Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Vai trò của tổ chức cơ sở đđoàn thanh niên trong phát triển kinh tế xã hội tại các huyện miền núi tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 150 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

VÕ VIẾT HOÀNG

VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN THANH NIÊN
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI CÁC HUYỆN
MIỀN NÚI TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGHỆ AN, 2015


i
i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

VÕ VIẾT HOÀNG

VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN THANH NIÊN
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI CÁC HUYỆN
MIỀN NÚI TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60.31.01.02

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS. ĐÀO PHƢƠNG LIÊN

NGHỆ AN, 2015


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực và chưa hề được bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ
nguồn gốc.

Nghệ An, ngày

tháng 09 năm 2015
Học viên

Võ Viết Hoàng


i
i

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi
còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và

ngoài trường Đại học Vinh.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh
tế, Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Vinh đã hết lòng giúp đỡ và
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại
trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo PGS.TS.
Đào Phương Liên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
tập và hoàn thiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các đoàn viên, cán bộ các cơ sở
thuộc tỉnh Đoàn Nghệ An tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã
động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn.

Nghệ An, ngày

tháng 09 năm 2015
Học viên

Võ Viết Hoàng


i
ii

MỤC LỤC

Lời cam đoan

i


Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục bảng

vii

MỞ ĐẦU

1

1

Tính cấp thiết của đề tài

1

2

Tổng quan tình hình nghiên cứu

2

3


Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

5

4

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

5

5

Phƣơng pháp nghiên cứu

6

6

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

8

7

Kết cấu của Luận văn

8

Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA TỔ

CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN THANH NIÊN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI MIỀN NÚI
1.1

9

Những vấn đề cơ bản về tổ chức Đoàn thanh niên và một số
chƣơng trình trọng điểm của Đoàn Thanh niên trong phát triển
kinh tế - xã hội

9

1.1.1

Một số khái niệm cơ bản

9

1.1.2

Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn Thanh niên trên địa bàn
huyện

1.1.3

10

Một số chƣơng trình trọng điểm của Đoàn thanh niên trong phát
triển kinh tế - xã hội


11


i
v

1.2

Sự cần thiết, nội dung và những nhân tố ánh hƣởng tới vai trò của
tổ chức cơ sở Đoàn Thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội
tại các huyện miền núi

1.2.1

Sự cần thiết phải phát huy vai trò của tổ chức cơ sở Đoàn Thanh
niên trong phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi

1.2.2

36

Kinh nghiệm tạo việc làm của Tỉnh đoàn Thanh Hoá cho thanh
niên các huyện miền núi

1.3.3

36

Kinh nghiệm xây dựng Làng Thanh niên lập nghiệp tại xã Quảng
Châu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình


1.3.2

28

Kinh nghiệm phát huy vai trò của tổ chức cơ sở Đoàn Thanh niên
trong phát triển kinh tế - xã hội ở một số địa phƣơng trong nƣớc

1.3.1

17

Những nhân tố ảnh hƣởng tới vai trò của tổ chức cơ sở Đoàn
Thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội miền núi

1.3

14

Nội dung vai trò của tổ chức cơ sở Đoàn Thanh niên trong phát
triển kinh tế - xã hội tại các huyện miền núi

1.2.3

14

40

Bài học rút ra cho Tỉnh Nghệ An về phát huy vai trò của tổ chức
cơ sở Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội các huyện

miền núi

41

Chƣơng 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN
THANH NIÊN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TẠI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH NGHỆ AN
2.1

44

Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các nhân tố
ảnh hƣởng đến việc phát huy vai trò của tổ chức cơ sở Đoàn
thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi

44

2.1.1

Điều kiện tự nhiên các huyện miền núi tỉnh Nghệ An

44

2.1.2

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Nghệ
An

46



v

2.1.3

Về dân số và các yếu tố chính trị, văn hoá, xã hội các huyện
miền núi tỉnh Nghệ An

2.1.4

Sự quan tâm của cấp uỷ Đảng và chính quyền đối với công tác
thanh niên

2.1.5

60

Tổ chức, động viên thanh niên tham gia làm kinh tế và tuyên
truyền nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả cao

2.2.3

60

Tuyên truyền, phổ biến các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nƣớc về phát triển kinh tế - xã hội

2.2.2

56


Thực trạng phát huy vai trò của tổ chức cơ sở Đoàn Thanh niên
trong phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Nghệ An

2.2.1

55

Số lƣợng, chất lƣợng tổ chức cơ sở Đoàn và năng lực cán bộ
Đoàn

2.2

49

63

Học tập, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn và khoa học kỹ
thuật

67

2.2.4

Tham gia định hƣớng nghề nghiệp, tƣ vấn và giải quyết việc làm

71

2.2.5


Tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, bảo vệ cảnh quan và
môi trƣờng.

