Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

tục cưới hỏi của dân tộc bru-vân kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.24 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Cộng đồng người Việt Nam có 54 dân tộc khác nhau. Trong đó dân tộc
Kinh chiếm gần 90% tổng số dân cả nước, hơn 10% là dân số của 53 dân tộc.
Trải qua bao thế kỷ, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã gắn bó với nhau trong
suốt quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi, giành tự
do, độc lập và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc hầu như có tiếng nói, chữ viết
và bản sắc văn hoá riêng. Bản sắc văn hoá của các dân tộc thể hiện rất rõ nét
trong các sinh hoạt cộng đồng và trong các hoạt động kinh tế. Từ trang phục,
ăn, ở, quan hệ xã hội, các phong tục tập quán trong cưới xin, ma chay, thờ
cúng, lễ tết, lịch, văn nghệ, vui chơi,… Người Bru- Vân Kiều là một dân tộc
thiểu số có địa bàn cư trú tập trung ở tỉnh miền núi của các tỉnh Quảng Trị,
Quảng Bình, Đắc Lắc và Thừa Thiên Huế. Dân tộc này có những nét văn hóa
đặc sắc làm giàu thêm bản sắc văn hóa các dân tộc việt nam. Ở bài viết này, tôi
muốn đề cập đến tục cưới hỏi của dân tộc Bru- Vân Kiều ở Quảng Trị.
Bài viết nhận được sự giúp đỡ nhiều từ thầy nhưng không tránh khỏi những
thiếu sót vì vậy mong thầy đóng góp để bài viết được hoàn thiện.

-1-


Chương 1:
SƠ LƯỢC VỀ DÂN TỘC BRU – VÂN KIỀU
1. Đôi nét về dân tộc Bru- Vân Kiều
Người Bru vốn là cư dân nông nghiệp có trình độ tương đối phát triển, xưa kia
họ tập trung sinh sống tại vùng trung Lào, sau những biến động của lịch sử diễn
ra hàng thế kỷ, họ phải di cư đi các nơi. Một số đi theo hướng tây bắc sang Thái
Lan, một số đi theo hướng đông tụ cư tại vùng miền núi phía tây Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế của Việt Nam. Khi vào Việt Nam họ dựng làng
xung quanh hòn núi Vân Kiều, về sau người Việt lấy tên của hòn núi đặt cho
một tổng của người Bru, và từ đó họ còn được gọi là Bru - Vân Kiều
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Bru-Vân Kiều ở Việt


Nam có dân số 227.716 người, cư trú tại 39/63 tỉnh, thành phố. Người Bru-Vân
Kiều cư trú tập trung tại các tỉnh: Quảng Trị (55.079 người, chiếm 73,9 % tổng
số người Bru-Vân Kiều tại Việt Nam), Quảng Bình (14.631 người, chiếm
19,6 % tổng số người Bru-Vân Kiều tại Việt Nam), ĐắkLắk (3.348
người), Thừa Thiên- Huế (1.114 người), Thanh Hóa (38 người). Thực tế các tên
gọi Vân Kiều, Măng Coong, Trì, Khùa, Bru dùng để chỉ các nhóm khác nhau
trong tộc người này. Ngôn ngữ của họ là tiếng Bru, một ngôn ngữ thuộc ngữ
chi Cơ Tu của ngữ tộc Môn-Khmer. Tộc người này có truyền thống làm rẫy và
làm ruộng, cùng với hái lượm săn bắn và đánh cá. Việc chăn nuôi gia súc, gia
cầm dành chủ yếu cho các lễ cúng hơn là cải thiện bữa ăn. Nghề thủ công của
dân tộc này chỉ có đan chiếu lá, gùi.
Về văn hóa: Trong phong tục đám cưới của người Bru-Vân Kiều, nhà trai trao
cho nhà gái một thanh kiếm. Cô dâu khi về nhà chồng thường trải qua nhiều
nghi lễ phức tạp: bắc bếp, rửa chân... Trong họ hàng, ông cậu có quyền quyết
-2-


