Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Xác lập mục tiêu phát triển du lịch cho Tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.59 KB, 22 trang )

Viện Đại học Mở Hà Nội
Khoa Du lịch

Bài điều kiện môn:

CHIẾN LƯỢC VÀ QUY HOẠCH DU LỊCH
Xác lập mục tiêu phát triển du lịch cho Tỉnh Tuyên Quang

Hà Nội, tháng 11 năm 2012


MỤC LỤC

I.

Mục tiêu tổng quát cho ngành du lịch Tuyên Quang đến năm 2030

II.

Kiểm kê, đánh giá nguồn lực phát triển du lịch Tuyên Quang

1. Vị trí địa lí

2. Tài ngun du lịch tự nhiên
a. Địa hình
b. Khí hậu
c. Nguồn nước
d. Sinh vật

3. Tài nguyên du lịch nhân văn
a. Di sản, di tích


b. Lễ hội
c. Dân tộc học
d. Khác: Làng nghề, ẩm thực, sự kiện văn hóa – thể thao

4. Cơ sở hạ tầng du lịch


III.

Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển du lịch theo ngành và theo kinh tế thị
trường

IV.

Mục tiêu cụ thể cho sản phẩm du lịch

V.

Nguồn tham khảo – References

VI.

Appendix

I.

Mục tiêu tổng quát cho ngành du lịch Tuyên Quang đến năm 2030

Mục tiêu phát triển du lịch Tuyên Quang đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 đạt được các chỉ tiêu cơ bản về tăng cường thu hút khách du lịch, nâng

cấp xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu du lịch, tạo cơ hội việc làm cho lao động trong lĩnh
vực du lịch. Xây dựng quy hoạch phát triển du lịch tỉnh trong những năm tới nhằm đảm bảo
tính khả thi, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, phát huy thế mạnh, tạo ra sản phẩm du
lịch đặc thù, góp phần đưa du lịch Tuyên Quang trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.
Huy động mọi nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, vốn nhà nước và các nguồn vốn
hợp pháp khác đầu tư phát triển du lịch, phấn đấu đến năm 2015, Khu di tích lịch sử Quốc
gia Tân Trào đạt tiêu chuẩn Khu du lịch Quốc gia, đến năm 2020 có 2 khu du lịch đạt tiêu
chuẩn Quốc gia.
Phấn đấu đến năm 2030, Tuyên Quang sẽ trở thành tỉnh dẫn đầu về phát triển du lịch
trong khu vực các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.

II.

Kiểm kê, đánh giá nguồn lực phát triển du lịch Tuyên Quang

1. Vị trí địa lí


Tuyên Quang là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Đơng Bắc Việt Nam, có quy mơ diện tích ở
mức trung bình so với cả nước với khoảng 5 686 km2 (chiếm 1.78% diện tích cả nước), với dân
số khoảng 731 000 người.[1]
Tuyên Quang có toạ độ địa lý 21030’ đến 22040’ vĩ độ Bắc và 104053’ đến 105040’ kinh độ
Đông [2], cách Thủ đô Hà Nội 165 km. Tỉnh Tun Quang có phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang ở
ranh giới địa phận các huyện Lâm Bình, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, phía Đơng Bắc
giáp Cao Bằng ở ranh giới huyện Na Hang, phía Đơng giáp Bắc Kạn và Thái Nguyên ở các
huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, Sơn Dương, phía Nam giáp Vĩnh Phúc ở huyện Sơn
Dương, phía Tây-Nam giáp Phú Thọ ở huyện Yên Sơn và Sơn Dương, phía Tây giáp Yên Bái ở
huyện Yên Sơn và Hàm Yên.
2. Tài nguyên du lịch tự nhiên


a. Địa hình
Đây là một trong những thành phần quan trọng của tự nhiên tỉnh Tuyên Quang. Đối với du
lịch, đây cũng là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch, tạo nền cho phong cảnh. Địa hình
của Tuyên Quang tương đối đa dạng và khá phức tạp với hơn 70% diện tích là đồi núi. Phần lớn
địa hình có hướng nghiêng từ Bắc - Tây Bắc xuống Nam – Đơng Nam. Các dãy núi chính cũng
chạy theo hướng này và có cấu trúc vịng cung rõ rệt nhưng khơng kéo dài liên tục. Địa hình tỉnh
Tuyên Quang bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, đặc biệt ở phía Bắc tỉnh. Phía Nam
tỉnh, địa hình thấp dần, ít bị chia cắt hơn, có nhiều đồi núi và thung lũng chạy dọc theo các sơng.
Có thể chia Tuyên Quang thành 3 vùng địa hình đồi núi sau:
Dạng địa hình

Núi và cao ngun ( >500m )

Phân tích
- Vùng núi phía Bắc tỉnh là khu vực
vùng núi cao, chiếm trên 50% diện tích tồn
tỉnh gồm tồn bộ huyện Na Hang, Lâm Bình,
xã vùng cao của huyện Chiêm hố, 2 xã của
huyện vùng cao Hàm Yên và phía Bắc huyện
Yên Sơn, độ cao phổ biến từ 200 – 600 m và
giảm dần xuống phía Nam, độ dốc trung bình
250.
Địa hình vùng núi cao, dốc, thuận lợi
cho việc phát triển du lịch mạo hiểm.
Có một số ngọn núi cao trên 1.000m
như: Cuối Toong cao 1.112m, Ta Pao cao
1.388 m. Ðiểm cao nhất là đỉnh núi Chạm Chu
(Hàm Yên) có độ cao 1,587 m so với mực
nước biển[3].



Những núi có giá trị đối với du lịch là:
+ Núi Pắc Tạ hay còn gọi là núi Pắc
Ban ( huyện Na Hang)
+ Đèo Cổ Yểng (huyện Na Hang)
+ Núi Cuối Toong.
+ Núi Ta Pao
+ Núi Chạm Chu

Đồi, trung du ( 50m – 500m )

Karst

+ Vùng đồi núi thấp, chiếm khoảng
40% diện tích tồn tỉnh, bao gồm các xã cịn lại
của các huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên
Sơn, thành phố Tuyên Quang và phía Bắc
huyện Sơn Dương, độ cao trung bình dưới 500
m và hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ
dốc thấp dần dưới 250
+ Vùng đồi núi phía Nam tỉnh là vùng
thuộc phía Nam huyện Sơn Dương, mang đặc
điểm địa hình trung du.
Các núi có ý nghĩa với du lịch:
+ Núi Dùm – Cổng Trời
Dạng địa hình này chiếm một phần khá
nhỏ so với tổng diện tích tự nhiên tỉnh Tuyên
Quang. Dạng địa hình Karst chủ yếu ở Tuyên
Quang là Karst núi.
Đây là một trong những dạng địa hình

có ý nghĩa quan trọng và to lớn đối với ngành
du lịch địa phương. Có thể tìm thấy địa hình
Karst ở một số nơi vùng núi đá vôi như: Na
Hang, phía Bắc huyện Chiêm Hố, Sơn
Dương.
Có thể kể ra một số hang động có ý
nghĩa và giá trị đối với hoạt động du lịch như:
+ Quần thể hang động đã được công
nhận là danh thắng quốc gia thuộc xã Yên Phú,
huyện Hàm Yên.
+ Động Song Long thuộc xã Khuôn Hà,
huyện Lâm Bình (đã được cơng nhận là danh
thắng quốc gia).
+ Hang Phia Vài - xã Khn Hà, huyện
Lâm Bình danh thắng quốc gia
+ Động Tiên thuộc huyện Hàm Yên cách
thành phố Tuyên Quang khoảng 50 km.
+ Hang Bà Cún (Núi Dùm)
+ Hang Dơi (Núi Dùm)
+ Hang Ngà Voi (Núi Dùm)


Địa hình của tỉnh Tun Quang rất thích hợp cho việc phát triển du lịch, đặc biệt là các
hoạt động thăm quan, thám hiểm, nghỉ dưỡng.

b. Khí hậu
-

Đặc điểm khí hậu, thời tiết


+ Đặc điểm chung của khí hậu tỉnh Tuyên Quang:
Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa
đơng lạnh – khơ hanh, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều [4]. Đặc điểm khí hậu này thích ứng cho sự
sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng nhiệt đới, thuận lợi cho việc phát triển du lịch khám
phá và nghỉ dưỡng.
+ Nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa, độ ẩm
I

II

Nhiệt

12. 17.

độ

5

III

IV

V

VI

VII

VIII


IX

X

XI

XII

Năm

17.0

23.

26.4

29.0

29.1

28.4

27.0

23.

22.

16.


22.8

9

2

5

5,7

6

4

(0C)
Lượng 12, 12,

116,

58,

234,

181,

209,

229,

266,


87,

35,

mưa

1

5

4

9

5

1

2

5

7

0

83

83


84

81

82

82

83

84

83

84

9

1543,
4

(mm)
Độ ẩm 79

75

82

(%)


Nhiệt độ trung bình trong năm từ 22 – 24 0C, lượng mưa trung bình từ 1.500 mm – 1.800
mm; độ ẩm trung bình là 83%.[5]
-

Các hiện tượng thời tiết thất thường

Nhìn chung, tỉnh Tuyên Quang có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự pha trộn giữa tính
chất cận nhiệt và ơn đới, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch khám phá và nghỉ


dưỡng. Tuy nhiên, các tai biến thiên nhiên như sương muối, mưa đá, lốc bão...có ảnh hưởng
khơng nhỏ đến sức khỏe của nhân dân trong vùng, du khách, và gây ảnh hưởng đến việc di
chuyển giữa các tuyến điểm du lịch.
Khí hậu của Tun Quang có thể chia làm hai tiểu vùng :
+ Tiểu vùng phía Bắc gồm huyện Na Hang và phần Bắc của các huyện Hàm Yên, Chiêm
Hoá. Đặc trưng của tiểu vùng này là có mùa đơng tương đối dài (khoảng 5 -6 tháng), thường xuất
hiện sương muối vào mùa đơng và gió, lốc xốy vào mùa hạ.
+ Tiểu vùng phía Nam bao gồm phần cịn lại của tỉnh với một số đặc trưng như mùa đông
ngắn (khoảng 4 tháng, lượng mưa tương đối cao, trên 1800mm, các tháng đầu mùa hạ thường
xuất hiện dông và mưa đá.
 Từ những phân tích trên, ta có thể nhận thấy thời gian hợp lí nhất để du lịch Tuyên
Quang đó là vào mùa đơng, giai đoạn khoảng từ tháng 9 đến tháng 4, khi khí hậu lạnh và
khơ, rất thích hợp để du lịch khám phá và nghỉ dưỡng.

