Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Pháp luật việt nam về trọng tài thương mại trên hành trình hội nhập và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.53 KB, 11 trang )

LĨNH VỰC: LUẬT HỌC

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ ĐHQG – HCM LẦN I

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
TRÊN HÀNH TRÌNH HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Trần Thị Tường Vân, Hồ Đức Thảo, Nguyễn Thế Đức Tâm, Ngô Nguyễn Thảo Vy
Trường Đại học Kinh tế - Luật – ĐHQG Tp.HCM, Trường Đại học Luật Tp.HCM
TÓM TẮT:
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, trọng tài thương mại, với tư cách là một cơ chế giải quyết tranh chấp
ngoài Tòa án, đã và đang góp phần không nhỏ vào sự ổn định của hoạt động thương mại trên thế giới. Ở
nước ta, chế định này đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX, song cho đến nay vẫn chưa tìm được vị thế vững chắc
trong đời sống kinh tế – xã hội. Những năm đầu thế kỷ XIX, Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 và Luật
trọng tài thương mại 2010 đã đánh dấu bước nhảy vọt của pháp luật Việt Nam trên hành trình cải cách và
hội nhập với chuẩn mực chung của trọng tài thương mại hiện đại.
Nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài, các tác
giả sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp luật so sánh đi sâu phân tích tiến trình hình thành và phát
triển của pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại trong sự tương quan với pháp luật quốc tế thông qua
ba giai đoạn chủ yếu: (i) giai đoạn sơ khai (trước năm 2003), (ii) giai đoạn chuyển tiếp (năm 2003 – 2010)
và (iii) giai đoạn hội nhập (năm 2010 – nay). Từ đó, bài viết đưa ra những dự báo và giải pháp nhằm thúc
đẩy quá trình tiêu chuẩn hóa và quốc tế hóa trọng tài thương mại Việt Nam, đồng thời làm cho mô hình này
thực sự trở thành phương thức giải quyết tranh chấp dễ tiếp cận, nhanh chóng, hiệu quả và đáng tin cậy
trong kỷ nguyên mới.
Từ khóa: trọng tài thương mại, xu hướng phát triển, pháp luật Việt Nam, tiêu chuẩn hóa, quốc tế hóa
So với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế
giới, thể chế trọng tài thương mại Việt Nam trải
qua quá trình phát triển đặc thù. [54] Phần đầu
tiên của bài viết này khái quát những bước phát
triển cơ bản của pháp luật Việt Nam về trọng tài
thương mại cùng một số nét đặc trưng của nó.
1. GIAI ĐOẠN SƠ KHAI (TRƯỚC NĂM


2003)
1.1. Trước năm 1954
Chế định trọng tài du nhập vào hệ thống pháp
luật nước ta từ cuối thế kỷ XIX. Trong một tranh
chấp đất đai năm 1897, Tòa thượng thẩm Sài
Gòn xét rằng “trọng tài được thừa nhận trong
pháp luật An Nam.” [13] Trong thời gian này,
các bộ luật dân sự rồi toà án thương mại lần lượt
ra đời. [34; 48] Như vậy, cuối thế kỷ XIX, đầu
thế kỷ XX, chế định trọng tài đã là một phần
trong pháp luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, bối
cảnh xã hội đương thời không thuận lợi cho sự
phát triển của mô hình trên. Do đó, về cơ bản,
trọng tài không có tác động đáng kể đến xã hội
Việt Nam trong giai đoạn này. [39]
1.2. Năm 1954 – 1994

Những sự kiện lịch sử diễn ra vào giữa thế kỷ XX
đã làm thay đổi vận mệnh quốc gia, trong đó có hệ
thống pháp luật. Cùng với chế độ hợp đồng kinh
tế, các tổ chức trọng tài kinh tế được hình thành
tuy mang nét khác biệt cơ bản so với trọng tài
thương mại hiện đại. Bên cạnh đó, còn tồn tại
trọng tài phi chính phủ, đó là Hội đồng trọng tài
ngoại thương và Hội đồng trọng tài hàng hải Việt
Nam. Tuy nhiên, hai tổ chức trên chỉ thực sự hoạt
động từ năm 1989 khi quan hệ ngoại thương bắt
đầu phát triển. [29] Sau đó chúng được sáp nhập
thành Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên
cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt

Nam theo Quyết định số 204/TTg ngày
28/03/1993 của Thủ tướng Chính phủ.
1.3. Năm 1994 – 2003
Bước vào thời kỳ hội nhập, diện mạo pháp luật
nước ta có sự thay đổi. Lúc này tồn tại song song
hai hệ thống cùng có chức năng giải quyết tranh
chấp kinh tế là trung tâm trọng tài kinh tế và Tòa
án kinh tế. Ngoài ra, cần lưu ý rằng tồn tại hai mô
hình trọng tài phi chính phủ khác nhau. Trung tâm
Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hoạt động
theo Điều lệ và Quy tắc tố tụng riêng. Trong khi


LĨNH VỰC: LUẬT HỌC

đó, có năm trung tâm trọng tài được thành lập
theo Nghị định 116/CP ngày 05/09/1994 với
hoạt động thực tiễn rất hạn chế. [61] Do đó,
thành công của Nghị định 116/CP khá khiêm tốn
do yếu tố quản lý nhà nước được đề cao mà chưa
chú ý đúng mức yếu tố thực tiễn. [16; 27; 39]
Hơn nữa, các văn bản pháp luật trên đều có hiệu
lực pháp lý thấp. Do vậy, yêu cầu phải sớm ban
hành văn bản thống nhất, có hiệu lực pháp lý cao
nhằm ổn định mặt bằng pháp lý cho mô hình
trọng tài trở nên bức thiết. [15]
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng tác động
tích cực đến việc xây dựng hành lang pháp lý,
đặc biệt thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại

Việt Nam 1988 và các văn bản luật sửa đổi, bổ
sung sau đó. Năm 1995, Việt Nam gia nhập
Công ước New York, đánh dấu sự cải thiện đáng
kể môi trường pháp lý nhằm tạo thuận lợi trong
việc thu hút đầu tư nước ngoài. [28; 62]
Trong thời kỳ này, không có một luật về trọng
tài thống nhất điều chỉnh hệ thống trọng tài trong
nước và trọng tài quốc tế. Thêm vào đó, quyết
định giải quyết tranh chấp của trọng tài không
được bảo đảm thi hành. [16] Vì thế, mô hình
trọng tài thương mại trong giai đoạn này chưa
thực sự đạt được những thành tựu đáng kể trên
hành trình tiếp cận những chuẩn mực của trọng
tài thương mại hiện đại. [31]
2. GIAI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP (NĂM 2003 –
2010)
Nhằm khắc phục những hạn chế của pháp luật
thời kỳ trước, sau sáu năm chuẩn bị, ngày
25/02/2003, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban
hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại gồm 8
chương và 37 điều, thể hiện nỗ lực to lớn của
Việt Nam hoà cùng xu thế hội nhập. [53; 54]
2.1. Những thành công của Pháp lệnh trọng
tài thương mại 2003
Một là, Pháp lệnh mang ý nghĩa quan trọng về
mặt điều chỉnh pháp luật. Đó là nền tảng pháp lý
cho Trọng tài Việt Nam tiếp cận, hoà nhập với
xu hướng chung của nền tài phán Trọng tài quốc
tế. Thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI đã đánh
dấu sự ra đời của hàng loạt đạo luật về Trọng tài

như Luật Trọng tài Singapore năm 2001, Luật
Trọng tài Thái Lan năm 2002, Luật Trọng tài
Nhật Bản năm 2003, Luật Trọng tài thương mại
Cambodia năm 2006, ...

