Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

KINH NGHIỆM HOÀ GIẢI MỘT SỐ VỤ VIỆC CỤ THỂ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.53 KB, 33 trang )

KINH NGHIỆM HOÀ GIẢI MỘT SỐ VỤ VIỆC CỤ THỂ




















40 m2, chứ không như diện tích đã được thể hiện trong giấy viết tay trước đây là 690m2. Nên ông E
không chấp nhận, tranh chấp xảy ra.
Sau khi xác minh và đưa ra hoà giải, với sự việc trên thì thực tế quá trình làm hợp đồng
sang nhượng ông E đã thực hiện ký tên đầy đủ vào hợp đồng. sau khi thuê đo đạc xong ông
E cũng không có khiếu nại gì về diện tích, đến khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
thì ông lại khiếu nại và căn cứ vào tờ thoả thuận. Ban hoà giải đã giải thích cho bên bán
hiểu rõ về quy trình sang nhượng và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải căn

cứ vào hợp đồng có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã và vận động hai bên tự thương lượng nhưng
không đi đến thống nhất và ông E yêu cầu được chuyển vụ việc đến Toà án để giải quyết.


Chia đất công
Ông C và cô H là hai anh em ruột. Năm 2000, cô H kết hôn với N. Năm 2001, gia đình ông C
đã bàn bạc và thống nhất chia cho vợ chồng H một mảnh đất với diện tích là 60m2 là (đất
không chuyên dùng) đất thuộc quỹ đất Quốc phòng, nên mảnh đất của gia đình ông C
không được cấp bìa đỏ. Đến năm 2003 thì mâu thuẫn xảy ra, do ông C nghi ngờ ông N (em
rể) có quan hệ bất chính với vợ mình, nên ông C đã đòi lại mảnh đất và ông N, ông C
thường xuyên cãi vã, gây mất trật tự an ninh của thôn.
Tổ hoà giải đã phân tích rõ cho ông C thấy rằng đây là mảnh đất thuộc quỹ đất quốc phòng,
nhưng vì gia đình ông đến cư trú đã lâu và chưa có đất để di chuyển gia đình ông đi nơi
khác, do vậy thời gian này tạm thời để gia đình ông ở trên mảnh đó. Gia đình ông không
được quyền sử dụng mảnh đất đó (không được cấp sổ đỏ).
- Gia đình ông chia cho vợ chồng H mảnh đất 60m2 là sai vì đây là thuộc quỹ đất quốc
phòng nên chỉ được phục vụ vào lợi ích quốc gia.
- Việc ông nghi ngờ ông N quan hệ bất chính với vợ mình phải xem xét có thật hay không
phải có chứng cứ rõ ràng.
- Việc ông C và ông N thường xuyên cãi vã là sai, ông N là em rể phải xử sự theo đạo làm
em, việc 2 ông cãi nhau đã gây mất trật tự xóm làng, làm tổn hại đến tư tưởng tình cảm
anh em nội bộ trong gia đình, như thế thì không giải quyết vấn đề gì.
- Anh em cãi nhau, thì ông N nên chủ động xin lỗi ông C không nên “để cái sảy, nảy cái


ung” mâu thuẫn chồng chéo dễ dẫn đến hậu quả khôn lường.
Mặc dầu đã tiến hành hoà giải nhiều lần nhưng mâu thuẫn của hai gia đình càng trở nên gay
gắt, ông C làm đơn kiện ra Toà án huyện.
II. LĨNH VỰC HÔN NHÂN - GIA ĐÌNH
1.Mê đánh đề, vợ chồng mâu thuẫn
Anh H và chị T đã lấy nhau được hơn 20 năm, hiện có 2 con đang tuổi đi học. Cuộc sống của
gia đình anh chị thật vất vả, hàng ngày chị tần tảo buôn bán mớ rau kiếm sống, anh làm
nghề sửa chữa xe đạp.
Gần đây, anh H bỏ bê công việc lao vào nạn đánh số đề, rượu chè bê tha. Chị T khuyên nhủ,

