Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Luận văn tóm tắt mối QUAN hệ GIỮA yếu tố văn hóa, CHẤN THƯƠNG tâm lý với NGUY cơ TRẦM cảm SAU SINH ở các bà mẹ tại HUYỆN THƯỜNG tín hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.05 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LÊ THỊ THU QUỲNH

MỐI QUAN HỆ GIỮA YẾU TỐ VĂN HÓA, CHẤN THƯƠNG
TÂM LÝ VỚI NGUY CƠ TRẦM CẢM SAU SINH Ở CÁC
BÀ MẸ TẠI HUYỆN THƯỜNG TÍN – HÀ NỘI

Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên
Mã số: Thí điểm

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI – 2015


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mimi Lê
TS. Trần Thành Nam

Phản biện 1:……………………………………………………..
Phản biện 2: ……………………………………………………

Luận văn này sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp
tại ………………………………………………………………
Vào hồi ……giờ……ngày …..tháng …..năm 2015

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


- Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Phòng Tư liệu Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây Việt Nam đang thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước và dần hoà nhập với nền văn minh thế giới. Đi cùng với
sự phát triển đó những vấn đề về sức khoẻ con người cũng phát triển, tress,
căng thẳng nhiều hơn, lo âu nhiều hơn dần dẫn đến trầm cảm đặc biệt là
TCSS.
Mang thai và sinh con là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của người
phụ nữ. Đây là thời kỳ xảy ra nhiều thay đổi về sinh lý và tâm lý đòi hỏi
người phụ nữ phải dần thích nghi với những thay đổi đó. Chính vì sự thay đổi
này đã khiến nhiều bà mẹ không thích nghi được dẫn đến mắc các RLTT điển
hình như TCSS.
TCSS làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội, mối quan hệ trong gia
đình, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ ở mức độ nặng nó còn gây nguy
hiểm cho tính mạng trẻ và tính mạng người mẹ.
Có rất nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến TCSS như mối quan hệ vợ chồng
ít gắn bó, thiếu sự hỗ trợ xã hội, căng thẳng trong cuộc sống, sống chung với
gia đình chồng…
Theo nhiều nghiên cứu khảo sát về TCSS cho thấy tỷ lệ TCSS chiếm
khoảng 10% các bà mẹ trong thời kỳ sinh đẻ. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về
TCSS còn rất hạn chế và chỉ giới hạn xoay quanh lĩnh vực dịch tễ, chưa có
công trình nghiên cứu sâu về các yếu tố văn hóa, chấn thương tâm lý một
cách có hệ thống. Vì vậy với mong muốn tạo sự quan tâm đặc biệt cho những
bà mẹ sau sinh tôi tiến hành nghiên cứu “ Mối quan hệ giữa yếu tố văn hóa,
chấn thương tâm lý với nguy cơ TCSS ở các bà mẹ tại huyện Thường Tín –
Hà Nội”.

2. Mục đích nghiên cứu
1


-Tìm hiểu thực trạng vấn đề trầm cảm của các bà mẹ trước sinh (6 – 9 tháng)
và sau sinh (3 tháng)-Tìm hiểu một số yếu tố văn hoá xã hội và các chấn
thương tâm lý có nguy cơ ảnh hưởng đến rối loạn TCSS ở các bà mẹ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu lý thuyết
- Điểm luận và phân tích một số quan điểm, công trình nghiên cứu TCSS ở
trong và ngoài nước.
-Tìm hiểu nguyên nhân, cơ chế phát sinh, phát triển, tỉ lệ dịch tễ của rối loạn
TCSS.
-Tìm hiểu các yếu tố văn hoá xã hội, chấn thương tâm lý ảnh hưởng đến rối
loạn TCSS.
3.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra thực trạng các biểu hiện lo âu, trầm cảm ở các bà mẹ trong khoảng
trước sinh (6 – 9 tháng) và sau sinh (3 tháng) bằng bảng hỏi.
Chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố văn hoá, chấn thương tâm lý với tình
trạng lo âu, trầm cảm của các bà mẹ trong thời gian mang thai và sau sinh
bằng các phép phân tích số liệu thống kê.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
-Một số yếu tố văn hoá, chấn thương tâm lý.
-Các biểu hiện lo âu, trầm cảm ở các bà mẹ trước và sau sinh.
4.2. Khách thể nghiên cứu
134 bà mẹ mang thai (6-9 tháng) và sau sinh (3 tháng) đến chăm sóc
sức khoẻ định kỳ tại các trung tâm chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại tuyến xã.
5. Giới hạn nghiên cứu
5.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu


2


Nghiên cứu một số yếu tố văn hoá và chấn thương tâm lý ảnh hưởng
đến các bà mẹ trước sinh (6 – 9 tháng) và sau sinh (3 tháng) cũng như mối
quan hệ giữa chúng với nguy cơ trầm cảm ở các bà mẹ.
5.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu và phương thức chọn mẫu
-Nghiên cứu được thực hiện trong 6 xã: Văn Bình, Hiền Giang, Khánh Hà,
Liên Phương, Hà Hồi, Văn Phú.
-Tiêu chuẩn chọn mẫu:
Lần 1: Các bà mẹ mang thai (6-9 tháng)
Lần 2: Sau sinh (3 tháng)
-Tiêu chuẩn loại trừ: Các bà mẹ có tiền sử bị loạn thần, động kinh và chậm
phát triển tâm thần…
6.

Giả thuyết nghiên cứu
Tỷ lệ các bà mẹ có biểu hiện lo âu, trầm cảm trong thời gian mang thai

và sau sinh là khá phổ biến. Tỷ lệ các bà mẹ đáp ứng tiêu chuẩn rối loạn
TCSS chiếm khoảng 10%.
Các yếu tố văn hoá, chấn thương tâm lý có liên quan đến tình trạng lo
âu trầm cảm của các bà mẹ như: sống chung với gia đình chồng, thiếu sự hỗ
trợ từ chồng, gia đình nhà chồng và thiếu sự hỗ trợ từ bạn bè, sự kỳ vọng về
giới tính của trẻ, kiêng khem sau sinh theo văn hoá truyền thống sẽ làm tăng
nguy cơ lo âu và rối loạn TCSS ở các bà mẹ.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

7.3. Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng phần mềm SPSS 21.0.
8.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

8.1. Ý nghĩa lý luận
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
9.

