Đề bài:phân tích sự bất bình đẳng về ý chí giữa các chủ thể trong
quan hệ pháp luật hành chính. Cho ví dụ minh họa.
Đặt vấn đề
Là sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với
cái tên gọi thân quen "ngõ 91". Vậy ngõ 91 là danh lam thắng cảnh hay một di
tích lịch sử nào à? Không. Mà đó chỉ đơn giản là một ngõ nhỏ ,điểm đến của
sinh viên trường mình với những quán photo coppy nơi lưu trữ những tài liệu
luật học mà sinh viên dùng để học và tham khảo thôi. Song vấn đề em quan tâm
đến ở đây là gì,đơn giản chỉ là giới thiệu về ngõ 91 hay là bảo sinh viên hay học
sách ở đó thôi sao.Không!Câu trả lời vẫn là không. Mà điều em muốn nói ở
đây là gì? Đó là sinh viên trường mình đã quá lạm dụng vào tài liệu ở các quán
phôto này để học mà chưa rõ xuất sứ,đúng sai của các tài liệu này. Một lần em
mang một tập đề cương vào tiết thảo luận hành chính học,thầy giáo thấy vậy
đến và bảo em rằng: "em thật thiếu chín chắn trong chọn lựa tài liệu học. Trong
khi tài liệu ở ngõ 91 là cũng chép trong giáo trình cả thôi mà còn chép sai nữa.
Sao các em không chịu học sâu trong giáo trình-những dòng tâm huyết của các
thầy cô mà cứ thích học hành xa với thế". Thực sự lúc ấy em rất búc xúc vì
quan điểm đó của thầy. Và em nghĩ rằng học như thế nào là quyền của bọn
em ,chọn lựa tài liệu như thế nào cũng là quyền của em,miễn sao em thích,
không lười là được. Và vì thế, thực sự lúc đó, em một cảm thấy một sự "bất
bình đẳng" sâu sắc giữa thầy và em khi thầy áp đặt ý chí đó của thầy cho em và
em phải ngậm ngùi nghe.Nhưng không, em đã sai khi nghĩ vậy và giờ đây em
phải rất cảm ơn thầy vì nhữn lời khuyên chân thành đó của thầy để em định
hướng đúng việc học của mình. Tại sao em nói thế,bởi em là sinh viên năm nhất
còn thiếu chín chắn và cách nhìn nhận còn hạn chế. Thứ hai được sự tư vấn từ
các anh chị và cũng đồng quan điểm với thầy khi em đưa vấn đề này ra để kể
cho các anh chị nghe thì em đã thấm thía thực sự những điều thầy nói. Và đấy
chính là lý do em mạnh dạn chọn đề tài " phân tích sự bất bình đẳng về ý chí
giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính. Cho ví dụ minh họa" để
làm bài luận cho mình. Và em muốn chứng minh cho mọi người thấy được rằng
không phải cứ bất bình đẳng là xấu,trong những trường hợp cụ thể nó lại là
điểm tốt để chúng ta khai thác và đặc biệt là trong quản lý hành chính nhà nước
thì cần phải vận dụng yếu tố này linh hoạt và triệt để hơn.
Do kiến thức còn hạn hẹp bài viết của em còn nhiều hạn chế,em mong thầy cô
sẽ góp ý và sửa chữa cho em để em có thể hoàn thiện kiến thức cho mình. Em
xin chân thành cảm ơn.
Giả quyết vấn đề
I) khái quát chung về quan hệ pháp luật hành chính và các vấn đề liên
quan.
1) quan hệ pháp luật hành chính là gì?
Có thể hiểu quan hệ pháp luật hành chính được xác định là một dạng cụ thể
của quan hệ pháp luật, là kết quả của sự tác động của quy phạm pháp luật hành
chính theo phương pháp mệnh lệnh – đơn phương tới các quan hệ hành chính
nhà nước.
2) đối tượng điều chỉnh của ngành luật hành chính.
Luật hành chính Việt Nam điều chỉnh những quan hệ xã hội hình thành trong
lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Những quan hệ này có thể gọi là những
quan hệ chấp hành điều hành hoặc những quan hệ quản lý hành chính nhà nước.
3) phương pháp điều chỉnh của ngành luật hành chính.
Trước tiên ta cần nắm rõ phương pháp điều chỉnh là gì đã.
