Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Hậu phương thanh hóa trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước giai đoạn 1973 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.71 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Đề tài. Hậu phương Thanh Hóa trong cuộc tổng tiến công giải phóng

hoàn toàn miền Nam Việt Nam ( 1973-1975)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số:60220313
Luận Văn Thạc sỹ khoa học lịch sử

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Mai Phương Ngọc

VINH - 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu ..............................
4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................
5. Các nguồn tài liệu ....................................................................
6. Đóng góp của đề tài .................................................................
7. Bố cục luận văn .......................................................................
Chương1. Khái quát về hậu phương Thanh Hóa trước năm 1973...............
1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội...........................
1.1.1. Tên gọi của Thanh Hóa qua các thời kỳ lịch sử .........
1.2.


1.1.2. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên- xã hội........................
Truyền thống yêu nước nhân dân Thanh Hóa trong lịch sử.......

1.3.

Khái quát về hậu phương Thanh Hóa trước năm 1973 ..............
1.3.1. Thanh Hóa xây dựng và phát triển hậu phương từ1954-

1973.......................................................................................................
1.3.2. Vai trò của hậu phương Thanh hóa trong giai đoạn 19541973..............................................................................................
Chương 2. Công cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phương trong kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước giai đoạn từ năm 1973-1975...............
2.1. Xây dựng hậu phương kháng chiến ...............................................
2.1.1. Xây dựng về chính trị ..........................................................
2.1.2. Xây dựng về kinh tế ............................................................
2.1.3. Xây dựng về quân sự ...........................................................
2.1.4. Xây dựng về văn hóa - giáo dục - y tế ................................
2.2. Bảo vệ hậu phương kháng chiến.....................................................
2.2.1. Công tác an ninh, trật tự bảo vệ hậu phương........................
2.2.2. Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần hai của đế quốc
Mỹ......................................................................................................................
Chương 3. Thực hiện nghĩa vụ hậu phương kháng chiến và đặc điểm, ý nghĩa,
bài học kinh nghiệm về hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước giai đoạn từ năm 1973 - 1975....................................................................
3.1.Chi viện về sức người .........................................................................
3.2. Chi viện về sức của .............................................................................
3.3. Đặc điểm, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm về hậu Thanh Hóa trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1973 -1975............................



KẾT LUẬN.............................................................................................................
TÀI LIỆU KHAM KHẢO .....................................................................................
PHỤ LỤC................................................................................................................

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ của mình, tôi đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ của các cá nhân, tập thể và các ban ngành.


Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Cô giáo TS. Mai
Phương Ngọc - người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thời
gian nghiên cứu đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Lịch sử trường
Đại học Vinh. Tôi xin trân trọng cảm ơn các qúy cơ quan đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình sưu tầm tư liệu như: Thư viện tỉnh Thanh Hóa, Bộ chỉ
huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa, Ban tuyên giáo tỉnh Thanh Hóa, Ban nghiên cứu
lịch sử tỉnh Thanh Hóa, Bảo tàng Thanh Hóa, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch
tỉnh Thanh Hóa, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa...
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình và bạn
bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ về tinh thần - vật chất để tôi có thể hoàn
thành được luận văn thạc sĩ của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu đó.
Vinh, tháng 10 năm 2015
Tác giả

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.


Nằm trong dòng chảy tiến trình của lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương là

một bộ phận rất quan trọng. Mỗi một vùng, miền tuy có những đặc điểm riêng
về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị.....nhưng, trong quá trình phát
triển, gắn với từng thời kỳ lịch sử, mỗi địa phương điều có vai trò hết sức quan
trọng, đã góp phần hình thành nên lịch sử dân tộc.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) thắng lợi là một sự
kiện vĩ đại trong sự nghiệp giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trải qua 21 năm
kháng chiến gian khổ, nhân dân ta đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của
đế quốc Mỹ, đồng thời đập tan âm mưu nô dịch thực dân kiểu mới của Mỹ đối
với miền Nam Việt Nam. Có được thắng lợi vĩ đại đó là nhờ sự kết hợp của
nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố mang tính chất quyết định là sự lãnh đạo tài tình,
sáng suốt của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã vận
dụng sáng tạo nguyên lí của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể ở Việt
Nam.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chúng ta có miền Bắc xã
hội chủ nghĩa là vùng hòa bình, tự do, vùng căn cứ hậu phương chiến lược đóng
vai trò quan trọng, tạo điều kiện cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước đi tới thắng lợi. Là một tỉnh nằm trong hậu phương lớn miền Bắc, với vị trí
chiến lược và điều kiện tự nhiên riêng của mình, Thanh Hóa được xác định là
hậu phương có vai trò hết sức to lớn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
của dân tộc.
Hậu phương là nơi xây dựng và dự trữ tiềm lực cho chiến tranh cả về kinh
tế, chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học kỹ thuật; là nơi chi viện sức người, sức
của cho tiền tuyến. Quán triệt quan điểm xây dựng hậu phương của Đảng, cùng
với cả nước, quân và dân Thanh Hóa đã huy động tối đa sức người, sức của cho
tiền tuyến lớn miền Nam, xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, góp
phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nghiên cứu về hậu phương Thanh Hóa trong cuộc tổng tiến công giải phóng
toàn miền Nam Việt Nam giai đoạn 1973-1975, sẽ góp phần làm sáng rõ những
đóng góp của nhân dân Thanh Hóa trong thắng lợi chung của toàn dân tộc. Qua
đó, góp phần động viên, khích lệ, giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất

nước, ghi nhớ công ơn và những hy sinh của thế hệ người đi trước cho thế hệ trẻ
hôm nay, gắng sức xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.


Với ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn nêu trên, tôi chọn vấn đề: “ Hậu
phương Thanh Hóa trong cuộc tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam
Việt Nam ( 1973-1975)” làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Nghiên cứu về hậu phương trong kháng chiến nói chung và hậu phương
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói riêng là những vấn đề quan trọng,
thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học, đặc biệt là giới nghiên cứu sử
học. Đến nay, vấn đề về vai trò của hậu phương Thanh Hóa trong cuộc tổng tiến
công giải phóng hoàn toàn miền Nam việt Nam ( 1973-1975), đã được đề cập
đến trong nhiều cuốn sách khác nhau, ở từng khía cạnh khác nhau.
Cuốn “ Thanh Hóa - lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 1975)” của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa, xuất bản năm 1994, đã trình
bày khá chi tiết cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Thanh Hóa, trong đó
có đề cập tới những hoạt động của nhân dân Thanh Hóa trong xây dựng, phát
triển, bảo vệ hậu phương vững mạnh và thực hiện nghĩa vụ hậu phương chi viện
cho cách mạng miền Nam.
Cuốn “ Lịch sử đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1954 - 1975)”, của Ban chấp
hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, nhà xuất bản Thanh Hóa tái bản năm 2010, các
tác giả cũng đề cập khái quát những thành tích trong việc xây dựng Đảng, bảo
vệ tỉnh kiểu mẫu, xây dựng các tổ chức đoàn thể, lực lượng quân sự, kinh tế, văn
hóa....và thực hiện nghĩa vụ hậu phương kháng chiến đối với chiến trường miền
Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Cuốn “ Hàm Rồng chiến thắng (1965 - 1973)”, Ban Nghiên cứu lịch sử
Đảng, Tỉnh ủy Thanh Hóa, nhà xuất bản Thanh Hóa năm 1980, trong nội dung
cuốn sách có đề cập đến vai trò của hậu phương Thanh Hóa, nhưng chỉ là thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ tuyến đường giao thông thủy - bộ nối liền hai địa đầu Bắc
- Nam của Tổ quốc, mà trọng điểm là bảo vệ cầu Hàm Rồng.