Một số vấn đề liên quan đến đạo đức nghiên cứu
3


- Quy trình, nội dung, mục đích nghiên cứu được giới thiệu chi tiết dến khách
thể nghiên cứu.
- Những khách thể nghiên cứu được lựa chọn hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ
khi tham gia nghiên cứu, ký xác nhận đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Cán bộ nghiên cứu tôn trọng quyết định của khách thể nghiên cứu. Khách
thể nghiên cứu có thể quyết định không tiếp tục tham gia nghiên cứu bất kỳ
thời điểm nào.
- Thông tin cá nhân được tách riêng và mã hóa để đảm bảo tính bảo mật.
- Khách thể được giới thiệu về người chịu trách nhiệm về quyền lợi người
nghiên cứu và số điện thoại liên lạc.
- Quá trình khảo sát bằng bảng hỏi được sự đồng ý và thông qua của lãnh đạo
các trạm y tế nơi tác giả chọn làm địa bàn thực hiện nghiên cứu.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vấn đề thuật ngữ và lịch sử phát triển
1.2. Một số kết quả nghiên cứu về TCSS ở nước ngoài
Chandran (2002) nghiên cứu trên 359 bà mẹ cho tỷ lệ 11% bà mẹ
TCSS [29,tr 499-504].
Emma Robertson (2004) trên 14000 đối cho tỷ lệ TCSS chiếm 10 -15%
[39, tr 289-295].
Lee (2007) trên T1: 335 (bà mẹ đang mang thai), T2: 244 thì có tới
24,2% bà mẹ TCSS với EPDS [56,tr 77-103]
Tóm lại, qua các nghiên cứu đi trước về TCSS ở các nước trên thế giới
có thể thấy rằng tỷ lệ TCSS được phân bố rộng rãi từ 10 - 40% dựa trên bộ
công cụ đo EPDS của Edinbugh. Các bà mẹ ở nước có nền công nghiệp phát
triển có ít nguy cơ mắc TCSS hơn các nước có nền công nghiệp đang phát
triển. Các biểu hiện lo âu, trầm cảm có thể xuất hiện trước khi sinh và sau khi
sinh ( phổ biến sau khi sinh 3 – 6 tháng). Các yếu tố nguy cơ của TCSS cũng
chỉ ra theo như tổng kết của Klainin và Gordon Arthur năm (2009) cho thấy
TCSS có thể gồm 5 nhóm nguyên nhân: (i) Các yếu tố vật lý/ sinh học như
tình trạng sức khoẻ của mẹ, triệu chứng tiền kinh nguyệt, ăn những thực
phẩm với hàm lượng Vitamin B2 quá cao, chế độ ăn uống không hợp lý; (ii)
Các yếu tố tâm lý như các biểu hiện về cảm xúc, nhận thức hành vi của bệnh
trầm cảm trong thời gian mang thai, lo lắng trước sinh, lịch sử trầm cảm trước
đó; (iii) Yếu tố sản phụ là những biến chứng trong quá trình mang thai, phá
thai, thai chết lưu, có thai ngoài ý muốn; (iv) Các yếu tố về sự khủng hoảng
như tài chính, nạn đói, nghề nghiệp không ổn định, làm công việ nôi trợ; (v)

Các yếu tố văn hoá như thói quen về tắm gội, thói quen ăn uống, hoạt động đi
lại [53, tr 1355-1373].
1.3. Một số kết quả nghiên cứu TCSS ở Việt Nam
5


Nghiên cứu khác của Lê Quốc Nam (2002) khảo sát trên 321 sản cho thấy
tỷ lệ TCSS chiếm 12,5%. [14, tr 1-7].
Nghiên cứu của Lê Thanh Hiệp (2008) trên 305 phụ nữ cho thấy tỷ lệ
TCSS là 21,6%, buồn sau sinh là 30,2%. [8, tr 69-74].
Tác giả Lương Bạch Lan ( 2009) tại BV Hùng Vương trên 290 sản phụ kết
quả 11,6% các bà mẹ mắc TCSS [12,tr 104-108].
Theo Phạm Ngọc Thanh (2011) trên 48 bà mẹ có con đang điều trị tại
khoa sơ sinh – BV Nhi Đồng tỷ lệ TCSS là rất cao 70,8% các bà mẹ có điểm
EPDS>13 điểm [18,tr 1-13].
Tóm lại, các nghiên cứu được tiến hành trên quần thể phụ nữ Việt Nam
cũng có nhiều điểm tương đồng với các bằng chứng nghiên cứu thu được từ
nước ngoài. Bằng chứng nghiên cứu cho thấy tỷ lệ TCSS của Việt Nam biến
động tuỳ thuộc vào các biến khác nhau như nhóm cộng đồng, nhóm BV,
nhóm sống ở khu vực nông thôn, nhóm sống ở thành thị…Các nghiên cứu
được sử dụng thang đo EPDS với điểm cắt biến thiên trong khoảng 9 – 13
điểm. Nghiên cứu đi trước cũng chỉ ra các yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ
TCSS như lo âu trầm cảm trong quá trình mang thai, thiếu sự hỗ trợ từ gia
đình, chồng, bạn bè, sang chấn tâm lý, khó khăn trong quá trình chăm sóc trẻ
sau sinh, thời gain nằm viện của mẹ và trẻ…
Yếu tố văn hoá truyền thống và TCSS qua các công trình nghiên cứu trên
thế giới và Việt Nam.
Trên thế giới, một số nghiên cứu đã chỉ ra mâu thuẫn trong chuẩn mực văn
hoá có ảnh hưởng đến TCSS, điển hình là nghiên cứu của Mathey (2002) trên
các bà mẹ Trung Quốc di dân sang Úc. Nghiên cứu phát hiện ra 18% các bà

mẹ Trung Quốc mắc TCSS do mâu thuẫn về tập tục truyền thống [53,tr 13551373].
Theo Klainin (2009) các nghi lễ truyền thống ảnh hưởng có ý nghĩa với
TCSS trong đó dặc biệt là kiêng khem sau sinh [53, tr 1355-1373]
6