thuyết phục chồng không được. Hai vợ chồng thường to tiếng, xô xát, gây mất trật tự khu
phố.
Nhận được thông tin, Tổ hòa giải đã đến giải quyết. Sau khi nghe anh H và chị T trình bày
sự việc, nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng, các thành viên Tổ hòa giải đã phân tích
đúng sai, thuyết phục, hòa giải hai bên.
Đối với anh H, việc anh say mê, lao vào nạn lô đề là sai không những gây thiệt hại cho kinh
tế gia đình vốn đã rất khó khăn mà còn là hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến trật tự
trị an của xã hội, sẽ bị xử phạt hành chính, nếu tiếp tục vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm
hình sự. Tục ngữ ta có câu:
“Cờ bạc là bác thằng bần,
Cửa nhà tan nát, vợ con chia lìa”
Hơn thế nữa, vợ khuyên nhủ không nghe, lại đánh chửi vợ là không đúng. Là trụ cột trong
gia đình, anh phải là tấm gương để con cái học tập, noi theo. Nếu tiếp tục tình trạng này sẽ
làm cho tình cảm vợ chồng, cha con bị tổn thương, dễ dẫn đến ly hôn, khi đó hai con của
anh sẽ chịu nhiều thiệt thòi nhất.
Đối với chị T, khuyên nhủ, thuyết phục chồng là đúng nhưng cần phải gần gũi, phân tích
nhẹ nhàng, kiên nhẫn, biết kìm chế nóng giận, không nên chì chiết, mắng chửi chồng. Cần
phối hợp với các con và người thân, họ hàng hai bên gia đình để có biện pháp giúp đỡ
chồng.
Hai anh chị cùng nghe ra và thấu hiểu. Đến nay, gia đình anh chị đã thực sự hòa thuận,
cùng nhau vun đắp, củng cố kinh tế gia đình, cuộc sống dần ổn định, hai con ngoan ngoãn,
vâng lời bố mẹ, gia đình hòa thuận, hạnh phúc.
2.Giỏi việc nước nhưng phải đảm việc nhà
Chị H làm công tác xã hội thường xuyên đi làm về muộn, ít có thời gian chăm sóc gia đình
và các con. Anh T, chồng chị H rất khó chịu, thường mắng chửi vợ. Chị H lại nóng tính, hai
vợ chồng thường xuyên cãi nhau ảnh hưởng đến an ninh, trật tự thôn xóm.
Tổ hòa giải được tin đã cử chị L là cán bộ Hội phụ nữ, tổ viên Tổ hòa giải đến hòa giải.
Sau khi tìm hiểu, biết được nguyên nhân sự việc là do chị H bận việc xã hội, ít có thời gian
chăm sóc gia đình, anh T muốn chị H dành nhiều thời gian chăm sóc gia đình hơn, chị L đã
gặp riêng anh T giải thích để anh thấy được việc chị H về muộn là do công việc của cơ quan,

vì thế việc anh mắng chửi vợ là không đúng. Đáng lẽ anh nên thông cảm cho công việc của
vợ, giúp đỡ vợ trong công việc gia đình, tạo điều kiện cho vợ tiến bộ trong công tác. Pháp
luật cũng quy định vợ chồng cần phải tôn trọng nhau, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau tham
gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mỗi
người.
Gặp chị H, chị L khuyên chị H hãy cố gắng thu xếp hợp lý cả việc xã hội, việc cơ quan và
việc gia đình để có thời gian chăm sóc chồng con, giữ gìn hạnh phúc gia đình. Không nên
nóng giận, các cụ đã dạy rằng:


“Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê”
Chị H cần nhẹ nhàng giải thích để anh T thông cảm với công việc của mình và động viên anh
giúp chị việc gia đình.
Chị L chủ động dàn xếp để anh T và chị H làm lành với nhau. Anh T đã nhận ra sự thay đổi
của vợ, anh cũng cảm thông và giúp đỡ vợ nhiều hơn trong việc gia đình. Kể từ đó, hai vợ
chồng anh chị sống hòa thuận, hạnh phúc.
3.Ghen với “quá khứ” của chồng
Anh A và chị H kết hôn được 10 năm, có một con chung, gia đình sống rất hạnh phúc. Một
hôm, trong lúc dọn dẹp tủ sách của chồng, tình cờ chị thấy một tấm ảnh của anh A chụp với
người yêu cũ và những bức thư tình với lời lẽ yêu thương thắm thiết. Không nén được cơn
nóng giận, chị H đã nặng lời với anh A và yêu cầu anh xé tấm ảnh đó trước mặt chị. Anh A
không làm theo yêu cầu của chị, mâu thuẫn giữa hai vợ chồng phát sinh. Kể từ đó, anh A
thường xuyên vắng nhà, chị H cho rằng anh A không chung thủy nên đã làm đơn xin ly hôn
(mặc dù anh A không đồng ý). Vụ việc được đưa đến Tổ hòa giải.
Sau khi hiểu rõ nguyên nhân sự việc, Tổ hòa giải đã gặp gỡ chị H giải thích cho chị hiểu
rằng việc anh A giữ tấm ảnh và những bức thư đó chẳng qua chỉ là do anh trân trọng quá
khứ, muốn giữ gìn những kỷ niệm đẹp mà thôi. Đáng lẽ chị phải trân trọng đối với quá khứ
của anh, điều cốt yếu là sau khi gặp chị anh đã không còn quan hệ với người yêu cũ nữa,
toàn tâm, toàn ý với gia đình, vợ con. Việc chị nặng lời với anh A, bắt anh phải xé tấm ảnh

như thế là không đúng, là thiếu tôn trọng anh, khiến cho anh A tự ái, cảm thấy bị xúc
phạm. Luật hôn nhân và gia đình cũng quy định rõ vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng và giữ
gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
Đối với anh A, Tổ hòa giải đã giải thích, phân tích cho anh A hiểu rằng sau khi xảy ra sự việc
đó, anh thường xuyên vắng nhà là không đúng. Chị H đang trong cơn ghen hờn mà anh lại
thường xuyên vắng nhà, như thế sẽ tạo thêm mối nghi ngờ trong lòng chị, chẳng khác nào
“lửa đổ thêm dầu”, sự rạn nứt tình cảm giữa hai người là điều khó tránh khỏi. Mặc dù thái độ
của chị H là không đúng nhưng với vai trò người chồng, anh cần phải cảm thông với vợ, “ớt
nào mà ớt chẳng cay, gái nào là gái chẳng hay ghen chồng”. Anh cần phải hiểu rằng, chỉ vì
yêu anh quá nên chị H mới ghen đến mức như vậy. Chính vì sợ mất anh nên trong cơn nóng
giận, chị H muốn anh phải “đoạn tuyệt” với quá khứ, dù chỉ là những kỷ vật. Trong trường
hợp này, anh cần phải hết sức bình tĩnh để giải thích cho vợ mình hiểu để được vợ mình chia
sẻ, cả hai cùng trân trọng quá khứ của nhau.
Trên cơ sở những lời lẽ thuyết phục có lý có tình của Tổ hòa giải, anh A và chị H đã “làm
lành” với nhau, cuộc sống của anh chị ngày càng hạnh phúc và câu chuyện trên như một kỷ
niệm vui của hai người.
4.Mẹ chồng, nàng dâu
Bà D đã nhiều năm mâu thuẫn, xích mích với con dâu, ban đầu chỉ là những mâu thuẫn
nhỏ, sau ngày càng gay gắt, bà D đã đuổi con dâu ra khỏi nhà…
Biết được mâu thuẫn của gia đình bà D, Tổ hòa giải xóm 6 đã cử đồng chí Chi hội trưởng Chi
hội phụ nữ, tổ viên Tổ hòa giải đến nắm tình hình, tiến hành hòa giải vụ việc.
Sau khi tìm hiểu, biết rõ bà D và con dâu mâu thuẫn với nhau xuất phát từ những chuyện
lặt vặt trong gia đình, bà D thì khó tính, hay để ý, khắt khe với con dâu, con dâu bà D thì
nói năng thiếu lễ phép với mẹ chồng, hai mẹ con lời qua tiếng lại, nguyên nhân sâu xa chỉ vì
kinh tế gia đình khó khăn, đất đai nhà cửa chật hẹp.
Tổ viên Tổ hòa giải đã gặp gỡ từng bên, phân tích, thuyết phục các bên hiểu rõ điều hay, lẽ


