Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Chuẩn bị xét xử vụ án hình sự và việc hoàn thiện quy định này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.58 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

Một số từ viết tắt: TAND Tòa án nhân dân
TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
VKS

Viện kiểm sát

VKSQS Viện kiểm sát quân sự

LỜI MỞ ĐẦU
Trong một quá trình tố tụng hình sự thì gồm bảy giai đoạn: khởi tố vụ án
hình sự, điêu tra vụ án hình sự, truy tố,xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, thi
hành án và thủ tục giám đốc thẩm. Những giai đoạn này thống nhất với nhau, có
mối quan hệ khăng khít nhưng mỗi giai đoạn lại gắn liền với trách nhiệm của
từng cơ quan tiến hành tố tụng do vậy càng không tránh khỏi những thiếu sót và
hạn chế. Trong đó có giao đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Trong nội dung bài
viết này em xin trình bày ý kiến của mình về đề tài Số 4: “Chuẩn bị xét xử vụ
án hình sự và việc hoàn thiện quy định này”

NỘI DUNG
Theo nguyên tăc thực hiện chế độ xét xử hai cấp quy định tại Điều 20
BLTTHS năm 2003 thì tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử: xét xử sơ thẩm
và xét xử phúc thẩm. Trong đó, mỗi cấp sẽ có giai đoạn chuẩn bị khác nhau.
I.

Chuẩn bị xét xử sơ thẩm.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm thì bao gồm 2 giai đoạn chính: thụ
lý, nghiên cứu hồ sơ và ra các quyết định của thẩm phán được phân công làm
1



chủ tọa phiên tòa. Giai đoạn này được quy định từ điều 176 đến điều 183 bộ luật
tố tụng hình sự năm 2003. Giai đoạn này gồm những nội dung chính sau:
1. Thụ lý và nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự

Quá trình này được quy định tại khoản 1 điều 176 BLTTHS: “Sau khi nhận
hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ nghiên
cứu hồ sơ; giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố
tụng và tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa”
Sau khi nhận được hồ sơ vụ án được chuyển từ viện kiểm sát, người nhận hố
sơ phải đối chiếu bản kê khai tài liệu với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và
kiểm tra việc giao bản cáo trạng cho bị can. Tòa án nhận hồ sơ vụ án và váo sổ
thụ lý nếu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đầy đủ so với bản kê khai tài liệu và
bản cáo trạng đã được giao cho bị can.
Sau khi vụ án đã được thụ lý, chánh án tòa án phân công ngay thẩm phán làm
chủ tọa phiên tòa và phân công thẩm phán, hội thẩm, thư ký tòa án tiến hành tố
tụng đối với vụ án. Trong trường hợp cần thiết, chánh án tòa án có thể phân
công thẩm phán và hội thẩm dự khuyết theo mục 3 phần I nghị quyết số
04/2004/NQ-HĐTP: “Để không phải hoãn phiên toà và bảo đảm đúng quy định
của BLTTHS trong trường hợp Hội thẩm được phân công tham gia xét xử vụ án
không tiếp tục tham gia xét xử được sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử,
thì đồng thời với việc phân công Hội thẩm chính thức cần phân công Hội thẩm
dự khuyết và cùng ghi họ tên Hội thẩm dự khuyết vào quyết định đưa vụ án ra
xét xử.”
Thẩm phán, hội thẩm được phân công xét xử vụ án hính sự nghiên cứu hồ sơ
vụ án trước khi mở phiên tòa. Trong thời hạn ít nhất 7 ngày là việc trước khi mở
phiên tòa, thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa gửi giấy mời hội
thẩm đế trụ sở tòa án để nghiên cứu hồ sơ vụ án và trao đổi các vấn đề cần thiết
về nghiệp vụ xét xử đồi với vụ án theo điều 21 quy chế về tổ chức và hoạt động
2



