Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp bàn nặn bột trong dạy học môn khoa học ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 101 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ HỒNG NGA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
“BÀN NẶN BỘT” TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2015


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ HỒNG NGA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
“BÀN NẶN BỘT” TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA
HỌC
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC HỌC
Mã số: 60.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG


3

NGHỆ AN - 2015

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Lê Thị Hồng Nga


4

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp “Bàn
tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học ở trường Tiểu học, em đã nhận
được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục học, trường Đại
học Vinh và đặc biệt là sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của cô giáo PGS.TS
Nguyễn Thị Hường. Qua đây, em xin gửi tới các thầy, cô giáo lời cảm ơn
chân thành và sâu sắc nhất.
Nghệ An, ngày 2 tháng 9 năm 2015
Người thực hiện


Lê Thị Hồng Nga


5

MỤC LỤC
Trang

BẢNG KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ĐC

:

Đối chứng.

GV

:

Giáo viên.

HS

:

Học sinh.

KH

:


Khoa học.

PP

:

Phương pháp

PPDH :

Phương pháp dạy học.

QS

:

Quan sát.

TN

:

Thực nghiệm.

TT

:

Thứ tự.



6

DANH MỤC BẢNG
Trang


7

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay ở nước ta, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học diễn ra một
cách sôi động trên bình diện cả về lý luận cũng như về thực tiễn. Định hướng
đổi mới phương pháp dạy học được nghị quyết TW lần 2 Ban chấp hành
Trung ương khoá VIII khẳng định : "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo
dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng
tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến, các phương
tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo thời gian tự học, tự
nghiên cứu của học sinh" [44,tr.41].
Theo định hướng trên, nhiều phương pháp dạy học tiên tiến, hiện tại
trên thế giới như "phương pháp tự phát hiện tri thức", "phương pháp dạy học
tích cực", "phương pháp cùng tham gia", "phương pháp tương tác" và gần đây
là "phương pháp bàn tay nặn bột" từng bước được vận dụng vào quá trình dạy
học ở tiểu học - cấp học được coi là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân.
Khoa học là môn chiếm vị trí quan trọng trong các môn học ở tiểu học.
Đây là phân môn tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học thực nghiệm
như: Vật lý, hoá học, sinh học. Vì vậy, môn học này có nhiều thuận lợi để vận
dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học để
bước đầu hình thành cho học sinh phương pháp học tập mang tính chất tìm tòi

nghiên cứu, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo cho họ.
Thực tiễn dạy học môn Khoa học ở trường tiểu học cho thấy, giáo viên
còn gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng phương pháp dạy học. Các
phương pháp dạy học truyền thống vẫn chiếm ưu thế, học sinh học tập còn thụ
động. Các thí nghiệm khoa học trong bài còn mang tính chất minh họa. Giáo
viên còn tự mình trình bày, biểu diễn các thí nghiệm thực hành để minh hoạ


8
cho kiến thức của bài học mà ít tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động này
để các em chiếm tri thức khoa học một cách chủ động, thoả mãn được nhu
cầu tìm tòi hiểu biết, óc tò mò khoa học của học sinh tiểu học. Vì vậy các giờ
học còn mang tính áp đặt, kiến thức mà học sinh chiếm lĩnh trong giờ học
chưa cao, học sinh ít được tham gia vào quá trình dạy học.
Việc tìm kiếm vận dụng những phương pháp tiên tiến vào quá trình dạy
học ở tiểu học nói chung phân môn Khoa học nói riêng là vấn đề quan trọng
để hình thành cho học sinh những phương pháp học tập độc lập, sáng tạo, qua
đó để nâng cao chất lượng dạy học. Một trong những phương pháp có nhiều
ưu điểm, đáp ứng được mục tiêu trên và có thể vận dụng tốt vào quá trình dạy
học phân môn Khoa học ở tiểu học là phương pháp "Bàn tay nặn bột". Từ
năm 2012 - 2013 dến nay, thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
phương pháp “Bàn tay nặn bột” được triển khai, sử dụng. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu chỉ ở mức độ hạn hẹp, mang tính chất thử nghiệm ở một số bài
học thuộc chủ đề về không khí trong chương trình khoa học lớp 4. Việc
nghiên cứu áp dụng phương pháp này vào quá trình dạy học sao cho phù hợp
với điều kiện cụ thể của nhà trường tiểu học Việt Nam là vấn đề hết sức cần
thiết để góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Có như vậy mới hình thành
được cho học sinh phương pháp học tập đúng đắn, giúp họ thực sự trở thành
"chủ thể" tìm kiếm tri thức. Vì những lý do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên
cứu của mình là: Nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn

bột" trong dạy học môn Khoa học ở trường tiểu học".
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp
“Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
a. Khách thể nghiên cứu
Phương pháp dạy học môn Khoa học ở cấp tiểu học.