Tiêu biểu là nghiên cứu của Fisher (2004) trên 506 bà mẹ Việt Nam đang
sinh sống tại TPHCM. Tỷ lệ những bà mẹ thực hiện theo nguyên tắc kiêng
khem trên đó có điểm cao hơn trên thang đo sàng lọc EPDS [42, tr 13531360]
Như vậy có thể nói rằng yếu tố văn hoá truyền thống đã có ảnh hưởng nhất
định tới sức khoẻ của các bà mẹ thời kỳ hậu sinh đặc biệt những thực hành
kiêng khem theo phong tục và niềm tin văn hoá một mặt có thể đem lại sức
khoẻ tốt cho các bà mẹ mặt khác nó cũng có thể đem lại sự cô lập và tăng
nguy cơ TCSS. Tuy nhiên, để có kết luận cuối cùng về vấn đề này vẫn cần có
thêm các bằng chứng nghiên cứu đáng tin cậy.
1.4. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.4.1. Khái niệm văn hoá
1.4.2. Khái niệm chấn thương tâm lý
1.4.3. Khái niệm trầm cảm
1.4.4. Khái niệm TCSS
a. TCSS là một tình trạng rối loạn khí sắc nặng nề (buồn rầu và chán nản)
gặp tương đối phổ biến ở thời kỳ sau sinh.
b. TCSS là những cảm xúc mạnh mẽ hoà quện vào nhau như phấn khích, vui
sướng cho đến lo lắng và sợ hãi từ việc ra đời của một em bé.
c. TCSS không phải do yếu đuối hay khiếm khuyết về tính cách mà đôi khi
triệu chứng xuất hiện đơn giản chỉ vì đây là một phần của việc sinh nở của
người phụ nữ.
1.5. Một số quan điểm về bệnh sinh của TCSS
1.5.1. Nguyên nhân sinh học
Rối loạn TCSS có liên quan đến việc thay đổi hormone đặc biệt là

hormone sinh dục trong quá trình mang thai và đặc biệt là sau sinh [66,tr
2646-2685].
1.5.2. Nguyên nhân tâm lý, xã hội
7




Thay đổi về tâm lý ở phụ nữ khi có thai
Quý I: Mang thai thường đi kèm với lo lắng, căng thẳng đặc biệt là

mang thai lần đầu. Trong quý đầu người phụ nữ không nhìn thấy những thay
đổi xảy ra trong cơ thể của họ nhưng giai đoạn này vô cùng quan trọng. Giai
đoạn này nhiều phụ nữ lo lắng thai nhi cử động trong tử cung. Với phụ nữ
mang thai lần đầu họ thường lo lắng sảy thai, thai chết lưu …mặc dù họ biết
điều đó là không có căn cứ. Ngoài ra phụ nữ mang thai còn có thể có biểu
hiện mệt mỏi, giảm trí nhớ, buồn nôn, đau đầu… và sợ một số mùi thức ăn
nhất định.
Quý II: Những mệt mỏi căng thẳng, lo âu trong quý I đã qua thì sự thay
đổi cảm xúc của quý II lại bắt đầu. Mặc dù những cảm giác trong giai đoạn
này thường ở mức độ nhẹ hơn nhưng đôi khi nó cũng gây ra những vấn đề
tương tự. Họ lo lắng về việc chuẩn bị cho sự ra đời của đứa trẻ, tuy nhiên các
bà mẹ vẫn còn căng thẳng mệt mỏi, lo âu nhưng thường ở mức độ nhẹ hơn.
Quý III: Trong giai đoạn này người phụ nữ mong đợi đến kỳ sinh đẻ và
họ phải đối phó với sự thay đổi đáng kể về mặt cơ thể. Một vài phụ nữ thấy
chán nản về cơ thể của mình, cảm thấy mình không còn hấp dẫn nữa, thấy
mình đang xấu đi…Cảm giác sợ mất đứa trẻ thường biến mất ở giai đoạn này
nhưng lại xuất hiện những lo lắng về sự xuất hiện của đứa trẻ, lo lắng cuộc
chuyển dạ sắp tới của bản thân. [47,tr 25-26][38, tr 1-11]



Thay đổi tâm lý ở phụ nữ sau sinh
Biểu hiện rõ nhất của phụ nữ sau sinh là dễ xúc động, dễ tủi thân, dễ

khóc…
Lo sợ là cảm giác gặp hầu hết ở các bà mẹ: như lo trẻ ăn chưa no, sợ trẻ
bị ốm, nhiều khi lo lắng không có nguyên nhân rõ ràng.
Cáu gắt là một triệu chứng thường gặp ở phụ nữ sau sinh do họ bị hạn
chế giao tiếp, bận rộn chăm sóc trẻ… thường có cảm giác khó chịu, bức bối
dễ cáu gắt [21]
8




Nguyên nhân tâm lý
Có thể có một vài mâu thuẫn trong gia đình mà không được giả quyết

triệt để gây ra áp lực dẫn đến mất cân bằng sinh lý. Vấn đề về giới tính của
đứa trẻ cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến người phụ nữ mắc
TCSS. Do họ phải chịu áp lực trong gia đình chồng về việc sinh con trai nên
khi thấy đứa trẻ không như mong đợi người phụ nữ dễ có tâm lý chán nản,
buồn bã. Nhiều bà mẹ do không chuẩn bị chu đáo khi sinh con cả về tâm lý
và về kinh tế nên khi phải thay đổi làm mẹ lúng túng, lo lắng về việc chăm
sóc con khiến người phụ nữ bị áp lực nặng nề. Tình trạng này kéo dài khiến
người phụ nữ mắc phải chứng trầm cảm sau sinh.


Các stress trong gia đình và xã hội
Trong thời kỳ mang thai đặc biệt là sau sinh, cơ thể người phụ nữ có sự


thay đổi lớn về mọi mặt… kèm theo sự kiệt sức do quá trình chuyển dạ, phải
chăm sóc con vào ban đêm… làm cho họ mệt mỏi, tính khí thay đổi thất
thường, trở nên khó tính, cố chấp, cáu gắt dễ tủi thân [37]. Chính vì vậy trong
giai đoạn này người phụ nữ rất cần sự chia sẻ, quan tâm chăm sóc của gia
đình, bạn bè và đặc biệt là sự quan tâm chia sẻ của người chồng. Ngoài ra còn
có rất nhiều yếu tố khác có ảnh hưởng đến người mẹ như kinh tế, các sự kiện
căng thẳng trong cuộc sống, đặc biệt là các chấn thương tâm lý xảy ra ở giai
đoạn gần sinh và sau sinh


Các yếu tố văn hoá truyền thống
Có thể nói các nghi lễ truyền thống ( đặc biệt là các nước Châu Á) thì

một trong những yếu tố liên quan tới TCSS là yếu tố kiêng khem theo truyền
thống từ xưa để lại. Ở khía cạnh nào đó nó có thể đem lại tính tích cực cho
các bà mẹ sau sinh tuy nhiên ở khía cạnh khác kiêng khem sau sinh lại khiến
cho các bà mẹ khó chịu, gượng ép khi thực hiện nó.

9


CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Một vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu lần 1 là 144 bà mẹ đang mang thai (6-9 tháng) và
lần 2 sau sinh ( 3 tháng) là 134 bà mẹ đến khám thai định kỳ tại các cơ sở
chăm sóc bà mẹ và trẻ em tại tuyến xã.
Địa bàn nghiên cứu là 6 trạm y tế ( Hà Hồi, Liên Phương, Khánh Hà,
Văn Bình, Hiền Giang, Văn Phú) thuộc huyện Thường Tín – Hà Nội.

