ĐẠI HỌC QUÔC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
VŨ THỊ THANH HẰNG
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY
HỌC TÁC PHẨM “CHÍ PHÈO” CỦA NAM CAO
(Ngữ văn 11, tập 1)
CHUYÊN NGÀNH: Lí luận và phương pháp dạy học (bộ môn Ngữ văn)
Mã số: 60.14.01.11
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Ban
HÀ NỘI – 2015
1
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Ban
Phản biện 1: ……………………………………………………..
Phản biện 2: ……………………………………………………
Luận văn này sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
họp tại: .......................................................................................
Vào hồi ……giờ……ngày …..tháng …..năm 2015
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Phòng Tư liệu Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ chủ trương của Đảng
Để HS có thể tích lũy được lượng kiến thức vô hạn trong thời gian hữu hạn
học tập ở nhà trường đòi hỏi GV phải có một phương pháp dạy học – giáo dục
mới phù hợp với thời đại để rèn luyện cho các em năng lực nhận thức, hình
thành và phát triển cho các em phương pháp, biện pháp tư duy logic để các em
có thể tự học suốt đời. Chính vì vậy, trong mấy thập kỉ qua, Đảng và Nhà nước
ta đã có những chủ trương chỉ đạo, cải cách giáo dục trong: Nghị quyết 14
-NQ/TW của Bộ chính trị về cải cách giáo dục, tháng 1 – 1979; Nghị quyết
Trung ương IV, khóa VII (tháng 2/1993); Nghị quyết Đại hội Đảng VIII (tháng
6/1996); Nghị quyết Trung ương II, khóa VIII (tháng 12/1996); đặc biệt là Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI Nghị quyết số 29 –
NQ/TW (tháng 11/2013).
1.2. Xuất phát từ việc dạy và học bộ môn Ngữ văn
Ngữ văn là bộ môn khoa học xã hội, là môn học công cụ, mang tính nhân văn,
có vai trò quan trọng hàng đầu trong chương trình đào tạo ở trường phổ thông.
Nhiệm vụ của bộ môn là dạy chữ, dạy người và hướng nghiệp. Việc lĩnh hội nội
dung đó đòi hỏi học sinh phải có một sự nỗ lực cao về hoạt động trí tuệ, tư duy
logic như phân tích, tổng hợp, so sánh... Đồng thời, người giáo viên có nhiệm vụ
to lớn là hình thành cho các em kỹ năng tư duy và vận dụng các kỹ năng này vào
quá trình nhận thức.
1.3. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc sử dụng so sánh trong dạy học Ngữ
văn và thực tiễn dạy học Ngữ văn hiện nay
So sánh là một biện pháp logic trong hoạt động nhận thức của con người. So
sánh giúp người học có thể nhìn nhận ra điểm chung, bản chất của mỗi vấn đề
nhưng đồng thời cũng cho thấy được các biểu hiện khác nhau của cùng một vấn
đề. Phân tích, tổng hợp, so sánh là công cụ giúp con người nhận thức thế giới
khách quan. Luyện cho HS kỹ năng so sánh cũng chính là phát triển cho HS khả
năng tư duy khoa học, logic. Đây là việc cần thiết tạo nền tảng để HS có thể tự
học suốt đời.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Rèn luyện ky
năng so sánh cho học sinh trong dạy học tác phẩm “Chí Phèo” của Nam
Cao (Ngữ văn 11, tập 1)
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1
2.1. Những nghiên cứu về biện pháp so sánh
- Giáo sư Đinh Trọng Lạc với các cuốn sách: Giáo trình Việt ngữ, tập III
(phần Tu từ học), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Phong cách học
tiếng Việt (1995), 300 bài tập phong cách học tiếng Việt.
- Các tác giả Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa với
cuốn: Phong cách học tiếng Việt (1982).
- Tác giả Cù Đình Tú: Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt (1983).
- Những luận văn, khóa luận có nghiên cứu đến phương thức so sánh như:
Phương thức so sánh nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên của Lê Thị Xuân Thủy,
luận văn thạc sỹ, ĐHSPHN 1999; Tìm hiểu cấu trúc hàm ngôn của so sánh tu
từ trong ca dao Việt Nam, khóa luận tốt nghiệp ĐHSPHN 2001; Luyện cho học
sinh kỹ năng sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa trong bài làm văn biểu cảm
ở lớp 7 của Lê Thị Hạnh, luận văn thạc sỹ, ĐHSPHN 2012…
2.2. Những nghiên cứu tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
a, Những công trình nghiên cứu về tác giả Nam Cao có nói đến tác phẩm Chí
Phèo
- Hà Minh Đức, Nam Cao – Nhà văn hiện thực xuất sắc in năm 1961; Tầm
quan trọng của hoàn cảnh trong tác phẩm của Nam Cao đời văn và tác phẩm ,
NXB Văn học, Hà Nội, 1997.
- Phong Lê, Đặc trưng bút pháp hiên thực Nam Cao, Nam Cao – Văn và đời
- Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn – Tư tưởng và phong cách, Nhớ Nam Cao và
những bài học của ông
- Bích Thu với bài Sức sống của một sự nghiệp văn chương in trong cuốn
Nam Cao tác giả và tác phẩm
- Lại Nguyên Ân trong Nam Cao và cuộc cách tân văn học đầu thế kỉ XX
- Phạm Quang Long có bài nghiên cứu Một đặc điểm của thi pháp truyện
Nam Cao (Tạp chí Văn học số 2 – 1994), in lại trong “Nam Cao về tác giả và tác
phẩm” - Trần Đăng Suyền có bài nghiên cứu Thời gian và không gian trong thế
giới nghệ thuật của Nam Cao (Tạp chí Văn học số 5, 1991).
b, Tác phẩm Chí Phèo
- Trước Cách mạng tháng Tám: Lê Văn Trương trong lời “Tựa Đôi lứa xứng
đôi” (NXB Đời mới, 1941 được in trong Nam Cao tác gia và tác phẩm NXB
Giáo dục, Hà Nội, 1998).
- Sau Cách mạng tháng Tám: Nguyễn Đình Thi trong bài Nam Cao, in trên
Tạp chí Văn nghệ tháng 12/1952, in lại trong Mấy vấn đề văn học.
2
- Trần Tuấn Lộ: Qua truyện ngắn Chí Phèo bàn thêm về cái nhìn hiện thực
của Nam Cao (Tạp chí Văn học số 4/1964 – in lại trong Nam Cao về tác gia và
tác phẩm, NXB Giáo dục, 1998)
- Nguyễn Đăng Mạnh với bài: Lưỡi dao Chí Phèo là ánh chớp trước cơn
giông tố viết năm 1980, in lại trong Nhà văn tư tưởng và phong
- Nguyễn Quang Trung viết về tính chất lưỡng hóa trong nhân vật Chí Phèo
đăng trên tập san THPT số 1/1988 (in lại trong Nam Cao về tác gia và tác phẩm,
NXB, 1998)
- Một số luận văn, khóa luận nghiên cứu về phương pháp dạy học tác phẩm
Chí Phèo của Nam Cao trong nhà trường phổ thông như: Đỗ Bích Liên với đề
tài: Đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Chí Phèo và biện pháp giáo dục thẩm mỹ cho
học sinh lớp 11; Nguyễn Văn Thắng với đề tài: Một số biện pháp hướng dẫn
học sinh tiếp nhận ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện ngắn Nam Cao ở
trường THPT; Trần Thị Thu Hà với đề tài khóa luận: Vận dụng tri thức đọc hiểu
để hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao trong nhà trường
THPT; Phạm Thị Thu với đề tài: Dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của
Nam Cao theo đặc trưng thể loại.