9
b. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn
bột" trong quá trình dạy học môn Khoa học ở trường tiểu học.
4. Giả thuyết khoa học
Hiệu quả sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn
Khoa học ở trường tiểu học sẽ được nâng cao nếu đề xuất và thực hiện các
biện pháp có tính khoa học, khả thi, phù hợp với đặc điểm nhận thức của học
sinh và điều kiện dạy học ở trường tiểu học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về biện pháp sử dụng phương pháp “Bàn tay
nặn bột” trong dạy học môn Khoa học.
5.2. Nghiên cứu thực trạng sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy
học môn Khoa học ở trường tiểu học.
5.3. Đề xuất và thăm dò tính cần thiết, khả thi và hiệu quả của các biện pháp
sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học.
6. Phạm vi nghiên cứu
Tổ chức nghiên cứu việc sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong
quá trình dạy học môn Khoa học các lớp 4, 5 tại các trường Tiểu học Lê Mao,
Hồng Sơn, Cửa Nam trên địa bàn thành phố Vinh trong thời gian từ tháng
10/2014 đến tháng 5/2015.

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp; phân loại - hệ thống hóa và
cụ thể hóa các vấn đề lý luận có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài và tổ chức thăm dò tính cần
thiết và khả thi của quy trình được đề xuất. Bao gồm: Phương pháp quan sát;


10
điều tra; phỏng vấn chuyên gia; tổng kết kinh nghiệm giáo dục; thực nghiệm
sư phạm.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Để xử lí kết quả điều tra thực trạng và kết quả thực nghiệm sư phạm.
8. Đóng góp của đề tài
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận về sử dụng phương pháp “Bàn tay
nặn bột” trong dạy học môn Khoa học.
- Làm rõ thực trạng sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy
học môn Khoa học.
- Đề xuất được một số biện pháp sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn
bột” trong dạy học môn Khoa học.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”
trong dạy học môn Khoa học.
Chương 2: Thực trạng sử dụngphương pháp “Bàn tay nặn bột” trong
dạy học môn Khoa học ở trường tiểu học.
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp
“Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học.



11
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
“BÀN TAY NẶN BỘT” VÀO DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ngoài nước
Phương pháp “Bàn tay nặn bột” được đưa vào chương trình dạy học
của Mỹ từ những năm 90 của thế kỉ trước, là ý tưởng sáng tạo của nhà Vật lý
người Mỹ từng nhận giải Nobel vào năm 1988 - Leon Ledeman. Tiếp đó
Georges Charpak - nhà Vật lý tên tuổi người Pháp (đạt giải Nobel vật lý năm
1992) cùng với Viện Hàn lâm khoa học Pháp đã kế tục và phát triển phương
pháp này tại một số trường học ở Pari và đạt được những thành công nhất
định. Phương pháp “Bàn tay nặn bột” ngày càng nhận được nhiều sự quan
tâm và được nhiều quốc gia trên thế giới tiếp nhận như: Trung Quốc, Thái
Lan, Bỉ, Đức, Colombia, Brazil, Hy Lạp...
1.1.2. Trong nước
Phương pháp “Bàn tay nặn bột” được đưa vào Việt Nam là một cố gắng
nỗ lực to lớn của Hội Gặp gỡ Việt Nam (1993) do giáo sư Jean Trần Thanh
Vân - Việt kiều tại Pháp làm chủ tịch. Phương pháp “Bàn tay nặn bột” được
giới thiệu tại Việt Nam cùng với thời điểm mà phương pháp này mới bắt đầu
ra đời và thử nghiệm ứng dụng trong dạy học ở Pháp.
Tháng 10/1995, giáo sư Goerges Charpak (cha đẻ của phương pháp
“Bàn tay nặn bột”) đã đến Việt Nam để tham dự một hội thảo quốc tế về Vật
lý năng lượng cao tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh theo lời mời của giáo
sư Jean Trần Thanh Vân và ông đã hứa sẽ giúp đỡ Việt Nam trong việc đưa
phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào các trường học.



12
Từ tháng 09/1999 đến tháng 03/2000, người Việt Nam đầu tiên - một
nữ sinh thực tập Việt Nam là giáo viên Vật lý tại một trường trung học dạy
song ngữ tiếng Pháp ở thành phố Hồ Chí Minh đã được tổ chức “Bàn tay nặn
bột” Pháp (LAMAP France) tiếp nhận và tập huấn về phương pháp “Bàn tay
nặn bột”.
Tháng 01/2000, “Bàn tay nặn bột - Khoa học trong trường Tiểu học” cuốn sách đầu tiên về phương pháp “Bàn tay nặn bột” tại Việt Nam được xuất
bản. Đây là cuốn sách viết về phương pháp “Bàn tay nặn bột” của giáo sư
Goerges Charpak xuất bản năm 1996 được dịch bởi tác giả Đinh Ngọc Lân.
Tháng 06/2000, lần đầu tiên kênh truyền hình VTV1 của Việt Nam
đã phát sóng chương trình phóng sự về phương pháp “Bàn tay nặn bột” tại
Việt Nam.
Tháng 11/2000 đại biểu của Việt Nam được sự giúp đỡ của ông Léon
Lederman - Phụ trách tổ chức “Bàn tay nặn bột” Pháp, đã sang trường Tiểu
học Bắc Kinh - Trung Quốc để tham dự hội thảo quốc tế về giảng dạy Khoa
học ở trường Tiểu học.
Từ năm 2000 đến 2002, ở Việt Nam phương pháp “Bàn tay nặn bột” đã
phổ biến và được áp dụng thử nghiệm tại các trường Tiểu học thuộc Đại học
Sư phạm Hà Nội.
Từ năm 2002, nhóm nghiên cứu đã tăng thêm các lớp áp dụng phương
pháp “Bàn tay nặn bột” ở Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh. Các
chương trình tập huấn cũng được diễn ra ngày càng rộng rãi cho các giáo viên
cốt cán và các cán bộ quản lý tại nhiều địa phương trong toàn quốc.
Tháng 12/2009, trong chuyến công tác về Việt Nam giáo sư Trần
Thanh Vân đã gặp gỡ và trao đổi về chương trình “Bàn tay nặn bột” với Thứ
trưởng Nguyễn Vinh Hiển và Vụ trưởng Vụ Tiểu học Lê Tiến Thành.


