Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập Và Phát Triển - Những Mâu
Thuẫn Và Giải Pháp
PHẦN 1:VÌ SAO CHỌN ĐỀ TÀI VIẾT?
1.LÝ DO VỀ LÝ LUẬN(tự viết + dựa vào giáo trình )
Sự nghiệp đổi mới với tính chất mới mẻ, khó khăn và phức tạp của nó
đề và điều kiện cơ bản làm cơ sở cho sự đổi mới trong hoạt động thực tiễn.
Phải khắc phục tình trạng trước đây thường vắng bóng lý luận khi thông qua
những quyết định quan trọng và do vậy buộc phải ra quyết định trên cơ sở
thuần túy kinh nghiệm. Phải tạo cơ sở thế giới quan khoa học, tạo niềm tin
cho cán bộ, Đảng viên trong quá trình đổi mới theo định hướng XHCN trước
những biến động sâu sắc, đầy kịch tính của thời đại. Muốn vậy cần phải có
triết học khoa học. Không thể đổi mới thành công nếu thiếu mặt tư duy triết
học sâu sắc. Triết học Mác–Lênin chính là cơ sở thế giới quan và phương
pháp luận cho công cuộc đổi mới của chúng ta.
Nhà triết học Hêgen đã khẳng định: Cuộc sống tiến lên thông qua những
mâu thuẫn. Thực tiễn phát triển đất nước ta hiện nay một lần nữa khẳng định
tính đúng đắn của luận điểm đó.
2.LÝ DO THỰC TẾ
Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế là một đòi hỏi nội sinh, bức thiết của
đất nước ta. Đây là một công việc hết sức mới mẻ, khó khăn và không ít thách
thức. Xây dựng một chiến lược hội nhập với những kế hoạch cụ thể với một
hệ thống tổ chức chặt chẽ và hệ thống chính sách thông thoáng cởi mở, một
đội ngũ cán bộ giỏi, thạo việc là những điều kiện cần phải có để chúng ta đủ
sức hội nhập.
(Đảng Cộng sản Việt Nam)
(VietNamNet) - Việc quay trở lại với quỹ đạo bình thường của mọi
dân tộc trên nền tảng kinh tế thị trường chính là E nghĩa lớn lao của sự
kiện gia nhập WTO. Nó giải thích vì sao cuộc hội nhập này được gọi là
“cuộc hội nhập thứ hai” trong lịch sử dân tộc ta. Năm 2007 này chính là
năm đầu tiên dân tộc Việt Nam bắt đầu bước vào một quỹ đạo mới cũng
là bước vào một vận hội mới.
Nước ta đang trong tiến trình đổi mới, chủ động hội nhập kinh tế với khu
vực và thế giới trong điều kiện toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Trước bối
cảnh lịch sử mới, chúng ta có những thời cơ mới song cũng phải đối mặt với
những thách thức hết sức to lớn. Con đường phải vượt qua là phát huy sức
mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, lấy chủ nghĩa
Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam
cho mọi hành động.
Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế
thị trường trong bối cảnh kinh tế- chính trị thế giới đang trong quá trình cơ
cấu lại một cách sâu sắc. So với nhiều nước trong khu vực, sự nghiệp phát
triển của Việt Nam bị tụt hậu khá xa về kinh tế, là một trong những nước
nghèo nhất thế giới, và có nguy cơ sẽ còn tụt hậu mạnh hơn nếu không có một
đường lối, chiến lược thông minh và một quyết tâm cao. Để tránh tụt hậu,
chắc chắn Việt Nam phải hội nhập vào cộng đồng thế giới, nhưng hội nhập
thế nào, theo hướng nào, theo phương thức nào? tiếp thu cái gì là một vấn đề
lựa chọn mang tính quyết định.
PHẦN 2:CƠ SỞ TRIẾT HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.LÝ LUẬN MÂU THUẪN TRONG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY
VẬT(mình viết)
A.Quy luật các mặt đối lập
B.Quan hệ các mặt đối lập(ko đối kháng)
C. Ý nghĩa quy luật các mặt đối lập
PHẦN 3:THỰC TRẠNG KT,XH VN KHI BƯỚC VÀO HỘI NHẬP
PHÁT TRIỂN
1.THÀNH TỰU CHUNG
Chúng ta có nhiều lợi thế để bước vào hội nhập. Nếu biết vận dụng đúng
lợi thế, chúng ta sẽ tạo ra nhiều cơ hội tốt để hội nhập. Chúng ta có thế mạnh
về con người, về lao động với trí thông minh, nhanh nhẹn, chăm chỉ cần cù.