75

2.2.6

Tham gia xóa đói, giảm nghèo và các chƣơng trình tình nguyện

78

2.2.7

Tham gia đấu tranh bài trừ tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống văn
hoá

80

2.2.8

Tình hình nâng cao chất lƣợng tổ chức Đoàn và đoàn viên

82

2.3

Đánh giá vai trò của tổ chức cơ sở Đoàn đối với phát triển kinh tế
- xã hội trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Nghệ An

86


2.3.1

Các kết quả đạt đƣợc

86

2.3.2

Hạn chế của vai trò tổ chức cơ sở Đoàn thanh niên trong phát

2.3.3

triển kinh tế - xã hội tại các huyện miền núi tỉnh Nghệ An

92

Các nguyên nhân

96


v
i

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN

THANH NIÊN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH NGHỆ AN
3.1

101

Những căn cứ cho việc đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm
nâng cao vai trò của tổ chức cơ sở Đoàn Thanh niên đối với phát
triển kinh tế - xã hội tại các huyện miền núi tỉnh Nghệ An

3.1.1

Chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển kinh tế - xã hội
miền núi của Việt Nam

3.1.2

101

Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi của
Tỉnh Nghệ An

3.2

101

105

Phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức cơ sở
Đoàn Thanh niên đối với phát triển kinh tế - xã hội tại các huyện

miền núi tỉnh Nghệ An

3.2.1

108

Phƣơng hƣớng nâng cao vai trò của tổ chức cơ sở Đoàn Thanh
niên đối với phát triển kinh tế - xã hội tại các huyện miền núi tỉnh
Nghệ An

3.2.2

108

Một số giải pháp chủ yếu nâng cao vai trò của tổ chức cơ sở
Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội tại các huyện
miền núi tỉnh Nghệ An

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

109
134

1

Kết luận

134

2


Khuyến nghị

135

TÀI LIỆU THAM KHẢO

137


v
ii

DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

STT

Trang

2.1

Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền đối với thanh niên

2.2

Số lƣợng các cơ sở, chi đoàn, đoàn viên các huyện miền núi tỉnh
Nghệ An

2.3


68

Đánh giá tác động của hoạt động nâng cao trình độ học vấn, chuyên
môn, nghiệp vụ cho thanh niên của các tổ chức cơ sở Đoàn

2.8

66

Sự tham gia của các tổ chức cơ sở Đoàn thanh niên vào nâng cao
trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ

2.7

65

Các cơ sở Đoàn Thanh niên tổ chức và tham gia xây dựng các
mô hình kinh tế theo vùng

2.6

62

Thực trạng các hoạt động của các tổ chức cơ sở Đoàn Thanh niên
trong tham gia xây dựng các mô hình kinh tế

2.5

57


Sự tham gia của các tổ chức cơ sở Đoàn thanh niên vào công tác
dân số

2.4

56

69

Đánh giá về khả năng ứng dụng của các hoạt động nâng cao
trình độ của các tổ chức cơ sở Đoàn thanh niên

70

2.9

Ý thức tạo dựng và tìm kiếm việc làm của thanh niên

71

2.10

Sự tham gia của các tổ chức cơ sở Đoàn thanh niên vào hoạt
động hƣớng nghiệp tại địa phƣơng

2.11

Tình hình việc làm của thanh niên sau khi tham gia vào hoạt
động tƣ vấn hƣớng nghiệp của các tổ chức cơ sở Đoàn


2.12

74

Sự tham gia của các tổ chức cơ sở Đoàn thanh niên vào thực hiện
các công trình xây dựng nông thôn mới tại địa phƣơng

2.13

72

76

Sự tham gia của các tổ chức cơ sở Đoàn thanh niên vào giữ gìn
cảnh quan và bảo vệ môi trƣờng tại địa phƣơng

77


v
iii

2.14

Sự tham gia của các tổ chức cơ sở Đoàn thanh niên trong các
hoạt động tình nguyện tại địa phƣơng

2.15


Sự tham gia của các tổ chức cơ sở Đoàn thanh niên vào lĩnh vực
quốc phòng - an ninh tại địa phƣơng

2.16

79

80

Sự tham gia của các tổ chức cơ sở Đoàn thanh niên trong xây
dựng đời sống văn hóa tại địa phƣơng

81

2.17

Kiến thức về kinh tế cần trang bị cho cán bộ đoàn cơ sở

83

2.18

Kỹ năng cần đƣợc trang bị cho cán bộ đoàn cơ sở

84

2.19

Đánh giá kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ Đoàn cơ sở


85

2.20

Ý kiến đánh giá của đoàn viên về các nội dung hoạt động của tổ
chức cơ sở Đoàn

2.21

86

Ý kiến nhận biết của đoàn viên là Ủy viên BCH Đoàn và đoàn
viên về các nội dung hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn các
huyện miền núi tỉnh Nghệ An

2.22

Kỹ năng, phƣơng pháp và thái độ làm việc của cán bộ cơ sở
Đoàn

2.23

88

Ý kiến đánh giá của Đoàn viên về vai trò của các tổ chức cơ sở
Đoàn hiện nay tại các huyện miền núi tỉnh Nghệ An

2.24

87


92

Ý kiến đánh giá của đoàn viên về mức độ tham gia các hoạt động
Đoàn của đoàn viên

