Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Năng lực, năng lực thực thi công việc, năng lực lãnh đạo, quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.54 KB, 11 trang )

1
Năng lực, năng lực thực thi công việc, năng lực lãnh đạo, quản lý
1.2.1. Năng lực
Trong bất cứ hoạt động nào của con người, để thực hiện có hiệu quả, con
người cần phải có một số phẩm chất tâm lý cần thiết và tổ hợp những phẩm chất
này được gọi là năng lực. Theo quan điểm của Tâm lý học Mác xít, năng lực của
con người luôn gắn liền với hoạt động của chính họ. Nội dung và tính chất của hoạt
động được quy định bởi nội dung và tính chất của đối tượng của nó. Tuỳ thuộc vào
nội dung và tính chất của đối tượng mà hoạt động đòi hỏi ở chủ thể những yêu cầu
xác định. Nói một cách khác thì mỗi một hoạt động khác nhau, với tính chất và
mức độ khác nhau sẽ đòi hỏi ở cá nhân những thuộc tính tâm lý (điều kiện cho hoạt
động có hiệu quả) nhất định phù hợp với nó.
Như vậy, khi nói đến năng lực cần phải hiểu năng lực không phải là một
thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó (ví dụ như khả năng tri giác, trí nhớ…) mà là sự
tổng hợp các thuộc tính tâm lý cá nhân (sự tổng hợp này không phải phép cộng của
các thuộc tính mà là sự thống nhất hữu cơ, giữa các thuộc tính tâm lý này diễn ra
mối quan hệ tương tác qua lại theo một hệ thống nhất định và trong đó một thuộc
tính nổi lên với tư cách chủ đạo và những thuộc tính khác giữ vai trò phụ thuộc)
đáp ứng được những yêu cầu hoạt động và đảm bảo hoạt động đó đạt được kết quả
mong muốn. Ở góc độ này, chúng ta có thể định nghĩa: “Năng lực là sự tổng hợp
những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và
đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao”[6,tr190]. Nói cách khác:
“Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một
hoạt động nào đó”; “Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người
khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”[21,tr660.661].


2
Như trên đã phân tích, năng lực không mang tính chung chung mà khi nói
đến năng lực, bao giờ người ta cũng nói đến năng lực cũng thuộc về một hoạt động
cụ thể nào đó như năng lực toán học của hoạt động học tập hay nghiên cứu toán


học, năng lực hoạt động chính trị của hoạt động chính trị, năng lực giảng dạy của
hoạt động giảng dạy… Như vậy, có thể định nghĩa năng lực nghề nghiệp như sau:
“Năng lực nghề nghiệp là sự tương ứng giữa những thuộc tính tâm, sinh lý của con
người với những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra. Nếu không có sự tương ứng này
thì con người không thể theo đuổi nghề được”[19,tr72]. Ở mỗi một nghề nghiệp
khác nhau sẽ có những yêu cầu cụ thể khác nhau, theo tác giả Mạc Văn Trang thì
năng lực nghề nghiệp được cấu thành bởi 3 thành tố sau: Tri thức chuyên môn; kỹ
năng hành nghề; thái độ với nghề [26].
Dưới góc độ hành chính học, “năng lực” có ba cách tiếp cận sau: “năng
lực” là tập hơn ba nhóm yếu tố kiến thức, kỹ năng và cách ứng xử một người có và
sử dụng để đạt được kết quả trong công việc; “năng lực” là những gì một người có,
biết và làm được để đạt được kết quả trong công việc; “năng lực” là những gì một
người phải có để hoàn thành công việc theo quy định. Năng lực của mỗi người bao
giờ cũng gắn liền với hoạt động của chính người đó và cả sản phẩm của chính hoạt
động ấy. Năng lực chỉ hình thành và phát triển trong hoạt động. Đến lượt nó, kết
quả hoạt động lại tùy thuộc và trình độ phát triển của năng lực được hình thành
trong hoạt động này. Như vậy, tùy theo hoạt động của con người có thể chia thành
các loại năng lực khác nhau; năng lực luôn được xác định gắn liền với việc thực thi
những loại công việc nhất định: Năng lực để đảm nhận vị trí công việc mang tính
chuyên môn; năng lực để đảm nhận vị trí lãnh đạo, quản lý...
Năng lực cán bộ, công chức (năng lực thực thi công việc được giao) luôn
gắn với các yếu tố: Loại công việc; quy trình thực thi công việc; kết quả. Nói đến
năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức là nói đến năng lực chung, năng lực tổng