Cuốn “ Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân Thanh Hóa - Thanh Hóa làm
theo lời dạy của người” do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa, nhà xuất bản
Thanh Hóa năm 2008, có phần các tác giả nêu lên những quyết tâm của nhân
dân Thanh Hóa làm theo lời Bác, xây dựng Thanh Hóa thành một hậu phương
vững mạnh của cuộc kháng chiến toàn quốc và điểm qua công tác chi viện cho
chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.


Luận văn Thạc Sĩ “ Thanh Hóa thực hiện nghĩa vụ hậu phương kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 -1975)” của Nguyễn Thị Hải, Đại học sư
phạm Hà Nội năm 2007, đã làm rõ được vai trò của hậu phương Thanh Hóa đối
với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhưng chưa đề cập một cách cụ thể
về vai trò của Thanh Hóa trong giai đoạn 1973 - 1975.
Luận văn Thạc Sĩ “ Phong trào thi đua yêu nước ở Thanh Hóa trong
kháng chiến chống Mỹ (1965- 1975) ” của Nguyễn Doãn Thuận, Đại học Quy
Nhơn (2010), đã cho thấy tinh thần thi đua, hăng hái, lập nhiều thành tích suất
sắc trong sản xuất và trong đấu tranh diệt giặc Mỹ, dưới ngọn cờ chủ trương của
Đảng.
Nhìn chung, các công trình đã công bố kể trên đã đề cập ít nhiều đến nội
dung chúng tôi nghiên cứu từ những góc độ chuyên sâu khác nhau, mức độ đề
cập khác nhau. Nhưng cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu riêng, hệ
thống, toàn diện, phục dựng bức tranh về vai trò, công tác hậu phương của
Thanh Hóa trong cuộc tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam
( 1973-1975). Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu vai trò hậu phương Thanh Hóa
trong cuộc tổng tiến công giải phóng toàn miền Nam là một việc làm cần thiết,
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn.
Những tài liệu nêu trên là cơ sở quý giá, giúp tôi giải quyết vấn những đề
mà luận văn đặt ra.
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.

Đề tài tập trung nghiên cứu việc xây dựng hậu phương Thanh Hóa và chi
viện cho chiến trường trong cuộc tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam
Việt Nam ( 1973-1975).
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Về thời gian: trên cở sở những tài liệu đã chọn lọc, về cơ bản luận văn
nghiên cứu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1973 đến năm
1975.Tuy nhiên khi cần thiết, chúng tôi có đề cập tới các khoảng thời gian có
liên quan.
- Về không gian: Đề tài tập trung phản ánh những hoạt động xây dựng và
chi viện của quân dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Khái quát điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống lịch sử .....của tỉnh
Thanh Hóa.


- Nghiên cứu quá trình xây dựng và bảo vệ hậu phương của quân và dân
Thanh Hóa trong cuộc tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam
( 1973-1975).
- Tìm hiểu việc thực hiện nghĩa vụ hậu phương đối với tiền tuyên của
Thanh Hóa trong cuộc tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam
( 1973-1975).
- Nghiên cứu ý nghĩa và một số bài học kinh nghiệm của hậu phương
Thanh Hóa trong cuộc tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 1975).
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp luận
Để hoàn thành luận văn này, tôi sử dụng cơ sở phương pháp luận Mác xit
và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng để nghiên cứu đề tài. Phương
pháp này giúp tôi có cách nhìn nhận, đánh giá sự kiện theo quan điểm biện
chứng, duy vật lịch sử theo diễn trình sự kiện lịch sử.
Trong luận văn, tôi sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch

sử và phương pháp lôgic. Bằng hai phương pháp này, tôi đã tìm hiểu và trình
bày vấn đề theo trật tự thời gian, sự kiện đã diễn ra theo đúng diễn trình lịch sử,
phân tích bản chất, mối liên hệ giữa các sự kiện. Từ đó rút ra những nhận xét,
đánh giá, khái quát, để làm rõ vai trò của hậu phương Thanh Hóa trong cuộc
tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam (1973-1975).
4.2. Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành luận văn, tôi còn sử dụng các phương pháp khác có liên
quan đến đề tài như: nghiên cứu tài liệu, phương pháp thống kê, tổng hợp, phân
tích, so sánh... để giải quyết tốt vấn đề đặt ra của luận văn.
Bằng các phương pháp đó, tôi sẽ dựng lại toàn cảnh về hoạt động của hậu
phương Thanh Hóa cuộc tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt
Nam ( 1973-1975).
5. Các nguồn tài liệu.
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các nguồn tư liệu khác nhau ở
trung tâm lưu trữ tỉnh Thanh Hóa và thư viện tỉnh.
Tài liệu gốc gồm các chỉ thị, nghị quyết, báo cáo, công văn của Tỉnh ủy,
Ủy ban hành chính tỉnh Thanh Hóa.


Các công trình nghiên cứu lịch sử, đặc biệt là các cuốn thông sử của
Trung ương và địa phương viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của
dân tộc nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng (1954 - 1975 ).
Ngoài ra tôi cũng đã sử dụng một số tài liệu thông qua sách báo, phim tài
liệu, bản đồ và nguồn từ internet để giải quyết vấn đề đặt ra trong đề tài này.
6. Đóng góp của đề tài.
Đề tài của luận văn “Hậu phương Thanh Hóa trong cuộc tổng tiến công
giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam ( 1973-1975)” nhằm dựng lại bức
tranh toàn cảnh về hậu phương Thanh Hóa đối với việc bảo vệ, xây dựng tiềm
lực của một hậu phương có vị trí chiến lược, với nghĩa vụ là hậu phương lớn chi
viện cho chiến trường lớn miền Nam trong cuộc tổng tiến công giải phóng hoàn

toàn miền Nam Việt Nam (1973-1975).
Qua đó luận văn cũng cung cấp thêm tư liệu về vai trò của hậu phương
Thanh Hóa trong cuộc tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt
Nam, cho những ai quan tâm tới vấn đề này. Đồng thời, luận văn có thể sử dụng
trong nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương ở trường học.
7. Bố cục luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Khái quát về hậu phương Thanh Hóa trong kháng chiến chống
Mỹ cứu nước trước năm 1973.
Chương 2: Công cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phương từ năm 1973 đến
năm 1975.
Chương 3: Thanh Hóa thực hiện nghĩa vụ hậu phương trong cuộc tổng
tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam từ năm 1973 đến
năm 1975.


NỘI DUNG
Chương 1
Khái quát về hậu phương Thanh Hóa trước năm 1973.
1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội.
1.1.1. Tên gọi của Thanh Hóa qua các thời kỳ lịch sử.
Địa danh Thanh Hóa là vùng đất có từ lâu đời, từ khi có tổ quốc
Việt Nam. Cùng với dòng chảy của lịch sử dân tộc, Thanh Hóa có nhiều thay
đổi với những tên gọi khác nhau.
Thời Hùng Vương, nước Văn Lang thời vua Hùng chia làm 15 bộ,
Thanh Hóa lúc này thuộc bộ Cửu Chân.
Thời thuộc Hán (111TCN - 210 SCN),Thanh Hóa là một bộ phận
của quận Cửu Chân, thuộc bộ Giao Chỉ.
Thời Tần Thanh Hóa là phần đất thuộc quận Cửu Chân.

