Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tiểu luận công tác xã hội nhóm truyền thông trong nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.22 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỒNG THÁP
KHOA GIÁO DỤC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM
ĐỀ TÀI

TRUYỀN THƠNG

TRONG NHĨM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
LỚP:

KIỀU

VĂN

TU

CƠNG TÁC XÃ HỘI 2005
NHĨM TÁM THỰC HIỆN:

NGUYỄN THỊ BẠCH
HỒ VĂN HÀ
PHẠM PHÚC KHÁNH

ĐỒNG THÁP - 2007


MỤC LỤC

I. LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................... Trang 02


II. NỘI DUNG.................................................................................................. 03
1. Truyền thông là gì?.................................................................................... 03
2. Các dạng truyền thông nhóm................................................................... 06
3. Các loại hình truyền thông......................................................................... 08
4. Các thành tố chính trong quá trình truyền thông........................................ 09
5. Một số kênh truyền thông trong nhóm....................................................... 11
6. Các hình thức truyền thông....................................................................... 13
7. Các hướng truyền thông............................................................................. 14
8. Các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông nhóm........................................ 14
9. Lắng nghe trong truyền thông.................................................................... 18
10. Sự tắc nghẽn trong truyền thông............................................................ 19
11. Một số vấn đề gặp phải trong truyền thông.............................................. 20
12. Chúng ta làm gì để cải thiện truyền thông nhóm..................................... 22
III. THAY LỜI KẾT. ....................................................................................... 23

2


I. LỜI MỞ ĐẦU
Công tác xã hội nhóm là một trong những phương pháp đặc thù của công tác xã
hội. Trong quá trình hình thành và hoạt động của nhóm nhân viên điều hành nhóm tất
yếu phải sử dụng rất nhiều công cụ khác nhau. Một trong những công cụ hữu hiệu nhất
để điều hành sinh hoạt nhóm đó là truyền thông nhóm.
Truyền thông nhóm là cơ sở, là nền tảng và huyết mạch của sinh hoạt nhóm, đây
chính là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thấy bại của quá
trình hoạt động nhóm. Chính vì sự quan trọng của truyền thông nhóm đối với việc lấy
quyết định, thảo luận xin ý kiến, lên kế hoạch hoạt động hay bàn để giải quyết một vấn
đề nào đó liên quan đến nhóm mà đòi hỏi nhân viên xã hội, nhân viên điều hành nhóm
cần phải có những kiến thức và kĩ năng cơ bản về truyền thông nhóm.
Trên thực tế, truyền thông không có gì xa lạ đối với chúng ta, bởi vì đó là quá

trình mà chúng ta sử dụng hàng ngày vào mục đích giao tiếp. Tuy nhiên, đứng trên
phương diện công việc, đứng trên phương diện khoa học thì chúng ta vẫn còn những
hạn chế nhất định khi nói về truyền thông và truyền thông nhóm. Vậy, truyền thông
nhóm là gì? Cơ chế truyền thông đó diễn ra như thế nào? Hay những vấn đề nào ảnh
hưởng đến truyền thông và để truyền thông tốt chúng ta cần phải chú ý đến điều gì?...
Đó là những câu hỏi tưởng chừng như khá đơn giản nhưng trên thực tế thì thật không
dễ để trả lời một cách đầy đủ chút nào, bởi đó là cả một vấn đề rất lớn, rất sâu và mang
tính biến động, linh hoạt cũng như mang tính thực tế rất cao. Mặc dù vậy, việc giải đáp
những câu hỏi thắc mắc về truyền thông chắc chắn sẽ đem lại rất nhiều điều thú vị. Đó
cũng là yếu tố chính để nhóm tiến hành bài viết tìm hiểu về vấn đề này. Hy vọng bài
viết của chúng tôi dưới đây sẽ mang lại những điều thú vị, bổ ích cho các bạn, đồng
thời chia sẽ được một số vấn đề có thể rất cần thiết liên quan đến truyền thông trong
nhóm, liên quan đến công tác xã hội. Đây chắc chắn sẽ là nguồn tài liệu hữu hiệu giúp
cho các bạn trong việc học tập và tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến truyền thông
nhóm.
Mặc dù bài viết được sự hỗ trợ và giúp đỡ của một số cộng tác viên nhưng thật
khó để tránh khỏi những thiếu sót cho vấn đề mang tính rộng lớn, linh hoạt và thực tế
này. Do đó, chúng tôi rất mong được bạn đọc bỏ qua và đóng góp ý kiến để cho vấn đề
của chúng ta được rõ ràng và phong phú hơn.
Xin chào và trân trọng cảm ơn quý bạn đọc!
Nhóm thực hiện
3


II. NỘI DUNG
1. Truyền thông là gì?
Công tác xã hội (CTXH) nhóm là một trong những phương pháp đặc thù của
CTXH. Phương pháp CTXH với nhóm chính là sự vận dụng kĩ năng mang tính
chuyên nghiệp để can thiệp, hỗ trợ những nhóm xã hội yếu thế nhằm thay đổi nhận
thức, hành vi, tăng cường năng lực giải quyết các vấn đề xã hội của các thành viên

trong nhóm.
CTXH nhóm là một hoạt động khá phức tạp bởi nó mang nhiều yếu tố biến
đổi cần quan tâm như: Các nhóm viên, tiểu nhóm, toàn nhóm, mục đích, chương
trình hoạt động của nhóm, cơ sở hoạt động, năng động nhóm, bầu không khí
nhóm…
Để có thể thực hiện tốt CTXH nhóm đòi hỏi nhân viên CTXH phải ứng dụng
nhiều kĩ năng khác nhau trong quá trình làm việc. Trong đó kĩ năng truyền thông là
một trong những kĩ năng tối quan trọng mà mỗi một nhân viên xã hội cần phải có
khi phải làm việc với nhóm.
Vậy truyền thong nhóm là gì?
Theo cuốn “Khoa học giao tiếp” của Nguyễn Ngọc Lâm (Nxb ĐH Mở Tp. Hồ
Chí Minh, 2006) thì Truyền thông là một tiến trình trao đổi các thông điệp có lời và
không lời nhằm để hiểu, phát triển và ảnh hưởng đến các mối quan hệ giữa người
với người.
Theo đó, truyền thông là một tiến trình luốn tiếp diễn và chịu sự tác động của
nhiều yếu tố bao gồm:
+ Nguồn phát
+ Nguồn nhận
+ Các giác quan cảm nhận (thị giác, thính giác, khứu giác…)
+ Các yếu tố chứa đựng thông điệp (giọng nói, cử chỉ, thời gian…)
+ Nội dung thông điệp
+ Sự đáp ứng
+ Sự phản hồi
4