3
quát và năng lực cụ thể theo từng nhóm năng lực chung. Năng lực tổng quát
thường có thể chung cho nhiều loại tổ chức ; chung cho từng nhóm đối tượng như
nhóm cán bộ, nhóm công chức. Năng lực cụ thể chính là chi tiết hóa năng lực tổng
quát nhưng gắn chặt với họat động của tổ chức . Cần phân biệt giữa năng lực cần

có để thực thi công việc và tiêu chuẩn để bổ nhiệm vào một vị trí. Tiêu chuẩn
mang tính quy định cứng, là điều kiện cần để bổ nhiệm, chủ yếu dựa trên các quy
định như đòi hỏi về bằng cấp, lòng trung thành, phẩm chất (khó đo lường)… Còn
năng lực chỉ thể hiện khi kiểm tra, đánh giá hoặc khi thực thi công việc; năng lực là
điều kiện cần và đủ để làm tốt công việc được giao; năng lực có thể đo lường được
thông qua việc đánh giá thực thi được hay không được công việc được giao. Trong
thực thi công việc được giao nếu năng lực thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm
vụ, có thể dùng biện pháp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực.
1.2.2. Năng lực thực thi công việc
Năng lực thực thi công việc chính là khả năng thực hiện các nhiệm vụ được
giao (năng lực thực thi nhiệm vụ chuyên môn). Để thực thi công việc được giao,
cán bộ, công chức phải có kiến thức về chuyên môn, kỹ năng thực hiện và thái độ
thực thi công việc:
Về kiến thức và trình độ chuyên môn
Kiến thức và trình độ chuyên môn có được do được đào tạo, bồi dưỡng ở
các trường lớp tạo nên cho con người đó một thế giới quan khoa học, óc nhận xét,
khả năng tư duy, xét đoán và quyết định hành động đúng quy luật, đúng mức độ và
thời điểm. Kiến thức cơ bản của một người thể hiện ở bằng cấp chuyên môn được
đào tạo ở các trường lớp. Người có bằng cấp chuyên môn thuộc lĩnh vực nào có
nghĩa cá nhân đó có trình độ kiến thức ở lĩnh vực đó càng nhiều và kiến thức đó
được nhà nước công nhận qua việc cấp văn bằng.


4
Tuy nhiên, việc đánh giá năng lực con người không chỉ qua văn bằng họ có
được mà cần phải đánh giá một cách tổng hợp hơn về nhiều khía cạnh, chẳng hạn
như về trình độ hiểu biết kiến thức tự nhiên, xã hội. Những loại kiến thức này vô
cùng phong phú, bao gồm nhiều lĩnh vực, nhiều ngành khác nhau. Và những loại
kiến thức này không nhất thiết cá nhân nào cũng phải học có bằng cấp mới biết, có
người chỉ cần tham khảo, tìm hiểu qua các sách, báo, đài, các phương tiện thông tin