phải, cuộc sống gia đình đã khó khăn, mọi người trong gia đình càng cần phải yêu thương,
cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ nhau nhiều hơn, bớt đi nỗi vất vả, cực nhọc, cùng nhau vun

đắp xây dựng cuộc sống gia đình. Luật hôn nhân và gia đình quy định các thành viên cùng
sống chung trong gia đình đều có nghĩa vụ quan tâm, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời
sống của gia đình.
Về phía bà D, là mẹ chồng bà nên coi con dâu như con đẻ của mình, các cụ ta vẫn thường
nói “dâu con, rể khách”. Bà cũng đã từng làm dâu nên hơn ai hết bà nên thông cảm và hiểu
cho con dâu của mình còn “trẻ người non dạ”, bà nên vị tha, độ lượng, không nên cay
nghiệt, khắt khe với con dâu, con dâu có điều gì không phải thì nhẹ nhàng dạy bảo, chắc
chắn con dâu bà sẽ nhận ra cái sai của mình mà tự sửa chữa, cuộc sống gia đình sẽ thoải
mái, vui vẻ và con trai bà cũng sẽ không phải đau khổ, khó xử vì mâu thuẫn giữa mẹ và vợ
mình.
Về phía cô con dâu bà D, Tổ hoà giải đã phân tích cho cô thấy việc cô cư xử thiếu lễ phép
với mẹ chồng là sai. Là phận con, cô phải có bổn phận yêu quý, kính trọng, hiếu thảo, lắng
nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, cha mẹ chồng cũng như cha mẹ đẻ, giữ
gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Cô phải hiểu rằng nếu như không có cha
mẹ chồng thì làm sao có chồng và các con của mình, “mẹ sinh ra anh để bây giờ cho em”.
Nếu mẹ chồng có thái độ hoặc lời nói không đúng thì lựa lúc mẹ chồng vui vẻ cô giải thích
để mẹ chồng hiểu và thông cảm.
Sau đó Tổ hòa giải đã mời mẹ con bà D ngồi lại với nhau để dàn hòa. Bà D và cô con dâu
đều nhận ra lỗi của mình. Tổ hòa giải yêu cầu cô con dâu chủ động xin lỗi mẹ chồng. Sau
khi hòa giải xong, bà D đã chủ động yêu cầu cô con dâu về nhà mình, cô con dâu đã quay
trở về sống vui vẻ cùng gia đình nhà chồng.
5.Con dọa đánh cha vì không được đối xử công bằng
Gia đình ông N là gia đình có đông con trai. Khi các con ông trưởng thành và lập gia đình
đều sống chung cùng với ông bà. Chính vì thế nhiều mâu thuẫn xích mích xảy ra giữa các
thành viên trong đại gia đình. Đặc biệt, việc ông N đối xử không bình đẳng giữa các con đã
làm cho mâu thuẫn giữa ông N và anh T ngày càng trầm trọng, có những lúc anh T đã từng
dọa đánh bố, nhờ có sự can thiệp của tổ viên Tổ hoà giải nên không xảy ra hậu quả đáng
tiếc.
Tổ hòa giải đã cử một đồng chí là Chi hội trưởng Chi hội cựu chiến binh xã, tổ viên Tổ hòa
giải trực tiếp hòa giải vụ việc trên.

