Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Kinh tế biển nghệ an trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.51 KB, 118 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
_______________________________________

NGUYỄN THỊ SONG HẠNH

KINH TẾ BIỂN NGHỆ AN TRONG THỜI KỲ
ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGHỆ AN - 2015


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
_______________________________________

NGUYỄN THỊ SONG HẠNH

KINH TẾ BIỂN NGHỆ AN TRONG THỜI KỲ
ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2014

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG VĂN

NGHỆ AN - 2015


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, tư liệu được nêu trong Luận văn này là hoàn toàn
trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và những kết luận chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
TÁC GIẢ CỦA LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Song Hạnh


4

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Kinh tế Biển Nghệ An trong thời kỳ
đổi mới từ năm 1986 đến năm 2014”, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn
được nhận sự giúp đỡ của quý thầy cô trong khoa Lịch sử, các cấp chính
quyền tỉnh, địa phương ở các huyện: Nghi Lộc, Diễn Châu, Cửa Lò, Quỳnh
Lưu, Hoàng Mai (tỉnh Nghệ An); Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh
Nghệ An, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An, Sở Văn hóa, Thể thao và Du
Lịch tỉnh Nghệ An …, các xã ven biển của những huyện Cửa Lò, Nghi Lộc,
Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Hoàng Mai; gia đình và tập thể lớp cao học K21 Lịch
sử trường Đại học Vinh.

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS Nguyễn
Trọng Văn - người đã trực tiếp hướng dẫn và nhiệt tình giúp đỡ trong suốt
thời gian nghiên cứu đề tài. Đồng thời cũng xin cảm ơn tập thể giảng viên
trong khoa Lịch sử đã giúp đỡ tôi trong việc hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp ban ngành của UBND
tỉnh Nghệ An, Sở Nông nghiệp tỉnh Nghệ An, Sở Kế hoạch Đầu tư Nghệ An,
Sở Văn hóa Thể thao - Du lịch Nghệ An, Cục Thống kê Nghệ An, Cảng Nghệ
Tĩnh, Chi cục lưu trữ tỉnh Nghệ An, Thư viện tỉnh Nghệ An, UBND các xã
ven biển tỉnh Nghệ An, … đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thu thập nguồn tài liệu
phục vụ việc hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, gia đình, đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi
rất nhiều trong quá trình hoàn thiện luận văn.
Do hạn chế về trình độ bản thân, thời gian và tài liệu nghiên cứu nên
luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự quan
tâm, góp ý của quý thầy cô và qúy độc giả.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Thị Song Hạnh


5

MỤC LỤC
Trang
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO.............................................................1
NGHỆ AN - 2015....................................................................................1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO.............................................................2
MỤC LỤC.........................................................................................................5
Trang.................................................................................................................6
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1

3.2.1. Phải có quan điểm phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2020
..................................................................................................................87
3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế biển (hệ thống cảng
biển hàng hoá, cảng du lịch, hệ thống giao thông ven biển và mạng kết
nối với nội địa, hệ thống cấp nước, xử lý chất thải, hệ thống công trình
phòng chống thiên tai)..............................................................................88
3.2.5 Chú trọng đầu tư trọng điểm vào một số lĩnh vực, địa bàn.............90


6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CV
BVMT
CP
TW
CNH, HĐH
KCN
GPMB
VLXD
USD
GTTT
GTSX
HTX
TNHH
CP XNK
ADB
EU
ATTP
FDI

ODA
GDP
GTVT
DNNN
BOT
BTO
BT
KHCN
TX
UBND

Mã lực đơn vị tính công suất tàu
Bảo vệ môi trường
Công ty cổ phần
Trung ương
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Khu công nghiệp
Giải phóng mặt bằng
Vật liệu xây dựng
Đô la Mỹ
Giá trị tăng thêm,
Giá trị sản xuất
Hợp tác xã
Trách nhiệm hữu hạn
Cổ phần xuất nhập khẩu
Ngân hàng phát triển Châu Á
Liên minh Châu Âu
An toàn thực phẩm
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Vốn vay nước ngoài không hoàn lại

Tổng sản phẩm quốc nội
Giao thông vận tải
Doanh nghiệp Nhà nước
Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao
Khoa học công nghệ
Thị xã
Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO.............................................................1
NGHỆ AN - 2015....................................................................................1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO.............................................................2
MỤC LỤC.........................................................................................................5
Trang.................................................................................................................6