93

2.25

Ý kiến đánh giá của đoàn viên về yếu kém các hoạt động Đoàn

94

2.26

Ý kiến đánh giá của Đoàn viên về công tác lãnh chỉ đạo của bí
thƣ cơ sở Đoàn

2.27

Ý kiến của ĐVTN về các yếu tố ảnh hƣởng đến các vai trò của tổ
chức đoàn cơ sở trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Nghệ An

2.28

95

96


Ý kiến đánh giá của đoàn viên về những tệ nạn xã hội tác động
lớn đến thanh niên

97


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, xây dựng hệ
thống chính trị vững mạnh là một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của các cấp
uỷ Đảng, chính quyền địa phƣơng. Nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là phát
triển kinh tế xã hội ở các địa bàn đặc biệt khó khăn, biên giới, vùng sâu, vùng
xa có vị trí chiến lƣợc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ
vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Do vậy, trong những năm qua, Đảng, Nhà nƣớc đã ban hành và thƣờng
xuyên bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách về nông nghiệp, nông thôn,
xóa đói giảm nghèo. Các chƣơng trình chính sách đã huy động sức mạnh, sự
vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự vƣơn lên của chính ngƣời nghèo, tạo
động lực thúc đẩy thực hiện hiệu quả công cuộc giảm nghèo, phát triển nông
nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã
hội cho ngƣời dân vùng đặc biệt khó khăn.
Mặc dù kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An thời gian qua đã đạt đƣợc
nhiều kết quả tích cực, song bên cạnh đó Nghệ An vẫn còn là một tỉnh khó
khăn, theo Nghị quyết 30a của Chính phủ toàn tỉnh có 3 huyện nghèo là Quế
Phong, Tƣơng Dƣơng và Kỳ Sơn; Các huyện nghèo ở khu vực miền núi biên
giới ở tỉnh Nghệ An là địa bàn chiến lƣợc quan trọng về nhiều mặt, có vai trò
quan trọng đối với môi trƣờng sinh thái, có tiềm năng lợi thế phát triển nông
nghiệp nông thôn, có nhiều đồng bào các dân tộc cùng sinh sống gắn bó lâu

đời với bản sắc văn hóa phong phú, có truyền thống đoàn kết, yêu nƣớc, tin
Đảng. Trải dài trên 419 km đƣờng biên giới tiếp giáp với nƣớc Cộng hoà dân
chủ nhân dân Lào, đời sống kinh tế của ngƣời dân và đại bộ phận thanh niên
còn gặp nhiều hạn chế, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, giao thông đi lại khó
khăn, các thiết chế văn hoá - xã hội còn nhiều thiếu thốn. Hiện nay Đảng, Nhà


2

nƣớc và tỉnh đang tập trung nguồn lực cho các chƣơng trình dự án trên địa bàn
nhƣ: Dự án nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ, Hủa Na, Khe Bố,... trên địa bàn Nghệ
An; chƣơng trình phát triển cây cao su; chƣơng trình phòng chống ma tuý ...
Những năm qua, vai trò của thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã
hội đã đƣợc triển khai, thực hiện bằng nhiều các hoạt động cụ thể, thiết thực;
cống hiến sức trẻ, trí tuệ tham gia phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng, đảm
bảo quốc phòng - an ninh, xoá đói giảm nghèo. Xuất hiện ngày càng nhiều mô
hình, tấm gƣơng thanh niên làm kinh tế giỏi ở vùng nông thôn, tham gia đấu
tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, bảo vệ đƣờng biên mốc giới;
hăng hái tham gia xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cƣ, giữ gìn bản
sắc văn hoá dân tộc, xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc,
góp phần xây dựng quê hƣơng ngày càng giàu mạnh. Song bên canh đó, sự
tham gia của thanh niên vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội cũng còn
những hạn chế nhất định nhất là ở các xã vùng khó khăn, các địa bàn trọng yếu.
Xuất phát từ thực tiễn và vai trò của thanh niên, tôi đã chọn đề tài"Vai trò của
tổ chức cơ sở Đoàn thanh niên đối với phát triển kinh tế - xã hội tại các
huyện miền núi tỉnh Nghệ An" làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế
chính trị.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã đề cập tới vấn đề phát
triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là vấn đề việc làm của ngƣời lao động trong

phát triển kinh tế xã hội. Các nghiên cứu này, về cơ bản theo hai hƣớng tiếp
cận khác nhau.
Với cách tiếp cận vĩ mô, phát triển kinh tế xã hội chịu ảnh hƣởng của sự
thay đổi trong tổng cầu của nền kinh tế (suy thoái kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, tốc độ tăng việc làm,...) và những biến động trên thị trƣờng lao động
(mức lƣơng, tốc độ tăng lực lƣợng lao động, chất lƣợng của lực lƣợng lao
động, việc làm,...) Đại diện cho cách tiếp cận nghiên cứu này có Janos Kollo,


