Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước và đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lí hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.2 KB, 11 trang )

Luật Hành chính Việt Nam

MỤC LỤC

MỞ BÀI
Quản lí hành chính nhà nước hay bất kỳ hoạt động có mục đích nào đều
phải tuân theo các nguyên tắc nhất định. Các nguyên tắc này được ghi nhận
trong các văn bản pháp luật khác nhau của Nhà nước, từ Hiến pháp đến các
văn bản dưới luật. Có hai nhóm nguyên tắc chính đó là nhóm nguyên tắc
chính trị - xã hội và nhóm nguyên tắc tổ chức - kĩ thuật. Trong đó, nhóm
nguyên tắc đầu tiên thể hiện sâu sắc bản chất giai cấp của nhà nước. Với bản
chất là Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, nguyên tắc
nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước là
một trong những nguyên tắc cơ bản trong quản lí hành chính nhà nước. Việc
vận dụng nguyên tắc này ra sao để việc quản kí hành chính nhà nước có hiệu
quả là rất quan trọng. Vì lẽ đó, em xin chọn đề tài: “Phân tích nguyên tắc
nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước và
đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lí hành chính nhà nước ở
Nguyễn Mạnh Cường 362418 Trường Đại học Luật Hà Nội

1


Luật Hành chính Việt Nam

nước ta hiện nay”. Do hiểu biết có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót
vì vậy em mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô để bài
viết này được hoàn thiện hơn.

NỘI DUNG
I. Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành


chính nhà nước
1. Cơ sở pháp lý
Nhà nước ta với bản chất là một nhà nước xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc
tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được ghi nhận và đảm bảo thực
hiện. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước do nhân dân lao động tự tổ
chức để thực hiện quyền lực của mình. Nó được lập ra nhằm phát huy tài
năng, sức lực của người lao động trong việc gánh vác các công việc của nhà
nước và xã hội nhằm phục vụ lợi ích của chính những người lao động. Điều
2 Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận điều đó: “Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
tầng lớp trí thức”.
Vì thế, việc tạo điều kiện để nhân dân lao động tham gia vào quản lí
hành chính nhà nước, nhằm thực sự khẳng định nhân dân lao động giữ vai
trò là người làm chủ đất nước, đã được ghi nhận và đảm bảo là một nguyên
tắc cơ bản trong quản lí hành chính nhà nước. Điều 3 Hiến pháp năm 1992
đã khẳng định rõ: “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm
chủ về mọi mặt của nhân dân”.
Quyền được tham gia vào quản lý các công việc của Nhà nước và xã hội
là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận. Công dân có thể
tham gia quản lý trên mọi lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế, văn hóa,…
Việc thực hiện nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào
quản lí hành chính nhà nước mang nhiều ý nghĩa.
Nguyễn Mạnh Cường 362418 Trường Đại học Luật Hà Nội

2


Luật Hành chính Việt Nam


Thứ nhất, nó khẳng định vai trò quan trọng của nhân dân lao động trong
quản lí hành chính nhà nước, tuân theo nguyên lí khoa học của chủ nghĩa
Mác - Lênin “nhân dân là cái gốc của quyền lực nhà nước” đã được thực
tiễn lịch sử chứng minh.
Thứ hai, nó giúp xác định những nhiệm vụ mà Nhà nước phải thực hiện
nhằm bảo đảm những điều kiện cơ bản khi nhân dân tham gia quản lí hành
chính nhà nước.
2. Nội dung nguyên tắc
Trong quản lí hành chính nhà nước, nguyên tắc này thể hiện ở những
hình thức tham vào hoạt động quản lí hành chính nhà nước của nhân dân lao
động. Những hình thức này được ghi nhận bằng pháp luật và đảm bảo bằng
các phương tiện của Nhà nước. Các hình thức tham vào hoạt động quản lí
hành chính nhà nước của nhân dân lao động bao gồm:
a. Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước
Công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước là các cơ quan trong bộ máy
nhà nước. Do đó, hình thức tham gia quản lí hành chính nhà nước tích cự,
trực tiếp và có hiệu quả nhất chính là tham gia vào hoạt động của các cơ
quan nhà nước. Bất cứ ai nếu đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định
đều có thể tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước qua đó trực
tiếp hay gián tiếp thực hiện công việc quản lí hành chính trên các lĩnh vực
của đời sống xã hội.
Trước hết, người lao động có thể trực tiếp tham gia vào các cơ quan
quyền lực nhà nước: trở thành các đại biểu qua con đường bầu cử. Ở cương
vị này, người lao động bản thân mình được xem xét và quyết định các vấn
đề hệ trọng của đất nước hay địa phương, trong đó có các vấn đề về quản lí
hành chính nhà nước. Nhân dân lao động cũngcó thể tham gia vào các cơ
quan nhà nước khác (cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan xét xử, cơ quan
kiểm soát) với tư cách là những cán bộ công chức. Lúc này họ trực tiếp sử
dụng quyền lực nhà nước để tiến hành những hoạt động khác nhau của quản

