Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

vấn đề chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.93 KB, 12 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hưng Yên là một tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Là
cửa ngõ phía Đông Hà Nội, có nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch chạy
qua, lại có vị trí gần các cảng biển Hải Phòng, Cái Lân và sân bay quốc tế Nội
Bài, Hưng Yên có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành khu kinh tế trọng điểm
của cả vùng nói riêng và cả nước nói chung.
Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều khu công
nghiệp tập trung, khu công nghiệp làng nghề góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy
nhiên, việc cung ứng lao động tay nghề và gắn liền với nhu cầu sử dụng chưa
theo kịp và đáp ứng sự phát triển của các doanh nghiệp. Hầu hết các doanh
nghiệp chỉ tuyển dụng 60 - 70% lao động tại chỗ, còn lại phải thuê lao động từ
các địa phương khác.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó? Bài tiểu luận đề cập đến
vấn đề chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Hưng Yên dựa trên cơ sở kiến thức,
cơ sở môn học đã tích lũy trong quá trình học tập cũng như việc thu thập từ các
nguồn tài liệu, sách, báo khác.
Trong quá trình bài tiểu luận được hoàn thành, chắc chắn vẫn còn có
những thiếu sót, người viết mong nhận được ý kiến đánh giá, đóng góp của
giảng viên hướng dẫn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

1


PHẦN MỘT
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HƯNG
YÊN.
1. Đánh giá chung về vấn đề dân số và lao động ở Hưng Yên.
Vấn đề dân số và lao động có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển
kinh tế của Hưng Yên nói riêng và của cả nước nói chung, nó vừa là động lực,


đồng thời cũng là thách thức. Nhìn chung, Hưng Yên là tỉnh có số dân ở mức
trung bình của đồng bằng Sông Hồng, có tỉ lệ tăng tự nhiên là 0,8 và tỉ lệ dân cư
sống ở khu vực nông thôn chiếm đa số. Song điều đáng nói là với 11% dân cư
sống ở khu vực thành thị (123,3 nghìn người -2004) so với 89% dân cư sống ở
khu vực nông thôn (996,7 nghìn người -2004) (số liệu điều tra lao động việc làm
1/7/2001 vaf1/7/2004 của Bộ Lao động thương binh và xã hội và TCTK), đó
thực sự là một thách thức đối với tỉnh về vấn đề phát triển nguồn nhân lực có
trình độ chuyên môn kỹ thuật nói riêng và nhân lực trình độ cao nói chung.
Cùng với sự gia tăng dân số, lực lượng lao động của tỉnh cũng không
ngừng tăng lên. Nếu như năm 2002, lực lượng lao động của tỉnh chiếm 55%
tổng dân số thì đến năm 2004, con số này đã tăng lên 58,1% tổng dân số tức có
650,72 nghìn người.
Nhìn chung, số lao động tham gia vào các quá trình phát triển kinh tế xã
hội còn chưa hợp lý. Nguyên nhân chính là do sự phân bổ dân cư không đều
giữa thành thị và nông thôn. Ước tính năm 2008, số lao động tham gia sản xuất
nông nghiệp vào khoảng 50 - 55% lực lượng lao động, công nghiệp là 37% và
dịch vụ là 13%.
2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tỉnh
2.1. Chất lượng nguồn nhân lực tỉnh dưới góc độ HDI
Chỉ số HDI của Hưng Yên trong những năm qua đã có những bước tiến
đáng kể. Năm 1999 chỉ số HDI của toàn tỉnh là 0,691, cao hơn chỉ số HDI chugn
của cả nước. Nhưng đến năm 2004, chỉ số này đã tăng lên đạt 0,728 (đứng thứ
13 toàn quốc). Trong đó, các chỉ số thành phần là chỉ số GDP, chỉ số giáo dục và
2


chỉ số tuổi thọ bình quân có giá trị lần lượt là: 0,50; 0,88; 0,80, 12. So với xếp
hạng GDP bình quân đầu người thì xếp hạng theo chỉ số tổng hợp vượt lên 9
bậc. Thực tế đó đã cho chúng ta thấy thực trạng phát triển kinh tế của Hưng Yên
còn nhiều hạn chế, GDP/người còn thấp (398 USD - 2004, những quán triệt tư

