Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Quan hệ pháp luật hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.37 KB, 14 trang )

Luật Hành chính

November 25, 2012
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.

Quan hệ pháp luật hành chính là một quan hệ xã hội pháp sinh
trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, được điều chỉnh bởi các quy
phạm pháp luật hành chính gữa các cơ quan, cá nhân, tổ chức mang quyền
và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính. Vi phạm
hành chính và trách nhiệm hành chính là một nội dung quan trọng của quan
hệ pháp luật hành chính
B. NỘI DUNG
I. Định nghĩa trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm hành chính.
Trong khoa học pháp lí, thuật ngữ “trách nhiệm pháp lí” của tổ
chức, cá nhân thường được biểu hiện là hậu quả pháp lí bất lợi mà Nhà
nước buộc tổ chức, các nhân vi phạm phải gánh chịu thể hiện ở việc họ
bị buộc phải thực hiện các biện pháp chế tài đã được quy định trong
pháp luật. Tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một hình thức
trách nhiệm pháp lí nhất định.
Trách nhiệm hành chính là một loại trách nhiệm pháp lý. Nó có những nét
chung, đồng thời cũng có những điểm khác biệt với các loại trách nhiệm
pháp lý khác như trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm kỷ
luật. Về khái niêm trách nhiệm hành chính, trong giới khoa học pháp lý có
những quan điểm khác nhau. Khái niệm trách nhiệm theo nghĩa chủ động
được sử dụng để chỉ nghĩa vụ, bổn phận,nhiệm vụ của công dân, tổ chức
trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Trách nhiệm hành chính theo nghĩa bị động
gắn liền với hành vi vi phạm pháp pháp luật hành chính, tức là phải gánh
chịu những hậu quả bất lợi do hành vi vi phạm pháp luậthành chính của
mình thông qua các chế tài. Ðó là sự phản ứng của Nhà nước đối với những
Sinh viên thực hiện Nhóm 5-Luật K35D


1


Luật Hành chính

November 25, 2012

chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật hành chính, vì thế nó gắn liền với sự
cưỡng chế của Nhà nước trong những trường hợp cần thiết, cho dù chủ thể
vi phạm pháp luật hành chính có chấp nhận hay không chấp nhận.
Thuật ngữ “trách nhiệm pháp lý” của tổ chức, cá nhân thường được hiểu là
hậu quả pháp lý bất lợi mà Nhà nước buộc tổ chức, cá nhân phải gánh chịu
khi họ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Quan điểm truyền thống hiểu
trách nhiệm hành chính là sự đánh giá phủ nhận của nhà nước và xã hội đối
với những vi phạm pháp luật chưa đến mức là tội phạm xâm hại đến trật tự
quản lý. Hậu quả là người vi phạm pháp luật phải chịu các biện pháp cưỡng
chế nhà nước do các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền thực hiện. Một
quan điểm khác cho rằng, trách nhiệm hành chính là quan hệ có trách nhiệm
của chủ thể pháp luật đối với các nghĩa vụ, bổn phận được giao phó trong
lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý và
từ những căn cứ trên ta có thể đi đến khẳng định rằng”trách nhiệm hành
chính là hậu quả pháp lý mà các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính phải
gánh chịu trước nhà nước vì đã có hành vi vi phạm hành chính, trong đó, chủ
thể vi phạm hành chính bị nhà nước hạn chế về quyền hay lợi ích mà lẽ ra họ
đang hoặc sẽ được hưởng bằng cách áp dụng các hình thức xử phạt được
quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật hành chính.” Nói
khái quát, trách nhiệm hành chính là hậu quả pháp lý bất lợi mà nhà nước
buộc các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính phải gánh chịu. Thực hiện
trách nhiệm pháp lý vừa có mục đích giáo dục cụ thể, vừa có ý nghĩa
giáodục chung cho mọi người hiểu và tôn trọng các qui tắc quản lý nhà

nước.