c. Nguồn nước
Nguồn nước
1. Sơng

Phân tích

Hệ thống sơng suối của Tun Quang
khá dày đặc, phân phối tương đối đều giữa các
vùng, có thể chia làm 3 vùng trong đó sơng Lơ
có khả năng vận tải tốt, đây là điều kiện thuận
lợi cho phát triển giao thông đường thuỷ của
tỉnh. Thuỷ chế chia làm hai mùa rõ rệt, phù hợp
với hai mùa của khí hậu. Mùa lũ tập trung đến
80% tổng lượng nước trong năm và thường xảy
ra ngập lụt ở một số vùng.
Hệ thống sơng ngịi của tỉnh Tun
Quang bao gồm 500 sông suối lớn nhỏ chảy


qua các sơng chính như: sơng Lơ (dài khoảng
274km), sơng Gâm ( dài khoảng 217km) và
sơng Phó Đáy ( dài khoảng 84km). Ngồi ra,
tỉnh cịn có một số sơng nhỏ như sơng Năng
cùng nhiều ngịi, rạch khắp các vùng. Tổng
chiều dài các con sông ở Tuyên Quang là
khoảng trên 1000km.
Mật độ sơng ngịi là 0,18 (km/km2).
Mạng lưới sơng ngịi của Tun Quang
có vai trị quan trọng đối với du lịch, vừa là
đường giao thông thuỷ, vừa là nguồn cung cấp
các tuyến du lịch trên sông, du lịch thăm nhà
máy thủy điện… Tuy nhiên, sơng ngịi dốc,
nhiều thác ghềnh cùng với chế độ khí hậu có
hai mùa dẫn đến ngập lụt nghiêm trọng trong
mùa mưa, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt
động du lịch.

2. Hồ và thác nước

Tuyên Quang có mạng lưới hồ phong
phú và đa dạng, do tính chất của địa hình tỉnh
Tuyên Quang. Đa phần các hồ ở Tuyên Quang
đều là hồ tự nhiên, nhưng cũng có một số hồ
nhân tạo.
Các hồ và thác nước có giá trị với
ngành du lịch ở Tuyên Quang:
+ Hồ Khởn (Hàm Yên)
+ Hồ Tân Quang
+ Hồ thủy điện Na Hang
+ Thác Mơ ( Na Hang)
+ Thác Đát Tư Khang (Núi Dùm)


+ Thác Cổng Trời (Núi Dùm)
+ Thác Bản Ba
+ Thác Pác Hầu (Na Hang)
3. Nước khoáng

Tuyên Quang nổi tiếng với 2 suối
khống là Bình Ca và Mỹ Lâm, trong đó suối
khoáng Mỹ Lâm nổi tiếng hơn với nguồn nước
khoáng ngầm rất hữu hiệu cho việc chữa bệnh.
Suối khoáng Mỹ Lâm (hay cịn gọi là
suối khống sunfua, do hàm lượng sunfua
trong nước rất cao) với nhiệt độ 40-42, có tác
dụng điều hịa tiêu hóa, xương, cơ, thấp khớp,
đại tràng. Vài năm gần đây, suối khoáng Mỹ

Lâm trở nên rất hấp dẫn với các dịch vụ tắm
nước khoáng và tắm bùn rất được du khách ưa
thích.

d. Sinh vật
Tuyên Quang là một trong ba tỉnh có mật độ rừng che phủ lớn nhất cả nước với đặc trưng
tiêu biểu của rừng nhiệt đới ẩm gió mùa thường xanh. Tuyên Quang có rất nhiều khu rừng
nguyên sinh, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia thích hợp cho loại hình du lịch sinh thái,
tham quan, du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học. Hệ sinh thái rừng ở Tuyên Quang rất đa dạng
và phong phú với hệ thực vật và sinh vật quý hiếm.
Bên dưới đây là bảng thống kê các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia ở Tuyên Quang
(thống kê theo dữ liệu của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang do anh Cục phó Nguyễn Tiến
Bảo cung cấp):
STT

Tên vườn quốc Năm
gia/khu
bảo thành
tồn/khu
rừng lập
nguyên sinh

Địa điểm

Đặc trưng


Huyện Sơn
Dương
(Tuyên

Quang),
huyện Tam
Đảo (Vĩnh
Phúc), huyện
Đại Từ (Thái
Nguyên)