tưởng chỉ đạo, đường lối của Đảng, chính quyền tỉnh đã thi hành nhiều chính
sách đầu tư mạnh vào con người, trước hết là về giáo dục, y tế; coi con người lf
nhân tố quan trọng, năng động nhất của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh.
So với một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng thì chỉ số HDI của Hưng
Yên được xếp vào loại trung bình của vùng (cao nhất là Hà Nội: 0,824; thấp
nhất Hà Tây cũ: 0,704) và thấp hơn mức bình quân của vùng là: 0,757 (2004).
Sở dĩ có sự chênh lệch này là do trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các tỉnh
với nhau, thể hiện rõ nhất là ở sự phát triển của hệ thống giáo dục chăm sóc y tế
và thu nhập bình quân đầu người. Như Hà Nội, một trong hai trung tâm kinh tế chính trị lớn nhất của cả nước, sự khác biệt - vượt trội về các tiêu chí trên so với
các tỉnh còn lại là rất rõ,điều này lý giải tại sao ở đồng bằng sông Hồng, Hà Nội
là địa phương chỉ số HDI cao nhất (phụ lục 1)
Trong giai đoạn hiện nay, cũng giống như nhiều địa phương khác, Hưng
Yên đặc biệt chú trọng phát huy sức mạnh của nhân tố con người, vì mục tiêu
thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong
những năm qua, Hưng Yên đã và đang chú trọng thực hiện tốt các chính sách
kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn tỉnh và đã đạt được những kết quả đáng ghi
nhận, đặc biệt là các kết quả thu được trong giáo dục đào tạo.
Về giáo dục đào tạo, sự nghiệp giáo dục đào tạo liên tục phát triển. Tỷ lệ
học sinh đến trường ở các cấp học ngày càng tăng, đạt khá: Nhà trẻ 43,32%,
mẫu giáo 87,6%, tiểu học 99%, THCS 90,4%, THPT các loại hình 80%... Điều
kiện về cơ sở vật chất giảng dạy được tăng cường, công tác xây dựng trường
chuẩn quốc gia được các địa phương quan tâm, đến tháng 12/2006, toàn tỉnh có
119 trường đạt chuẩn quốc gia... Tỷ lệ tốt nghiệp các cấp đều đạt trên 97%
3


(THCS: 99,17%; THPT 97,85%, bổ túc THPT 98,08%)... công tác dạy nghề có
nhiều tiến bộ.
Về việc thực hiện các chính sách xã hội, hoạt động chăm sóc người có

công và đối tượng chính sách được duy trì, các hoạt động từ thiện, giúp đỡ
người già không nơi nương tựa... luôn nhận được sự ủng hộ của nhân dân. Vấn
đề giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo đạt kết quả khá, giảm tỷ lệ hộ nghèo
còn 13,2% theo chuẩn mới... Công tác y tế, dân số, chăm sóc sức khỏe nhân dân
có nhiều tiến bộ...
Việc thực hiện có hiệu quả các chính sách trên trong thời gian qua chính
là điều kiện tích cực để nâng cao chỉ số phát triển con người HDI của toàn tỉnh,
đồng thời cũng là tập trung cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của
tỉnh cả về thể lực, trí lực và phẩm chất lao động tiên tiến.
2.2. Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực
Trình độ văn hóa là cơ sở quan trọng để giáo dục, đào tạo nâng cao năng
lực và kỹ năng làm việc của người lao động. Đối với một tỉnh, dân cư sống ở
khu vực nông thôn là chủ yếu như Hưng Yên, việc nâng cao trình độ văn hóa lại
càng có ý nghĩa quan trọng cho mục tiêu phát triển kinh tế.
Đa số lao động trên địa bàn tỉnh đều biết chữ. Năm 2004, tỷ lệ người
trưởng thành biết chữ là 95,5%, tỉ lệ đi học của các cấp giáo dục chỉ là 73,1%,
trong đó tỉ lệ này đối với nam là 76,2%, nữ là 70% (số liệu thống kê từ VHLSS
2004 của TCTK). So với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng, Hưng
Yên và Hà Tây cũ là hai tỉnh có tỉ lệ người trưởng thành biết chữ thấp nhất. Đây
là một khía cạnh thể hiện hạn chế của chất lượng nguồn nhân lực ở Hưng Yên.
Sự hạn chế về trình độ văn hóa sẽ ảnh hưởng đến yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội bởi khi đó, những người có trình độ văn hóa thấp ít có cơ hội học tập, tham
gia vào quá trình đào tạo nâng cao trình độ tay nghề.
Một nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về trình độ văn hóa của nguồn nhân
lực tỉnh là do công tác giáo dục còn nhiều bất cập, tiêu cực. Theo số liệu thống
kê của TCTK, trong năm học 2006 - 2007, tính chung cho cả hai đợt thi, tỉ lệ đỗ
4