+ Bối cảnh giao tiếp.
Chúng ta có thể hiểu rằng, trên thực tế, truyền thông là một tiến trình luôn
diễn ra với cơ chế phản hồi ngược. Tức là, chúng ta tiếp nhận kích thích từ môi
trường bên ngoài (âm thanh, màu sắc, mùi vị…). và luôn tìm cách để tự lí giải

những kích thích ấy rồi từ đó chúng ta đáp ứng (phản ứng) lại đối vói kích thích ấy
và đáp ứng này có thể được bộc lộ hay thầm kín. Ví dụ, khi ta nghe thầy Tu hát
xong thì hầu hết các bạn vỗ tay biểu thị sự thích thú, nhưng cũng có có bạn không
vỗ tay mặc dù vẫn có cảm giác thích thú khi nghe thầy hát.
Như vậy, truyền thông là một tiến trình hai hay nhiều chiều và luôn luôn tiếp
diễn.
Tóm lại, chúng ta có thể nói truyền thông nhóm là một tiến trình trao đổi
thông tin có lời và không lời về vấn đề nào đó liên quan đến nhóm nhằm làm rõ vấn
đề để hiểu, phát triển và tác động đến các mối quan hệ cũng như lợi ích chung của
các thành viên trong nhóm.
Tại sao gọi truyền thông là một tiến trình?
Truyền thông là một tiến trình bởi nó trãi qua các giai đoạn theo tuần tự các
bước cụ thể như sau:
Tiến trình truyền thông
2. Chuyển
thông điệp

1. Mã hóa
thông điệp

3. Nhận
thông điệp

B

A
8. Giải mã
TĐphản hồi

4. Giải mã

thông điệp

7. Nhận TĐ
phản hồi

6. Chuyển
thông điệp

5. Mã hóa
thông điệp

Môi trường ngoài làm méo mó thông tin

Mỗi thông điệp gửi đi tùy thuộc vào kinh nghiệm và giác quan của mỗi
người. Do vậy, thông điệp gửi đi và thông điệp nhận được khó mà hoàn toàn giống
nhau, trùng nhau. Nói cách khác là thông điệp trao đổi giữa người phát và người
nhận sẽ khó mà bảo toàn do sự ảnh hưởng bởi các yếu tố từ môi trường bên ngoài
làm méo mó thông điệp.
5


Vậy, những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát và nhận thông điệp, giải mã
những thông điệp đó gồm có những yếu tố nào?
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc nhận thức và lí giải thông điệp bao gồm:
- Bối cảnh vật chất: Phòng ốc, tiếng ồn, ánh sang, khí hậu, cách
ngồi…Truyền thông sao nhãng bởi sự ồn ào.
- Hoàn cảnh xã hội: Mục đích truyền thông, vai trò và địa vị xã hội
của người tham gia truyền thông, kiến thức, thái độ, kinh nghiệm…
- Cảm xúc: Ghét bỏ, yêu thương, sợ, giận dỗi, mệt mỏi, thiếu tập
trung, bị phê phán, bị phủ nhận cảm xúc… Sẽ khó khăn cho việc lắng nghe khi

chúng ta có những cảm xúc trên.
- Kĩ năng ngôn ngữ: Cách diễn đạt, từ chuyên môn, hàm ý, từ địa
phương…
- Khả năng cảm nhận thông điệp: nhanh hay chậm của mỗi người.
- Sự phản hồi: Điều này sẽ giúp cho việc truyền thông tốt hơn bởi
muốn phản hồi thì cần phải lắng nghe và thấu hiểu thông điệp.
Như vậy, chúng ta có thể thấy truyền thông trong nhóm là một hoạt động vô
cùng quan trọng và diễn ra thường xuyên. Việc truyền thông trong nhóm sẽ giúp
nhóm hiểu rõ vấn đề của nhóm, hiểu về quan điểm của các nhóm viên…Đồng thời
việc tham gia truyền thông nhóm sẽ tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp giữa các
nhóm viên trên cơ sở hiểu nhau, tôn trọng nhau và cùng hướng đến mục tiêu chung
của nhóm.
Trên thực tế, truyền thông là huyết mạch của sinh hoạt nhóm, đồng thời quy
định sự thành công hay thất bại cũng như duy trì sự ổn định và phát triển của nhóm.
Bởi thông qua trò chuyện, truyền thông cho nhau thì chúng ta mới thật sự hiểu
nhau, tin tưởng và gắng bó nhau. Trên cơ sở đó, chúng ta mới có được sự tích cực
giúp đỡ, hợp tác với nhau.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp truyền thông cản trở sự vận hành của
nhóm khi nó bị tắt nghẽn, hoặc gây hiểu lầm dẫn đến mâu thuẫn. Do đó, chúng ta
cần phải có những sự hiểu biết cũng như có những kĩ năng để sử dụng công cụ này
trong quá trình duy trì, điều hành và phát triển nhóm.
6


Trong đời sống hàng ngày cũng như trong công việc, truyền thông là một
công cụ hữu hiệu để xây dựng các mối quan hệ cũng như hoàn thành mục tiêu công
việc. Tất nhiên, trong đời sống thường ngày quá trình truyền thông diễn ra dưới
nhiều hình thức và dưới nhiều dạng khác nhau. Và đối với trong truyền thông nhóm
cũng vậy, việc truyền thông ấy diễn ra ở nhiều dạng khác nhau. Vậy truyền thông
nhóm có những dạng nào?

2. Các dạng truyền thông nhóm
2.1. Truyền thông nội tâm
Dạng truyền thông này diễn ra khi có yếu tố kích thích tác động và chính bạn
đáp ứng, lí giải kích thích đó mà không thông qua người thứ hai nào. Hay nói cách
khác là bạn tiếp nhận thông tin và tự mình phản hồi, xử lí và đáp ứng thông tin đó.
Ví dụ: Ngày mai có buổi thuyết trình truyền thông nhóm trên lớp của thầy Kiều Tu
và bản thân bạn tự nhử là chiều nay sẽ không đi chơi thể thao để tập trung cho việc
học tập, chuẩn bị cho buổi truyền thông được tốt hơn.
Trên thực tế, truyền thông nội tâm luôn tồn tại và diễn ra trong suốt cuộc đời
của chúng ta. Nói cách khác đi, như thể đó là một hoạt động mang tính bản năng
2.2. Truyền thông cá nhân với cá nhân
Truyền thông cá nhân với cá nhân có thể diễn ra giữa hai hay nhiều người.
Trong đó, yếu tố cần thiết là giữa họ có sự đối mặt với nhau. Cả hai đều vừa là
nguồn phát thông tin và vừa là người nhận thông tin. Tức là ở đây, việc cho và nhận
thông tin giữa hai người diễn ra một cách trực tiếp. Đồng thời việc phản hồi thông
tin giữa hai người có một mối quan hệ chặt chẽ và liên quan trực tiếp đến một vấn
đề nào đó.
Riêng trong quá trình sinh hoạt nhóm, cơ chế truyền thông giữa cá nhân với
cá nhân thường diễn ra dưới sự chứng kiến và tham dự của các nhóm viên. Thông
thường sẽ là sự phản hồi lại vấn đề của một nhóm viên đối với người truyền thông
chính (người điều hành sinh hoạt nhóm) và tất nhiên vấn đề phản hồi sẽ mang tính
đại diện, liên quan đến tất cả các nhóm viên, do đó, các nhóm viên tham gia sinh
hoạt đều có thể hiểu và tham gia ý kiến, thảo luận với nhau.