Phương pháp điều chỉnh là cách thức mà nhà nước áp dụng trong việc điều
chỉnh bằng pháp luật để tác động vào các quan hệ xã hội.
Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh
được hình thành từ quan hệ quyền lực-phục tùng giữa một bên có quyền nhân
danh nhà nước ra những mệnh lệnh bắt buộc đối với bên kia là cơ quan ,tổ chức
hoặc cá nhân có nghĩa vụ phục tùng các mệnh lệnh đó. Chính mối quan hệ
"quyền lực-phục tùng" này thể hiện sự không bình đẳng giữa các bên tham gia
quan hệ quản lý hành chính nhà nước. Sự không bình đẳng đó chính là sự
không bình đẳng về ý chí giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành
chính mà tiếp sau đây em sẽ đi sâu phân tích cụ thể.
II) cơ sở lý luận dẫn đến sự bất bình đẳng
1) thế nào là sự bất bình đẳng
Hiểu một cách nôm na,bất bình đẳng là sự không ngang bằng, có nghiã là
trong một quan hệ có các bên tham gia thì họ không có được sự ngang bằng
nhau về mọi mặt, điều đó nói lên rằng có một bên sẽ có nhiều quyền hơn và bên
kia mang nhiều nghĩa vụ.Đó là nghĩa rộng nói chung, còn nếu áp dụng trong
quan hệ pháp luật hành chính thì đó là sự không ngang bằng về địa vị pháp lí
của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính, một bên có nhiều quyền
hơn có thể áp đặt ý chí của mình lên bên còn lại, bắt buộc bên kia phải thực
hiện những gì mà bên này quy định, nếu như bên kia không thực hiện đúng thì
bên ra quyết định có quyền dùng biện pháp cưỡng chế.
2. Cơ sở pháp lí dẫn đến sự bất bình đẳng trong quan hệ pháp luật hành
chính.
Như chúng ta đã biết quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ giữa các chủ
thể trong quản lí hành chính nhà nước.Trong quan hệ đó các chủ thể được phân
thành chủ thể đặc biệt và chủ thể thường, chủ thể đặc biệt thường là các cơ
quan, tổ chức, cán bộ được mang quyền lực nhà nước, được nhân danh nhà
nước trong việc quản lí hành chính nhà nước, còn chủ thể thường có nghĩa vụ
phải tuân thủ những mệnh lệnh của các chủ thể đặc biệt, cho nên gọi quan hệ
pháp luật hành chính là quan hệ “ mệnh lệnh – phục tùng”. Quản lí hành hính
nhà nước là một hình thức hoạt động của Nhà Nước được thực hiện chủ yếu và
trước hết bởi các cơ quan hành chính Nhà Nước, có nội dung là đảm bảo chấp
hành luật, pháp lệnh, nghị quyết, của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ
chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh
tế, văn hóa – xã hội và hành chính - chính trị.Nói cách khác, quản lí hành chính
nhà nước là hoạt động chấp hành - điều hành của nhà nước.
Tính chất chấp hành thể hiện ở mục đích của quản lí hành chính nhà nước
là đảm bảo thực hiện trên thực tế các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực
nhà nước.Mọi hoạt động quản lí hành chính nhà nước đều được tiến hành trên
cơ sở pháp luật và để hiện thực hóa pháp luật.
Tính chất điều hành của quản lí hành chính nhà nước thể hiện ở chỗ để đảm
bảo cho các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước được thực hiện
trên thực tế, các chủ thể của quản lí hành chính nhà nước phải tiến hành hoạt
động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với đối tượng quản lí thuộc quyền hạn của
mình.
Trong quá trình điều hành, cơ quan hành chính nhà nước có quyền nhân
danh nhà nước ban hành ra các văn bản pháp luật để đặt ra các quy phạm pháp
luật hay các mệnh lệnh cụ thể bắt buộc các đối tượng quản lí có liên quan phải
thực hiện.
Như vậy, các chủ thể quản lí hành chính nhà nước sử dụng quyền lực nhà
nước để điều khiển và tổ chức hoạt động của các đối tượng quản lí, qua đó thể
hiện một cách rõ nét mối quan hệ “quền lực – phục tùng” giữa các chủ thể trong
quản lí hành chính nhà nước.
Chủ thể của quản lí hành chính nhà nước là các tổ chức hay cá nhân mang
quyền lực nhà nước trong quá trình tác động tới đối tượng quản lí.