của hội thẩm TAND ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2005/NQLT-TANDBNV-UBMTTQVN: “Khi được phân công làm nhiệm vụ xét xử, trong thời hạn
ít nhất 7 ngày làm việc trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công làm
chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm gửi giấy mời Hội thẩm đến trụ sổ Tòa án để
nghiên cứu hồ sơ vụ án và trao đổi các vấn đề cần thiết về nghiệp vụ xét xử đối
với vụ án đó”
Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ nghiên cứu
hồ sơ vụ án, tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, yêu cầu của người tham gia tố tụng
và tiến hành những việc cần thiết cho mở phiên tòa.
Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án, thẩm phán được phân công làm chủ tọa
phiên tòa có thể ra quyết định: trả hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ vụ án; tạm
đình chỉ vụ án; đưa vụ án ra xét xử; áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp
ngăn chặn không phải là tạm gianm. Cũng tren cơ sở đó thẩm phán đó đề nghị
chánh án tòa án ra quyết định áp dụng,thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam; áp
dụng hoặc hủy bỏ biện pháp kê bien tài sản; gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử;
thay đổi người tiến hành tố tụng; chuyển vụ án.
2. Thời hạn chuẩn bị xét xử.

Theo quy định tại điều 176 bộ luật TTHS năm 2003 thì thời hạn chuẩn bị xét
xử sơ thẩm được quy định tính kể từ ngày thẩm phán được phân công làm chủ
tọa phiên tòa nhận hồ sơ vụ án
Ngoài ra thời hạn chuẩn bị xét xử còn được quy định tại 1.2 mục 1 phần I
nghị định số 04/2004/NĐ – HĐTP ngày 05/11/2004. Trong trường hợp ra quyết
định tạm đình chỉ vụ án, thời hạn chuẩn bị xét xử tính lại kể từ ngày tòa án tiếp
tục giải quyết vụ án khi lí do tạm đình chỉ không còn nữa. Trường hợp thẩm
phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ để điều tra
bổ sung, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét
xử kết thúc vào ngày ra quyết định.
3



Thời hạn chuẩn bị xét xử bao gồm thời hạn để thẩm phán được phân công
chủ tọa phiên tòa ra quyết định cần thiết và thời hạn mở phiên tòa theo quyết
định đưa vụ án ra xét xử
Đối với những vụ án phức tạp, chánh án tòa án có thể quyết định gia hạn thời
hạn chuẩn bị xét xử “vụ án phức tạp là vụ án thuộc một trong các trường hợp
sau: có nhiều bị can, phạm tội có tổ chức hoặc phạm nhiều tội; liên quan đến
nhiều lĩnh vực hoặc nhiều địa phương; có nhiều tài liệu, có các chứng cứ mâu
thuẫn với nhau cần có thêm thời gian để nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu có
trong hồ sơ vụ án hoặc để tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn”i. Khi thời
hạn chuẩn bị xét xử còn lại không quá 5 ngày thì thẩm phán được phân công
làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định ra hạn chuẩn bị xét xử và thông báo ngay
cho viện kiểm sát cùng cấp. Thời hạn gia hạn chuẩn bị xét xử đối với tội ít
nghiêm trọng và nghiêm trọng là 15 ngày, tội rất nghiêm trọng và đặc biệt
nghiêm trọng là 30 ngày.
3.

Những quyết định của tòa án trong khi chuẩn bị xét xử.
Trong khi chuẩn bị xét xử thì tòa án có những quyết định sau: trả hồ sơ để
điều tra bổ sung; tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ vụ án;áp dụng, thay đổi và hủy bỏ
biện pháp ngăn chặn; đưa vụ án ra xét xử

a)

Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Theo quy định tại Điều 179 BLTTHS năm 2003 thì: “1. Thẩm phán ra quyết
định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung trong những trường hợp
sau đây:
a) Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không

thể bổ sung tại phiên tòa được;
b) Khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm
khác;
c) Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.”
4


Trường hợp không cần trả lại hố sơ để điều tra bổ sung: Trong hồ sơ thiếu
những chứng cứ về phần dân sự mà không liên quan đến việc xác định cấu
thành tội phạm, đến việc xem xét tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của
bị can, luật quy định như vậy nhằm làm vụ việc được giải quyết nhanh chóng,
không làm mất quyền lợi của các bị can bị cáo, người bị hai…; Nếu có căn cứ
xét xử bị can theo tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà viện kiểm sát đã truy
tố(điều 196 BLTTHS).
b)

Quyết định tạm đình chỉ vụ án
Theo quy định tại Điều 180 BLTTHS năm 2003 thì các trường hợp được tòa
án ra quyết định tạm đình chỉ vụ án bao gồm:
+ Bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác có chừng nhận của hội
đồng giám định pháp y.
+ Không biết rõ bị can đang ở đâu
Quyết định tạm đình chỉ vụ án được gửi cho viện kiểm sát cùng cấp và các
bên có liên quan.