lí hành chính nhà nước, đúng với vai trò người làm chủ đất nước, làm chủ xã
hội của mình. Bên cạnh đó, người lao động có thể gián tiếp tham gia hoạt

Nguyễn Mạnh Cường 362418 Trường Đại học Luật Hà Nội

3


Luật Hành chính Việt Nam

động nhà nước bằng việc lựa chọn và bầu ra những đại biểu xứng đáng thay
mặt mình quyết định những vấn đề quan trọng ở trung ương cũng như địa
phương. Đó là cách thức rộng rãi nhất để đông đảo mọi nhân dân lao động
có thể tham gia vào các công việc của Nhà nước.
Các điều kiện để tham gia vào hoạt động của các cơ quan quyền lực
nhà nước được qui định trong Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính
phủ, Luật tổ chức tòa án, Luật tổ chức viện kiểm soát, Luật tổ chức hội đồng
nhân dân và ủy ban nhân dân.
b. Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội
Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân lao động có thể tham
gia một cách tích cực vào hoạt động của các tổ chức xã hội. Để thực hiện
điều đó, Nhà nước đã ban hành nhiều quy định liên quan đến vị trí, vai trò,
quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội nói riêng và quản lí hành chính
nhà nước nói chung. Điều 9 Hiến pháp năm 1992 đã quy định: “Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền
nhân dân của chính quyền nhân dân… Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận
Tổ quốc và các tổ chức thành viên hoạt động có hiệu quả”. Các tổ chức
thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao gồm các tổ chức chính trị xã
hội (Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ,…) và các tổ chức xã hội nghề nghiệp
(Hội nhà Báo, Hội luật gia Việt Nam,…). Nhà nước luôn giúp đỡ về vật chất

và tinh thần để cho các tổ chức xã hội thực sự trở thành công cụ đắc lực của
nhân dân lao động trong việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước của
mình. Thông qua các hình thức hoạt động của các tổ chức xã hội, vai trò chủ
động sáng tạo của nhân dân lao động được phát huy trong quản lí hành chính
nhà nước. Có thể nhận thấy, một lượng đông đảo quần chúng dân lao động
đã được thu hút vào các tổ chức xã hội thông qua đó quản lí nhà nước. Tham
gia vào các tổ chức chính trị xã hội là một hình thức hoạt động rất có ý nghĩa
đối với việc thúc đẩy và mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
c. Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở
Các hoạt động tự quản thường xuyên được tiến hành bởi nhân dân lao
động ở chính nơi mà họ cư trú, sinh hoạt và làm việc. Đây là những hoạt
động do chính nhân dân lao động tự thực hiện và chúng có mối liên quan
Nguyễn Mạnh Cường 362418 Trường Đại học Luật Hà Nội

4


Luật Hành chính Việt Nam

chặt chẽ với các công việc khác nhau của quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
Có thể nói, đây là quản lí hành chính nhà nước ở cấp thấp nhất. Các hoạt
động tự quản ở cơ sở như bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, tổ chức
đời sống công cộng… đều rất gần gũi và thiết thực đối với cuộc sống của
mỗi người dân. Hiệu quả của những hoạt động tự quản này cũng dễ dàng
nhận thấy bởi chính những người lao động. Bằng những hoạt động tự quản
mà người dân lao động là chủ thể tham gia tích cực, quyền tham gia quản lí
nhà nước, quản lí xã hội của người dân mà pháp luật đã quy định thực sự
được tôn trọng và đảm bảo thực hiện. Những điều kiện vật chất và tinh thần
luôn được Nhà nước đảm bảo để phát huy cao nhất vai trò chủ động, tích
cực của nhân dân lao động trong việc tham gia những hoạt động có tính chất