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ ĐHQG – HCM LẦN I

Hai là, về mô hình và cơ cấu tổ chức, Pháp lệnh
thừa nhận hai hình thức trọng tài gồm Trung tâm
Trọng tài (Trọng tài thường trực hoặc tổ chức
trọng tài) và Trọng tài vụ việc (Trọng tài Ad hoc).
Hình thức trọng tài vụ việc lần đầu tiên được thừa
nhận, tạo điều kiện cho các bên tự do lựa chọn
hình thức trọng tài. Trong một tranh chấp về việc
giao nhận thầu xây dựng diễn ra vào cuối năm
2009, các bên đã tiến hành giải quyết tranh chấp
thông qua một Hội đồng Trọng tài vụ việc. Đây
được xem là vụ kiện bằng phương thức Trọng tài
vụ việc đầu tiên tại Việt Nam. [40]
Ba là, Pháp lệnh xác định phạm vi cụ thể hơn
thẩm quyền của Trọng tài bằng cách liệt kê các
loại việc Trọng tài được giải quyết (Điều 2). Việc
đưa ra định nghĩa khái niệm thương mại là bước
đột phá lớn thể hiện tính tiên phong trong công tác
lập pháp vào thời điểm đó.
Bốn là, Pháp lệnh đưa ra cơ chế xác định hiệu lực
pháp lý của thoả thuận trọng tài, làm cơ sở phân
định thẩm quyền giữa trọng tài và tòa án. Ngoài
ra, Pháp lệnh đã giải quyết vấn đề thoả thuận
trọng tài vô hiệu (Điều 10) làm căn cứ để các bên

khởi kiện ra tòa án, đảm bảo mọi tranh chấp phát
sinh đều được giải quyết.
Năm là, Pháp lệnh đã quy định chặt chẽ các giai
đoạn trong quy trình tố tụng [11] cũng như xác
định rõ những nguyên tắc quan trọng nhất của nó,
phù hợp với thông lệ trọng tài trên thế giới.
Sáu là, Pháp lệnh đã quy định sự hỗ trợ của Nhà
nước mà cụ thể là Toà án đối với trọng tài, lấp đầy
“khoảng trống” của hệ thống pháp luật trước đây.
Bảy là, Pháp lệnh đã xác lập giá trị pháp lý của
phán quyết trọng tài, hiệu lực của phán quyết
trọng tài (Điều 6), khắc phục tình trạng phán
quyết trọng tài được tuyên nhưng không có bất kỳ
cơ chế thi hành nào khiến doanh nghiệp mất lòng
tin khi lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp.
2.2. Một số bất cập của Pháp lệnh trọng tài
thương mại 2003
Tuy được đánh giá có nhiều điểm tiến bộ, qua hơn
sáu năm áp dụng, cùng với sự phát triển của kinh
tế – xã hội, một số quy định của Pháp lệnh đã bộc
lộ bất cập và không còn phù hợp với tình hình
mới. Những bất cập dưới đây chủ yếu được tổng
kết từ hoạt động thực tiễn của các trung tâm trọng
tài đang hoạt động tại Việt Nam. [22]
2.2.1. Phạm vi giải quyết tranh chấp của trọng
tài


LĨNH VỰC: LUẬT HỌC


Pháp lệnh Trọng tài Thương mại là văn bản pháp
luật đầu tiên của pháp luật Việt Nam đưa ra khái
niệm tương đối đầy đủ về trọng tài thương mại,
trong đó thuật ngữ “thương mại” được hiểu theo
nghĩa rộng theo tinh thần Luật Mẫu UNCITRAL
(Điều 3). Tuy nhiên, trong quá trình thi hành, đã
có cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “thương
mại” trong Pháp lệnh. Điều này dẫn đến tranh
cãi trong việc xác định phạm vi giải quyết tranh
chấp của trọng tài. Ngoài ra, Pháp lệnh chưa làm
rõ được vấn đề tranh chấp phát sinh từ “quan hệ
ngoài hợp đồng” có được giải quyết bằng trọng
tài hay không, trong khi đó Luật Mẫu
UNCITRAL và Công ước New York 1958 cũng
như luật Trọng tài của hầu hết các nước trên thế
giới như đều quy định cụ thể về các tranh chấp
phát sinh từ quan hệ hợp đồng hoặc ngoài hợp
đồng đều được giải quyết bằng trọng tài. [55]
2.2.2. Vấn đề chủ thể được giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài
Theo quy định của Pháp lệnh, chỉ có các chủ thể
là “tổ chức, cá nhân kinh doanh” mới có quyền
được lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài (Điều 3) tuy nhiên lại không giải
thích cách hiểu. Do vậy, các quy định của Pháp
lệnh không còn phù hợp mới tình hình mới.
2.2.3. Vấn đề thoả thuận trọng tài
2.2.3.1. Việc quy định thỏa thuận trọng tài vô
hiệu khi thỏa thuận trọng tài quy định “không
xác định rõ tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải

quyết tranh chấp” (Khoản 4 Điều 10) là không
hợp lý. Trong thực tế, không hiếm trường hợp
thỏa thuận trọng tài của các bên bị Tòa án xem là
không rõ ràng. Chẳng hạn, hai bên đã thỏa thuận
“giải quyết mọi tranh chấp bởi Trung tâm Trọng
tài Quốc tế Việt Nam tại thành phố Hồ Chí
Minh.” Tuy nhiên Tòa án lại cho rằng thỏa thuận
này “không rõ ràng về tổ chức trọng tài có thẩm
quyền giải quyết vụ tranh chấp” và coi đây là
thỏa thuận trọng tài vô hiệu. [50] Nguyên tắc
giải quyết bằng trọng tài là phải dựa trên ý chí
của các bên. Do vậy, trong mọi trường hợp, khi
các bên đã có thỏa thuận trọng tài, pháp luật
trọng tài các nước đều ưu tiên giải quyết bằng
trọng tài. [13] Bên cạnh đó, quy định này lại tự
mâu thuẫn khi Pháp lệnh cho phép tồn tại hai
hình thức trọng tài, đó là trọng tài quy chế và
trọng tài vụ việc Ad hoc. Trên thực tế, sẽ không
bao giờ có tên tổ chức trọng tài cụ thể nếu các
bên lựa chọn hình thức trọng tài Ad hoc.