Tổng quan các công trình nghiên cứu trên cho chúng tôi thấy: đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu về biện pháp so sánh như việc tìm hiểu, cắt nghĩa so sánh
ở góc độ ngôn ngữ học và việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong các sáng
tác thơ văn; tìm hiểu về tư tưởng và phong cách nghệ thuật của tác giả Nam
Cao; về cách xây dựng hình tượng nhân vật, phân tích tác phẩm theo đặc trưng
thể loại trong truyện Chí Phèo. Song ít có những bài nghiên cứu, chuyên sâu về
việc rèn luyện các kỹ năng tư duy, trong đó có kỹ năng so sánh thông qua việc
dạy học các tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông. Những năm gần
đây, có nhiều luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ về các tác phẩm của Nam Cao
song chưa có công trình nào trực tiếp bàn về vấn đề rèn luyện kỹ năng so sánh
thông qua dạy học tác phẩm này.
Những nghiên cứu trên vừa là tài liệu tham khảo, vừa định hướng, gợi mở cho
chúng tôi nghiên cứu đề tài.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở xác định được cấu trúc kỹ năng so sánh, đề tài luận văn đề xuất
quy trình và các biện pháp rèn luyện kĩ năng so sánh trong dạy học tác phẩm
Chí Phèo của Nam Cao nhằm giúp học sinh nâng cao năng lực tư duy, năng lực
3
khái quát tri thức cũng như năng lực sử dụng ngôn ngữ một cách chủ động sáng
tạo, góp thêm một tiếng nói đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận về biện pháp so sánh, vị trí và vai trò của
biện pháp so sánh trong hoạt động nhận thức của con người, cách thức và biện
pháp hình thành kỹ năng so sánh.
- Khảo sát kỹ năng so sánh của học sinhTHPT; khảo sát thực tiễn hoạt
động rèn luyện kỹ năng so sánh của GV THPT thông qua dạy các tác phẩm
văn học.
- Phân tích tác phẩm Chí Phèo để xác định các nội dung cần so sánh trong
dạy học.
- Xây dựng các biện pháp rèn luyện kỹ năng so sánh cho HS khi dạy tác phẩm
Chí Phèo của Nam Cao.
- Xây dựng hệ thống các bài tập rèn luyện kỹ năng so sánh cho HS qua dạy
học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
- Tổ chức dạy học thực nghiệm nhằm kiểm chứng tính khả thi của đề tài trong
thực tiễn đưa ra những đánh giá bước đầu kết quả nghiên cứu và rút ra kết luận,
kiến nghị.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức dạy học nhằm hình thành và phát triển kỹ năng so sánh cho HS trong
dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao và việc tổ chức
dạy học tác phẩm này trong chương trình Ngữ văn 11 - THPT. Đối tượng áp
dụng thực nghiệm nghiên cứu là học sinh lớp 11 các trường THPT Nguyễn Trãi,
THPT Phan Đình Phùng thuộc Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp khảo sát
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp thực nghiệm
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung
của luận văn được cấu trúc thành ba chương
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
4
Chương 2. Tổ chức rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh trong dạy học tác
phẩm Chí Phèo – Ngữ văn 11, Tập 1
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Tư duy logic và liên tưởng - định hướng, tạo cơ chế cho sự so sánh
1.1.1.1.Tư duy logic
Trong quá trình nhận thức, tư duy là hình thức phản ánh cao nhất, phức tạp
nhất của con người về thế giới khách quan. Trong đó, con người sử dụng cảm
giác, tri giác để nhận thức từng đối tượng riêng lẻ, cụ thể. Nhờ tư duy, con người
nhận thức được những đặc điểm, thuộc tính và dấu hiệu bản chất của sự vật,
hiện tượng mà con người không thể tri giác một cách trực tiếp được. Và như
vậy, quá trình nhận thức sẽ sâu sắc hơn. Nói đến tư duy logic thì trong đầu mỗi
người cũng đều so sánh, phán đoán, suy lí trên các ý niệm, khái niệm về hiện
tượng, sự vật xung quanh. Và cũng nhờ sự liên hệ, so sánh mà con người kiểm
chứng lại những phát minh của mình thông qua thực tiễn. Nhờ có hoạt động tư
duy mà con người có thể định hướng cho hoạt động nghiên cứu của mình,
không cần phải thử đi thử lại, mò mẫm, mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác
trước khi tìm ra con đường đúng đắn để đi đến phát minh. Quá trình tư duy luôn
phải đặt ra các nhiệm vụ cụ thể và hoạt động tư duy luôn hướng vào việc giải
quyết các nhiệm vụ đó, do đó tạo nên tính có vấn đề của tư duy, thôi thúc con
người cần vạch rõ chúng, nhận thức chúng và tìm hiểu chúng. Con người thường
luôn cảm thấy hứng thú với những cái mới, cái chưa biết của sự vật hiện tượng.
Điều này có ý nghĩa quan trọng, kích thích làm nảy sinh quá trình tư duy. Vì
vậy, để hiểu rõ, nhận thức rõ một vấn đề nào đó, con người cần tìm hiểu, xác
định rõ đối tượng của tư duy và chiều hướng cụ thể cho quá trình tư duy. Giai
đoạn đầu tiên của quá trình tư duy có thể kết thúc khi hoàn thành nhiệm vụ này.
1.1.1.2. Liên tưởng
Liên tưởng chỉ mối liên hệ giữa các yếu tố tâm lý, nhờ đó sự xuất hiện của
một yếu tố này trong những điều kiện nhất định gây nên một yếu tố khác liên
quan với nó. Trong tâm lý học, liên tưởng có được nhờ cảm xúc và trí nhớ. Vì
vậy, liên tưởng có mối quan hệ với tưởng tượng. Liên tưởng vừa là một hiện
tượng tâm lý độc lập đồng thời cũng có thể xem nó là một “giai đoạn”, một
5
“thao tác” trong quá trình tưởng tượng. Vì lẽ đó, liên tưởng trở thành một điều
kiện của tưởng tượng
Xuất hiện và chi phối nhiều lĩnh vực cuộc sống, liên tưởng và tưởng tượng
được xem như những yếu tố năng động mở ra những tình huống, dự cảm giải
quyết mâu thuẫn của hiện thực. Liên tưởng và tưởng tượng là hiện tượng mang
tính phổ biến không chỉ phản ánh các quá trình tâm lý, mà nó còn ảnh hưởng sâu
rộng đến nhiều lĩnh vực khác của đời sống con người, phản ánh nét đặc trưng
trong tâm lý sáng tạo nghệ thuật.
Liên tưởng, tưởng tượng là những quá trình tâm lý đặc trưng trong sáng tạo
nghệ thuật nói chung và sáng tác văn học nói riêng. Liên tưởng và tưởng tượng đối với nhà văn, đó là phương tiện, là cách thức, là thủ pháp quan trọng để xây
dựng tác phẩm. Và đối với người đọc, trong công việc thưởng thức tác phẩm
nghệ thuật ngôn từ - cùng với tầm quan trọng của những phương diện khác, có
liên quan đến nhiều yếu tố: loại hình tác phẩm, phương thức diễn đạt, quá trình
thai nghén và hình thành tác phẩm, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, sở trường và cá
tính của nhà văn, khả năng tiếp nhận và đặc điểm tâm lý của bạn đọc… Theo lý
thuyết tiếp nhận: cảm xúc sáng tạo hay cảm xúc thẩm mỹ vừa là chất xúc tác,
vừa là động lực thúc đẩy quá trình liên tưởng, tưởng tượng. Cảm xúc thẩm mỹ
tạo ra hưng phấn và động cơ tích cực trong tiếp nhận văn học. Đặc biệt, liên
tưởng là nền tảng của tư duy so sánh trong việc phân tích, cảm nhận văn học. Nó
tạo mối liên hệ giữa các nhà văn, tác phẩm, hình tượng, chi tiết với nhau nhằm
tạo ra một ý nghĩa.