2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Tổ chức nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành thu thập số liệu làm 2 đợt:
-Đợt 1: Các bà mẹ mang thai (6-9 tháng)
-Đợt 2: Các bà mẹ sau sinh (3 tháng)
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp phân tích tài liệu



Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi



Bộ công cụ đo

- Thang đo TCSS (EPDS)
- Thang đo hài lòng trong quan hệ hôn nhân DADS
- Thang đánh giá PDPI-R phiên bản trước sinh
- Thang đánh giá PDPI-R phiên bản sau sinh
- Thang đánh giá lo âu GAD-7
- Thang đánh giá trầm cảm PHQ-9
- Các câu hỏi kiêng khem sau sinh theo kinh nghiệm truyền thống

10


CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của nhóm khách thể nghiên cứu
3.1.1. Tuổi của nhóm khách thể nghiên cứu
3.1.2. Trình độ học vấn của nhóm khách thể nghiên cứu
3.1.3. Nghề nghiệp cử nhóm khách thể nghiên cứu
3.1.4. Thu nhập của nhóm khách thể nghiên cứu
3.1.5. Tuổi kết hôn của nhóm khách thể nghiên cứu
3.1.6. Tình trạng sống chung của nhóm khách thể nghiên cứu
3.2. Thực trạng lo âu và trầm cảm của các bà mẹ trước khi sinh (6-9
tháng) và các yếu tố liên quan.
3.2.1.Thực trạng lo âu và trầm cảm của các bà mẹ trước khi sinh (6-9 tháng)
theo thang sàng lọc lo âu GAD-7 và thang sàng lọc trầm cảm PHQ-9
Theo thang sàng lọc lo âu GAD-7 thì phần lớn không có biểu hiện lo âu
chiếm tỷ lệ (76,9%), chỉ có (18,7%) có biểu hiện tối thiểu của lo âu, có
(3,7%) khách thể nghiên cứu có biểu hiện đáp ứng lo âu và chỉ có duy nhất 1
trường hợp (0,7%) có biểu hiện lo âu nặng cần can thiệp.
Theo thang sàng lọc trầm cảm PHQ-9 thì phần lớn khách thể nghiên
cứu không đáp ứng các biểu hiện trầm cảm chiếm (64,9%), tỷ lệ khách thể có
các triệu chứng tối thiểu, có nguy cơ bị trầm cảm chiếm (30,6%), có (3,7%)
đáp ứng tiêu chuẩn của trầm cảm nhẹ và chỉ có 1 khách (0,7%) thể đáp ứng
tiêu chuẩn của trầm cảm nặng.
3.2.2. Tương quan giữa lo âu, trầm cảm trước sinh và các biến số nghiên
cứu khác
-

Tương quan giữa lo âu với các biến số nghiên cứu
Lo âu có mối tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê giữa điểm số lo

âu và (i) sự thống nhất mục tiêu giá trị giữa vợ và chồng (ii) nhận được sự hỗ
trợ từ chồng (iii) nhận được sự hỗ trợ từ gia đình và (iv) sự hài lòng về cuộc

11


sống. Điều này có nghĩa là nếu người phụ nữ mang thai có sự thống nhất cao
với chồng về các mục tiêu giá trị; nhận được nhiều sự hỗ trợ từ chồng và gia
đình; cảm thấy hài lòng về cuộc sống sẽ ít bị lo âu hơn. Ngược lại, có mối
tương quan thuận có ý nghĩa thống kê giữa điểm số lo âu và các sự kiện căng
thẳng trong cuộc sống có nghĩa là người phụ nữ càng trải nghiệm nhiều sự
kiện căng thẳng trong cuộc sống ở giai đoạn mang thai từ 6-9 tháng thì càng
có xu hướng lo âu.
-

Tương quan giữa trầm cảm với các biến số nghiên cứu
Tương tự với trầm cảm, điểm trầm cảm đo bằng thang sàng lọc PHQ-9

có tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với (i) sự thống nhất mục tiêu giá
trị giữa vợ và chồng (ii) nhận được sự hỗ trợ từ gia đình (iii) hài lòng về cuộc
hôn nhân với chồng và (iv) sự hài lòng về cuộc sống nói chung. Điểm trầm
cảm đo bằng thang sàng lọc PHQ-9 có tương quan nghịch có ý nghĩa thống
kê với các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống. Như vậy, cũng giống như lo
âu, nếu người phụ nữ mang thai có sự thống nhất cao với chồng về các mục
tiêu giá trị; nhận được nhiều sự hỗ trợ từ gia đình; cảm thấy hài lòng về cuộc
hôn nhân với chồng và hài lòng về cuộc sống nói chung và ít trải nghiệm các
sự kiện căng thẳng trong thời gian mang thai thì sẽ ít bị trầm cảm hơn.
3.2.3. Mô hình hồi quy lo âu và trầm cảm trước khi sinh
Khi đưa các biến vào mô hình hồi quy thì chỉ có 3 biến số có ảnh
hưởng đến tình trạng lo âu của các bà mẹ trong thời gian mang thai đó là (i)
Điểm trung bình hài lòng trong cuộc sống (ii) Nhận được hỗ trợ từ chồng (iii)
Các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống.
Phương trình dự báo tình trạng lo âu trong thời gian mang thai từ 6 – 9

tháng là
Lo âu đo bằng GAD-7 trước sinh = β – 0,23 x điểm nhận được sự hỗ trợ từ
chồng + 0,23 x điểm các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống – 0,26 x điểm
sự hài lòng về cuộc sống nói chung
12


Trong mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là điểm số thang đo sàng lọc
trầm cảm PHQ-9 thì chỉ có 2 biến số ảnh hưởng đến tình trạng trầm cảm của
các bà mẹ trong thời gian mang thai là (i) Hài lòng về cuộc hôn nhân với
chồng (ii) Điểm trung bình hài lòng trong cuộc sống.
Phương trình dự báo tình trạng trầm cảm của các bà mẹ trong thời gian
mang thai từ 6 -9 tháng có dạng như sau
Trầm cảm đo bằng PHQ-9 trước sinh = β – 0,21 x điểm sự hài lòng về cuộc
hôn nhân với chồng – 0,23 x điểm sự hài lòng về cuộc sống nói chung.
3.3. Thực trạng lo âu và trầm cảm của các bà mẹ sau khi sinh (3 tháng)
và các yếu tố liên quan.
3.3.1. Thực trạng lo âu và trầm cảm của các bà mẹ sau sinh (3 tháng) theo
thang sàng lọc lo âu GAD-7, thang sàng lọc trầm cảm PHQ-9, thang đo
trầm cảm sau sinh EPDS
Về tình trạng lo âu theo thang đo sàng lọc GAD-7 cho thấy 67,2%
không có biểu hiện lo âu, 26,9% có biểu hiện tối thiểu của lo âu, 5,2% có biểu
hiện lo âu vừa và chỉ có 0,7% biểu hiện lo âu nặng cần can thiệp. Khuôn mẫu
này cũng rất nhất quán với thực trạng lo âu của các bà mẹ trong quá trình
mang thai từ 6-9 tháng tuy nhiên tỷ lệ các bà mẹ lo âu nặng và vừa có tăng
lên sau khi sinh.
Về tình trạng trầm cảm đo bằng thang sàng lọc PHQ-9 cũng cho thấy
76,1% các bà mẹ không đáp ứng các biểu hiện trầm cảm, 18,7% có triệu
chứng tối thiểu, có nguy cơ bị trầm cảm, 5,2% trầm cảm nhẹ. Không có bà
mẹ nào đáp ứng tiêu chuẩn trầm cảm vừa và nặng.