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ ĐHQG – HCM LẦN I

2.2.3.2. Pháp lệnh đã bỏ sót một chế định rất cơ
bản đó là vấn đề thỏa thuận trọng tài “không thực
hiện được hoặc không thể thực hiện được”. Trong
thực tế, tồn tại nhiều vụ việc không thể giải quyết
được bằng trọng tài bởi thỏa thuận có sự nhầm
lẫn, mâu thuẫn, không phù hợp với nguyên tắc
giải quyết tranh chấp của trọng tài. Tuy nhiên,

Pháp lệnh mới chỉ giải quyết vấn đề thỏa thuận
trọng tài vô hiệu, chưa giải quyết vấn đề thỏa
thuận trọng tài không thể thực hiện được. Do đó,
sẽ có nhiều vụ tranh chấp phát sinh nhưng không
được cơ quan nào giải quyết, các bên phải tự gánh
chịu rủi ro pháp lý.
2.2.3.3. Pháp lệnh đã đưa ra một nguyên tắc quan
trọng, bảo đảm tranh chấp phát sinh đều được giải
quyết ngay cả khi hợp đồng vô hiệu. Việc xác
định điều khoản trọng tài độc lập với hợp đồng có
ý nghĩa quan trọng, bởi nó là cơ sở duy nhất để
Hội đồng Trọng tài được thành lập xem xét và
quyết định hợp đồng có hiệu lực hay không.
Nguyên tắc này được ghi nhận trong Luật Mẫu
UNCITRAL (Khoản 1 Điều 16) cũng như trong
pháp luật trọng tài của hầu hết các quốc gia. Pháp
luật trọng tài quốc tế gọi đây là nguyên tắc “thẩm
quyền của thẩm quyền”, tức là Hội đồng Trọng tài
có quyền xem xét, xác định thẩm quyền của chính
mình. Mặc dù Pháp lệnh đã bước đầu ghi nhận
(Điều 30) và áp dụng nó vào thực tế, nhưng đôi
khi nguyên tắc trên vẫn chưa được tôn trọng tuyệt
đối. [51; 55] Điều này đã dẫn đến tình trạng tranh
chấp về thẩm quyền giữa Trọng tài và Tòa án
trong một số vụ việc cụ thể. [6; 20; 21; 23]
2.2.4. Vai trò hỗ trợ của Tòa án
2.2.4.1. Pháp lệnh đã xây dựng chế định hết sức
quan trọng trong tố tụng trọng tài đó là quyền của
các bên tranh chấp được yêu cầu tòa án áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 33). Tuy nhiên,

quy định này vẫn có điểm chưa hợp lý. Điều này
có thể gây khó khăn cho cả tòa án và các bên
trong quá trình áp dụng.
2.2.4.2. Pháp lệnh không xác lập cơ chế hỗ trợ của
tòa án đối với trọng tài trong việc thu thập chứng
cứ và triệu tập nhân chứng. Do không có cơ chế
hỗ trợ nêu trên các luật sư và doanh nghiệp vẫn
băn khoăn khi lựa chọn trọng tài Việt Nam để giải
quyết tranh chấp.
2.2.5. Quy định về huỷ quyết định trọng tài còn
nhiều bất cập


LĨNH VỰC: LUẬT HỌC

Một trong những nguyên nhân khiến cho số
lượng quyết định trọng tài bị yêu cầu hủy gia
tăng đó là cơ chế hủy quyết định trọng tài quá
đơn giản. Xét về hình thức thì số lượng các căn
cứ để hủy quyết định trọng tài nêu tại điều khoản
về hủy quyết định trọng tài (Điều 54) là không
nhiều. Tuy nhiên về bản chất, những nguyên
nhân dẫn đến việc hủy quyết định trọng tài lại rất
rộng, do có nhiều điều khoản khác được dẫn
chiếu vào. [8] Điều này dẫn đến việc bất kỳ sơ
suất nào của Trọng tài cũng đặt phán quyết của
họ trước nguy cơ bị hủy. [14] Nếu không sớm
giải quyết, các quyết định trọng tài sẽ có nguy cơ
trở thành các bản án sơ thẩm.
Tuy còn một số hạn chế nhất định, Pháp lệnh

Trọng tài thương mại 2003 đã đánh dấu bước
ngoặt quan trọng mang tính chuyển tiếp trong
tiến trình phát triển của pháp luật Việt Nam về
trọng tài thương mại.
3. GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP (NĂM 2010 –
NAY)
Mặc dù Pháp lệnh Trọng tài thương mại đã thể
hiện sự thành công đáng kể trong việc điều chỉnh
các vấn đề chủ yếu của Trọng tài, song qua sáu
năm thực hiện, Pháp lệnh cũng bộc lộ không ít
bất cập. Do đó, thực hiện chiến lược cải cách tư
pháp nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Trọng tài thương
mại được ban hành với mục tiêu ghi nhận chủ
trương mở rộng các hình thức giải quyết tranh
chấp trong hoạt động thương mại và một số quan
hệ dân sự khác, đáp ứng nhu cầu và khuyến
khích các bên tranh chấp sử dụng hình thức
Trọng tài, góp phần giảm tải hoạt động xét xử
của hệ thống Toà án hiện nay. [5]
Luật Trọng tài thương mại 2010 được Quốc hội
thông qua ngày 17/06/2010 và chính thức có
hiệu lực ngày 01/01/2011, gồm 13 chương và 82
điều, thể hiện sự đột phá của pháp luật trọng tài
thương mại Việt Nam.
3.1. Những điểm mới của Luật trọng tài
thương mại 2010
Một là, Luật đã khắc phục việc phân định không
rõ ràng phạm vi thẩm quyền của Trọng tài đối
với các tranh chấp thương mại, trên cơ sở đó bảo

đảm sự tương thích giữa các văn bản pháp luật
hiện hành thông qua việc mở rộng phạm vi thẩm
quyền của Trọng tài tới nhiều loại tranh chấp
liên quan đến quyền và lợi ích của các bên (Điều

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ ĐHQG – HCM LẦN I

02). Tuy nhiên quy định này vẫn còn gây ra những
tranh luận. Luật không định nghĩa khái niệm “hoạt
động thương mại” như Pháp lệnh từng làm, do đó
nhiều ý kiến cho rằng nên tiếp nhận khái niệm này
theo Luật Thương mại 2005. [60] Tuy nhiên điều
này vẫn còn những vướng mắc nhất định. [36]
Ngoài ra, có ý kiến còn cho rằng hai văn bản này
đang có phạm vi áp dụng khác nhau. [43] Do vậy,
cần sớm có văn bản giải thích, hướng dẫn cụ thể
và chi tiết hơn về thẩm quyền giải quyết tranh
chấp của trọng tài.
Hai là, Luật đã giới hạn lại các tình huống làm
thoả thuận trọng tài vô hiệu (Điều 18) đồng thời
quy định hướng giải quyết khi thỏa thuận trọng tài
không rõ ràng nhằm nâng cao khả năng tính khả
thi trong thực tế. Tuy nhiên Luật vẫn bỏ sót một
số trường hợp khó xác định thẩm quyền khác có
khả năng xảy ra. [36]
Ba là, mặc dù còn những sự khác biệt về luật thực
định, pháp luật Việt Nam đã hoà cùng xu thế bảo
vệ lợi ích của người tiêu dùng của pháp luật trọng
tài quốc tế bằng cách lần đầu tiên quy định điều
khoản bảo vệ họ trong việc lựa chọn phương thức