1.2.1. So sánh, biện pháp so sánh và so sánh trong dạy học Văn
1.2.1.1. So sánh
a, Khái niệm so sánh
So sánh là một biện pháp tư duy thể hiện trong việc nêu sự giống nhau và
khác nhau giữa các đối tượng. Biện pháp này là một thao tác cơ bản trong lý
luận dạy học nói chung. Trong suy lý quy nạp và diễn dịch cũng như trong các
thao tác phân tích, tổng hợp đều có sự so sánh. Tùy từng trường hợp mà có thể
so sánh nặng về tìm điểm khác nhau hoặc giống nhau. So sánh điểm giống nhau
chủ yếu được dùng trong tổng hợp. Cũng tùy mục đích và quan điểm so sánh, cơ
sở để so sánh có thể khác nhau.
b, Ý nghĩa của biện pháp so sánh
Trong hoạt động tư duy, so sánh giữ vai trò tích cực quan trọng. Việc nhận
thức bản chất sự vật, hiện tượng không thể thực hiện được nếu không có sự tìm
ra các đặc điểm khác biệt sâu sắc và cả những đặc điểm giống nhau của các sự
6
vật hiện tượng. Việc tìm ra những dấu hiệu giống nhau cũng như khác nhau giữa
các sự vật, hiện tượng là nội dung chủ yếu của tư duy so sánh. Nhờ có quá trình
so sánh mà người ta có thể tìm thấy những dấu hiệu giống nhau và khác nhau
của các sự vật mà còn tìm thấy những dấu hiệu không bản chất thứ yếu của
chúng.
c, Yêu cầu của việc sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học
Những yêu cầu logic và yêu cầu sư phạm của thao tác so sánh là đối tượng
đem so sánh phải cùng loại. Tùy theo sự đầy đủ của các mặt so sánh mà chúng
ta phân ra so sánh toàn phần hay so sánh bộ phận. Vì thế, căn cứ vào mục đích
dạy học mà người GV cần lựa chọn biện pháp so sánh sao cho phù hợp. Nhưng
dù là biện pháp so sánh nào đi chăng nữa, chúng ta cũng cần thực hiện các bước
chính sau đây:
- Xác định mục đích so sánh
- Hiểu biết về đối tượng so sánh (trả lời câu hỏi: lớp đối tượng đó là gì?)
- Phân tích các dấu hiệu chính mà qua đó sẽ so sánh
- Rút ra kết luận từ sự so sánh (kết luận đó cho ta biết điều gì?)
- Giải thích nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau ấy
d, Quy trình so sánh
Khi so sánh các đối tượng, chúng ta có thể tiến hành theo trình tự:
Bước 1: Nêu dấu hiệu đặc trưng để xếp các đối tượng so sánh vào cùng một
phạm trù/lớp và từ đó xác định mục đích so sánh (trả lời câu hỏi: các đối tượng
đó thuộc phạm trù/lớp nào? So sánh để đạt được mục đích gì?)
Bước 2: Phân tích đối tượng, tìm ra dấu hiệu thuộc phạm trù so sánh cuả mỗi
đối tượng so sánh, tức là xác định tiêu chí so sánh.
Bước 3: Xác định những điểm giống nhau
Bước 4: Xác định những điểm khác nhau
Bước 5: Xác định nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau đó (nếu có
thể), tổng hợp lại kết quả so sánh để rút ra kết luận khái quát.
Bước 6: Diễn đạt kết quả so sánh bằng hình thức phù hợp: ngôn ngữ, hình vẽ,
bảng, đồ thị….
e, Các hình thức diễn đạt so sánh
Bằng lời:
Thực chất đây là những câu hỏi so sánh nhằm mục đích hướng học sinh vào
việc nghiên cứu chi tiết những vấn đề khá phức tạp, những sự vật, hiện tượng
gần giống nhau, những khái niệm có nội hàm đan xen nhau. Thông qua đó, học
sinh được tập dượt phương pháp phân tích, phương pháp so sánh.
7
Bằng bảng:
Bảng trong dạy học là dạng bảng kê nêu rõ, gọn theo thứ tự nhất định một nội
dung nào đó. Có nhiều dạng bảng song đề tài chỉ tập trung nghiên cứu dạng phổ
biến là bảng so sánh. Bảng là dạng ngôn ngữ có khả năng khắc phục những khó
khăn mà ngôn ngữ khác không làm được.
Bằng sơ đồ hình:
Sơ đồ hình là ngôn ngữ kí hiệu bằng các hình có tính trực quan về nội dung
khoa học. Đó là hình thức khái quát nội dung bằng kí hiệu vật chất hóa.
Hình ảnh có những thế mạnh vượt trội mà các ngôn ngữ khác chưa đạt tới như: Tính biểu đạt cao; - Tính bao quát; - Tính xúc cảm; - Tính bền bỉ; - Tính thẩm
mỹ.
Bằng đồ thị:
Đồ thị thường được vẽ dưới dạng một tập các điểm (các đỉnh nối với nhau
bằng các đoạn thẳng (các cạnh). Đồ thị là một hình vẽ biểu diễn sự biến
thiên của một hàm số phụ thuộc vào sự biến thiên của biến số. Đồ thị là một
trong những cách thức nhằm đưa khoa học sinh học tiến đến một khoa học
chính xác. Khi hiểu được một đồ thị hay cao hơn là thiết lập được nó, học
sinh sẽ phát triển được các kỹ năng sau:
- Kỹ năng tính toán chính xác
- Kỹ năng biểu đạt các mối quan hệ đã được lượng hóa
1.1.2.2. Biện pháp so sánh trong văn học (so sánh tu từ)
a, Khái niệm
So sánh tu từ là hình thức đối chiếu hai hay nhiều đối tượng (sự vật, tính
chất, hành động…) khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với
nhau hoàn toàn mà chỉ có nét tương đồng nào đó về hình thức bên ngoài hay
tính chất bên trong nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của đối tượng
giúp cho người đọc, người nghe rõ hơn về đối tượng cần miêu tả.
b, Cấu tạo của so sánh tu từ
Mô hình so sánh đầy đủ gồm 4 yếu tố:
Yếu tố 1
Yếu tố bị hoặc
được so sánh
tùy theo so
sánh tích cực
hay tiêu cực.
Yếu tố 2
Yếu tố chỉ tính
chất của sự vật
hay trạng thái,
hành động có
vai trò nêu rõ
Yếu tố 3
Yếu tố thể hiện
quan hệ so
sánh
8
Yếu tố 4
Yếu tố đưa ra
làm chuẩn để
so sánh.
phương diện so
sánh.