Sinh viên thực hiện Nhóm 5-Luật K35D

2


Luật Hành chính

November 25, 2012

II. Các biện pháp xử lý hành chính khác
2.1. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
A. Đối tượng thi hành
Khoản 1, 2 điều 70 quy định


1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tự mình hoặc theo đề nghị của

một cơ quan, tổ chức sau đây quyết định việc giáo dục tại xã, phường, thị
trấn:
a.
Trưởng công an cấp xã
b.
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận cấp xã
c.
Đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị dân cư ở cơ sở.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cũng có thể quyết định việc giáo dục tại
xã, phường, thị trấn trên cơ sở hồ sơ, biên bản về hành vi vi phạm pháp luật
của đối tượng do cơ quan công an cấp huyện, cấp tỉnh cung cấp



2. Trước khi quyết định việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn Chủ tịch

Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức họp gồm trưởng công an cấp xã đại diện
ban tư pháp, Ủy ban Mặt trận tổ quốc, các tổ chức xã hội cùng cấp có liên
quan, đại diện dân cư ở cơ sở, gia đình của người được đề nghị giáo dục để
xem xét việc áp dụng biện pháp này
B. Đối tượng áp dụng
Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một
tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
Người từ đủ 12 tuổi đến trở lên nhiều lần có hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo
nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng
Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên.
Người trên 55 tuổi đối với nữ và trên 60 tuổi đối với nam có hành vi vi phạm
pháp luật theo Khoản 2, Điều 25, pháp lệnh xử hành chính
C. Nội dung
Sinh viên thực hiện Nhóm 5-Luật K35D

3


Luật Hành chính


November 25, 2012

1. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã đối với người được giáo dục

tại xã, phường, thị trấn

Theo khoản 3, 4 điều 70 pháp lệnh xử lí hành chính
Khoản 3, trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc họp được quy
định tại khoản 2 điều này, Chủ tịch UBND cấp xã xem xét, quyết định giáo
dục tại xã, phường, thị trấn. Tùy theo từng đối tượng mà chủ tịch UBND cấp
xã quyết định giao người được giáo dục cho cơ quan, tổ chức, gia đình quản
lí, giáo dục
Khoản 4, quyết định giao dục tại xã, phường, thị trấn có hiệu lực từ ngày
kí và phải được gửi ngay cho người được giáo dục, gia đình người đó,
HĐND cấp xã và các cơ quan tổ chức có liên quan


2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức quản lí người được giáo dục
Theo điều 72 pháp lệnh xử lí hành chính, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày

quyết định có hiệu lực cơ quan, tổ chức được giao quản lí, giáo dục phải tổ
chức cuộc họp để thi hành quyết định đó đối với người được giáo dục. Tùy
đối tượng được giáo dục mà cuộc họp có sự tham gia của đại diện Ủy ban
Mặt trận tổ quốc, cơ quan công an, hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh
niên ở cơ sở, nhà trường và gia đình của người được giáo dục.
Sau cuộc họp, cơ quan, tổ chức được giao quản lí, giáo dục có trách nhiệm
giúp đỡ động viên người được giáo dục trong cuộc sống, giúp đỡ họ tìm
kiếm việc làm hoặc đề xuất với UBND cấp xã tạo điều kiện tìm kiếm việc
làm cho người được giáo dục.
Mỗi tháng 1 lần cơ quan tổ chức, gia đình được giao nhiệm vụ quản lí,
giáo dục có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã về việc thi hành
quyết định, nếu người được giáo dục có sự tiến bộ rõ rệt thì theo đề nghị của
cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm quản lí và ý kiến bằng văn bản của

Sinh viên thực hiện Nhóm 5-Luật K35D


4


Luật Hành chính

November 25, 2012

các cơ quan, tổ chức có liên quan, Chủ tịch UBND cấp xã miễn chấp hành
phần thời gian còn lại của quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn là từ 3 đến 6 tháng
2.2. Đưa vào trường giáo dưỡng
Theo điều 2 chương I nghị định Số: 142/2003/NĐ-CP của chính phủ
về việc Quy định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường
giáo dưỡng thì:


1. Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính do Chủ

tịch ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi
chung là cấp huyện) quyết định đối với người chưa thành niên có hành vi vi
phạm pháp luật quy định tại khoản 2 Điều này để học văn hoá, giáo dục
hướng nghiệp, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của
trường.Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là từ sáu
tháng đến hai năm.