Chủ thể của quản lí hành chính nhà nước là các cơ quan nhà nước (chủ
yếu là các cơ quan hành chính nhà nước), các cán bộ nhà nước có thẩm quyền,
các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền quản lí hành chính trong một
số trường hợp cụ thể.
Những chủ thể trên khi tham gia vào các quan hệ quản lí hành chính có
quyền sử dụng quyền lực nhà nước để chỉ đạo các đối tượng quản lí thuộc
quyền nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lí đồng thời đảm bảo thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính
Để thấy được sự bất bình đẳng trong quan hệ pháp luật hành chính, chúng ta
phải xem xét đến đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính, các đặc điểm đó
là:
Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của
chủ thể quản lí hay đối tượng quản lí hành chính nhà nước.
Việc điều chỉnh pháp lí đối với các quan hệ quản lí hành chính nhà nước
không chỉ nhằm mục đích dảm bảo lợi ích của nhà nước mà còn ảnh hưởng
nhiều mặt của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội.Thẩm quyền quản lí
hành chính nhà nước chỉ có thể thực hiện nếu có sự tham gia tích cực từ phía
các đối tượng quản lí.Mặt khác nhiều quyền lợi của đối tượng quả lí hành chính
nhà nước chỉ có thể được đảm bảo nếu có sự hỗ trợ tích cực của các chủ thể
quản lí bằng nhiều những hành vi pháp lí cụ thể.
- Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính là các quyền và nghĩa vụ pháp lí
hành chính của các bên tham gia quan hệ đó.
Các bên than gia quan hệ pháp luật hành chính có thể là cơ quan tổ chức,
hay cá nhân; có thể nhân danh nhà nước, vì lợi ích của nhà nước hoặc nhân
danh chính mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ do quy phạm pháp luật hành
chính quy định.Việc quy định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ này là cần
thiết đối với việc xác lập và duy trì trật tự quản lí hành chính nhà nước.
Một bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính phải được sử dụng quyền
lực nhà nước.
Như đã nêu, quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ quản lí hành chính
nhà nước được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính.Vì vậy, về tư
cách và cơ cấu chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính phải phù hợp với tư
cách và cơ cấu chủ thể của quan hệ quản lí hành chính nhà nước tương
ứng.Nếu một bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính được mang quyền lực
nhà nước(chủ thể quản lí hành chính nhà nước) thì sẽ tương ứng với chủ thể đặc
biệt.Mặt khác trong quan hệ quản lí hành chính nhà nước, đối tượng quản lí là
bên chủ thể không được sử dụng quyền lực nhà nước và có nghĩa vụ phục tùng
quyền lực nhà nước của chủ thể quản lí thì trong quan hệ pháp luật hành chính
tương ứng, các đối tượng này được xác định là chủ thể thường.
Như vậy, các chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính được phân chia
thành chủ thể đặc biệt và chủ thể thường.Trong đó chủ thể đặc biệt là các cơ
quan, tổ chức, cá nhân được nhân danh và sử dụng quyền lực nhà nước trong
quan hệ ấy.Từ đó có thể nhận định quan hệ pháp luật hành chính không thể phát
sinh và tồn tại nếu thiếu chủ thể đặc biệt.
Trong một quan hệ pháp luật hành chính thì quyền của một bên này ứng
với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.
Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ “quyền lực – phục tùng”, quan hệ
bất bình đẳng về ý chí giữa các bên tham gia.Chủ thể đặc biệt tham gia vào
quan hệ pháp luật hành chính trên cơ sở quyền lực nhà nước và chủ thể thường
có nghĩa vụ chấp hành việc sử dụng quyền lực nhà nước của chủ thể đặc
biệt.Tuy nhiên, không có nghĩa là trong quan hệ pháp luật hành chính, chủ thể
đăc biệt chỉ có quyền và chủ thể thường chỉ có nghĩa vụ.
Việc thực hiện thẩm quyền của chủ thể đặc biệt vừa là quyền va trách nhiệm
của chủ thể này.Bên cạnh đó, chủ thể thường tuy có nghĩa vụ chấp hành các
mệnh lệnh của chủ thể đặc biệt song cũng có quyền nhất định xuất phát từ yêu
cầu đảm bảo tính khách quan, đúng pháp luật của các hành vi quản lí hành
chính nhà nước hoặc đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, ví dụ
quyền yêu cầu, đề nghị, khiếu nại....