Về tình trạng trầm cảm đo bằng thang sàng lọc EPDS cho thấy 75,4%
không đáp ứng các biểu hiện trầm cảm, 14,9% có các triệu chứng trầm cảm ở
mức độ nguy cơ (10 – 12điểm), có 9,7% đáp ứng các tiêu chuẩn của TCSS ở
mức cần can thiệp ( > 13 điểm).
13


3.3.2. Tương quan giữa lo âu, trầm cảm trong thời gian 3 tháng sau sinh
và các biến nghiên cứu khác
Khác với khuôn mẫu tương quan giữa lo âu trầm cảm trong giai đoạn
mang thai và các biến số nghiên cứu co liên quan. Giai đoạn sau sinh ở người
phụ nữ có xu hướng nhạy cảm nhiều hơn với các biến số gây lo âu trầm cảm.
Bằng chứng là với 10 biến số có tương quan ở mức ý nghĩa thống kê với điểm
tổng lo âu bằng GAD-7, 11 biến số có tương quan ở mức ý nghĩa thống kê
với điểm trầm cảm sau sinh đo bằng PHQ-9 và thang đo sàng lọc trầm cảm
sau sinh EPDS so với giai đoạn trước khi sinh thì chỉ có 5 biến số có tương
quan ở mức có ý nghĩa thống kê với điểm lo âu trầm cảm đo bằng GAD-7 và
PHQ-9. Mức độ tương quan giữa các biến số cũng có xu hướng chặt chẽ hơn.
Với lo âu có các mối tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê giữa điểm
số lo âu và (i) sự thống nhất mục tiêu giá trị giữa chồng (ii) sự thống nhất dựa
trên sự trao đổi vợ chồng, (iii) sự hài lòng về cuộc sống vợ chồng, (iv) nhận
được sự hỗ trợ từ chồng, (v) nhận được sự hỗ trợ từ gia đình, (vi) nhận được
sự hỗ trợ từ bạn bè, (vii) sự hài lòng về cuộc sống. Có các mối tương quan
thuận có ý nghĩa thống kê giữa điểm số lo âu và (viii) các sự kiện căng thẳng
trong cuộc sống, (ix) sự căng thẳng về việc chăm sóc trẻ sau sinh, (x) khí chất
trẻ khó khăn sau sinh.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra trong mối tương quan giữa điểm số
trầm cảm đo bằng PHQ-9, EPDS và 10 biến số nêu trên trong phần lo âu (cả
về chiều của các mối tương quan). Tuy nhiên với trầm cảm, điểm số lòng tự
trọng của người phụ nữ càng thấp thì người phụ nữ đó càng có nguy cơ trầm

cảm (như với PHQ-9)
Ý nghĩa của các mối tương quan trên khẳng định rằng sau khi sinh 3
tháng, phụ nữ trải nghiệm càng nhiều căng thẳng trong cuộc sống, gặp căng
thẳng với khí chất khó khăn của trẻ và căng thẳng với việc chăm sóc trẻ sau
sinh sẽ có xu hướng lo âu trầm cảm nhiều hơn. Những người phụ nữ có sự
14


thống nhất cao về các mục tiêu giá trị với chồng, thống nhất hành động dựa
trên sự trao đổi vợ chồng, có xu hướng hài lòng về cuộc sống vợ chồng cũng
như cuộc sống nói chung, nhận được nhiều sự hỗ trợ từ chồng, gia đình và
bạn bè sẽ có ít nguy cơ bị lo âu trầm cảm.
Kết quả phân tích cũng chỉ ra một điều thú vị là sự hài lòng về cuộc
hôn nhân với chồng không tương quan ở mức ý nghĩa thống kê với điểm số lo
âu trầm cảm đo bằng các thang đo. Có thể chính đứa con được sinh ra đã bù
trừ lại những điều không hài lòng về cuộc hôn nhân của người phụ nữ vì vậy
mối tương quan này không có ý nghĩa thống kê.
Cũng trái với giả thuyết đã được đặt ra từ phần mở đầu, tổng điểm số
kiêng cữ sau sinh không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với điểm số lo
âu trầm cảm đo bằng các thang đo của đề tài. Điều này sẽ được làm rõ hơn
trong phần tiếp theo dưới đây.
3.3.3. Thực hành kiêng cữ và trầm cảm sau sinh
Số liệu phân tích cho thấy không có sự khác biệt nào có ý nghĩa thống
kê về điểm trung bình thực hành các hình thức kiêng cữ sau sinh giữa hai
nhóm trầm cảm và không trầm cảm. Điều này tiếp tục khẳng định việc thực
hành các hình thức kiêng cữ không phải là yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm
sau sinh. Lý do giải thích cho việc này có thể là do (a) niềm tin của người phụ
nữ về việc thực hành kiêng cữ sau sinh là điều nên làm; (b) yêu cầu bà mẹ
thực hành kiêng cữ sau sinh có thể được hiểu là sự quan tâm của các thành
viên khác trong gia đình đến bà mẹ và đứa trẻ mới sinh; (c) kiêng cữ sau sinh

có thể tạo điều kiện cho các bà mẹ được nghỉ ngơi (nhất là vùng nông thôn).
Tuy nhiên, số liệu phân tích cũng chỉ ra việc thực hành kiêng cữ cũng không
ảnh hưởng tích cực đến các bà mẹ nên có thể kết luận rằng bên cạnh một số
mặt tích cực của việc thực hành kiêng cữ như đã nêu trên, từng hình thức thực
hành kiêng cữ cũng có những mặt trái tác động tiêu cực tới tâm trạng của các
15