c)

Quyết định đình chỉ vụ án
Theo quy định tại điều 180 BLTTHS thì thẩm phán ra quyết định đình chỉ vụ
án trong những trường hợp sau: bị can chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

hành vi phạm tội của bị can đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu
lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã được
đại xá; bị can chết; người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố trước ngày mở phiên
tòa; viện kiểm sát rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa.

d)

Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
Về biện pháp tạm giam:
* Chánh án hoặc phó chánh án có thẩm quyền áp dụng, thay đổi hủy bỏ biện
pháp tạm giam
5


* Trường hợp áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam:
+ Biện pháp tạm giam được áp dụng trong trường hợp: bị can, bị cáo chưa bị
tạm giam hoặc đang bị tạm giam mà thời hạn tạm giam đã hết và căn cứ vào
điều 88 BLTTHS xét thấy cần thiết tạm giam hoặc tiếp tục tạm giam bị can bị
cáo
+ Biện pháp tạm giam được thay đổi trong trường hợp bị can, bị cáo đang bị
tạm giam, nhưng xét thấy không cần thiết tiếp tục tạm giam bị cáo, mà có thể áp
dụng biện pháp ngăn chặn khác
+ Biện pháp tạm giam được hủy bỏ trong trường hợp bị can, bị cáo đang bị
tam giam mà xét thấy không cần thiết tạm giam.
* Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn
bị xét xử quy định tại điều 176 BLTTHS: “trong thời hạn ba mươi ngày đối với
tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng,
hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng”. Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can bi cáo bị truy tố về
nhiều tội khác nhau ( tội ít nghiêm trong, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc

biệt nghiêm trọng) thì thời hạn tạm giam đối với từng bị can không được quá
thời hạn chuẩn bị xét xử đối với tội phạm nặng nhất mà bị can đó bị truy tố.
Đối với bị can đang bị tạm giam: thời hạn tạm giam tính kể từ ngày nhận hồ
sơ vụ án( trong trường hợp khi nhận hồ sơ vụ án thời hạn tạm giam còn lại
không quá 5 ngày) hoặc kể từ ngày tiếp theo ngày tạm giam cuối cùng của lệnh
tạm giam trước đó.
Đối với những biện pháp khác: Chánh án, phó chánh án tòa án, thẩm phán
được phân công làm chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định áp dụng, thay đổi,
hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn khác như cầm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh,…
e)

Triệu tập những người cần xét hỏi.

6


Trước khi mở phiên tòa, tòa án phải triệu tập những người có liên quan để xét
hỏi tại phiên tòa: “. Triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa Căn cứ
vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán triệu tập những người cần xét
hỏi đến phiên tòa.” Những người cần xét hỏi ở đây là những người mà lời khai
báo của họ có ảnh đến việc giải quyết vụ án được đúng đắn.Việc triệu tập thì tòa
án phải gửi giấy triệu tập đến tận tay người được triệu tập. Và người được triệu
tập không được vắng mặt nếu vắng mặt phải có ly do chính đáng.
f)

Quyết định đưa vụ án ra xét xử
Sau khi nghiên cứu hồ sơ hoặc đã trao đổi với viện kiểm sát, nếu tòa nhận
thấy có thể đưa vụ án ra xét xử thì phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử
Quyết định đưa vụ án ra xét xử làm thay đổi tư cách pháp lý của bị can thành
bị cáo. Quyết định đưa vụ án ra xét xử là quyết định đặc trưng, chỉ có trong giai

đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Trong khi chuẩn bị xét xử phiên
tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm, thẩm phán không cần ra quyết định
đưa vụ án ra xét xử. Việc giao quyết định đưa vụ án ra xét xử: quyết định đưa
vụ án ra xét xử được gửi ngay cho viện kiểm sát cùng cấp, đưa cho bị cáo,
người đại diện hợp pháp và người bào chữa của họ chậm nhất là 10 ngày trước
khi mở phiên tòa. Trong trường hợp vắng mặt bị cáo, quyết định đưa vụ án ra
xét xử được giao cho người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo,
niêm yết tại trụ sở chính quyền cấp xã nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng
của bị cáo.
Chuẩn bị xét xử phúc thẩm.

I.

