Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

TÂY bắc một VÙNG đất GIÀU GIÁ TRỊ văn hóa TRUYỀN THỐNG các dân tộc THIỂU số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.13 KB, 10 trang )

TÂY BẮC - MỘT VÙNG ĐẤT GIÀU GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN
THỐNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ

1.2.1. Tây Bắc - Vùng đất có tầm quan trọng về địa lý - Kinh tế Chính trị
Vùng Tây Bắc bao gồm các tỉnh, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào
Cai, Điện Biên có đường biên giới giáp với các nước bạn Lào và Trung
Quốc, Với gần 30 dân tộc anh em: Kinh, Thái, H’Mông, Mường, LaHa,
Tày, Dao, Kháng, Sinh Mun, Khơ mú, Lào, Hoa, … cùng sinh sống, là
một vùng rộng lớn có địa chính trị, kinh tế- văn hóa độc đáo, có vị trí
chiến lược đối với sự phát triển của đất nước cả về an ninh -quốc phòng
- kinh tế, xã hội và văn hóa. Đây là cửa ngõ đường bộ và các tỉnh biên
giới cũng là án ngữ các quốc gia phương Bắc tiến xuống Đông Nam Á.
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch phản động, từ trước tới nay
luôn lợi dụng vị trí hiểm trở, những khó khăn tạm thời về kinh tế - xã hội
để thực thi các thủ đoạn chia rẽ dân tộc, thực hiện “ diễn biến hòa bình”
nhằm chống phá cách mạng nước ta. Vì thế, vị trí quan trọng này luôn
được các nhà cầm quân trong lịch sử và được Đảng xác định là then chốt
trong cuộc đấu tranh cách mạng dành độc lập dân tộc cho đến công cuộc
xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày hôm nay.
Trong sự nghiệp đổi, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,
chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc, tạo điều kiện để Tây Bắc phát triển đồng
đều và vững chắc, cùng đất nước tiến lên công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
Bên cạnh sự phát triển chung của đất nước, thực hiện chủ trương của
Đảng, Nhà nước về mở cửa, giao lưu hội nhập kinh tế quốc tế, Khu vực
Tây Bắc cũng đang đứng trước thời cơ và thách thức lớn, giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững chủ quyền an ninh quốc gia, xây dựng


nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tạo nên sự
chuyển biến mạnh mẽ về đời sống văn hóa trong đời sống đồng bào các


dân tộc Tây Bắc. Từ chủ trương và sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà
nước sự cố gắng nỗ lực của chính quyền địa phương và nhân dân, đời
sống kinh tế văn hóa, xã hội của người dân Tây Bắc đã có nhiều khởi
sắc. Sản xuất nông nghiệp từ chỗ mang tính tự cung, tự cấp đã chuyển
sang hàng hóa sản xuất khá phổ biến ở các vùng gắn với thị trường trong
nước và quốc tế, cơ cấu cây trồng, chăn nuôi đã được chuyển đổi ở nhiều
địa phương. Sự đầu tư của nhà nước vào các công trình kinh tế trọng
điểm như: Nhà máy thủy điện Hòa Bình, nhà máy thủy điện Sơn La hiện
có công xuất lớn nhất Đông Nam Á, hệ thống giao thông nối liền các
tỉnh vùng Tây Bắc, giao thông tới các trung tâm huyện, thị xã, thành
phố. Hệ thống bưu điện, chợ, trường học được mở rộng đến từng cụm xã,
bản. Nhiều thôn, bản đã có đội văn nghệ quần chúng, nhiều bản đã trở
thành bản văn hóa có sức hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và
quốc tế. Trình độ dân trí của các đồng bào các dân tộc được nâng lên.
Để đi khảo sát vào những thành tựu phát triển kinh tế xã hội vùng
Tây Bắc, tác giả luận văn xin đi sâu vào Sơn La, đây là một tỉnh trung
tâm của miền núi Tây Bắc. Trong những năm đổi mới, nhất là từ khi có
nghị quyết 22- Bộ chính trị “ Về một số chủ trương chính sách lớn phát
triển kinh tế xã hội miền núi” (Ngày 27 tháng 11 năm 1989), chỉ thị
39/1998/CT-TTg của thủ tướng chính phủ về việc đẩy mạnh công tác
văn hóa thông tin ở miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số, cùng hàng
loạt các chỉ thị, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thực
hiện tốt chính sách dân tộc, Sơn La đã có những bước tiến đáng kể về
phát triển kinh tế- xã hội. Hiện nhịp độ tăng trưởng tổng sản phẩm
(GDP) của Sơn La đạt 7,8%. Bình quân lương thực đầu người đạt 400kg,