2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bao

gồm :
a) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của

một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ
luật Hình sự;
b) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của
một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ
luật Hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường,
thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất
định;
c) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp
vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng mà trước đó đã bị
Sinh viên thực hiện Nhóm 5-Luật K35D

5


Luật Hành chính

November 25, 2012

áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng
biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định;
Căn cứ pháp lý để xác định độ tuổi là Giấy khai sinh. Nếu không có Giấy
khai sinh thì phải căn cứ vào Chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu. Độ
tuổi nói tại các điểm a, b, c khoản 2 này là độ tuổi khi đối tượng thực hiện
hành vi vi phạm pháp luật. Nếu vào thời điểm ký quyết định đưa vào trường
giáo dưỡng mà người đó đã đủ 18 tuổi trở lên thì không áp dụng biện pháp
đưa vào trường giáo dưỡng mà xem xét, lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở
giáo dục nếu thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp này.


3. Trường hợp người chưa thành niên thực hiện các hành vi vi phạm


pháp luật vừa thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng, vừa thuộc đối
tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh thì cơ quan có thẩm quyền chỉ áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh. Cơ quan đã thụ lý hồ sơ có trách nhiệm
chuyển toàn bộ hồ sơ về người đó cho Hội đồng tư vấn về việc đưa vào cơ
sở chữa bệnh để tiến hành các thủ tục tiếp theo theo quy định của pháp luật.


4. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người

nước ngoài.
Cũng theo điều 3 của nghị đinh này quy đinh về nguyên tắc áp dụng
biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng:
o

1. Mọi hành vi vi phạm được quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị

định này đều phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh
theo đúng quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có
liên quan.
o

2. Người chưa thành niên chỉ bị áp dụng biện pháp đưa vào trường

giáo dưỡng nếu thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại
các điểm a, b, c khoản 2 Điều 2 của Nghị định này.
Sinh viên thực hiện Nhóm 5-Luật K35D

6



Luật Hành chính

November 25, 2012

3. Việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng phải bảo đảm

o

đúng người, đúng thủ tục, thẩm quyền quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính và Nghị định này.
4. Khi quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng phải

o

căn cứ vào các quy định của pháp luật, tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân
của người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hành
chính để quyết định cho phù hợp.
5. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự,

o

nhân phẩm, tài sản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo
dưỡng.
Tại điều 4 nghị định này quy định về Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa
vào trường giáo dưỡng thi.
Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được quy định như
sau :
1. Một năm kể từ khi thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2
Điều 2 của Nghị định này;

2. Sáu tháng kể từ khi thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b hoặc kể
từ khi thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại điểm
c khoản 2 Điều 2 của Nghị định này;
3. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người có
hành vi vi phạm cố tình trốn tránh việc truy cứu trách nhiệm hành chính, thì
thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này được tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
2.3. Đưa vào cơ sở giáo dục
Theo điều 2 chương 1 nghị đinh Số: 76/2003/NĐ-CP của chính phủ quy
định như sau:
Sinh viên thực hiện Nhóm 5-Luật K35D

7


Luật Hành chính


November 25, 2012

1.Đưa vào cơ sở giáo dục là biện pháp xử lý hành chính nhằm giúp

đỡ, giáo dục ngườicó hành vi vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 3
Nghị định này có điềukiện học văn hoá, học nghề, lao động và sinh hoạt
dưới sự quản lý của cơ sởgiáo dục để sửa chữa lỗi lầm, sớm trở thành công
dân lương thiện, có ích cho xãhội.