Đất nước ta nằm ở vị trí chiến lược trong bản đồ phát triển kinh tế thế giới và
khu vực. Nằm ở vùng trung tâm của biển Thái Bình Dương, nơi hội tụ các
luồng vận tải biển quốc tế, nơi giao thoa của các dòng chảy thương mại Âu -
Á, Mỹ - Á, Đại Dương - Á và Phi - Á. Mặt khác tài nguyên của nước ta rất đa
dạng, phong phú và trữ lương ở dạng tiềm năng lớn. Do vậy xét trên tổng thể,
nếu chúng ta vạch ra được một lộ trình hội nhập hợp lý và tổ chức thực hiện
tốt lộ trình đó, tất yếu những lợi thế trên sẽ được phát huy tối đa giúp ta có thể
vượt qua khó khăn để tạo ra năng lực cạnh tranh trong hoàn cảnh mới, để từ
đó có chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế.
2. HẠN CHẾ
Nhưng bên cạnh những lợi thế đó, chúng ta có vô vàn khó khăn, yếu kém
cản trở quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
Xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta còn rất thấp, nó còn đang trong
quá trình chuyển đổi, kinh tế thị trường mới còn đang ở giai đoạn phát triển
sơ khai, các yếu tố cơ bản, đồng bộ của một thị trường chưa phát triển đầy đủ.
Điều đó dẫn đến khả năng kinh doanh và cạnh tranh của các chủng loại hàng
hoá, các chủng loại dịch vụ của từng doanh nghiệp rất yếu kém. Thị trường
thế giới để hàng hoá ta tiêu thụ rất hạn hẹp, có lúc, có chỗ ta vừa chiếm lĩnh
được, ta vừa đặt chân tới thì đã bị thôn tính. Trong bối cảnh quốc tế tự do
buôn bán, tự do đầu tư, chúng ta đang ở vào thế yếu, rất dễ trở thành nơi tiêu
thụ hàng hoá cho nước ngoài.
Bên cạnh những khó khăn trên, còn nhiều khó khăn khác nữa, nhưng đáng
quan tâm hơn cả là những khó khăn về con người, về cơ chế chính sách và bộ
máy. Hiện nay trong xã hội, trong Đảng, trong bộ máy nhà nước vẫn còn
nhiều nhận thức khác nhau về hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là nhận thức về
mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế quốc tế với bảo đảm độc lập tự chủ và định
hướng xã hội chủ nghĩa. Nhiều chính sách, cơ chế và quy định của nước ta
không phù hợp với các quy định của quốc tế, dẫn tới rất nhiều phiền toái
trong giao dịch thương mại, nhiều khi mất thời cơ, mất hàng, mất tiền. Đến
nay, chiến lược về hội nhập kinh tế mới đang được hình thành, ngày 27- 11-
2001 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã ra Nghị
quyết số 07 về hội nhập kinh tế. Phải khẳng định đây là một quốc sách quan
trọng của Đảng ta, nhưng trong 5 năm qua trong quá trình hành động cụ thể,
thì bước tiến còn rất chậm chạp. Thành thử trong hàng loạt các vấn đề liên
quan đến quản lý xã hội, quản lý kinh tế cần phải được nhanh chóng giải
quyết để tạo đà cho hội nhập vẫn chưa được đồng bộ tháo gỡ và phát triển. Ví
dụ như: chúng ta chưa xây dựng đủ mạnh một hệ thống tổ chức kinh tế đối
ngoại, chúng ta chưa chuẩn bị được một đội ngũ cán bộ đủ sức đối đầu và
cạnh tranh trên thương trường. Đặc biệt là việc ngăn ngừa, hạn chế những tác
động xấu về văn hoá, lối sống
Hội nhập kinh tế quốc tế: những lợi thế và khó khăn (06-07-2006)
Hội nhập kinh tế quốc tế là một đòi hỏi tất yếu, bức
thiết của đất nước ta. Nhận rõ lợi thế và thách thức để
chủ động hội nhập là điều hết sức cần thiết. Có vậy
chúng ta mới đẩy nhanh quá trình hội nhập với quy mô rộng hơn, trình độ cao
hơn…
Nếu nói không sai, thì trên thực tế kinh tế Việt Nam đã hội nhập kinh tế
thế giới từ lâu, nhưng vẫn ở trình độ thấp, sơ khai. Hiện nay, tuy kinh tế Việt
Nam tham gia vào AFTA, ASEAN, nhưng sự tham gia đó vẫn dừng ở phạm
vi hẹp, nhỏ cả về lĩnh vực lẫn quy mô, khối lượng Trước yêu cầu của công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trước yêu cầu của phát triển kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta không thể không đẩy
nhanh tốc độ, quy mô hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi vậy, Nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ VIII và IX và X đều khẳng định phải “đẩy nhanh quá trình hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới”, với quy mô rộng hơn và trình độ cao hơn.
Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả thì chúng ta mới tạo ra được
thế đứng mới trên thương trường quốc tế, mới hạn chế được những đối xử
không công bằng. Hiện nay Tổ chức thương mại thế giới WTO đã thao túng
tới 95% kim ngạch buôn bán thế giới, nếu chúng ta còn đứng ngoài tổ chức
này, thì tất nhiên sẽ rất yếu thế trong giao thương.
Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta mới tranh thủ được nguồn vốn,
kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta mới mở rộng được thị trường
xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Mở cửa
hội nhập do đó, không chỉ là để các doanh nghiệp của ta vươn ra, mà còn để
các doanh nghiệp nước ngoài đi vào sản xuất và kinh doanh ở nước ta.
Rõ ràng, hội nhập kinh tế quốc tế là nhu cầu nội sinh của bản thân nền
kinh tế nước ta, chứ không phải do chúng ta bị o ép, bị bắt buộc. Thời cơ đang
đến, yêu cầu của chính bản thân đòi hỏi, không còn sự lựa chọn ưu việt nào
hơn. Vấn đề đặt ra là chúng ta lựa chọn như thế nào để vẫn hội nhập phát triển
mà vẫn bảo toàn trọn vẹn độc lập tự chủ, vẫn hội nhập mà không đánh mất
truyền thống, hội nhập mà an ninh trật tự xã hội được bảo đảm, hội nhập mà
xã hội lành mạnh và phát triển.
Nhưng bên cạnh những lợi thế đó, chúng ta có vô vàn khó khăn, yếu kém
cản trở quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
Xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta còn rất thấp, nó còn đang trong
quá trình chuyển đổi, kinh tế thị trường mới còn đang ở giai đoạn phát triển
sơ khai, các yếu tố cơ bản, đồng bộ của một thị trường chưa phát triển đầy đủ.
Điều đó dẫn đến khả năng kinh doanh và cạnh tranh của các chủng loại hàng
hoá, các chủng loại dịch vụ của từng doanh nghiệp rất yếu kém. Thị trường
thế giới để hàng hoá ta tiêu thụ rất hạn hẹp, có lúc, có chỗ ta vừa chiếm lĩnh
được, ta vừa đặt chân tới thì đã bị thôn tính. Trong bối cảnh quốc tế tự do
buôn bán, tự do đầu tư, chúng ta đang ở vào thế yếu, rất dễ trở thành nơi tiêu
thụ hàng hoá cho nước ngoài.
