Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Câu hỏi kiểm tra Môn: Nguyên lý căn bản của chủ nghĩa Mác Lênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.13 KB, 3 trang )

Phạm Thanh Tùng
QT-Marketing k13

Bài Kiểm Tra
Môn: Nguyên lý căn bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin
Câu 1: Có quan điểm cho rằng quan hệ giữa nhà tư bản với người công nhân là quan hệ
sòng phẳng giữa người có của và kẻ có công, máy móc tạo ra GTTD, nhà tư bản không
chiếm đoạt GTTD của người công nhân, bằng lý luận, thực tiễn và quan điểm của mình
hãy làm sáng tỏ luận điểm trên.
Theo ý kiến cá nhân, quan điểm này đúng khi nói đây là quan hệ giữa kẻ có của và
người có công, nhưng nói máy móc tạo ra giá trị thặng dư là sai, bởi vì máy móc không
tự vận động mà được người công nhân sử dụng một cách cần thiết trong quá trình sản
xuất.
Bản thân máy móc không tự vận hành được cũng như bản thân người công nhân cũng
không thể tự sản xuất hàng hóa nếu không có máy móc, vì vậy GTTD tạo ra do tăng năng
suất không phải là do máy móc hay người công nhân, mà đơn thuần đó là do sự kết hợp
của hai yếu tố sản xuất và được tính cho giá trị lao động của người công nhân, nhà tư bản
đầu tư để mua máy móc,chịu trách nhiệm nếu hỏng hóc hay hao tổn chi phí đầu tư thì
hiển nhiên cũng phải được nhận một phần GTTD do sự kết hợp hai yếu tố sản xuất tạo ra.
Sức lao động cũng là một loại hàng hóa và nó cũng chịu quy luật cung cầu, trong bối
cảnh cung về sức lao động nhiều hơn cầu thì cá nhân nào có thể tạo ra giá trị lao động
trên chi phí là lớn nhất thì sẽ có việc làm, và nhà tư bản sẽ sử dụng những công nhân chỉ
số cao nhất từ trên xuống dưới, không nhà tư bản nào lại đồng ý sử dụng lao động không
tạo ra được nhiều giá trị hơn chi phí để mua sức lao động đó, cho dù đó là nền kinh tế
hiện đại ngày nay đi nữa.
Quan niệm cho rằng giá trị lao động do người công nhân tạo ra trong một ngày phải
là của người công nhân là vô lý, như vậy là không tính đến phí tổn do chi phí bỏ ra để
đầu tư máy móc,nguyên liệu, nhà tư bản không làm việc không công để tạo ra việc làm
cho người công nhân, nhà tư bản cũng có gia đình cũng phải sống và sinh hoạt, nếu lấy
hết giá trị lao động mới được tạo ra thì anh ta không thể sống được.


Đồng thời ta cũng biết rằng lao động giản đơn sẽ tạo ra ít giá trị hơn lao động phức
tạp, nếu so sánh công việc của nhà tư bản với công nhân, thấy rằng nhà tư bản không hề
ngồi chơi hưởng lợi mà trực tiếp tham gia quá trình sản suất với tư cách nhà quản trị, nhà
tư bản bỏ vốn, nghiên cứu thị trường, mua máy móc và chịu rủi ro trực tiếp nếu quá trình