định khá lớn đối với việc lấy vợ, lấy chồng cũng như khi làm nhà, cúng bái của
các cháu.
Nhạc cụ truyền thống người dân Bru-Vân Kiều có nhiều loại: trống, thanh
la, chiêng núm, kèn, đàn,…. Dân ca của dân tộc này có nhiều làn điệu như "chà
chấp" (vừa hát vừa kể) rất phổ biến, hay "hát sim" hình thức hát nam nữ khi đi
tìm hiểu nhau. Ca dao, tục ngữ, truyện cổ các loại của người Bru-Vân Kiều rất
phong phú.
Người Bru-Vân Kiều ở nhà sàn nhỏ. Ở gần bờ sông, suối, các nhà
trong làng tập trung thành một khu trải dọc theo dòng chảy. Nếu ở chỗ bằng
phẳng rộng rãi, các ngôi nhà trong làng xếp thành vòng tròn hay hình bầu dục,
ở giữa là nhà công cộng. Nhà của người Bru-Vân Kiều là nhà sàn có hai mái,
thường lợp bằng lá mây hoặc lá cọ. Chiều dài của ngôi nhà dài, ngắn bao nhiêu
tùy thuộc vào số lượng người trong gia đình, hoặc tùy thuộc vào kinh tế. Nhà

chỉ có hai cửa chính, một cửa chủ yếu dành cho nữ, còn một cửa chỉ dành cho
nam và khách nam. Hai bên đầu hồi có những hình trang trí bằng gỗ theo kiểu
sừng trâu hoặc đôi chim, vừa đỡ bị tốc lá, vừa mang tính thẩm mỹ. Ngày nay,
người Bru-Vân Kiều ở nhiều nơi đã có xu hướng ở nhà trệt.
Về trang phục: Nam giới Bru-Vân Kiều để tóc dài, búi tóc, ở trần, đóng khố.
Phụ nữ Bru-Vân Kiều mặc áo và váy. Áo nữ có đặc điểm xẻ ngực màu chàm
đen và hàng kim loại bạc tròn đính ở mép cổ và hai bên nẹp áo. Có nhóm mặc
áo chui đầu, không tay, cổ khoét hình tròn hoặc hình vuông. Váy trang trí theo
các mảng lớn trong bố cục dải ngang. Gái chưa chồng búi tóc về bên trái, sau
khi lấy chồng búi tóc trên đỉnh đầu.Có nhóm nữ Bru-Vân Kiều đội khăn
bằng vải quấn thành nhiều vòng trên đầu rồi thả sau gáy, cổ đeo hạt cườm, mặc
áo cánh xẻ ngực, dài tay màu chàm cổ và hai nẹp trước áo có đính các "đồng
tiền" bạc nhỏ màu sáng, nổi bật trên nền chàm đen tạo nên một cá tính về
-3-


phong cách thẩm mỹ riêng trong diện mạo trang phục các dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, để tiện cho công việc và sinh hoạt hàng ngày nhiều người Bru- Vân
Kiều đã ăn mặc như người Kinh.
2. Dân tộc Bru- Vân Kiều ở Quảng Trị
Ở miền núi phía Tây Quảng Trị hiện nay có khoảng 55079 người dân tộc Vân
Kiều sinh sống tập trung chủ yếu ở hai huyện miền núi Hướng Hoá và Đakrông
với diện tích khoảng 2123km2 , ngoài ra còn sống rải rác ở vùng núi một số
huyện như Vĩnh Linh, Cam Lộ. Người dân tộc Vân Kiều ở phía tây Quảng Trị
bao đời nay vẫn tự hào vì đã lưu giữ được những giá trị văn hoá truyền thống
quý báu của dân tộc mình. Bên cạnh niềm tự hào cách mạng, họ có cả một gia
tài văn hoá cũng đáng trân trọng. Những phong tục, nếp sống được truyền từ
đời này qua đời khác, dù chịu ảnh hưởng của nền văn hoá hiện đại tiếp thu từ
người Kinh nhưng họ cũng biết chọn lọc, và không quên gìn giữ những nét làm
nên bản sắc của dân tộc mình.