7


2.3. Truyền thông trước công chúng
Là cơ chế truyền thông mà phía người nói chỉ có một hoặc một vài người còn
phía người nghe thì đông hơn gấp nhiều lần. Cơ chế truyền thông này chúng ta

thường thấy rõ ở những buổi họp, buổi diễn thuyết, và gần hơn là ở các lớp học…
Với cơ chế truyền thông trước công chúng, trên thực tế sự phản hồi thông
điệp là rất ít có khả năng xảy ra. Bởi phần lớn thời gian thường dành cho việc trình
bày, còn người nghe thường có “nhiệm vụ” nghe và tự bản thân cảm nhận, giải đáp
các thông điệp của chính mình, chứ rất ít có khả năng phản hồi những thông điệp
của mình đến người nói.
2.4. Truyền thông đại chúng
Là cơ chế truyền thông mà nguồn thông tin công chúng được khuyếch đại
qua các phương tiện kĩ thuật nhằm truyền bá thông tin đến công chúng thật rộng và
nhanh.
Truyền thông công chúng thường phổ biến được thể hiện thông qua báo chí,
phát thanh, truyền hình, internet…
Với cơ chế này thì việc phản hồi lại những thông điệp sẽ khó xảy ra và nếu
có đi chăng nữa thì thật sự là rất chậm. Trên thực tế, truyền thông đại chúng thường
diễn ra một chiều. Chẳng hạn như ta đọc một bài báo in nào đó và ta có một số ý
kiến muốn phản hồi lại tất nhiên phải mất rất nhiều thời gian.
Như vậy, chúng ta có thể thấy, bốn kiểu truyền thông này đều có những mặt
yếu và mặt mạnh khác nhau. Trong kiểu truyền thông nội tâm và cá nhân với cá
nhân tất nhiên tâm lí của những người trao đổi thông tin sẽ thoải mái, không bị gò
bó về ngôn từ, đồng thời sự phản hồi thông điệp diễn ra nhanh chóng. Nhưng
thường thì các kiểu truyền thông này mang chung một đặc điểm là đôi khi vấn đề
không được hiểu một cách chính xác, đầy đủ, ngôn ngữ truyền thông thường mang
đặc tính bình dị dễ hiểu nhưng đôi khi sẽ gây khó hiểu với việc sử dụng những từ
địa phương, nói lắp, nói lững… Còn đối với truyền thông công chúng và truyền
thông đại chúng thì vấn đề được trình bày chính xác, khoa học, ngôn ngữ truyền
thông mang tính trau chuốt, phổ cập nhưng thông thường thì sự phản hồi thông điệp
trở lại sẽ rất khó khăn và rất lâu. Đồng thời, với hai cơ chế truyền thông này thì sẽ ít
có khả năng thay đổi hành vi của con người…
8



Tóm lại, trong quá trình sinh hoạt nhóm, chúng ta nên sử dụng kiểu truyền
thông cá nhân với cá nhân và hạn chế các kiểu truyền thông còn lại. Bởi sinh hoạt
nhóm mang yếu tố dân chủ, mọi người đều có thể tham gia vào việc thảo luận vấn
đề chung của nhau. Và chỉ có kiểu truyền thông cá nhân với cá nhân mới thoả mãn,
đáp ứng được yếu tố trực tiếp và tức thì đến các cá nhân bằng những thông điệp
phản hồi. Do đó, kiểu truyền thông cá nhân với cá nhân thường xuyên phải được sử
dụng một cách hợp lí, khoa học và linh hoạt trong quá trình sinh hoạt nhóm.
Không chỉ trong sinh hoạt nhóm, ngay cả trong thực tế đời sống hàng ngày
chúng ta cũng thường thiết lập các mối quan hệ thông qua giao tiếp với mọi người
nhằm thoả mãn các nhu cầu của bản thân. Vậy giao tiếp là gì?
Giao tiếp là quá trình mà qua đó chúng ta phát và nhận thông tin, từ đó suy
nghĩ, có ý kiến và thái độ để có được sự chia sẽ và hành động. Nói cách khác,
truyền thông là cơ sở để hình thành mối quan hệ giao tiếp, không có truyền thông
thì không có giao tiếp dù là ở phương diện trực tiếp hay gian tiếp. Như vậy, để bắt
đầu mối quan hệ thì đòi hỏi đầu tiên là phải thông qua cơ chế truyền thông. Vậy
trong quá trình giao tiếp chúng ta thường sử dụng những loại hình truyền thông
nào?
3. Các loại hình truyền thông
3.1. Truyền thông có lời
Là loại truyền thông mà chúng ta sử dụng ngôn ngữ nói hoặc viết để chuyển
thông điệp đến với mọi người.
Đây là loại hình truyền thông được cho là phổ biến trong đời sống hàng ngày.
Nó được thể hiện ra bên ngoài và được sử dụng thường xuyên. Do đó, chúng ta khá
dễ dàng tiếp nhận thông điệp và phản hồi lại thông điệp ấy. Tuy nhiên, trên thực tế
thì truyền thông có lời chỉ chiếm 30 - 40% còn có tới 60 - 70% là truyền thông
không lời.
3.2. Truyền thông không lời
Là loại truyền thông mà thông điệp chuyển đi không thông qua lời nói hay
chữ viết. thông thường đó là những cảm xúc, thái độ, điệu bộ, cử chỉ của chúng ta

