Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phân tích khái niệm cán bộ, công chức theo luật cán bộ, công chức và chỉ ra những điểm mới so với khái niệm cán bộ, công chức theo pháp lệnh cán bộ, công chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.48 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
A.

Đặt vấn đề...............................................................................................2

B.

Giải quyết vấn đề...................................................................................2

1.

Khái niệm cán bộ, công chức theo Luật cán bộ, công chức năm 2008...2
1.1. Khái niệm, đặc điểm “cán bộ” theo Luật cán bộ, công chức năm 2008..
...............................................................................................2
1.2. Khái niệm, đặc điểm “công chức” theo Luật cán bộ, công chức năm
2008

...............................................................................................3

2. Những điểm mới về khái niệm cán bộ, công chức theo Luật cán bộ, công
chức năm 2008 so với pháp lệnh cán bộ, công chức....................................6
C. Kết bài

...............................................................................................8

D. Danh mục tài liệu tham khảo................................................................9


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong mỗi giai đoạn khác nhau của lịch sử các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước
sử dụng những thuật ngữ khác nhau để chỉ những người làm việc trong biên chế và hưởng


lương từ ngân sách nhà nước. Do vậy trong bài này chúng ta sẽ cùng đi sâu và tìm hiểu về
một trong những cách gọi thuộc một trong những giai đoạn đó thông qua việc: “ Phân
A.

tích khái niệm cán bộ, công chức theo luật cán bộ, công chức và chỉ ra
những điểm mới so với khái niệm cán bộ, công chức theo pháp lệnh cán
bộ, công chức”.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Khái niệm cán bộ, công chức theo Luật cán bộ, công chức năm 2008
1.1. Khái niệm, đặc điểm “Cán bộ” theo Luật cán bộ, công chức năm 2008
1.1.1. Khái niệm “Cán bộ” theo Luật cán bộ, công chức năm 2008
Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định:
“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau
đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi
chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.
Khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008: “Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau
đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm
kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư
Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội”.
Đặc điểm
- Tính chất công việc: Một là, cán bộ hoạt động không thường xuyên, điều này
biểu hiện ở việc cán bộ làm việc theo nhiệm kỳ. Ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh được coi là cán bộ và làm việc theo nhiệm kì là năm năm (theo Luật tổ chức
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân 2003).
B.

1.


-

-

1.1.2.


1.2.

Hai là, công việc của cán bộ không mang tính chuyên môn nghiệp vụ rõ rệt.
Ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân được coi là cán bộ và công việc của người này là
lãnh đạo và điều hành chung công việc của Ủy ban nhân dân cấp mình, mà không
chỉ đạo, giải quyết riêng công việc trong một lĩnh vực nhất định.
- Con đường hình thành: Cán bộ được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ các
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ. Ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là
cán bộ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện do Hội đồng nhân dân cấp huyện bầu
ra và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn; giữ chức vụ là Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện và làm việc theo nhiệm kì là năm năm.
- Nơi làm việc: cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Nguồn trả lương: Cán bộ trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách
nhà nước. Tức là, họ được nằm trong số lượng người theo quy định của một cơ quan
nhà nước, tổ chức xã hội nhất định (ví dụ: cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) và được hưởng lương từ ngân
sách nhà nước theo một chế độ lương mà pháp luật quy định.
Ngoài ra, Khỏan 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức cũng đã đề cập đến vấn đề
cán bộ xã, phường, thị trấn. Ở đây có sự phân biệt giữa cấp trung ương, tỉnh, huyện
với cấp xã, do ở cấp xã có những điểm đặc thù như: đòi hỏi tính chất công việc không

phức tạp nhưng giải quyết cụ thể hơn; vì vậy, cán bộ cấp xã cũng có những điểm khác
biệt cơ bản với cấp trung ương, tỉnh, huyện. Ví dụ, cán bộ cấp xã và cấp trung ương,
tỉnh, huyện có sự khác biệt về con đường hình thành. Nếu như cán bộ trung ương, tỉnh,
huyện được hình thành bằng con đường “bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm” thì cán bộ xã,
phường thị trấn chỉ được hình thành bằng con đường bầu cử.
Khái niệm, đặc điểm “Công chức” theo Luật cán bộ, công chức năm 2008
1.2.1. Khái niệm “Công chức”:
- Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ công chức quy định:
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc


Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân
quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ
quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội
( sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị
sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công
lập theo quy định của pháp luật”.
- Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định:
“Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức
danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.
1.2.2. Đặc điểm
Từ khái niệm trên, ta thấy công chức là những người có những đặc điểm sau:
- Tính chất công việc của công chức
Công chức là người làm việc thường xuyên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức
xã hội nhất định và có tính chuyên môn nghiệp vụ rõ rệt.