Sau khi biết được nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn giữa ông N và anh T là do ông N
đối xử không bình đẳng giữa các con trong gia đình, đồng chí tổ viên Tổ hòa giải đã gặp
riêng từng bên, vận dụng các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, hình sự…
phân tích đạo lý, thuyết phục, vận động các bên hòa giải mâu thuẫn.
Về phía ông N: Việc ông đối xử không công bằng giữa các con là sai. Là trụ cột trong một
gia đình đông con như vậy, ông nên xử sự khéo léo, tế nhị, làm tốt vai trò của người nhạc
trưởng điều phối hợp lý mọi việc trong gia đình, đối xử công bằng với các con. Pháp luật hôn
nhân và gia đình cũng đã quy định cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược
đãi, hành hạ, xúc phạm con.
Về phía anh T: Hành vi chửi bới, xúc phạm cha mình, dùng dao đe dọa giết bố là bất hiếu,
dư luận xã hội lên án, các con của anh sẽ nghĩ gì về người cha mình. Cha mẹ là người đã
sinh thành, nuôi dưỡng anh nên người:
“Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Câu ca ấy ai cũng thuộc từ thời thơ bé. Đáng lẽ anh phải yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu
thảo với cha mẹ. Đằng này chỉ vì mâu thuẫn cha con mà anh nỡ… Hành động của anh như


vậy làm cha mẹ anh đau lòng biết nhường nào và cảm thấy xấu hổ, tủi thân với bà con làng
xóm. Nếu sau này các con anh cũng đối xử với anh như vậy thì anh nghĩ sao. Không những
thế, đây còn là hành vi vi phạm pháp luật tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà có thể bị xử phạt
hành chính hoặc hình sự, song cũng may là chưa xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Nếu không
đồng ý với cách xử sự của cha, anh nên lựa lời phân tích cho cha hiểu hoặc nhờ mẹ mình
hay họ hàng thân thích khuyên giải cha.
Sau một thời gian kiên trì hòa giải, cha con ông N đã hiểu ra và đoàn kết với nhau không
xảy ra mâu thuẫn, xích mích nữa.
6.Cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ
Anh T và chị V sau một thời gian tìm hiểu, hai anh chị đã quyết định xin phép gia đình hai
bên cho họ kết hôn với nhau. Song do trước đây, bà C là mẹ anh T có mâu thuẫn với gia
đình chị V nên bà C cương quyết không cho anh T cưới chị V. Mặc dù bị mẹ ngăn cản nhưng

họ vẫn quyết tâm đến với nhau, hai anh chị đã đến Uỷ ban nhân dân xã xin đăng ký kết
hôn. Bà C biết chuyện đã đến Uỷ ban nhân dân nơi hai anh chị đang đăng ký kết hôn, mắng
chửi chị V và dọa sẽ chết nếu anh T cương quyết đăng ký kết hôn với chị V. Anh T đã phải
hoãn ngày đăng ký kết hôn lại và đến nhờ Tổ hòa giải giúp đỡ thuyết phục mẹ.
Nắm bắt được sự việc, Tổ hòa giải xóm 4 đã cử ông Kh là Tổ trưởng tìm hiểu sự việc để tìm
cách giải quyết.
Sau khi tìm hiểu nguồn gốc sự việc, thấy cả hai anh chị T và V yêu nhau và tự nguyện kết
hôn với nhau, không vi phạm các quy định của pháp luật, ông Kh đã gặp bà C để thuyết
phục. Một mặt dựa trên tình mẫu tử, ông Kh giải thích cho bà C thấy rằng hạnh phúc của
con cái cũng là hạnh phúc của người làm cha làm mẹ. Bố mẹ phải có trách nhiệm lo cho
hạnh phúc của con cái. Hơn nữa, cô V là người hiền thảo, chăm làm, chắc sẽ là một người
vợ đảm, nàng dâu ngoan, bà nên tạo điều kiện để con bà có hạnh phúc chứ không nên cấm
đoán, cản trở hôn nhân của con chỉ vì mâu thuẫn cá nhân của mình trong quá khứ. Hành
động của bà là trái với đạo lý, nhân dân thường có câu “ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên”. Ông
Kh còn vận dụng quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình để giải thích cho bà hiểu anh
T và chị V kết hôn là tự nguyện, phù hợp với quy định của pháp luật, việc bà cản trở hôn
nhân của anh T và chị V là vi phạm pháp luật, Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
quy định: “Việc kết hôn do nam và nữ tự quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối
bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở”, Điều 4 của Luật này cũng quy định cấm
cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ… Nếu bà cứ tiếp tục cản trở hôn
nhân của anh T thì bà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự.
Về phía anh T, ông Kh khuyên anh mặc dù việc làm của mẹ anh là sai, nhưng anh cũng phải
bình tĩnh, không nên nóng vội, lựa những thời điểm thích hợp để giải thích, thuyết phục mẹ
anh, hoặc có thể nhờ họ hàng cô bác thuyết phục mẹ giúp mình.
Sau một thời gian ông Kh kiên trì giải thích, thuyết phục, mặc dù chưa thuận hẳn nhưng khi
anh T và chị V đi đăng ký kết hôn bà C không ngăn cản nữa.
Hiện anh chị đã có một cháu trai 2 tuổi, bà C hàng ngày đưa cháu đi chơi, bà vẫn hay nhắc
lại “nếu hồi đó không có ông Kh thì không biết bây giờ chẳng những tôi không có cháu bế
mà còn vi phạm pháp luật, có lỗi với các con…”.