chăn nuôi gia súc, tăng trưởng từ 2-5% năm Sản xuất lượng thực giữ
vững được thế ổn định và tiếp tục phát triển. Tổng sản lượng lương thực
có hạt đạt 25,5 vạn tấn năm 2008. Thế trận cây công nghiệp hàng hóa

chủ lực hiện nay của Sơn La được củng cố và phát triển, tạo vùng
nguyên liệu chế biến và xuất khẩu. Độ che phủ của rừng năm 1996 là
21,5% tăng lên 50% năm 2008, giá trị xuất khẩu công nghiệp tăng bình
quân hàng năm là 33,5%. Mạng lưới điện quốc gia đã đến được 99% cơ
sở xã, phường, thị trấn, thành phố.
Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, các dân tộc Tây Bắc nói
chung Sơn La nói riêng đang có những bước tiến đáng kể về phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội. Các cơ sở kinh tế mới, hệ thống trường phổ
thông nội trú được quan tâm thỏa đáng. Vì thế, các dân tộc đã khẳng
định tính vững chắc, niềm tin tuyệt đối vào con đường đổi mới của
Đảng, Nhà nước ta hiện nay. Sơn La đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu
học đúng độ tuổi, chống mù chữ và đang củng cố kết quả đó. Về y tế
hiện nay đã loại trừ bệnh phong trong toàn tỉnh, trên 2200 bản có cán bộ
y tế. Trên lĩnh vực thông tin, báo chí, xuất bản phát triển về cả chiều sâu
và bề rộng, góp phần tích cực vào việc giáo dục lý tưởng, đạo đức, củng
cố khối đại đoàn kết cổ vũ thực hiện công cuộc đổi mới. Hiện nay Sơn
La có 450 bản văn hóa, gần 60.000 gia đình văn hóa, có trên 650 đội văn
nghệ quần chúng, 70% dân số được xem truyền hình, 80% dân số được
nghe hệ thống Đài phát thanh Trung ương và địa phương.
Từ những nét cơ bản về kinh tế, xã hội của Sơn La cho thấy, đời
sống văn hóa, xã hội của đồng bào các dân tộc Sơn La cũng như miền
núi Tây Bắc hôm nay đã có sự thay đổi đáng kể. Những gì đạt được từ
chiến lược phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của Đảng, Nhà nước
hôm nay là do “Đảng bộ các tỉnh Tây Bắc không chỉ quan tâm đến mặt


kinh tế mà còn đặc biệt quan tâm chăm lo đến đời sống tinh thần của
đồng bào các dân tộc thiểu số, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, phát huy
văn hóa dân tộc và tăng cường giao lưu văn hóa giữa các dân tộc anh
em” [53, tr.39], đây chắc chắn sẽ là động lực để đồng bào Tây Bắc nói