tốt nghiệp THPT của toàn tỉnh chỉ là 80,66% (cùng với Hà Tây cũ là hai tỉnh có

tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT thấp nhất vùng). Trong khi, trong năm học trước đó, tỉ
lệ này lên tới 99,26%. Sự chênh lệch quá lớn (19,20 điểm phần trăm) trong một
khoảng thời gian ngắn thực sự đặt ra dấu hỏi cho chất lượng của công tác giảng
dạy ở Hưng Yên. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của sự phân bố dân cư không đều và
sự chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các địa phương cũng là một nguyên
nhân gây sự chênh lệch về trình độ văn hóa giữa các huyện trong tỉnh, trong đó
thị xã Hưng Yên trở thành trung tâm của hoạt động phát triển kinh tế, là nơi có
mặt bằng dân trí cao nhất.
2.3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực.
Quy mô nhân lực chuyên môn kỹ thuật phản ánh tiềm năng lao động chất
xám, lao động kỹ năng của toàn tỉnh. Do đặc điểm về dân cư và trình độ văn hóa
nhìn chung là thấp nên có thể nói, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân
lực tỉnh cũng rất thấp.
Theo số liệu thống kê từ điều tra lao động - việc làm 1/7/2001 và 1/7/2004
của Bộ Lao động thương binh và xã hội và TCTK, năm 1998 tỷ lệ lao động
không có chuyên môn kỹ thuật ở Hưng Yên lên tới 93,4%, năm 2002 là 83,6%
và đến năm 2004 là 81,7%. Trong khi đó, tỷ lệ lao động có trình độ từ Cao đẳng
trở lên chỉ là 1% (1999) và 3,5% (2004) tương ứng với khoảng 39210 người 2004.
Những con số trên không chỉ phản ánh quy mô lao động chuyên môn kỹ
thuật ở Hưng Yên là rất yếu và thiếu mà suy cho cùng, nó phản ánh chất lượng
nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều hạn chế lớn, đòi hỏi việc cần khắc
phục một cách cấp thiết thông qua các chương trình đào tạo nghề, đào tạo trình
độ CMKT để thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực cả về quy mô và chất lượng.
Song nó cũng cho chúng ta thấy sự thay đổi (dù còn chậm) của trình độ CMKT
của nguồn nhân lực tỉnh. Đó là sự giảm dần tỷ lệ lao động không có trình độ
CMKT (từ 1999 đến 2002 giảm 9,8%; từ 2002 đến 2007 giảm 1,5 và tăng chậm
tỉ lệ lao động có trình độ Cao đẳng trở lên (trong 5 năm từ 1999 đến 2004 tăng
5



2,5% trung bình tăng 0,5%/năm). Đây có thể được coi là tín hiệu lạc quan về
hướng phát triển triển vọng trong tương lai.
2.4. Chỉ tiêu về sức khỏe của nguồn nhân lực.
Ở trên, chúng ta đã đề cập đến những đặc điểm chính và thực trạng chất
lượng nguồn nhân lực một cách trực tiếp thông qua các đặc điểm được nhìn
nhận dưới góc độ HDI, trình độ văn hóa, trình độ CMKT. Song để đảm bảo việc
có được những yếu tố đó, yếu tố sức khỏe phải được chú trọng bởi có sức khỏe,
người lao động mới có thể phát huy hết được khả năng, trí tuệ của mình trong
lao động xã hội. Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện các chính sách
kinh tế, chính quyền tỉnh cũng thực hiện rất nhiều những chính sách xã hội, đặc
biệt là trong giáo dục, y tế ... (bài tiểu luận chỉ đề cập đến vấn đề về y tế).
Tuổi thọ bình quân của dân cư sống trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng.
Năm 1999, tuổi thọ bình quân là 72 tuổi. Đến năm 2002 và 2004, con số này đã
là 72,5 và 72,9 tuổi, chỉ số tuổi thọ bình quân toàn tỉnh là 0,80 (2004). Công tác
y tế được chính quyền tỉnh chú trọng đầu tư phát triển, tạo điều kiện chăm lo sức
khỏe cho lực lượng lao động nói riêng và toàn dân nói chung. Điều này được thể
hiện thông qua tỉ lệ ngân sách dành cho y tế của địa phương trong những năm
qua.
Năm
Tỉ lệ ngân sách dành cho y tế trên

1999
3,88

2002
5,46

2004
4,53


(%)
Tỉ lệ ngân sách chi cho y tế trên

0,46

0,72

0,63

GDP (%)
Ngân sách y tế địa phương bình

15479

33270

39442

tổng chi ngân sách địa phương

quân (đồng/nguồn)
Nguồn: Niên giám thống kê của Bộ Y tế (số liệu năm 2002 với tỉnh)
Tổng chi ngân sách địa phương và số liệu GDP: tổng hợp của TCTK
Với sự đầu tư đúng mức và chất lượng công tác y tế được cải thiện thể
trạng của người lao động vì thế mà không ngừng tăng lên. Số bác sĩ, y tá (trên
6