Bên cạnh những khó khăn trên, còn nhiều khó khăn khác nữa, nhưng
đáng quan tâm hơn cả là những khó khăn về con người, về cơ chế chính sách
và bộ máy. Hiện nay trong xã hội, trong Đảng, trong bộ máy nhà nước vẫn
còn nhiều nhận thức khác nhau về hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là nhận thức
về mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế quốc tế với bảo đảm độc lập tự chủ và
định hướng xã hội chủ nghĩa. Thành thử trong hàng loạt các vấn đề liên quan
đến quản lý xã hội, quản lý kinh tế cần phải được nhanh chóng giải quyết để
tạo đà cho hội nhập vẫn chưa được đồng bộ tháo gỡ và phát triển. Ví dụ như:
chúng ta chưa xây dựng đủ mạnh một hệ thống tổ chức kinh tế đối ngoại,
chúng ta chưa chuẩn bị được một đội ngũ cán bộ đủ sức đối đầu và cạnh tranh
trên thương trường. Đặc biệt là việc ngăn ngừa, hạn chế những tác động xấu
về văn hoá, lối sống
Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế là một đòi hỏi nội sinh, bức thiết của
đất nước ta. Đây là một công việc hết sức mới mẻ, khó khăn và không ít thách
thức. Xây dựng một chiến lược hội nhập với những kế hoạch cụ thể với một
hệ thống tổ chức chặt chẽ và hệ thống chính sách thông thoáng cởi mở, một
đội ngũ cán bộ giỏi, thạo việc là những điều kiện cần phải có để chúng ta đủ
sức hội nhập.
Đảng Cộng sản Việt Nam
Thứ nhất, trong một thời gian dài, kinh tế tăng trưởng chưa tương xứng
với tiềm năng.
Thứ hai, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả đầu tư và sức cạnh tranh
chậm được cải thiện.
Vận tải biển VN: "Bỏ sân nhà, đá sân khách"
/>Ngay trên sân nhà, đội tàu biển VN vẫn phải "nhường" tới 85% miếng
bánh thị phần cho thương thuyền nước ngoài.
PHẦN 4:NHỮNG MÂU THUẪN CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
PHÁT TRIỂN
1:YÊU CẦU CỦA HỘI NHẬP_PT Tính lạc hậu tương đối của văn
hóa và tính tất yếu phải cải cách văn hoá
Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group
Sách Cải cách và sự phát triển
Tính trễ của cải cách chính trị
Trước hết, nói đến cải cách chính trị không thể không làm rõ một hiện
tượng liên quan, đó là tính trễ của cải cách chính trị. Về bản chất, đây là
trạng thái không đồng bộ của quá trình cải cách, trong đó hệ thống chính trị
có xu hướng bảo lưu các đặc tính đã trở nên lạc hậu trước thực tế đời sống
xã hội. Thực tế này đòi hỏi phải có những nghiên cứu thấu đáo nhằm cải
thiện tình hình, thúc đẩy tiến trình cải cách, đặc biệt là cải cách chính trị,
diễn ra nhanh chóng hơn, toàn diện hơn và đạt được thành công to lớn hơn
Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, số 41-2007; 04.10.2007
Có nhiều lE do để những người làm kinh tế (doanh nhân và cả
những nhà hoạch định chính sách) chú E nhiều hơn tới các khía cạnh văn
hóa trong những suy tính của mình.
Những sản phẩm văn hóa có một trọng lượng kinh tế không nhỏ, và
trọng lượng đó càng lớn theo sự phát triển của xã hội
Một ngành kinh tế lớn, ngành du lịch, có liên quan trực tiếp tới văn
hóa. Những di sản văn hóa trên lãnh thổ một quốc gia là một chủ bài lớn
để thu hút du khách nước ngoài, và từ đó nảy nở những mối giao thương
khác.
Một khía cạnh khác, nối văn hóa với kinh tế một cách gián tiếp hơn,
nhưng không kém tầm quan trọng: vấn đề trình độ văn hóa của xã hội
nói chung, của những tác nhân kinh tế nói riêng.
Việt Nam cần tăng cường nội lực của mình thông qua những chính
sách văn hóa như thế nào, để có thể giành thắng lợi trong hội nhập ?