Thời thuộc Lương (502-581), đổi thành Ái Châu.
Thời thuộc Tùy (581-618), đổi lại thành quận Cửu Chân.
Thời thuộc Đường (618-905) Thanh Hóa với tên gọi là Ái Châu.
Thời Đinh và Tiền Lê, Thanh Hóa lúc này là một quốc gia độc lập,
có chủ quyền và Thanh Hóa lúc này vẫn giữ tên là Ái Châu.
Thời Lý, đất nước được chia làm 12 lộ, trong đó có Thanh Hóa lộ và
tên Thanh Hóa có từ thời kỳ này.
Thời Trần và Hồ, vào năm 1397, Thanh Hóa có tên là trấn Thanh Đô
gồm 7 huyện và 3 châu. Thanh Hóa lúc này còn có tên gọi là bộ Thanh Hoa.
Năm 1403, Hồ Hán Thương cho đổi phủ Thanh Hóa thành phủ Thiên Xương.
Thời Minh đô hộ, trấn Thanh Đô đổi thành phủ Thanh Hóa.
Thời Hậu Lê, chia đất nước làm 5 đạo(1428) Thanh Hóa lúc này
thuộc Hải Tây Đạo, rồi Thừa Tuyên Thanh Hoa(1466) và Thanh Hóa Xứ(1490).
Thời Lê Trung Hưng(1553-1788), Thanh Hóa gồm nội trấn Thanh
Hoa và ngoại trấn Thanh Hoa.
Đến đầu triều vua Gia Long vẫn gọi là trấn Thanh Hoa. Thiệu Trị thứ
3(1843) cho đổi thành tỉnh Thanh Hóa. Tên tỉnh Thanh Hóa có từ đây.
Thời thuộc Pháp, Thanh Hóa là một tỉnh thuộc xứ Trung Kỳ, có một
tỉnh lỵ, 14 phủ, huyện đồng bằng, trung du và 6 châu thượng du. Sau cách mạng


tháng tám 1945 thành công, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Thanh
Hóa lúc này là một tỉnh thuộc Liên khu IV cả về hành chính và quân sự. Các
phủ, châu, huyện cũ được đổi thành 20 huyện và 1 thị xã. Đến năm 1995, Thanh
Hóa gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 20 huyện. Từ năm 1999, theo nghị định số
72/CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính và cho đến nay,
tỉnh Thanh Hóa gồm 27 huyện, thị, thành phố, với 630 xã, phường, thị trấn,
5.759 thôn, xóm, làng, bản, phố. Trong đó có 11 huyện miền núi là: Bá Thước,
Cẩm Thủy, Lang Chánh, Mường Lát, Như Thanh, Như Xuân, Ngọc Lặc, Quan
Hóa, Quan Sơn, Thạch Thành, Thường Xuân; 5 huyện ven biển: Hậu Lộc,

Hoằng Hóa, Nga Sơn, Quảng Xương, Tỉnh Gia; 8 huyện đồng bằng, trung du:
Đông Sơn, Hà Trung, Nông Cống, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc,
Yên Định; thành phố Thanh Hóa và 2 thị xã: Bỉm Sơn và Sầm Sơn.
Như vậy, trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, trải qua nhiều
triều đại, địa danh Thanh Hóa được thay đổi nhiều lần về địa giới hành chính với
nhiều tên gọi khác nhau: Bộ, Trấn, Quận, Châu, Lộ, Phủ, Xứ, Tỉnh. Sự thay đổi
này là kết quả của chính sách và hình thức cai trị của bộ máy cầm quyền, thuộc
vào các thể chế nhà nước khác nhau trong từng thời kỳ lịch sử. Tuy vậy, Thanh
hóa luôn luôn là một đơn vị chiến lược quan trọng của đất nước.
1.1.2. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên.
*Vị trí địa lí.
Thanh Hóa là một tỉnh nằm ở cực Bắc Trung Bộ, nối liền đồng bằng
Bắc Bộ rộng lớn với dải đất miền Trung dài và hẹp, cách thủ đô Hà Nội 150km,
cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Thanh Hóa được xác định từ vĩ độ
19018’ đến 20040’ vĩ độ Bắc và 104022’ đến 106005’ kinh độ Đông. Phía Bắc
giáp 3 tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình với đường ranh giới dài 175km.
Phía Nam và Tây Nam nối liền Nghệ An, với đường ranh giới dài hơn 160km.
Phía Tây giáp với tỉnh Hủa Phăn của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, với
đường biên giới dài 192km. Phía Đông mở rộng ra phần giữa của Vịnh Bắc Bộ
thuộc biển Đông Việt Nam, với đường biển dài 102km và một thềm lục địa khá
rộng 18.000 km2. Phần đất liền của Thanh Hóa chạy dài theo hướng từ Tây Bắc
xuống Đông Nam. Điểm cực Bắc ở xã Trung sơn, phía Đông Bắc huyện Quan
Hóa (giáp tỉnh Hòa Bình) nằm ở vĩ tuyến 20040’ B. Điểm cực Nam ở xã Hải Hà
gần bờ biển của huyện Tỉnh Gia (giáp tỉnh Nghệ An), nằm ở vĩ tuyến 19018’ B.


Điểm cực Tây là núi Pha Long, xã quảng Chiểu, huyện Mường Lát (giáp Lào),
nằm trên kinh tuyến 104022’ Đ. Điểm cực Đông, ở xã Nga Điền, huyện Nga Sơn
(giáp Ninh Bình), nằm trên kinh tuyến 106005’ Đ.
Thanh Hóa có đường xe lửa xuyên Việt và quốc lộ 1A, chạy song song

với nhau xuyên suốt chiều dài toàn tỉnh qua trung tâm đồng bằng tiếp giáp vùng
ven biển. Có đường 59, đường 15 đi từ phía Bắc, phía Tây Bắc Bộ xuyên qua
vùng trung du và miền núi Thanh Hóa về phía Nam vào Nghệ An. Đường 217 là
tuyến đường quốc lộ quan trọng từ Thanh Hóa đi Na Mèo đến tỉnh lỵ Hủa Phăn
của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [95,tr.17].
Với vị trí địa lí quan trọng như trên, tạo điều kiện cho việc giao lưu giữa
Thanh Hóa với các tỉnh trong nước, cũng như ở khu vực và trên thế giới được dễ
dàng và thuận tiện. Nhờ đó, Thanh Hóa trở thành địa bàn trọng yếu của cả nước.
*Điều kiện tự nhiên.
Là một bộ phận cấu thành nên lãnh thổ Việt Nam, Thanh Hóa cũng có
những đặc điểm về điều kiện tự nhiên như một quốc gia thu nhỏ. Cũng như đặc
điểm chung của nhiều vùng trong cả nước, Thanh Hóa có địa hình nghiêng, dốc
và kéo dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Với diện tích là 11.138 km2 và 18.000
km2 thềm lục địa, đã tạo cho Thanh Hóa có đủ các dạng địa hình và khá là hoàn
chỉnh, có cả 4 vùng: vùng miền núi, trung du, đồng bằng ven biển và thềm lục
địa. Mỗi vùng có một thế mạnh riêng, điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi để
Thanh Hóa phát triển một nền kinh tế toàn diện.
Vùng núi Thanh Hóa có diện tích 8.304 km2, chiếm 3/4 diện tích đất tự
nhiên, ngoài phía Đông là Biển Đông, thì ba mặt Bắc, Tây, Nam của Thanh Hóa
điều có núi rừng bao bọc xung quanh. Phía Đông Bắc là những dãy núi đá vôi
thấp, phía Tây và Tây Bắc là những dãy núi tinh hạch, cao và rộng thuộc các hệ
thống núi từ Sầm Nưa, Trấn Ninh (Lào), chạy theo hương Tây Bắc - Đông Nam,
gồm hai dãy núi chính là: Trung lưu sông Mã và Trung lưu sông Chu, trong đó,
Trung lưu sông Chu có hai dãy núi cao nhất là Ta leo cao 1.560m, và Phù Rinh
cao 1.291m. Đây là vùng núi cao dốc, vực sâu thẳm, địa thế hiểm trở, tạo nên
tính đặc thù cho địa hình miền núi xứ Thanh.
Vùng trung du, chạy theo hình vòng cung, giáp ranh giữa các huyện đồng
bằng với các huyện miền núi. Đất đai màu mỡ, địa hình tương đối bằng phẳng,