Việc thực hiện thẩm quyền của chủ thể đặc biệt chỉ có hiệu lực khi nó làm phát
sinh nghĩa vụ chấp hành của chủ thể thường.Mặt khác, việc thực hiện quyền của
các chủ thể thường trong quan hệ pháp luật hành chính chỉ có ý nghĩa thực sự
nếu nó làm phát sinh trách nhiệm tiếp nhận, xem xét giải quyết của chủ thể đặc
biệt.Ví dụ: công dân có quyền khiếu nại nhưng nếu việc khiếu nại tố cáo đó của
công dân không làm phát sinh trách nhiệm tiếp nhận, xem xét, giải quyết của
người có thẩm quyết khiếu nại thì việc khiếu nại đó của công dân chỉ mang tính
hành thức, không có giá trị pháp lí....
qua những phân tích trên đã phần nào định hướng cho mọi người các cơ sở để
hình thành nên sự bất bình đẳng trong quan hệ quản lý hành chính.
III) Biểu hiện của sự bất bình đẳng trong quan hệ pháp luật hành chính và
các ví dụ minh họa.
Điều đầu tiên em muốn khẳng định rằng "Khi nói đến sự bất bình đẳng về ý
chí có nghĩa là đang đề cập đến phương pháp điều chỉnh của luật hành
chính".Như chúng ta đã biết phương pháp điều chỉnh là cách thức mà nhà nước
áp dụng trong việc điều chỉnh bằng pháp luật để tác động vào các quan hệ xã
hội.
*Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh
được hình thành từ quan hệ “ quyền lực – phục tùng” giữa một bên có quyền
nhân danh nhà nước ra những mệnh lệnh bắt buộc đối với bên kia là các cơ
quan, tổ chức hoặc cá nhân có nghĩa vụ phục tùng các mệnh lệnh đó.Chính mối
quan hệ “ quyền lực – phục tùng” thể hiện sự không bình đẳng giữa các bên
tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà nước.Sự không bình đẳng đó là sự
không bình đẳng về ý chí và thể hiện rõ nét ở những điểm sau:
1). Trước hết sự không bình đẳng trong quan hệ quản lí hành chính nhà nước
thể hiện ở chỗ chủ thể quản lí có quyền nhân danh nhà nước để áp đặt ý chí
của mình đối tượng quản lí.Các quan hệ này rất đa dạng nên việc áp đặt ý chí
của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí cũng được thực hiện gtrong nhiều
trường hợp khác nhau:
- Hoặc một bên có quyền ra các mệnh lệnh cụ thể hay đặt ra các quy định bắt
buộc đối với bên kia và kiểm tra việc thực hiện chúng.Phía bên kia có nghĩa vụ
thực hiện các quy định, mệnh lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong trường hợp này có một bên mang quyền quyết định bên kia phải làm
gì và làm như thế nào cho hợp lí, hợp pháp bên kia phải chấp hành theo đúng
nghĩa vụ của mình, phải chấp hành nghiêm chỉnh.Cụ thể trong trường hợp này
là quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa thủ trưởng với nhân viên.
Ví dụ: quan hệ giữa giám đốc với thư kí của một tổng công ty, quan hệ giữa
đồng chí chủ tịch tỉnh với giám đốc sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh đó.
- Hoặc một bên có quyền yêu cầu, kiến nghị còn bên kia có quyền xem xét, giải
quyết và có thể đáp ứng hay bác bỏ yêu cầu kiến nghị đó.
Ví dụ: Công dân có quyền yêu cầu( cùng các giấy tờ hợp lệ nhất định) công
an quận, huyện giải quyết cho di chuyển hộ khẩu.Công an quận huyện xem xét
có thể chấp nhận yêu cầu( nếu hồ sơ của công dân đó là hợp lệ) hoặc không
chấp nhận( nếu hồ sơ của công dân đó không đầy đủ không hợp lệ).Hoặc như là
việc công dân nam và nữ đủ tuổi kết hôn theo luật hôn nhân gia đình đến cơ
quan có thẩm quyền ở xã của một trong hai bên xin đăng kí kết hôn, khi đó họ
phải nộp đày đủ những giấy tờ nhất định mới có thể kết hôn, nếu như cơ quan
chức năng của xã họ đăng kí thấy những giấy tờ đó hoàn toàn hợp pháp thì tiến
hành đăng kí kết hôn cho hai công dân đó, nếu như có điều sai trái thì có quyền
bác yêu cầu của hai bên công dân đó.