Ví dụ:
Tiếng suối
trong
như
tiếng hát
xa
Thực tế, có nhiều so sánh không đầy đủ 4 yếu tố. Nó có thể vắng một
hoặc hai yếu tố. So sánh vắng yếu tố 2 gọi là so sánh chìm. So sánh vắng yếu
tố 2 và yếu tố 3 là so sánh sử dụng chỗ ngắt giọng và hình thức đối chọi.
c, Phân loại so sánh
Có nhiều tiêu chí để chia ra thành các loại biện pháp so sánh tu từ: phân
chia theo từ chỉ quan hệ so sánh, phân chia căn cứ vào nét nghĩa các đối
tượng được so sánh với nhau.
* Căn cứ vào từ ngữ chỉ quan hệ so sánh, có thể chia ra thành các loại so
sánh:
- So sánh ngang bằng:
+ So sánh ngang bằng không có từ so sánh
+ So sánh ngang bằng có từ so sánh (như, dường như, tựa như, tựa, là,
giống như, bao nhiêu…bấy nhiêu…)
- So sánh không ngang bằng:
+ So sánh hơn: các từ chỉ quan hệ so sánh là những từ ở mức độ cao hơn
cái đem ra so sánh: hơn.
+ So sánh kém: các từ chỉ quan hệ so sánh là những từ ở mức độ thấp hơn
cái so sánh: kém, thua, chẳng bằng
* Căn cứ vào nghĩa các đối tượng được so sánh với nhau có các dạng so
sánh như sau:
- Yếu tố được/bị so sánh và yếu tố chuẩn không cùng phạm trù ngữ nghĩa
+ Yếu tố được/bị so sánh thuộc phạm trù người, yếu tố chuẩn không thuộc
phạm trù người.
+ Yếu tố được/bị so sánh là tâm trạng, tình cảm, yếu tố chuẩn là trạng thái,
tình cảm.
+ Yếu tố được/bị so sánh là hành động, yếu tố chuẩn không là hành động.
+ Yếu tố được / bị so sánh là các sự việc, yếu tố chuẩn không là các sự
việc.
- Yếu tố được/bị so sánh và yếu tố chuẩn thuộc phạm trù ngữ nghĩa.
+ Yếu tố được/bị so sánh và yếu tố chuẩn cùng phạm trù người.
+ Yếu tố được/bị so sánh và yếu tố chuẩn cùng phạm trù hành động.
9
+ Yếu tố được/bị so sánh và yếu tố chuẩn cùng thuộc phạm trù tình cảm.
+ Yếu tố được/bị so sánh và yếu tố chuẩn cùng thuộc phạm trù sự vật.
d, Chức năng của biện pháp so sánh
So sánh tu từ là công cụ giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn những
phương diện nào đó của sự vật. Nhờ có so sánh mà chúng ta dễ dàng tri giác
về đối tượng được miêu tả được rõ nét hơn, hình ảnh hơn và cụ thể hơn bằng
việc công khai đối chiếu hai đối tượng vói nhau đã khơi gợi cho người đọc,
người nghe tới một vùng liên tưởng mới tạo nên sự tri giác, sự nhận thức mới
mẻ và bất ngờ. Chính vì vậy, so sánh tu từ tạo nên tính chất hình tượng đậm
nét của đối tượng được miêu tả hay đối tượng cần được tri nhận, đồng thời
bộc lộ thái độ, cách đánh giá của tác giả đối với đối tượng đó. Do vậy, so
sánh tu từ có hai chức năng: chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm.
e, Cơ chế tạo ra biện pháp so sánh tu từ
So sánh được tạo ra nhờ sự quan sát, tưởng tượng là liên tưởng ra những
nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh chúng ta. Hay
nói một cách khác so sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này
đối chiếu với sự vật khác miễn là hai sự vật có một nét tương đồng nào đó để
gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người
đọc và người nghe.
1.1.2.3. So sánh trong dạy học Văn
a, Quan niệm về so sánh trong dạy học Văn
Trong dạy học văn, khái niệm so sánh cần được hiểu theo ba khía cạnh
khác nhau:
Thứ nhất, đó là một biện pháp nghệ thuật tu từ để tạo hình ảnh cho câu văn
(như đã trình bày ở trên).
Thứ hai, nó được xem như là một thao tác lập luận bên cạnh các thao tác
lập luận khác trong bài văn nghị luận như: phân tích, giải thích, bình luận,
bác bỏ…
Thứ ba, nó được xem như một phương pháp, một cách thức trình bày khi
học về một tác phẩm văn học, từ đó vận dụng vào làm bài văn nghị luận văn
học. Ở đề tài luận văn này, chúng tôi nghiên cứu vấn đề ở khía cạnh thứ ba.
b, Yêu cầu của so sánh trong dạy học Văn
Yêu cầu của biện pháp so sánh trong dạy học các tác phẩm văn học là chỉ
ra nét giống nhau và khác nhau của các đối tượng so sánh. Vì thế, nó gắn với
hai loại: so sánh tương đồng và so sánh tương phản.
Nếu xem so sánh là một cách thức, một phương pháp trình bày khi dạy học
10
một tác phẩm văn học thì hiện nay trong sách giáo khoa chưa có một bài lí
thuyết cụ thể nào mang tính định hướng, gợi dẫn. Vì vậy, trong mỗi bài học
tác phẩm văn học cụ thể, việc giúp học sinh nắm được cách so sánh là vô
cùng quan trọng và cần thiết.
c, Cách thức thể hiện
Theo chúng tôi, có thể phân lập đối tượng thành nhiều bình diện để đối
sánh.
* So sánh trong phạm vi tìm hiểu tác giả:
- So sánh tác giả này với tác giả khác cùng thời để làm nổi bật phong cách
nhà văn.
- So sánh giữa các giai đoạn sáng tác của một nhà văn, nhà thơ.
* So sánh trong phạm vi tìm hiểu tác phẩm:
- So sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm
- So sánh chính bản thân nhân vật trong tác phẩm ở các giai đoạn, thời
điểm khác nhau.
- So sánh hai nhân vật trong cùng một tác phẩm.
- So sánh hai nhân vật trong hai tác phẩm cùng giai đoạn hoặc khác giai
đoạn.
- So sánh tác phẩm A với tác phẩm B, C…cùng giai đoạn hoặc khác giai
đoạn.
- So sánh cách kết thúc của hai tác phẩm.
- So sánh tác phẩm văn học Việt Nam với tác phẩm văn học nước ngoài.
d, Tác dụng của việc so sánh trong dạy học văn
Như vậy, sử dụng phép so sánh, người ta sẽ nhận biết rõ hơn đặc điểm và
giá trị của một sự vật, hiện tượng. Trong hoạt động chuyên môn đọc văn, GV
và HS sử dụng thao tác so sánh sẽ làm nổi bật ý kiến đánh giá trong quá trình
phân tích và cảm nhận tác phẩm văn học. Từ đó, góp phần hình thành kỹ
năng lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học. Đây
là một năng lực cần thiết góp phần tránh đi khuynh hướng “bình tán” khuôn
sáo trong việc học và làm văn của HS hiện nay.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình sử dụng so sánh trong dạy học ở trường PT
Nhằm tạo cơ sở thực tiễn cho đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực
trạng về việc sử dụng biện pháp so sánh trong quá trình dạy HS học ở một số
trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
11
- Đối tượng khảo sát: 20 GV đang dạy học trực tiếp bộ môn Ngữ văn tại 04
trường THPT tại Hà Nội.
- Biện pháp khảo sát: Phiếu điều tra.
