuy nhiên, cần có quy hoạch phát triển vùng nuôi tôm
TC – BTC cũng như nâng cấp hệ thống thuỷ lợi cho từng Tỉnh ven biển là điều cần
được chú trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển bền vững nghề nuôi tôm của
ĐBSCL. [14]
3.2.4. Mô hình tôm tôm - rừng – cua.
Theo kết quả điều tra 4 tỉnh ven biển ĐBSCL cho thấy mô hình tôm - rừng –
cua chiếm tỷ lệ cao nhất (38,9%) so với các mô hình nuôi khác. Nguyên nhân căn
bản là người dân đang có xu hướng đa dạng hoá đối tượng nuôi để hạn chế rủi ro
kinh tế của nông hộ. Bên canh đó do mức độ đầu tư của mô hình này không cao
(5,4 triệu đồng/ha/năm), phù hợp với khả năng tài chính của đại bộ phận người dân
ven biển dặc biệt tại các khu rừng ngập mặn ĐBSCL. Tuy nhiên mô hình này cũng
gặp không ít trở ngại về bệnh tôm và tập quán thả nuôi tôm liên tục nhiều đợt nên
tỷ lệ sống và năng suất nuôi tôm chưa cao(580 kg/ha/năm). Các thông số kỹ thuật,
kinh tế của mô hình này được trình bày như bảng sau.
Bảng 5: Một số thông số kỹ thuật vàkinh tế của mô hình nuôi tôm –rừng – cua.

Diện tích (ha).
Diện tích mương bao (%).
Con giống.

3–5.
25 - 30 .
Tôm sú giồng nhân tạo (PL15), cua khai
thác từ tự nhiên. (CW: 0,5 – 3,7cm) và
21


tôm cá tự nhiên.
Mật

độ

tôm

nuôi

bình

quân

(con/m2).
Mùa vụ thả nuôi.
Mật độ cua (con/m2).
Mùa vụ thả nuôi.
Cách chăm sóc.
Sử dụng vôi, phân.

Tỷ lệ sống bình quân.
Năng suất (kg/ha/năm).

12 (vụ 1) và 1,5 – 2 (vụ 2).
Tháng 1 – 5 (vụ 1), tháng 6 – 11 (vụ2).
0,1 – 0,2 .
1 vụ/năm (Tháng 7 – 2).
Không cho ăn.
Không sử dụng.
Tôm 7,5% (vụ 1), 8,5% (vụ 2);Cua: 47%
580 (Tôm sú 42%; cua 24%; tôm tự nhiên

25% và cá 9% ).
Tổng chi (Triệu/năm)
..
5,4.
Tổng thu (Triệu/năm).
9 – 10.
Lợi nhuận (Triệu/năm).
3,5 – 4,5.
Hiệu quả sử dụng vốn (B/C).
1,85.
(Nguồn: Số liệu điều tra của Khoa Thuỷ sản, ĐH Cần Thơ, 2003)
Nhìn cung kỹ thuật nuôi tôm mô hình tôm – cua -rừng kgá đơn giản và vốn
đầu tư tương đối thấp trong khi lợi nhuận tương đối cao, đặc biệt là mức độ rủi ro
của kinh tế nông hộ thấp. Nên mô hình này đang được nhiều người dân ven biển áp
dụng, đặc biệt là ở các tỉnh có rừng ngập mặn. Tuy nhiên trở ngại của mô hình này
là kỹ thuật nuoi của người dân chưa cao (chủ yếu dựa vào kinh nghiệm) và thiếu
nguồn cua giống nhân tạo. Do đó, phần nào cũng hạn chế sự phát triển của mô hình
này. [14]

3.2.5 Mô hình tôm – lúa luân canh.
Đây là mô hình đặc thù của những vùng có tính nhiễm mặn theo mùa (mùa
khô) ở các tỉnh thuộc ĐBSCL. Hiện nay mô hình này phát triển khá nhanh từ 3.000
ha (năm 1999) lên đến 118.000 ha (Lư, 2001), đặc biệt các vùng vừa chuyển đổi từ
canh tác 1 lúa không hiệu quả sang tôm – lúa luân canh như Cà Mau, Bạc Liêu,
Kiên Giang. Nét đặc thù của mô hình này là tôm sú được thả nuôi trong mùa khô
theo phương thức quảng canh cải tiến (khi nguồn nước trên sông bị nhiễm mặn) và
việc canh tác lúa được thực hiện trong mùa mưa (nước ngọt). Một số thông số kỹ
thuật và kinh tế được trình bày như bảng dưới. [14]
22