- Hoặc cả hai bên đều có quyền hạn nhất định nhưng bên này quyết định điều
gì phải được bên kia cho phép hay phê chuẩn hoặc cùng phối hợp quyết
định.Điều này cho thấy sự ngang bằng nhau về địa vị pháp lí cũng như thẩm
quyền của hai bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính, không có bên nào
cao hơn bên nào về thẩm quyền, quyền hạn.
Ví dụ: Quan hệ giữa Bộ giáp dục và đào tạo và cá bộ ngành khác về việc quyết
định hình thức, quy mô đào tạo phải được Bộ giáo dục và đào tạo cho phép hay
phê chuẩn.Hay như là quan hệ giữa tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An về việc tỉnh Hà
Tĩnh phân mốc địa chỉnh giữa hai tỉnh, việc làm này phải được cả tỉnh Nghệ An
xem xét cùng phải hợp thực hiện.
2). Biểu hiện thứ hai của sự không bình đẳng thể hiện ở chỗ một bên có thể áp
dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm buộc đối tượng quản lí phải thự hiện
mệnh lệnh của mình.Các trường hợp này được pháo luật quy định cụ thể về nội
dung và giới hạn.
Sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà
nước luôn thể hiện rõ nét, xuất phát từ quy định pháp luật, hoàn toàn không phụ
thuộc vào ý chí chủ quan của các bên tham gia các quan hệ đó.
Sự bất bình đẳng giữa các bên là các cơ quan trong bộ máy nhà nước bắt
nguồn từ quan hệ giữa các cấp trên và cấp dưới trong tổ chức của bộ máy nhà
nước.Sự không bình đẳng giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ
chức xã hội, đơn vị kinh tế, các tổ chức và cá nhân khác không bắt nguồn từ
quan hệ tổ chức mà từ quan hệ “quyền lực - phục tùng”.Trong các cơ quan đó,
cơ quan hành chính nhà nước nhân danh nhà nước thể hiện chức năng chấp
hành – điều hành trong lĩnh vực được phân công phụ trách.Do vậy, các đối
tượng kể trên phải phục tùng ý chí của Nhà nước mà đại diện là cơ quan hành
chính nhà nước.Ví dụ: khi các cá nhân hộ gia đình vi phạm hành lang an toàn
giao thông, cụ thể như vi phạm lấn chiếm hành lang vỉa hè sẽ buộc phải tháo
dỡ, nếu không tự tháo dỡ hay có tình chống đối sẽ bị cưỡng chế.Hay ví dụ như
hộ gia đình cố tình xây dựng trái phép vi phạm luật đất đai thì sẽ buộc phải tháo
dỡ các công trình xây dựng trên phần đất vi phạm đó.Khi cán bộ công chức vi
phạm nghĩa vụ công chức tại các điều 6, 7, và điều 8 của pháp lệnh công chức,
cán bộ năm 2003 sẽ bị xử lí kỉ luật theo nghị định Chính phủ số 35/2005/NĐCP
ngày 17/3/2005 về việc xử lí kỉ luật cán bộ công chức.Cũng theo như quy định
tại điều 12 chương 2 nghị định chính phủ ngày 16/12/2008 về xử lí vi phạm
hành chính thì cơ quan quản lí hành chính có quyền tịch thu tang vật phương
tiện được sử dụng để vi phạm theo điều 17 của pháp lệnh.
3). Sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà
nước còn thể hiện trong tính đơn phương và bắt buộc của các quyết định hành
chính.
Các cơ quan hành chính nhà nước và các chủ thể quản lí hành chính nhà nước
khác, dựa vào thẩm quyền của mình, trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình có
quyền đưa ra những mệnh lệnh hoặc đề ra các biện pháp quản lí thích hợp đối
với từng đối tượng cụ thể.Những quyết định ấy có tính chất đơn phương vì
chúng thể hiện ý chí của chủ thể quản lí hành chính nhà nước trên cơ sở quyền
lực đã được pháp luật cho phép.
Ví dụ: Bộ trưởng Bộ công an có quyền quyết định áp dụng các biện pháp trục
xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam( điều 15
và khoản 8 điều 31 pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002).