- Kết quả điều tra khảo sát:
Bảng 1: Kết quả điều tra nhận thức của GV về so sánh và biện pháp so sánh
Nội dung khảo sát
Tỉ lệ %
1.Thầy (cô) hiểu thế nào là so sánh?
Nêu ra các đặc điểm khác nhau
5%
Nêu ra các đặc điểm chính, căn bản để phân biệt chúng với
25%
nhau
Nêu ra các đặc điểm giống nhau, khác nhau
70%
2.Theo thầy (cô) khi tiến hành biện pháp so sánh, chúng ta phải làm gì?
Chỉ ra ngay điểm khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng
25%
Chỉ ra ngay điểm giống và khác nhau giữa các sự vật, hiện
35%
tượng
Phân tích sự vật, hiện tượng để rút ra các điểm giống và khác
30%
nhau cần so sánh
Phân tích sự vật, hiện tượng để rút ra các điểm giống và khác
10%
nhau, chỉ ra nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau đó và
đưa ra kết luận
Bảng 2: Kết quả điều tra đánh giá của GV về tầm quan trọng của biện pháp so
sánh
Nội dung khảo sát
Thấp
TB
Cao
4.Thầy (cô) đánh giá thế nào về tầm quan trọng của biện pháp so sánh?
Trong dạy học bài mới
65%
20%
15%
Trong củng cố bài dạy
40%
40%
20%
Trong kiểm tra, đánh giá
30%
30%
40%
5.Khi dạy một nội dung mới có quan hệ tương đồng vói một nội dung đã
dạy, thầy (cô) sẽ:
Không đối chiếu, liên hệ gì với nhau khi dạy
70%
Nhắc HS để ý, sau đó dạy bình thường
5%
Sử dụng biện pháp đối chiếu so sánh để dạy
5%
nội dung mới trên nền nội dung đã học
12
Phần củng cố thực hiện đối chiếu, so sánh,
10%
hệ thống hóa mối quan hệ giữa chúng
Kiểm tra, đánh giá, yêu cầu HS hệ thống
10%
hóa các kiến thức đó
Bảng 3: Kết quả điều tra về chuẩn bị bài soạn của GV
Nội dung khảo sát
Không
Thỉnh
Thường
bao giờ
thoảng
xuyên
6.Khi soạn bài, chuẩn bị bài dạy, thầy (cô) đã thực hiện những bước nào?
Xác định mục tiêu dạy học
5%
25%
70%
Xác định cụ thể mục tiêu kỹ năng
45%
35%
45%
Xác định biện pháp dạy học cơ bản
0%
40%
60%
Xác định mối liên quan giữa nội dung
30%
55%
15%
của bài với các nội dung trước/sau đó
Phân tích mối liên quan giữa các nội
0%
30%
70%
dung trong bài
Xác định biện pháp củng cố cho bài học
10%
55%
45%
1.2.2. Thực trạng về việc học tập môn Ngữ văn và kỹ năng so sánh ở HS
THPT
- Đối tượng khảo sát: HS khối lớp 11 của các trường: THPT Nguyễn Trãi –
Ba Đình, THPT Phan Đình Phùng – Ba Đình, THPT Liên Hà – Đông Anh,
THPT Vân Nội – Đông Anh (đều thuộc Hà Nội).
- Phương pháp điều tra: phiếu điều tra
- Kết quả:
Bảng 4: Kết quả điều tra thái độ học tập môn Ngữ văn
STT
1
2
3
Nội dung khảo sát
Thái độ với môn học
Yêu thích, say mê
Bình thường
Nhàm chán, không yêu thích
Kết quả học tập kì 1
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, kém
Học bài cũ sau mỗi bài học
Học bài, tìm hiểu thêm các ứng dụng thực tiễn
13
Tỉ lệ %
23,1
40,7
36,2
12,6
23,9
56,3
7,2
1,5
Học bài, làm bài tập được giao
48,0
Cố học vẹt mặc dù không hiểu
15,7
Không thể học được vì không hiểu
14,5
Không học bài vì môn văn rất chán
20,3
4
Chuẩn bị bài cũ trước khi học bài mới
Soạn bài trước theo hướng dẫn của GV
45,7
Đọc thêm các tài liệu khác có liên quan
1,6
Xem lại kiến thức đã học có liên quan
4,0
Xem qua các mục chính
17,2
Không xem
31,5
5
Khi gặp một nội dung có vẻ liên quan đến một nội dung đã học,
em sẽ
Suy nghĩ xem nội dung liên quan gì
17,2
Lật lại sách vở tìm nội dung đó
22,1
Hỏi bạn bên cạnh xem có nhớ không
24,7
Không để ý nên không biết
36,0
6
Khi gặp yêu cầu so sánh, em sẽ làm gì
Chỉ ra ngay các điểm khác nhau
17,0
Chỉ ra ngay các điểm giống và khác nhau
57,8
Phân tích các đặc điểm, sau đó rút ra các đặc điểm
3,7
giống và khác, đồng thời phân tích nguyên nhân của
những đặc điểm giống và khác nhau đó; rút ra kết luận nếu
có
Nêu lại 2 vấn đề cần so sánh
21,5
Khi phân tích các kết quả khảo sát trên đây, chúng tôi nhận thấy việc dạy và
học bộ môn Ngữ văn ở trường PT còn nhiều bất cập, chưa thực sự đạt được hiệu
quả cao đúng với yêu cầu. Trong dạy học bộ môn, GV chưa thực sự đổi mới
phương pháp dạy học, vẫn tồn tại hình thức dạy học đọc chép, dạy nhồi nhét,
dạy học văn như nhà nghiên cứu văn học…HS học thụ động, thiếu sáng tạo,
không biết tự học, học tập thiếu sự hợp tác giữa trò và thầy, giữa trò và trò, học
thiếu hứng thú, đam mê. Như vậy, hoạt động của cả GV và HS còn yếu, chưa
hoàn thành nhiệm vụ, đặc biệt là nhiệm vụ đào tạo kỹ năng. Điển hình như kỹ
năng so sánh còn rất yếu kém. Chúng tôi cũng đánh giá và đưa ra một vài
nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
1.2.3. Nguyên nhân của thực trạng
14
Có nhiều nguyên nhân tạo nên tình trạng học tập trì trệ, thụ động, thiếu hào
hứng của HS, cả khách quan và chủ quan. Thực trạng dạy học văn hiện nay cho
thấy: việc thực hành, hình thành các kỹ năng chưa thực sự được coi trọng. GV
chưa phát huy được vai trò chủ động, tích cực, chủ thể của người học; chưa tạo
lập được hứng thú học tập cho HS. Hệ thống bài tập trong chương trình chưa
thật phong phú, đa dạng về nội dung, đơn giản về hình thức. Việc thực hành tại
lớp còn mang tính đối phó, việc bố trí thời gian luyện tập chưa thật hợp lí, giờ
học còn nặng nề cung cấp lí thuyết, tích hợp chưa cao. Việc ra đề kiểm tra đánh
giá thi cử chưa phát huy được sự sáng tạo, độc lập của HS; việc chấm trả bài còn
khá đơn giản.
Bên cạnh đó, xét về xã hội, thời đại chúng ta đang sống là thời đại khoa học
công nghệ vì vậy đại đa số HS chỉ muốn học các ngành khoa học tự nhiên, kĩ
thuật, kinh tế… ít có hứng thú học tập môn Ngữ văn. Mặt khác, do các em HS
ảnh hưởng phương pháp học tập cũ, thụ động, thậm chí còn quen với kiểu thầy
bảo gì trò ghi nấy, khó có thể thay đổi ngay sang phương pháp học tập mới.
Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng
dạy và học môn Ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung như sự thiếu
thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn
còn nặng về hình thức…
CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SO SÁNH CHO HỌC SINH
QUA TÁC PHẨM CHÍ PHÈO – NGỮ VĂN 11, TẬP 1
2.1. Phân tích thể loại, kết cấu, nội dung tác phẩm Chí Phèo để xác định
khả năng và các biện pháp rèn luyện ky năng so sánh
2.1.1. Về thể loại
Chí Phèo là một truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài người nông dân trước
Cách mạng tháng Tám. Truyện ngắn Chí Phèo, nguyên có tên là Cái lò gạch cũ;
khi in thành sách lần đầu năm 1941, Nhà Xuất bản Đời mới - Hà Nội tự ý đổi
tên là Đôi lứa xứng đôi; đến khi in lại trong Tập Luống cày (do Hội Văn hóa cứu
quốc xuất bản, Hà Nội, 1946), Nam Cao đặt lại tên là Chí Phèo.
2.1.2. Về kết cấu
2.1.2.1. Cốt truyện
15
Trong truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao sử dụng kiểu cốt truyện gấp khúc: trật
tự truyện kể bị đảo ngược, sự việc xảy ra trước được kể sau, sự việc xảy ra sau
lại đưa lên trước, quan hệ nhân – quả không còn được duy trì. Truyện được mở
đầu bằng một trạng huống ở thì hiện tại khi nhân vật trung tâm - Chí Phèo đã bị
tha hóa và trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại. Việc đảo lộn trật tự sự kiện,
đưa hình tượng Chí Phèo ở đỉnh điểm của sự tha hóa lên đầu truyện đã tạo ra
hiệu ứng thẩm mỹ nhất định.
2.1.2.2. Cách xây dựng nhân vật
Nam Cao mở đầu cuộc đời Chí Phèo bằng hình ảnh đứa trẻ bị bỏ rơi bên cái
lò gạch cũ. Và khi Chí Phèo chết, cái xuất xứ đau thương của Chí Phèo lại một
lần nữa hiển hiện qua chi tiết Thị Nở nhìn xuống bụng, "đột nhiên Thị thấy
thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người lại
qua... ". Đây là kiểu kết cấu vòng tròn rất độc đáo và nó cũng thể hiện sức sống
mạnh mẽ với thời gian của tác phẩm.
2.1.2.3. Kết cấu thời gian nghệ thuật
Trong tác phẩm Chí Phèo, giữa thời gian trần thuật và thời gian được trần
thuật có một độ chênh khá lớn. Thời gian được trần thuật là cả cuộc đời của Chí
Phèo, còn thời gian trần thuật tính từ khi “Hắn vừa đi vừa chửi…” cho đến kết
thúc truyện chỉ vẻn vẹn sáu ngày.
Để đạt được điều đó, Nam Cao đã theo nguyên tắc liên tưởng, hồi tưởng, và
cả theo quy luật tương đồng, tương phản. Sự tương phản này thể hiện sự biến
đổi, tha hoá của Chí Phèo, đồng thời cũng thể hiện cách nhìn và thái độ của nhà
văn trước hiện thực cuộc sống. Tương đồng ở chỗ quá khứ, hiện tại và tương lai
nhiều lúc như hoà làm một. Điều này càng làm cho sức khái quát cuộc sống của
tác phẩm cao hơn.
2.1.2.4. Cách kết thúc truyện
Trong truyện ngắn Chí Phèo có ba nhân vật chính. Bên cạnh Chí Phèo là
nhân vật trung tâm còn có hai nhân vật có quan hệ trực tiếp với Chí Phèo là Bá
Kiến và Thị Nở. Chí Phèo kết thúc cuộc đời khốn khổ, khốn nạn bằng chính lưỡi
dao của mình. Bá Kiến nổi danh với bản chất tham lam và tàn nhẫn với đầy mưu
ma chước quỷ cuối cùng cũng bị tiêu diệt bởi Chí Phèo - sản phẩm do chính Bá
Kiến trực tiếp tạo ra; còn Thị Nở - người đàn bà có ngoại hình xấu xí nhưng
tiềm ẩn khát vọng hạnh phúc cũng có kết cục bất hạnh. Kết cục bi kịch của ba
nhân vật này là một minh chứng rõ ràng cho quan niệm của Nam Cao: “Cuộc
đời là một tấm áo cũ bị xé rách tả tơi”.
16
2.1.3. Về nội dung
Câu chuyện tập trung khắc họa nhân vật trung tâm là Chí Phèo, bên cạnh đó
là nhân vật Bá Kiến. Ngoài ra, chúng ta cũng cần chú ý đến không gian nghệ
thuật của truyện: làng Vũ Đại.
2.1.3.1. Làng Vũ Đại
Làng Vũ Đại là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước Cách
mạng tháng Tám. Đó là không gian nghệ thuật của truyện, nơi các nhân vật sống
và hoạt động. Làng vào loại trung bình, là một làng khép kín, gần như tự trị, dân
không quá hai nghìn người, xa phủ, xa tỉnh. Thế đất của làng: “quần ngư tranh
thực” với những thành phần cư dân phức tạp, nơi mâu thuẫn giai cấp âm thầm
mà gay gắt, quyết liệt. Làng có tôn ti trật tự nghiêm ngặt.
2.1.3.2. Nhân vật Chí Phèo
Chí Phèo, từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành, vốn là một người nông dân
bình thường, lương thiện, có ước mơ trong sáng, giản dị, có lòng tự trọng cao
Năm hai mươi tuổi, Chí làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Chỉ vì cái ghen vu
vơ của Bá Kiến, Chí phải đi ở tù đến bảy, tám năm sau mới trở về làng. Sau khi
ở tù về, con người Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Đó là sản
phẩm của chế độ thực dân nửa phong kiến. Chính xã hội ấy đã tha hóa, lưu
manh hóa con người, biến con người trở thành thú vật.
Bát cháo hành thấm đượm tình người của Thị Nở đã đưa Chí từ thú dữ trở về
với cõi người lương thiện. Sau cuộc gặp gỡ với thị Nở, con người thật trong Chí
đã trở về. Đây là lúc mà Chí khao khát được làm người lương thiện hơn bao giờ
hết. Nhưng ai cho anh ta lương thiện khi mà trên khuôn mặt đầy những vết sẹo,
khi mà hình ảnh con quỹ dữ Chí Phèo đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người
dân ở làng Vũ Đại. Ngay cả người phụ nữ xấu đến ma chê quỷ hờn như thị mà
vẫn khước từ Chí, vậy thì Chí làm sao về lại với cuộc đời lương thiện được nữa.
Đây chính là đỉnh điểm của bi kịch, khi
Chí đã bị cự tuyệt quyền làm người.
Khi bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến, rồi giết Bá Kiến và tự
vẫn. Hành động ấy một mặt đã cho thấy sự bế tắc không lối thoát của người
nông dân thời bấy giờ; mặt khác thể hiện niềm khát vọng kín đáo của nhà văn
Nam Cao: người nông dân không thể chịu đè nén mãi nữa, họ phải đứng dậy đấu
tranh quyết liệt, chống lại bọn cường hào ác bá để giành quyền sống cho mình.