13

Tháng 05/2012, Hội gặp gỡ Việt Nam đã tài trợ cho Bà Nguyễn Thị
Thanh Hương - phòng giáo dục quận Thanh Khê - Thành phố Đà Nẵng sang
Pháp tham dự, học hỏi tại Hội thảo quốc tế về giảng dạy Khoa học.
Tháng 08/2010, giáo sư Trần Thanh Vân đã gặp gỡ và trao đổi với Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận và thứ trưởng Nguyễn Vinh
Hiển, trong đó có nội dung về định hướng phát triển phương pháp “Bàn tay
nặn bột” tại Việt Nam.
Năm 2011 Bộ GD-ĐT có quyết định phê duyệt đề án “Triển khai
phương pháp Bàn tay nặn bột ở trường phổ thông giai đoạn 2011 - 2015” với
hai giai đoạn: từ 2011 - 2013 thực hiện thí điểm, từ 2014 - 2015 thực hiện đại
trà trên toàn quốc.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của phương pháp này, đã có rất
nhiều các tác giả nghiên cứu và cho ra đời các công trình khoa học để phục vụ
cho việc phổ biến và áp dụng có hiệu quả phương pháp “Bàn tay nặn bột” như:
- Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, Phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong
dạy học các môn Khoa học ở trường Tiểu học và THCS.
- PGS. TS Trần Trung Ninh và PGS. TS Đỗ Hương Trà, Dạy học theo
phương pháp “Bàn tay nặn bột”.
...
Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu về vấn đề
nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học
môn Khoa học ở Tiểu học.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Phương pháp, phương pháp dạy học
Phương pháp là một phạm trù hết sức quan trọng có tính chất quyết
định đối với mọi hoạt động. Phương pháp tồn tại gắn bó với mọi hoạt động
của con người. A.N Krưlốp đã nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp:
"Đối với con tàu khoa học, phương pháp vừa là chiếc la bàn, lại vừa là bánh



14
lái nó chỉ phương hướng và cách thức hoạt động" [39, tr.18]. Về phương diện
triết học, phương pháp được hiểu là cách thức, con đường, phương tiện để đạt
được mục đích nhất định.
Trên cơ sở các khái niệm về phương pháp nói chung, người ta đã xây
dựng các khái niệm về phương pháp dạy học. Cho đến nay vẫn còn tồn tại
nhiều ý kiến, nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm phương pháp dạy học.
Iu.K. Babanxki cho rằng: "Phương pháp dạy học là cách thức tương tác
giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát
triển trong quá trình dạy học". Nhưng một số tác giả lại quan niệm khác” [39,
tr.46].
Theo Dverep.I.D "Phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa
thầy và trò nhằm đạt được mục đích dạy học. Hoạt động này được sử dụng
trong các nguồn nhận thức, các thủ thuật logic, các hoạt động độc lập của học
sinh và cách thức điều khiển quá trình nhận thức của thầy giáo” [39, tr.46-47].
I.I Lecne "Phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có mục
đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học
sinh, đảm bảo học sinh lĩnh hội học vấn” [39, tr.46].
Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: "Phương pháp dạy học là cách thức
thực hiện của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất và lĩnh hội của thầy
nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học” [35, tr.23].
Ngoài ra còn có nhiều cách định nghĩa khác nhau về phương pháp dạy
học nhưng chúng tôi chưa có điều kiện đề cập đến. Khi định nghĩa, các tác giả
đã xét trên nhiều mặt khác nhau của quá trình dạy học, có tác giả chú trọng tới
nhận thức của học sinh, có tác giả lại xét về mặt điều khiển học. Tuy chưa có
định nghĩa thống nhất về phương pháp dạy học nhưng các tác giả đều thừa
nhận rằng: phương pháp dạy học có những đặc trưng sau :