Ví dụ: ngoài ra còn thể hiện trong trường hợp khi công dân vi phạm luật an
toàn giao thông cụ thể là không đội mũ bảo hiểm thì cảnh sát giao thông có toàn
quyền đơn phương lập biên bản xử lí ngay tại chỗ, có thể phạt tiền và tước giấy
phép lại xe.Hay khi hai bên kí giao kết hợp đồng kinh tế mà cơ quan nhà nước
phát hiện không có sự tự nguyện thì cơ quan có thẩm quyền quyết định không
công chứng cho bản hợp đồng đó và có thể hủy bản hợp đồng đó.
Trong thực tiễn quản lí hành chính nhà nước có trường hợp cơ quan hành
chính nhà nước ra quyết định do yêu cầu của cơ quan cấp dưới, đơn vị cơ sở
hay của cá nhân.Cũng có nhiều trường hợp trước khi ra quyết định các chủ thể
quản lí hành chính nhà nước tổ chức trao đổi, thảo luận về quyết định với sự
tham gia của đại diện các cơ quan cấp dưới, đơn vị cơ sở hoặc những người có
liên quan.Ngay cả trong trường hợp này quyết định của cơ quan có thẩm quyền
vẫn có tính chất đơn phương bởi vì yêu cầu của cá nhan hay cấp dưới hoặc ý
kiến đóng góp trong các buổi thảo luận không có tính chất quyết định mà chỉ là
những ý kiến để chủ thể quản lí hành chính nhà nước xem xét, tham khảo trước
khi đưa ra quyết định.
Những quyết định hành chính đơn phương đều mang tính chất bắt buộc đối
với các đối tượng quản lí.Tính chất bắt buộc thi hành cua các quyết định hành
chính được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước.Tuy nhiên, các quyết định hành
chính đơn phương không phải bao giờ cũng được thực hiện trên cơ sở cưỡng
chế mà được thực hiện chủ yếu thông qua phương pháp thuyết phục*1
Ví dụ: “Theo điều 10 mục A chương II về thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng
chế hành chính để thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì khi
cá nhân vi phạm quản lí hành chính thì cá nhân bị áp dụng một số biện pháp
cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập.”
Tóm lại, phương pháp quản lí hành chính là phương pháp mệnh lệnh đơn
phương.Phương pháp này được xây dựng trên nguyên tắc:
1
Trường đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb. công an nhân dân,năm 2012,từ
trang 20 đến trang 23.
Xác nhận sự không bình đẳng giữa các chủ thể tham gia quan hệ quản lí hành
chính nhà nước: một bên nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để
đưa ra các quyết định hành chính, còn bên kia phải phục tùng những quyết định
ấy.Bên nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước có quyền đơn phương
ra quyết định trong phạm vi thẩm quyền của mình vì lọi ích của nhà nước, của
xã hội.Quyết định đơn phương của bên có quyền sử dụng quyền lực nhà nước
có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên hữu quan và được đảm bảo thi
hành bằng cưỡng chế nhà nước.
IV)quan điểm cá nhân và liên hệ thực tế về vấn đề bất bình đẳng
giữa ý chí của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ quản lý hành
chính của bản thân em.