100.000 dân) ngày càng tăng lên (xem phụ lục 2) tỉ lệ chết trẻ em ngày càng
giảm. Song bên cạnh đó, số người nhiễm các bệnh như sốt rét, lao, HIV/AIDS

vẫn còn, điều này ảnh hưởng đến quy mô nguồn nhân lực của tỉnh (xem phụ lục 3).
P

7


HẦN HAI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẦN THỰC HIỆN
"Là tỉnh có mật độ dân số cao, lực lượng lao động dồi dào, lực lượng lao
động dồi dào nhưng tỉ lệ lao động qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 35%, do vậy
tỉnh Hưng Yên, luôn quan tâm đào tạo nguồn nhân lực để chuyển từ áp lực về
dân số lao động sang lợi thế khi tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa" - Đ/c
Nguyễn Văn Cường - Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên. Để thực hiện được mục
tiêu đó, chất lượng nguồn nhân lực của tình phải đáp ứng được các yêu cầu về
trình độ CMKT, trình độ văn hóa và sản phẩm lao động của thời đại mới. Muốn
vậy, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
cụ thể:
Về kinh tế, tiếp tục tiến hành các cải cách mở cửa, thu hút vốn đầu tư để
tập trung sản xuất các ngành trọng điểm; hình thành các cụm khu công nghiệp...
bên cạnh đó, tăng cường đầu tư nhiều cho nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh sản
xuất hàng hóa nông sản v.v... nhằm tạo ra giá trị kinh tế cao, cải thiện đời sống
vật chất tinh thần cho người dân.
Về văn hóa - xã hội, đặc biệt nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, tăng
cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa hơn nữa trang thiết bị phục vụ cho công tác
giảng dạy và học tập, phát triển hệ thống đào tạo cả về chiều rộng và chiều sâu,
khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực này...
Làm tốt việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, phát triển và
hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, thiết bị phục vụ y tế, xây dựng đời sống văn
hóa... Bên cạnh đó, thực hiện lồng ghép các chương trình xóa đói, giảm nghèo,
các chính sách tạo việc làm, các chính sách cứu trợ xã hội.

Có thực hiện được các giải pháp trên, chất lượng nguồn nhân lực ở Hưng
Yên mới được cải thiện và phát triển cả về thể lực, trình độ tay nghề phục vụ
cho mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

8


KẾT LUẬN
Có thể nói, vấn đề chất lượng nguồn nhân lực luôn là trọng tâm định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của Hưng Yên nói riêng và của cả nước nói
chung trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa...Thực trạng yếu kém của
chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh hiện nay thực sự đặt ra những yêu cầu bức
thiết, đòi hỏi cần phải giải quyết, thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp
phát triển mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Có như vậy thì Hưng Yên mới trở
thành trung tâm kinh tế - văn hóa xã hội, khu kinh tế trọng điểm của cả nước.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hưng Yên - Bách khoa toàn thư mở Wikieclia. Được lấy về từ
http:''www. vi wikipeclia. org/wiki/H
2. Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001. Đổi mới và sự nghiệp
phát triển con người ở Việt Nam.
3. Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên: Tình hình thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội năm 2005 được lấy về từ ex
4. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên: Định hướng phát triển ngành và
lĩnh vực đến năm 2010. Được lấy từ:
/>5. Niên giám thống kê của Bộ Y tế
6. Tổng cục Thống kê

7. Viện khoa học xã hội Việt Nam: Phát triển con người Việt Nam
8. PGS. TS Nguyễn Tiệp. Giáo trình nguồn nhân lực, NXB lao động xã
hội.

10


PHỤ LỤC
Phụ lục I. Chỉ số phát triển con người HDI vùng đồng bằng Sông Hồng
Năm

1999

2004

Tỉnh
Toàn vùng
0,721
0,757
Hà Nội
0,799
0,824
Vĩnh Phúc
0,685
0,728
Bắc Ninh
0,680
0,735
Hà Tây
0,670

0,704
Hải Dương
0,711
0,745
Hải Phòng
0,733
0,766
Hưng Yên
0,691
0,728
Thái Bình
0,689
0,724
Hà Nam
0,691
0,722
Nam Định
0,681
0,712
Ninh Bình
0,663
0,709
Nguồn: Viện khoa học xã hội Việt Nam: Phát triển con người Việt Nam
1999 - 2004 - Những thay đổi và xu hướng chủ yếu, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2006
Phụ lục II: Bảng số liệu về phát triển y tế
Đơn vị tính: số người/100000 dân
Năm

1999


2002

2004

Tiêu chí
Số bác sĩ
33
36
36
Số y sĩ
65
59
52
Số y tá
27
43
41
Nguồn: Niên giám thống kê của Bộ Y tế
Phụ lục III: Số người mắc sốt rét, lao và nhiễm HIV ở Hưng Yên (tính
trên 100000 dân)

11


MỤC LỤC

12




×