chung, Sơn La nói riêng vững bước phát triển, đi lên.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa các tỉnh miền núi Tây Bắc
thực chất cũng là quá trình hình thành và phát triển con người - nguồn lực cơ
bản thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của bà con các dân tộc Tây Bắc.
1.2.2. Tây Bắc vùng đất của những trang sử anh hùng
Tây Bắc, là địa bàn miền núi, nhiều dân tộc, có truyền thống văn hóa
lâu đời từ thời dựng nước và giữ nước. Đồng bào các dân tộc Tây Bắc, trừ
một bộ phận cư trú ở vùng thấp, còn phần lớn sống ở vùng núi cao, biên giới
nơi không chỉ có nhiều tiềm lực to lớn về kinh tế mà còn có vị trí chính trị
xung yếu, là tiền đồn quan trọng cho bảo vệ tổ quốc. Người dân Tây Bắc với
bản chất chịu thương, chịu khó, cần cù lao động sáng tạo, yêu quê hương đất
nước. Do phải thường xuyên đấu tranh chống thiên nhiên khắc nghiệt, chống
kẻ thù ngoại xâm, tinh thần đoàn kết cộng đồng đã tạo nên sức mạnh của
thiết chế xã hội truyền thống.
Xưa kia ông cha ta đã dựa vào địa thế hiểm trở và tinh thần chiến đấu
của các dân tộc mà dựng cờ tụ nghĩa hay chiến đấu lâu dài chống lại các thế
lực bành trướng và xâm lược nước ngoài và trong các cuộc kháng chiến sau
này miền núi vẫn luôn là địa bàn chiến lược quan trọng trong công cuộc
dành tự do và thống nhất tổ quốc.
Thời kỳ chống Bắc thuộc, Triệu Đà thôn tính Âu Lạc, người dân vùng
Tây Bắc đã cùng nhau đoàn kết với người miền xuôi đấu tranh chống giặc
ngoại xâm. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp của
nhân dân ta, đồng bào các dân tộc Tây Bắc luôn đoàn kết một lòng theo


Đảng, theo Bác chống thực dân Pháp, vùng Tây Bắc đã trở thành căn cứ
cách mạng quan trọng của Trung ương và của Chính phủ ta. Thời kỳ này
phong trào Việt Minh phát triển mạnh ở đây, thu hút đông đảo đồng bào các
dân tộc Tây Bắc khẩn trương chuẩn bị đón thời cơ dành chính quyền.
Ngược dòng lịch sử, năm 1943, tại nhà ngục Sơn La, người thanh niên cách

mạng dân tộc Thái Lò Văn Giá, đã cùng với chi bộ nhà tù tổ chức cuộc vượt
ngục thành công đưa nhiều đồng chí là tù chính trị trở lại hoạt động, lãnh
đạo phong trào cách mạng chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công khởi nghĩa toàn
quốc. Trong đó có đồng chí Nguyễn Lương Bằng. Sau khi trở về người
thanh niên này đã hy sinh anh dũng.
Cũng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, các dân
tộc miền núi đã hết lòng ủng hộ và hy sinh quên mình cho kháng chiến đi
đến thắng lợi. Trong chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn
động địa cầu” năm xưa đã có sự góp sức, góp của không nhỏ của đồng bào
các dân tộc Tây Bắc. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (19541975), nhân dân các dân tộc Tây Bắc lại đồng lòng đứng lên, dưới ngọn cờ
lãnh đạo của Đảng. vượt qua muôn vàn khó khăn, ra sức lao động sản xuất,
góp phần là hậu phương lớn của Miền Nam ruột thịt. Ở Tây Bắc chỉ trong
bốn năm từ năm 1965-1968 Tây Bắc đã có 159.818 thanh niên các dân tộc
lên đường tòng quân ra mặt trận, trong đó có 2% là nữ và nhiều con em các
dân tộc thiểu số. Trong suốt cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, bàn
chân của con em các dân tộc thiểu số đã in khắp các chiến trường, trong số
đó có rất nhiều người đã không bao giờ trở về.
Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, song các thế lực thù địch vẫn lợi dụng
địa bàn hiểm trở, cư dân thưa thớt, đặc biệt lợi dụng dân tộc Tây Bắc có
những mối quan hệ láng giềng và quan hệ họ hàng thân thiết với đồng bào
dân tộc ngoài biên giới hoạt động chống phá cách mạng nước ta, mục đích