2.1.3.3. Nhân vật Bá Kiến
17
Xây dựng nhân vật Bá Kiến, Nam Cao tập trung làm nổi bật bản chất giai
cấp, bản chất xã hội của nhân vật, đồng thời khắc họa đầy những nét tính cách
sinh động, độc đáo. Dưới ngòi bút của Nam Cao, hình tượng Bá Kiến hiện lên
không hề đơn giản mà trái lại rất sinh động, đa dạng, phức tạp, nhiều vẻ… Cái
chết của Bá Kiến phản ánh một quy luật tất yếu mâu thuẫn quyết liệt giữa giai
cấp địa chủ với người nông dân.
Qua phân tích trên có thể nói rằng, Chí Phèo là một truyện ngắn độc đáo,
thấm nhuần tinh thần nhân đạo sâu sắc, khắc họa tính cách nhân vật, phân tích
chiều sâu tâm lý và bi kịch nhân vật, xây dựng thành công những nhân vật điển
hình bất hủ, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ,
ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc, cách kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn là những thành
công đặc sắc của Nam Cao. Truyện Chí Phèo là một trong những truyện ngắn
hay nhất viết về đề tài nông dân trong nền Văn học Việt Nam hiện đại.
2.2. Định hướng cho học sinh so sánh trong dạy học tác phẩm Chí Phèo
Từ sự phân tích về thể loại, kết cấu và nội dung tác phẩm Chí Phèo,
chúng tôi định hướng cho HS những so sánh như sau:
- So sánh trong nội tại tác phẩm Chí Phèo. So sánh gồm có: so sánh các giai
đoạn trong cuộc đời nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo trước và sau khi đi ở tù, Chí
Phèo trước và sau khi gặp Thị Nở), so sánh về cái chết của nhân vật Chí Phèo
với cái chết của nhân vật Bá Kiến.
- So sánh tác phẩm Chí Phèo với các tác phẩm khác cùng giai đoạn sáng tác
như: Đời thừa, Lão Hạc, Tắt đèn, Hai đứa trẻ.
- So sánh tác phẩm Chí Phèo với các tác phẩm khác giai đoạn sáng tác: Vợ
chồng A Phủ, Vợ nhặt.
2.3. Rèn luyện ky năng so sánh
2.3.1. Các yêu cầu logic và cấu trúc của so sánh
So sánh có nhiều kỹ năng ở nhiều cấp độ khác nhau. Trong quá trình dạy
học, tùy thuộc vào nội dung kiến thức và trình độ của HS mà có thể rèn luyện
dần dần kỹ năng so sánh từ cấp độ thấp lên cao. Tùy mục đích mà biện pháp so
sánh thiên về đặc điểm giống nhau, khác nhau hay cả hai. Khi thực hiện một quá
trình so sánh, để so sánh đầy đủ, chúng ta nên thực hiện qua các bước gợi ý như
sau:
- Nêu các đối tượng cần so sánh.
- Phân tích các đối tượng, tìm ra dấu hiệu bản chất của mỗi đối tượng so sánh.
- Xác định những điểm giống nhau của từng dấu hiệu tương ứng.
18
- Xác định những điểm khác nhau của những dấu hiệu tương ứng.
- Khái quát, tổng hợp lại các đặc điểm đã so sánh; lí giải về sự khác biệt.
Một số yêu cầu logic của biện pháp so sánh:
- Chỉ so sánh những đối tượng cùng loại.
- Quá trình rèn luyện kỹ năng so sánh trong dạy học cần được phức tạp hóa
dần dần về đối tượng so sánh và nội dung so sánh.
- Khi so sánh hai đối tượng, chỉ có thể xác định những đặc điểm giống nhau
khi chúng có những đặc điểm khác nhau nhất định và ngược lại, chỉ có thể xác
định được các đặc điểm khác nhau nếu chúng có những đặc điểm giống nhau
nhất định.
Trong dạy HS học có các loại so sánh cơ bản sau đây:
- So sánh liên tiếp; - So sánh đầy đủ và so sánh không đầy đủ; - So sánh đối
chứng
Biện pháp so sánh có thể vận dụng một cách linh hoạt vào các khâu khác
nhau của quá trình dạy học để đem lại những hiệu quả xác định.
2.3.2. Quy trình rèn luyện kỹ năng so sánh cho HS
Để rèn luyện kỹ năng so sánh cho HS, GV thực hiện theo năm bước sau
đây:
- Bước 1: Giới thiệu cấu trúc, ý nghĩa của khái niệm trong hoạt bài học.
- Bước 2: GV làm mẫu.
- Bước 3: Ra bài tập, yêu cầu HS tiến hành so sánh (yêu cầu gần giống với
quy trình mẫu).
- Bước 4: Ra bài tập nâng cao dần mức độ tự lực của HS.
- Bước 5: Thảo luận, nhận xét kết quả HS thực hiện so sánh.
2.3.3. Các mức độ phát triển của kỹ năng so sánh
Rèn luyện kỹ năng so sánh cho HS có thể diễn ra trong cả quá trình dạy học.
Trong đó, kỹ năng so sánh được nâng cao dần. Ở đây, chúng tôi vận dụng 6 bậc
thang đo nhận thức của Bloom trong rèn luyện kỹ năng sử dụng biện pháp so
sánh cho HS. Thực tế giảng dạy cho thấy, tùy vào năng lực của HS cũng như độ
khó của nội dung so sánh mà GV yêu cầu HS thực hiện quá trình so sánh ở
những bậc thang khác nhau. Tuy nhiên, việc lựa chọn nấc bậc thang nào cho phù
hợp lại phụ thuộc vào khả năng đánh giá vấn đề và đánh giá trình độ HS của mỗi
GV. Điều này cũng hết sức quan trọng vì nếu không đánh giá đúng yêu cầu, GV
không thể có biện pháp rèn luyện đúng đắn.
19
2.3.4. Các bài tập rèn luyện kỹ năng so sánh cho HS qua tác phẩm Chí
Phèo
Với nội dung của bài Chí Phèo – Sách giáo khoa Ngữ văn 11, Tập 1, các
kiến thức là định tính, có nội dung rõ ràng và theo đặc trưng của môn học nên
chúng tôi tiến hành so sánh bằng lời thông qua các bài tập được thực hiện theo
đúng với quy trình so sánh. Chúng tôi chia hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng so
sánh qua tác phẩm Chí Phèo thành hai nhóm lớn, mỗi nhóm ứng với một tác
dụng riêng. Cụ thể là:
- Nhóm 1: So sánh nội tại tác phẩm Chí Phèo
- Nhóm 2: So sánh tác phẩm Chí Phèo với các tác phẩm khác
Chúng tôi đã chia nhóm bài tập này làm hai nhóm nhỏ:
+ Nhóm thứ nhất: so sánh tác phẩm Chí Phèo với các tác phẩm khác cùng giai
đoạn sáng tác của chính nhà văn Nam Cao và của các tác giả khác.
+ Nhóm thứ hai: so sánh tác phẩm Chí Phèo với các tác phẩm khác không
cùng giai đoạn sáng tác.
Hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng sử dụng biện pháp so sánh này, chúng tôi
sẽ cụ thể hóa bằng sơ đồ.
2.3.4.1. Bài tập nhóm 1: So sánh nội tại tác phẩm Chí Phèo
a, So sánh các giai đoạn trong cuộc đời nhân vật Chí Phèo
Bài tập 1: So sánh tính cách của Chí Phèo trước khi đi ở tù và sau khi đi tù
về.
Bài tập 2: So sánh Chí Phèo trước khi gặp thị Nở và sau khi gặp Thị Nở.