Nguyên Giáo sư Đại học Công nghệ Compiègne, Pháp
Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group
Sách Cải cách và sự phát triển
Chương II. Nội dung và Phương pháp luận Cải cách
I. Các cuộc cải cách cơ bản và đặc tính của nó
1. Đặt vấn đề
2. Cải cách kinh tế với vai trò tiên phong
3. Tính trễ của cải cách chính trị
4. Tính lạc hậu tương đối của văn hóa và tính tất yếu phải cải cách văn
hóa
5. Cải cách giáo dục - Điểm hội tụ của tất cả các cuộc cải cách
II. Tự do - Linh hồn của các cuộc cải cách
1 . Tự do – Sản phẩm của cải cách hay cách mạng
2. Tự do - Điểm khởi đầu của mọi sự phát triển
III. Tính đồng bộ của các cuộc cải cách
1.Về khái niệm tính đồng bộ và sự cần thiết phải tiến hành đồng bộ các
cuộc cải cách
2. Đảm bảotính đồng bộ của các cuộc cải cách
IV. Xây dựng hệ tiêu chuẩn cải cách
2:MỘT SỐ MÂU THUẪN QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP _PT
LÝ LUẬN-THỰC TIỄN Số 13 (133) năm 2007
Tạp chí Cộng sản
Thứ nhất, trong một thời gian dài, kinh tế tăng trưởng chưa tương xứng
với tiềm năng.
Thứ hai, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả đầu tư và sức cạnh tranh
chậm được cải thiện.
Một là, tại sao một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt nhiều thành tích,
tạo được uy tín, niềm tin và sức hấp dẫn quốc tế to lớn như vậy lại chưa giải
quyết tốt ở mức cần và có thể cả vấn đề số lượng lẫn chất lượng tăng trưởng?
Hai là, cách thức tăng trưởng và phát triển đã mang lại cho nền kinh tế
những thành quả đáng tự hào trong 20 năm qua, làm sao để có thể tiếp tục bảo
đảm giải quyết tốt các nhiệm vụ phát triển đặt ra trong môi trường hội nhập
và cạnh tranh quốc tế gay gắt của giai đoạn tới?
a) Mô hình tăng trưởng chứa đựng một số mâu thuẫn vàbất cập.
b) Hệ thống thể chế thị trường phát triển chậm và thiếu đồng bộ,
trong khi đó, các yếu tố của cơ chế kinh tế cũ còn duy trì, cho nên gây
cản trở sự phát triển.
c) Cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa,
nhất là theo hướng hiện đại hóa.
d) Trong nền kinh tế vẫn còn nhiều điểm yếu, gây tắc nghẽn tăng
trưởng.
e) Còn nhiều hạn chế về nguồn nhân lực có trình độ cao.
g) Năng lực điều hành của bộ máy quản lE nhà nước còn nhiều hạn
chế.
b) Hệ thống thể chế thị trường phát triển chậm và thiếu đồng bộ,
trong khi đó, các yếu tố của cơ chế kinh tế cũ còn duy trì, cho nên gây
cản trở sự phát triển.
c) Cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa,
nhất là theo hướng hiện đại hóa.
d) Trong nền kinh tế vẫn còn nhiều điểm yếu, gây tắc nghẽn tăng
trưởng.
e) Còn nhiều hạn chế về nguồn nhân lực có trình độ cao.
g) Năng lực điều hành của bộ máy quản lE nhà nước còn nhiều hạn
chế.
Công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay: Nhìn từ giác độ mâu thuẫn
của quá trình phát triển
GS. TS. Phạm Ngọc Quang (Hội đồng lE luận T. Ư.)
Tạp chí Triết học 12:32' PM - Chủ nhật, 01/01/2006
Từ đó, có thể thấy, để đưa công cuộc đổi mới tiếp tục tiến lên, chúng ta
phải giải quyết rất nhiều mâu thuẫn phức tạp, trong đó nổi lên những mâu
thuẫn sau:
1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng trưởng, phát triển kinh tế với sự bất
cập của cơ chế, chính sách khai thác nguồn lực hiện nay.
Để đạt mục tiêu đến năm 2010 thoát khỏi tình trạng một nước kém phát
triển, tốc độ phát triển kinh tế thời gian tới phải đạt mức trung bình khoảng
8%/năm
(1)
. Chỉ bằng cơ chế, chính sách như hiện nay, chúng ta khó có thể
thực hiện phát triển đột biến về khả năng khai thác những tiềm năng lớn về tài
nguyên, lao động trong nước, về khả năng tận dụng những cơ hội quốc tế để
gia tăng mạnh và sử dụng tốt các nguồn lực từ bên ngoài. Nền kinh tế hiện
vẫn rất dễ bị tổn thương trước tác động không lớn lắm của những biến đổi
kinh tế bên ngoài. Khoảng cách về kinh tế giữa nước ta với nhiều nước trong
khu vực và thế giới ngày càng mở rộng. Sự tụt hậu trên lĩnh vực này chưa
được ngăn chặn.