giải quyết tranh chấp. [30] Tuy nhiên, điều này
đồng nghĩa với việc nhà cung cấp không thể tận
dụng những ưu thế của trọng tài và đôi khi, có thể
bị một số tổ chức, cá nhân lợi dụng để thực hiện
hành vi cạnh tranh không lành mạnh. [36]
Bốn là, Luật đã kế thừa Pháp lệnh trong quy định
về tiêu chuẩn tối thiểu đối với Trọng tài viên
nhằm hình thành đội ngũ trọng tài viên có năng
lực, chuyên nghiệp và uy tín xã hội. Tuy nhiên,
Luật không yêu cầu Trọng tài viên phải có quốc
tịch Việt Nam như Pháp lệnh. Trên tinh thần kế
thừa giá trị hợp lý của quy định tại Điều lệ Tổ
chức Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam ban
hành kèm theo Quyết định số 204-TTg ngày
28/04/1993 của Thủ tướng Chính phủ khi cho
phép “các chuyên gia nước ngoài có thể được mời
làm trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Quốc
tế Việt Nam” (Điều 04 Điều lệ), quy định mới của
Luật đã đáp ứng nhu cầu thực tế trong giai đoạn
Việt Nam tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.
Năm là, Luật quy định rõ hơn về các hình thức
trọng tài và mở rộng phạm vi hoạt động của tổ
chức trọng tài. Luật sử dụng thuật ngữ “trọng tài
quy chế” và “trọng tài vụ việc” (Điều 03) để chỉ
hai hình thức trọng tài thương mại, thể hiện đúng
bản chất của các hình thức trọng tài này. [37]
Ngoài ra, Luật còn cho phép các trung tâm trọng


LĨNH VỰC: LUẬT HỌC


tài được ban hành quy tắc tố tụng riêng, cung
cấp dịch vụ trọng tài, hòa giải và các phương
thức giải quyết khác phù hợp với quy định của
pháp luật, làm nền tảng cho sự phát triển của các
hình thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án tại
Việt Nam (Điều 28).
Sáu là, Luật đã phân biệt rõ khái niệm “quyết
định trọng tài” và “phán quyết trọng tài” (Khoản
9 và 10 Điều 3). Trong quá trình giải quyết tranh
chấp, hội đồng trọng tài có quyền ra nhiều loại
quyết định khác nhau, trong đó, phán quyết trọng
tài là loại quyết định đặc biệt, giải quyết toàn bộ
nội dung tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng
tài. Việc phân biệt trên phù hợp với thực tiễn
cũng như pháp luật và thông lệ quốc tế. [36]
Bảy là, Luật đã nội luật hóa các cam kết quốc tế
về dịch vụ trọng tài, đặc biệt là Biểu cam kết
dịch vụ WTO của Việt Nam. [3] Theo đó, Luật
quy định về tổ chức và hoạt động của trọng tài
nước ngoài tại Việt Nam, cho phép tổ chức trọng
tài nước ngoài được mở chi nhánh, văn phòng
đại diện tại Việt Nam theo quy định của pháp
luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên (Chương XII với 7 Điều).
Tám là, Luật đã xác định rõ nét mối quan hệ
giữa Trọng tài với Toà án trong toàn bộ quá trình
giải quyết tranh chấp bằng việc cụ thể hoá thẩm
quyền của Toà án đối với hoạt động trọng tài
(Điều 68, 69, 70 và 71). Thêm vào đó, Luật cũng

nâng cao vị thế của Trọng tài thông qua việc mở
rộng thẩm quyền của hội đồng trọng tài như cho
phép Hội đồng Trọng tài được thu thập chứng
cứ, triệu tập nhân chứng, áp dụng, thay đổi, bổ
sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều
47, 48, 49, 50 và 51). Quy định của Luật đã tiếp
thu Luật Mẫu UNCITRAL được sửa đổi năm
2006 nhằm nâng cao tính hiệu quả của hoạt động
tố tụng trọng tài.
Chín là, Luật đã tiếp thu nguyên tắc cấm hành vi
mâu thuẫn trong tố tụng là nguyên tắc rất quan
trọng đã hình thành lâu đời trong pháp luật tố
tụng của các nước phát triển (Điều 13). Quy định
này nhằm ngăn chặn một cách có hiệu quả các
hành vi cơ hội trong tố tụng trọng tài. [5]
Mười là, nhằm khuyến khích sự phát triển bền
vững của trọng tài thương mại, Luật quy định về
Hiệp hội trọng tài, tổ chức xã hội – nghề nghiệp
của Trọng tài viên và các Trung tâm trọng tài.
Việc thành lập và hoạt động của Hiệp hội trọng

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ ĐHQG – HCM LẦN I

tài được thực hiện theo quy định của pháp luật về
hội nghề nghiệp (Điều 22).
3.2. Mô hình trọng tài thương mại tại Việt Nam
hiện nay
3.2.1. Thực trạng
Trong những năm qua, số vụ tranh chấp thương
mại được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc

tế Việt Nam (VIAC) tăng liên tục, từ khoảng 18
vụ / năm trong giai đoạn 1993 – 2003 lên 42 vụ /
năm trong giai đoạn 2004 – 2010. Đội ngũ trọng
tài viên cũng không ngừng được mở rộng. Sáu
tháng đầu năm 2012, Trung tâm Trọng tài Quốc tế
Việt Nam đã kết nạp thêm 37 trọng tài viên, trong
đó có 12 trọng tài viên nước ngoài, nâng tổng số
trọng tài viên của Trung tâm lên 151 người, tăng
gần 30% so với năm 2009. [22; 57] Luật trọng tài
thương mại cũng nhận được đánh giá khá tốt khi
78,3% sinh viên được hỏi cho rằng Luật có tác
dụng tích cực, mặc dù đến 72,6% vẫn chưa cảm
thấy kỳ vọng về pháp luật trọng tài được đáp ứng.
Tuy nhiên, bức tranh về mô hình trọng tài thương
mại tại Việt Nam chưa thật sự khởi sắc khi mà
phương thức này chỉ giải quyết khoảng 11% tổng
số tranh chấp thương mại hàng năm và cũng chỉ
tập trung chủ yếu tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế
Việt Nam. [11; 35] Theo thống kê, mỗi thẩm phán
ở Tòa kinh tế Hà Nội phải xử trên 30 vụ / năm và
ở Tòa kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh là trên 50
vụ / năm, trong khi đó mỗi trọng tài viên của
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam chỉ xử
0,25 vụ / năm. [22] Năm 2011, năm đầu tiên thực
hiện Luật Trọng tài thương mại 2010, Trung tâm
Trọng tài Quốc tế Việt Nam thụ lý 83 vụ, cao nhất
từ trước đến nay. [56] Tuy nhiên con số này còn
rất khiêm tốn nếu so sánh với khoảng gần 8500 vụ
án kinh tế mà ngành Tòa án xét xử trong cùng
năm. [52] Nhìn vào nền trọng tài trong khu vực,

có thể thấy chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm
để theo kịp sự phát triển chung khi năm qua Trung
tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) thụ lý
188 vụ với tổng giá trị tranh chấp là 1,32 tỷ Dollar
Singapore hay Ủy ban trọng tài Bắc Kinh thụ lý
gần 1500 vụ và Hội đồng Trọng tài Ấn Độ là
khoảng 600 vụ. [2; 25; 47]
3.2.2. Nguyên nhân
3.2.2.1. Nguyên nhân từ phía cộng đồng
a. Cộng đồng doanh nghiệp
Trọng tài thương mại chưa nhận được sự đánh giá
cao từ giới doanh nhân. Theo khảo sát của Bộ Tư