độ dốc thấp, thích hợp với trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển chăn
nuôi gia súc.
Đan xen, kế tiếp miền trung du là đồng bằng màu mỡ, phì nhiêu, với diện
tích rộng 2.900 km2, tập trung chủ yếu dọc theo lưu vực sông Chu, sông Mã. Là
đồng bằng rộng nhất khu vực các tỉnh miền trung và rộng lớn thứ 3 của cả nước
sau đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Bắc Bộ. Đồng bằng Thanh Hóa
cũng có đủ các kiểu đất như: đất phù sa cổ, phù sa mới bồi đắp, đồng ruộng cao
bậc thang, đồng ruộng thấp, còn có đất sét, đất cát, cồn cát ven biển, ruộng bùn
lầy nước lợ[95,tr.29].
Về mặt tự nhiên, đồng bằng Thanh Hóa có những điểm kém thuận lợi so
với đồng bằng Bắc Bộ như: địa hình đất dốc, lớp phù sa mỏng, độ phì nhiêu
kém. Tuy vậy, với chiều dài lịch sử, người dân Thanh Hóa đã từng bước cải tạo,
áp dụng khoa học kỹ thuật và sử dụng cây trồng hợp lý, nhờ đó mà đất đai đã trở
nên phì nhiêu, màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
sản xuất nông nghiệp, thâm canh cây lúa nước và các loại hoa màu, rau quả
khác.
Biển là Thanh Hóa là một bộ phận quan trọng của Vịnh Bắc Bộ và là kho
tài nguyên vô giá về khoáng sản, hải sản, danh lam thắng cảnh mở ra khả năng
to lớn phát triển các ngành công nghiệp, khai thác hải sản, du lịch... Bên cạnh
đó, biển Thanh Hóa còn có vị trí chiến lược quan trọng. Các đảo nằm dọc bờ
biển như: Hòn Nẹ (Nga Sơn), Hòn Mê (Quảng Xương), Nghi Sơn (Tĩnh
Gia)....Thực sự đây là phòng tuyến bảo vệ vùng trời, vùng biển cho Thanh Hóa
và cho cả nước.
Bờ biển Thanh Hóa dài 102 km, có nhiều cửa lạch thuận lợi cho hoạt động
sản xuất muối và phát triển kinh tế biển.
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu Thanh Hóa có những nét
giống với khí hậu Bắc Bộ: mùa đông ngắn, lạnh và khô, đầu xuân ẩm ướt, âm u,
thiếu nắng do mưa phùn và sương mù kéo dài; đồng thời, mang những đặc điểm
riêng biệt của khí hậu Trung Bộ: có mùa mưa và mùa bão muộn hơn Bắc Bộ.
Thanh Hóa nằm trong miền nhiệt đới gió mùa ở Đông Nam Á, nên nắng lắm,

mưa nhiều, cây cối phát triển xanh tươi. Khí hậu Thanh Hóa chia thành 4 mùa rõ
rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1400 mm đến


2200 mm. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi thì thời tiết khí hậu đã gây ra không
ít những khó khăn cho hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân.
Thanh Hóa có mạng lưới sông suối khá dày đặc, với tổng số 20 con sông
lớn nhỏ, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có tổng chiều dài 881 km, tổng
diện tích lưu vực là 39. 756 km2, tổng lượng nước trung bình hàng năm là
19.520 tỷ m3 nước. Từ Bắc vào Nam, Thanh Hóa có 4 con sông lớn: Sông
Hoạt ,Sông Mã, Sông Yên, Sông Lạch Bạng. Ngoài khả năng cung cấp nước cho
sản xuất và xây dựng thủy điện, sông ngòi ở Thanh Hóa còn là một tiềm năng
lớn cho giao thông nối các vùng trong tỉnh bằng hệ thống giao thông đường
thủy khá thuận lợi[95,tr.83,84].
Với diện tích rộng lớn, Thanh Hóa có hệ sinh vật, khoáng sản phong phú và
đa dạng. Có khoảng 234 loài động vật, 1.569 loài thực vật cùng hàng ngàn loại
dược liệu quý hiếm, mà từ thời xa xưa được gọi là “ Ngọc quế”. Dưới lòng đất
Thanh Hóa đã phát hiện 185 điểm khoáng sản chia thành 4 loại: kim loại đen,
kim loại màu, khoáng chất phân bón và khoáng chất nguyên liệu, phần lớn tập
trung ở trung du và miền núi.
Sự phong phú và đa dạng về nguồn sinh vật, tài nguyên khoáng sản đã
mang lại giá trị to lớn và cũng là nguồn hàng xuất khẩu thu ngoại tệ cao phục vụ
cho đời sống nhân dân và phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng và cả nước nói
chung.
*Đặc điểm Xã hội.
Thanh Hóa là một tỉnh đông dân, chiếm 4,66% dân số và 3,37% diện
tích của cả nước. Mật độ dân số trung bình của tỉnh là 303 người/ km2 (cả nước
mật độ 203 người/ km2), nhưng lại phân bố không điều giữa các huyện trong
tỉnh, huyện cao nhất là 1.224 người/km2, trong khi đó huyện thấp nhất là 32.4
người/ km2 [95, tr. 479].

Thanh Hóa là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Thái, Mường,
HơMông, Dao, Khơmú, Tày.
Dân số đông là một lợi thế cho tỉnh, đó là cung cấp nguồn lao động
dồi dào để khai thác các thế mạnh về vị trí và tài nguyên để phát triển kinh tế
cho tỉnh. Đây còn là thị trường rộng lớn, tiêu thụ sản phẩm, kích thích sản xuất
phát triển.


Về trình độ dân trí của Thanh Hóa thời kỳ trước cách mạng tháng tám
năm 1945 là rất thấp. Đại đa số nhân dân hoàn toàn là mù chữ, cũng như các
tỉnh khác, dưới ách kìm kẹp của thực dân Pháp, nhân dân Thanh Hóa ngày càng
chìm sâu trong vòng tối tăm ngu dốt. Các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè,
nghiện hút, mê tín dị đoan.... được thực dân Pháp dung túng, khuyến khích nhằm
làm tê liệt tinh thần yêu dân tộc của tầng lớp nhân dân, thanh niên, học sinh,
chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, truyền thống đấu tranh chống ngoại
xâm kiên cường, bất khuất của đồng bào dân tộc Thanh Hóa. Tuy nhiên, trong
quá trình thống trị, thực dân Pháp cũng cho đầu tư, mở một số cơ sở văn hóa,
trường học... nhưng chủ yếu là giành cho những con em thuộc tầng lớp địa chủ,
phong kiến, nhằm đào tạo ra những tay sai phục vụ cho mục đích thống trị của
thực dân Pháp. Xét trên một phương diện nào đó, việc thực dân Pháp cho mở
trường học cũng có những tác động nhất định đến nhận thức, tư tưởng đối với
tầng lớp thanh niên, học sinh Thanh Hóa lúc bấy giờ. Chỉ đến khi cách mạng
tháng tám năm 1945 thắng lợi, đất nước được tự do - độc lập, nhân dân được
làm chủ đất nước thì cũng là lúc họ đã làm chủ thực sự cuộc đời mình.
Là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, lối sống, phong tục sinh hoạt khác
nhau, nhưng cư dân Thanh Hóa vẫn đồng lòng, chung lưng đấu cật xây dựng
Thanh Hóa trở thành một tỉnh có vị trí chiến lược trọng yếu trong sự nghiệp đấu
tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
1.2. Truyền thống yêu nước nhân dân Thanh Hóa trong lịch sử.
Thanh Hóa không chỉ là một vùng quần cư lâu đời, một vùng kinh