đại chúng và việc tự tư duy vận dụng vào thực tiễn họ cũng có đủ năng lực để phát
hiện ra thế giới khách quan một cách nhanh nhạy và chính xác, xử lý các vấn đề
mà cuộc sống đặt ra. Trên thực tế, có người học nhiều nhưng vẫn chậm nhận ra
được bản chất của hiện thực khách quan cần xử lý.
Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ theo từng lĩnh vực nghề nghiệp, từng
cương vị công tác là đòi hỏi tất yếu đối với người cán bộ, công chức chuyên
nghiệp. Kiến thức và trình độ chuyên môn giúp người cán bộ, công chức có năng
lực tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị các cấp ủy Đảng, hội đồng nhân dân các
cấp và những quyết định, chính sách của chính quyền cấp trên. Không có kiến thức
và trình độ chuyên môn cán bộ, công chức khó có thể thực thi nhiệm vụ được giao
trong hoạt động thực tiễn. Đối với cán bộ, công chức chính quyền cơ sở, tùy theo
chức trách nhiệm vụ được giao, yêu cầu về kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ cũng
khác nhau. Kiến thức, chuyên môn của các cán bộ (chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng
nhân dân và ủy ban nhân dân) sẽ khác nhau. Giữa cán bộ với công chức (07 chức
danh chuyên môn) cũng khác nhau…
Về kỹ năng thực hiện công việc
Kỹ năng chính là khả năng vận dụng những hiểu biết có được vào hoạt
động thực tế, mức độ vận dụng càng thành thạo, nhuần nhuyễn thì kỹ năng càng
cao. Có nhiều loại kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thu tập và xử lý thông
tin, kỹ năng phân tích, kỹ năng đánh giá, kỹ năng hành chính, kỹ năng ứng dụng,


5
kỹ năng diễn đạt, truyền đạt … Kỹ năng có được thường do quá trình làm việc
thâm niên, kinh nghiệm tạo nên, ngoài ra còn có yếu tố bẩm sinh (năng khiếu) và
do kinh nghiệm truyền giao. Người có kỹ năng tiến hành công việc tự tin, nhanh
chóng và chất lượng, dễ thu hút sự hài lòng của mọi người có liên quan.
Đối với cán bộ công chức chính quyền cơ sở cấp trực tiếp và gần dân nhất
thì kỹ năng giao tiếp là rất quan trọng. Kỹ năng giao tiếp là hoạt động qua lại giữa
các cá nhân, giữa cán bộ, công chức và người dân với nhau. Đặc biệt trong giai

đoạn hiện nay khi thực hiện cơ chế “một cửa” ở cấp xã, kỹ năng giao tiếp là một
trong những yếu tố giúp người cán bộ, công chức đạt được hiệu quả giải quyết
công việc cho người dân. Kỹ năng giao tiếp thể hiện ở khả năng nhận biết, phán
đoán, sử dụng các phương tiện giao tiếp như: Động tác, cử chỉ, ngôn ngữ, điệu bộ,
sắc thái tình cảm ánh mắt, khả năng tạo sức hút, lôi cuốn, hứng thú, tập trung…
Cùng với kỹ năng giao tiếp, người cán bộ, công chức chính quyền cơ sở
còn phải có kỹ năng thu thập và xử lý thông tin. Kỹ năng này gồm khả năng thu
thập, phân loại, sắp xếp, phân tích, kiểm tra, chọn lựa, xử lý và sử dụng thông tin.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ như ngày nay, đặc biệt là
công nghệ thông tin, kỹ năng xử lý thông tin ngày càng quan trọng, có ý nghĩa rất
lớn khi dự thảo và ra quyết định cũng như thực thi công việc.
Một kỹ năng quan trọng nữa mà cán bộ, công chức nói chung, cán bộ công
chức chính quyền cơ sở nói riêng cần phải có đó là kỹ năng phân tích. Đây là kỹ
năng đòi hỏi sự không ngừng vươn lên về năng lực, trình độ đối với cán bộ, công
chức chính quyền cơ sở. Môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của người
cán bộ, công chức luôn hàm chứa thời cơ, nguy cơ, mặt mạnh, mặt yếu… đòi hỏi
người cán bộ, công chức luôn có sự phân tích để lựa chọn, đánh giá và đề ra các
phương án giải quyết thích hợp.