2. Mâu thuẫn giữa tính ưu việt của nền kinh tế thị trường đinh
hướng XHCN với những hạn chế trong việc tìm ra quyết sách khắc phục
mặt trái của kinh tế thị trường.
Tính ưu việt của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa phải được thể hiện ngày càng đậm nét trước hết và chủ yếu ở
khả năng bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển
văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, trong khi đó, chúng ta chưa
tìm được những giải pháp hữu hiệu để giải quyết những hậu quả xã hội do tác
động tiêu cực của những mặt trái thuộc kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế
quốc tế gây ra. Nhiều vấn đề xã hội có xu hướng ngày càng gay gắt. Đặc biệt,
điều làm cho nhân dân hết sức bất bình, lo lắng là tệ quan liêu, tham nhũng,
lãng phí, nhũng nhiễu dân, suy thoái về tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo
đức, lối sống của .một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên rất nghiêm trọng.
Văn hoá lai căng có xu hướng phát triển. Hiện tượng ma chay, cưới xin, hội
hè với nhiều hủ tục được khôi phục ở nhiều nơi. Đạo lý xã hội, gia đình
xuống cấp. Tình huống mất ổn định cục bộ có khả năng xảy ra nhiều hơn,
mức độ phức tạp của tình hình gia tăng hơn Chúng ta chưa tìm được những
phương hướng ngăn chặn có hiệu quả tình trạng đó.
3. Mâu thuẫn giữa tính tất yếu khách quan phải nâng cao sự đồng
thuận xã hội trong đổi đất nước với sự tấn công của các thế lực thù địch
trong và ngoài nước nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân là một điều
kiện tất yếu để đưa công cuộc đổi mới tiến lên mạnh mẽ hơn. Nhưng, cùng
với những yếu kém của chính chúng ta, thì sự tác động của các thế lực thù
địch nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình" đối với nước ta bằng
nhiều con đường, nhiều biện pháp và phương tiện, cả trực tiếp lẫn gián tiếp
qua một số phần tử cơ hội về chính trị để chống phá trên lĩnh vực tư tưởng -lý
luận đã làm cho một bộ phận cán bộ, Đảng viên và nhân dân phân tâm
Chúng ta có phần còn lúng túng, hữu khuynh trong cuộc đấu tranh trên lĩnh
vực này.
4. Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao tính tích cực chính trị với lối
sống thực dụng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Trong khi cuộc sống đòi hỏi phải thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của nhân
dân, phát huy đóng góp của nhân dân vào việc hoàn thiện và tổ chức thực hiện
đường lối đổi mới, thì tình trạng thờ Ơ chính trị, chỉ lo vun vén cho lợi ích của
bản thân và gia đình, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một bộ phận
cán bộ, đảng viên và nhân dân có chiều hướng gia tăng. Chúng ta chưa tìm
được cách để khắc phục tình hình này với hiệu quả cao.
5. Mâu thuẫn giữa yêu cầu đẩy mạnh đổi mới hệ thống chính trị với
sự thiếu hụt trong những biện pháp mang tính đột phá trên lĩnh vực này.
Công cuộc đổi mới kinh tế đã phát triển tới mức đòi hỏi phải đẩy mạnh
hơn nữa việc đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động của hệ thống chính trị,
sự kết hợp hài hoà hơn nữa giữa các bộ phận cấu thành hệ thống đó, song,
chúng ta chưa có những đột phá trên lĩnh vực này. Đã có nhiều nghị quyết,
nhiều chủ trương chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nhưng hiệu quả thực
tiễn còn thấp. Bộ máy của hệ thống chính trị còn quá cồng kềnh, cơ chế vận
hành chưa thật khoa học, tình trạng lẫn lộn chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ
phận cấu thành hệ thống chính trị còn xuất hiện ở nhiều cấp, nhiều địa
phương. Việc thực hiện luật pháp, kỷ cương không nghiêm. Nhiều nơi còn vi
phạm quyền làm chủ của nhân dân. Đội ngũ cán bộ, công chức chưa đủ mạnh,
phương pháp hoạt động của nhiều cán bộ đảng, đoàn thể còn trong tình trạng
viên chức hoá Sự yếu kém đó, nếu không được khắc phục có hiệu quả, thì
một số phương diện của hệ thống chính trị sẽ trở thành lực cản lớn đối với đổi
mới trên lĩnh vực kinh tế.