tế, văn hóa phát triển của cả nước mà còn là địa bàn chiến lược có vai trò quan
trọng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Cùng với
truyền thống chống giặc ngoại xâm, đấu tranh giành độc lập dân tộc, Thanh Hóa
luôn là hậu phương của các cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại.
Năm 40, hai bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị) dựng cờ khởi nghĩa ở
Mê Linh, lật đổ thái thú quận Giao Chỉ. Các nữ thủ lĩnh ở Cửu Chân như : Lê
Thị Hoa, Hải Diệu, Đào Kỳ......đã chiêu mộ nghĩa quân hưởng ứng cuộc khởi
nghĩa của hai bà, ngay cả khi cuộc khởi nghĩa của hai bà bị đàn áp, các nữ tướng
vẫn tiếp tục khở nghĩa. Tại căn cứ Thanh Hóa đã diễn ra các trận chiến đấu ác
liệt giữa nghĩa quân và binh lính của Mã Viện ở Thần Phù (Nga Sơn), Tam Quy
(Hà Trung), núi Trinh (Thiệu Hóa).


Năm 156, Chu Đạt - người ở huyện Cư Phong (Thọ Phú-Triệu Sơn) đã
chiêu mộ 5000 nghĩa quân đánh chiếm huyện Cư Phong, tấn công Tư Phố giết
chết thái thú Đông Hán (Trung Quốc), cai quản Cửu Chân 4 năm (156 - 160).
Năm 428, Triệu Thị Trinh - người con gái xứ Thanh, đã xây dựng căn
cứ địa tại vùng núi Nưa (Triệu Sơn) cùng ba anh em họ Lý ở Phú Điền (Hậu
Lộc) phất cờ khởi nghĩa, đánh đuổi giặc Ngô đã làm chủ được các quận Cửu
Chân, Cửu Đức, Nhật Nam (Thanh hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh). Cuộc chiến đấu
chưa giành được thắng lợi hoàn toàn, nhưng đã nêu cao được ý chí giành lại nền
độc lập dân tộc, cũng như lòng tự hào về truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
Đầu thế kỉ X, Dương Đình Nghệ quê ở làng Giàng (Thiệu Khánh - Thiệu
Hóa) đã tập hợp 3000 người, xây dựng căn cứ tại Tư Phố, ngày đêm luyện tập
võ nghệ với ý chí tiếp tục sự nghiệp của họ Khúc. Năm 931, Dương Đình Nghệ
kéo quân từ Thanh Hóa ra Bắc, bao vây công phá thành Đại La, tiêu diệt quân
Nam Hán, chấm dứt hơn ngàn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở đầu
nền độc lập cho dân tộc.
Năm 938, Ngô Quyền làm nên chiến thắng Bạch Đằng, tiêu diệt nội gián
Kiều Công Tiễn và đã đánh tan quân xâm lược Nam Hán, mở ra thời kì độc lập

tự chủ lâu dài cho dân tộc.
Cuối thế kỉ X, Lê Hoàn cùng Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống
nhất đất nước lập nên triều Đinh. Sau khi Đinh Bộ Lĩnh qua đời, Thập đạo tướng
quân Lê Hoàn tiến hành trấn áp các thế lực chống đối của Nguyễn Bặc và Đinh
Điền, đánh tan quân xâm lược Tống trên sông Bạch Đằng vào năm 981 và quân
Chiêm Thành vào năm 982, được tôn lên ngôi vua, đặt tên nước là Đại Cồ Việt,
lập nên chiều Tiền Lê (981-1009).
Thế kỉ XIII, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông của nhà
Trần, xứ Thanh đã trở thành căn cứ hậu phương vững chắc, để dân tộc Đại Việt
có điều kiện tổ chức những cuộc tiến công chiến lược, quét sạch quân Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai, nhân dân Thanh Hóa cùng với quân dân nhà Trần chặn đánh
quân của Toa Đô từ phía Nam tiến ra, tạo điều kiện cho triều đình nhà Trần từ


Yên Trường tạm rút vào Thanh Hóa xây dựng nơi đây làm căn cứ kháng chiến.
Tháng 5 năm 1285, khi thời cơ đến, từ Thanh Hóa, quân đội nhà Trần tiến ra
Bắc nhanh chóng đánh tan quân Nguyên - Mông, giải phóng đất nước.
Thế kỉ XV, lấy cớ “Phù Trần diệt Hồ”, quân Minh kéo vào xâm lược
nước ta. Bằng chính sách cai trị tàn bạo, đã làm cho đời sống nhân dân Đại Việt
vô cùng cực khổ. Mùa xuân năm 1418, tại căn cứ Lam Sơn, Lê Lợi dựng cờ
khởi nghĩa với chí khí “Bậc trượng phu sinh ở đời phải cứu nạn lớn, lập công
to, lưu lại tiếng thơm ngàn năm sau, sao lại chịu hèn nhát cho người sai khiến”
[78, tr , 257]. Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, quy tụ nhân tài của đất nước
kêu gọi nhân dân cả nước đồng lòng đứng lên đánh đuổi giặc Minh, đã nhanh
chóng được toàn thể nhân dân hưởng ứng, nhanh chóng phát triển lên thành
cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên phạm vi cả nước. Trải qua 10 năm
chiến đấu gian khổ, ác liệt cùng toàn dân đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi
quét sạch được giặc Minh, giành thắng lợi vẻ vang, giải phóng hoàn toàn đất
nước, thu non sông về một mối, lập nên quốc gia độc lập.
Vào cuối thế kỉ XVIII, nhà Lê suy tàn, đất nước ta lại bị rơi vào cảnh “
huynh đệ tương tàn”, sự tranh chấp quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến

Trịnh - Nguyễn đã chia đất nước thành hai Đàng (Đàng Trong và Đàng Ngoài),
gây nên cuộc nội chiến gần một thế kỉ, đẩy dân tộc vào cảnh điêu linh khổ cực.
Lấy cớ “phù Lê”, 20 vạn quân Thanh ồ ạt kéo vào xâm lược nước ta. Thanh
Hóa một lần nữa lại làm căn cứ chống quân xâm lược. Tại đây quân Tây Sơn
chia thành các mũi tấn công thần tốc quét sạch quân Thanh ra khỏi bờ cõi nước
ta.
Vào nữa thế kỉ XIX (1858), thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược nước ta,
nhân dân Thanh Hóa cùng nhân dân cả nước dũng cảm đứng lên đánh đuổi thực
dân Pháp. Đến năm 1884, triều đình nhà Nguyễn hoàn toàn đầu hàng thực dân
Pháp, không chịu khuất phục quân thù, Tôn Thất Thuyết - người đứng đầu phe
chủ chiến đã hộ giá vua Hàm Nghi chạy lên miền Tây Quảng Trị rồi tìm đường
chạy ra Nghệ An, Thanh Hóa lập căn cứ, chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Năm
1885, Hàm Nghi hạ chiếu “Cần vương” kêu gọi nhân dân phò vua cứu nước,


hưởng ứng chiếu cần vương, nhân dân Thanh Hóa từ miền xuôi đến miền ngược
dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước đã tham gia, nhiệt tình ủng hộ phong
trào, và tham gia vào các cuộc khởi nghĩa như: khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)
do Phạm Bành, Đinh Công Tráng lãnh đạo, khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886-1892)
do Tống Duy Tân, Cao Điền chỉ huy. Ở miền rừng núi Thanh Hóa có phong trào
chống Pháp sôi nổi của đồng bào dân tộc Mường, Thái do Hà Văn Mao, Cầm Bá
Thước chỉ huy... Mặc dù các cuộc khởi nghĩa đều thất bại, song đã phản ánh tinh
thần chiến đấu bất khuất, ý chí kiên cường chống thực dân Pháp xâm lược của
nhân dân Thanh Hóa, trở thành tấm gương cổ vũ mạnh mẽ các thế hệ lớp người
Thanh Hóa đứng lên đấu tranh giành độc lập, tự do cho quê hương, đất nước.
Kế tục truyền thống yêu nước của ông cha, bước vào thời đại mới - thời
đại cách mạng vô sản, những thanh niên người yêu nước xứ Thanh mà tiêu biểu
là người thanh niên cộng sản Lê Hữu Lập đã sớm tiếp cận và tiếp thu chủ nghĩa
Mác - Lênin, đi theo con đường cách mạng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc đã lựa
chọn cho cách mạng Việt Nam, nhanh chóng tham gia, xây dựng các tổ chức

cách mạng như: Thành lập hội đọc sách báo cách mạng, Việt Nam cách mạng
thanh niên đồng chí hội và Ban chấp hành tỉnh bộ lâm thời Thanh Hóa. Cùng
với phong trào yêu nước của cả nước, đã nhanh chóng thúc đẩy việc thành lập
Đảng cộng sản duy nhất ở Việt Nam.
Trên cơ sở đó, ngày 29/7/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hóa
chính thức được thành lập. Sự ra đời của Đảng bộ Đảng Cộng sản việt Nam tỉnh
Thanh Hóa đã mở ra thời kỳ mới, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong
quá trình phát triển của phong trào cách mạng tỉnh Thanh Hóa. Dưới sự lãnh đạo
thống nhất và tập trung của Đảng bộ tỉnh, phong trào cách mạng Thanh Hóa trở
thành một bộ phận hữu cơ của cách mạng Việt Nam.
Ngày 9/3/1945, Nhật - Pháp bắn nhau, chớp thời cơ, Đảng bộ và các tổ
chức cứu quốc Thanh Hóa đã phát động quần chúng nổi dậy tiến hành khởi
nghĩa vũ trang, giành chính quyền. Hoằng Hóa là huyện đầu tiên, tiến hành khởi
nghĩa và đã giành được chính quyền về tay nhân dân.


Ngày 13/8/1945, chính phủ Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh, thời cơ
cách mạng đã chín muồi, cùng thời gian này, tỉnh ủy Thanh Hóa họp Hội nghị
mở rộng tại làng Mao Xá (Thiệu Hóa), quyết định chủ trương, biện pháp phát
động nhân dân nổi dậy giành chính quyền. Ngày 17/8/1945, nhận được chỉ thị
tổng khởi nghĩa của tỉnh, các cấp Đảng bộ, Mặt trận Việt Minh và các tổ chức
đoàn thể cứu quốc ở các cơ sở, đã lãnh đạo và tổ chức quần chúng nhân dân ở
các huyện, xã đồng loạt khởi nghĩa giành chính quyền. Từ sáng ngày 19 đến
ngày 21 tháng 8, tất cả các huyện, thị xã ở đồng bằng và miền núi đã giành được
chính quyền về tay quần chúng nhanh chóng. Riêng ở huyện Thiệu Hóa, do lực
lượng bảo an địch ngoan cố chống trả quyết liệt, gây cho ta những tổn thất nhất
định, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn ta đã giành được chính quyền về tay.
Đặc biệt ở các châu, phủ còn lại do đặc thù riêng, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã dùng
biện pháp hòa bình, mềm dẻo thương lượng, để từng bước giành chính quyền,
kết thúc thắng lợi vẻ vang tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.

Trong thời kỳ 1945 - 1954, hòa bình - độc lập chưa được bao lâu, cả dân
tộc Việt Nam lại bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân
Pháp và sự can thiệp của đế quốc Mỹ, Thanh Hóa lại tiếp tục sự nghiệp đấu
tranh và làm nghĩa vụ hậu phương cho cuộc kháng chiến. Là vùng tự do, cùng
với Nghệ - Tĩnh, Thanh Hóa thực sự là nhịp cầu nối giữa chiến trường Bắc Bộ
và Bình Trị Thiên, đồng thời, Thanh Hóa còn là “cửa ngõ” tiếp giáp với Tây
Bắc, Việt Bắc và Thượng Lào.
Ngày 20/ 2/1947, Chủ Tịch Hồ Chí Minh vào thăm Thanh Hóa người đã
căn dặn “Thanh hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu. Phải làm sao cho mọi mặt
chính trị, kinh tế, quân sự phải là kiểu mẫu”[8, tr. 15]. Thực hiện lời dạy của
người, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã quyết tâm “Xây dựng Thanh Hóa
thành hậu phương vững mạnh để kịp thời cung cấp đầy đủ sức người, sức của
cho chiến trường, đồng thời tổ chức chiến đấu tốt để bảo vệ hậu phương trong
mọi tình huống”[10, tr. 158].
1.3. Khái quát về hậu phương Thanh Hóa trước năm 1973.


Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đã chấm dứt ách
thống trị của Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Nhưng ngay sau đó, chế độ thực
dân mới của Mỹ đã thay thế Pháp thống trị Đông Dương, đặt ra cho toàn Đảng,
toàn dân ta trước những khó khăn và thách thức mới. Thực hiện chủ trương của
Đảng, dân tộc Việt Nam đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Vừa xây
dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam thống
nhất đất nước.
Là một tỉnh ở miền Bắc, Thanh Hóa sau ngày hòa bình đã nhanh chóng
hàn gắn vết thương chiến tranh, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, phát triển sản
xuất và thực hiện nghĩa vụ hậu phương chi viện cho cách mạng miền Nam, cùng
với quân dân miền Nam đấu tranh giành thắng lợi hoàn toàn.
1.3.1. Thanh Hóa xây dựng và phát triển hậu phương từ năm
1954 đến 1973.