1

Vườn quốc gia 1986
Tam Đảo

2

Khu bảo tồn 2001
thiên
nhiên
Chạm Chu

Huyện Hàm
Yên

huyện Chiêm
Hóa

3

Khu bảo tồn 1994
thiên nhiên Na
Hang


Nằm trên 4

Khâu
Tinh,
Cơn
Lơn,
Sơn
Phú, Thanh
Tương

+ Đây là dãy núi có trên 20 đỉnh cao từ
1.000m trở lên so với mặt nước biển, cao
nhất là đỉnh Tam Đảo Nord 1.592m. Địa
hình ở đây có đặc điểm là đỉnh nhọn, sườn
rất dốc, độ chia cắt sâu.
+ Vườn quốc gia Tam Đảo được che phủ
bởi một lớp thảm thực vật dày đặc, nhiều
tầng và đa dạng về loài, đa dạng về quần xã
sinh học và hệ sinh thái. Có gần 1500 lồi
động thực vật q hiếm.
+ Có nhiều địa danh thích hợp cho nghỉ mát,
du lịch như Thác Bạc, Đền Mẫu Bà Chúa
Thượng Ngàn, cầu Đái Tuyết, Am Gió
Thang Mây
+ Khu rừng có tổng diện tích tự nhiên
58.187 ha, trong đó có ba đỉnh cao gồm
Cham Chu (1.587 m), Pù Loan (1.154 m) và
Khau Vuông (1.218 m).
+ Khu bảo tồn thiên nhiên Chạm Chu không

những đa dạng về các kiểu hệ sinh thái rừng,
mà hệ thực vật ở đây còn phong phú về
thành phần loài, với hơn 2000 loài thực vật
quý hiếm và gần 300 lồi động, trong đó 32
lồi đặc hữu, q hiếm, có nhiều lồi nằm
trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới, đặc biệt
là mất dần sự tồn tại của các loài linh trưởng
đang là mối đe dọa trên toàn cầu như: Voọc
mũi hếch, voọc đen má trắng, cu ly lớn, cu
ly nhỏ…
+ Có nhiều sơng ngịi với 2 con sông lớn
nhất là sông Gâm và sông Năng.
+ Là rừng ẩm nhiệt đới vẫn cịn ở tình trạng
ngun sinh, trong đó có khoảng 70% là
rừng trên núi đá vơi và vùng rừng thường
xanh.
+ Cho đến nay đã xác định được trên 3000
lồi động thực vật, trong đó có nhiều loại
được ghi trong Sách đỏ Việt Nam như Trai
(Garcinia fragraeoides), Mun (Diospyrus
mollis), Nghiến (Burretiodendron hsienmu),
Lát Hoa (Chukrasiatabularis A.juss), Đinh
(Markhamia
stipulata),
Thông
tre
(Podocarpus neriifolius, Vooc mũi hếch,
Vooc đầu trắng.



3. Tài nguyên du lịch nhân văn
a. Di sản, di tích văn hóa – lịch sử
Tỉnh Tun Quang khơng có di sản văn hóa thế giới được UNESSCO cơng nhận. Cả tỉnh
Tun Quang có hơn 300 di tích văn hóa lịch sử, di tích cách mạng. Trong đó nổi tiếng là cụm di
tích Tân Trào – thủ đơ kháng chiến của Việt Nam. Mật độ di tích vào khoảng 5.54 di tích / 100
km2. Có khoảng gần 100 di tích được xếp hạng quốc gia.
Dưới đây là bảng thống kê một số di tích tiêu biểu ở tỉnh Tuyên Quang:
STT
1

Tên di tích

Năm
cơng
nhận
Di tích lịch 1991
sử văn hóa
cấp quốc gia
Thành nhà
Mạc (Thành
cổ
Tuyên
Quang)

2

Khu di tích 2012
quốc gia đặc
biệt Di tích
lịch sử Chiến

khu Tân Trào

3

Di tích lịch 1991
sử Kim Bình
Di tích lịch 1993
sử ATK Kim
Quan
Di tích lịch 1991
sử cấp quốc
gia Đá Bàn

4
5

6

Di tích quốc 1992

Địa điểm

Đặc trưng

Thành phố + Thành cổ Tuyên Quang là một trong số khá ít di
Tun
tích cịn lại của thời kỳ nhà Mạc trong lịch sử
Quang
Việt Nam.
+ Nằm ở trung tâm thành phố Tuyên Quang,

thành nhà Mạc có ý nghĩa quan trọng trong quân
sự.
+Năm 2010, việc trùng tu, xây lại di tích đã phá
hỏng hồn tồn giá trị kiến trúc, nghệ thuật của
di tích.
Huyện Sơn + Tân Trào là thủ đơ lâm thời của khu giải
Dương
phóng, nơi Ðảng Cộng sản Việt Nam tiến hành
hội nghị toàn quốc ngày 13 tháng 8 năm 1945 để
quyết định tổng khởi nghĩa. Ðại hội quốc dân đã
họp tại đây ngày 16 tháng 8 năm 1945, thơng qua
10 chính sách lớn của Việt Minh, bầu ra một
chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm chủ tịch
và quân giải phóng Việt Nam làm lễ ra quân.[6]
+ Các địa danh nằm trong chiến khu: Đình Tân
Trào, Cây đa Tân Trào, Đình Hồng Thái, Lán Nà
Lừa, Hang Bịng
Huyện
+ Nơi diễn ra Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ 2.
Chiêm Hóa
Huyện Sơn + Đây là an tồn khu trong thời kì kháng chiến
Dương
chống thực dân Pháp.
Huyện Yên + Đây là nơi ở và làm việc của Hoàng thân
Sơn
XuPhaNuVơng - Chủ tịch NeoLào-HắcXạt, Thủ
tướng Chính phủ Pathét Lào từ cuối năm 1950
đến đầu năm 1951.
Thành phố + Đền được xây dựng vào năm 1738 thời Lê