-4-


Chương 2:
TỤC CƯỚI HỎI CỦA DÂN TỘC BRU – VÂN KIỀU
1. Tìm hiểu về tục đi Sim
Tục đi sim tiếng Bru - Vân Kiều gọi là Poọc là những đêm tìm hiểu nhau của
các chàng trai, cô gái đang đến tuổi trưởng thành. Đi Sim là một nét văn hóa
lãng mạn của nam nữ thanh niên người Bru – Vân Kiều nói chung và người
Vân Kiều ở Quảng Trị nói riêng. Đó cũng chính là truyền thống đáng tự hào
của dân tộc này. Đi Sim là cách đi tìm người yêu của con trai, con gái dân tộc
Vân Kiều từ bao đời nay. Tục đi Sim thường diễn ra vào các mùa trăng, nhất là
những đêm trăng sáng. Vì thế mùa trăng được xem là thời điểm lý tưởng nhất
cho những buổi đi Sim, là thời điểm mà những chàng trai, cô gái Vân Kiều luôn
trông ngóng, đợi chờ. Trong quá trình tìm hiểu nhau, người con trai chủ động
tìm đến các bản, gia đình người con gái rồi hẹn ý trung nhân của mình ra bờ
sông, con suối hay trong những ngôi nhà rẫy để tâm sự, hát đối đáp tìm hiểu tỏ
tình với nhau.
Con trai Vân Kiều được phép qua nhà con gái chơi bất cứ lúc nào dù nửa đêm
khuya khoắt mà không sợ làm phiền bố, mẹ cô gái. Khi đã phải lòng nhau, nếu
không ngủ ở nhà Xu thì đôi trai gái có thể rủ nhau ra rừng ngủ. Cô gái mang
theo 1 cái chăn, 1 cái gối, bẻ lá khô lót làm chiếu. Đến sáng người con gái phải
dậy sớm để về đâm lúa, múc nước, bẻ bắp cho gia đình. Tục lệ của người Vân
Kiều còn cho phép nếu chàng trai đã phải lòng với cô gái nào thì khi màn đêm
buông xuống, họ tìm đến nơi cô gái nằm, rẽ vách bật tín hiệu. Nếu đồng ý, cô
gái sẽ mở cửa cho vào rồi họ lại dắt nhau ra rừng, ra chòi canh rẫy để tìm hiểu
nhau. Con trai không được phép ép buộc con gái yêu mình, không được tranh
người yêu và phải nhường cho người đến trước. Theo tục lệ của người Vân


-5-


Kiều đôi trai, gái vào rừng ngủ không được đem chiếu, không được bẻ lá tươi
lót làm chiếu. Nam nữ trước khi tính đến chuyện hôn nhân phải trải qua quãng
thời gian tìm hiểu, khi tình cảm và sự chọn lựa đã chín muồi, phải được sự mai
mối của ông bà mối, được sự đồng ý của hai gia đình, hai dòng họ trước. Trong
luật tục cũng như quan niệm của đồng bào Vân Kiều, khi chưa là vợ chồng của
nhau thì tuyệt đối không được quan hệ tình dục với nhau, nếu vi phạm sẽ bị
trừng phạt.
Những lời hát giao duyên của người Bru- Vân Kiều rất độc đáo. Đi kèm với
những làn điệu dân ca là những nhạc cụ truyền thống tiêu biểu như kèn amam.
Kèn amam đi kèm với làn điệu Cha-chấp, giọng kèn trầm và âm vang. Trong
những lần đi sim và hát giao duyên, con gái là người giữ kèn amam. Ngoài ra,
còn có kèn tariền được làm bằng ống trúc, có dùi năm lỗ tạo ra âm thanh trầm
bổng. Kèn tariền dành cho các chàng trai thổi ở các nhà xu để thổ lộ tâm tình
với các bạn gái. Trên nền giai điệu truyền thống, trai gái phải tự sáng tác lời,
sao cho phù hợp với hoàn cảnh của bản thân. Khi nghe lời tự tình của chàng
trai:
“Anh là con út
Bố mẹ già vẫn ngóng chờ anh
Người con sau cùng xây hạnh phúc”
Cô gái đáp lại:
“Em biết lắm nỗi lòng anh đó
Và vẫn đợi ông mối bên anh”
Hay:
-6-