Bảng 6: Một số thông số kỹ thuật và kinh tế của mô hình nuôi tôm – lúa
luân canh.
Diện tích (ha).
1–2.
Diện tích mương bao (%).
25 – 30% .
Mực nước trên mặt ruộng .
25 – 30 cm.
Con giống.
Tôm sú giồng nhân tạo (PL15).
2
Mật độ (con/m ).
2 – 5.
Mùa vụ thả nuôi.
Tháng 1 – 5.
Cách chăm sóc.
Bổ sung thức ăn viên hoặc tự chế.
Sử dụng vôi, phân.

Có bón vôi, phân.
Tỷ lệ sống.
10 – 33%.
Năng suất (kg/ha/vụ).
300 – 450.
Tổng chi (Triệu/ha/vụ).
10 – 15.
Tổng thu (Triệu/ha/vụ).
30 – 45.
Lợi nhuận (Triệu/ha/vụ).
20 – 30.
Hiệu quả sử dụng vốn (B/C).
2,5 – 3.
(Nguồn: Số liệu điều tra của Khoa Thuỷ sản, ĐH Cần Thơ, 2003)
IV. Hiện trạng môi trường vùng đất ngập nước cửa sông ven biển Việt Nam
4.1 Biến động về diện tích .
Các vùng rừng ngập nước và các cánh đồng cỏ của hai khu vực có cảnh quan
đất ngập nước lớn nhất cua Việt Nam là đồng bằng Bắc Bộ (1,7 triệu ha) và Đồng
bằng Nam Bộ (khoảng 3,9 triệu ha) đều đã bị chuyển sang đất canh tác nông nghiệp
và nuôi trồng thuỷ hải sản. Việc khai thác quá mức các nguồn lợi tự nhiên sinh
sống trong khu vực này đã làm suy giảm quần thể của các loài sinh vật ở đây.
Tổng diện tích rừng ngập mặn của cả nước hiện chỉ còn khoảng 155.290 ha, giảm
100.000 so với trước năm 1990 và tiếp tục đang bị thu hẹp nhanh (Bộ NN & PTNT,
2004). Trong hai thập kỷ qua, hơn 200.000 ha rừng ngập mặn đã bị chặt phá để nuôi
tôm. Rừng ngập mặn tự nhiên nguyen sinh hầu như không còn. Đa số diện tích rừng
ngập mặn hiện nay là rừng trồng (62%), còn lại là rừng thứ sinh nghèo hoặc mới tái
sinh trên bãi bồi (Bộ Thuỷ sản, 2004). [16]