6
Ngoài kỹ năng phân tích, kỹ năng đánh giá cũng rất cần thiết đối với cán
bộ, công chức chính quyền cơ sở. Làm bất kỳ việc gì lớn hay nhỏ đều phải đánh
giá khác quan, công bằng, không thiên vị. Việc đánh giá những nhân tố mới, điển
hình mới, mô hình mới trên địa bàn xã, phường, thị trấn gắn kết, liên quan mật
thiết đến quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện dân
chủ, công bằng, văn minh. Thông qua việc đánh giá người cán bộ công chức có thể
đề xuất các giải pháp góp phần thu hút nguồn lực bên ngoài và phát huy nội lực
bên trong, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương cũng như
chức trách, nhiệm vụ được giao…

Về thái độ thực thi công việc
Thái độ làm việc sự cố gắng, mức độ nhiệt tình, ý thức trách nhiệm của cá
nhân đối với công việc mà họ đang thực hiện. Thái độ ảnh hưởng rất lớn đến năng
lực thực thi công việc của cán bộ, công chức. Nhiều cán bộ, công chức có trình độ,
kiến thức tốt, kỹ năng vững chắc nhưng không hoàn thành được nhiệm vụ do có
thái độ không đúng. Đó có thể là sự chủ quan, cẩu thả, bất cẩn, thiếu ý thức trách
nhiệm hoặc thậm chí cố ý làm trái vì mục đích, động cơ khác.
Tuy nhiên, thái độ là một phẩm chất thuộc về yếu tố chủ quan của cá nhân.
Chúng ta có thể nhận biết được thái độ thông qua biểu hiện của nó ra ngoài bằng
hành vi. Do vậy, chỉ có thể đánh giá được thái độ thực thi công việc của cán bộ,
công chức là tích cực hay tiêu cực thông qua việc làm cụ thể của họ. Thái độ tích
cực của cán bộ, công chức trong thực thi công việc được hình thành liên quan đến
đạo đức và trách nhiệm công vụ, nó gắn liền với các yêu tố ảnh hưởng đến cả đời
sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công chức. Do vậy, việc nâng cao thái độ
tích cực trong thực thi công việc gắn liền với việc nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của cán bộ phù hợp với công việc, vị trí, trách nhiệm mà họ phải thực
hiện.


7
Thái độ thực thi công việc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cả
yếu tố sức khỏe. Nhiều khi cán bộ công chức có thái độ thực thì công việc tốt
những sức khỏe lại không bảo đảm nên dù cố gắng nhưng vẫn không thể hoàn
thành nhiệm vụ được giao do sức khỏe yếu, ốm đau, bệnh tật. Sức khỏe là một yếu
tố tổ chức sinh lý của đại não, tứ chi, nội tạng và các bộ phận khác của một người.
Sức khỏe được thể hiện thông qua việc vận động cơ năng chỉnh thể của các tổ chức
sinh lý như hoạt động hữu cơ, tổ chức, liên kết giữa các bộ phận trong cơ thể. Sức
khỏe là cơ sở và sự bảo đảm cơ bản để cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ
của mình.
Sức khỏe tốt, dồi dào không chỉ đảm bảo cho cán bộ, công chức có sức

khỏe làm việc dẻo dai trong điều kiện bình thường, mà còn đáp ứng yêu cầu phải
tập trung cường độ lao động cao để giải quyết những vấn đề bức bách, làm việc
trong những điều kiện khó khăn, môi trường khắc nghiệt kéo dài. Sức khỏe tốt còn
giúp cho cán bộ, công chức luôn có tâm hồn sảng khoái, tư duy minh mẫn, giúp họ
thực thi nhiệm vụ trong trạng thái tinh thần tốt với sự tỉnh táo và sáng suốt, đem lại
hiệu quả cao.
1.2.3. Năng lực lãnh đạo, quản lý
Năng lực lãnh đạo, quản lý là khả năng dự báo, phán đoán, xử trí tình
huống, khả năng hành động của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong quá trình thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý hành chính. Khả năng dự báo, phán đoán
thực chất là nhà lãnh đạo, quản lý có tầm nhìn về tương lai. Tầm nhìn là một dạng
chiến lược mà hệ thống quản lý hành chính cần hướng tới. Nó chỉ ra con đường
cần đi, các giai đoạn cần vượt qua. Tầm nhìn là việc huy động sức lực, trí tuệ của
mỗi cán bộ, công chức, mỗi tổ chức. Tầm nhìn cho phép mỗi nhà lãnh đạo, quản lý
biết được các đặc điểm của hệ thống tổ chức theo hình dung của họ. Nhà lãnh đạo
quản lý cần nguồn nhân lực như thế nào cho tổ chức mình, cần các năng lực gì?