và thông điệp không lời được nhận biết qua trực giác (cảm thụ) và qua các giác

9


quan. Do đó, ngôn ngữ không lời thường khó để nhận diện, nhận biết hơn là ngôn
ngữ có lời.
4. Các thành tố chính trong quá trình truyền thông
Thông thường trong quá trình truyền thông chúng ta hay sử dụng kết hợp
giữa truyền thông có lời và không lời. Trong đó, truyền thông không lời mang một
ý nghĩa rất quan trọng, nó không chỉ thể hiện thái độ, cảm xúc của chúng ta khi tiếp
nhận thông điệp và phản hồi thông điệp, mà còn hỗ trợ và làm rõ nghĩa hơn cho
ngôn ngữ có lời. Ví dụ như khi ta nói “Vâng” kết hợp với động tác gật đầu và mỉm
cười điều đó cho thấy rõ sự đồng tình trong vấn đề của người nói.
Như vậy, trong quá trình truyền thông có những thành tố chính nào?
4.1. Đối với truyền thông có lời
Thành tố chính trong truyền thông có lời đó là Lời nói và Chữ viết.
Lời nói là hệ thống âm thanh phát ra thành tiếng từ người nói đến người
nghe.
Chữ viết là hệ thống các kí tự có qui tắc rõ ràng được sử dụng để chuyển tải
những thông điệp đến người đọc.
Như vậy, đối với truyền thông có lời chúng ta có thể tiếp nhận thông điệp,
hiểu và phản hồi thông điệp một cách rõ ràng và nhanh chóng thông qua hai thành
tố chính, cơ bản đó là Lời nói và Chữ viết.
4.2. Đối với truyền thông không lời
Đối với chúng ta, truyền thông không lời mang một ý nghĩa nhất định, trong
quá trình giao tiếp, truyền thông không lời chiếm đến 60 - 70% nhưng nó đòi hỏi
chúng ta phải có những kĩ năng cần thiết mới có thể nhận ra được. Trong truyền
thông không lời gồm có những thành tố cơ bản sau:
* Ngôn ngữ cơ thể (thân thể): gồm có:

- Theo biểu tượng nhằm thay thế lời nói: Chẳng hạn như vẫy tay chào tạm
biệt, gãi đầu khó hiểu…
- Nhằm để minh họa (thường kèm theo lời nói): Như gật đầu khi nói
“Vâng”…
10


- Nhằm khuyến khích sự bộc lộ: Như gật đầu khi nghe người khác nói.
- Nhằm để thích nghi: Như để kìm nén cảm xúc thường hay di chuyển các
vật dụng, lấy tay che miệng, che mắt…
- Để biểu lộ tâm trạng xúc động: Như tay run, trán đổ mồ hôi vì lo sợ…
- Theo dáng điệu và cử chỉ: Cách đi, đứng, ngồi, nét mặt…
Theo đó, các thông điệp không lời thường thể hiện qua gương mặt, mắt, môi,
miệng, lông mày, trán, lưỡi, đầu, bàn tay…Mỗi thông điệp sẽ mang một ý nghĩa
khác nhau tùy theo người thể hiện nó.
* Giọng nói
Giọng nói là một thành tố rất quan trọng trong truyền thông. Bởi giọng nói là
một trong những công cụ hữu hiệu thể hiện và truyền đạt cảm xúc. Chúng ta sẽ dễ
dàng nhận thấy một người đang ở trong cảm xúc, cảm giác nào thông qua giọng nói.
Chẳng hạn như khi ta buồn giọng nói đều đều, khi ta tức giận giọng nói sẽ gắt gỏng,
lớn tiếng…
Như vậy, đối với quá trình sinh hoạt nhóm chúng ta cần lưu ý đến giọng nói
của chúng ta, bởi qua giọng nói chúng ta có thể truyền cảm xúc cũng như thu hút sự
chú ý đối với các nhóm viên.
Tóm lại, chúng ta có thể thấy truyền thông không lời thật sự rất quan trọng
trong đời sống cũng như trong sinh hoạt nhóm. Tuy vậy, để cảm nhận được những
thông điệp không lời này đòi hỏi chúng ta phải có những kĩ năng cần thiết. Trên
thực tế, chúng ta có thể cảm nhận được những ngôn ngữ không lời này thông qua
các yếu tố:
* Thông qua thị giác

Qua thị giác ta có thể quan sát được:
- Hành vi: cử chỉ, điệu bộ…
- Nét mặt: Sự buồn, vui, giận dữ…
- Ánh mắt: Cái nhìn trìu mến, đe dọa, quan tâm…
- Diện mạo: Cách an mặc sang trọng, cẩu thả…

11


- Không gian: Cách sắp xếp, bố trí nơi sống, sinh hoạt, sự gọn
gàng, ngăn nắp…
* Thông qua thính giác
Qua thính giác ta có thể nghe được giọng nói, nghe được tính chất của tiếng
nói. Chúng ta có thể nhận ra được trạng thái, cảm xúc của họ khi chúng ta biết lắng
nghe.
* Thông qua xúc giác
Thông thường trong giao tiếp là cái bắt tay hay cái vỗ vai để thể hiện sự quan
tâm chia sẽ. Chẳng hạng như việc vỗ vai hay nắm tay bạn bè trong cơn buồn bã có
khi sẽ tốt hơn là dùng lời nói.
* Thông qua khướu giác
Thường là thông qua mùi nước hoa trên cơ thể hoặc là mùi hương trong
phòng của người sử dụng, chúng ta có thể suy nghĩ, đánh giá về họ với những đặc
điểm, tính cách và cá tính như thế nào.
5. Một số kênh truyền thông trong nhóm
Truyền thông trong nhóm nhằm mục đích thảo luận, trao đổi và làm rõ một
vấn đề nào đó liên quan đến nhóm. Việc tham gia vào quá trình truyền thông nhóm
là một điều tất yếu của các nhóm viên bởi nó liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến
lợi ích của họ. Tuy nhiên, không phải lúc nào truyền thông nhóm cũng nhận được
sự tham gia của hầu hết các thành phần. Để tìm hiểu về vấn đề này chúng ta đi vào
các kênh truyền thông nhóm, bao gồm:

5.1. Truyền thông hiệu quả đến từng nhóm viên
NVXH
N
V

N
V

N
V

N
V

Đây là kênh truyền thông mà khi cần can thiệp hoặc khi nhóm viên có vấn đề
riêng biệt buộc phải làm việc riêng với họ để giải quyết vấn đề.