3

Maria Vincze (1999). Trong nghiên cứu này, sự gia tăng đáng kể số ngƣời có
việc làm trong giai đoạn khủng hoảng hoặc chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Cách tiếp cận vi mô giải thích các đặc tính cá nhân và gia đình sẽ
khuyến khích ngƣời lao động tạo việc làm để phát triển kinh tế - xã hội, điển
hình với Ivan Light (1979) và "lý thuyết về sự bất lợi"; Messenger and
Stettner (2000) và mô hình phân tích hai nhóm "yếu tố đẩy" và "yếu tố kéo"
đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Tác giả Bế Viết Đẳng và các cộng sự (1996) đã viết cuốn "Các dân tộc
thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi" nêu lên thực trạng
kinh tế - xã hội và các vấn đề dân tộc thiểu số, thực hiện chính sách dân tộc ở
miền núi đồng thời đƣa ra các quan điểm chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi
mới và việc thực hiện chính sách dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội ở nƣớc ta.
Lê Du Phong và các cộng sự (1999) với tác phẩm "Kinh tế thị trường
và sự phân hóa giàu nghèo ở vùng Dân tộc và miền núi phía Bắc nước ta hiện
nay" đã phân tích nền kinh tế thị trƣờng và sự phân tầng kinh tế xã hội nói
chung và ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng. Tác phẩm đã khái quát quá
trình chuyển đổi sang kinh tế thị trƣờng và sự phân hóa giàu nghèo ở nƣớc ta;
đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, thực trạng phân hóa giàu nghèo ở vùng dân

tộc và miền núi phía Bắc nƣớc ta, đƣa ra một số giải pháp sự phân hóa giàu
nghèo trong nền kinh tế thị trƣờng ở các tỉnh miền núi phía Bắc nƣớc ta.
Tác giả Vũ Thị Ngọc Phùng (1999) có nghiên cứu "Tăng trưởng kinh
tế, công bằng xã hội và vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam" nói đến mối
quan hệ giữa tăng trƣởng và công bằng xã hội trong phát triển kinh tế qua
đánh giá thực trạng các vấn đề tăng trƣởng, công bằng xã hội và nghèo đói ở
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đồng thời đƣa ra các giải pháp cơ bản để giải
quyết vấn đề mối quan hệ giữa tăng trƣởng và công bằng xã hội trong phát
triển kinh tế giai đoạn này.


4

Phan Thanh Tâm (2000) nghiên cứu đề tài "Các giải pháp chủ yếu
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa và
hiện đại hóa đất nước" đã trình bày rõ luận cứ khoa học về vai trò quyết định
của nguồn nhân lực và chất lƣợng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã
hội. Đánh giá chất lƣợng và hạn chế của nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay
và phân tích các nguyên nhân tạo ra các hạn chế đó đồng thời làm rõ bức xúc
phải nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.
Nguyễn Duy Sơn (2004) nghiên cứu đề tài "Quyền phát triển con ngƣời
Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ
nghĩa" đã làm sáng tỏ quan niệm về quyền phát triển của con ngƣời dƣới chủ
nghĩa xã hội, từ đó đi sâu phân tích những đặc điểm cụ thể và vai trò thực
hiện quyền phát triển của con ngƣời Việt Nam trong sự nghiệp đối mới đất
nƣớc.
Thanh niên là nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển ở Việt
Nam thời kỳ hội nhập, đồng thời thế hệ thanh niên này đang và sẽ tiếp tục là
lực lƣợng đông đảo nhất trong vài thập kỷ tới. Vì vậy, không có lúc nào thích
hợp hơn lúc này để đầu tƣ vào giới trẻ Việt Nam, trƣớc khi "cơ hội dân số

vàng" khép lại. Chính vì vậy, vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên trong phát
triển kinh tế - xã hội là vô cùng quan trọng. Làm thế nào để thúc đẩy đƣợc thế
hệ trẻ Việt Nam khởi nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội, tạo nguồn lực dồi
dào cho quốc gia? Làm thế nào để định hƣớng sự lựa chọn bắt đầu sự nghiệp
của thế hệ trẻ, giúp họ khắc phục những bất lợi trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội? Làm thế nào để nâng cao năng suất và chất lƣợng dịch vụ sản
phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng?
Để trả lời đƣợc các câu hỏi này, phải biết rõ đƣợc vai trò của tổ chức
Đoàn thanh niên trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy đây chính
là khoảng trống để nghiên cứu trong đề tài này.


5

3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích và đánh giá thực trạng về vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên
trong phát triển kinh tế - xã hội tại các huyện miền núi tỉnh Nghệ An, từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm thu hút sự tham gia của thanh niên trong phát triển
kinh tế - xã hội ở các huyện vùng miền núi khó khăn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của tổ
chức Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng về vai trò của tổ chức Đoàn thanh
niên trong phát triển kinh tế - xã hội tại các huyện miền núi Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút sự tham gia và nâng cao vai
trò của tổ chức Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện
miền núi Nghệ An.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên
trong phát triển kinh tế xã hội tại các huyện miền núi tỉnh Nghệ An
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên trong phát
triển kinh tế - xã hội
- Phạm vi về không gian:
Luận văn nghiên cứu trong phạm vi các huyện miền núi - Nghệ An,
trong đó tập trung cho các huyện Quỳnh Lƣu, Nghĩa Đàn, Kỳ Sơn,..
- Phạm vi về thời gian: Đề tài thu thập số liệu có liên quan từ năm 2012
- 2014 để làm cơ sở nghiên cứu, đánh giá, so sánh.