15

* Phản ánh sự vận động của quá trình nhận thức của học sinh, nhằm đạt
được mục đích đề ra.
* Phản ánh sự vận động của nội dung học vấn đã được nhà trường
quy định.
* Phản ánh cách thức trao đổi thông tin giữa thầy và trò.
* Phản ánh cách thức điều khiển nhận thức, kích thích và xây dựng
động cơ, tổ chức hoạt động nhận thức và kiểm tra đánh giá kết quả.
Từ sự phân tích các quan điểm trên, chúng tôi hiểu về phương pháp dạy
học như sau: Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động tương tác giữa
giáo viên và học sinh, trong đó, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn
trong phương pháp dạy, học sinh là "người thợ chính" trong phương pháp
học, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
Hệ thống các phương pháp dạy học ở tiểu học:
Trong lý luận dạy học, có nhiều cách phân loại các phương pháp dạy
học, mỗi cách phân loại có một cơ sở riêng.
S.I.Petrốp-xki, E.I' Goloc phân loại phương pháp dạy học theo nguồn
tri thức và đặc điểm tri giác thông tin. Skalin, I.I. Lecne phân loại theo hoạt
động nhận thức của học sinh [39].
Iu.K.Babanxki đề xuất một hệ thống phương pháp dạy học gồm: Các
phương pháp tổ chức và hoạt động nhận thức, các phương pháp kích thích và
xây dựng động cơ học tập, các phương pháp kiểm tra, các phương pháp này
bao gồm các phương pháp dạy học cụ thể [39].
N.V Savin đã đưa ra các phương pháp dạy học ở tiểu học, hệ thống đó
gồm các phương pháp :
* Phương pháp dùng lời nói: kể chuyện, giải thích, đàm thoại, làm
việc với sách giáo khoa.
* Phương pháp trực quan: quan sát, trình bày tài liệu trực quan, phim
đèn chiếu.



16
* Phương pháp thực hành luyện tập: nói, viết, làm thí nghiệm.
Các tác giả ở Việt Nam: Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ, Phó Đức Hoà đã
đưa ra hệ thống các phương pháp dạy học ở tiểu học bao gồm:
* Nhóm các phương pháp dạy học dùng lời: Thuyết trình, đàm thoại,
làm việc với sách giáo khoa.
* Nhóm các phương pháp dạy học thực hành: Luyện tập, ôn tập, làm
thí nghiệm.
* Nhóm các phương pháp kiểm tra đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo của học sinh:
Trên cơ sở các phương pháp dạy ở tiểu học, căn cứ vào đặc điểm nhận
thức, đặc điểm phân môn Khoa học Bùi Phương Nga và một số tác giả đã đưa
ra hệ thống các phương pháp dạy học phân môn Khoa học là: quan sát, hỏi
đáp, thí nghiệm, kể chuyển, điều tra, thảo luận và trò chơi.
Đối với phân môn Khoa học, các phương pháp như: Thí nghiệm, quan
sát, thảo luận là những phương pháp chiếm ưu thế, được sử dụng nhiều nhất.
Tuy đây là những phương pháp dạy học tích cực, nhưng trong quá trình sử
dụng chỉ dừng lại ở mức độ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức của từng bài.
Nhìn chung vẫn chưa phát huy hết tính tích cực chủ động trong học tập của
học sinh. Việc hình thành cho học sinh phương pháp học, lối tư duy, lập luận
khoa học chưa được quan tâm. Điều này cho chúng ta thấy giữa lý luận và
thực tiễn áp dụng phương pháp dạy học mới còn là một khoảng cách khá xa.
Làm thế nào để đưa phương pháp dạy học mới vào trường tiểu học một cách
sâu rộng, để có kết quả cao trong giảng dạy phân môn Khoa học là cả một vấn
đề, mà giải quyết vấn đề này liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó có việc
nghiên cứu sử dụng các phương pháp dạy học mới vào các môn học. Vì vậy,
chúng tôi khẳng định rằng: Việc nghiên cứu vấn đề sử dụng phương pháp
"Bàn tay nặn bột" vào dạy học phân môn Khoa học, sẽ góp phần nâng cao