bà mẹ. Chính vì vậy mới không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
nhóm trầm cảm và không trầm cảm.
Chúng tôi tiếp tục tiến hành kiểm định trung bình 2 mẫu độc lập lần
lượt với thang sàng lọc lo âu GAD-7 (với điểm cutoff là 5) và thang sàng lọc
trầm cảm PHQ-9 (với điểm cutoff là 10), kết quả tìm được cũng không có ý
nghĩa thống kê giống như kết quả với thang sàng lọc TCSS EPDS.
3.3.4. Mô hình hồi quy lo âu và trầm cảm sau sinh với những biến số xảy
ra sau sinh
Trong mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là điểm số thang đo sàng lọc
lo âu GAD-7 sau sinh. Khi đưa tất cả các biến vào hồi quy thì chỉ có 2 biến có
ảnh hưởng đến tình trạng lo âu của các bà mẹ sau sinhđó là (i) sự hài lòng
trong cuộc sống và (ii) căng thẳng về việc chăm sóc trẻ sau sinh.
Phương trình dự báo tình trạng lo âu của các bà mẹ sau sinh 3 tháng có dạng
Lo âu đo bằng GAD-7 sau sinh = β -0,18x Điểm trung bình hài lòng
trong cuộc sống + 0,24x Điểm căng thẳng về việc chăm sóc trẻ sau sinh.
Trong mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là điểm số thang đo sàng lọc
trầm cảm PHQ-9 sau sinh. Khi đưa tất cả các biến vào trong mô hình hồi quy
thì vẫn có 6 biến số ảnh hưởng đến tình trạng trầm cảm của các bà mẹ sau khi
sinh đó là (i) lòng tự trọng; (ii) nhận được sự hỗ trợ từ gia đình; (iii) nhận
được sự hỗ trợ từ bạn bè; (iv) sự hài lòng trong cuộc sống; (v) căng thẳng về
việc chăm sóc trẻ sau sinh; (vi) khí chất trẻ khó khăn sau sinh.
Và phương trình dự báo tình trạng trầm cảm của các bà mẹ sau sinh 3 tháng

có dạng:
Trầm cảm đo bằng PHQ-9 sau sinh = β + 0,16x Điểm tổng lòng tự
trọng – 0,16x nhận được sự hỗ trợ từ gia đình – 0,16x nhận được sự hỗ trợ
từ bạn bè – 0,21x Điểm trung bình hài lòng trong cuộc sống + 0,25x Tổng
điểm căng thẳng về việc chăm sóc trẻ sau sinh + 0,21x Tổng điểm khí chất
trẻ khó khăn sau sinh.
16


Trong mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là điểm số thang đo sàng lọc
TCSS (EPDS). Khi đưa tất cả các biến vào trong mô hình hồi quy thì kết quả
cho thấy có 7 biến số ảnh hưởng đến tình trạng trầm cảm của các bà mẹ sau
khi sinh đó là (i) lòng tự trọng; (ii) nhận được sự hỗ trợ từ chồng; (iii) nhận
được sự hỗ trợ từ bạn bè; (iv) hài lòng về cuộc hôn nhân với chồng; (v) các sự
kiện căng thẳng trong cuộc sống; (vi) điểm trung bình hài lòng trong cuộc
sống; (vii) căng thẳng về việc chăm sóc trẻ sau sinh.
Như vậy, phương trình dự báo trầm cảm sau sinh đo bằng EPDS của các bà
mẹ sẽ có dạng:
Trầm cảm sau sinh (đo bằng EPDS) = β + 0,18x Điểm tổng lòng tự
trọng – 0,24x nhận được sự hỗ trợ từ chồng – 0,15x nhận được sự hỗ trợ từ
bạn bè + 0,24x Hài lòng về cuộc hôn nhân với chồng – 0,22x Các sự kiện
căng thẳng trong cuộc sống – 0,28x Điểm trung bình hài lòng trong cuộc
sống + 0,20x Tổng điểm căng thẳng về việc chăm sóc trẻ sau sinh.
3.3.5. Mô hình hồi quy trầm cảm sau sinh đo bằng thang đo sàng lọc TCSS
(EPDS) với những biến số xảy ra trước và sau sinh
Kết quả cho thấy có một số biến số trước và sau sinh có thể giúp dự
báo trầm cảm sau sinh ở các bà mẹ trong khoảng 3 tháng sau khi sinh gồm 9
biến số như sau (i) Nhận được sự hỗ trợ từ bạn bè (trước sinh); (ii) các sự
kiện căng thẳng trong cuộc sống trước sinh; (iii) Tổng điểm lo âu theo thang
sàng lọc GAD-7 trước sinh; (iv) Điểm tổng lòng tự trọng (sau sinh); (v) Nhận

được sự hỗ trợ từ chồng (sau sinh); (vi) Hài lòng về cuộc hôn nhân với chồng
(sau sinh); (vii) Các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống (sau sinh); (viii)
Điểm trung bình hài lòng trong cuộc sống (sau sinh); (ix) Tổng điểm căng
thẳng về việc chăm sóc trẻ sau sinh.
Và như vậy, phương trình hồi quy dự báo trầm cảm sau sinh đo bằng
thang đo EPDS có dạng như sau:
17


Trầm cảm sau sinh (đo bằng EPDS) = β - 0,17x sự hỗ trợ từ bạn bè
( trước sinh) + 0,17x Các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống trước sinh +
0,25x Tổng điểm lo âu theo thang sàng lọc GAD-7 trước sinh + 0,19x Điểm
tổng lòng tự trọng (sau sinh – 0,25x Nhận được sự hỗ trợ từ chồng (sau sinh)
+ 0,26x Sự hài lòng về cuộc hôn nhân với chồng (sau sinh) - 0,34x Các sự
kiện căng thẳng trong cuộc sống (sau sinh) – 0,27x Điểm trung bình hài lòng
trong cuộc sống (sau sinh) + 0,20x Tổng điểm căng thẳng về việc chăm sóc
trẻ sau sinh.
Tiểu kết chương 3
Tóm lại, kết quả phân tích số liệu cho thấy trong thời gian mang thai, tỷ
lệ nhóm khách thể không có biểu hiện lo âu chiếm 76,9%, nhóm khách thể có
các biểu hiện tối thiểu của lo âu chiếm 18,7%, chỉ có 3,7% nhóm khách thể
có biểu hiện đáp ứng lo âu và duy nhất 0,7% có biểu hiện lo âu nặng cần có
sự can thiệp. Tỷ lệ tìm thấy trong đề tài cũng phù hợp với tỉ lệ tìm thấy ở một
số nghiên cứu khác như nghiên cứu của Dallay (2004) [33, tr 459-463].
Tỷ lệ trầm cảm trước khi sinh thu được qua nghiên cứu này là nhóm
khách thể không đáp ứng các biểu hiện trầm cảm chiếm 64,9%, tỷ lệ nhóm
khách thể có triệu trứng tối thiểu , có nguy cơ trầm cảm chiếm 30,6%, nhóm
khách thể đáp ứng các tiêu chuẩn của trầm cảm nhẹ là 3,7% và đáp ứng tiêu
chuẩn của trầm cảm vừa chỉ chiếm 0,7%. Số liệu tìm thấy cũng thể hiện sự
phù hợp với một số nghiên cứu đi trước như kết quả nghiên cứu của O’Hara