12


5.2. Truyền thông giữa các nhóm viên
NVXH
N
V

N
V

N
V


N
V

Với kênh truyền thông này thì các nhóm viên có cơ hội được học hỏi, phát
triển các kĩ năng của mình, và đặc biệt là họ có được sự chủ động trong việc tìm ra
hướng giải quyết vấn đề của chính mình. Do vậy, trong quá trình sinhhoạt nhóm
chúng ta nên đặt ra vấn đề và áp dụng kênh truyền thông này đối với các nhóm viên,
còn nhân viên xã hội hay trưởng nhóm chỉ đóng vai trò là quan sát viên, và chỉ đưa
ra điều chỉnh khi truyền thông nhóm bị tắc nghẽn hay đi chệnh hướng.
5.3. Trao đổi với nhóm
NVXH

N
V

N
V

N
V

N
V

Khi chúng ta (nhân viên xã hội) cần điều chỉnh một vấn đề nào đó hoặc cần
thảo luận với nhóm một vấn đề nào đó liên quan đến họ thì sử dụng kênh truyền
thông này.
5.4. Trao đổi với những người có liên quan đến nhóm


NVXH

N
V

N
V

N
V

N
V

Ở đây nhân viên xã hội (trưởng nhóm) trao đổi với những người có liên quan
như đồng nghiệp hay các đối tác nhằm tìm kiếm những nguồn lực giúp đỡ cho hoạt
động nhóm.
13


5.5. Trao đổi giữa hai hay nhiều đồng nghiệp
NVXH

NVXH

N
V

N
V


N
V

N
V

Việc điều hành hoạt động nhóm tất yếu sẽ gặp phải khó khăn nhất là đối với
những người còn non kinh nghiệm. Do đó, việc trao đổi kinh nghiệm với đồng
nghiệp nhằm tìm hướng giải quyết vấn đề của nhóm hiệu quả hơn là hết sức cần
thiết.
6. Các hình thức truyền thông
6.1. Hình thức chữ T
B

A

C

D
E

Còn gọi là hình thức truyền thông theo kiểu lãnh đạo tập trung. A là người
có tinh thần cao còn các người khác thì thiếu sự quan tâm.
6.2. Hình thức sao
C

B

A


E

D

Đây là hình thức truyền thông hữu hiệu. Nhưng A vẫn là thủ lĩnh. Sẽ kém
thích nghi khi có sự thay đổi và đồng thời các thành viên khác sẽ đánh giá thấp về
bản thân mình trừ A.

14


6.3. Hình thức vòng
A

B

C

D

E

F

Đây là hình thức truyền thông tốt nhất. Truyền thông mang tính dân chủ, mọi
người đều có sự tham gia ý kiến, không có thủ lĩnh đặc biệt. Tuy nhiên, thông điệp
phát ra nhiều và quá trình truyền thông chậm. Đồng thời hình thức truyền thông này
trở nên phức tạp nếu nhóm có nhiều thành viên.
7. Các hướng truyền thông

Trong truyền thông thường thực hiện theo 3 hướng:
7.1. Hướng từ trên xuống
Thông điệp chỉ chuyển từ trưởng nhóm (nhân viên xã hội) đến các nhóm
viên. Cụ thể như là việc quyết định của thủ trưởng đối với nhân viên về một vấn đề
nào đó.
7.2. Hướng ngang bằng
Thường là trong khi thảo luận giữa các nhóm viên, chia sẽ thông tin, giải
quyết xung đột, phối hợp công tác giữa các nhóm viên…
7.3. Hướng từ dưới lên
Đây là hướng phức tạp hơn, mà theo đó cấp trên (nhóm trưởng) nhận thông
tin ở nhiều mức độ cảm xúc khác nhau tùy vào mỗi nhóm viên.
8. Các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông nhóm
Quá trình truyền thông diễn ra thường xuyên và liên tục trong giao tiếp. Tuy
nhiên, đôi khi chúng ta tiếp nhận nguồn tin không rõ ràng và hệ quả là thường gây
cho ta sự khó hiểu, hay hiểu mập mờ vấn đề. Đó là do trong quá trình truyền thông
đã chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố:
8.1. Các yếu tố chủ quan từ phía người phát hay người nhận
Về phía người phát (người nói) ta có thể thấy hai vấn đề cơ bản ảnh hưởng
rất lớn đến truyền thông.
15


Thứ nhất: Người phát thông tin diễn đạt rành mạch, rõ ràng, thuyết phục thì
buổi sinh hoạt nhóm sẽ đem lại hiệu quả rất tốt.
Thứ hai: Do trình độ hay một số lí do nào khác mà người phát thông tin diễn
đạt không rõ ràng (nói ấp úng, lung túng, cách diễn đạt từ ngữ không rõ ràng…) thì
chắc chắn buổi sinh hoạt nhóm sẽ không có được kết quả tốt nhất.
Thêm vào đó, người phát biểu (người phản hồi) cũng rất quan trọng trong
buổi truyền thông. Có không ít người phản hồi không tập trung, dài dòng, không đi
vào trọng tâm làm cho buổi truyền thông bị kéo dài thời gian không cần thiết. Ở

đây, chúng ta cần những lời phát biểu (sự phản hồi) ngắn gọn, xúc tích, đúng trọng
tâm vấn đề và đầy đủ ý. Chính vì điều này đòi hỏi chúng ta phải rèn luyện kĩ năng
nói để có thể thực hiện tốt các buổi truyền thông nhóm.
Về phía người nghe, ta có thể thấy một vấn đề là nếu thiếu tập trung, có sự
xao nhãng hay có sự mâu thuẩn cũng là vấn đề làm cho thông tin tiếp nhận được bị
sai lệch ý so với người nói. Ví dụ: Tôi đang nói về sự quan tâm chăm sóc con cái
của cha mẹ tôi là rất ân cần và chu đáo thì bạn tôi lại cho rằng tôi đang khoe khoang
và “tặng” cho tôi những câu nói nghe có vẻ không mấy thiện chí cho lắm khiến cho
cả hai bên nảy sinh mâu thuẩn. Hay khi truyền thông, nhóm trưởng nói: “Con cá
bơi giữa dòng nước chảy mạnh làm cho cha mẹ chúng rất lo lắng…” thì có một
người hỏi (phản hồi) lại là “Thế đứa bé có bị làm sao không?”. Tức là ở đây người
nghe đã không chú ý để rồi nhầm lẫn giữa “con cá” với “đứa bé” nào đó đang bơi
dưới nước.
8.2 Yếu tố từ vị trí và quan hệ xã hội
Trong một buổi họp nếu có sự tham dự của nhiều cấp bật khác nhau có thể
gây ảnh hưởng đến tư tưởng, thái độ và tâm lí của các thành viên. Nếu có sự tham
dự của cấp trên thì rất có thể sẽ làm cho cấp dưới bị gò bó, mất tự nhiên, thông
thường họ sẽ có tâm lí e dè, căng thẳng, mất tự nhiên.
Trong quan hệ xã hội cũng vậy, thường thì khi người ta có mâu thuẩn hay
định kiến với nhau mà cùng sinh hoạt chung một nhóm thì chắc chắn họ sẽ chịu một
áp lực tâm lí nào đó, sẽ căng thẳng và mất tập trung và không hướng mục đích của
mình vào vấn đề chung của nhóm.
8.3. Yếu tố từ môi trường
16


Để có một buổi truyền thông hiệu quả chúng ta cũng cần chú ý đến các yếu
tố môi trường, những điều kiện khách quan tác động đến buổi truyền thông nhóm.
Chẳng hạn như: Địa điểm, số lượng người tham dự, cách sắp xếp bàn ghế và bố trí
chỗ ngồi cũng có những ảnh hưởng nhất định đến buổi truyền thông nhóm.