LĨNH VỰC: LUẬT HỌC

pháp đối với 237 cá nhân và tổ chức kinh doanh,
phương thức giải quyết tranh chấp mà họ ưu tiên
theo thứ tự là thương lượng (57,8%), Tòa án
(46,8%), hòa giải (22,8%) và cuối cùng mới là
trọng tài (16,9%). Thậm chí, 84% số doanh
nghiệp được hỏi chưa bao giờ giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài. [22] Điều này trái ngược với
tỷ lệ 68% doanh nghiệp có chính sách giải quyết
tranh chấp riêng, mà phần lớn lựa chọn trọng tài
thương mại, theo một khảo sát toàn cầu của
trường Đại học Luân Đôn kết hợp với công ty
luật White & Case. [46]
Đặc biệt, trong hợp đồng thương mại nội địa,
Tòa án thường là cơ quan giải quyết tranh chấp.

Điều này được giải thích là do hiệu lực thi hành
phán quyết trọng tài còn thấp (61,4%), doanh
nghiệp chưa tin tưởng trọng tài (68,6%), thậm
chí chưa biết đến phương thức này (74,3%).
Ngược lại, khi ký kết với đối tác nước ngoài,
trọng tài thường xuyên được lựa chọn. Tuy
nhiên, do sự bất bình đẳng trong kinh doanh, bên
nước ngoài thường nắm lợi thế và họ lại ưu
chuộng sử dụng dịch vụ trọng tài nước ngoài.
Bên cạnh đó, do chưa nắm vững các quy định
của pháp luật nên một số điều khoản trọng tài
không có hiệu lực pháp lý, làm mất đi khả năng
giải quyết bằng trọng tài của các bên. [22]
b. Cộng đồng học thuật
Mặc dù giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển
của nền khoa học pháp lý nhưng dường như
cộng đồng học thuật, đặc biệt là giới sinh viên,
chưa thực sự đồng hành cùng trọng tài thương
mại. Trong cuộc khảo sát 300 sinh viên trường
Đại học Kinh tế – Luật và trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh được các tác giả thực
hiện vào tháng 7 và tháng 8 năm 2012, có đến
22,7% sinh viên luật trả lời rằng họ không biết
đến mô hình này. Đối với nhóm còn lại, hiểu biết
chung về trọng tài thương mại cũng chưa thật
sâu sắc khi trung bình mỗi sinh viên chỉ trả lời
đúng 2,24 trong tổng số 4 câu hỏi đặt ra. Chất
lượng giảng dạy mô hình trọng tài thương mại
tại các cơ sở đào tạo luật, theo đánh giá của
chính sinh viên, cũng còn khá hạn chế khi chỉ

đạt 2,63 điểm trên 5. Đây sẽ là khó khăn cần
khắc phục trên chặng đường hướng đến một nền
trọng tài Việt Nam tiên tiến và bền vững.
3.2.2.2. Nguyên nhân từ phía các tổ chức trọng
tài thương mại

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ ĐHQG – HCM LẦN I

Bên cạnh những hạn chế trong tâm lý và nhận
thức của các doanh nghiệp, hệ thống tổ chức trọng
tài thương mại hiện nay còn khá thưa thớt với
chưa đến mười trung tâm trọng tài. Thêm vào đó,
không phải trung tâm nào cũng hoạt động thực sự
hiệu quả. Trong một cuộc khảo sát của Bộ Tư
pháp, mặc dù 75% ý kiến cho rằng cần thành lập
thêm trung tâm trọng tài, chất lượng của các trung
tâm vẫn là điều đáng bàn khi 21% chưa có trụ sở
và 56% đã có trụ sở nhưng chưa đáp ứng yêu cầu
cũng như kỹ năng tiếp nhận hồ sơ và quản lý hành
chính nội bộ của các trung tâm còn nhiều khuyết
điểm. [22]
Đội ngũ trọng tài viên nước ta với hơn 200 người
cũng chưa thực sự phát triển. Theo khảo sát,
72,6% ý kiến cho rằng trọng tài viên thiếu kỹ năng
giải quyết tranh chấp, 65% cho rằng thiếu số
lượng trọng tài viên, 51,1% cho rằng trọng tài
viên thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp, 44,7% cho
rằng trọng tài viên thiếu trình độ chuyên môn,
thậm chí 44,3% cho rằng trọng tài viên thiếu kiến
thức pháp luật. Điều này phù hợp với việc 30%

trọng tài viên chưa từng tham gia giải quyết một
vụ tranh chấp thương mại nào, 67,1% từng giải
quyết từ 10 vụ trở xuống và chỉ 2,9% là đã giải
quyết trên 10 vụ tranh chấp.[22] Sự chênh lệch
trong khả năng giải quyết tranh chấp này sẽ là rào
cản đối với sự phát triển chung của đội ngũ trọng
tài viên ở nước ta.
3.2.2.3. Nguyên nhân từ phía các cơ quan tiến
hành tố tụng
Theo quy định của pháp luật, Tòa án và cơ quan
thi hành án có nhiệm vụ hỗ trợ cho hoạt động của
trọng tài thương mại, tuy nhiên sự hỗ trợ này trên
thực tế còn khá khiêm tốn. Những nguyên nhân
được nêu ra bao gồm: các hoạt động trọng tài quá
ít (84,3%), Tòa án không có thời gian cho hoạt
động liên quan đến trọng tài (43,1%), trọng tài
viên chưa yêu cầu Tòa án hỗ trợ (43,1%) và quy
định của pháp luật chưa phù hợp (35,3%), … Về
cơ chế thi hành án, phần lớn cho rằng quy định
pháp luật chưa phù hợp và việc chưa có quyết
định trọng tài được yêu cầu thi hành là hai nguyên
nhân cơ bản giải thích việc cơ quan thi hành án
chưa có hoạt động hỗ trợ trọng tài. [22]
Như vậy, Việt Nam đã xây dựng thành công đạo
luật riêng về trọng tài thương mại với sự ra đời
của Luật Trọng tài thương mại 2010. Mặc dù vậy,
đây chỉ là bước khởi đầu. [39] Chuyển tải thành
công pháp luật trọng tài vào cuộc sống, đặc biệt là