7.Hoà giải kịp thời, khách quan, có tình và có lý
Anh H và chị T kết hôn năm 1984, đến nay đã có hai con, một trai, một gái. Những năm
đầu, cuộc sống gia đình anh chị rất đầm ấm, hạnh phúc. Thế nhưng, hai năm trở lại đây anh
H sinh ra đổ đốn thích trăng hoa, chơi bời, thậm chí có hôm mải chơi đi cả đêm không về,
không quan tâm đến gia đình. Thấy chồng mình thay đổi, chị T rất buồn, hai người thường
cãi nhau, lời ra tiếng vào chị T nổi nóng, dẫn đến xô xát giữa hai anh chị và chị T đã làm
đơn xin ly hôn.
Sau khi nắm được sự việc trên, Tổ hoà giải đã phối hợp với Tổ dân phố, Tổ phụ nữ và Tổ
hưu trí đến gia đình tìm hiểu sự việc xảy ra giữa hai anh chị để thực hiện việc hoà giải.
Trước hết, Tổ hoà giải đã xác định rõ nguyên nhân dẫn đến gia đình anh H và chị T lục đục,
mâu thuẫn là do anh H mải chơi, thiếu trách nhiệm với vợ, con...Nắm rõ được nguyên nhân


sự việc, Tổ hoà giải đã lựa chọn thời điểm thích hợp để gặp gỡ anh H và chị T để tiến hành
hoà giải.
Căn cứ vào Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hoá,
Tổ hoà giải đã gặp từng bên phân tích, giải thích cho anh H và chị T thấy rõ:
- Về phía anh H: Là người đàn ông, anh phải là người trụ cột và là tấm gương soi cho con
cái trong gia đình, nghĩ ra việc lớn để giúp vợ con ổn định cuộc sống, cùng vợ có trách
nhiệm với gia đình. Sống phải có đạo đức, kỷ cương, Điều 18 Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000 có quy định: “Vợ chồng chung thuỷ, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ
nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”,
nhưng anh lại sa vào những cuộc chơi không mục đích, bỏ bê việc nhà, làm tổn thương đến
tình cảm gia đình, lại còn có thái độ hăm dọa vợ con, đập phá tài sản... Bản thân anh cần
phải bình tĩnh, nhìn lại thái độ và cách cư xử của mình xem đã đúng hay không? Dù đi đâu
làm gì bao giờ ta cũng xác định gia đình chính là cái chốt, là tổ ấm nên phải biết trân trọng,
bảo vệ và vun đắp để vợ chồng, con cái luôn luôn được yên vui, hạnh phúc.
- Về phía chị T: Là người phụ nữ khi sự việc xảy ra trong gia đình, chị nên bình tĩnh, khuyên
nhủ chồng mình, khi chồng mắc lỗi, hoặc nổi giận, chị biết kìm chế tìm cơ hội vui vẻ, thuận
lợi nhất góp ý cho nhau như câu ca dao: “chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa chẳng