Phạm Thanh Tùng – QT Marketing k13


sản xuất và tiêu thụ không thành công, người công nhân không thể hưởng hết GTTD tạo
ra trong việc sản xuất hàng hóa, mà một phần lớn GTTD được chuyển về cho nhà tư bản
bởi vì công việc quản trị là lao động phức tạp và phí tổn do chi phí đầu tư, do đó nhà tư
bản xứng đáng nhận được nhiều GTTD hơn so với người công nhân đơn thuần là lao
động giản đơn. Liên hệ với thực tế ta thấy rằng nhà tư bản ban đầu cũng chỉ là người làm
công bình thường nhưng do chăm chỉ tích lũy được một lượng tư bản nhất định, sau đó là
tham ra vào quá trình sản xuất với công tác nhà quản trị và người làm công, anh ta cũng
phải đầu tư đề được đào tạo và huấn luyện nghề vậy lên người công nhân không thể nhận
hết GTTD mà nó phải được trả cho công sức lao động của nhà tư bản, tuy nhiên nhà tư
bản cũng không lấy hết GTTD của người công nhân mà một phần GTTD đó được đưa
cho người công nhân, có nghĩa là người công nhân nhận một phần GTTD với số tiền
dùng để bỏ ra mua sức lao động của họ.Tương tự nhà tư bản cũng vậy, anh ta nhận một
phần GTTD nhưng nhiều hơn do độ phức tạp của lao động và một phần cho sức lao động
mà anh ta đã bỏ ra.
Từ những quan điểm trên ta thấy rằng nhà tư bản không hề bóc lột người công nhân,
quan hệ trên là quan hệ sòng phẳng, nhà tư bản đầu tư máy móc thì sẽ được hưởng lợi ích
do sự kết hợp giữa người công nhân và máy móc mang lại, nhà tư bản cũng nhận được
giá trị sức lao động và GTTD do quá trình lao động sản xuất mang lại, ta có thể thấy ngày
nay công nhân nhận được mức lương nhiều hơn mức tối thiểu để sống và sinh hoạt, mức
tối thiểu đó chính là giá trị sức lao động mà nhà tư bản trả cho người công nhân và phần
hơn đó chính là phần GTTD mà công nhân nhận được trong quá trình lao động và sản
xuất. Và chuyện nhà Tư Bản có bóc lột người công nhân hay không,không phụ thuộc vào

việc sản xuất sản phẩm bằng máy móc hay bằng chân tay, mà phụ thuộc vào chất lượng
công việc nhiều hay ít, thời gian làm việc có vượt 8h một ngày hay không, lương công
nhân có xứng đáng với sức lao động mà họ bỏ ra hay không.
Nếu công việc trong ngày nhiều kéo theo thời gian vượt 8h mngày và lương thấp thì
đó được xem là bóc lột, nhưng nếu công việc ít lương bình thường hay thấp thì không
xem đó là bóc lột người công nhân.

Phạm Thanh Tùng – QT Marketing k13


Câu 2 : Từ nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, hãy liên hệ với sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân Việt Nam.
+ Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Xóa bỏ chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa, giải phóng công nhân cùng toàn thể nhân dân khỏi áp
bức, bất công, xây dựng xã hội mới-Xã Hội Chủ Nghĩa.
- Để thực hiện được sứ mệnh lịch sử này thì giai cấp công nhân cần trải qua 2 bước.
Bước 1: Giai cấp vô sản phải trở thành giai cấp thống trị và giành lấy chính quyền nhà
nước.
Bước 2: Giai cấp thống trị từng bước đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản để
tập trung tất cả các công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước, tiến hành tổ chức xây dựng
xã hội mới.
=> Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử thì giai cấp công nhân phải tập hợp được quần chúng
nhân dân, cùng tiến hành chiến tranh cách mạng xóa bỏ xã hội cũ và xây dựng xã hội
mới.
Liên hệ:
Giai cấp vô sản đã đấu tranh và dành được chính quyền từ tay thực dân năm 1954 nhưng
chưa bắt tay vào xây dựng nhà nước XHCN được ngay mà còn đấu tranh bảo vệ thành
quả cách mạng trước đế quốc Mỹ, đến năm 1975 mới thống nhất được đất nước và bắt
tay vào xây dựng XHCN, tuy nhiên do cuộc suy thoái kinh tế năm 1986 chúng ta đã phải
nhìn nhận lại đất nước.

Theo tiến trình lịch sử, sau thời kỳ tư bản với giá trị tích lũy cao, giai cấp vô sản sẽ tước
đoạt tư bản để tập trung công cụ vào trong tay nhà nước, nhưng do đặc điểm nước ta đi
qua thời kỳ phong kiến và đến xây dựng XHCN ngay, vì vậy không có nền khoa học kỹ
thuật tiên tiến, không có tích lũy tư bản và đồng thời không thể tiến ngay vào thời kỳ
XHCN,chúng ta phải qua một thời kỳ là “quá độ”, nhiệm vụ đặt ra cho giai cấp công
nhân lúc này là phải nỗ lực xây dựng nền khoa học kỹ thật tiên tiến, chúng ta phải làm tốt
công tác “Công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước” nhằm chuẩn bị cho việc tiến vào xây
dựng XHCN, và tùy theo tích lũy tư bản và nền khoa học vốn có của mỗi nước thì thời
gian quá độ lại dài ngắn khác nhau.

Phạm Thanh Tùng – QT Marketing k13



×