*Thanh Hóa 10 năm đầu hòa bình (1954-1964).
Trước hết là về nông nghiệp: Nhiệm vụ trọng tâm của nông nghiệp lúc
này là giải quyết vấn đề lương thực, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp,
hàng hóa cho xuất khẩu trên cơ sở tăng năng suất và tăng vụ. Vì vậy, sau ngày
hòa bình lập lại toàn tỉnh đã bắt tay vào khôi phục hệ thống công trình thủy lợi,
đê đập, mương máng bị phá hủy trong chiến tranh. Ngày 1/9/1954, Thanh Hóa
cho khởi công, khôi phục sữa chữa đập Bái Thượng và hệ thống thủy nông sông
Chu, sau 8 tháng đập Bái Thượng và hệ thống thủy nông sông Chu đi vào hoạt
động, nhờ đó 5000 ha ruộng đất của các huyệ : Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Đông
Sơn, Nống Công, Quảng Xương đã có nước cày cấy 2 vụ. Bên cạnh đó, tỉnh
Thanh Hóa đã chỉ đạo các huyện tích cực khai hoang, phục hóa mở rộng diện
tích canh tác. Trong 2 năm (1955 - 1956), toàn tỉnh khai hoang 10.000 ha ruộng
đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Song song với nhiệm vụ phát triển thủy lợi, khai hoang, phục hóa vấn đề
cứu đói đã được tỉnh đặt ra để huy động lực lượng và đảm bảo đời sống cho
nhân dân. Ngày 10/2/1955, Uỷ ban hành chính tỉnh đã ra chỉ thị 376/TK/KT về
việc vận động phong trào tương trợ, cứu đói. Kết quả, tỉnh đã vận động được


390,3 tấn lúa, gần 50 tấn gạo, 182,2 tấn khoai và ủy ban hành chính tỉnh đã trích
3.886 tấn gạo cho vay và cấp phát cho 14 huyện bị đói, nhờ đó mà nạn đói được
đẩy lùi.
Cùng với việc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Thực
hiện Nghị quyết 14 của Ban chấp hành trung ương (11/1958), Thanh Hóa thực
hiện cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, đưa nông dân vào hợp tác xã theo nguyên tắc
tự nguyện, dân chủ cùng có lợi. Kết quả cuối năm 1959, toàn tỉnh có 60,2% hộ
nông dân vào hợp tác xã nông nghiệp, đến cuối năm 1960, cuộc cải tạo xã hội
chủ nghĩa đạt bước thắng lợi quan trọng, toàn tỉnh có 91,8% hộ nông dân vào
hợp tác xã nông nghiệp, trong đó miền núi đạt 86,7%. Từ đây, nhiệm vụ xây
dựng hợp tác xã nông nghiệp căn bản hoàn thành, quan hệ người bóc lột người

được xóa bỏ hoàn toàn.
Bước sang thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, thực
hiện Nghị quyết đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ 5(2/1961), “lấy củng cố
tăng cường quan hệ sản xuất làm khâu chính, ra sức phát triển nông nghiệp
toàn diện, lấy sản xuất nông nghiệp làm trọng tâm”[30,tr 127]. Toàn tỉnh đã
phát động phong trào thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội phát triển sôi nổi trên
toàn tỉnh. Nhờ đó, đến cuối năm 1964, diện tích sản xuất tăng 74.735 ha, sản
lượng lương thực đạt 511.485 tấn, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện,
ổn định trật tự an ninh xã hội của tỉnh.
Lĩnh vực công nghiệp - thủ công nghiệp: Nhiệm vụ đặt ra lúc này là khôi
phục phát triển những cơ sở sản xuất thiết yếu, với phương châm chú trọng sản
xuất hàng tiêu dùng đảm bảo 3 mặt: chất lượng, số lượng và giá thành, trong
thời gian từ năm (1954 - 1957), các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp đã
được khôi phục và xây dựng mới, nhà máy xay sát Hàm Rồng và nhà máy Cưa
Xẻ.....,bước đầu đi vào sản xuất.
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 4 (4/1959), công
cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Thanh Hóa đã đưa được 97,4% hộ thủ công vào
hợp tác xã thủ công nghiệp. Nhiều nhà máy, xí nghiệp đã từng bước thực hiện
quy trình hợp lí hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm.


Ngày 11/12/1961, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa vinh dự được đón chủ tịch
Hồ Chí Minh vào thăm lần thứ 3. Sau khi dến thăm các nhà máy, xí nghiệp và
hợp tác xã thủ công nghiệp điển hình của tỉnh, đặc biệt là hợp tác xã Thành
Công - ngọn cờ đầu của ngành thủ công nghiệp miền Bắc, Bác chỉ thị cho tỉnh
nhân rộng điển hình hợp tác xã Thành Công ra toàn tỉnh. Thực hiện chỉ thị của
Bác, một phong trào thi đua trong ngành công nghiệp, thủ công nghiệp dấy lên
sôi nổi. Nhờ đó, năm 1962, ngành công nghiệp đã có 106 cơ sở sản xuất quốc
doanh và hợp quốc doanh, có 1.241 cơ sở sản xuất thủ công nghiệp hoạt động
theo Nghị quyết của Đảng vạch ra, góp phần làm tăng năng suất lao động, sản

lượng ngày càng tăng, năm 1963, giá trị tổng sản phẩm công nghệp và thủ công
nghiệp toàn tỉnh đạt 17,18% đến năm 1964 chiếm 30,4% tỉ trọng giá trị công
nghiệp và thủ công nghiệp của toàn tỉnh.
Bên cạnh đó, hệ thống nông trường, lâm trường, trạm trại ở khắp các tỉnh thu
hút hàng vạn công nhân. Các vùng chuyên canh như thuốc lá, lạc, đay, chè,
quế.... , cũng nhanh chóng được đầu tư về giống, kỹ thuật và mở rộng diện tích,
tạo năng suất và chất lượng nông phẩm ngày càng cao.
Thương nghiệp: Tỉnh đã chủ trương cùng với thương nghiệp tư nhân, hệ
thống hợp tác xã mua bán nâng cấp và mở rộng chuyển đổi thương nghiệp quốc
doanh, làm cho hợp tác xã mua bán và thương nghiệp dần đi vào vị trí chủ đạo,
hạn chế thương nghiệp tư nhân để cải tạo dần nền thương nghiệp tư bản chủ
nghĩa. Theo đó, trong năm (1955-1956), tỉnh đã xây dựng được 5 cửa hàng mậu
dịch quốc doanh lớn, 6 tổ bán lưu động và 105 hợp tác xã mua bán. Nhờ đó, đã
góp phần bình ổn về giá cả của các mặt hàng, sự giao lưu giữa thành thị với
nông thôn ngày một mở rộng, thị trường được thống nhất, góp phần kích thích
sản xuất.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng từng bước bổ sung, sửa đổi chính sách thuế cho phù
hợp với tình hình mới, tạo ra nguồn tài chính phục vụ cho công cuộc khôi phục
và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trên lĩnh vực giao thông vận tải: Sau chiến tranh công cuộc khôi phục và
phát triển giao thông vận tải phục vụ cho công cuộc tái thiết đất nước là một yêu


cầu cấp thiết. Đường quốc lộ 1A là mạch máu giao thông chính của cả nước,
phần bị địch đánh phá, phần thực hiện chủ trương của Đảng, bị cắt xẻ nhiều
đoạn. Mặt đường, cầu phà bị phá hủy gần hết, vận tải ô tô gần như bị tê liệt.
Trước thực trạng trên, Thanh Hóa đã phát động chiến dịch tu sửa, phục hồi và
nâng cấp 95 km đường quốc lộ 1A đi qua Thanh Hóa, hơn 100m cầu cống và
nhiều phà ở Đò Lèn, Hàm Rồng, Ghép được tu sửa làm mới tạo điều kiện cho
giao thông được thông suốt giữa Thanh Hóa với mọi miền của đất nước.