Do tính chất của xét xử phúc thẩm là xem xét lại bản án của tòa án xét xử sơ
thẩm nên quá trình chuẩn bị xét xử phúc thẩm có những phần khác hơn và
nhanh hơn so với giai đoạn chuẩn bị xét xử phiên tòa sơ thẩm.
1.

Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm
Theo quy định tại Điều 242 BLTTHS thì Tòa án Nhân dân cấp tỉnh, Tòa án
Quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày;
7


Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở
phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
Thời hạn trên bao gồm cả thời gian nghiên cứu hồ sơ của Tòa án phúc thẩm và
2.

Viện kiểm sát cùng cấp.

Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
Sau khi nhận hồ sơ vụ án, tòa án cấp phúc thẩm có quyền quyết định áp dụng,
thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn. Nếu áp dụng biện pháp tạm giam thì
thời hạn tạm giam không được quá thời hạn quy định cho việc xét xử phúc
thẩm. Tuy nhiên, để bảo đảm quyết định bắt và tạm giam được thi hành ngày
và đúng pháp luật thì tòa án cấp phúc thẩm chỉ ra quyết định bắt và tạm giam bị
cáo nếu trong khi nghiên cứu hồ sơ vụ án để chuẩn bị xét xử phúc thẩm cũng
như qua diễn biến xét xử tại phiên tòa nếu thấy có đầy đủ các điều kiện sau: có
căn cứ để xử phạt tù bị cáo, bị cáo không thuộc trường hợp có thể cho hưởng án
treo, bị cáo không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 261 của
BLTTHS và Điều 61 của Bộ luật hình sự.
Đối với bị cáo đang tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam
đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì tòa án ra
lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
Chánh án, phó chánh án, thẩm phán giữ chức vụ chánh án, phó chánh án
TANDTC, thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa có quyền quyết
định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biên pháp ngăn chặn như cấm đi khỏi

3.

nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền…
Thông báo việc xét xử phúc thẩm
Khác với tòa sơ thẩm, tòa án phúc thẩm không phải ra quyết định đưa vụ án
ra xét xử mà phải thông báo việc xét xử phúc thẩm. Chậm nhất là 15 ngày trước
ngày mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo bằng văn bản cho
Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng về thời gian, địa điểm
xét xử phúc thẩm vụ án.

8



III. Những hạn chế và giải pháp hoàn thiện trong giai đoạn chuẩn bị xét
xử.
1. Những hạn chế trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Về thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm:
Thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa đối với tội phạm ít nghiêm trọng là 45 ngày,
tội phạm nghiêm trọng là 60 ngày, tội phạm rất nghiêm trọng là 70 ngày, tội
phạm đặt biết nghiêm trọng là 120 ngày. Việc xét xử tại phiên tòa không chỉ là
chức năng xét xử của tòa án , mà tòa án còn phải căn cứ vào những gì mình biết
để ra quyết định của bản án, tòa án có thể kết án bị can vô tội không như những
gì mà cơ quan điều tra, viện kiểm sát khởi tố. Như vậy, tòa án cũng phải xem
xét hồ sơ thật kỹ (đang điều tra). Thời hạn trong trường hợp này là quá ngắn vì
quy định cho thời hạn điều tra của cơ quan điều tra dài gấp vài lần. Chưa quy
định cụ thể về thời gian việc triệu tập người cần xét hỏi khi chuẩn bị phiên tòa
sơ thẩm,nếu trong trường hợp nếu gia hạn thêm thời gian chuẩn bị xét xử thì
những người được triệu tập sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của những người
này vì cũng có thể họ ở xa việc đi lại khó khăn sẽ gây tốn kém.
Thời hạn xét xử được quy định tại Điều 176 BLTTHS và thời hạn tạm gian
được quy định tại Điều 177 BLTTHS theo đó thời hạn tạm giam để xét chuẩn bị
xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 của Bộ
luật” như vậy quan hệ hai điều luật có sự rang buộc chặt chẽ, cũng có thể hiểu là
thời hạn tạm giam bằng thời hạn chuẩn bị xét xử. Tuy nhiện đối với vụ án có
nhiều bị cáo, bị truy tố về nhiều tội khác nhau có tội ít nghiêm trọng, nghiêm
trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn chuẩn bị xét xử
được tính như thế nào trong trường hợp các bị cáo áp dụng biện pháp ngăn chặn
tạm giam.
Luật chưa quy định trường hợp những người cần xét hỏi nếu vắng mặt thì
giải quyết thế nào? Sự vắng mặt của những người xét hỏi có thể liên quan đến
9