17
chất lượng dạy học phân môn này và góp phần tích cực vào quá trình đổi mới
phương pháp dạy học trong nhà trường tiểu học.
1.2.2. Phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Phương pháp "Bàn tay nặn bột" (Tiếng Anh gọi là "Hands on", tiếng
Pháp là La Main à la Pâte, dịch sang tiếng Việt Nam là "Bàn tay nặn bột") là
cách thức tổ chức cho học sinh tự nghiên cứu tìm ra cách lý giải thuyết phục
cho những kiến thức trong chương trình học, thông qua các hình thức thảo
luận, đề xuất và thực hiện phương án thí nghiệm .
Ta cũng có thể hình dung phương pháp "Bàn tay nặn bột" cũng giống
như cách người ta làm bánh, phải tự tay nặn bột làm ra cái bánh. Nhưng khác
ở chỗ, người làm bánh chỉ làm ra những cái bánh theo một khuôn mẫu. Còn ở
phương pháp này, người học sinh phải tự làm ra cái bánh theo ý nghĩa của
riêng mình. Nghĩa là cho học sinh các dụng cụ thí nghiệm, đồ dùng học tập,
học sinh tiến hành vạch kế hoạch thực nghiệm để đi tìm tri thức, chân lý khoa
học. Như vậy, phương pháp này đặt học sinh vào vị trí của một nhà khoa học,
các em có thể tự mình tìm tòi, khám phá ra kiến thức bài học thông qua việc
độc lập tiến hành các thí nghiệm khoa học - dưới sự giúp đỡ của giáo viên. Vì
vậy, việc tiên đoán hiện tượng và thiết kế phương án thí nghiệm để kiểm tra tiên
đoán được coi trọng và được lặp đi lặp lại trong nhiều tình huống. Đó là cách để
các em bộc lộ quan điểm của mình. Vì vậy, trong giờ học cần tạo những cơ hội
để các em đưa ra tiên đoán và bộc lộ các lỗi của mình để sửa chữa. Đó là sự
vận động trí tuệ thường xuyên cho phép trẻ đưa ra các quan niệm từ kinh
nghiệm hàng ngày.
1.2.3. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương
pháp “Bàn tay nặn bột”
Theo “Từ điển Việt Nam”:
- Biện pháp: Là cách xử lí công việc hoặc giải quyết vấn đề.



18
- Nâng cao hiệu quả: Là làm tăng thêm cái đạt được.
Vậy biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn
bột” là cách thức, việc làm nhằm khắc phục các nhược điểm, yếu tố gây khó
khăn khi sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” để làm tăng hiệu quả của
phương pháp này.
1.3. Một số vấn đề về phương pháp “Bàn tay nặn bột”
1.3.1. Mục tiêu của phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Mục tiêu của phương pháp “Bàn tay nặn bột” là tạo nên tính tò mò,
ham muốn khám phá và say mê khoa học ở học sinh. Ngoài việc chú trọng
đến kiến thức khoa học, phương pháp “Bàn tay nặn bột còn chú ý nhiều đến
việc rèn luyện kĩ năng diến đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.
1.3.2. Đặc điểm của phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Phương pháp “Bàn tay nặn bột” bao gồm các đặc điểm sau:
- Giúp học sinh có thể tiếp cận dần các khái niệm Khoa học tự nhiên
thông qua việc thực hành làm thí nghiệm, thực hành nói và viết.
- Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là sự thực hành, tiếp cận Khoa học
bằng hành động, hỏi đáp, thảo luận, tìm tòi, sáng tạo, góp phần xây dựng một
tập thể học tập tốt và thu được kiến thức cơ bản về thế giới Khoa học tự nhiên.
- Phương pháp “Bàn tay nặn bột” đưa ra một quá trình ưu tiên cho việc
hình thành tri thức bằng hoạt động, thí nghiệm và thảo luận.
- Phương pháp này đặt học sinh vào vị trí của một nhà nghiên cứu Khoa
học. Đứng trước một tình huống có vấn đề các em tự mình tìm tòi, khám phá
ra kiến thức thông qua việc tiến hành làm thí nghiệm, trao đổi, thảo luận ý
kiến với mọi người dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh học tập bằng hành động học sinh sẽ thấy mình học tập tiến
bộ dần qua quá trình tự tư duy, thắc mắc khi đứng trước một vấn đề Khoa học


19

nào đó, cùng thảo luận với bạn bè để đối chiếu quan điểm, tìm ra kiến thức
Khoa học đúng đắn thông qua việc tiến hành làm thí nghiệm kiểm chứng.
- Phương pháp “Bàn tay nặn bột” cho phép học sinh thoải mái đưa ra
quan điểm của mình về sự vật, hiện tượng đó là những hiểu biết ban đầu của
học sinh. Những hiểu biết này có thể đúng, có thể không đúng, chưa đầy đủ,
ngây ngô,… nhưng vẫn được tôn trọng và khích lệ, giúp tạo niềm tin học tập
cho các em. Và với những hiểu biết đó học sinh sẽ tự mình nhận thức, sửa
chữa tính chính xác hay không sau khi tiến hành làm thí nghiệm kiểm chứng.
- Thường các buổi học ở lớp vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”
chủ đề thường xoay quanh những vấn đề gần gũi với học sinh để giúp học
sinh tiếp thu kiến thức, nắm được cách tiến hành và rèn luyện ngôn ngữ.
- Dụng cụ để học tập thực hành phương pháp “Bàn tay nặn bột” cũng
vô cùng đơn giản, gần gũi, dễ tìm với các em học sinh ví dụ như: con dao, cái
cốc, chai nước, hạt đậu, nụ hoa, đất, nước, cát, que diêm, tấm ni lông,…
- Các thao tác trên thí nghiệm cũng vô cùng đơn giản ví dụ như học sinh
có thể mổ đùi một con ếch để quan sát cơ quan và chức năng bên trong, quan
sát quá trình sinh sản và hành vi của các con vật trong ao hồ hay chuồng thú.
Tìm hiểu nhu cầu của thực vật bằng cách thay đổi môi trường, nhiệt đô, ánh
sáng, nước,...các em sẽ phát hiện ra rằng chỉ cần thay đổi một trong những đặc
điểm ấy thì sẽ có những kết quả khác nhau và trong các quá trình ấy học sinh sẽ
tự đặt ra những câu hỏi, những thắc mắc như tại sao hạt có thể nảy mầm ngay
cả trên giấy, trên tấm nhựa? Như vậy trong hạt có gì?. Tại sao lại phải bón
phân cho cây?...
- Phương pháp "Bàn tay nặn bột" đưa ra một tiến trình ưu tiên cho việc
xây dựng tri thức bằng hoạt động, thí nghiệm và thảo luận.
- Đó là sự thực hành khoa học bằng hành động, hỏi đáp, tìm tòi, thực
nghiệm, xây dựng một tập thể học tập tốt và thu được kiến thức cơ bản để
hiểu biết thế giới tự nhiên và kĩ thuật.