tự quản nêu trên. Đây là hình thức đơn giản nhất để mỗi người dân lao động
đều có thể tham gia vào việc quản lí hành chính nhà nước.
d. Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lí
hành chính nhà nước
Về điều này, điều 53 Hiến pháp năm 1992 đã quy định công dân có
quyền: “Tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn
đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu
quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”. Để thực hiện các quyền cơ
bản này, các quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân đã được quy định trong
pháp luật ở các lĩnh vực khác nhau trong quản lí hành chính nhà nước.
Những quyền, nghĩa vụ này của công dân có thể thực hiện thông qua hoạt
động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội (như đã phân tích ở trên)
hoặc cũng có thể được chính người dân trực tiếp thực hiện. Đó cũng là một
hình thức để người dân lao động tham gia vào quản lí hành chính nhà nước.
Cùng với sự phát triển của xã hội nói chung và pháp luật nói riêng, đồng thời
với công cuộc cải cách hành chính của nhà nước, các quyền và nghĩa vụ của
công dân ngày càng được tôn trọng và đảm bảo thực hiện một cách đầy đủ
hơn. Vì thế, đây cũng là một hình thức có ý nghĩa quan trọng để nhân dân
lao động phát huy vai trò làm chủ của mình.

Nguyễn Mạnh Cường 362418 Trường Đại học Luật Hà Nội

5


Luật Hành chính Việt Nam

II. Việc vận dụng nguyên tắc nhân dân lao động tham gia vào quản lí
hành chính nhà nước
Việc nhân dân lao động tham gia quản lý hành chính nhà nước khẳng

định vị trí quan trọng của nhân dân lao động là người làm chủ đất nước.
1. Thực trạng và đánh giá
a. Về việc tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước
Đây là hình thức chủ yếu để nhân dân lao động có thể thực hiện quyền
quản lí của mình một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất. Nhân dân lao động
thực hiện và phát huy quyền làm chủ của mình thông qua hoạt động của
người đại biểu nhân dân hay cán bộ công chức trong các cơ quan nhà nước.
Qua đó nhà nước phát huy tốt hơn vai trò quản lý của mình, có chính sách
đúng, động viên và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong lĩnh vực
quản lí hành chính nhà nước. Việc tham gia của nhân dân vào các cơ quan
nhà nước ngày càng được đảm bảo. Việc bầu cử đại biểu diễn ra khách quan,
nâng hiệu suất quản lí của nhà nước.
Một bất cập lớn đó là quan hệ giữa người đại diện với nhân dân vẫn còn
khoảng cách khá xa và lỏng lẻo. Những người được bầu vẫn đại diện cho
nhân dân một cách chung chung, mà không phải là cho những cộng đồng lợi
ích cụ thể, nên chưa có sự gắn bó giữa người được bầu với cử tri. Hơn nữa,
bản thân người dân, do trình độ nhận thức, chưa thấy hết được quyền lợi và
nghĩa vụ của mình đối với việc tham gia quản lý nhà nước, chưa làm hết sức
mình khi tham gia quản lý nhà nước ở hình thức này. Người dân còn thờ ơ
với việc bầu cử, cách thức bỏ phiếu theo phong trào, lấy lệ, cho xong của
vẫn còn tồn tại. Kết quả bầu cử chưa phản ánh đúng nguyện vọng. Cơ chế
làm việc trong các cơ quan nhà nước cứng nhắc, tình trạng quan liêu, cửa
quyền của một số bộ phận cán bộ, công chức nhà nước chưa được khắc
phục, kỷ cương, phép nước bị xem thường ở nhiều nơi. Trong việc tuyển
dụng cán bộ cũng còn tồn tại hiện tượng “con ông cháu cha”, khiến cho việc
tuyển dụng chưa thực sự có hiệu quả, chưa tận dụng được nguồn nhân lực
làm việc cho nhà nước. Cũng vẫn còn tình trạng các cán bộ công chức làm
việc chưa thực sự hiệu quả, làm lãng phí thời gian và tiền bạc của nhà nước
và nhân dân.
Nguyễn Mạnh Cường 362418 Trường Đại học Luật Hà Nội