đời nào khê”. Nhưng chị lại thiếu tế nhị, lại có những lời thách đố: “ Ông không bỏ được tôi
ông hèn...” khác nào lửa đang cháy chị lại đổ thêm dầu thì ắt cuộc đấu khẩu phải bùng to
dẫn đến tình cảm gia đình bị sứt mẻ, có nguy cơ tan vỡ.
Từ đó, Tổ hoà giải đã chỉ ra cho anh chị thấy được những sai lầm, thiếu sót của mỗi bên
đồng thời khuyên nhủ anh chị cần suy nghĩ về hạnh phúc gia đình mình, vì các con đang cần
đến tình cảm, sự chăm sóc của những người làm cha, làm mẹ và vì bà con hàng xóm,..anh
chị hãy sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, chị nên rút đơn ly hôn để gia đình lại
hạnh phúc như xưa.
Sau 10 ngày tích cực hoà giải, Tổ hoà giải đến thăm gia đình anh chị và được chứng kiến
một bầu không khí vui vẻ, các cháu quây quần bên bố mẹ, qua ánh mắt anh chị chúng tôi
hiểu rằng chị đã tha thứ cho anh.
8.
Mưa dầm thấm lâu
Nhân ngày 8/3, chị H trang trí nhà cửa sạch đẹp, cắm 4 bông hồng tươi đẹp lên bàn và đặc
biệt không quên mời các bác Tổ hoà giải của thôn đến thăm nhà. Trên khuôn mặt vui vẻ của
chị, hết nhìn chồng lại ngắm con, nói chuyện vui vẻ với tất cả mọi người trong Tổ hoà giải,
chúng tôi hiểu rằng chị thầm cảm ơn các bác trong Tổ hoà giải đã giúp đỡ gia đình chị kịp
thời, nếu không gia đình chị đã có nguy cơ tan vỡ.
Vợ chồng anh chị có hai con trai, anh là cán bộ của một doanh nghiệp nhà nước có việc làm
ổn định, chị là giáo viên dạy học tại quê nhà. Cuộc sống của họ tuy ở làng quê nhưng không
vất vả gì, không phải một nắng, hai sương, chân lấm, tay bùn, có nguồn sống ổn định, điều
mà không phải ai cũng có được.
Thế nhưng, cuộc sống của gia đình anh chị đã làm những người hàng xóm phải chứng kiến
cảnh “cơm không lành, canh chẳng ngọt” chỉ vì những việc không đâu. Chị cho rằng anh
không quan tâm gì đến cuộc sống gia đình, không biết làm kinh tế, cứ “ba cọc ba đồng”, tài
sản không có gì, lại còn “bồ bịch”. Anh nói chị là người lắm điều, nói dai. Cứ thế ngày qua
ngày anh thường phải nghe chị nói, lúc đầu anh còn chịu được, sau họ cứ to tiếng, chẳng ai
chịu ai, rồi cãi lộn nhau, có lúc rất căng thẳng... Mỗi lần cãi nhau như vậy là hàng xóm phải
chứng kiến và họ được dịp bàn tán, đàm tiếu và chị làm đơn đến Uỷ ban nhân dân xã, Toà
án nhân dân huyện đòi ly hôn với anh.

Biết được sự việc trên, Tổ hoà giải đã vào cuộc, Tổ phân công người gặp anh, người gặp chị
và các con, người tiếp cận với bạn bè anh chị để tìm hiểu nguyên nhân sự việc và nguyện
vọng của của mỗi người. Sau khi nắm rõ nguyên nhân sự việc, Tổ hoà giải đã phân tích,


×