sự thật, tính khác quan của vụ án. Nó cũng có thể là chứng cứ buộc tội bị cáo
hoặc gỡ tội cho bị cáo, dù trước đó họ đã khai nhận nhưng cần phải trược tiếp
xét hỏi họ tại phiên tòa để một lần nữa khẳng định lời khai của họ là sự thật vì
trong quá trình điều tra của cơ quan điều tra những lời khai của họ có thể là gian
dối hoặc do ép buộc mà bị cáo không biết.
Vướng mắc trong quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn:
Về biện pháp tạm giam: theo quy định tại điều 303 BLTTHS thì chỉ được tạm
giam người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nếu có đủ căn cứ quy định tại điều 88
BLTTHS trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm
tội đặc biệt nghiêm trọng. Chỉ được tạm giam người từ đủ 16 tổi đến dưới 18
tuổi nếu có đủ căn cứ quy định tại điều 88 BLTTHS trong những trường hợp
phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm
trọng. Thực tế có nhiều trẻ em lang thang lai lịch không rõ rang ở lứa tuổi từ 14
đến dưới 16 tuổi phạm các tội nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm
trọng thì có áp dụng biện pháp tạm giam hay không? Nếu không áp dụng biện
pháp tạm giam với họ thì trong một số trường hợp không giải quyết được vụ án.
Biện pháp cấm đi khỏi nơi trú: BLTTHS năm 2003 quy định khá rõ ràng cụ
thể veef biện pháp này tuy nhiên điều 91 BLTTHS mới chỉ quy định điều kiện
đối với bị can, bị cáo có thể được áp dụng biện pháp này là có nới cư trú rõ ràng
nhằm đảm bảo sự quản lý của chính quyền địa phương, tuy nhiên các điều kiện
về nhân thân của bị can, bị cáo, tính chất mức độ hành vi phạm tội của bị can, bị
cáo làm căn cứ quyết định áp dụng biện pháp này lại không được quy định rõ
ràng dẫn tới tình trạng áp dụng tuỳ tiện, hậu quả là nhiều bị cáo có nhân thân
xấu, phạm tội rất nghiêm trọng cũng được áp dụng biện pháp này, sau đó đã bỏ
trốn khiến tiến trình giải quyết vụ án bị trì trệ, nhiều phiên toà phải hoãn vì vắng
mặt của bị cáo
Tương tự như vậy biện pháp bảo lĩnh BLTTHS cũng quy định là biện pháp
có thể được áp dụng thay cho biện pháp tạm giam đồng thời quy định về điều
10



kiện đối với người nhân bảo lĩnh cho bị can. Nhưng BLTTHS cũng không quy
định rõ loại tội nào được áp dụng biện pháp này. Do vậy nhiều trường hợp các
đối tượng phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng cũng được áp dụng
biện pháp này. Sau khi cho bảo lĩnh một thời gian việc quản lý, giám sát không
chặt chẽ nên bị can, bị cáo đã bỏ trốn và người đứng ra bảo lĩnh cũng không bị
xử lý nghiêm
Đối với trường hợp trả hồ sở để điều tra bổ sung: theo quy định tại khoản 2
điều 121 BLTTHS thì Toà án chỉ được ra quyết định trả hồ sơ cho VKS để điều
tra bổ sung không quá hai lần và theo hướng dẫn tại nghị quyết 04 ngày
05/11/2004 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC thì nếu phát hiện thấy vấn đề
cần phải điều tra bổ sung, Thẩm phán vẫn phải tiếp tục nghiên cứu toàn bộ hồ
sơ vụ án để xem xét nếu có vấn đề nào khác cần điều tra bổ sung hay không.
Chỉ ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung lần thứ hai trong trường hợp
những vấn đề yêu cầu điều tra bổ sung trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ
sung lần thứ nhất chưa được điều tra bổ sung hoặc tuy đã điều tra bổ sung
nhưng chưa đạt yêu cầu haowjc từ kết quả điều tra bổ sung xét thấy cần điều tra
bổ sung vấn đề mới. Dẫn đế khi hết số lần trả hồ sơ điều tra bổ sung thì phải
làm như thế nào? Điều này BLTTHS chưa có quy định cụ thể
Thiếu xót trong chuyển vụ án hình sự: Khi có trường hợp tổng hợp hình phạt
vượt quá thẩm quyền của Toà án cấp huyện ( ví dụ trường hợp bị cáo bị két án
về tù chung thân hoặc tử hình những sau đó lại bị truy tố về một hoặc một số
tội thuộc thẩm quyền xét xử của toà án sơ thẩm cấp huyện) Điều này gây túng
túng cho toà án cấp huyện bỏi lẽ khi thẩm quyền xét xử thuộc toà án cấp huyện
nhưng khi tổng hợp hình phạt lại vượt quá thẩm quyền của toà án cấp huyện.
Điều 51 BLHS quy định về tổng hợp hình phạt, và thẩm quyền xét xử quy định
tại điều 170 BLTTHS nhưng lại không quy định cụ thể về thẩm quyền tổng hợp
hình phạt trừ trường hợp các bản án đã có hiệu lực pháp luật mà chưa tổng hợp
thì Chánh án toà án cấp tỉnh ra quyết định tổng hợp các bản án đó. Bltth cũng đề