LĨNH VỰC: LUẬT HỌC

ở những nước có nền kinh tế chuyển đổi như
Việt Nam, là một nhiệm vụ không hề dễ dàng.
Điều đó phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực và quyết
tâm của toàn xã hội.
4. MỘT SỐ DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP THÚC
ĐẨY QUÁ TRÌNH TIÊU CHUẨN HÓA VÀ
QUỐC TẾ HÓA TRỌNG TÀI THƯƠNG
MẠI TẠI VIỆT NAM
Phần tiếp theo của bài viết sẽ xem xét những tác
nhân chủ yếu chi phối quá trình hình thành và
phát triển của trọng tài thương mại. Thông qua
việc nghiên cứu sự vận động của các yếu tố này,
bài viết đưa ra một số dự báo cũng như đề xuất
những giải pháp cần thiết nhằm thúc đẩy mô
hình trọng tài thương mại tại Việt Nam.
4.1. Tính chất và trình độ phát triển của nền
kinh tế
Hoạt động thương mại luôn ẩn chứa mâu thuẫn
trong quá trình mua bán hàng hóa và cung ứng
dịch vụ. [33] Để đảm bảo cho sự ổn định và phát
triển lành mạnh của môi trường kinh doanh, cần
kiến tạo một phương thức giải quyết tranh chấp
ngoài Tòa án thích hợp, đó là trọng tài thương
mại. Nhưng mô hình này chỉ có thể phát triển
trong nền kinh tế thị trường. Nói cách khác, kinh
tế thị trường là gốc rễ trọng tài thương mại. [19]
Ngược lại, sẽ không thể có nền kinh tế thị trường
đúng nghĩa nếu không có hệ thống trọng tài độc

lập. [12] Hơn nữa, hoạt động trọng tài thương
mại phụ thuộc chặt chẽ vào trình độ phát triển
của nền kinh tế. Đó là lý do trọng tài ở các nước
có quy mô nền kinh tế khác nhau là khác nhau,
thậm chí trong các giai đoạn phát triển khác
nhau của cùng một nền kinh tế thì hoạt động
trọng tài cũng không giống nhau. [33]
Ở Việt Nam, mô hình Trọng tài Thương mại chỉ
tồn tại từ khi thực hiện công cuộc đổi mới. [33]
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là động lực
quan trọng để Việt Nam thực hiện những cải
cách về hành lang pháp lý, trong đó có quá trình
hài hòa hóa và quốc tế hóa pháp luật trọng tài
thông qua việc tiếp nhận Luật Mẫu UNCITRAL.
[33; 39] Đại hội lần thứ X Hiệp hội Luật Đông
Nam Á diễn ra tại Hà Nội năm 2009 cũng dành
sự quan tâm lớn đến trọng tài thương mại quốc
tế và ý tưởng của Việt Nam về việc thành lập
trung tâm trọng tài riêng của ASEAN nhận được
khá nhiều sự ủng hộ. [49] Mô hình này có thể
tham khảo kinh nghiệm của Trung tâm trọng tài
châu Âu (Centre Européen d’Arbitrage et de

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ ĐHQG – HCM LẦN I

Médiation hay European Center for Arbitration
and Mediation) thành lập năm 1959 nhằm hướng
đến một cơ chế giải quyết tranh chấp linh hoạt và
hiệu quả cho ASEAN. [17] Như vậy, có thể thấy
rằng, xu thế hội nhập đã góp phần nâng cao chất

lượng hoạt động của trọng tài thông qua quá trình
dân chủ hóa và nhất thể hóa khung pháp luật,
hướng đến một hệ thống hoàn thiện, hợp lý và
cạnh tranh hơn, đáp ứng nhu cầu của xã hội. [33]
Pháp luật là yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, do
vậy nó phải dựa trên những quy luật khách quan
của các quan hệ xã hội mà chúng hướng đến điều
chỉnh. [10] Quy luật về sự chi phối của trình độ tổ
chức nền kinh tế đối với sự phát triển của pháp
luật nói chung và pháp luật trọng tài nói riêng là
chìa khóa giúp chúng ta đề ra những giải pháp
đúng đắn trong việc phát triển mô hình trọng tài
thương mại tại Việt Nam.
4.2. Mức độ hoàn thiện của khung pháp lý về
trọng tài và sự hỗ trợ của Nhà nước
Mức độ hoàn thiện của pháp luật có ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả hoạt động của trọng tài thương
mại. Trong gần hai thập kỷ qua, nước ta đã ban
hành một loạt các văn bản pháp luật nhằm điều
chỉnh và khuyến khích sự phát triển của mô hình
này tại Việt Nam. Nhờ đó, hoạt động trọng tài đã
thu được nhiều thành tựu nổi bật.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có hành động cụ
thể nhằm hỗ trợ cơ chế tài phán này. Tiêu biểu
như ở Trung Quốc, các Ủy ban trọng tài được
cung cấp trụ sở cùng phương tiện làm việc trong
thời gian đầu trước khi tự hoạt động. [33] Nhiều
nước châu Á khác như Hàn Quốc, Singapore, Thái
Lan, Philippines cũng hỗ trợ hoạt động trọng tài
khá hiệu quả. [32] Ngoài ra, Nhà nước cũng có thể

giúp các trung tâm trọng tài giảm nhẹ gánh nặng
tài chính bằng cách miễn thuế cho họ. [43] Trong
quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài cũng rất
cần đến cơ chế phối hợp từ các cơ quan nhà nước,
mà trực tiếp là hệ thống Tòa án, đặc biệt trong
việc cưỡng chế thi hành phán quyết cũng như
công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng
tài nước ngoài. [9; 21; 33]
Tóm lại, mức độ hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt
động trọng tài là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự
phát triển của mô hình này. Vì vậy, muốn nâng
cao hiệu quả của cơ chế tài phán trên, ngoài việc
xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp, cần có
những chính sách cụ thể nhằm khuyến khích và
thúc đẩy quá trình hoạt động của trọng tài.


LĨNH VỰC: LUẬT HỌC

4.3. Nhận thức và đóng góp của cộng đồng
4.3.1. Cộng đồng doanh nghiệp
Hiệu quả hoạt động của trọng tài còn phụ thuộc
vào thái độ của giới doanh nhân đối với mô hình
này. Vì vậy, nâng cao nhận thức của giới doanh
nhân là việc làm thiết thực, đặc biệt trong bối
cảnh các doanh nghiệp nói chung vẫn chưa có
thói quen trong việc sử dụng dịch vụ trọng tài
như một phương thức giải quyết tranh chấp ưu
việt. [26; 35; 44; 45; 59] Kinh nghiệm của Hoa
Kỳ trong nỗ lực khắc phục hiện tượng này có thể

là bài học quý báu dành cho Việt Nam. Những
buổi tiệc danh dự, một loạt xuất bản phẩm và
đặc biệt là “Tuần trọng tài” được tổ chức vào
năm 1923 đã kết nối trọng tài với giới doanh
nhân vào một mối quan hệ khăng khít hơn. [18]
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về trọng tài cũng như nâng cao chất
lượng dịch vụ chắc chắn sẽ khiến doanh nghiệp
am hiểu sâu sắc hơn bản chất và ưu thế của trọng
tài thương mại, từ đó tạo điều kiện cho cơ chế
ngày một phát triển trong thời gian tới.
4.3.2. Cộng đồng học thuật
Công tác nghiên cứu và giảng dạy pháp luật
trọng tài là nhân tố bảo đảm cho sự phát triển
bền vững của mô hình này mà Hoa Kỳ là một
điển hình. Từ thập kỷ 20 của thế kỷ trước, quốc
gia này đã đề ra hàng loạt biện pháp nhằm thúc
đẩy phương thức trọng tài, trong đó xây dựng
nền tảng kiến thức về trọng tài thương mại luôn
là chiến lược xuyên suốt. Không chỉ giảng dạy lý
thuyết, trọng tài còn là chủ đề thảo luận nóng hổi
và có thể được nghe thấy ở khắp nơi. Từ năm
1922 đến nửa đầu năm 1923, Cộng đồng Trọng
tài Mỹ đã xuất bản hơn 158.000 văn bản về trọng
tài cùng 1.200 buổi họp và hội thảo chuyên đề.
[18] Vì thế, cần bồi dưỡng năng lực cũng như
định hướng cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên
luật, về những vấn đề cơ bản trong pháp luật
trọng tài. Theo khảo sát của các tác giả, đây cũng
là nhu cầu thực tế khi 87,4% sinh viên được hỏi