20
- Phương pháp này đặt học sinh vào vị trí của một nhà nghiên cứu khoa
học. Các em tự mình tìm tòi, khám phá ra kiến thức của bài học thông qua
việc tiến hành các thí nghiệm khoa học, trao đổi, thảo luận nhóm dưới sự
hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh học tập nhờ hành động, các em học tập tiến bộ dần bằng cách
tự nghi vấn. Bạn bè trao đổi quan niệm về một vấn đề khoa học nào đó với nhau
và được kiểm tra (sự đúng sai) bằng cách tiến hành làm các thí nghiệm.
- Trong phương pháp “Bàn tay bặn bột”, học sinh được thoải mái đưa
ra quan điểm của mình về sự vật, hiện tượng. Đó là những hiểu biết ban đầu
của học sinh. Những hiểu biết này có thể đúng, chưa đầy đủ, hoặc có thể sai,
đôi khi là ngây thơ, ngờ nghệch nhưng vẫn được tôn trọng, động viên và
khích lệ. Khi học sinh đưa ra biểu tượng ban đầu của mình về vấn đề đặt ra,
giáo viên không đưa ra lời nhận xét đúng sai mà để các em tự nhận thấy được
trong quá trình kiểm tra giả thuyết.
Biểu tượng ban đầu có ý nghĩa quan trọng của tiến trình giờ dạy khoa
học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”.
Đối với học sinh: Đó là tồn tại quan niệm sai hoặc không thích hợp và
sẽ được tự mình nhận thức lại, sửa chữa lại ở cuối tiết học hoặc trong quá
trình diễn biến của tiết học. Do có sự khác nhau về quan niệm nên gây ra sự
tranh luận, thắc mắc mà muốn được tháo gỡ thì phải đi tìm câu trả lời chính
xác (tìm ra chân lý khoa học). Vậy muốn có câu trả lời thì buộc phải suy nghĩ,
mày mò để tìm một hướng đi hiệu quả và tiến hành hành động để đi đến đích
cuối cùng. Tóm lại, đối với học sinh, biểu tượng ban đầu là điểm xuất phát, là
nền tảng mà trên đó kiến thức sẽ được thành lập.
Đối với giáo viên: Giáo viên biết được sự hiểu biết của học sinh về vấn
đề sắp học đạt ở mức độ nào để tính đến những chướng ngại ẩn ngầm, nhận
thức được con đường còn phải trải qua giữa các quan niệm của người học với



21
mục đích của giáo viên để tìm cách xử lý thích hợp như: xác định một cách
thực tế về trình độ bắt buộc phải đạt được, lựa chọn những tình huống sư
phạm, các kiểu can thiệp và những công cụ didacque (có nghĩa là so với kiến
thức khoa học được coi là chuẩn) thích đáng nhất. Và cuối cùng để có sự đánh
giá chuẩn nhất.
- Các buổi học ở lớp được tổ chức xung quanh các chủ đề để học sinh
tiếp thu kiến thức, hiểu được phương pháp tiến hành, nắm bắt ngôn ngữ.
- Dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” không đòi hỏi phải sử
dụng những dụng cụ thí nghiệm phức tạp, hiện đại, đắt tiền mà các dụng cụ ở
đây không quá tốn kém, đa số là các vật dụng dễ kiếm và dễ sử dụng : vài nụ
hoa cả cây cam, cây bưởi, con dao mỏng, cốc thủy tinh, chai thạch bích, ống
hút nước, miếng đất trồng, tấm ni lông, que diêm, hạt vừng,… Những thứ ấy
chúng ta có thể thấy ở góc sân trường, trên sân vận động, trên cánh đồng hay
nơi hè phố,…
Các thao tác trên những dụng cụ thí nghiệm cũng hết sức đơn giản. Trẻ
có thể mổ một đùi con ếch để biết cơ, bắp, gân, dây chằng và vai trò của
những thứ ấy. Trong ao hồ hay chuồng thú, trẻ có thể quan sát được sự đẻ
trứng, sinh con và các hành vi khác của con vật (ăn mồi, chạy trốn, chăm sóc
con,…). Các em thử nghiệm nhu cầu cầu của cây trồng bằng cách thay đổi
các thông số: đất, nước, ánh sáng, nhiệt độ, không khí bằng cách so sánh và
phân tích kết quả thực nghiệm. Trẻ sẽ phát hiện ra rằng: chỉ cần thay đổi mỗi
lần một thông số là có thể kết luận khác nhau. Và trong quá trình ấy, học sinh
sẽ đặt ra những câu hỏi thắc mắc: Tại sao có những loại cây sống bám trên
cây khác mà không cần đến yếu tố đất ? Tại sao sự nẩy mầm không chỉ xẩy ra
trong đất mà còn cả trên nhựa, tờ giấy? Như vậy trong hạt có gì? Cây trồng có
ăn đất không? Tại sao lại bón phân cho cây?...
1.3.3. Ưu điểm của phương pháp “Bàn tay nặn bột”