6


Luật Hành chính Việt Nam

b. Về việc tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội
Nhân dân lao đông tham gia ngày càng đông đảo vào hoạt động của Mặt
trận Tổ quốc và các tổ chức xã hội giúp cho các tổ chức này ngày càng phát
huy được vai trò của mình. Các tổ chức chính trị - xã hội có những thay đổi
trong tổ chức và phương thức hoạt động, gắn chặt hơn với quần chúng, với
các đoàn viên, hội viên; những tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp cũng
được phát triển mạnh. Tình hình đó cho phép nhân dân có khả năng tham gia
nhiều hơn trong hoạt động quản lý của nhà nước, từ việc phản biện các chính
sách, pháp luật của nhà nước, giám sát sự thực hiện của các cơ quan nhà
nước và của công chức, cũng như đề đạt nguyện vọng, ý kiến của mình cho
các cơ quan nhà nước xem xét, thực hiện.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những bất cập như là cán bộ đoàn thể chưa
thật gần với quần chúng, năng lực và trình độ còn thấp. Nhiều kế hoạch đề
xuất chỉ mang tính lí thuyết mà không thể áp dụng vào thực tiễn. Sự phân
công phối hợp giữa các tổ chức xã hội với nhà nước, với tổ chức xã hội khác
cũng như trong chính nội bộ của mình chưa cụ thể, chưa rõ ràng, hoạt động
của các bộ phận còn chồng chéo, “lấn sân”. Phương thức tổ chức, phong
cách hoạt động của Mặt trận và các tổ chức xã hội không ít nơi vẫn chưa
thoát khỏi tình trạng hành chính hóa nặng nề, xơ cứng, chậm đổi mới.
c. Về việc tham gia vào hoạt động tự quản ở cấp cơ sở
Tính tự quản của nhân dân lao động ở địa phương không ngừng nâng
cao. Phong trào tham gia vào các hoạt động tự quản ở cơ sở đã phát triển sâu
rộng với nhiều mô hình mới, cách làm sáng tạo, huy động được sức mạnh
tổng hợp của nhân dân lao động đối với quản lí hành chính nhà nước ở cấp

cơ sở. Qua thực tiễn nhiều năm thì hiệu quả của những hoạt động này ngày
càng được nâng cao. An ninh trật tự và vệ sinh nơi cơ sở được bảo đảm tốt,
giảm gánh nặng cho chính quyền địa phương, đồng thời cũng thể hiện vai trò
của mỗi người dân trong việc quản lí hành chính nhà nước. Nhiều phong
trào được nhiều người dân tiếp thu, hưởng ứng, học tập theo qua đó nhân
rộng mô hình đến nhiều địa phương khác. Qua đây nhận thấy được ý thức tự
giác, quan tâm sâu sắc của mỗi người dân đến an ninh trật tự nói riêng và sự
quản lí nhà nước nói chung.

Nguyễn Mạnh Cường 362418 Trường Đại học Luật Hà Nội

7


Luật Hành chính Việt Nam

Tuy nhiên trong lĩnh vực tự quản này, còn tồn tại nhiều bất cập, như ở
một số nơi vẫn còn “bệnh thành tích”, tuy chưa đạt chuẩn nhưng vẫn được
công nhận. Nhiều cá nhân lợi dụng hình thức này để trá hình cho các hoạt
động lạm quyền. Dân chủ quá trớn, những hành vi trái với lợi ích của nhân
dân, của Nhà nước chưa bị nghiêm trị. Nhiều biểu hiện dựa vào dân chủ để
phá hoại kỷ cương.
d. Về việc trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong
quản lí hành chính nhà nước
Nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong đó quy định cụ
thể các điều kiện, hình thức, phương thức để nhân dân tham gia vào hoạt
động quản lý của Nhà nước như việc các đại biểu, các cơ quan nhà nước
phải tiếp nhận và giải quyết các đề xuất, kiến nghị, khiếu nại của người dân,
tiếp thu các ý kiến đóng góp vào các văn bản quy phạm pháp luật được ban
hành, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội... Cùng với