* Một số cách sắp xếp chỗ ngồi trong truyền thông nhóm:
Trong một buổi truyền thông có rất nhiều cách sắp xếp chỗ ngồi khác nhau.
Tuy nhiên không phải cách nào cũng đem lại hiệu quả cao. Thông thường thì tùy
vào số lượng nhóm viên tham gia để có cách sắp xếp chỗ ngồi hợp lí. Nếu số lượng
nhóm viên tham dự tương đối ít thì ta có thể sắp xếp chỗ ngồi theo hình bầu dục.
Nếu có đồng thành phần tham dự thì ta sắp xếp theo hình tròn tuyệt đối, hoặc cũng
có thể sắp xếp theo hình chữ U. Những khoảng cách giữa nhóm trưởng và nhóm
viên không được quá xa nhau, và trong buổi sinh hoạt nhóm mọi người đều phải
nhìn thấy được mặt nhau.
Mô hình sắp xếp chỗ ngồi khi truyền thông nhóm
TN

N
V

N
V

N
V

N
V

N
V

N
V


N
V

N
V

Mô hình không tốt
Trưởng nhóm quá tách biệt và các Nhóm viên không nhìn thấy nhau

A

TN1

N
V

N
V

B

TN2
D

N
V

N
V


C

Mô hình không tốt
TN1 không thấy A và B; TN2 không nghe A và D
A, B, C, D có thể không thấy và khó nghe nhau

17


A

B

C

D

TN

N
V

N
V
N
V

N
V


Mô hình không tốt
Trưởng nhóm không thấy A, B, C, D

TN

N
V

N
V
N
V

N
V
N
V

N
V
N
V

N
V

Mô hình tạm được nếu có ít nhóm viên sinh hoạt

TN


N
V

N
V
N
V

N
V

N
V

N
V

Mô hình tạm được nhưng vị trí cách biệt không cần thiết
TN

N
V

N
V

N
V

N

V
N
V

N
V
N
V

N
V

Mô hình truyền thông tốt nhất
18


9. Lắng nghe trong truyền thông
Trong quá trình truyền thông, lắng nghe được xem là chìa khóa cho sự hiệu
quả, sự thành công của buổi truyền thông. Bởi việc cảm nhận được cảm xúc hay
hiểu được chính xác thông điệp của người nói đều tùy thuộc vào sự lắng nghe của
chúng ta. Vậy lắng nghe là gì?.
Theo cuốn “Khoa học giao tiếp” của Nguyễn Ngọc Lâm (Nxb ĐH Mở Tp. Hồ
Chí Minh, 2006) thì Lắng nghe là một tiến trình tâm lí, và nghe khác với lắng nghe
ở chỗ Nghe là một tiếng trình sinh lí. Cụ thể như khi ta nói: “Có con chim gì đang
hót” - (chúng ta đơn thuần nghe thấy tiếng chim hót), và nó khác khi ta nói: “Có
con chim gì đang hót nghe rất hay” - (rõ ràng ở đây chúng ta đã có sự lắng nghe và
cảm nhận được cái “bên trong” của tiếng chim hót.
Theo đó, Kĩ năng lắng nghe là khả năng mà chúng ta quan tâm đến lời nói
cũng như tâm trạng, cảm xúc ẩn chứa bên trong và đồng thời nhận diện được nhu
cầu của người nói, thể hiện sự tôn trọng của mình đối với người nói.

Trên thực tế, truyền thông là một quá trình trao đổi thông điệp diễn ra theo
hai chiều, do đó, trong truyền thông chúng ta không chỉ cần có kĩ năng nói mà còn
phải biết lắng nghe. Sự chú ý lắng nghe là đồng nghĩa với việc thể hiện sự quan
tâm, muốn được biết và sự tôn trọng người nói. Đó là cơ sở để người nói tin tưởng,
bộc lộ tâm sự của mình. Từ đó, trên cơ sở hiểu nhau mới có sự hợp tác và thông
cảm cho nhau được.
Đối với chúng ta, ai cũng muốn trò chuyện với một người phải biết lắng
nghe và hiểu mình. Tuy nhiên, lắng nghe là một việc không đơn giản tý nào vì xu
hướng chung là chúng ta hay hướng về mình, thích nói về mình. Do vậy, chúng ta
thường cắt ngang lời người nói, khuyên nhủ, an ủi khi họ đang nói.
Trong truyền thông, không ít người nghĩ rằng muốn truyền thông tốt phải có
thuật “ăn nói” nhưng nếu chỉ nói mà không biết lắng nghe thì chỉ thành công nửa
vời, hay thậm chí là không thành công vì truyền thông là một quá trình hai chiều.
Được sự quan tâm, được sự lắng nghe chăm chú người đối diện mới nói, mới bộc lộ
tâm tư của họ. Thật hiểu nhau mới thông cảm nhau, hợp tác với nhau được. Trên cơ
sở đó, nhóm mới phát triển, hoàn thành tốt công việc với hiệu quả cao và các nhóm
viên sẽ tự tin hơn.
19