11


cập vấn đề chuyển vụ án hình sự khi thấy vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử
của mình thì phải trả hồ sơ cho VKS để thay đổi cáo trạng chứ không được
chuyển thẳng cho toà án có thẩm quyền. Tuy nhiên lại không có quy định hay
hướng dẫn nào về vấn đề này.
Thiếu sót trong việc ra quyết định tạm đình chỉ vụ án: theo điều 180 quy định
Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định tại điều 160
của bộ luật này. Tại điều 160 quy định các căn cứ là: khi bị can bị tâm thần hoặc
bị bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhân của Hội đồng đồng giám định pháp y;
chưa xác định được bị can hoặc không biết bị can đang ở đâu. Căn cứ thứ 2
không đúng trong giai đoạn xét xử vì nếu chưa xác định được bị ban tức là chưa
xác định được người thực hiện hành vi phạm tội và do vậy cũng chưa có quyết
định khởi tố bị can, kếu luận điều tra của Cơ quan điều tra, quyết định khởi tố
của VKS
Điều 179 quy định Thẩm phán ra quyết định để điều tra bổ sung “ khi có căn
cứ cho rằng bị cáo phạm một tội khác: có phần không thống nhất với quy định
tại điều 196 BLTTHS quy định về giới hạn xét xử “ toà án có thể xét xử bị cáo
khác với khoản mà VKS đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội
khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà VKS đã truy tố. Điều 179 BLTTHS cho phép
hiểu bị cáo phạm một tội khác với tội mà VKS truy tố đủ nặng hơn hay nhẹ hơn
đều trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Tuy nhiên trong mối liên hệ với điều 196
BLTTHS thì tội phạm khác phảo là tội phạm nặng hơn tội mà VKS truy tố thì
mới trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc này xuất phát từ quy định trong
BLTTHS còn chưa chặt chẽ thống nhất làm cho hiệu quả công tác xét xử chưa
cao, gây lúng túng cho toà án cũng như những người có thẩm quyền xét xử vụ
án hình sự. Chính vì thế cần phải có các giải pháp hoàn thiện pháp luật để nấng
cao hiệu quả hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.