8
Khả năng xử lý tình huống là việc nhà lãnh đạo, quản lý tìm hiểu để nắm bắt được
những công việc đang diễn ra trong lĩnh vực công tác, hoạt động của mình, cũng
như ngay chính trong hệ thống quản lý hành chính của mình. Nhà lãnh đạo, quản lý
phải cập nhật thông tin một cách đầy đủ, kịp thời cho mọi thành viên trong tổ chức
của mình. Còn khả năng hành động đó là việc nhà lãnh đạo, quản lý lên kế hoạch
chiến lược đối với nguồn nhân lực, cho phép huy động, sử dụng đúng người, đúng
lúc và đúng chỗ. Vấn đề này phụ thuộc vào khả năng đọc và hiểu đúng môi trường
cũng như hiểu rõ những năng lực cần thiết để thực thi công việc một cách hiệu quả
nhất.
Như vậy, có thể thấy ngoài năng lực thực thi nhiệm vụ chuyên môn như đã
nói ở trên, người cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung, cán bộ chính quyền cơ sở còn

phải có thêm các năng lực khác nữa như: Năng lực tư duy dài hạn (tầm nhìn), năng
lực lãnh đạo- quản lý, năng lực sáng tạo, năng lực quản lý nguồn nhân lực, năng
lực quản lý các nguồn lực khác như tài chính- vật tư, năng lực tự quản lý cá
nhân…
Về năng lực tư duy
Chính khả năng tiếp thu lý luận, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước
một cách đúng đắn; khả năng phát hiện những mâu thuẫn, vấn đề mới nảy sinh;
khả năng tổng kết thực tiễn và học tập kinh nghiệm thực tiễn; khả năng vận dụng
sáng tạo lý luận, đường lối, chính sách để xây dựng chương, kế hoạch công tác, kế
sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với thực tế cơ sở. Người cán bộ lãnh đạo,
quản lý phải có khả năng lựa chọn phương pháp tuyên truyền phù hợp với đảng
viên, công chức và quần chúng để mọi người quán triệt đúng đắn và sâu sắc các
quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về những vấn đề cốt lõi
thuộc phạm vi mình phụ trách. Biết đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải


9
thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng
báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng.
Biết cùng tập thể vạch ra mục tiêu chiến lược lâu dài và nhiệm vụ cụ thể
cho từng giai đoạn; biết đề ra chương trình, kế hoạch với những hình thức, biện
pháp tối ưu; tổ chức thực hiện đến nơi, đến chốn, kiểm tra, giám sát chặt chẽ; kịp
thời uốn nắn, bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện chủ trương làm cho đường lối,
chính sách của Đảng, Nhà nước đi vào từng ngõ ngách của cuộc sống và đến với
mọi người dân ở cơ sở. Có tầm nhìn xa, khả năng dự báo, định hướng, vạch hướng,
kế hoạch cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ sở. Biết biến những
tri thức đã lĩnh hội được thành các chủ trương, kế hoạch hành động làm biến đổi
hiện thực. Có khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn, liên hệ lý luận với thực
tiễn; vận dụng cái chung một cách đúng đắn vào từng tình huống cụ thể. Biết đưa
ra quyết định đúng đắn, sát hợp với thực tế của địa phương.