gia Đền Hạ

Tuyên
Quang

Cảnh Hưng (Thời Hậu Lê), thờ Mẫu thần. Đền
có mái đao cong duyên dáng với những biểu
tượng rồng, phượng đắp nổi trên lớp mái ngói
vẩy, mang đậm nghệ thuật kiến trúc tơn giáo.
Hiện nay, trong đền cịn có nhiều pho tượng cổ
có giá trị về mặt nghệ thuật và lịch sử cùng nhiều
bức tranh chạm khắc có giá trị nghệ thuật cao.

Các di tích văn hóa lịch sử và di tích cách mạng có vai trị vơ cùng quan trọng đối với
ngành du lịch tỉnh Tuyên Quang. Đây là những điểm du lịch trọng điểm thu hút lượng lớn du
khách nội địa đến với tỉnh Tuyên Quang,
b. Lễ hội
Tuyên Quang là một tỉnh có rất nhiều lễ hội gắn liền với đời sống của cộng đồng các dân
tộc ở trên địa bàn. Dưới đây là bảng thống kê một số các lễ hội tiêu biểu ở Tuyên Quang.
STT
1

2

3

4

Tên lễ hội

Thời gian Địa điểm
Lễ hội Lồng 8/1 âm Huyện
Tồng
(Hội lịch
Chiêm
xuống đồng)
Hóa

Đặc trưng
+ Lễ hội cầu phúc, cầu mùa màng bội thu,
cuộc sống bình yên, no ấm của cộng đồng dân
tộc Tày.
+ Các hoạt động chính trong lễ hội: Hội tung
còn, Lễ xuống đồng, Rước cờ, Kéo co, Đẩy
gậy…
Lễ hội Đình 10/1 âm Huyện
+ Lễ hội của người Cao Lan. Thường thu hút
làng
Giếng lịch
Yên Sơn
sự quan tâm và tham gia của các dân tộc xung
Tanh
quanh như Tày, Dao…
+ Các hoạt động chính trong lễ hội: Tung cịn,
đi cà kheo, chơi đu, múa hát…
Lễ hội quá Hàng
Huyện
+ Lễ hội cấp sắc dành cho nam giới của dân
tăng
của năm

Hàm Yên tộc Dao. Theo tục lệ của dân tộc, con trai từ
người
Dao
18 tuổi trở lên điều được làm lễ để công nhận
(Lễ hội cấp
là người đã được trưởng thành.
sắc)
+ Sau phần lễ trang nghiêm là sang phần hội.
Tiếng cồng, tiếng chiêng, chũm chọe và tiếng
khèn hòa tấu rộn ràng theo những làn điệu dân
ca, vũ hội của người Dao. Mọi người vừa múa
vừa hát, vừa uống rượu cần và tổ chức trò
chơi.
Lễ hội đường 15/7
– Thành phố + Nét độc đáo chỉ riêng Tuyên Quang mới có.
phố
Tuyên 15/8 âm Tuyên
+ Mỗi tổ dân phố ở Thành phố Tun Quang
Quang
lịch
Quang
làm 1 mơ hình rất to và hoành tráng để rước
trên các tuyến phố vào dịp Trung Thu hàng
năm.


Các lễ hội là điểm đặc sắc khiến Tuyên Quang không bị nhầm lẫn hay lu mờ với những tỉnh
miến núi khác ở miền Bắc Việt Nam. Trong số rất nhiều các lễ hội có ở Tun Quang thì lễ hội
Lồng Tồng và Lễ hội đường phố là hai lễ hội nổi bật và ấn tượng nhất ở Tuyên Quang bởi sự độc
đáo và quy mơ của nó. Đây cũng là hai lễ hội lớn nhất trong năm của dân tộc Kinh và dân tộc

Tày, thu hút lượng lớn khách du lịch cho tỉnh.
c. Dân tộc học
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi với 23 dân tộc cùng sinh sống hịa thuận.
Ðơng nhất là dân tộc Kinh chiếm 48,21%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Tầy chiếm
25,45%; dân tộc Dao chiếm 11,38%; dân tộc Sán Chay chiếm 8,0%; dân tộc Mông chiếm 2,16%;
dân tộc Nùng chiếm 1,90%; dân tộc Sán Dìu chiếm 1,62%; các dân tộc khác như Cao Lan, Pà
Thẻn, Thái, Hà Nhì, Giáy, Ngái, Thủy, Chứt, Bố Y, La Chí… chiếm 1,28%. [7]
Đây là lợi thế của tỉnh Tuyên Quang, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển du lịch ở
Tuyên Quang. Cuộc sống sinh hoạt và tập tục, văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số sẽ là
một nét thu hút du khách đến với tỉnh Tuyên Quang nhiều hơn nữa.
d. Khác: Làng nghề, ẩm thực, sự kiện văn hóa – thể thao
Tuyên Quang là một tỉnh giàu truyền thống và giàu bản sắc với những nét độc đáo trong
nghệ thuật ẩm thực, hay các sự kiện văn hóa – thể thao thu hút sự chú ý của đông đảo du khách
thập phương.
Có thể kể đến ở đây những làng nghề, sự kiện tiêu biểu, có ý nghĩa quan trọng đối với ngành
du lịch tỉnh như:
STT Loại hình
1
Làng nghề