“Bóng em lấp lánh như sao mới mọc

Dáng em lấp lánh như vầng trăng đêm mười sáu
Ta đi tìm em, em ơi!
Tình em vời vợi như trăng đêm mười bảy
Ta đang lần tìm đến người, người ơi!”
Và để đáp lại tình cảm ấy, người con gái cũng thổ lộ nỗi lòng của mình:
“Nàng ra đi đã tới gần chòm núi
Anh ơi sao anh vẫn chưa ngủ
Anh cứ Oát hoài
Trên các chòi lúa rẫy
Anh có biết không?
Em ở chòi bên này chưa ngủ đợi anh
Muốn thổi kèn Amam nhưng lại thiếu một người
Kèn Amam không thổi một người
Em biết thương ai bây chừ ngoài anh”
Thông qua những mùa đi sim mà các cô gái tìm cho mình người bạn đời khỏe
mạnh, dũng cảm, ứng đối nhanh, còn các chàng trai tìm cho mình những cô gái
siêng năng, biết lo toan chuyện gia đình, hiền hậu. Tuy được tự do tìm hiểu
nhưng để đi đến kết hôn các đôi trai gái vẫn phải thông qua ông mối của hai
bên, đó là luật tục lâu đời. Khi các chàng trai, cô gái xác định với ông mối bên
mình là đồng ý thì các chàng trai mới được phép đưa bạc cho cho cô gái (gọi là
lễ bỏ của lần 1). Khoảng 5 ngày sau đó chàng trai đi bỏ của lần 2, số bạc
thường nhiều hơn lần trước. Tiếp đến, người làm mối bên nhà gái thông báo
cho bố mẹ cô gái biết rằng cô đã nhận bạc. Khoảng 10 ngày sau, nếu không
thấy nhà gái trả lại bạc thì ông mối bên nhà trai đến gia đình bên gái định ngày
rước dâu. Ông mối là một người có vai trò quan trọng, là sợi dây nói liền hai
-7-


gia đình, kết nối hôn nhân, là người chủ hôn, sau đám cưới là người giảng hòa
nếu vợ chồng có xích mích. Nhiệm vụ của ông mối kéo dài đến khi ông mối

hay hai vợ chồng đó qua đời.
2. Cưới hỏi
Với người dân tộc Vân Kiều ở miền tây Quảng Trị, việc tổ chức lễ cưới là
chuyện quan trọng của cả làng bản chứ không chỉ của riêng một gia đình nào.
Trong đám cưới có nhiều nghi lễ truyền thống gắn liền với tập quán sinh hoạt
của đồng bào. Người Bru- Vân Kiều thường chọn các ngày 6, 8, 10, 16, 18
trong các tháng đầu năm và cuối năm để làm lễ cưới, đặc biệt là các tháng 11,
12 khi vùa thu hoạch mùa vụ xong, rất thuận tiện cho nhà có đám cưới. Dù là
tháng nào thì người dân Bru- Vân Kiều vẫn kiêng chọn các ngày cuối tháng vì
sợ ốm đau, bệnh tật. Trước khi đến rước dâu, nhà trai đứng dưới sàn nhà gái và
hai bên sẽ đối đáp những câu mà qua bao nhiêu thế hệ không thay đổi. Nhà gái
sẽ hỏi nhà trai rằng:
“Các ông, các bà đi đâu?”
Nhà trai sẽ từ tốn thưa:
“Chúng tôi đi rước con gái ông bà về làm dâu”. Nhà trai lại hỏi:
“Các ông bà cần gì?”
Sau đó, nhà trai phải nộp đầy đủ những lễ vật mà nhà gái thách cưới rồi hẹn
ngày giờ để tổ chức hôn lễ. Tùy theo kinh tế của từng gia đình nhà trai mà nhà
gái đưa ra mức đòi hỏi phù hợp. Việc thách cưới chỉ do những người có vai vế
trong gia đình, dòng họ bàn bạc với nhau, trong đó, cậu của cô dâu đóng vai trò
quyết định, cô dâu chú rể tuyệt đối không được góp ý vào. Thông thường, nhà

-8-


gái yêu cầu: trâu, bò, dê, lợn, bạc trắng và những chuỗi hạt đeo cổ được làm
bằng đá quý tặng riêng cho cô dâu.
Khi chú rể và những người đại diện bên nhà trai sang nhà gái đón dâu, ngoài
một số lễ vật mang sang bên nhà gái theo yêu cầu từ trước thì thanh kiếm, chiếc
nồi đồng và đồng bạc trắng là ba thứ không thể thiếu trong lễ đón dâu. Đây