Với tư cách là một công dân khi tham gia vào một quan hệ pháp luật hành
chính nào đó thì có thể em sẽ không thích ,hay nói cách khác là không hài lòng
với sự bất bình đẳng này. Trên cơ sở cũng là xuất phát từ lợi ích của bản thân
em thôi. Nhưng dưới góc độ là một sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội thì
em ủng hộ và tán thành khi đưa yếu tố bất bình đẳng vào trong quan hệ pháp
luật hành chính làm tiêu chí để điều chỉnh các đối tượng quản lý. Không chỉ
trong luật hành chính mới cần yếu tố bất bình đẳng mà các ngành luật khác
cũng phải cần và rất cần là đằng khác. Tại sao em lại đồng ý và tán thành? Nếu
bản thân em không học Luật và đứng ở cái nhìn phiếm diện từ những người
"bình thương" khác như cha mẹ em,bạn bè,người thân của em thì sẽ cho rằng sự
bất bình đẳng là cái gì đó xấu xa,tệ hại lắm.Nó phá vỡ đi quyền bình đẳng của
con người với nhau. Nhưng khi đi sâu vào nghiên cứu Luật học,nghiên cứu
cách thức để nhà nước ta điều hành và quản lý đất nước thì em đã có một cái
nhìn mở hơn về vấn đề này. Chính nhờ có sự bất bình đẳng đó mà pháp luật
mới đi sâu vào đời sống, tiềm thức người dân. Cũng chính nhờ sự bất bình đẳng
mà xã hội mới ổn định,mọi thứ trở nên quy củ và đi vào quỹ đạo hơn.Liên hệ
với thực tế,giả sủ như trong quản lý hành chính nhà nước không có sự bất bình
đẳng liệu chúng ta có giải quyết các vụ việc phát sinh hằng ngày một cách
nhanh chóng và linh hoạt không.Có nêu cao được ý chí của nhà nước
không...Tất nhiên là không mà thậm chí nó còn làm cho mọi chuyện trở nên
phức tạp ,rắc rối và lằng nhằng nữa.Vai trò của các chủ thể đặc biệt không tồn
tại nữa thì có nên hay chăng việc quy định quyền và nghia vụ cho các bên. Và
thực tế đặt ra là từ bào đời nay khi tham gia vào các quan hệ hành chính thì yếu
tố bất bình đẳng cũng đã làm nền móng để các chủ thể quản lý làm tiêu chí để
giải quyết các vụ việc rồi. Tuy rằng chúng ta vẫn nhìn nhận thấy không phải cứ
bất bình đẳng trong quan hệ pháp luật hành chính đều là tốt. Ví dụ như việc lợi
dụng chức quyền để làm khó người dân,tham nhũng và làm biến thái đi bản
chất của sự bất bình đẳng trong qun hệ quản lý hành chính nhà nước là điều dễ
thấy và còn vướng đọng hiện nay rất phổ biến thì có nên chăng chúng ta hãy
nhìn nhận mọi chuyện ở nhiều mặt và thấy được cái tốt đẹp của sự bất bình
đẳng trong lĩnh vực này...Đó là vấn đề em đặt ra để tất cả mọi người cso cái
nhìn mở hơn về sự Bất bình đẳng về ý chí giữa các chủ thể trong quan hệ quản
lý hành chính.
KẾT LUẬN
Qua những phân tích ở trên ta đã nhận thấy rõ được vài trò to lớn của sự bất
bình đẳng trong quan hệ pháp luật hành chính. Có thể mỗi người sẽ có những
quan điểm cách nhìn nhận vấn đề này ở những chiều hướng khác nhau nhưng
bản thân em đồng tình ủng hộ với sự bất bình đẳng về ý chí giữa các chủ thể
trong quan hệ pháp luật hành chính. Chính nhờ sự bất bình đẳng về ý chí giữa
các chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chình mà quan hệ pháp luật hành
chính được duy trì, đảm bảo tuân thủ pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần ổn
định trật tự trên mọi khía cạnh của cuộc sống. Qua đó để thấy rõ được vai trò to
lớn của nó đối với cuộc sông của chúng ta như thế nào. Đồng thời khẳng định
thêm được sự đúng đắn và tiến bộ trong công tác quản lý hành chính của nước
ta tuy rằng vẫn còn nhiều bất cập và sự vận dụng yếu tố mệnh lệnh- phục tùng
nhiều khi còn sai lệch và vượt quá tầm kiểm soát.
Danh mục tài liệu tham khảo
1) Trường đại học Luật Hà Nội,giáo trình luật hành chính Việt Nam,Nxb. công
an nhân dân,năm 2012.
2) Luật hôn nhân gia đình năm 2002
3)Nghị định của chính phủ số 35/2005/NĐCP ngày 17/3/2005 về việc xử lí kỉ
luật cán bộ công chức.
4)Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002
5)Nghị định của chính phủ số 37/2005/NĐCP ngày 18/3/2005 quy định thủ tục
áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính.
6)Luật giao thông đường bộ ngày 29/6/2001
trích nuồn tài liệu trên internet
/>%87n-c%E1%BB%A7a-s%E1%BB%B1-b%E1%BA%A5t-b%C3%ACnh%C4%91%E1%BA%B3ng-trong-quan-h%E1%BB%87-ph%C3%A1p-lu
%E1%BA%ADt-h%C3%A0nh-ch%C3%ADnh-v%C3%A0-c%C3%A1c-v
%C3%AD-d%E1%BB%A5-minh-h%E1%BB%8Da
/>
Mục lục: