Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực thương mại ở tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.23 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ BÁ QUYẾT

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI
Ở TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


2

NGHỆ AN - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ BÁ QUYẾT

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI
Ở TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60.31.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:



PGS. TS. NGUYỄN THỊ NHƯ HÀ


4

NGHỆ AN - 2015


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tiêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các quý cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá
nhân. Tôi xin trình bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các quý cơ quan, các cấp lãnh
đạo, các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Trước hết tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS
Nguyễn Thị Như Hà, người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng
dẫn và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn Khoa Kinh tế, phòng sau đại
học, các thầy cô giáo của trường Đại học Vinh đã trực tiếp giảng dạy, hướng
dẫn, tham gia đóng góp trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành

luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn cơ quan nơi tôi công tác đã tạo điều kiện cho tôi
hoàn thành khóa đào tạo thạc sĩ này.
Cuối cùng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, họ
hàng, người thân, bạn bè, đồng nghiệp những người luôn bên cạnh động viên,
khích lệ, giúp tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả sự giúp đỡ quý báu đó.
Nghệ An, 27 tháng 10 năm 2015
Học viên

Lê Bá Quyết


iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN........................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................vii
MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài..........................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn..................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn................................................................7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn...........................................................7
7. Kết cấu của luận văn............................................................................................8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI...............9
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thương
mại............................................................................................................................9
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thương mại.................9
1.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực thương mại..12
1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thương mại..............14
1.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong lĩnh vực thương mại...............................................................................17
1.2.1. Nội dung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực
thương mại..................................................................................17
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 23
1.3. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số địa phương
Việt Nam và bài học rút ra đối với tỉnh Nghệ An.................................................28
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số địa
phương Việt Nam........................................................................28
1.3.2. Bài học kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đối
với tỉnh Nghệ An.........................................................................30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...........................................................................................32
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG LĨNH


iv
VỰC THƯƠNG MẠI Ở NGHỆ AN
GIAI ĐOẠN 2010 - 2014...........................................................................................33
2.1. Tiềm năng và lợi thế của tỉnh Nghệ An trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong lĩnh vực thương mại...............................................................................33
2.1.1. Về điều kiện tự nhiên....................................................................33
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..............................................................35
2.1.3. Chiến lược, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

của tỉnh........................................................................................36
2.2. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực thương mại ở
Nghệ An giai đoạn 2010 - 2014.............................................................................41
2.2.1. Tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Nghệ An. .41
2.2.2. Thực trạng về doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực thương
mại ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2014................................45
2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh
vực thương mại ở Nghệ An giai đoạn 2010 -2014................................................50
2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân.....................................50
2.3.2. Những hạn chế .............................................................................55
2.3.3. Những nguyên nhân chủ yếu........................................................58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................63
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI Ở TỈNH NGHỆ
AN...............................................................................................................................64
3.1. Phương hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực thương
mại ở Nghệ An đến 2020.......................................................................................64
3.1.1. Mục tiêu phát triển thương mại của tỉnh Nghệ An đến năm 2020
.....................................................................................................64
3.1.2. Quan điểm phát triển.....................................................................64
3.1.3. Phương hướng phát triển..............................................................65
3.2. Giải pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thương mại ở
Nghệ An..................................................................................................................66
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo môi trường kinh doanh
thuận lợi.......................................................................................66
3.2.2. Phát triển thị trường nội địa.........................................................71
3.2.3. Đẩy mạnh xuất nhập khẩu............................................................72



v
3.2.4. Đầu tư xây dựng đội ngũ doanh nhân, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.............................73
3.2.5. Giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực thúc đẩy
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa...........................................73
KẾT LUẬN.................................................................................................................82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................84
PHỤ LỤC...................................................................................................................88


vi
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BOT

:

Đầu tư kinh doanh chuyển giao

CPI

:

Chỉ số giá tiêu dùng

DN

:

Doanh nghiệp


DNNN

:

Doanh nghiệp Nhà nước

ĐVT

:

Đơn vị tính

CP

:

Cổ phần

LD

:

Liên doanh

XNK

:

Xuất nhập khẩu


DV

:

Dịch vụ

TMĐT

:

Thương mại điện tử

GCNQSDĐ :

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

FDI

:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GCNQSD

:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng

GDP


:

Tổng thu nhập quốc nội

GlobanGap :

Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu

ISO

:

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng quốc tế

KCN

:

Khu công nghiệp

PPP

:

Hợp tác công tư

TNHH

:


Trách nhiệm hữu hạn

UBND

:

Ủy ban nhân dân

USD

:

Đôla Mỹ

Vietgap

:

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

WTO

:

Tổ chức thương mại thế giới


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh
phân theo loại hình doanh nghiệp..............................................................................42
Bảng 2.2. Số doanh nghiệp Nghệ An đang hoạt đang hoạt động
theo cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2010 - 2014......................................................43
Bảng 2.3. Số doanh nghiệp phân theo quy mô lao động...........................................43
Bảng 2.4. Số doanh nghiệp phân theo quy mô vốn...................................................44
Bảng 2.5. Doanh nghiệp thương mại theo quy mô....................................................45
Bảng 2.6. Số lao động trong các doanh nghiệp trong thương mại............................46
Bảng 2.7. Doanh nghiệp thương mại chia theo nguồn vốn.......................................47
Bảng 2.8. Doanh nghiệp trong thương mại phân theo ngành kinh doanh.................48
Bảng 2.9. Doanh thu thương mại phân theo ngành kinh doanh................................48
Bảng 2.10. Doanh nghiệp thương mại theo khu vực kinh tế.....................................49
Bảng 2.11. Thu ngân sách từ doanh nghiệp ..............................................................52


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành
tựu quan trọng: tốc độ tăng trưởng bình quân 7%/năm, tổng sản phẩm quốc
nội đạt 186,5 tỷ USD (năm 2014); GDP bình quân đầu người 2.050
USD/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ rệt theo hướng tiến bộ, năng lực sản
xuất của nhiều ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân được nâng cao… Đạt
được kết quả đó có nhiều nguyên nhân trong đó phải nói tới sự đóng góp tích
cực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế của nước
ta. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam cho thấy: trong tổng số gần
500.000 doanh nghiệp đang hoạt động thì số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa
chiếm tới 97%, sử dụng 50% lực lượng lao động của nền kinh tế và đóng góp
gần 40% GDP hàng năm.
Tuy nhiên, việc phát triển loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta

đang gặp phải nhiều khó khăn, nhất là trong giai đoạn hiện nay, kinh tế thế giới
và khu vực có nhiều biến động, lãi suất ngân hàng ở mức cao, ngoài những cơ
hội cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, loại hình doanh nghiệp
này còn phải đương đầu với những thách thức không nhỏ bởi quy mô, năng lực
sản xuất - kinh doanh và khả năng cạnh tranh thấp, cơ hội tiếp cận vay khó,
môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn và trở ngại. Hiện có tới 70% số
doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp khó khăn, trong đó có khoảng 40% là rất
khó khăn. Nếu không có những biện pháp khắc phục khẩn cấp, kịp thời thì
40% số doanh nghiệp này đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản.
Đối với tỉnh Nghệ An, là một tỉnh có nhiều khó khăn thách thức trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân và
các cấp chính quyền luôn xác định doanh nghiệp là tế bào quan trọng, nhân tố


2
quyết định đến sự lớn mạnh kinh tế của tỉnh.Vì vậy, tỉnh đã đặc biệt quan tâm
và ban hành nhiều chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư trong và ngoài nước
nhằm phát triển doanh nghiệp. Những chính sách ấy bước đầu đã có những
chuyển biến khá tích cực: Số doanh nghiệp tăng khá qua các năm cả về số
lượng và chất lượng, tuy nhiên sự phát triển đó chưa được đồng đều và đáp
ứng kỳ vọng của các cấp lãnh đạo tỉnh. Thực tế quá trình phát triển của doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Nghệ An vừa qua cũng giống tình hình chung của cả
nước. Đi liền với những mặt thuận lợi, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Nghệ An
cũng đang phải đối mặt với vô số những thách thức khó khăn từ quá trình hội
nhập. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua, hàng trăm doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn chịu ảnh hưởng nặng nề. Đặc biệt là các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực thương mại chịu áp lực do mất thị trường,
thiếu vốn, nợ xấu, sức cạnh tranh thấp, trình độ công nghệ còn lạc hậu… đang
đè nặng lên các doanh nghiệp.
Để vượt qua những thách thức nghiệt ngã đó, không chỉ đòi hỏi sự hỗ

trợ đổi mới từ phía Nhà nước, mà cần có sự thay đổi cơ bản từ chính các
doanh nghiệp nhỏ và vừa, nâng cao khả năng cạnh tranh, tận dụng các cơ hội
và giảm thiểu các thách thức có thể xảy ra để có thể phát triển nhanh, hiệu quả
và bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ổn định ở Nghệ An trong
thời gian tới.
Xuất phát từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Nghệ An là đòi
hỏi khách quan và cần thiết. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực thương mại ở tỉnh Nghệ An” làm đề tài
luận văn cao học chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thời gian qua, nghiên cứu về vấn đề phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa đã có nhiều công trình, đề tài nghiến cứu với nhiều góc độ khác nhau.


3
Liên quan đến nội dung đề tài luận văn, tác giả khái quát một số công
trình sau.
Một số công trình, đề tài nghiên cứu ở góc độ quốc gia:
- GS.TS Nguyễn Đình Hương (2002), Giải pháp phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Cuốn sách đã trình bày những vấn đề cơ bản về phát triển doanh nghiệp vừa
và nhỏ trong nền kinh tế thị trường. Thực trạng, định hướng và giải pháp phát
triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
- PGS.TS Nguyễn Cúc (2000), Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đến năm 2005. Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách nêu lên những vướng mắc về mặt cơ
chế, chính sách trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; đề ra các giải pháp
để thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp loại này ở Việt Nam, quan điểm của
Đảng và Nhà nước về chính sách hỗ trợ phát triển, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở

nước ta giai đoạn 2000 - 2005.
- Phạm Quang Trung, Vũ Đình Hiển, Lê Thị Lan Hương (2009), Tăng
cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Sách chuyên
khảo, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Tập thể tác giả trình bày lý thuyết
về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế;
thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa
và nhỏ trên địa bàn Hà Nội sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
- TS. Lê Xuân Bá - TS. Trần Kim Hào - TS. Nguyễn Hữu Thắng
(2006), Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trong cuốn sách
này, các tác giả đã đi thẳng vào phân tích những tác động, cơ hội, thách thức
và yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở phân tích tình hình phát triển


4
các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực trạng kinh doanh, các tác giả đã nêu lên
những quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong những năm tới.
- Phạm Văn Hồng (2007), Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt
Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh
tế Quốc dân, Hà Nội. Luận án phân tích, đánh giá thực trạng doanh nghiệp
vừa và nhỏ, môi trường kinh doanh phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; đề xuất phương hướng và một số giải pháp
nhằm tiếp tục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ có hiệu quả hơn trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Một số công trình, đề tài nghiên cứu ở góc độ địa phương:
- Lê Anh Dũng (2003), Đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ Kinh tế,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Luận án đánh giá thực

trạng phát triển hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hồ Chí Minh
giai đoạn 1993 - 2001; trên cơ sở đó đề xuất định hướng và những giải pháp
đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
thành phố Hồ Chí Minh trước yêu cầu phát triển hiện nay.
- Trần Thắng Lợi (2010), Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Luận văn đánh giá
thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; trên cơ
sở đó đã đề xuất những hướng giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
thành phố Đà Nẵng.
- Phạm Hồ Điệp (2010), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Luận văn đánh


5
giá thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng;
trên cơ sở đó đã đề xuất những hướng giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa ở thành phố Hải Phòng trước yêu cầu hiện nay.
- PGS.TS Nguyễn Trường Sơn (2014), Phát triển doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở Việt nam hiện nay, NXB CTQG, Hà Nội. Cuốn sách đã trình bày
đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế; phân
tích các nhân tố tác động đến quá trình phát triển của doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại Việt Nam và từ đó tác giả đã có những kiến nghị về chính sách
nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chương 3 cuốn sách đã
phân tích những khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay, trong
đó đã chỉ ra các nguyên nhân phát sinh các khó khăn đó. Trên cơ sở đó tác
giả của cuốn sách đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam như: vận dụng khoa học quản trị, tạo lập
quan hệ lao động, phát triển dịch vụ ngân hàng, hoàn thiện công tác quản

lý nhà nước, nâng cao tính minh bạch trong điều hành kinh tế vĩ mô của
chính quyền cấp tỉnh.
Ngoài ra, còn có nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí, website,
các bài tham luận tại hội thảo, hội nghị đề cập đến sự phát triển của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa với nhiều góc độ khác nhau. Đặc biệt là trong giai đoạn
hiện nay, nền kinh tế thế giới và khu vực có nhiều biến động ảnh hưởng rất
lớn đến quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Nhìn chung, các công trình, đề tài nghiên cứu đã đưa ra cách nhìn tổng
quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa của một số nước trên thế giới, cũng như của một số địa phương trong
nước; trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển. Tuy nhiên,
còn ít đề tài nghiên cứu cả về lý luận, thực trạng và giải pháp phát triển đối
với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa phận của tỉnh Nghệ An.


6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa; phân tích đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa trong lĩnh vực thương mại ở tỉnh Nghệ An, luận văn đề xuất
phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Nghệ An
đến năm 2020.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung và các nhân
tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực
thương mại.
- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong

lĩnh vực thương mại ở một số quốc gia, địa phương và rút ra bài học đối với
tỉnh Nghệ An.
- Phân tích thực trạng, đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên
nhân của việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực thương mại
ở tỉnh Nghệ An
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực thương mại ở Nghệ An trong
thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh
vực thương mại (theo cách phân ngành của Tổng cục Thống kê Việt Nam
(bao gồm bán buôn; bán lẻ; bán, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy)).


7
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về nội dung: Luận văn đi sâu nghiên cứu phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa Nghệ An trong lĩnh vực thương mại về số lượng và chất lượng, cơ cấu,
phương thức hoạt động của tỉnh Nghệ An.
- Về thời gian: Nghiên cứu, phân tích tình hình phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa trong lĩnh vực thương mại giai đoạn từ năm 2010 - 2014 và tầm
nhìn đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Để thực hiện được những mục đích nghiên cứu, luận văn đã sử dụng tổ
hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp trừu tượng hóa, phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.
- Phương pháp điều tra, khảo sát.

- Các phương pháp khác.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề về phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa trong lĩnh vực thương mại.
- Rút ra bài học kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
lĩnh vực thương mại đối với tỉnh Nghệ An.
- Phân tích, đánh giá thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh
vực thương mại trên địa bàn tỉnh Nghệ An, chỉ rõ những thành công, hạn chế
và nguyên nhân.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Nghệ An.


8
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục luận văn gồm có 03 chương, 08 tiết.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong thương mại.
Chương 2: Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực thương
mại trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2014.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn
tỉnh Nghệ An đến năm 2020.


9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI

1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong thương mại
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thương mại
- Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Do những đặc thù được quy định bởi quy mô doanh nghiệp trong một
nền kinh tế thị trường nên các doanh nghiệp có quy mô nhỏ là đối tượng của
các chính sách hỗ trợ đặc biệt từ phía chính phủ. Để xác định rõ đối tượng của
các chính sách hỗ trợ này cần có những tiêu chí cụ thể. Người ta gọi đó là các
tieu chí về doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo EU, doanh nghiệp nhỏ và vừa
được định nghĩa như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một công ty độc lập
có không quá 250 lao động hoặc doanh thu hàng năm không quá 40 triệu Euro
hoặc tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán không quá 27 triệu Euro”. Quỹ
phát triển Khu vực Châu Âu quy định như sau: “Các doanh nghiệp nhỏ và vừa
là những Công ty sử dụng ít hơn 270 người, có doanh thu nhỏ hơn 50 triệu
Euro hoặc tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán không quá 43 triệu Euro”.
Theo các tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới (World Bank) thì doanh
nghiệp nhỏ và vừa được qui định như sau:
- Doanh nghiệp vô cùng nhỏ là doanh nghiệp có đến 10 lao động, tổng
tài sản giá trị không quá 100.000 USD và tổng doanh thu hàng năm không
quá 100.000 USD.
- Doanh nghiệp nhỏ là các doanh nghiệp không quá 50 lao động, tổng
tài sản trị giá không quá 3 triệu USD và tổng doanh thu hàng năm không quá
3 triệu USD.


10
- Doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp không quá 300 lao động, tổng tài
sản trị giá không quá 15 triệu USD và tổng doanh thu hằng năm không quá 15
triệu USD.
Việc xác định quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các nước trên thế