chính là những lễ vật cần phải có để tiến hành tục lệ trao kiếm và chỉ khi thủ
tục này hoàn tất thì cô dâu mới được rời khỏi nhà mình về nhà chồng. Đây là
tục lệ thiêng liêng đối với người Bru- Vân Kiều, do đó màn trao kiếm được quy
định rất chặt chẽ, không cho phép hai bên nhà trai, nhà gái tự ý chế tác, thêm
thắt. Thanh kiếm biểu hiện cho sự gắn bó khăng khít giữa vợ và chồng. Đồng
bào Bru- Vân Kiều quan niệm chuôi kiếm và lưỡi kiếm là 2 bộ phận không thể
tách rời nhau, cũng như đôi vợ chồng khi đã cưới nhau thì không thể thiếu 1
trong 2 người. Ngoài ra, thanh kiếm còn tượng trưng cho sức mạnh của chàng
trai, là nơi cha mẹ cô dâu có thể yên tâm trao gửi con gái mình cho chàng rể.
Nghi thức trao kiếm được diễn ra như sau: Khi chú rể đưa cho cô dâu thanh
kiếm, chiếc nồi đồng và đồng bạc trắng, cô dâu sẽ đưa lại tất cả những thứ đó
cho mẹ đẻ của mình. Mẹ cô dâu sẽ bắc chiếc nồi đồng lên bếp, cho 1 ít nước
vào nồi cùng với đồng bạc trắng, cuối cùng bà sẽ đâm mũi kiếm xuống bên
cạnh chiếc nồi đồng đang đặt trên bếp. Thủ tục trao kiếm như trên coi như đã
hoàn tất, lúc này cô dâu có thể theo nhà trai về nhà chồng. Ngày nay tục trao
kiếm vẫn được diễn ra trong mỗi đám cưới, tuy nhiên không có điều kiện như
trước là mỗi chú rể có 1 thanh kiếm trao cho nhà gái. Người ta có thể mượn
kiếm nhau hoặc có dòng họ làm một thanh kiếm để cho các chàng trai trong
dòng họ dùng khi có lễ cưới. Thay vào việc nhà gái cất giữ kiếm như một thứ
tài sản quý trong nhà thì thanh kiếm có thể trả lại người chủ của nó sau khi lễ
cưới kết thúc hoặc được treo trang trọng để trên bàn thờ của dòng họ.

-9-


Đón dâu thường được tổ chức vào buổi chiều. Theo quan niệm của người Vân
Kiều, đây là thời khắc thiêng liêng nhất vì là lúc các vị thần linh, Giàng sông,
Giàng suối... về với dân bản. Họ nhà trai đến đón dâu sẽ ở lại vui cùng nhà gái
suốt đêm. Việc bố trí khách mời của họ nhà gái đều do Thâu kê, người có uy tín
trong bản đứng ra đảm nhiệm. Trước khi cho con về nhà chồng, nhà gái thiết

đãi nhà trai một bữa cơm thân mật từ lễ vật chiều hôm trước. Trong đám cưới,
ngoài thịt lợn, gà và rượu, còn có hai loại bánh không thể thiếu, đó là bánh
Beng và bánh Dày làm từ một loại nếp rẫy. Đây là loại bánh không thể thiếu
trong những ngày lễ, tết trở thành món ăn đặc khó quên đối với những ai đã
từng dự đám cưới hay các lễ, hội của đồng bào Vân Kiều trên dãy Trường Sơn.
Đặc biệt, trong đám cưới của người Vân Kiều, khi nhà trai nộp đủ lễ vật thách
cưới cho nhà gái thì phía nhà gái cũng phải trả lại lễ vật cho nhà trai. Lễ vật nhà
gái trả lại là những chiếc bánh Dày và những tấm váy xấn của phụ nữ. Đồng
bào Vân Kiều quan niệm, bánh Dày là dành cho khách nhà trai ăn trên đường
đón cô dâu về, những tấm váy xấn gửi cho phụ nữ, những người không có điều
kiện dự tiệc cưới, nhằm thể hiện mối quan hệ tình cảm thông gia giữa hai gia
đình. Đồng bào Vân Kiều cũng thường tặng quà cưới chúc phúc cho đôi vợ
chồng trẻ sống hạnh phúc, bền lâu bằng những chiếc bánh Dày. Ngoài những
lời chúc tốt đẹp dành cho cô dâu chú rể, họ tập trung hát để chúc mừng cho gia
đình. Điệu hát trong đám cưới của người Vân Kiều là làn điệu Oát-xà-nớt đi
kèm với tiếng sáo khui.
Lúc đưa dâu, phía nhà gái chỉ cho phép những thanh niên chưa lập gia đình
cùng đi, còn bố mẹ, người thân của cô dâu đã có vợ có chồng thì không được đi
theo.
Khi cô dâu bước về nhà chồng, ngay giữa cầu thang, người Vân Kiều đặt sẵn
một phiến đá và khi cô dâu chuẩn bị bước vào nhà, mẹ chồng cầm gáo nước dội
- 10 -