2.Việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục do Chủ tịch ủy ban


nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
Thờihạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục là từ sáu tháng đến hai
năm.
o

Điều3. Đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục quy định

1.Đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bao gồm những người có một trong các
hànhvi vi phạm pháp luật sau đây có tính chất thường xuyên (có từ hai lần vi
phạmtrở lên trong một năm), nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình
sự và đãbị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị
áp dụngbiện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng không có nơi cư
trú nhấtđịnh:
a)Xâm phạm sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước
ngoài;
b)Xâm phạm tài sản của tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài;
c)Gây rối trật tự công cộng; chống người thi hành công vụ;
d)Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động
người khácxâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân;
đ)Tổ chức cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại
nướcngoài trái phép.
2.Không đưa vào cơ sở giáo dục người chưa đủ 18 tuổi; người trên 55 tuổi
đối vớinữ, trên 60 tuổi đối với nam.
Sinh viên thực hiện Nhóm 5-Luật K35D

8


Luật Hành chính


November 25, 2012

Thờiđiểm tính độ tuổi nêu trên là ngày ký quyết định đưa vào cơ sở giáo
dục; căn cứpháp lý để xác định độ tuổi là giấy khai sinh, nếu không có giấy
khai sinh thìphải căn cứ vào giấy chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu.
3.Các trường hợp sau đây thì không ra quyết định đưa vào cơ sở giáo dục
hoặckhông bắt họ tiếp tục chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục mà
chuyển hồsơ để Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ra quyết định
áp dụng biệnpháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với họ theo quy định
của pháp luật:
a)Người đã bị lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục, nhưng đến ngày ký quyết
định đưavào cơ sở giáo dục thì họ đã trên 55 tuổi đối với nữ hoặc trên 60
tuổi đối với nam;
b)Người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, nhưng chưa chấp hành mà
bỏ trốn,đến khi bị bắt lại đã trên 55 tuổi đối với nữ hoặc trên 60 tuổi đối với
nam.
4.Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục đối với người không có
Quốc tịchViệt Nam, người mang hộ chiếu nước ngoài.
Thời hạn là từ 6 tháng đến 2 năm.
2.4. Đưa vào cơ sỏ chữa bệnh
Biện phấp này do Chủ Tịch Ủy Ban Nhân dân huyện ra quyết định áp
dụng.
Theo đó, có 3 đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc theo Luật Phòng, chống ma túy và cơ sở chữa bệnh, theo Pháp lệnh xử
lý vi phạm hành chính (gọi chung là Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao
động xã hội) là:


Thứ nhất là, người nghiện ma túy từ đủ 18 – 55 tuổi đối với nữ, 18 –


60 tuổi đối với nam có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy đã chấp hành
Sinh viên thực hiện Nhóm 5-Luật K35D

9


Luật Hành chính

November 25, 2012

xong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về việc sử dụng trái phép chất
ma


túy, hoặc đã hết thời hiệu thi hành Quyết định

nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử
phạt vi phạm hành chính; hoặc người chưa bị áp
dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn so
sử dụng trái phép chất ma túy nhưng không có nơi
cư trú nhất định...

Theo quy định, các
trường hợp sau đây
được coi là không có
nơi cư trú nhất định:
1. Không xác định
được nơi đăng ký
thường trú hoặc đăng

ký tạm trú thường
xuyên đi lang thang,
không có nơi ở nhất
định.
2. Có nơi đăng ký
thường trú hoặc tạm
trú

nhưng

thường

xuyên

không
sinh

sống tại đó và thường
xuyên đi lang thang,
không ở nhất định tại
nơi đăng ký thường
trú, tạm trú.


Thứ hai là, người bán dâm từ đủ 16 – 55 tuổi đối với nữ, 16 – 60 tuổi

đối với nam và thuộc một trong các trường hợp sau: Đã chấp hành xong
Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc Quyết định đưa vào cơ sở
chữa bệnh về hành vi bán dâm hoặc đã hết thời hiệu thi hành các Quyết định
Sinh viên thực hiện Nhóm 5-Luật K35D


10


Luật Hành chính

November 25, 2012

nêu trên nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành
chính; Người không có nơi cư trú nhất định có từ 2 lần trở lên trong thời hạn
12 tháng bị xử phạt hành chính về hành vi bán dâm, chưa bị giáo dục tại xã,
phường, thị trấn.


Thứ ba là, người đang sử dụng trái phép chất ma túy hoặc qua điều

tra, xác minh, cơ quan chức năng xác định người đó có hành vi sử dụng trái
phép chất ma túy; người tự khai báo về việc sử dụng trái phép chất ma túy.
Hoặc qua xét nghiệm tìm thấy chất ma túy trong cơ thể người đó có kết quả
dương tính mà không chứng minh được tính hợp pháp của việc có chất ma
túy.