6. Mâu thuẫn giữa quá trình phát triển dân chủ với tình trạng thiếu
giá đỡ về lE luận và thực tiễn cho quá trình đó.
Dân chủ hoá đời sống xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của đổi
mới. Nhưng chúng ta chưa tìm được những giải pháp tất nhất để xác lập vững
chắc quan điểm khoa học về dân chủ phù hợp với điều kiện một Đảng duy
nhất cầm quyền, không đa nguyên về chính trị, không tổ chức quyền lực Nhà
nước theo nguyên tắc phân quyền, chưa tìm được những cơ chế và hình thức
thực hiện dân chủ thích hợp với truyền thống văn hoá chính trị, với trình độ
dân trí, trình độ văn hoá chung của nhân dân. Dân chủ trong Đảng, trong xã
hội và ở cơ sở tuy đã được nhấn mạnh trong nhiều nghị quyết, chỉ thị của
Đảng và các văn bản pháp quy của Nhà nước, nhưng kết quả đạt được trên
thực tế còn nhiều hạn chế. Cải cách hành chính tiến hành chậm, thiếu kiên
quyết, hiệu quả thấp. Chưa có cơ chế để bảo đảm quyền lực Nhà nước thực sự
thuộc về nhân dân, vai trò giám sát thực hiện quyền kiểm tra của nhân dân đối
với chính quyền và cán bộ, Đảng viên còn mờ nhạt.
7. Mâu thuẫn giữa tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với
khả năng giữ vững độc lập tự chủ trong hội nhập và khắc phục những tác
động tiêu cực của hội nhập.
Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là một nhân tố tất yếu để phát triển,
nhưng chúng ta còn thiếu nhất quán và lúng túng, bị động trong việc xử lý
mối quan hệ giữa mặt tích cực và tiêu cực của quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế, giữa độc lập tự chủ về kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, lúng túng trong
việc giải quyết mối quan hệ giữa hội nhập đồng thời nhiều cấp độ hơn, sâu
hơn, rộng hơn, đa dạng hơn với việc giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc
. Theo Tạp chí Triết học
Số lượt đọc: 21561 - Cập nhật lần cuối: 01/01/2006 12:35:30 PM
3.MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN THÚC ĐẨY QTRÌNH HỘI
NHẬP_PT
Thứ nhất, Bộ LĐTB&XH sẽ hoàn thiện và phát triển một hệ thống an
sinh xã hội hữu hiệu.
Thứ hai, phải đổi mới chính sách thị trường LĐ.
Thứ ba, chúng ta phải xây dựng quan hệ LĐ lành mạnh.
Thứ tư, phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thứ năm, phải xử lý vấn đề tiêu chuẩn LĐ. Nhất là những tiêu chuẩn
LĐ cơ bản do ILO đưa ra với mục đích là để bảo vệ người LĐ, hướng tới một
môi trường làm việc tốt hơn và quan hệ LĐ lành mạnh hơn
Thứ sáu, chúng ta cần điều chỉnh hệ thống chính sách và luật pháp
lao động và xã hội.
Thứ bảy, chúng ta phải hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội và tiếp
tục đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo.
• Thế Lê Vinh
- Trong xây dựng kinh tế ở thời kỳ quá độ lên CNXH, phải lấy công
nghiệp hóa làm nhiệm vụ trung tâm, nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, nhằm
từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, không ngừng nâng
cao nǎng xuất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.
- Quan hệ sản xuất XHCN phải được thiết lập từng bước từ thấp đến cao,
phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, với sự đa dạng về hình thức
sở hữu. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao
động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu. Việc cải tạo XHCN không phải chỉ tập
trung trong vài ba nǎm như trước, mà là công việc của suốt thời kỳ quá độ lên
CNXH.