22
Phương pháp "Bàn tay nặn bột" là phương pháp có nhiều ưu điểm,
đóng vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.
Mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp nếu thực hiện lâu dài và có hệ thống đối với
phương pháp này. Cụ thể:
a) Phát triển tri giác cho học sinh.
Đặc điểm tri giác của học sinh tiểu học là khi tri giác sự vật, hiện tượng
thường chỉ chú ý đến các đặc tính bên ngoài như: kích thước, hình dáng, màu
sắc và quan tâm đến các chi tiết riêng lẻ, chưa phát triển khả năng tư duy tổng
hợp. Khi sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" học sinh sẽ quan sát sự vật,
hiện tượng một cách tỉ mỉ chính xác hơn, cùng lúc quan sát nhiều chi tiết và bắt
đầu xuất hiện nhu cầu giải thích hiện tượng. Qua sự độc lập, quan sát học sinh
tự ghi chép những gì mình quan sát được. Trình độ nhận thức của các em được
nâng cao, các em phát huy khả năng tư duy sáng tạo trong học tập. Mỗi thí
nghiệm, mỗi vấn đề khoa học các em suy nghĩ ra nhiều phương án mới, đồng
thời có khả năng làm ra các dụng cụ thí nghiệm khác để chứng minh cho một
chân lý.
b) Phát triển trí tưởng tượng.
Trí tưởng tượng có vai trò rất quan trọng của mỗi một con người. Trong
hoạt động khoa học, trí tưởng tượng lại càng quan trọng hơn. Đối với các nhà
khoa học trí tưởng tượng góp phần to lớn trong việc khám phá, sáng chế
phương tiện, dụng cụ,… phục vụ cho cuộc sống của con người.
Tưởng tượng bắt nguồn từ hiện thực khách quan. Trong dạy học giáo
viên cần chú ý đến việc phát triển trí tưởng tượng cho học sinh. Dạy học theo
phương pháp "Bàn tay nặn bột" đáp ứng được yêu cầu trên qua việc tập cho
học sinh tưởng tượng dựa trên sự mô tả của ngôn ngữ, xây dựng nên biểu
tượng mà không cần phải có sự vật thật đặt trước mắt, nâng tưởng tượng của


23

học sinh từ chỗ dựa vào trực quan cụ thể lên tưởng tượng dựa vào ngôn ngữ,
thông qua ngôn ngữ.
Trong quá trình học sinh thao tác với dụng cụ thí nghiệm, hình ảnh sự
vật hiện tượng được thể hiện có tính chất đầy đủ hơn và trọn vẹn hơn. Sự sắp
xếp các hiện tượng khá chặt chẽ, đồng thời các em có khả năng gọt dũa những
biểu tượng cũ và sử dụng chúng để tạo biểu tượng mới. Trí tưởng tượng dựa
trên ngôn ngữ của học sinh đã được phát triển.
c) Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thực hành, thói quen tự tìm tòi và phát
triển ngôn ngữ khoa học cho học sinh:
Ở bậc học tiểu học, việc rèn luyện tốt kỹ năng, kỹ xảo, sử dụng khéo
léo những dụng cụ thí nghiệm đơn giản là một nhiệm vụ quan trọng. Điều này
cũng có nghĩa, đi đôi với việc cung cấp kiến thức, cần phải hình thành cho
học sinh phương pháp học. Chẳng hạn, việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm
khéo léo chính xác, hiệu quả là điều không thể thiểu được trong việc học tập
các môn khoa học thực nghiệm như: Vật lý, hoá học, sinh học… Trong dạy
học, để rèn luyện cho học sinh những kỹ năng này, tránh tình trạng đưa các
em vào thế bị động, máy móc cần phải để các em chủ động nhận thức thế giới
xung quanh. Sự tích cực sẽ làm cho tư duy của các em phát triển nhanh hơn.
Khi học tập theo phương pháp này, những thao tác vụng về, bỡ ngỡ, thiếu linh
hoạt, chưa có thói quen ghi các hiện tượng, các quá trình làm thí nghiệm vào
vở của mình sẽ được học sinh nhanh chóng khắc phục bằng sự nhiệt tình tham
gia công việc, thích thú sáng tạo và phát hiện ra các bài thí nghiệm mới.
Học sinh tiểu học tiếp cận với các hiện tượng, sự kiện khoa học qua sự
biến đổi các đặc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng và ngay cả các hoạt
động hằng ngày của các em như: khi học, khi ăn, khi vui chơi giải trí,… Vì
vậy, các em tiếp thu các hiện tượng khoa học theo cách nhìn đơn giản và giải