Tên
Làng
cẩm
Can

Địa điểm
thổ Xã Lăng Can,
Lăng huyện
Kim
Bình


2

Ẩm thực

Xơi ngũ sắc Huyện Lâm
dân tộc Tày
Bình và các
khu vực có
người dân tộc
Tày sinh sống

3

Ẩm thực

Cơm
lam Huyện
Phú Lâm
Sơn

Yên

Đặc trưng
Nghề truyền thống trồng bong dệt vải của
dân tộc Tày ở Tuyên Quang. Hoa văn trên
thổ cẩm Lăng Can rất độc đáo, không
giống bất cứ thổ cẩm của dân tộc nào, sợi
mềm, mặc ấm nhưng rất thống. [8]
Xơi ngũ sắc là món ăn quan trọng khơng

thể thiếu của đồng bào dân tộc Tày trong
các dịp lễ tết, lễ hội văn hóa truyền thống.
Xơi có 5 màu là trắng, đỏ, xanh, tím,
vàng. Trắng là màu ngun của gạo, các
màu cịn lại được tạo nên bằng cách ngâm
gạo với nước của các loại lá và củ cây
rừng.
Cơm lam ở Phú Lâm đặc biệt hơn những
nơi khác ở cách làm khá cầu kì. Cơm lam
được làm từ thân cây nứa non, gạo nếp
nương và nước suối. Cơm rất dẻo và có


4

Ẩm thực

Cá dầm xanh Huyện
- anh vũ
Hang

Na

4

Ẩm thực

Bánh
gai Huyện Chiêm
Chiêm Hóa

Hóa

5

Ẩm thực

Cam
sành Huyện
Hàm n
n

Hàm

6

Ẩm thực

Thịt trâu gác Huyện
bếp
Bình

Lâm

7

Ẩm thực

Măng khơ

8


Sự kiện văn Tuần lễ văn Tỉnh Tuyên
hóa – thể hóa – du lịch Quang
thao
Tuyên
Quang

Huyện Hàm
Yên, Huyện
Yên Sơn

mùi thơm rất đặc trưng.
Hai loại cá quý hiếm thường được dùng
để tiến vua, vốn chỉ có ở khu vực thác Pác
Ban – huyện Na Hang.
Bánh gai Chiêm Hóa được làm từ lá gai,
gạo nếp, đỗ xanh, dừa tơi, mứt bí, hạt sen,
dầu chuối, mỡ lợn. Muốn có chiếc bánh
thơm ngon, phải chọn gạo nếp cái hoa
vàng, đãi sạch rồi ngâm với nước lạnh
qua đêm sau đó để ráo nước và xay thành
bột. Lá gai phơi khô tước bỏ hết gân, thái
nhỏ, đem luộc rồi vắt kiệt nước, xay
nhuyễn, trộn với bột và mật mía làm vỏ
bánh. Hương vị của lá gai quyện vào mùi
thơm của gạo nếp với lá chuối khô tạo
nên hương vị rất đặc trưng của bánh
gai. [9]
Cam sành Hàm Yên được công nhận là 1
trong 50 đặc sản trái cây nổi tiếng và giá

trị bậc nhất Việt Nam. [10]
Đây là món ăn đặc sản của dân tộc Thái
đen. Thịt trâu Tuyên Quang có cách chế
biến và hương vị khá giống với loại thịt
trâu Lào Cai. Miếng thịt to bản, sấy khô
hơn thịt trâu Sơn la.
Đặc sản nổi tiếng nhất Tuyên Quang.
Măng khô Tuyên Quang dùng phương
pháp sấy khô truyền thống, vị mềm thơm,
dòn ngọt.
Diễn ra hàng năm với các hoạt động
chính như “Hoa hậu Thành Tuyên”, “Hội
thi ẩm thực”, “Lễ hội đường phố”…để
quảng bá cho ngành du lịch Tuyên
Quang.

4. Cơ sở hạ tầng du lịch
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi đang phát triển, cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch
đang ngày một nâng cao.
Tuyên Quang chưa có đường sắt và đường khơng vì vậy việc thơng thương sang các tỉnh
khác và ra nước ngoài nhờ vào hệ thống đường bộ quốc lộ 2 và quốc lộ 37. Các đường giao
thông quan trọng trên địa bàn tỉnh là quốc lộ 2 đi qua 90 km tỉnh Tuyên Quang (từ xã Đội Bình,
huyện Yên Sơn đến xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên) nối liền Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ với Tuyên
Quang và Hà Giang. Quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương, Yên Sơn đi Yên Bái.