cho rằng việc giảng dạy mô hình trọng tài
thương mại là cần thiết hoặc rất cần thiết và
73,3% sẵn sàng bỏ ra chi phí để theo học những
khóa huấn luyện ngắn hạn về mô hình này. Bên
cạnh đó, những giải pháp được đưa ra nhằm
nâng cao nhận thức và thái độ của sinh viên luật
về trọng tài thương mại bao gồm giảng dạy như

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ ĐHQG – HCM LẦN I

một môn học tự chọn (47,7%), giới thiệu nghề
trọng tài viên (49,0%), tổ chức các cuộc thi liên
quan đến mô hình này (56,3%), tổ chức hội thảo,
giao lưu chuyên đề (57,3%) và cho sinh viên thực
tập tại các trung tâm trọng tài (65,3%). Con số
trên một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của
việc giáo dục kiến thức về trọng tài thương mại
cũng như áp dụng chúng vào thực tế. Trong tương
lai, những sinh viên luật này sẽ hình thành nên đội
ngũ thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chuyên gia,
trọng tài viên,… Chính họ là nguồn nhân lực quan
trọng đóng góp cho nền tư pháp của nước nhà.
4.4. Nỗ lực từ các Trung tâm trọng tài
Muốn khẳng định năng lực của mình và tạo niềm
tin cho giới doanh nhân, các Trung tâm Trọng tài
cần không ngừng bồi dưỡng đội ngũ trọng tài
viên, không chỉ chú trọng mở rộng danh sách
trọng tài viên, thu hút các chuyên gia uy tín trong
các lĩnh vực mà còn phải nâng cao trình độ và kỹ
năng của các trọng tài viên hiện có nhằm nâng cao

chất lượng dịch vụ trọng tài. [58] Về việc này, Hội
Luật gia cũng có ý định thành lập Viện Trọng tài
để cung cấp chương trình đào tạo chuyên sâu dành
cho trọng tài viên. Bên cạnh đó, mỗi trung tâm
cần tăng cường hợp tác với các tổ chức trọng tài
trong và ngoài nước nhằm trao đổi chuyên môn,
học hỏi kinh nghiệm cũng như giới thiệu về tổ
chức và hoạt động của trung tâm mình. [24]
Ngoài ra, dựa trên kinh nghiệm tổ chức và hoạt
động của Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ, cơ sở pháp lý
của Luật Trọng tài thương mại 2010 và pháp luật
về hội nghề nghiệp, Hiệp hội Trọng tài Thương
mại Việt Nam sẽ sớm được thành lập, hỗ trợ đắc
lực vào sự phát triển bền vững của trọng tài
thương mại tại Việt Nam. [18; 24]
5. KẾT LUẬN
Trong suốt hơn một thế kỷ hình thành và phát
triển, mô hình trọng tài thương mại Việt Nam đã
có những bước thăng trầm cùng dòng chảy lịch sử
nước nhà. Bước sang thế kỷ XXI, với sự phát triển
của thể chế kinh tế, pháp luật và xã hội, chúng ta
có cơ sở để tin rằng trọng tài thương mại sẽ thực
hiện thành công quá trình tiêu chuẩn hóa và quốc
tế hóa nhằm vươn lên những tầm cao mới, góp
phần xứng đáng vào sự nghiệp cải cách tư pháp
của
nước
nhà.



LĨNH VỰC: LUẬT HỌC

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ ĐHQG – HCM LẦN I

VIETNAMESE LEGAL FRAMEWORK FOR COMMERCIAL ARBITRATION
ON THE JOURNEY TOWARDS INTEGRATION AND DEVELOPMENT
Tran Thi Tuong Van, Ho Duc Thao, Nguyen The Duc Tam, Ngo Nguyen Thao Vy
HCMC Univeristy of Economics and Law – VNU HCM, HCMC University of Law
ABSTRACT:
Over a long history, commercial arbitration, as an alternative dispute resolution mechanism, has been
significantly contributing to the stability of commercial activities throughout the world. In our country, this
model has been introduced into the legal system since the late 19th century but has not yet played a well –
established role in the socio – economy. In the early years of the 21st century, the ratifications of the
Ordinance on Commercial Arbitration in 2003 and the Law on Commercial Arbitration in 2010 marked a
leap forward of Vietnamese legislation on the journey of reforming and approaching general standards of
modern commercial arbitration.
In assistance with improving the legal framework for settling commercial disputes by means of arbitration,
the authors use the legal – historical and comparative law methods to profoundly analyse the formation and
development process of Vietnamese commercial arbitration law in relation to international law through
three major stages: (i) initial period (before 2003), (ii) transitional period (2003 – 2010) and (iii)
integrating period (2010 – present). In the light of these analyses, the paper forecasts and proposes
solutions to promote the standardisation and internationalisation process of Vietnamese commercial
arbitration, as well as to help transform this model into a feasible, fast, efficient and reliable method of
disputes settlement in the new era.
Keywords: commercial arbitration, development trend, Vietnamese legal framework, standardisation,
internationalisation
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. An Huy, Doanh nghiệp Việt vẫn chủ quan
với tranh chấp thương mại, (2012)
[2]. Beijing Arbitration Commission, Beijing

Arbitration Commission 2011 Annual Review,
(2011)
[3]. Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam gia nhập
WTO
[4]. Bộ Tư pháp, Đề cương giới thiệu Luật trọng
tài thương mại 2010, (2010)
[5]. Bộ Tư pháp, Những điểm mới cơ bản của
Luật Trọng tài thương mại, (2010)
[6]. Chính Dũng, Giải quyết tranh chấp tại Công
ty liên doanh Nhã Quán: Tòa án hay Trọng tài?,
(2008)
[7]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết của
Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020
[8]. Đặng Hoàng Oanh, Hủy quyết định trọng
tài: Chế định còn nhiều bất cập trong pháp luật
Việt Nam, (2009)

[9]. Đặng Trung Hà, Công nhận và cho thi hành
tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa
án nước ngoài, quyết định của trọng tài và những
vấn đề đặt ra trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế, (2009)
[10]. Đào Ngọc Báu, Những nguyên lý cơ bản của
cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và áp
dụng xây dựng Luật Trọng tài ở Việt Nam, Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp, (2009)
[11]. Đào Trí Úc, Những vấn đề cơ bản của Luật
Trọng tài, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (2010)
[12]. Democratic Movement United Georgia, Mr.