nhằm vô hiệu hóa các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước. Tuy nhiên, trước “Đường lối chính trị đúng đắn của Đảng ta đã từng
bước cảm hóa mạnh mẽ và thu hút được tất cả các dân tộc thiểu số Tây Bắc
đi theo con đường đấu tranh và xây dựng để có dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng và văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [53, tr.45].
Với truyền thống yêu nước và lòng tin vững chắc vào sự nghiệp cách
mạng của Đảng, tiếp bước cha, anh, “Các dân tộc, tộc người sống trên vùng

Tây Bắc đã tìm thấy sức mạnh của mình, con đường phát triển của mình
trong sức mạnh và con đường phát triển chung của cả cộng đồng các dân
tộc nước ta,” [53, tr.43] luôn thực hiện tốt chính sách của Đảng, Nhà nước,
định canh, định cư, xóa bỏ cây thuốc phiện truyền thống, thực hiện nhận đất,
nhận rừng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên
tiến, đưa các giống mới vào gieo trồng, tích cực xóa đói, giảm nghèo, xóa
nạn mù chữ, mở mang y tế, phát triển giao thông, vận tải, phát thanh - truyền
hình, thông tin văn hóa…Đảng bộ các dân tộc Tây Bắc đặc biệt quan tâm
phát triển nền văn hóa nghệ thuật các dân tộc thiểu số làm cho nó thực sự nở
hoa kết trái góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của mỗi dân
tộc. Nền văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc không chỉ
tồn tại, đứng yên mà đã và đang luôn luôn vận động phát triển trong sự giao
lưu, tác động lẫn nhau. Quá trình giao lưu ấy đã thúc đẩy mạnh mẽ sự xích
lại gần nhau, tăng thêm mối quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc ở nước ta.
1.2.3. Tây Bắc vùng đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số
Văn hóa Tây Bắc là trầm tích lịch sử kéo dài và nối liền từ tiền - sơ sử
cho đến ngày nay. Các đặc điểm địa lý tự nhiên và lịch sử xã hội của vùng
đất này đã tạo nên một vị thế và đặc điểm văn hóa riêng, có những đóng góp
quan trọng vào tiến trình văn hóa dân tộc. Nói đến Tây Bắc là nói đến một
vùng văn hóa đa dạng, phong phú, giàu hương sắc và đậm đà bản sắc dân


tộc, bởi mảnh đất này là nơi hội tụ sinh sống từ lâu đời của hàng chục dân
tộc anh em, mỗi dân tộc đều có một kho tàng di sản văn hóa mang sắc thái
riêng và hết sức quý giá. Đến Tây Bắc, dễ dàng được chứng kiến cách sống
đặc trưng của văn hóa nhà sàn, đắm mình trong những điệu múa nón, múa
chuông, múa Cống Tốp, Au eo… và các làn điệu dân ca trữ tình đằm thắm
hòa quyện cùng tiếng đàn tính, đàn môi, khèn bè, Pí thiu, Pí ót… Đêm đêm,
bên bếp lửa nhà sàn, trong hương vị rượu cần ngây ngất, sẽ được nghe
những bản trường ca, tình ca bất hủ, giàu chất sử thi và thấm đẫm tính nhân