Bài tập 3: So sánh về cái chết của nhân vật Chí Phèo và cái chết của nhân vật
Bá Kiến
2.3.4.2. Bài tập nhóm 2: So sánh tác phẩm Chí Phèo với các tác phẩm khác
a, So sánh tác phẩm Chí Phèo với các tác phẩm khác cùng giai đoạn sáng tác
Bài tập 4: So sánh tác phẩm Chí Phèo với tác phẩm Lão Hạc, Tắt đèn.
Bài tập 5: So sánh chi tiết “bát cháo hành” của Thị Nở dành cho Chí Phèo
(Chí Phèo) và chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” mà Từ dành chăm
sóc Hộ (Đời thừa).
Bài tập 6: So sánh về tiếng khóc của nhân vật Hộ trong truyện ngắn (Đời
Thừa) và nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
Bài tập 7: So sánh tác phẩm Chí Phèo và tác phẩm Hai đứa trẻ.
b, So sánh tác phẩm Chí Phèo với các tác phẩm khác không cùng giai đoạn
sáng tác
20
Bài tập 8: So sánh chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” mà nhân vật
Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp thị Nở (Chí Phèo - Nam Cao) và chi tiêt
“Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi” mà nhân vật Mị nghe được trong
đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài).
Bài tập 9: So sánh cách kết thúc truyện ngắn Chí Phèo với cách kết thúc
truyện Vợ nhặt.
2.3.5. Cách sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học tác phẩm Chí Phèo để
rèn luyện kỹ năng so sánh cho HS
Trong quá trình dạy học tác phẩm Chí Phèo, chúng tôi nhận thấy có thể sử
dụng biện pháp so sánh ở nhiều khâu khác nhau. Tuy nhiên, trong khuôn khổ
luận văn này, chúng tôi xin trình bày một số ví dụ về sử dụng biện pháp so sánh
trong khâu dạy học bài mới, củng cố bài học và hướng dẫn về nhà để HS tiếp tục
tìm hiểu.
2.3.6. Khái quát sử dụng so sánh trong dạy học các tác phẩm văn chương
Từ việc trình bày sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học tác phẩm Chí
Phèo ở trên, chúng tôi nhận thấy có thể áp dụng trong các bài dạy tác phẩm văn
học khác trong nhà trường phổ thông. Cụ thể là:
Thứ nhất, so sánh nội tại tác phẩm để HS nắm được chủ đề tư tưởng cũng như
những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
Thứ hai, so sánh tác phẩm này với tác phẩm khác của chính tác giả đó trong
cùng một thời kì hoặc khác thời kì sáng tác để thấy được nét đặc trưng thể loại,
sự độc đáo của mỗi tác phẩm và phong cách sáng tác chung cũng như sự tiến bộ
trong nhận thức về thời đại của nhà văn đó.
Thứ ba, so sánh tác phẩm văn học này với các tác phẩm văn học khác của các
tác giả khác có cùng thời kì sáng tác hoặc khác thời kì sáng để thấy được những
giá trị cũng như nét độc đáo trong mỗi tác phẩm văn học, trong phong cách sáng
tác của mỗi nhà văn và sự phong phú, đa dạng của văn học Việt Nam nói riêng,
của văn học nhân loại nói chung.
Như vậy, việc rèn luyện kỹ năng so sánh cho HS là công việc quan trọng và
cần thiết. Điều đó sẽ giúp cho HS kích thích tư duy logic, liên tưởng sáng tạo,
tìm tòi, học hỏi, hiểu sâu sắc vấn đề để từ đó HS có thể tự trang bị kiến thức cho
bản thân trong học tập cũng như trong cuộc sống.
21
CHƯƠNG III
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích, yêu cầu của thực nghiệm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
Mục đích của quá trình thực nghiệm là nhằm kiểm chứng và đánh giá kết quả
thu được từ việc ứng dụng những đề xuất của đề tài.
3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm
Chúng tôi đã tuân thủ nghiêm túc những quy tắc chung của quá trình thực
nghiệm sư phạm, đồng thời chú trọng vào yêu cầu và đặc điểm của vấn đề
nghiên cứu để có sự đối chiếu, so sánh một cách khách quan, trung thực những
kết quả thu được.
3.2. Đối tượng, cách thức và quy trình thực nghiệm
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm
Chúng tôi chọn đối tượng thực nghiệm như sau:
- Số lớp thực nghiệm và đối chứng: 8 lớp/2 trường
- Số học sinh tham gia thực nghiệm: 325 học sinh
- Các trường được lựa chọn thực nghiệm: Trường THPT Nguyễn Trãi và
trường THPT Phan Đình Phùng đều thuộc Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
3.2.2. Thời gian thực nghiệm
Từ cuối học kỳ I sang đầu học kỳ II năm học 2014-2015, chúng tôi đã liên hệ
với các trường thực nghiệm để trao đổi về kế hoạch và thời gian thực nghiệm.
Tác giả luận văn đã tiến hành thực nghiệm từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 5
năm 2015.
3.2.3. Cách thức tiến hành
3.2.4. Quy trình thực nghiệm
Quá trình thực nghiệm của chúng tôi gồm 3 giai đoạn: Chuẩn bị thực nghiệm,
triển khai thực nghiệm, xử lý số liệu và đánh giá kết quả thực nghiệm.
3.3. Nội dung thực nghiệm
3.3.1. Lựa chọn nội dung bài dạy thực nghiệm
3.3.2. Tổ chức dạy thực nghiệm
3.3.3. Tổ chức kiểm tra, đánh giá
3.4. Kết quả thực nghiệm
3.4.1. Đánh giá kết quả của học sinh
Bảng 3.2. Kết quả dạy học thực nghiệm và đối chứng.
22
Trường
Hình
Lớp
thức
Số
Giỏi
lượng
HS
SL
Trung
Khá
% SL
Yếu
bình
% SL
%
SL
%
THPT
11A1
TN
42
23 54,7
16
38,0
3
7,1
0
0
Phan
11A2
ĐC
41
15 36,5
22
53,6
4
9,7
0
0
Đình
11A3
TN
41
17 40,4
19
47,6
3
7,1
2
4,7
Phùng
11A4
ĐC
41
12 29,2
23
56,1
2
4,8
4
9,7
11A1
TN
41
12 29,2
19
46,3
7
17,1
3
7,3
11A4
ĐC
39
7
17,9
14
35,9
13
33,3
5
12,8
11 A2
TN
40
10 25,0
16
40,0
8
20,0
6
15,0
11 A5
ĐC
40
7
10
25,0
16
40,0
7
17,5
THPT
Nguyễn
Trãi
17,5
Bảng 3.3: Kết quả tổng hợp dạy học thực nghiệm và đối chứng.
Lớp
Hình
Số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
thức
lượng
SL
%
SL
%
SL
%
SL
164
62
37,5
70
43,0
21
12,7
11
6,6
ĐC 161
41
25,4
69
42,8
35
21,7
16
9,9
%
HS
11
TN
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng lớp 11
3.4.2. Phân tích và nhận xét kết quả thực nghiệm
Ở trường THPT Nguyễn Trãi và trường THPT Phan Đình Phùng số bài
làm đạt điểm giỏi, khá ở lớp thực nghiệm cao hơn với lớp đối chứng. Trong khi
đó, các bài đạt điểm trung bình và yếu có xu hướng giảm. Tỷ lệ đó đã cho thấy
sự tiến bộ nhất định về kỹ năng sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học tác
23