- Trong hoạt động kinh tế, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, khuyến
khích làm giàu hợp pháp, chính sách kinh tế phải gắn với chính sách xã hội,
phát triển kinh tế phải đi đôi với thực hiện công bằng xã hội, hạn chế và ngǎn
chặn sự phân cực xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Tǎng cường vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước, khai thác triệt để mặt
tích cực của kinh tế thị trường để hoạt động kinh tế có hiệu quả, bảo đảm kinh
tế tǎng trưởng cao và phát triển bền vững: đồng thời phải khắc phục, ngǎn
ngừa và hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế thị truờng với các tệ nạn
như gian dối, lừa lọc, chụp giật, ma phia, tham nhũng, buôn lậu, tâm lý chạy
theo đồng tiền, suy thoái về đạo đức, lối sống
- Mở rộng quan hệ quốc tế đa phương, đa dạng, chủ động hội nhập kinh
tế khu vực và thế giới, với chiến lược đúng đắn và lộ trình thích hợp, theo tinh
thần "Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước, vì hòa bình, độc lập, và phát
triển". Trong xây dựng kinh tế, phải dựa vào nguồn lực bên trong là chính,
đồng thời tranh thủ tối đa những nguồn lực từ bên ngoài.
PHẦN 5:KẾT LUẬN
LÝ LUẬN TƯ TƯỞNG HCM TRONG THỜI ĐẠI MỚI
Cuộc sống đang sải những bước đi táo bạo và quyết đoán trong thời đại
của những biến động dồn dập. Tầm mắt không ít người dã được mở rộng hơn
nhờ vào "sự xé toang một tấm màng bưng bít, sự hiện ra và sáng lên của sự
thật, sự tan vỡ một số huyền thoại, sự phá sản nhiều giáo điều, sự bộc lộ
những sai lầm trầm kha, sự nhận thức mới, không phải về tưởng mà về lý luận
cách mạng, thực tiễn hoạt động và thực tế đời sống, sự khơi dậy những niềm
hy vọng mới, sự bắt đầu một quá trình thanh lọc và tái tạo đầy hứa hẹn” (trích
từ bài viết thế kỷ XX của Việt Phương – thành viên Ban nghiên cứu của Thủ
tướng Chính phủ).
Để bắt đầu một quá trình thanh lọc và tái tạo đầy hứa hẹn ấy, mở rộng
tầm mắt là điều kiện tiên quyết. Đó cũng là đòi hỏi trước tiên đề có thể chủ
động đón nhận sự thách thức mới trong qúa trình hội nhập quốc tế. Tính chất
gay gắt và chưa có tiền lệ của những thách thức ấy đang đòi hỏi một bản lĩnh
mới của những người đang gánh trên vai mình trách nhiệm nặng nề của lịch
sử. Bản lĩnh ấy, xét đến cùng lại cũng được quyết định quyết định bởi tầm
nhìn mới, bởi “đôi mắt mới nhìn vào thế giới”.
Không phải là không có lý khi người ta cho rằng: thế giới đã thay đổi và
kiểu tư duy tuyến tính không con thích hợp với một thế giới phi tuyến. Không
có một bản đồ vạch sẵn cho con đường phía trước. Những kinh nghiệm có
sẵn, những phương pháp truyền thống không còn đủ cho hành trình của dân
tộc đi về phía trước. Vì thế, sáng tạo và linh hoạt trong tư duy cũng như trong
hành động phải là phẩm chất hàng đầu của con người Việt Nam đang sống
trong thế kỷ XXI. Để có được phẩm chất đó, đỏi hỏi phải có “sự nhận thức
mới, không phải về lý tưởng mà về lý luận cách mạng, thực tiễn hoạt động và
thực tế đời sống”. Để làm được điều đó, phải biết khai thác cái lợi thế vô song
của chúng ta, đó là uy tín của tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
– anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hoá mà thế giới từng biết và
đã tỏ lòng ngưỡng mộ.
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình triết học Mac-Lenin-nhà xuất bản đai học quốc gia (Hà Nội)
2.Webside Google.com
3.Các báo điện tử: +VietNamNet
+mfoNeus.Net
+Chuyên trang Việt Nam trên đường hội nhập
+Thông tấn xã Việt Nam
Công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay: Nhìn từ giác độ mâu thuẫn của quá
trình phát triển 11
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18