(1990) [59, tr 37-55], nghiên cứu của Cooper (1988) [33, tr 799-806].
Về tỉ lệ lo âu trầm cảm sau sinh, số liệu của nghiên cứu này cho thấy
nhóm khách thể không có biểu hiện lo âu chiếm 67,2%, nhóm khách thể có
các biểu hiện lo âu ở mức độ nhẹ chiếm 26,9%, nhóm khách thể có đáp ứng
với các biểu hiện lo âu vừa chiếm 5,2% và chỉ có 0,7% đáp ứng với các biểu
hiện của lo âu nặng. Tỉ lệ khách thể không đáp ứng các biểu hiện trầm cảm đo
bằng PHQ-9 chiếm 76,1%. Tỷ lệ khách thể có triệu chứng tối thiểu, có nguy
18


cơ bị trầm cảm chiếm 18,7%. Có 5,2% khách thể nghiên cứu đáp ứng tiêu
chuẩn của trầm cảm nhẹ . Kết quả thu được của nghiên cứu này phù hợp với
kết quả thu được của Reck và cộng sự (2008) [74] Evans và cộng sự (2001)
[44, tr 257-260].
Về tỉ lệ trầm cảm sau sinh đo bằng thang đo EDPS cho thấy phần lớn
khách thể nghiên cứu không đáp ứng các biểu hiện trầm cảm chiếm 75,4%.
Tỷ lệ khách thể có các triệu chứng trầm cảm ở mức nguy cơ chiếm 14,9%
(tổng điểm EPDS ≥ 10). Số lượng khách thể nghiên cứu đáp ứng các tiêu
chuẩn của trầm cảm sau sinh ở mức cần can thiệp là 9,7% (tổng điểm EPDS
>13). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu
của Lê Thanh Hiệp (2008) [8, tr 69-74]. Patel và cộng sự (2002) [71, tr 14611471]. Điều tra của Leeng và cộng sự (2007). Edwards (2006). Điều tra dịch
tễ Glasser (2000). Cũng giống như nghiên cứu của Chaaya và cộng sự (2002)
Tác giả Ege (2008).[60, tr 1355-1373].
Về các yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh, kết quả phân tích của
nghiên cứu này đã chỉ ra rằng các yếu tố có ảnh hưởng đến lo âu trầm cảm
sau sinh ở các bà mẹ tại huyện Thường Tín bao gồm những thống nhất mục
tiêu giá trị giữa vợ và chồng, thống nhất dựa trên sự trao đổi vợ chồng, hài
lòng với cuộc sống vợ chồng, lòng tự trọng, hỗ trợ từ chồng, gia đình, bạn bè,
sự kiện căng thẳng trong cuộc sống, hài lòng trong cuộc sống chung, căng
thẳng trong việc chăm sóc trẻ sau sinh, khí chất trẻ khó khăn sau sinh. Những

kết luận rút ra của nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả của các nghiên
cứu đi trước như nghiên cứu của Lê Thanh Hiệp (2008) chỉ ra rằng các yếu tố
ảnh hưởng là thiếu sự hỗ trợ chăm sóc trẻ sau sinh, thiếu sự hỗ trợ từ chồng,
tính khí khó khăn của trẻ, không hài lòng với cuộc sống chung [8 tr 69-74].
Chaaya (2002) đưa ra các yếu tố liên quan TCSS như các sự kiện căng thẳng
trong cuộc sống, thiếu sự hỗ trợ xã hội. Leung và cộng sự (2005) cũng chỉ ra
những yếu tố ảnh hưởng đến TCSS căng thẳng khi chăm sóc trẻ, căng thẳng
19


trong cuộc sống. Xie và cộng sự (2007) cho thấy các bà mẹ mắc TCSS có liên
quan tới các yếu tố không hài lòng với cuộc sống, căng thẳng trong cuộc
sống, không được hỗ trợ xã hội [60,tr 1355-1373].
Về mối quan hệ giữa thực hành kiêng cữ và trầm cảm sau sinh. Kết quả
nghiên cứu cho thấy không có mối liên quan nào có ý nghĩa thống kê giữa
việc thực hành kiêng cữ sau sinh và nguy cơ TCSS ở các bà mẹ. Kết quả của
chúng tôi không tương đồng với kết quả nghiên cứu của Fisher (2004) tại
TPHCM đã chỉ ra rằng thực hành kiêng cữ có liên quan đến TCSS ở các bà
mẹ như nằm trên lửa, kiêng không tắm gội, đeo gạc bông tai không nghe
tiếng động mạnh, dùng thảo dược, phải ăn những thức ăn đặc biệt….[Fisher].
Tuy nhiên sự khác biệt này có thể liên quan đến thời gian điều tra sau sinh,
đặc điểm nhân khẩu học của khách thể nghiên cứu. Trong nghiên cứu của
Fisher, các bà mẹ được hỏi trong khoảng thời gian từ 3-6 tháng, khách thể
nghiên cứu được điều tra không chỉ sống ở các vùng ngoại thành và nông
thôn, trình độ học vấn và kinh tế của họ cũng cao hơn khách thể trong mẫu
nghiên cứu của nghiên cứu này.

20



KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.