Quốc lộ 2C từ thành phố Vĩnh Yên lên Sơn Dương và thành phố Tuyên Quang. Trong tương lai,
Tuyên Quang sẽ có một hệ thống giao thơng hồn chỉnh gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt.
Trong đó có những tuyến giao thông huyết mạch, chiến lược của cả nước đi qua địa phận tỉnh
như: đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 279, đường cao tốc Hải Phịng - Cơn Minh, đường sắt Thái

Nguyên- Tuyên Quang- Yên Bái, tuyến đường sông Việt Trì - Tuyên Quang- Hạ lưu thuỷ điện
Tuyên Quang. Hệ thống giao thông này sẽ làm thay đổi nền kinh tế của tỉnh, tạo điều kiện thu
hút đầu tư và mở rộng giao thương để phát triển các ngành nghề kinh tế cũng như du lịch [11].
Hệ thống sơng ngịi của tỉnh bao gồm 500 sông suối lớn nhỏ chảy qua các sơng chính như: Sơng
Lơ, Sơng Gâm, Sơng Phó Ðáy. Tuyên Quang nằm ở trung tâm của lưu vực sông Lô. Sông
Gâm chảy qua tỉnh theo hướng Bắc-Nam và nhập vào sơng Lơ ở phía Tây Bắc huyện n Sơn,
chỗ giáp ranh giữa ba xã Phúc Ninh, Thắng Quân và Tân Long.
Có thể thấy rằng, Tuyên Quang là một tỉnh có vị trí địa lí và giao thơng thuận lợi cho việc
phát triển ngành du lịch ở nơi đây. Hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất thuận lợi
cho việc di chuyển và đi lại giữa các tuyến điểm du lịch của du khách nội địa và quốc tế. Các
tuyến giao thông quan trọng đi qua tỉnh Tuyên Quang sẽ là những hành lang quan trọng đưa đón
khách Trung Quốc đến với cái nơi Cách mạng – Tân Trào, hoặc đến với thủ đô Hà Nội. Bên cạnh
đó, đây cũng là những cầu nối giao thơng quan trọng cho những bạn trẻ yêu thích đi phượt muốn
đến Hà Giang. Khơng những thế, hệ thống sơng ngịi ở Tuyên Quang rất thích hợp cho việc phát
triển du lịch trên sông, đi thăm các nhà bè trên sông Lô, thưởng thức đặc sản cá sơng Lơ.

VII.

Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển du lịch theo ngành và theo kinh tế thị
trường


Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn hiện đang được Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh
Tuyên Quang quan tâm, đầu tư và phát triền.

Theo báo cáo trong Bộ số liệu 2010 [12], lượng khách du lịch nội địa và quốc tế đến tỉnh
Tuyên Quang đã có sự tăng trưởng nhanh và liên tục trong nhiều năm, tuy chưa thật sự ổn định.
Lượng du khách nội địa năm 2000 là 28,640 du khách, sau đó đã có sự tăng trưởng nhẹ, đến năm
2005 đạt mức 296,900 du khách, và tiếp tục tăng khá nhanh. Năm 2010, lượng du khách nội địa
đến Tuyên Quang là 491,000 du khách. Trong khi đó, số lượng du khách quốc tế đến với tỉnh

Tuyên Quang là 360 du khách trong năm 2000, và liên tục tăng mạnh, đến năm 2010 đã có 9,000
du khách quốc tế. So với số liệu của các tỉnh cả vùng Trung du và Miền núi phía Bắc thì số
lượng du khách đến Tuyên Quang chiếm khoảng gần 10%, đứng thứ 4 trong khu vực. Đây là một
tín hiệu khá khả quan cho ngành du lịch tỉnh Tuyên Quang.


Đầu tư du lịch đã được tỉnh Tuyên Quang đặc biệt chú trọng và quan tâm. Hệ thống các cơ sở
lưu trú phát triển nhanh. Năm 2001, cả tỉnh Tuyên Quang mới chỉ có 3 cơ sở lưu trú với tổng số
phịng là 117 phịng, thì đến năm 2004 đã tăng lên 41 cơ sở lưu trú với 555 phòng. Đến năm
2010, Tuyên Quang đã có 120 cơ sở lưu trú với 1600 phịng. Tuy nhiên, Tun Quang vẫn chưa
có những cơ sở lưu trú cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 sao, 5 sao. So với các tỉnh thành khác
trong khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc thì số lượng cơ sở lưu trú ở Tuyên Quang chiếm
khoảng 7%, xếp thứ 6 trong tổng số 14 tỉnh thành.

Doanh thu của ngành du lịch tỉnh Tuyên Quang ngày càng có sự tăng trưởng rõ rệt, mạnh mẽ
và liên tục qua các năm từ 2000 đến 2010. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho khơng chỉ ngành
du lịch tỉnh mà còn cho nền kinh tế của tỉnh Tuyên Quang. Doanh thu của ngành du lịch cao


đồng nghĩa với việc sự phát triển của các ngành dịch vụ tăng cao, cuộc sống của người dân địa
phương ở các điểm du lịch ở Tuyên Quang cũng dần được cải thiện. Tuyên Quang có doanh thu
đứng thứ 6 trong khu vực các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Theo như mức tăng trưởng
qua từng năm của ngành du lịch, dự kiến đến năm 2015, doanh thu của ngành du lịch Tuyên
Quang sẽ đạt khoảng 800 tỷ đồng.