văn về quá trình tạo mường lập bản, chống giặc ngoại xâm, về tình yêu quê
hương đất nước, tình yêu đôi lứa và đạo lý làm người. Tây Bắc nổi tiếng với
kiến trúc nhà sàn Thái độc đáo, thơ mộng bằng chất liệu gỗ, nứa, tranh tre,
mà điển hình là “khau cút” sinh động vươn cao ở hai đầu chái nhà và các
họa tiết hoa văn hình thoi, hình trám thể hiện ở hàng lan can hay trên các
khung cửa sổ, tạo nên sự hài hòa tinh tế và phù hợp với cảnh quan thiên
nhiên miền núi. Nghề thủ công truyền thống của các dân tộc Sơn La có từ
lâu đời, điển hình là nghề dệt thổ cẩm với các hình trang trí hoa, thú, chim
rất trang nhã và sinh động; Nghề đan lát mây tre, sản xuất gốm của đồng bào
Thái, Mường, Dao, Khơ mú; Luyện sắt làm vũ khí và các dụng cụ sản xuất
của đồng bào Mông. Trong các dịp lễ tết, ngày hội, cộng đồng các dân tộc
Tây Bắc có nhiều trò chơi dân gian rất thú vị như ném còn, kéo co, đua
ngựa, bắn nỏ, chơi quay, ném Pa pao… Những phong tục tập quán, lễ hội
của cộng đồng các dân tộc Tây Bắc như : “sên bản, sên mường”, “lên nhà
mới”, “lễ hội gội đầu”, “mừng cơm mới”, “cầu mưa”…cũng rất độc đáo và
hấp dẫn. Tất cả những giá trị văn hóa truyền thống đó đã tạo nên bản sắc
riêng và là hành trang quý giá của các dân tộc Tây Bắc cần phải được bảo vệ
gìn giữ và phát huy, bởi văn hóa của mỗi dân tộc chính là “phần hồn” của
dân tộc ấy, nó là thứ không thể thay thế được, nếu để mất bản sắc văn hóa
thì không còn chính dân tộc đó nữa. Ý thức rõ điều đó, nhiều năm qua Đảng


bộ và nhân dân các tỉnh Tây Bắc đã chủ động xây dựng và thực hiện chiến
lược bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bước đầu đã thu
được những kết quả khả quan. Để đi khảo sát những kết quả đạt được trong
công tác bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc
thiểu số của các tỉnh vùng Tây Bắc, chúng tôi xin đi sâu vào tỉnh Sơn La,
đây là một tỉnh trung tâm của miền núi Tây Bắc. Trong những năm đổi mới,
đặc biệt là từ khi thực hiện nghị quyết Trung ương lần thứ V khóa VIII của
Đảng, Sơn La đã tổ chức kiểm kê, điều tra, khảo sát, lập hồ sơ đề nghị xếp

hạng các di tích lịch sử và văn hóa, đến nay đã kiểm kê được 37 di tích lịch
sử cách mạng, 36 di tích khảo cổ học, 14 di tích danh thắng, 3 di tích kiến
trúc nghệ thuật, trong số này, đến nay có 10 di tích được xếp hạng Quốc gia,
29 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Công tác nghiên cứu khoa học, đề xuất
các phương án bảo tồn được đẩy mạnh, các đề tài nghiên cứu cấp tỉnh về bảo
tồn di sản văn hóa đã được thực hiện như: Đề tài nghiên cứu “Văn hóa thời
tiền- sơ sử Sơn La”; Đề tài “Nghiên cứu bổ sung và viết thuyết minh giới
thiệu một số di tích lịch sử văn hóa dọc Quốc lộ 6 tỉnh Sơn La”. Những kết
quả nghiên cứu này đã được áp dụng vào thực tiễn, kịp thời bảo tồn, tôn tạo
các di sản văn hóa, tiêu biểu là Khu di tích Nhà tù Sơn La, Di tích lịch sử
văn hóa Quế Lâm Ngự Chế- Đền thờ Vua Lê Thái Tông, Di tích lịch sử Ngã
ba Cò Nòi, Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Mường Và, Tháp Mường Bám,
Thắng cảnh Hang Dơi Mộc Châu. Các di tích này đang được bảo tồn và khai
thác rất hiệu quả, hàng năm thu hút được hàng nghìn lượt người tham quan,
học tập góp phần vào việc giáo dục truyền thống, ý thức phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, làm cho văn hóa
thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội của người dân Sơn La,
đồng thời mở rộng giao lưu văn hóa với các vùng miền trong cả nước.
Công tác sưu tầm, gìn giữ các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
cũng luôn được quan tâm, chú trọng. Hàng trăm di vật thời Tiền sử, sơ sử đã