23



Trong 50 năm trở lại đây Việt Nam bị mất hơn 80% rừng ngập mặn. Phong
trào nuôi tôm là một trong những xu hướng nổi trội nhất dẫn dến phá rừng ngập
mặn. Vùng ĐBSCL, Hải Phòng, Quảng Ninh là những vùng có diện tích rừng ngập
mặn bị mất nhiều nhất. Những nguyên nhân khác là chuyển đổi đát nông nghiệp
thành đất xây dựng, chiến tranh tàn phá và khai thác củi đun.
Trong 3 thập lỷ gần đây nhất từ 1960 đến 1995, ở Quảng Minh và Hải Phòng đã có
khoảng 40 ngàn ha rừng ngập mặn bị biến mất. Hiện cả hai tỉnh này chỉ còn khoảng
15.700 ha rừng ngập mặn . [17]
Theo bộ Tài nguyên và Môi trường (năm 2004) tổng diện tích ĐNN ở Việt
Nam là khoảng hơn 10 triệu ha. Trong 15 năm qua diện tích ĐNN tự nhiên giảm đi,
diện tích ĐNN nhân tạo tăng lên.
Các khu rừng ngập mặn tự nhiên ven biển đã mất dần, thay vào đó là các
đầm nuôi thuỷ sản, các công trình du lịch và một số ít diện tích rừng trồng. Diện
tích rừng ngập mặn đã giảm đi 183.724 ha trong suốt 20 năm qua (từ năm 1985).
Trong khi diện tích nuôi trồng thuỷ sản đã tăng lên 1.1 triệu ha vào năm 2003.
Các khu rừng Tràm tự nhiên và các trảng cỏ ngập nước theo mùa ở Đồng Tháp
Mười cũng mất dần, thay thế vào đó là diện tích khai hoang trồng lúa và các khu
rừng trồng tràm.
Diện tích ĐNN ven biển năm 1982 là 494.000 ha, đến năm 2000 là 606.792
h, do mở rộng diện tích nuôi tôm (Đỗ Đình Sâm và nnk, 2005).
Diện tích khu cửa Bạch Đằng giảm từ 64.169 ha (năm 1934) xuống 30.729 ha (năm
1977): ĐNN triều tự nhiên của sông ven biển vùng ĐBSCL là 1.473.889 ha (năm
1995) xuống 1.409.289 ha (năm 1999). Năm 1976, diện tích deo trồnglúa ở ĐBSCL
là 2.062.000 ha, đến năm 2004 tăng lên 3.815.000 ha (Nguyễn Sinh Cúc, 205).
Diện tích đất than bùn vùng U Minh năm 1990 khoảng 90.000 ha, đến nay (2005)
còn khoảng 12.000 ha (Phân viện điều tra quy hoạch Rừng Nam Bộ). [2]
4.2 Biến động về chất lượng môi trường.

24



Đất ngập nước Việt Nam chiếm khoảng 10 triệu ha và nhiều vùng đất ngập
nước đã bị suy giảm cả về chất lượng và số lượng do hoạt động khai thác và sử
dụng chưa hợp lý. Do quá trình phát triển kinh tế, nhất là đối với nền kinh tế còn
phải dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam đang gặp phải
rất nhiều thách thức đối với môi trường nói chung và các vùng đất ngập nước nói
riêng. Mặt khác, Việt Nam là một trong năm nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất do
biến đổi khí hậu gây ra. Vì thế, đất ngập nước là vấn đề vô cùng quan trọng trong
giai đoạn hiện nay trong vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học. [15]
Vùng ĐNN cửa sông ven biển là một trong nhữngloại hình đất giàu dinh
dưỡng và đa dạng, đảm bảo cho năng suất sinh học cao và đóng vai trò quan trong
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Từ lâu, ông cha ta đã biết khai thác
vùng đất bãi bồi để cung cấp cho xã hội nhiều loại sản phẩm lâm nghiệp, nông
nghiệp, thuỷ hải sản…có giá trị phục vụ cho đời sống. Tuy nhiên, việc khai thác sử
dụng các bãi bồi từ trước đến nay vẫn đang ở trạng thái tự nhiên, chưa có quy
hoạch và đầu tư thích đáng. Hầu hết, diện tích các bãi bồi và các cồn cát được sử
dụng để nuôi trồng phục vụ sinh kế kinh tế. Một số vùng được sử dụng khai thác
độc lập theo các ngành quản lý, còn phần lớn là sử dụng với tính chất tự do, do khai
thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên mang lại hiệu quả kinh tế thấp mà còn
huỷ hoại mô trường sinh thái gây nhiều bất lợi khác về mặt xã hội.
Trong thời kỳ đổi mới với cơ chế thị trường, với nhu cầu về sản phẩm tăng
nên việc khai thác sử dụng đất bãi bồi phát triển mạnh với nhiều hình thức khác
nhau. Những bãi bồi có đê bao bọc bên ngoài việc tròng lúa, cói và chăn nuôi gia
cầm còn được tận dụng các mặt nước để nuôi thuỷ sản nước ngọt và nước lợ.
Những vừng bãi bồi ngoài đê cũng được sử dụng để nuôi hải sản. Song do thiếu
trình độ và kinh nghiệm lại không có quy hoạch nên hiệu quả kinh tế ngày càng
giảm,nhiều vùng đất đầm ngày càng trở thành hoang hoá. Bên cạnh đó việc sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón với liều lượng cao đã gây ô nhiễm môi
trường sinh thái cửa sông ven biển. Tình trạng dư thừa thuốc bảo vệ thực vật trong

25


×