Về năng lực lãnh đạo, quản lý
Người lãnh đạo, quản lý phải có khả năng thu nhận và xử lý thông tin liên
quan đến các mặt của đời sống xã hội một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Có
khả năng đưa ra những quyết định có tính chất tình huống cụ thể, chính xác và có
tính khả thi. Biết tổ chức thực hiện quyết định, tổ chức bộ máy, bố trí và phối hợp
các lực lượng trong tổ chức mình; có khả năng đoàn kết, quy tụ cán bộ, đảng viên,
công chức; có khả năng tập hợp và phát huy sức mạnh của quần chúng; biết phát
huy và khơi dậy sức mạnh cộng đồng để thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra.
Cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở (chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân
dân, ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn) phải có khả năng làm kinh tế và hiểu
biết pháp luật; lăn lộn trong phong trào thực tiễn ở cơ sở, xây dựng được mối quan
hệ mật thiết với dân, hiểu dân tôn trọng dân, học tập dân và luôn xuất phát từ lợi
ích của dân để hành động. Có như thế “dân mới tin cậy cán bộ và nhận cán bộ là


10
người lãnh đạo của họ”. Biết hình thành quy chế, biết áp đặt và thực thi quy chế,
biết cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước thành những quyết định
phù hợp với điều kiện cụ thể của cơ sở. Biết dựa vào dân để lựa chọn cán bộ và
quyết định các chủ trương, nhiệm vụ công tác lớn. Biết tổ chức công tác kiểm tra,
giám sát thực hiện các quyết định để duy trì, điều chỉnh tiến độ thực hiện quyết
định, phát hiện kịp thời những vấn đề mới nảy sinh để giải quyết, biết tìm ra
những sai sót, lệch lạc để sửa chữa, hoàn chỉnh quyết định, bảo đảm quyết định
được thực thi chính xác, hiệu quả.
Về năng lực sáng tạo
Là người trực tiếp đối mặt với thực tiễn cuộc sống rất phong phú và đa
dạng, đầy ắp các sự kiện, tình huống nên cán bộ chính quyền cơ sở phải có khả
năng sáng tạo. Họ phải có năng lực vận dụng lý luận vào thực tiễn, vào việc giải
quyết những việc cụ thể, người cụ thể, tình huống cụ thể ở cơ sở. Biết tổ chức và
tập hợp lực lượng quần chúng thành phong trào để nhân dân tham gia các phong

trào ở cơ sở. Đặc biệt là biết tìm ra cách thức giải quyết những vấn đề mới diễn ra
ở cơ sở mà không gò ép, không dập khuôn, không phụ thuộc vào cái có sẵn. Biết
phán đoán chính xác tình hình, đưa ra được quyết định chỉ đạo kịp thời, chính xác
trong ngững tình huống bất ngờ mà không có thời gian để phân tích dữ kiện hoặc
chưa có đủ dữ kiện cần thiết để phân tích. Biết đưa ra quyết định một cách dứt
khoát và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Có khả năng ngăn ngừa và giải
quyết mâu thuẫn, xung đột trong tập thể; biết xử lý điểm nóng diễn ra trên địa bàn.
Thực tiễn lãnh đạo, quản lý ở chính quyền cơ sở cho thấy, có nhiều tình
huống nảy sinh đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải chủ động, sáng tạo
trong việc giải quyết công việc. Có những tình huống nảy sinh từ tình huống tài
chính (thiếu kinh phí để hoạt động, kinh phí bị thất thoát, sử dụng sai mục đích
…); tình huống nảy sinh khi ra quyết định có những điểm trái với văn bản của cấp


11
trên; tình huống nảy sinh do thiên tai, dịch họa, do mâu thuẫn giữa láng giềng,
dòng tộc … Vì vậy, cán bộ lãnh đạo, quản lý phải nắm vững và biết vận dụng sáng
tạo đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tế ở địa phương để giải
quyết đúng đắn, kịp thời các tình huống nảy sinh ở cơ sở…



×