được tìm thấy tại nhiều địa phương như Mường Chanh (Mai Sơn); Thôm
Mòn (Thuận Châu) và một số xã thuộc các huyện ven sông Đà như Mường
La, Bắc yên, Phù Yên, Quỳnh Nhai. Gần 2000 bản sách được ghi chép bằng
chữ Thái cổ thuộc nhiều thể loại như Sử thi, Trường ca, Truyện thơ dân
gian… Nhiều hiện vật của nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống đã được
sưu tầm, trưng bày, khai thác. Đặc biệt, nhằm bảo vệ các di sản vùng lòng
hồ Thủy điện Sơn La, những năm qua Sơn La đã phối hợp với Viện Khảo
cổ học Việt Nam tiến hành điền dã, khảo sát thực địa phát hiện được 27 di

tích, bước đầu đã xác định được tính chất, niên đại của các di tích, di chỉ
khảo cổ, đó là: 03 di tích thời kỳ Phong kiến; 07 di chỉ khảo cổ học thời
đại kim khí; 09 di chỉ thời đại đá mới; 08 di chỉ thời đại đá cũ. Tất cả
những di tích và di chỉ này đang được khẩn trương xây dựng phương án
bảo tồn và phát huy. Nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc của các dân tộc
Sơn La tưởng chừng như đã bị thất truyền hoặc đang có nguy cơ thất
truyền và biến dạng, đã và đang được sưu tầm, phục dựng, gìn giữ và phát
huy. Tuy nhiên, khôi phục các lễ hội truyền thống nhưng phải biết lựa
chọn để nâng niu, bảo tồn những giá trị tinh thần, những nét đẹp văn hóa
trong các lễ nghi, sửa đổi những yếu tố không còn phù hợp, mở rộng quy
mô các lễ hội để cho các lễ hội trở thành điểm hội tụ văn hóa của cộng
đồng. Cho đến nay, Sơn La đã có 01 lễ hội với quy mô Khu vực, đó là
Ngày hội Văn hóa các dân tộc Tây Bắc. Nhiều lễ hội truyền thống đặc
sắc, tiêu biểu như các lễ hội: Lễ hội Hoa Ban, Lễ hội Cầu mưa của dân tộc
Thái; Lễ hội Pang A Nụn Pan của dân tộc La Ha; Lễ hội Mương A Ma
của dân tộc Xinh Mun; Lễ hội Xen Pang Ả của dân tộc Kháng… Các làng
nghề truyền thống như: Dệt Thổ cẩm Thèn Luông- Chiềng Đông- Yên
Châu; Gốm Mường Chanh - Mai Sơn, cũng được phục hồi và phát
triển.Việc tích cực sưu tầm, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vật thể


và phi vật thể của các dân tộc trong tỉnh đã góp phần làm cho các thế hệ
con em các dân tộc Sơn La hiểu biết thêm về truyền thống lịch sử - văn
hóa của vùng đất mà cha ông đã khai phá và dựng xây, từ đó thêm tự hào,
gắn bó với quê hương.
Có thể nói ý thức tộc chính là đặc điểm, trình độ mức sống của mỗi
dân tộc, được kết tinh thành những giá trị văn hóa. Văn hóa truyền thống của
các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc là kết quả giao lưu của nhiều dân tộc ở
nhiều vùng đất khác nhau, ngoài những nét đặc trưng tiêu biểu và tiếp thu
tinh hoa văn hóa, các dân tộc Tây Bắc vẫn giữ được bản sắc của vùng núi

Tây Bắc nơi tuyến đầu tổ quốc, góp phần giữ gìn giá trị văn hóa truyền
thống các dân tộc và phát huy bản sắc văn hóa đó trong cộng đồng các dân
tộc Việt Nam.



×