24
thích các hiện tượng đó bằng ngôn ngữ đời thường. Chẳng hạn, khi các em

quan sát, nghiên cứu một sự vật hay một hiện tượng, nếu phát hiện ra một
điều mới lạ thì các em sẽ xuất hiện nhu cầu giải thích hiện tượng. Để giải
thích được hiện tượng đó cho người khác nghe, buộc các em phải sử dụng
ngôn ngữ để biểu đạt, các em phải viết, phải có sự lập luận thuyết phục bằng
ngôn ngữ khoa học, Đồng thời phải biết trao đổi và lắng nghe ý kiến của
người khác và biết bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể,.…
Ví dụ: Quan sát các hạt vừng trên mặt trống lúc gõ trống, có em nói
bằng ngôn ngữ rất đời thường : "Hạt vừng nhảy lên, nhảy xuống", em khác lại
nói "Hạt vừng rung rinh"… Khi giải thích về sức cản không khí lên các vật
rơi như dù, tờ giấy mỏng, học sinh đã nói: "Không khí đập vào dù không chui
ra được nên cản không cho dù rơi", "vải có nhiều lỗ thủng thì không khí chui
ra làm dù rơi nhanh hơn". Đó là cách mà các em nói về các hiện tượng vật lý
bằng ngôn ngữ mà các em đã có và hiểu rõ. Các em cũng đã sử dụng các thuật
ngữ, các khái niệm khoa học đã được nghe, được nói đến để diễn tả các hiện
tượng khoa học theo cách mà các em cho là đúng, các em dùng khái niệm
"nửa vòng tròn" để mô tả hình bán cầu là hình dáng của chiếc dù khi đang rơi,
còn khi làm thí nghiệm với cái chai bịt cắt đáy, trên miệng chai lồng một quả
bóng bay chưa bơm hơi, khi chai được nhấn từ từ vào bình, nước làm ra lực
cản, làm cho quả bóng phình to lên".
Học tập theo phương pháp "Bàn tay nặn bột", học sinh là người chủ
động đề xuất các phương án, tìm cách giải quyết các phương án và giải thích
kết quả đã thu được. Điều này có nghĩa là, học sinh phải tự tìm cách trình bày
ý tưởng, phương án tiến hành thật rõ ràng, cụ thể để thuyết phục người nghe.
Trước nhiệm vụ đó học sinh phải vận dụng ngôn ngữ và khả năng sử dụng sắp
xếp từ ngữ để diễn đạt.


25
Những lúc "bí", các em biết nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô giáo.
Trước khi nhờ giúp đỡ về một khái niệm hay một hiện tượng nào đó mà các

em không đủ vốn từ để diễn đạt, các em đã hiểu rất kỹ về sự vật, hiện tượng
đó. Vì vậy, khi tiếp nhận thuật ngữ, do người khác truyền đạt lại, các em đã
có sẵn hình ảnh về sự vật, hiện tượng nên nhanh chóng xây dựng mối quan hệ
sâu sắc giữa thuật ngữ khoa học và nội hàm của nó. Thông qua những hoạt
động do mình tiến hành, các em nhận ra trước đây nhiều khái niệm còn hiểu
lõ mõ hay thậm chí hiểu sai.
Ví dụ về sự rõi trong không khí, các em cho rằng "Vật có dù thì sức rơi
nhẹ, vật không có dù thì sức gió đẩy xuống nên vật rơi nhanh hơn". Sau khi
đã làm thí nghiệm chế tạo dù, rồi tự quan sát khi thả, các em nhận thấy dù
phồng lên, hay với tờ giấy mỏng được thả thì mặt giấy cong lên các em đã
phát biểu lại "không khí làm phồng cái dù, tờ giấy cản không cho rơi nhanh".
Như vậy: Qua phương pháp "Bàn tay nặn bột" ngôn ngữ của học sinh
được phát triển nhanh.
Cụ thể: Trong quá trình học tập bằng phương pháp này đã khuyến
khích học sinh trao đổi về ngôn ngữ nói về những quan sát, những giả thuyết,
những thí nghiệm và những giải thích. Một số trẻ khó khăn về ngôn ngữ trong
một số lĩnh vực nào đó đã phát biểu ý kiến một cách tự giác hơn. Các thao tác
trong hoạt động khoa học bắt buộc chúng phải làm việc tập thể mà phải đối
mặt với các hiện tượng tự nhiên.
Việc học tập theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" còn hình thành cho
trẻ tính độc lập, biết phê phán trước những quan điểm phi khoa học. Trẻ học
cách bảo vệ quan điểm của mình, biết lắng nghe người khác, biết thừa nhận
trên cơ sở của lý lẽ, biết làm việc cho mục đích chung trong một khuôn khổ
nhất định.


×