6

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập tài liệu
5.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Thu thập các tài liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu bao gồm: Các
chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, các bộ và cơ quan ngang bộ, của
tỉnh Nghệ An về phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi; các dự án về
tăng cƣờng tri thức trẻ tham gia phát triển kinh tế - xã hội triển khai trên địa
bàn; các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện miền núi
Nghệ An; các báo cáo tổng kết hình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh
của các huyện năm 2012, 2013, 2014; báo cáo tình hình công tác Đoàn và
phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2007 - 2012 của huyện; các quy hoạch,
định hƣớng phát triển của các huyện miền núi Nghệ An. Báo cáo đánh giá kết
quả thực hiện chƣơng trình 135, chƣơng trình dự án giảm nghèo, chƣơng trình
đầu tƣ vào vùng dân tộc và kết quả thực hiện Nghị quyết 370 của HĐND tỉnh
Nghệ An.
Thu thập, tổng hợp các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhƣ các

báo cáo khoa học, tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học, ... Các tài liệu đƣợc kế
thừa, phân tích và tổng hợp có chọn lọc.
5.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
a) Chọn địa điểm điều tra:
Căn cứ Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27 tháng 11 năm 2006
của Uỷ ban dân tộc về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và
miền núi theo trình độ phát triển; Quyết định số 05/2007/QĐ-UBDT ngày 06
tháng 9 năm 2007 của Uỷ ban Dân tộc về việc công nhận 3 khu vực vùng dân
tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển. Do vậy, để nghiên cứu tình
hình sản xuất và đời sống, thực trạng tác động của thanh niên trong phát triển
kinh tế - xã hội ở các vùng khó khăn đã chọn 3 huyện miền núi đại diện cho 3
vùng để nghiên cứu. cụ thể là:


7

- Vùng I: Huyện Kỳ Sơn, là huyện đại diện cho miền núi phía Tây Nghệ
An, nơi tập trung nhiều bà con dân tộc thiểu số;
- Vùng II: Huyện Nghĩa Đàn, là huyện đại diện cho vùng trung du miền
núi tỉnh Nghệ An;
- Vùng III: Huyện Quỳnh Lƣu, là huyện đại diện cho huyện vừa miền
núi vừa ven biển của tỉnh Nghệ An;
- Bên cạnh đó tiến hành phỏng vấn 20 cán bộ cấp xã và cán bộ huyện
thuộc các điểm nghiên cứu
b) Nội dung điều tra:
- Các thông tin về chủ hộ, đoàn viên thanh niên, cán bộ.
- Thông tin về thành viên trong gia đình, trong đó có phần bổ sung cho
thanh niên và lao động trẻ trong gia đình.
- Tình hình hoạt động kinh tế của hộ gia đình hiện nay.
- Sự thụ hƣởng các chƣơng trình, chính sách của Nhà nƣớc thời gian qua

và hiệu quả đối với đời sống kinh tế hộ.
- Quan điểm của hộ để hỗ trợ thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã
hội tại địa phƣơng.
- Kiến nghị bổ sung những cơ chế, chính sách mới đối với đồng bào
vùng khó khăn.
5.2. Phương pháp thống kê
5.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Từ những tài liệu, số liệu thu thập đƣợc sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích,
xây dựng hệ thống bảng biểu số liệu, biểu đồ, sau đó tiến hành phân tích đến
các vấn đề nghiên cứu để làm cơ sở đánh giá, kết luận, xây dựng các giải pháp
cho phù hợp.
5.2.2. Phương pháp thống kê so sánh
Từ những kết quả thu thập đƣợc, các chỉ tiêu tính toán đƣợc tiến hành so
sánh các yếu tố liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của các hộ, các vùng
có liên quan. Tiến hành so sánh theo thành phần dân tộc, cơ cấu vùng miền để


8

đánh giá mức độ phát triển giữa các vùng, lựa chọn ra các nguyên nhân và đề
xuất xây dựng các giải pháp phù hợp.
5.2.3.Phương pháp phân tổ thống kê
Căn cứ vào kết quả điều tra, thu tihập đƣợc sẽ tiến hành tính toán, đánh
giá theo các tiêu chí cụ thể liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Trên cơ
sở đó tiến hành phân tích, đánh giá theo các tiêu chí để làm cơ sở đánh giá,
đƣa ra giải pháp phù hợp với từng nhóm đối tƣợng, vùng miền.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa lý luận
- Làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về vai trò của tổ chức Đoàn thanh
niên trong phát triển kinh tế - xã hội;

* Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp hệ thống thông tin, số liệu về thực trạng thu hút tổ chức
Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội tại các huyện miền núi Nghệ
An;
- Góp phần chỉ ra, làm rõ các yếu tố ảnh hƣởng; các thuận lợi cũng nhƣ
các mặt còn hạn chế của các tổ chức Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế
- xã hội;
- Đƣa ra một số định hƣớng, giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức
Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội tại các huyện miền núi tỉnh
Nghệ An.
7. Kết cấu của Luận văn

Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của tổ chức cơ sở
Đoàn Thanh niên đối với phát triển kinh tế - xã hội miền núi
Chƣơng 2: Thực trạng vai trò của tổ chức cơ sở Đoàn Thanh niên đối với phát
triển kinh tế - xã hội tại các huyện miền núi tỉnh Nghệ An
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp chủ yếu nâng cao vai trò của tổ chức
cơ sở Đoàn Thanh niên đối với phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi
tỉnh Nghệ An


9

Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ
ĐOÀN THANH NIÊN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
MIỀN NÚI
1.1 Những vấn đề cơ bản về tổ chức Đoàn thanh niên và một số chƣơng
trình trọng điểm của Đoàn Thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

* Thanh niên
Theo góc độ kinh tế: Thanh niên là lực lƣợng lao động dự trữ của xã
hội, là tài nguyên vô giá của mỗi quốc gia, dân tộc, là lực lƣợng tích cực tham
gia vào quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Chính vì vậy trong công
cuộc cải tạo xã hội, lực lƣợng chính trị nào nắm đƣợc thanh niên, lực lƣợng
ấy sẽ giành phần thắng trong tay. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh cho chân
lý đó.
Theo góc độ xã hội học: Thanh niên là nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù
chiếm số đông trong dân cƣ, đan xen trong các giai tầng, cơ cấu xã hội và cơ
cấu nghề nghiệp. Thanh niên không phải là một giai cấp, nhƣng lại thƣờng
xuyên chịu ảnh hƣởng của các quan hệ giai cấp, của dƣ luận xã hội, của lối
sống cộng đồng. Vì thế có ngƣời cho rằng thanh niên là tấm gƣơng phản
chiếu của hình ảnh xã hội....
Về độ tuổi: Thông thƣờng đƣợc tính từ 14 – 15 tuổi. Nhƣng cách xác
định độ tuổi thanh niên cũng không giống nhau ở các quốc gia, dân tộc khác
nhau vào những thời kỳ khác nhau. Hiện nay, ở Việt Nam thanh niên đƣợc xác
định từ 16 đến 30 tuổi.
Từ các góc độ nhìn nhận về thanh niên, có thể định nghĩa thanh niên
một cách tổng quát nhƣ sau:
Thanh niên là nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù, có độ tuổi từ đủ 16 đến


1
0

30, có ở trong mọi thành phần, giai cấp xã hội, là thời kỳ phát triển mạnh mẽ
nhất về trí tuệ, thể lực, phẩm chất và nhân cách.
* Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh:Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt
Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao

gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tƣởng của Đảng là
độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh.
Hệ thống tổ chức của Đoàn gồm 4 cấp:
- Cấp cơ sở (gồm Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở).
- Cấp huyện và tƣơng đƣơng.
- Cấp tỉnh và tƣơng đƣơng.
- Cấp Trung ƣơng.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn Thanh niên trên địa bàn huyện
- Chức năng:
Lãnh đạo, xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội và phong trào thanh, thiếu
nhi của huyện, theo Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội
Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Nhiệm vụ:
+ Lãnh đạo, chỉ đạo công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.
+Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch, hƣớng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, sơ
kết, tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của Đoàn về
xây dựng tổ chức và phong trào Đoàn, thanh niên, thiếu niên trên địa bàn
huyện.
+ Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của công tác Đoàn
và phong trào Thanh, thiếu nhi. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi
dƣỡng cán bộ của Đoàn thanh niên, thiếu nhi; phối hợp với cấp uỷ cơ sở tham
mƣu đề xuất với Ban Chấp hành, Ban Thƣờng vụ Huyện đoàn, Ban Thƣờng


1
1

vụ Huyện uỷ bố trí cán bộ chủ chốt Đoàn cơ sở và cấp huyện.
+ Phối hợp các Đoàn thể, cơ quan, ban, ngành huyện, cấp uỷ cơ sở vận