nhẹ vào bàn chân của cô dâu. Đây là một nghi lễ quan trọng trong việc đón dâu
của người đồng bào Vân Kiều bởi họ quan niệm, dội nước vào chân của cô dâu
để xóa đi những khó khăn vất vả và cầu cho vợ chồng hạnh phúc, gặp nhiều
may mắn trong cuộc sống. Sau khi thực hiện nghi lễ dội nước vào chân, cô dâu
được giao cho một cái A noạc (vật dụng dùng xúc cá) ra suối xúc cá. Theo tập
tục của người Vân Kiều nếu cô dâu nào bắt được cá hoặc cua thì gia đình sẽ

làm ăn phát đạt.
Sau lễ cưới này, người Bru- Vân Kiều còn bắt buộc phải tổ chức cưới lần hai,
gọi là lễ khơi (lễ hoàn tất). Khi chư thực hiện lễ khơi, đôi vợ chồng khi sang
nhà vợ không được bước lên nhà, không được ăn chuối, củ kiệu, trâu bò của hai
gia đình cũng không được chăn thả cùng một nơi. Vì những ràng buộc khá khắt
khe nên các cặp vợ chồng dù cực khổ bao nhiêu thì cũng cố dành dụm tiền để
thực hiện bằng được lễ khơi sau khi tổ chức đám cưới trong thời gian ngắn
nhất. Lễ khơi tốn kém hơn lễ cưới lần 1 nhiều nên thời gian cũng thường không
nhất định, khi nếp đầy kho, trâu bò đầy chuồng, gà vịt đầy sân thì làm. Ngày
nay, khi đời sống khấm khá hơn, nếp sống mới đã có nhiều ảnh hưởng đến các
bản làng nên lễ khơi không còn là nỗi ám ảnh của mỗi đôi vợ chồng như trước
nữa.

- 11 -


TỔNG KẾT
Đi sim là một tập tục, tập quán có từ lâu đời, là nét đẹp văn hóa, là khát
vọng tự do yêu đương của nam nữ thanh niên dân tộc Bru- Vân Kiều. Con trai,
con gái trưởng thành đều mong đợi những đêm Sim trữ tình, lãng mạn. Họ sẽ
tìm đến bên nhau, trao cho nhau những lời tỏ tình bằng những câu hát dân ca
chân thành, nồng ấm. Đi Sim là một hoạt động văn hoá mang tình truyền thống,
nó nhắc nhở người Vân Kiều hướng về nguồn cội, trân trọng gìn giữ những
thành quả sáng tạo của cha ông. Hôn nhân giữa con trai, con gái các bản với
nhau là nhịp cầu để tất cả bà con trong cộng đồng xích lại gần nhau hơn. Tuy
nhiên, do cuộc sống hiện đại, tục đi sim đã biến tướng một cách tiêu cực. Tục
đi sim với những giá trị truyền thống tốt đẹp đang đối diện với nguy cơ có thể
mai một. Hi vọng rằng, dù cuộc sống có đổi thay thế nào thì nét văn hoá này
vẫn mãi tồn tại, mỗi người Vân Kiều đều ý thức được giá trị truyền thống của
nó để trân trọng, gìn giữ và tự hào.


- 12 -


Cô dâu Vân Kiều chia bánh cho họ nhà trai.

Phu thê giao bái.

- 13 -


Phụ nữ Vân Kiều, Pa Kô thường đeo vòng mã não vào dịp lễ hội, cưới hỏi

Nam nữ dân tộc Bru- Vân Kiều

- 14 -


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Ngọc Bình, Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb Thanh Niên,
2008.
2.
3.
Một số trang web:




- 15 -



PHỤ LỤC

- 16 -



×