giới chỉ mang tính tương đối vì nó chịu tác động của một loạt các yếu tố như
trình độ phát triển của một nước, tính chất ngành nghề, điều kiện phát triển
của vùng lãnh thổ, tương quan mặt bằng giá lao động, giá thiết bị hay mục
đích phân loại doanh nghiệp trong từng thời kì nhất định.
Ở Việt Nam, sự hình thành quan niệm và các cách phân loại doanh
nghiệp nhỏ và vừa cũng khác nhau qua từng thời kì phát triển đất nước. Mặc
dù đã có sự quan tâm đến doanh nghiệp nhỏ và vừa, song cho đến trước năm
1998, vẫn chưa có khái niệm chính thức hay qui định tiêu chí cụ thể nào về
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó lúc này mỗi một tổ chức, địa phương đưa ra
một quan niệm khác nhau về doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đến ngày 20/6/1998, Chính phủ mới ban hành Công văn số 681/CPKTN để xác định tiêu chí cho một doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Các
tiêu chí trong Công văn này là căn cứ pháp lý quan trọng đầu tiên chính thức
xác định các đối tượng là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc xác định theo tiêu
chuẩn trên không tính đến hình thức sở hữu của các doanh nghiệp.
Ngày 23/11/2001, Chính phủ ban hành Nghi định số 90/2001/NĐ-CP về
trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong Nghị định này Chính phủ đã
đưa ra một định nghĩa chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa để các ban ngành, địa
phương có căn cứ xác định đối tượng được Chính phủ trợ giúp phát triển. Theo
định nghĩa này, “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là các cơ sở sản xuất kinh doanh
độc lập đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không
quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”.
Như vậy, tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có đăng
kí kinh doanh và thoả mãn 2 tiêu chí và vốn và lao động như trên đều được là


11
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Tuy nhiên, tiêu chí phân loại vẫn chưa
rõ ràng. Ưu điểm của cách phân loại trên là đơn giản, dễ phân loại và sử dụng,
nhưng có hạn chế là quy mô của doanh nghiệp được xác định qua chỉ tiêu vốn
đầu tư thực hiện thường thay đổi; tiêu chí vốn thường không phân biệt đối với

đặc tính của từng ngành nghề, tiêu chí lao động biên độ quá lớn, không theo
ngành nghề, vốn v.v… Dùng chỉ tiêu này để hoạch định chính sách trợ cấp
giúp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có tính hiệu quả chưa cao.
Do vậy, ngày 30/6/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
56/2009/NĐ-CP thay thế cho nghị định số 90/2001/NĐ-CP, ngày 23/11/2001
về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tại điều 3, doanh nghiệp nhỏ
và vừa được định nghĩa:
“Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng kí kinh doanh
theo qui định pháp luật, được chia thành 3 cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo qui
mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định
trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân
năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)
Tiêu thức phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định 56 được
quy định cụ thể hơn theo ngành nghề, chia quy mô doanh nghiệp thành nhiều
cấp, với số vốn và lao động tương ứng, góp phần lợi thuận lợi hơn trong việc
trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo cách phân loại này, số doanh nghiệp
nhỏ và vừa chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp hiện có tại Việt Nam.
Tuy nhiên, xét cho cùng thì việc phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
như trên chỉ có tính chất tương đối. Chung quy lại doanh nghiệp nhỏ và vừa là
chỉ loại doanh nghiệp có số vốn, quy mô, doanh thu nhỏ, sử dụng ít lao động.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực thương mại
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thương mại là doanh nghiệp nhỏ và
vừa đang hoạt động trong lĩnh vực bán buôn (cả xuất, nhập khẩu do sở Công
thương tỉnh quản lý); bán lẻ; bán, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy. Theo tiêu chí


12
phân loại theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của
chính phủ, cụ thể như sau:
Quy mô


Thương mại
và dịch vụ

Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp vừa
Tổng
Tổng nguồn
Số lao động
Số lao động
nguồn vốn
vốn
từ trên 10 từ trên 10 tỷ từ trên 50
10 tỷ đồng
người đến 50 đồng đến 50 người đến
trở xuống
người
tỷ đồng
100 người

1.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực thương mại
Cũng như phát triển các loại hình doanh nghiệp khác, doanh nghiệp nhỏ
và vừa có những đặc tính nhất định trong quá trình hình thành và phát triển.
Một là, với đặc thù: quy mô vốn nhỏ, sử dụng ít lao động, dễ dàng thích
nghi với các thành phần kinh tế vì vậy trong nền kinh tế thị trường phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa thường theo xu hướng phát triển nhanh về số lượng
trong thời gian ngắn, dễ dàng tìm kiếm lợi nhuận từ các khoảng “trống” của
thị trường, tiếp cận vào thị trường “ngách” nhất là trong giai đoạn chuyển đổi
của nền kinh tế.
Tuy nhiên, do doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực thương mại, chủ

doanh nghiệp thường chú trọng lợi nhuận nên cũng thường tập trung kinh
doanh mặt hàng và khai thác các thị trường có thể thu lợi nhuận cao hơn nên
tính ổn định trong kinh doanh không cao dễ bị thâu tóm, phá sản, ngưng hoạt
động khi nền kinh tế có biến động.
Hai là, vốn đầu tư cho danh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu là vốn tư nhân,
tổ chức ngoài Nhà nước. Vì vậy, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thường
khó khăn trong huy động vốn dẫn tới tiềm lực, sức mạnh kinh tế của doanh
nghiệp thấp. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiềm lực tài chính không mạnh sẽ khó,
thậm chí ít có khả năng tiếp cận ứng dụng khoa học - công nghệ mới để tạo ra