Nhưng như đã nói, lắng nghe thật khó vì xu hướng tự nhiên của chúng ta là
hướng về mình, nghĩ về mình, thích nói về mình. Nếu quan sát sẽ thấy phần lớn các
thành viên trong nhóm chưa nói hết lời thì đã bị người khác xen vào cắt ngang, cho
họ lời khuyên, an ủ hay đưa ra giải đáp… Trong buổi họp, khi người kia nói thì ta
giơ tay phát biểu, có nghĩa là ta không nghe mà tập trung chuẩn bị lời phát biểu của
chính mình.
Như vậy, lắng nghe không phải đơn thuần là tiếp thu một âm thanh bằng tai
mà còn hiểu được ý nghĩa của điều được nói và nhất là tiếp nhận được cảm xúc của
người đang nói. Từ “nghe” của chúng ta theo tiếng Pháp cũng có hai từ khác nhau,
trước hết là “Entendre” nghĩa là một phản ứng vật lí ghi nhận một âm thanh, một

tiếng ồn nào đó. Tiếp theo đó là “Éccuter” nghĩa là hành động tích cực để tiếp thu ý
nghĩa. Còn trong Hán văn, chữ nghe gồm có: “Tai - mắt tập trung chú ý và tim”.
Thật vậy, ta không chỉ nghe bằng Tai mà còn nghe bằng Mắt để nắm bắt cảm xúc
của người nói qua những ngôn ngữ không lời, còn nghe bằng Tim là để “thấu cảm”.
Tức là đặt mình vào vị trí của người kia để cảm nhận được những cảm xúc của họ.
Tóm lại, lắng nghe là để thấu cảm, để đồng cảm và tôn trọng người nói. Trên
cơ sở đó sẽ là sự tin tưởng và bộc lộ của người nói. Đối với nhân viên xã hội, kĩ
năng lăng nghe là một công cụ, một yếu tố không thể thiếu. Đây là một trong những
kĩ năng cốt lõi của việc truyền thông sinh hoạt nhóm. Chính sự quan trọng vào loại
bật nhất này của lắng nghe mà đòi hỏi chúng ta (nhân viên xã hội) nhất thiết phải
có, phải được trau dồi và rèn luyện cho xu hướng phát triển.
10. Sự tắc nghẽn trong truyền thông
Trong quá trình truyền thông, có không ít trường hợp như “ông nói ngược bà
nói xuôi” không ai hiểu nhau, hoặc trong vấn đề xã giao, người ta nói chuyện khách
sáo mà không đi vào chiều sâu để hiểu nhau hay cũng có những trường hợp bị ức
chế cảm xúc không diễn đạt được. Đó là những vấn đề dẫn đến sự tắc nghẽn trong
truyền thông.
* Cách xử lí sự tắc nghẽn trong truyền thông:
Trước hết phải tạo một bầu không khí làm sao bảo đảm cho mọi người trao
đổi chân tình với nhau, làm cho họ hiểu về một từ ngữ hay một vấn đề nào đó phải
giống nhau để từ đó cùng bàn bạc, cùng thống nhất ý kiến. Giúp thư giản để giảm
bớt sự căng thẳng, loại bỏ sự khách sáo, hạn chế sự sang trọng…
20


Trong quá trình truyền thông chúng ta cũng cần biết cách hạn chế những biểu
hiện của những suy nghĩ đi chệnh hướng của vấn đề chính, vấn đề chung của nhóm.
Chúng ta cũng cần phải biết cách điều hòa những cảm xúc của các thành viên trong
nhóm để hạn chế những mâu thuẫn, bất đồng có thể xảy ra là tắc nghẽn truyền
thông…Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải linh hoạt trong việc xử lí các tình huống

nảy sinh có nguy cơ gây bất lợi cho tiến trình sinh hoạt nhóm…
* Bầu không khí trong truyền thông
Trong giao tiếp hàng ngày, trong bầu không khí xã hội ta có thể thấy đó là
một bầu không khí tự do, thoải mái, thư giản. Mọi người được quyền nói tự do, nói
những cảm xúc, những điều mình nghĩ, không hình thức, khách sáo…Ngược lại, ở
trong nhóm có bầu không khí căng thẳng, lạnh lùng, hình thức sẽ ảnh hưởng đến
cảm xúc của các thành viên, tác động đến sự tham gia của nhóm viên, tác động đến
kết quả và hiệu quả của buổi truyền thông.
Do đó, bầu không khí của buổi truyền thông cũng rất quan trọng. Nó cũng là
một yếu tố thúc đẩy sự tham gia, thúc đẩy sự chia sẽ, quan tâm lẫn nhau giữa các
nhóm viên khi có một bầu không khí vui vẻ, thân thiện, gần gũi, thoải mái trong
buổi truyền thông. Chính vì vậy, khi điều hành sinh hoạt nhóm, chúng ta cần phải
chú ý đến bầu không khí của nhóm, chúng ta cần phải “hâm nóng” bầu không khí
đó một cách đúng lúc, hợp lí thì sẽ góp phần rất lớn cho thành công của buổi truyền
thông cũng như góp phần thắt chặt hơn mối quan hệ giữa các nhóm viên.
11. Một số vấn đề gặp phải trong truyền thông nhóm
Truyền thông là một tiến trình luôn tiếp diễn, và trong tiến trình đó có sự chi
phối bởi các yếu tố bên ngoài là nguyên nhân dẫn đến những vấn đề gây ảnh hưởng
đến hiệu quả của buổi truyền thông. Dưới đây là một số vấn đề gây ảnh hưởng
thường gặp trong truyền thông:
- Truyền thông kém dẫn đến hiểu nhầm, bất mãn, thiếu hợp tác, quan hệ
kém…
- Không nghe hay có thái độ xao nhãng trong khi người khác nói.
- Nghe không chính xác.
- Quên thông điệp.
21


- Mâu thuẫn giữa truyền thông có lời và không lời.
- Chỉ nghe những vấn đề, những đề tài mà mình thích nghe. Khi thấy khó,

thấy mệt thì bỏ qua, không nghe.
- Thiếu kĩ năng: Không phải lúc nào nghe được là lắng nghe được bởi cần
phải hiểu hết ý nghĩa của thông điệp.
- Thiếu kiên nhẫn.
- Có những thành kiến tiêu cực: lắng nghe một cách chủ quan do phản ứng
tạo nên bởi trang phục, giọng nói, chủng tộc, giới tính. Từ chối nghe hoặc nhạy bén
với những gì chúng ta không thích…
- Sự dồn dập nhiều sự kiện trong truyền thông.
- Thiếu quan sát các cử chỉ, điệu bộ, âm giọng, sự cường điệu, nét mặt để
hiểu rõ thái độ và cảm xúc của người nói.
- Cắt ngang lời người nói, đoán trước thông điệp, sự hờ hững, không phản
hồi, không chú ý ngay từ đầu.
- Những trở ngại về mặt thể lí: Mệt mỏi, mắc bệnh, tiếng ồn, nhiệt độ, không
gian…
- Sử dụng từ ngữ không chính xác, dùng từ địa phương, từ nhiều nghĩa, từ
lóng…
* Các yếu tố hỗ trợ cho truyền thông nhóm
Để cho buổi truyền thông nhóm đạt được hiệu quả tối đa chúng ta cần chú ý
đến các yếu tố mang tính hỗ trợ cho buổi truyền thông như:
- Các biên bản của các buổi họp
- Các buổi họp nhân viên với hai mục đích chính: truyền thông và lấy quyết
định.
- Thư từ và ghi chép dùng cho mục đích khen thưởng và thông tin.
- Hội họp không chính thức làm gia tăng mối quan hệ theo hướng tích cực.
- Bản tin.
- Thông báo.
22


- Các hoạt động xã hội (tiếp tân).