Có thể thấy ngành du lịch tỉnh Tuyên Quang đã thu hút rất nhiều người lao động tham gia
làm việc trực tiếp tại các cơ sở lưu trú, các khu du lịch, vui chơi giải trí, nhà hàng. Năm 2000, có
1,399 nhân viên. Năm 2004 tăng lên đến 3,043 nhân viên, do năm đó Tuyên Quang lần đầu tiên
đăng cai tổ chức sự kiện Đại hội Thể dục thể thao các tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, năm
2005, nguồn nhân lực của ngành du lịch tỉnh Tuyên Quang đã giảm mạnh xuống còn 1,300 nhân

viên, do sự phát triển của những ngành kinh tế khác như tài chính ngân hàng, xây dựng, kế
tốn… Sau đó nhân lực ngành du lịch những năm sau cũng có tăng nhẹ và đều. Đến năm 2010,
đã có 2,300 nhân viên tham gia vào ngành du lịch tỉnh Tuyên Quang.
Nhìn chung, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã có sự quan tâm tới sự
phát triển của ngành du lịch. Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch ở Tuyên Quang còn nghèo nàn,
chất lượng nhân lực du lịch vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, chất
lượng phục vụ.


VIII. Mục tiêu cụ thể cho sản phẩm du lịch
Dụa trên mục tiêu tổng quát và dựa trên những yếu tố tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử, tài
nguyên du lịch tự nhiên sinh thái vốn là thế mạnh nổi trội của du lịch Tuyên Quang, đưa ra mục
tiêu cụ thể cho sản phẩm du lịch ở Tuyên Quang:
Tuyên Quang sẽ tập trung đầu tư cho việc phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa gắn
với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trong những năm tới. Phấn đấu đến 2015, đầu
tư hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo đưa Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân
Trào đạt tiêu chuẩn là Khu du lịch quốc gia, đến 2020 đón 1,5 triệu khách du lịch, năm 2030 đón
2,5 triệu khách, thu nhập từ hoạt động du lịch 2020 đạt 1.400 tỷ đồng, năm 2030 đạt 4.000 tỷ
đồng; năm 2020 thu hút 14.400 lao động làm việc trong ngành du lịch, năm 2030 là 30.500 lao
động; nguồn vốn cho đầu tư du lịch năm 2020 cần 1.834 tỷ đồng, năm 2030 cần 6.808 tỷ
đồng... Cụ thể là sẽ tập trung đầu tư và phát triển cho những khu vực sau:
+ Khu du lịch Tân Trào (Yên Sơn, Sơn Dương)
+ Khu vực suối khoáng Mỹ Lâm, thành phố Tuyên Quang và phụ cận
+ Khu vực Kim Bình, thác Bản Ba (Chiêm Hóa)
+ Khu vực hồ thủy điện Tuyên Quang thuộc Nà Hang, Lâm Bình
+ Thắng cảnh Động Tiên (Hàm Yên)…


IX.


Nguồn tham khảo – References

[1] Lịch sử Tuyên Quang,Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Tuyên Quang, 2012,
Tuyên
Quang là tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc, có diện tích: 5.868 Km2, dân số: 727.751 người
(năm 2009).
[2] Điều kiện tự nhiên, Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Tuyên Quang, 2012,
Tuyên Quang
là tỉnh miền núi phía Bắc có toạ độ địa lý 21030'- 22040' vĩ độ Bắc và 104053'- 105040' kinh
độ Ðông, cách Thủ đô Hà Nội 165 Km.
[3] Dữ liệu của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Tuyên Quang, 2010
[4] Điệu kiện tự nhiên, Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Tuyên Quang, 2012,
Khí hậu:
Mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á Trung
Hoa có 2 mùa rõ rệt: Mùa đơng lạnh - khơ hạn và mùa hè nóng ẩm mưa nhiều.
[5] Đơn vị hành chính, đất đai và khí hậu; Tổng cục Thống kê,
Nhiệt độ khơng
khí trung bình các tháng năm 2011, Lượng mưa trung bình các tháng năm 2011, Độ ẩm
khơng khí trung bình các tháng năm 2011
[6] Non nước Việt Nam, Tổng cục Du lịch, 2011,Tuyên Quang, trang
279,280,281,282,283,284
[7] Dữ liệu về các dân tộc tỉnh Tuyên Quang, Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang, 2011
[8] Làng nghề thổ cẩm Lăng Can, Làng nghề, />[9] Bánh gai Chiêm Hóa, Tuyên Quang Online, 2010, />act=details&cid=147&id=25216
[10] Đặc sản cam sành, Trang thông tin điện tử huyện Hàm Yên, 2012,
/>[11] Cơ sở hạ tầng, Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Tuyên Quang, 2012,
Hệ thống đường
giao thông


[12] Mr. Vũ Đình Hịa, Bộ số liệu 2010, Lượng khách nội địa, khách quốc tế, cơ sở lưu trú,

nhân lực, doanh thu giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010.

Appendix

Bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang


Làng thổ cẩm Lăng Can



×