13
sản phẩm, hàng hoá có giá trị gia tăng cao dẫn đến hiệu quả đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế của loại hình doanh nghiệp này thường chiếm tỷ trọng thấp. Mặt
khác do năng lực tài chính hạn chế, doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chú trọng
đến lợi ích kinh tế ít quan tâm đến vấn đề lợi ích của người tiêu dùng, lợi ích
của xã hội và dễ nảy sinh những hiện tượng gian lận thương mại.
Ba là, Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thường khó khăn về mặt
bằng sản xuất, kinh doanh. Về bản chất, doanh nghiệp nhỏ và vừa thường là
loại hình doanh nghiệp tư nhân, do bản thân cá nhân và gia đình phát triển lên
do vậy ít, hoặc hiếm có doanh nghiệp nào có diện tích đất hay mặt bằng đủ để
hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa cần thiết phải có cơ chế chính sách tác động tốt giải quyết mặt bằng và
đất đai thông qua quy hoạch các khu thương mại, chợ tạo điều kiện cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa phát triển.
Bốn là, doanh nghiệp nhỏ và vừa nguồn lực lao động chất lượng thấp,
tỷ lệ đã qua đào tạo thấp, chủ yếu qua phương thức truyền nghề nên việc phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó khăn. Nguồn lực lao động rất quan
trọng cho sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, đa phần doanh
nghiệp nhỏ và vừa phần lớn đi lên từ hộ kinh doanh cá thể sử dụng chủ yếu là

lao động phổ thông, ít hoặc chưa qua đào tạo dẫn tới năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp kém.
Năm là, doanh nghiệp nhỏ và vừa bị phụ thuộc vào các doanh nghiệp
lớn trong quá trình phát triển về thương hiệu, thị trường, công nghệ, tài chính
do vậy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đảm bảo sự liên kết giữa
nhóm, loại hình doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ hoạt
động sản xuất gia công nhỏ lẻ, kinh doanh xuất, nhập khẩu theo dạng tiểu
ngạch là chủ yếu do vậy ít có doanh nghiệp xây dựng thương hiệu mà chủ yếu


14
chỉ làm trung gian cho các doanh nghiệp lớn dẫn tới bị phụ thuộc về thị
trường cũng như giá cả, tính bền vững thấp.
Sáu là, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực thương mại, chủ doanh
nghiệp thường chú trọng lợi nhuận; nhưng vừa có đóng góp về kinh tế vừa có
góp phần vào việc đảm bảo việc làm, thu nhập và nâng cao mức sống của
người lao động, góp phần phát triển hài hoà kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để đạt
được những mục tiêu kép trên đây, không chỉ trông chờ vào ý thức tự giác của
doanh nghiệp mà phải có cơ chế chính sách tác động của Nhà nước dẫn dắt và
định hướng doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.
1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thương mại
Thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là khâu quan trọng
trong quá trình tái sản xuất xã hội, bởi nó vừa cung ứng những yếu tố đầu
vào, vừa tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho sản xuất. Đồng thời, sự hoạt động mại
thương để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội để phát triển đất nược và tái
sản xuất sức lao động. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại
nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thương mại nói riêng phải
thực hiện sứ mạng lịch sử đó. Vì vậy, việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong lĩnh vực thương mại trong nền kinh tế có vai trò sau:
Một là, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa rất quan trọng và cần thiết

nhằm tạo ra những doanh nghiệp nhỏ, linh hoạt lấp những khoảng trống, các
ngách thị trường do doanh nghiệp lớn tạo ra; đáp ứng kịp thời nhu cầu của
tiêu dùng xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế của mỗi
địa phương và quốc gia, đồng thời tăng cường các mối quan hệ kinh tế hỗ trợ
lẫn nhau giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhau và doanh nghiệp nhỏ và
vừa với các doanh nghiệp lớn.
Trên bình diện tổng thể của nền kinh tế, doanh nghiệp lớn có mặt trên
tất cả các ngành nghề, cung ứng các nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Tuy


×