những quy định chung, trong sự phát huy dân chủ, Chính phủ đã có Nghị
định số 29/1998/NĐ-CP ban hành Quy chế thực hiện Dân chủ cơ sở, trong
đó quy định các việc chính quyền cơ sở phải công khai xin ý kiến của nhân
dân và quy định cụ thể các công việc mà người dân có quyền quyết định tại
địa phương. Nhà nước tạo điều kiện để người dân tự giác, chủ động tham gia
đóng góp ý kiến và sau đó cần tiếp thu một cách kỹ lưỡng ý kiến của nhân
dân bởi nhân dân là chủ thể sáng tạo pháp luật, từ đó phải tạo ra năng lực
chủ thể sáng tạo pháp luật cho nhân dân, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho
nhân dân.
Tuy nhiên, đến nay vấn đề trưng cầu dân ý vẫn chưa được triển khai
thực hiện. Việc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về dự án luật được thực hiện
một cách chưa đồng bộ, chưa có hệ thống, chưa đi vào thực chất, còn phô
trương hình thức theo góc độ tuyên truyền. Trong những năm qua, do nhiều
nguyên nhân khách quan về mặt kinh tế cũng như chính trị, nước ta chưa có
điều kiện để thực hiện những quyền này. Điển hình là, nước ta vẫn chưa có
luật nào cụ thể hóa quyền được kiến nghị biểu quyết khi Nhà nước tổ chức
trưng cầu ý dân, chưa có luật nào quy định chi tiết việc biểu tình đúng pháp
luật. Năm 2006, Quốc hội cũng từng đưa ra dự thảo Luật trưng cầu ý dân
nhưng chưa được thông qua vì còn nhiều vấn đề chưa thống nhất.
Nguyễn Mạnh Cường 362418 Trường Đại học Luật Hà Nội

8


Luật Hành chính Việt Nam

2. Giải pháp
Để đẩy mạnh sự tham gia của nhân dân lao động vào quá trình quản lý
hành chính nhà nước, trong thời gian tới, cần phải làm tốt các công việc chủ
yếu sau:

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, có cơ chế huy động người dân
tham gia vào quá trình quản lý hành chính nhà nước. Cần sửa đổi cơ chế bầu
cử đại biểu Quốc hội và HĐND sao cho những người được bầu phải gắn bó
với người dân, phản ánh được ý chí nguyện vọng của người dân, không còn
đại diện chung chung, hình thức. Đổi mới cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt
động của các cơ quan nhà nước, mở rộng sự công khai, minh bạch, tạo cơ
hội để người dân nắm được các công việc của Nhà nước để tham gia một
cách chủ động, thiết thực, có hiệu quả.
Tiếp tục mở rộng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Mở rộng
sự hình thành và tham gia của các hội, tổ chức phi chính phủ trong việc giải
quyết các nhu cầu của nhân dân và tích cực tham gia vào công tác quản lý
hành chính nhà nước. Có các cơ chế và phương thức để phát huy và tiếp
nhận được các ý kiến phản biện của nhân dân và của các tổ chức quần
chúng.
Tiếp tục có biện pháp giáo dục nâng cao kiến thức, trình độ, nhất là ý
thức chính trị, tinh thần pháp luật của người dân, làm cho người dân tự giác
và có ý thức hơn nữa trong việc tham gia vào các công việc xã hội và các
hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng trong việc tuyên truyền,
giáo dục và tổ chức tham gia của người dân đối với việc xây dựng chính
sách, pháp luật. Mở rộng việc sử dụng các báo điện tử trong việc tuyên
truyền các chính sách, pháp luật của nhà nước, thu thập, phản ánh các ý kiến
đóng góp, tham gia của nhân dân. Qua đó phát huy quyền, nghĩa vụ của
công dân trong quản lí hành chính nhà nước.

KẾT LUẬN

Nguyễn Mạnh Cường 362418 Trường Đại học Luật Hà Nội

9



Luật Hành chính Việt Nam

Quản lí hành chính nhà nước là một vấn đề phức tạp. Việc vận dụng
nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà
nước cũng rất khó khăn khi vừa phải đảm bảo phát huy tính dân chủ, vừa
không tạo sơ hở để các thế lực phản động có điều kiện chống phá chính
quyền.

Nguyễn Mạnh Cường 362418 Trường Đại học Luật Hà Nội

10


Luật Hành chính Việt Nam

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2012.
 Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật hành chính Việt
Nam, Nxb. ĐHQGHN, Hà Nội, 2005.
 Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình Luật hành chính và tài
phán hành chính, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội, 2005.
 Luật Hiến Pháp Việt Nam 1992 (sửa đổi và bổ sung năm 2001).

Nguyễn Mạnh Cường 362418 Trường Đại học Luật Hà Nội

11




×