Kết luận
Tóm lại, số liệu nghiên cứu đã cho chúng ta thấy bức tranh về thực

trạng lo âu và trầm cảm ở các bà mẹ mang thai (6-9 tháng) và sau sinh (3
tháng) qua các thang đo sàng lọc GAD-7, PHQ-9, EPDS.
- Tỷ lệ lo âu đo bằng thang sàng lọc lo âu GAD-7 trước và sau sinh là
Trước sinh (6 – 9 tháng) tỷ lệ lo âu là 23,1% trong đó có 18,7% lo âu
nhẹ, 3,7% lo âu vừa, 0,7% lo âu nặng.
Sau sinh (3 tháng) tỷ lệ lo âu là 32,8% trong đó lo âu nhẹ chiếm 26,9%,
lo âu vừa 5,2% lo âu nặng chiếm 0,7%.
- Tỷ lệ trầm cảm đo bằng thang sàng lọc PHQ-9 trước và sau sinh là
Trước sinh (6 – 9 tháng) tỷ lệ trầm cảm là 4,4% trong đó có 3,7% trầm
cảm nhẹ, 0,7% trầm cảm vừa. Tuy nhiên có tới 30,6% bà mẹ có triệu chứng
tối thiểu có nguy cơ trầm cảm.
Sau sinh (3 tháng) tỷ lệ trầm cảm là nhẹ là 5,2% nhưng có tới 18,7% bà
mẹ có triệu chứng tối thiểu có nguy cơ trầm cảm.
- Tỷ lệ trầm cảm đo bằng thang đo sàng lọc trầm cảm sau sinh EPDS cho
thấy mẫu khách thể nghiên cứu có 14,9% các bà mẹ có triệu chứng trầm
cảm ở mức nguy cơ. Số lượng các bà mẹ trong nghiên cứu đáp ứng các
tiêu chuẩn của TCSS ở mức cần can thiệp là 9,7%.
Những số liệu trên đã khẳng định được giả thuyết nghiên cứu đầu tiên
mà đề tài đưa ra rằng tỷ lệ các bà mẹ có biểu hiện lo âu, trầm cảm trong thời
gian mang thai (từ 6 đến 9 tháng) và sau khi sinh (3 tháng) là khá phổ biến.
Và tỷ lệ các bà mẹ đáp ứng các tiêu chuẩn của rối loạn TCSS xấp xỉ 10% đo
bằng thang đo sàng lọc trầm cảm sau sinh EDPS. Tỷ lệ này cũng phù hợp với
một số nghiên cứu đi trước.
Bên cạnh đó, kết quả thu được từ các phép nghiên cứu tương quan cho thấy lo

âu trầm cảm ở các bà mẹ trong thời gian mang thai và sau sinh có liên hệ chặt
21


chẽ với các biến số như (i) thống nhất mục tiêu (ii) thống nhất dựa trên sự
trao đổivợ chồng (iii) tổng điểm hài lòng cuộc sống với chồng (iv) nhận hỗ
trợ từ gia đình (v) nhận được hỗ trợ từ bạn bè (vi) sự kiện căng thẳng trong
cuộc sống (vii) điểm trung bình hài lòng trong cuộc sống (viii) tổng điểm
căng thẳng về việc chăm sóc trẻ sau sinh (ix) hài lòng trong cuộc sống (x) khí
chất trẻ khó khăn sau sinh
Phân tích hồi quy cho thấy có một số biến số trước và sau sinh có thể
giúp dự báo trầm cảm sau sinh ở các bà mẹ trong khoảng 3 tháng sau khi sinh
gồm 9 biến số như sau (i) Nhận được sự hỗ trợ từ bạn bè (trước sinh); (ii) các
sự kiện căng thẳng trong cuộc sống trước sinh; (iii) Tổng điểm lo âu theo
thang sàng lọc GAD-7 trước sinh; (iv) Điểm tổng lòng tự trọng (sau sinh); (v)
Nhận được sự hỗ trợ từ chồng (sau sinh); (vi) Hài lòng về cuộc hôn nhân với
chồng (sau sinh); (vii) Các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống (sau sinh);
(viii) Điểm trung bình hài lòng trong cuộc sống (sau sinh); (ix) Tổng điểm
căng thẳng về việc chăm sóc trẻ sau sinh.
Trong các biến số được nêu trên, kết quả phân tích cũng cho thấy có 3
biến số góp phần dự báo trầm cảm sau sinh mạnh nhất. Đó là (i) sự kiện căng
thẳng trong cuộc sống (sau sinh), (ii) điểm trung bình hài lòng trong cuộc
sống (sau sinh), (iii) nhận được hỗ trợ từ chồng (sau sinh).
Như vậy, số liệu nghiên cứu cũng đã phần nào chứng minh giả thuyết thứ 2
mà đề tài đã đặt ra trong phần mở đầu. Cụ thể là các yếu tố văn hóa, sang
chấn tâm lý có liên quan đến tình trạng lo âu và trầm cảm của các bà mẹ.
Điển hình như những mâu thuẫn trong cuộc sống chung với gia đình chồng,
thiếu sự hỗ trợ từ chồng và gia đình nhà chồng, thiếu sự hỗ trợ từ các mối
quan hệ bạn bè đồng nghiệp, sự kỳ vọng về giới tính của trẻ không như mong
đợi. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, yếu tố sự kiêng khem sau sinh không

tương quan có ý nghĩa với lo âu trầm cảm sau sinh cũng như không có ý
nghĩa trong mô hình hồi quy. Lý do giải thích cho kết quả này có thể là:
22


Thứ nhất có thể niềm tin của người phụ nữ về việc kiêng khem sau sinh
là việc cần phải làm sau khi sinh.
Thứ hai có thể việc yêu cầu các bà mẹ thực hành kiêng khem sau sinh
là thể hiện sự quan tâm chăm sóc của các thành viên trong gia đình đối với bà
mẹ với trẻ.
Thứ ba có thể kiêng khem sau sinh tạo điều kiện giúp các bà mẹ được
nghỉ ngơi (vì có tới gần 70% các bà mẹ trong mẫu nghiên cứu làm nghề nông
thường có lịch lao động rất nặng nhọc).
2. Khuyến nghị
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu , chúng tôi xin đưa ra một vài khuyến nghị
sau:
TCSS là một vấn đề lớn song lại ít được chú ý đến do yếu tố chủ quan
của các bà mẹ và cả gia đình của họ. Vì thế đối với gia đình những phụ nữ
sau sinh thì việc chăm sóc SKTT của các bà mẹ nên được bắt đầu quan tâm
ngay từ lúc mang thai. Các hình thức hỗ trợ, chăm sóc sản phụ của mỗi gia
đình người thân cần chú trọng thêm vào việc hỗ trợ chăm sóc trẻ để giảm
bớt những căng thẳng trong cuộc sống cũng như giảm thiểu những lo lắng
không đáng có.
Đối với y tế địa phương cần quan tâm hơn đến việc tuyên truyền giáo
dục về SKTT nói chung và trầm cảm ở phụ nữ sau sinh nói riêng. Thường
xuyên tổ chức các buổi nói chuyện, hội thảo về những vấn đề sức khoẻ sinh
sản để từ đó các bà mẹ có thêm kiến thức biết cách phòng tránh vấn đề này.
Đối với các nhà nghiên cứu cần tiếp tục những nghiên cứu đánh giá
chuẩn hóa công cụ sàng lọc TCSS ở Việt Nam để có thể áp dụng trên thực tế


23


×