Ramaz Klimiashvili: “There is no market
economy without independent arbitration”
[13]. Đỗ Văn Đại, Giải quyết tranh chấp bằng
phương thức trọng tài ở Việt Nam, Tạp chí Khoa
học pháp lý, (2007)
[14]. Đỗ Văn Đại, Làm thế nào để trọng tài Việt
Nam là chỗ dựa của doanh nghiệp?, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, (2008)


LĨNH VỰC: LUẬT HỌC

[15]. Đoàn Năng, Một số ý kiến về thực trạng và
phương hướng hoàn thiện pháp luật trọng tài
kinh tế ở nước ta hiện nay, Tạp chí Luật học,
(1998)
[16]. Dương Đăng Huệ, Trọng tài kinh tế phi
chính phủ ở Việt Nam – Thực trạng và những
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của nó, Thông tin khoa học pháp lý, (1999)
[17]. European Court of Arbitration, What is the
European Court of Arbitration?
[18]. Frank D. Emerson, History Of Arbitration
Practice And Law, (1970)
[19]. Gu Xuan, The Combination of Arbitration
and Mediation in China, (2008)
[20]. Hoàng Yến, Án thương mại, tòa hay trọng
tài xử?, Tạp chí Pháp luật, (2010)
[21]. Hoàng Yến, Tòa án và trọng tài kinh tế:
“Giành nhau” xử kiện, Báo Pháp luật, (2008)

[22]. Hội Luật gia Việt Nam, Báo cáo tổng kết
thi hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003,
(2009)
[23]. Hữu Vinh, VIAC không có thẩm quyền thụ
lý vụ kiện, Báo Tiền phong, (2008)
[24]. Huy Anh, Dự thảo Luật Trọng tài thương
mại: Chất lượng “mời gọi” khách hàng!, (2010)
[25]. Indian Council of Arbitration, Annual
Report 2010 – 2011, (2011)
[26]. Lan Ngọc, Tranh chấp thương mại: Giải
quyết bằng trọng tài nhiều lợi ích thiết thực, Báo
Kinh tế Việt Nam, (2012)
[27]. Lê Kim Nguyệt, Dự án Luật Trọng tài
thương mại và sự tiếp cận các chuẩn mực quốc
tế, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (2009)
[28]. Mark Lockwood, Nguyen Tan Hai,
Arbitration in Vietnam, International Financial
Law Review, (1994)
[29]. Michael J Moser, Arbitration in Asia - 2nd
Edition, (2011)
[30]. Minh Trang, Tâm lý ngại “va chạm” của
người tiêu dùng đang bị lợi dụng, (2012)
[31]. Nguyen Bao Huy, Arbitration in Vietnam:
a journey to international standards, Asian
Counsel, Special Report – Dispute Resolution,
(2009)
[32]. Nguyễn Đình Thơ, Những điểm khác biệt
về pháp luật trọng tài thương mại của Việt Nam

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ ĐHQG – HCM LẦN I


so với một số nước trên thế giới, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, (2008)
[33]. Nguyễn Đình Thơ, Những yếu tố ảnh hưởng
đến sự ra đời và phát triển của trọng tài thương
mại, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (2006)
[34]. Nguyễn Hồng Hải, Một số vấn đề về cấu
trúc của Bộ luật dân sự và việc cấu trúc lại Bộ
luật dân sự năm 2005, (2011)
[35]. Nguyên Thảo, Doanh nghiệp và Trọng tài
thương mại, (2010)
[36]. Nguyễn Thị Dung, Lê Hương Giang, Bình
luận một số nội dung mới trong Luật Trọng tài
thương mại năm 2010, Tạp chí Luật học, (2011)
[37]. Nguyễn Thị Yến, Sự hỗ trợ của cơ quan tư
pháp đối với hoạt động của trọng tài thương mại
theo Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003,
Tạp chí Luật học, (2005)
[38]. Nhà Pháp luật Việt – Pháp, Kỷ yếu hội thảo
về Dự thảo Luật Trọng tài thương mại, (2009)
[39]. Phạm Duy Nghĩa, Pháp Luật Trọng Tài ở
Việt Nam - Quá Trình Phát Triển Và Các Vấn Đề
Đặt Ra, (2008)
[40]. Phan Thông Anh, Giải quyết bằng Trọng tài
thương mại Adhoc ở Việt Nam - Thực trạng và
giải pháp, (2011)
[41]. Phan Thông Anh, Tại sao các doanh nghiệp
Việt Nam không “mặn mà” với việc giải quyết
tranh chấp hợp đồng thương mại bằng trọng tài?,
(2009)

[42]. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam, Báo cáo đánh giá tác động của luật trọng
tài, (2009)
[43]. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam, Rà soát pháp luật kinh doanh, (2011)
[44]. Phước Hà, Doanh nghiệp Việt Nam chưa
quen dùng trọng tài thương mại, (2009)
[45]. Quỳnh Ngọc, Doanh nghiệp chưa “mặn
mà” với trọng tài thương mại, (2007)
[46]. School of International Arbitration at Queen
Mary, University of London and White & Case
LLP, 2010 International Arbitration Survey:
Choices in International Arbitration, (2010)
[47]. Singapore International Arbitration Center,
CEO’s Annual Report 2011, (2011)
[48]. Thái Vĩnh Thắng, Văn hóa pháp luật Pháp
và những ảnh hưởng tới pháp luật ở Việt Nam,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (2009)


LĨNH VỰC: LUẬT HỌC

[49]. Thùy Vân, Thúc đẩy Luật Trọng tài thương
mại quốc tế giữa các nước ASEAN, (2009)
[50]. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Bản án
số 01/QĐKT ngày 14/07/2004
[51]. Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội, Quyết
định số 02/QĐKT ngày 31/08/2004
[52]. Tòa án Nhân dân Tối cao, Thống kê số
lượng án, (2012)

[53]. Trần Hữu Huỳnh, Pháp lệnh trọng tài
thương mại những thử thách phía trước, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, (2003)
[54]. Trần Thái Dương, Thể chế trọng tài kinh
tế, thương mại Việt Nam – Quá trình phát triển
và hội nhập quốc tế, Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, (2005)
[55]. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam,
Bình luận về Pháp luật trọng tài: Bàn về chế
định thỏa thuận trọng tài, (2011)

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ ĐHQG – HCM LẦN I

[56]. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Số
vụ tranh chấp tại VIAC trong 17 năm từ 1993 đến
2011, (2012)
[57]. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam,
VIAC kết nạp Trọng tài viên đợt I/2012, (2012)
[58]. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam,
VIAC kết nạp trọng tài viên nước ngoài, (2008)
[59]. Tuệ Minh, Doanh nghiệp vẫn ngại trọng tài,
(2008)
[60]. Vân Long, Những nội dung cơ bản của Luật
Trọng tài thương mại, Báo Nhân dân, (2010)
[61]. Vũ Ánh Dương, Thực tiễn áp dụng Pháp
lệnh Trọng tài thương mại tại Trung tâm trọng tài
thương mại quốc tế Việt Nam, Tạp chí Khoa học
pháp lý, (2008)
[62]. William Laurence Craig, Michael
Polkinghorne, Dispute resolution in Vietnam,

International Financial Law Review, (1995)



×