- Hộp thư góp ý.
- Nói chuyện điện thoại, fax…
12. Chúng ta làm gì để cải thiện truyền thông nhóm
Cải thiện truyền thông nhóm cũng là một yếu tố hết sức quan trọng bởi sinh
hoạt nhóm không phải lúc nào cũng giống lúc nào, do đó, đòi hỏi chúng ta phải thật
sự linh hoạt trong việc điều chỉnh và cải thiện truyền thông nhóm. Để cải thiện
truyền thônng nhóm chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:
- Phải hiểu thông điệp và đưa ra ý kiến phản hồi
- Theo nguyên tắc kiss (keep it short and simple): cố giữ lời nói ngắn gọn và
đơn giản
- Giao tiếp qua lời nói không dễ dàng và thường thì bị chi phối bởi kĩ năng
diễn đạt, kĩ năng ngôn ngữ, sự thiếu hiểu biết về người khác, vì vậy, khi nói cần chú
ý:
+ Lời nói phải đúng vai trò xã hội: vị trí của mình và vị trí của người
giao tiếp
+ Nhận sự tồn tại quan điểm của người khác, hiểu cả quan điểm củât
và của người khác, lắng nghe để phát triển mối quan hệ.
+ Làm chủ cảm xúc và suy nghĩ của chúng ta (nên sử dụng ngôn ngữ
mô tả sự kiện hơn là ngôn ngữ phê phán).
+ Tôn trọng những gì người khác nói về suy nghĩ và cảm xúc của họ
+ Cẩn thận khi dùng từ có tính tuyệt đối (rất, tất cả, hầu như…)
+ Lời nói phải phù hợp với người nghe, họ muốn nghe cái gì?...
+ Thời điểm thuận lợi, không gian phù hợp
+ Nói thẳng, nói tế nhị, nói có tình cảm, thái độ khi nói, giọng nói,
tránh nói mỉa mai, châm chọc…
+ Nguồn thông tin phải chính xác

23



+ Biết đặt mình vào tình cảnh của người nói (vai trò, quan điểm và
cảm nghĩ của họ). Cần lắng nghe nội dung công khai và nội dung hàm chứa bên
trong.
+ Cần sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng phản hồi, kiên nhẫn và tự chủ. Cần
cho người khác biết là ta có hiểu hết thông điệp hay không, chúng ta cần sử dụng
truyền thông không lời đi kèm với truyền thông có lời.
+ Nên tránh sự mâu thuẫn giữa truyền thông không lời với có lời
- Không nên quá căng thẳng, vì khi chúng ta căng thẳng thì truyền thông sẽ
không tốt.
- Cần có công cụ và phương tiện để đảm bảo truyền thông tốt: báo cáo định
kì theo mẫu, bảng liên lạc, bảng theo dõi tiến độ các công việc…
- Để truyền thông có hiệu quả cần quan tâm đến bối cảnh toàn diện và ngôn
ngữ không lời.
III. THAY LỜI KẾT
Truyền thông là một kĩ năng, khả năng truyền thông có thể được phát triển và
được cải thiện hay không là nhờ vào việc thực hành. Trong truyền thông hiệu quả,
người ta cố gắng nói với nhau là nói cho nhau, không ai muốn bị sai bảo. Nói với
một nhân viên trên bình diện ngang nhau làm cho dòng thông tin và cảm nhận thông
tin theo hai chiều được dễ dàng. Trong ngành Công tác xã hội vai trò truyền thông
là vô cùng quan trọng, đặc biệt nhất là trong Công tác xã hội với nhóm bởi truyền
thông chính là huyết mạch của quá trình sinh hoạt nhóm. Thông qua truyền thông
nhóm mới có thể nhận diện ra vấn đề và cùng nhau thảo luận để giải quyết vấn đề
đó. Quan trọng hơn là thông qua truyền thông các thành viên trong nhóm sẽ có được
sự hiểu biết về nhau và trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau để củng cố và thắt chặc thêm
mối quan hệ đó.
Trong truyền thông chúng ta cũng cần phải biết và thực hiện tính dân chủ.
Bởi truyền thông là công cụ để chúng ta thảo luận, tham khảo ý kiến và lấy quyết
định của các nhóm viên liên quan đến vấn đề của chính họ. Do đó, để có được sự
hiệu quả truyền thông cần phải cởi mở, bầu không khí phải thật sự vui vẻ thoải mái,
mọi ý kiến đều phải được tôn trọng. Người lãnh đạo nhóm cũng như các thành viên


24


nhóm có sự gắn bó với nhau, hỗ trợ nhau và cùng hoàn thành mục tiêu chung của
nhóm.
Với vai trò nhân viên xã hội chúng ta cần phải tìm hiểu thông tin chính xác
về thân chủ của mình và có sự phản hồi thích hợp với vấn đề của thân chủ. Cần phải
biết lắng nghe để thân chủ tin tưởng mà bộc lộ những cảm xúc, tâm tư, vấn đề của
họ, giúp họ bình tĩnh và đối mặt với vấn đề của bản thân để giải quyết nó.
Tóm lại, truyền thông nhóm là một công cụ không thể thiếu đối với công tác
xã hội. Đây là một công cụ hữu hiệu giúp cho nhân viên xã hội giải quyết vấn đề
được chính xác hơn khi làm việc với nhóm. Chính vì có tầm quan trọng đó mà đòi
hỏi chúng ta cần phải có kĩ năng cần thiết khi truyền thông nhóm như: Kĩ năng viết,
kĩ năng nói và trên hết đó là kĩ năng lắng nghe. Trên cơ sở lắng nghe tích cực chúng
ta có thể hiểu, đồng cảm và thấu cảm với những gì mà thân chủ (nhóm) đang gặp
phải. Từ đó chúng ta mới có thể phản hồi và giúp họ tìm ra những hướng giải quyết
thích hợp với vấn đề của chính họ.
Trong quá trình truyền thông, chúng ta cũng cần phải chú ý đến ngôn ngữ
không lời từ phía đối tượng, chú ý đến cách sắp xếp chỗ ngồi, phản ứng của đối
tượng để có hướng khắc phục nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong các buổi truyền
thông của nhóm.

25


×