động Đoàn viên, thanh thiếu nhi, nhân dân thực hiện các chủ trƣơng của
Đảng, chính sách pháp luật Nhà nƣớc ở địa phƣơng.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Huyện ủy và Tỉnh đoàn giao.
- Quan hệ giữa tổ chức Đoàn Thanh niên cấp huyện với Tỉnh Đoàn và
Đảng ủy, cơ quan Đảng đoàn thể.
+ Huyện đoàn thực hiện sự chỉ đạo, hƣớng dẫn và kiểm tra của BCH,
BTV Tỉnh Đoàn và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với BCH, BTV
Tỉnh Đoàn.
+ Huyện đoàn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ, về công tác
chính trị, tƣ tƣởng, nhiệm vụ chung. Đảng bộ tạo điều kiện cho Huyện đoàn
phát huy vai trò, trách nhiệm, thực hiện hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ
đƣợc giao.
1.1.3. Một số chương trình trọng điểm của Đoàn thanh niên trong phát
triển kinh tế - xã hội
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên
Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập,
lãnh đạo. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có tƣ cách pháp nhân, có tài khoản và
con dấu riêng. Trong các chƣơng trình hành động, Đoàn đã thực hiện đƣợc
một số chƣơng trình trọng điểm có liên quan trực tiếp đến thanh niên.
* Chương trình 1: Thanh niên học tập, sáng tạo, làm chủ khoa học –
công nghệ.
- Mục tiêu: Chăm lo, bồi dƣỡng để nâng cao trình độ học vấn, nghề
nghiệp, ngoại ngữ cho thanh thiếu niên. Tổ chức động viên thanh niên xung
kích thực hiện Chiến lƣợc phát triển Giáo dục và Đào tạo, Chiến lƣợc phát
triển Khoa học và Công nghệ của Đảng và Nhà nƣớc, góp phần nâng cao chất
lƣợng nguồn nhân lực trẻ phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá – hiện đại hoá


1
2


đất nƣớc.
- Nội dung và biện pháp chính:
+ Cổ vũ, động viên phong trào học tập, rèn luyện trong thanh thiếu niên
cả trong và ngoài nhà trƣờng, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo,
thực hiện mục tiêu xoá mù chữ và phổ cập trung học cơ sở và nghề nghiệp
cho thanh niên.
+ Tăng cƣờng công tác giáo dục hƣớng nghiệp và dạy nghề cho thanh
thiếu niên, hình thành thái độ và phong cách nghề nghiệp đúng đắn cho TN.
+ Tổ chức phong trào thanh niên tiến quân vào khoa học và công nghệ
nhƣ phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Hội thi tin học trẻ”, phong trào CKT
(chất lƣợng, kiểu dáng, tiết kiệm)...
* Chương trình 2: Thanh niên tình nguyện thực hiện các chương trình,
dự án trọng điểm quốc gia.
- Mục tiêu: nhằm động viên thanh niên tình nguyện tham gia xây dựng
các chƣơng trình, các công trình trọng điểm quốc gia và của địa phƣơng qua
đó rèn luyện giáo dục thanh niên.
- Nội dung và biện pháp chính:
+ Khơi dậy trong thanh niên tinh thần “Ba sẵn sàng”, “Năm xung
phong”, động viên thanh niên sẵn sàng đi đến những vùng khó khăn, gian khổ
để làm giàu cho quê hƣơng, cho tổ quốc và cho bản thân.
+ Tham gia tích cực chƣơng trình trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng của
Chính phủ (chƣơng trình trồng 5 triệu ha rừng...).
+ Chủ động xây dựng các chƣơng trình, dự án để phát triển kinh tế biển
đảo nhƣ Đảo Bạch Long Vỹ, Đảo Cồn Cỏ...
+ Tham gia xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, các chƣơng trình lớn,
trọng điểm của địa phƣơng và quốc gia nhƣ đƣờng Hồ Chí Minh, Thuỷ điện
Yaly, xoá cầu khỉ ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long...
+ Chủ động đề xuất xây dựng các khu kinh tế thanh niên, làng thanh niên



1
3

lập nghiệp ở các vùng sinh thái còn gặp nhiều khó khăn nhƣ vùng núi Tây
Bắc, Tây Nguyên.
Chỉ tính riêng năm 2000, tổ chức Đoàn đã huy động thanh niên cả nƣớc
đóng góp 3 triệu ngày công lao động công ích, tƣơng ứng với khoảng 10 ngàn
lao động tình nguyện lao động trong 1 năm tại công trƣờng xây dựng Quốc lộ
Hồ Chí Minh .
* Chương trình 3: Thanh niên giúp nhau lập nghiệp, tham gia phát triển
kinh tế - xã hội.
- Mục tiêu: động viên, tổ chức, hƣớng dẫn thanh niên tham gia thực hiện
các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc và của từng địa
phƣơng, đơn vị, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện
đời sống, xây dựng môi trƣờng xã hội an toàn, lành mạnh, tiến bộ.
- Nội dung và biện pháp chính:
+ Trong thanh niên nông thôn: tổ chức, cổ vũ, hƣớng dẫn chƣơng trình
khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ; tăng cƣờng các hoạt động phổ biến
kiến thức, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ; hỗ trợ, cho vay vốn, khôi
phục nghề truyền thống, phát triển nghề mới, giải quyết việc làm, nâng cao
thu nhập; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất, chất
lƣợng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, nông thôn theo
hƣớng công nghiệp hoá – hiện đại hoá.
+ Trong thanh niên công nhân và đô thị: đẩy mạnh các phong trào
“CKT”, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật...
+ Tích cực tham gia chƣơng trình quốc gia giải quyết việc làm.
+ Tiếp tục nâng cao chất lƣợng và mở rộng các hoạt động giáo dục thanh
niên về dân số - sức khoẻ - môi trƣờng, đấu tranh chống các tệ nạn xã hội...
+ Mở rộng các hoạt động nhân đạo từ thiện.