Chế độ đối với người bị áp dụng biện pháp đưa vào Trung tâm

Học viên cai nghiện, chữa trị được quản lý theo các tổ, đội. Hàng tuần,
tháng, quý, Trung tâm tổ chức cho các tổ sinh hoạt để bình bầu, đánh giá kết
quả học tập, lao động và rèn luyện của học viên theo bốn loại: Tốt, khá,
trung bình và yếu.
Hàng ngày, ngoài thời gian học tập và lao động, Trung tâm tổ chức cho học

viên tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, đọc sách
báo, xem truyền hình và các hoạt động vui chơi giải trí khác.
Bên cạnh đó, học viên được tham gia các hoạt động tư vấn nhóm ít nhất 2
lần/tuần. Tùy theo điều kiện cụ thể của Trung tâm và sự tự nguyện của gia
đình học viên, Trung tâm có thể triển khai các hoạt động tư vấn nhóm cho
gia đình học viên.
Về chế độ lao động, việc phân công bố trí lao động cho học viên tại Trung
tâm phải phù hợp với sức khỏe, độ tuổi, giới tính của từng học viên. Thời
gian lao động của học viên không quá 4 giờ/ngày. Thời gian lao động, học
tập, tư vấn không quá 8 giờ/ngày. Học viên được nghỉ lao động các ngày thứ
bày, chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định.
Sinh viên thực hiện Nhóm 5-Luật K35D

11


Luật Hành chính

November 25, 2012

Sinh viên thực hiện Nhóm 5-Luật K35D

12


Luật Hành chính

November 25, 2012

C. KẾT LUẬN

Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể hiểu thêm về một trách nhiệm pháp lý
mới trong tổng thể trách nhiệm pháp lý của pháp luật Việt Nam, đó là trách
nhiệm hành chính. Đồng thời, nó cũng tạo ra căn cứ lý luận và khoa học để
chúng ta có thể phânbiệt được với các trách nhiệm pháp lý khác đang cùng
tồn tại song song với trách nhiệm hành chính. Truy cứu trách nhiệm pháp lí
nói chung và trách nhiệm hành chính nói riêng đều tác động trực tiếp đến
việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các đối tượng có liên quan. Vì
vậy, khi tiến hành truy cứu trách nhiệm hành chính các chủ thể có thẩm
quyền phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy định về thủ tục do pháp
luật đặt ra. Thủ tục truy cứu trách nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân
vi phạm hành chính do pháp luật hành chính quy định. Về cơ bản, thủ tục
này đòi hỏi người có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hành chính phải thực
hiện các công việc theo đúng trình tự về thời gian, không gian nhằm đảm
bảo có đầy đủ các căn cứ cần thiết để tiến hành truy cứu trách nhiệm hành
chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính một cách nhanh chóng,
kịp thời trong thời hạn pháp luật quy định.

Sinh viên thực hiện Nhóm 5-Luật K35D

13


Luật Hành chính

November 25, 2012

Mục Lục
A.
A.ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
B. NỘI DUNG....................................................................................................................1

I. Định nghĩa trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm hành chính.
Trong khoa học pháp lí, thuật ngữ “trách nhiệm pháp lí” của tổ chức, cá nhân
thường được biểu hiện là hậu quả pháp lí bất lợi mà Nhà nước buộc tổ chức, các nhân
vi phạm phải gánh chịu thể hiện ở việc họ bị buộc phải thực hiện các biện pháp chế tài
đã được quy định trong pháp luật. Tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một
hình thức trách nhiệm pháp lí nhất định..........................................................................1
II. Các biện pháp xử lý hành chính khác.........................................................................3
2.1. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn..........................................................3
2.2. Đưa vào trường giáo dưỡng..................................................................................5
2.3. Đưa vào cơ sở giáo dục.........................................................................................7
2.4. Đưa vào cơ sỏ chữa bệnh......................................................................................9
C. KẾT LUẬN...................................................................................................................13
Mục Lục.............................................................................................................................14

Sinh viên thực hiện Nhóm 5-Luật K35D

14



×