Cùng với sửa chữa, mở mang đường giao thông, các phương tiện vận tải
cũng được chú trọng quan tâm khôi phục, có 55 ô tô được phục hồi, các phương
tiện thô sơ như: xe ngựa, xe bò, thuyền bè... của tư nhân khuyến khích đóng
mới, sửa chữa. Năm 1961, tỉnh cho nâng cấp quốc lộ 1A, 15A, và thành lập
công trường 15C mở tuyến đường Đồng Tâm - Phú lệ. Năm 1963, cho tiến hành
xây dựng lại cầu Hàm Rồng, đồng thời trong thời gian này, Thanh Hóa tiến hành
xây dựng, sửa chữa cầu cống trên các trục đường giao thông chiến lược trong
tỉnh. Riêng tuyến đường sắt Bắc - Nam đoạn đi qua Thanh Hóa đã có 82 cầu
cống lớn, nhỏ được làm mới, tạo điều kiện cho giao thông Bắc - Nam thông
suốt. Tỉnh Thanh Hóa còn tiến hành nạo vét sông, mở rộng giao thông thủy, xây
dựng trạm cơ giới bốc dỡ ở Hàm Rồng, trạm Hoàng Long......, việc khôi phục và
phát triển giao thông tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã
hội, nhu cầu đi lại cho tỉnh.
Văn hóa - xã hội: Ngay sau ngày hòa bình, giáo dục Thanh Hóa cũng như
miền Bắc phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa, chương trình giáo dục phổ
thông được áp dụng ở các trường phổ thông cấp I, cấp II trong toàn tỉnh từ 457
trường (1954- 1956), đến 473 trường (1956- 1957) với 94.869 học sinh các cấp.
Đến năm 1964, hệ thống giáo dục phổ thông của toàn tỉnh có 598 trường cấp I,
293 trường câp II, 13 trường cấp III với tổng số học sinh 243.758 em, gấp 50
lần so với thời kỳ chống Pháp. Nhờ đó, công cuộc xóa nạn mù chữ trên toàn tỉnh
đã từng bước được hoàn thành.
Công tác y tế được củng cố, bệnh viện tỉnh được đầu tư nâng cấp, trạm xá ở
các huyện điều được mở rộng. Tỉnh đã đầu tư xây dựng 500 trạm xá xã, 425 tổ


đông y, 8.225 tổ hộ sản. Đến năm 1964, toàn tỉnh có 25 bệnh viện cấp tỉnh và
cấp huyện với 5.882 giường bệnh, 500 trạm y tế dân lập trong đó có 45 xã có y
sỹ phụ trách, ty y tế đã thành lập 4 đội y tế lưu động chuyên trị các bệnh sốt rét,
các bệnh dịch và các bệnh xã hội[39,tr.56].
Song song với việc khôi phục và phát triển giáo dục, y tế. Phong trào văn

hóa - văn nghệ quần chúng cũng được quan tâm phát triển, tỉnh phát động quần
chúng xây dựng nếp sống mới, lối sống lành mạnh, bãi bỏ những phong tục lạc
hậu, kém lành mạnh trong đời sống nhân dân.
Trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng: Hòa bình lập lại, đế quốc Mỹ sử dụng
ngay các tổ chức gián điệp, phản động, nhất là bọn phản động Thiên Chúa Giáo
cưỡng ép đồng bào miền Bắc trong đó có đồng bào Thanh Hóa di dân vào Nam.
Riêng tại Thanh Hóa, trước khi rút quân thực dân Pháp đã cài cắm gián điệp gây
cơ sở phá hoại lâu dài, gây mâu thuẫn lương giáo, làm mất trật tự nền an ninh ở
địa phương tỉnh.
Mặc dù có nhiều khó khăn, thử thách nhưng với tình thần kiên cường bất
khuất cùng với truyền thống lao động cần cù, truyền thống yêu cách mạng của
người xứ Thanh, nhân dân cùng Đảng bộ Thanh Hóa đã vươn lên khắc phục mọi
khó khăn, để xây dựng Thanh Hóa thành hậu phương lớn, vững mạnh cho tiền
tuyến lớn miền Nam sau 10 hòa bình.
*Thanh hóa từ năm 1965 đến 1973.
Sau 10 năm tích cực xây dựng và chuẩn bị những điều kiện nhất định, Thanh
Hóa đã xây dựng được một khối lượng vật chất củng cố cho chế độ xã hội chủ
nghĩa. Bước sang năm 1965, do thất bại trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”,
Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và tăng
cường cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc mà Thanh Hóa là khu vực
trọng điểm đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ. Trước tình hình đó, quân dân
Thanh Hóa đã chủ động chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến, vừa
sản xuất phục vụ chiến đấu vừa đảm bảo lương thực, thực phẩm chi viện cho
tiền tuyến lớn miền Nam. Ngày 7 đến ngày 8/5/1965, Hội nghị quân khu ủy


quân khu IV đã họp và xác định: “làm tốt nhiệm vụ bảo vệ sản xuất, bảo vệ
nhân dân, chi viện hết lòng cho chiến trường miền Nam và chiến trường Lào......
chuyển hướng mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt của nhà nước, của nhân dân
phù hợp với thời chiến phục vụ quốc phòng, phục vụ dân sinh”.

Từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, nhân
dân Thanh Hóa chủ động chuyển hướng chỉ đạo phát triển kinh tế, văn hóa, giao
thông vận tải, bảo đảm vừa sản xuất vừa chiến đấu. Xác định: “nông nghiệp là
mặt trận hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế”, tỉnh đã chủ trương tập trung mọi điều
kiện, lực lượng để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp một cách toàn diện nhằm
đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm ở địa phương và chi viện đến mức cao
nhất cho tuyến lửa miền Nam. Trên cơ sở đó, tỉnh đã phát động phong trào “5
tấn thắng Mỹ” kết hợp với các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất cây
trồng. Năm 1967, diện tích gieo trồng đạt 321.257 ha, năng suất nhiều loại cây
trồng tăng hơn năm 1966, lúa đạt 150.830 tấn(tăng 6,4%), hoa màu, lương thực
đạt 101.640 tấn(tăng 3.942 tấn) ......, có 17 hợp tác xã đạt 5 tấn thóc/ha( năm
1966), năm 1967 có 114 hợp tác xã và 30 xã đạt 5 tấn thóc/ha, năm 1968 có 148
hợp tác xã và 37 xã đạt 5 tấn thóc/ha[39,tr.166].
Quy mô hợp tác xã nông nghiệp ngày càng phát triển, năm 1968 có 90%
hợp tác xã bậc thấp chuyển lên bậc cao tăng 20% so với năm 1966. Hợp tác xã
đã trở thành cơ sở bảo đảm cho mọi hoạt động chiến đấu, phục vụ chiến đấu, nơi
cung cấp lương thực, thực phẩm, bảo đảm giao thông vận tải và làm tốt nhiệm
vụ hậu phương đối với tiền tuyến.
Trong những năm (1969 -1971), tranh thủ thời gian đế quốc Mỹ ngừng ném
bom đánh phá miền Bắc, Thanh Hóa tích cực đẩy mạnh hoạt động sản xuất, phát
triển kinh tế, xây dựng hậu phương vững mạnh và đáp ứng mọi yêu cầu của tiền
tuyến miền Nam. Thực hiện Nghị quyết 19 của Trung ương Đảng (2/1971),
Đảng bộ Thanh Hóa xác định nhiệm vụ trước mắt là phấn đấu đạt mục tiêu: 1
lao động làm 1 ha gieo trồng, đạt 5 tấn thóc và 2 con lợn. Phong trào “ toàn dân
sản xuất lương thực” do Tỉnh ủy phát động nhanh chóng phát triển sâu rộng trên
khắp các địa bàn Thanh Hóa. Đặc biệt, tỉnh đã lựa chọn 14% diện tích vụ đông


×