Tính thường xuyên thể hiện ở việc tuyển dụng là không giới hạn về thời gian.
Khi đã được tuyển dụng vào một ngạch, chức danh, chức vụ thì một người là công
chức sẽ làm việc thường xuyên, liên tục, không gián đoạn về mặt thời gian.
Tính chuyên môn nghiệp vụ được thể hiện là công chức được xếp vào một ngạch.
Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của
công chức. Ngạch công chức bao gồm: chuyên viên cao cấp và tương đương; chuyên
viên chính và tương đương; chuyên viên và tương đương; cán sự và tương đương; nhân
viên. Như vậy, công chức là chuyên viên cao cấp và tương đương có thứ bậc về năng lực,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ là cao nhất, thứ bậc đó giảm dần cho đến nhân viên.
- Con đường hình thành công chức
Có hai con đường hình thành công chức là thông qua tuyển dụng và bổ nhiệm.
Việc tuyển dụng công chức do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành căn
cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế được giao. Cơ quan
thực hiện việc tuyển dụng công chức bao gồm những cơ quan được quy định tại
Điều 39 Luật cán bộ, công chức. Đó là: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân


dân tối cao, Kiểm toán nhà nước; Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước;
Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Cơ quan
của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội. Các cơ quan này đều tiến
hành tuyển dụng công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý. Ví dụ: Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành tuyển dụng công chức trong các Văn phòng Ủy ban
nhân dân, các sở, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân...
Người được tuyển dụng phải là người đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy
định tại Khoản 1 Điều 36 Luật cán bộ, công chức và không phải những người được
quy định tại Khoản 2 Điều 36. Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện người được tuyển
dụng phải trải qua kỳ thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy định của pháp luật. Thi tuyển
là một phương thức tuyển dụng công chức, trong đó, hình thức, nội dung thi tuyển
phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất,

trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. Bên cạnh đó, đối với những người
thỏa mãn các điều kiện tuyển dụng và cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở
miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển.
Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự theo quy
định của Chính phủ. Hết thời gian tập sự, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
sử dụng công chức đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả công việc của người đó;
nếu đạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý công chức quyết
định bổ nhiệm chính thức vào ngạch.
Bên cạnh việc bổ nhiệm vào một ngạch sau khi người được tuyển dụng hoàn
thành chế độ tập sự thì bổ nhiệm còn là một con đường trực tiếp hình thành công
chức. Đó là việc công chức được bổ nhiệm để giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Việc bổ nhiệm công chức giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vào nhu
cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh
đạo, quản lý. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý
được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ:
chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền bổ nhiệm giám đốc sở.
Như vậy, con đường hình thành công chức là tuyển dụng và bổ nhiệm, trong
đó, tuyển dụng là con đường đặc thù.


2.

- Nơi công tác
Công chức là người làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ
quan, đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân; trong bộ máy lãnh đạo, quản lý
của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội. Trong đó, Công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước bao
gồm các cơ quan như: các cơ quan ở trung ương: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng

chủ tịch nước, Kiểm toán Nhà nước;…; các cơ quan hành chính ở cấp tỉnh và cấp
huyện: Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội cấp tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân;…; trong hệ thống tòa án: Văn phòng, vụ, ban, và các tòa, tòa
chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao; văn phòng, phòng, ban và Tòa chuyên
trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh; tòa án nhân dân cấp huyện; trong hệ thống
Viện Kiểm sát nhân dân: văn phòng, vụ, cục, ban và Viện nghiệp vụ thuộc Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao;... Công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, đặc
biệt là cơ quan hành chính nhà nước là một nguồn lực quan trọng trong quản lý hành
chính nhà nước.
Đáng lưu ý là những công chức làm việc trong cơ quan, đơn vị của Quân đội
nhân dân và Công an nhân dân. Đó là những người làm việc trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công
nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ
quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.
- Nguồn trả lương
Đa số công chức là những người trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà
nước. Bên cạnh đó, đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo
quy định của pháp luật. Ví dụ, Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được hưởng hai lương.
Những điểm mới của khái niệm cán bộ, công chức theo Luật cán bộ, công chức
năm 2008 so với khái niệm cán bộ, công chức theo pháp lệnh cán bộ, công chức
Trước hết, nói về Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998, khái niệm “cán bộ,
công chức” đã quy định như sau:
Điều 1. Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam,
trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm:


1. Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
2. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường

xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
3. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường
xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một
ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước; mỗi ngạch thể hiện chức
và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng;
4. Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân;
5. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên
làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan,
quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong các cơ quan, đơn vị
thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp”.
Như vậy, có thể thấy, so với khái niệm cán bộ, công chức theo Pháp lệnh cán bộ,
công chức 1998 (sau đây gọi chung là Pháp lệnh) thì khái niệm cán bộ, công chức theo
Luật cán bộ, công chức 2008 (sau đây gọi chung là Luật) có một số điểm mới như sau:
- Thứ nhất, Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định cụ thể về khái niệm cán bộ,
công chức hơn Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 (sửa đổi bổ sung năm 2003)
Trong Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 và Pháp lệnh cán bộ, công
chức sửa đổi, bổ sung 2003 không đưa ra những khái niệm cụ thể về cán bộ, công
chức mà chỉ mang tính liệt kê. Cụ thể, Pháp lệnh đã chỉ rõ dấu hiệu chung để nhận
biết những người được coi là cán bộ, công chức thông qua năm trường hợp. Mặt
khác, các trường hợp người được coi là cán bộ, công chức (như đã trích dẫn tại Điều
1) không có sự phân biệt rõ ràng giữa cán bộ và công chức. Điều này đã dẫn đến
việc xác định tư cách chủ thể, những quy chế pháp lí đối với cán bộ, công chức cũng
không có sự rạch ròi và việc tác động đến từng loại “người” này cũng rất khó khăn;
chưa kể đến việc nhầm lẫn giữa các khái niệm cán bộ, công chức trong việc áp dụng
các quy định của pháp luật.
Luật thì khái niệm về cán bộ, công chức đã có sự phân định rõ ràng, tách bạch
trong từng khoản: khoản 1 quy định về những người được coi là cán bộ; khoản 2 quy
định những người được coi là công chức. Theo đó, trong mỗi khoản đều chỉ rõ các



tiêu chí, đặc điểm nhất định để phân biệt giữa cán bộ và công chức (như phần I đã
phân tích).
Như vậy, có thể thấy, điểm mới này của Luật đã khắc phục phần nào hạn chế
đó trong quy định về khái niệm cán bộ công chức của Pháp lệnh.
- Thứ hai, theo Pháp lệnh, không có sự phân tách riêng đối với cán bộ, công
chức cấp xã. Pháp lệnh cán bộ, công chức 1998 sửa đổi, bổ sung 2003 cũng có
nhắc đến cán bộ, công chức cấp xã; nhưng vẫn không có sự phân biệt một cách rõ
ràng. Đến Luật cán bộ, công chức 2008 đã có sự tách riêng trường hợp đối với cán
bộ, công chức cấp xã một cách cụ thể hơn; theo đó, Luật đã chỉ rõ những đối tượng
ở cấp xã được coi là cán bộ, công chức xã. Cán bộ ở cấp xã “là công dân Việt Nam,
được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã
hội”. Công chức ở cấp xã “là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức
danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”. Mục đích của sự tách riêng này nhằm giúp
cho việc quy định những quy chế pháp lí đối với đối tượng này được dễ dàng, vì một
mặt, nhóm những đối tượng là cán bộ, công chức ở các cấp trung ương, tỉnh, huyện
và nhóm những đối tượng là cán bộ, công chức ở cấp xã có sự khác nhau nhất định.
Mặt khác, giữa nhóm những người là cán bộ và nhóm những người là công chức
cũng có sự khác biệt (như trên đã nêu ở phần I).
- Thứ ba, theo Pháp lệnh, phạm vi của những đối tượng được coi là cán bộ,
công chức quá rộng, bao gồm những người làm việc trong các cơ quan nhà nước,
các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập, các
đơn vị vũ trang,... Ví dụ: Theo khoản 1, khoản 2 của Điều 1 (đã trích dẫn ở trên),
người được coi là cán bộ, công chức bao gồm tất cả những người những người làm
việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Họ có thể do bầu cử để
đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội; hoặc được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ
thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Tuy nhiên,
cần thấy rằng, những người làm việc trong các tổ chức xã hội, thì họ do những điều