12


2. Những hạn chế trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hình
sự.
Trong quá trình chuẩn bị xét xử phúc thẩm, luật chưa quy định về những
quyết định của thẩm phán tòa phúc thẩm quân sự trung ương. Chỉ căn cứ vào
điểm b khoản 1 điều 80, khoản 3 điều 88, điều 94 BLTTHS để suy ra thẩm
quyền của thẩm pháp tòa án quân sự là không nên.
Bên cạnh đó, luật chưa quy định thế nào là những người cần thiết vì trong
quá trình xét xử phúc thẩm, tòa án có thể bổ sung chứng cứ theo Điều 246 vậy
mà tại khoản 2 Điều 245 chỉ quy định rất hạn chế những người tham gia phiên
tòa. Như vậy sẽ mất đi tính khách quan của vụ án vì bản chất của xét xử phúc
thẩm là xem xét lại những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp
luật.
3. Biện pháp hoàn thiện
a) Biện pháp hoàn thiện các quy định về xét xử sơ thẩm
Thứ nhất , về biện pháp ngăn chặn tạm giam cân sửa đổi khoản 1, 2 điêu 303
BLTTHS theo hướng quy định việc áp dụng các biện pháp tạm giam trong
trường hợp người từ người đủ 14 đến 16 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm
trọng, rất nghiêm trọng do vô ý, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít
nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do vô ý nếu như các đối tưởng này không
có nơi cư trú cố định, địa chỉ rõ ràng.
Cần có hướng đẫn cụ thể về thời điểm “ đến ngày mở phiên toà” được quy
định tại Điều 177 BLTTHS để có cách hiểu và áp dụng thống nhất thời hạn tạm
giam đối với trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo phạm nhiều tội khác nhau
theo hướng xác định thời điểm đó là thời điểm đã có quyết định đưa vụ án ra xét
xử hoặc lịch xét xử đã được lập và không quá 30 ngày trước ngày phiên toà
được mỏ thì mới án dụng tạm giam để hoàn thành việc xét xử


13


Thứ hai, cần sửa đổi bổ sung điều 91 cấm đi khỏi nơi cư trú theo hướng quy
định rõ điều kiện về các loại tội, về nhân thân của bị can, bị cáo được áp dụng
biện pháp ngăn chặn này. Bổ sung khoản 2 điều 91 theo hướng sau: “bị cáo có
nhân thân tốt, phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc Nghiêm
trọng được áp dụng biện pháp này”
Thứ ba, bổ sung sửa đổi điều 92 theo hướng quy định rõ các loại tội, nhân
thân của bị cáo, bị cáo được áp dụng biện pháp bảo lĩnh và sủa khoản 5 điều 92
theo hướng quy định rõ trách nhiệm của người nhân bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ
cam đoan và biên pháp ngăn chặn thay thế biện pháp bảo lĩnh.
Thứ tư, về quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung cần sửa cụm từ “bị cáo” ở
điều 179 BLTTHS thành “bị can” và để đảm bảo tính thống nhất với quy định
tại điều 196 cần bổ sung them điểm b khoản 1 điều 179. “ b) khi có căn cứ cho
rằng bị can phạm một tội khác nặng hơn tội mà VKS truy tố hoặc có đồng phạm
khác.”
Về tạm đình chỉ vụ án: điều 180 BLTTHS cần quy định “ thẩm phán ra quyết
định tạm đình chỉ vụ án khi bị can mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh hiểm
nghèo khác có chứng nhân của Hội đồng giám định pháp y hoặc trong trường
hợp bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can ở đâu”
Về vấn đề trả hồ sơ để điều tra bổ sung và chuyển vụ án hình sự: BLTTHS
cần có quy định cũng như hướng dẫn cụ thể về trình tự thủ tục của hoạt động.
Tạo ra cơ sở chung để các cơ quan có thẩm quyền thực hiện hoạt động này một
cách thống nhất nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử
b) Biện pháp hoàn thiện các quy định về xét xử phúc thẩm
Luật cần quy định sửa đổi lại khoản 2 điều 245 BLTTHS vì sự vắng mặt của
những người được nhắc đến trong điều này có ảnh hưởng rất lớn đến vụ án, do
đó cần phải thật nghiệm khắc trong việc vắng mặt có lí do.


14


Bên cạnh đó, luật nên quy định rõ việc trong trường hợp nào thì thành phần
của hội đồng xét xử có thêm hai hội thẩm và theo em mức 2 hội thẩm là chưa đủ
vì số hội thẩm quá ít không đủ những ý kiến để làm cho vụ án thêm khách quan.

KẾT LUẬN

Trên đây là những hiểu biết cũng như những ý kiến của em về vấn đề hoàn
thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về chuẩn bị xét xử vụ án hình sự
nhằm hoàn thiện hơn quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về vấn đề này. Do
hiểu biết hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót mong được
thầy cô bỏ qua. Em xin chân thành cảm ơn !

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2013.
2. Nguyễn, Thị Thu Hiền - Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự: luận văn
thạc sĩ luật học.Hà Nội, 2011
3. Mai Thành Hiếu, Nguyễn Chí Công, Trình tự thủ tục giải quyết vụ án
hình sự, NXB lao động năm 2007.
4. />
15


5. />option=com_content&task=view&id=4189
6. />

16


i



×