Chỉ tính riêng năm 2009, Đoàn đã tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật
đƣợc 10.453 lớp cho 462.141 thanh niên nông thôn, xây dựng 4.878 điểm


1
4

trình diễn kỹ thuật, củng cố và xây dựng mới 5.023 câu lạc bộ khuyến nông,
1.296 câu lạc bộ khuyến lâm, khuyến ngƣ; dạy nghề cho 199.179 thanh niên,
giới thiệu việc làm cho 402.019 thanh niên và 186.450 thanh niên đƣợc giải
quyết việc làm.
Qua các hoạt động, đã xuất hiện nhiều mô hình có hiệu quả, ngày càng
có nhiều thanh niên năng động, biết vƣơn lên tự làm giàu, lập nghiệp cho mình
và trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần vào việc giải quyết các vấn đề chung của
xã hội. Chất lƣợng chi đoàn có chuyển biến, chất lƣợng đoàn viên đƣợc nâng
lên. Đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp thể hiện tốt vai trò nòng cốt chính trị trong
xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Đặc biệt trong những năm
gần đây, phong trào thanh niên tình nguyện với sức lôi cuốn mạnh mẽ của nó
đã khích lệ đƣợc tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”,
tập hợp đƣợc nhiều thanh niên đến với các mô hình nhƣ: “Ngày thứ bảy tình
nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh”, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng… uy tín,
vị thế của tổ chức Đoàn, đội ngũ cán bộ Đoàn đƣợc nâng lên, đóng góp xứng
đáng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
1.2. Sự cần thiết, nội dung và những nhân tố ánh hƣởng tới vai trò của tổ
chức cơ sở Đoàn Thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội tại các
huyện miền núi
1.2.1. Sự cần thiết phải phát huy vai trò của tổ chức cơ sở Đoàn Thanh
niên trong phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi
- Thanh niên là cội nguồn của sự sống: Thanh niên, lớp ngƣời trẻ tuổi
trong mỗi cộng đồng, không chỉ là một vấn đề xã hội của một dân tộc, một

quốc gia, mà nói rộng ra còn là vấn đề của thời đại, của nhân loại. Tuổi thanh
niên là những năm tháng sung sức và đẹp đẽ nhất của đời ngƣời. Tuổi thanh
niên là biểu tƣợng của sự trẻ trung, mạnh mẽ của mọi hoạt động, hy vọng và
ƣớc mơ. Với tƣ cách là một tầng lớp xã hội một thế hệ, một lực lƣợng nhìn
vào thanh niên với những tiêu chí chủ yếu của nó nhƣ: thể lực, học vấn, văn


1
5

hóa, lối sống, tƣ tƣởng, hành vi và hoạt động… ngƣời ta có thể xác định và
đánh giá xã hội đó trong hiện tại và tƣơng lai.
Chính Mác đã gọi thanh niên là cội nguồn của sự sống, của dân tộc và
giai cấp công nhân, là bộ xƣơng của mỗi cơ thể dân tộc.Với nhãn quan chính
trị của mình, ông đã sớm thấy vai trò của thanh niên đối với đội tiên phong
của giai cấp công nhân là Đảng Cộng sản.
Những tƣ tƣởng của Mác và Ăngghen là hết sức quý giá. Điều quan
trọng là phải thấm nhuần tinh thần biện chứng khách quan, khoa học, tính
chiến đấu trong học thuyết Mác – Lênin, vận dụng nó một cách thông minh,
sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể để tập hợp thanh niên tham gia phát triển kinh
tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, biết làm giàu cho bản thân, gia đình, làm
giàu quê hƣơng và cũng là làm giàu cho đất nƣớc.
- Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước: Kế thừa những di
sản quý báu của Mác và Ăngghen, Lênin, Hồ Chủ tịch đã phát triển một cách
sáng tạo các luận điểm Mácxít về vai trò, vị trí của thanh niên trong xã hội, về
nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ, về Đoàn thanh niên cộng sản. Ở Ngƣời xuyên
suốt nhất quán quan điểm: Thanh niên là một bộ phận của dân tộc, dân tộc nô
lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ, dân tộc đƣợc giải phóng, thanh niên mới đƣợc
tự do. Bác khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà.
Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh phần lớn là do thanh niên.

Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn
tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cho cái tương lai
đó”1. Bác là ngƣời cộng sản đầu tiên ở nƣớc ta khẳng định vị trí, vai trò của
thanh niên trong cách mạng.Bằng nhiều hình thức, Bác Hồ giáo dục cho thanh
niên lòng yêu nƣớc, “Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”. Bác luôn khơi

1

Hồ Chí Minh: về giáo dục thanh niên, NXBTN, HN, 1980, Tr84


×