lệ của các tổ chức đó quy định, còn những người làm việc cho các cơ quan nhà nước
do pháp luật quy định. Vì vậy, những quy chế pháp lí đối với hai nhóm này có sự


khác nhau rất đáng kể, chưa kể đến sự khác nhau giữa nhóm người làm việc trong
các cơ quan dân cử và các cơ quan mang tính chất chuyên nghiệp. Điều này đã dẫn
đến hệ quả là: mặc dù phạm vi những người được coi là cán bộ, công chức rộng như
vậy, nhưng thực tế, pháp luật không thể điều chỉnh hết từng trường hợp, bởi, ví dụ
những người làm việc trong các tổ chức xã hội thì họ do các điều lệ tác động, điều
chỉnh là chủ yếu.
Pháp lệnh cán bộ, công chức 1998 sửa đổi, bổ sung 2003 đã có sự phân định
thành tám trường hợp đối với những người được coi là cán bộ, công chức. Trong đó,
có sự tách riêng các trường hợp được coi là cán bộ, công chức ở cấp xã và có một
nhóm là viên chức (theo cách sắp xếp như vậy, có thể hiểu, viên chức chính là một
nhóm người trong số những người được coi là cán bộ, công chức).
Theo Luật, phạm vi những người được coi là cán bộ, công chức đã có sự thu hẹp.
Trong khái niệm này, gần như đã loại toàn bộ nhóm người được coi là viên chức. Vấn
đề về viên chức không được đề cập trong Luật; nhưng nói chung, viên chức vẫn được
hiểu dựa trên trên tinh thần của Pháp lệnh cán bộ, công chức 1998 (sửa đổi, bổ sung
2001) trừ trường hợp, những người được coi là viên chức theo pháp lệnh cán bộ, công
chức 1998 và làm việc trong bộ máy quản lí, lãnh đạo trong các cơ quan, tổ chức thì họ
vẫn được coi là công chức theo Luật cán bộ, công chức 2008.
Nhận xét
Từ những điểm mới đã phân tích trên đây, có thể thấy, Luật cán bộ, công chức
2008 đã phần nào khắc phục được những hạn chế về khái niệm “cán bộ, công chức”
của Pháp lệnh cán bộ, công chức 1998.
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, cần quy định cụ thể hơn vấn đề về viên chức, để
giúp cho việc áp dụng những quy định về vấn đề cán bộ, công chức, viên chức được
dễ dàng hơn; rộng hơn là, giúp cho việc sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
trong quá trình quản lí nhà nước, xã hội nói chung được phù hợp, hiệu quả hơn.

C. KẾT LUẬN
Khái niệm cán bộ, công chức đã được quy định trong pháp lệnh cán bộ, công
chức sau đó được quy định cụ thể trong luật Cán bộ, công chức năm 2008. Sự ra đời
của Luật cán bộ, công chức năm 2008 là sự cụ thể hóa về khái niệm cán bộ, công


chức nhằm quy định cụ thể quy chế đối với cán bộ, công chức và đảm bảo sự quản lí
của nhà nước trong mọi lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình
1. Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb.
CAND, Hà Nội 2007- 2008.
2. Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam,
NXb. Đại học quốc gia, 2005.
3. Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình luật hành chính và tài phán hành
chính, Nxb. Giáo dục, Hà Nội , 2005.
Văn bản pháp luật
1.

Luật cán bộ, công chức năm 2008

2.

Pháp lênh cán bộ, công chức năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2003).
Các Wesbite
1. http:// www.Luatvietnam.com.vn
2.
3.

4. vi.wikipedia.org/.../Luật_pháp
5. www.laodong.com.vn




×