7

MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
3.2.1. Phải có quan điểm phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2020
..................................................................................................................87
3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế biển (hệ thống cảng
biển hàng hoá, cảng du lịch, hệ thống giao thông ven biển và mạng kết
nối với nội địa, hệ thống cấp nước, xử lý chất thải, hệ thống công trình
phòng chống thiên tai)..............................................................................88
3.2.5 Chú trọng đầu tư trọng điểm vào một số lĩnh vực, địa bàn.............90



1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong điều kiện thế giới ngày nay, dân số tăng nhanh, quá trình đô thị
hóa quá mức, các nguồn tài nguyên trên đất liền ngày một cạn kiệt,... thì quá
trình tiến ra biển đang là một xu thế tất yếu - một sự lựa chọn đúng đắn và
hợp lý của nhân loại. Vì vậy, thế kỷ XXI được coi là thế kỷ biển và đại
dương. Tất cả các quốc gia có biển và không có biển đều coi hướng ra biển là
một chiến lược hàng đầu trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.
Việt Nam - quốc gia đứng thứ 27 trong tổng số 156 quốc gia có biển
trên thế giới. Việt Nam là một quốc gia có lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế
ở biển Đông với diện tích trên 1 triệu km2, có 3260 km bờ biển và hơn 3000
hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo lớn Trường Sa và Hoàng Sa. Việt
Nam là quốc gia nằm ở vị trí địa - chiến lược quan trong ở Đông Nam Á và
Biển Đông. Vị trí và tiềm năng vùng biển nước ta trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc là vô cùng to lớn và trọng yếu. Đó là vùng cửa mở cho
nước ta tiến ra khơi, phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, hội nhập quốc tế, đấu
tranh bảo vệ an ninh, chủ quyền của đất nước. Vì thế, Việt Nam không những
có nhiều thuận lợi để khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo và không
tái tạo phong phú, quan trọng do thiên nhiên mang lại, mà còn là cơ hội giao
thương với thế giới để phát triển nền kinh tế hội nhập như: phát triển ngành
thủy sản, hàng hải, giao thông vận tải biển, các công trình ven biển, các ngành
công nghiệp, dịch vụ, du lịch và thương mại quốc tế...
Nhận thức tầm quan trọng của biển và kinh tế biển, Chỉ thị 20/CT-TW
của Bộ chính trị chỉ rõ: ‘Vùng biển, ven biển và hải đảo là địa bàn chiến lược,
có vị trí quyết định đối với sự phát triển của đất nước ta. Cần phát huy mọi
tiềm năng và lợi thế của vùng biển, ven biển, hải đảo cùng với sức mạnh của



2

cả nước để xây dựng Việt Nam trở thành một nước mạnh về biển và kinh tế
biển, có cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu với một số ngành mũi nhọn, làm
động lực thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển”. Nghị quyết toàn quốc Đại hội
Đảng lần thứ XI cũng đã khẳng định "Phát triển mạnh kinh tế biển xứng đáng
với vị thế và tiềm năng biển của nước ta, gắn phát triển kinh tế biển với đảm
bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Phát triển nhanh một
số khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển, ưu tiên phát triển các ngành công
nghiệp đóng tàu, năng lượng, xi măng, chế biến thủy hải sản chất lượng
cao... Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, tạo thành các trung tâm kinh tế biển
mạnh, tạo thế tiến ra biển gắn liền với phát triển đa dạng các ngành dịch vụ,
nhất là các ngành có giá trị tăng cao: dịch vụ xuất nhập khẩu, du lịch, dịch
vụ nghề cá, dịch vụ dầu khí, vận tải... Phát triển cảng biển, dịch vụ cảng và
vận tải biển sông - biển... Phát triển các đội tàu, công nghiệp đóng tàu và sửa
chữa tàu biển... Phát triển kinh tế đảo phù hợp với vị trí và tiềm năng, lợi thế
của từng đảo’’ (Đảng Cộng sản Việt Nam, văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI, NXB CTQG - Báo Sự thật, 2011, Tr. 121-122).
Vùng biển và ven biển Nghệ An gồm có 6 huyện, thành phố và thị xã
(Thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, huyện Quỳnh Lưu, huyện Diễn Châu và
huyện Nghi Lộc, Thị xã Hoàng Mai), với bờ biển dài 82 km, dọc bờ biển có 6
cửa lạch, thuận lợi cho tàu thuyền ra vào. Tiềm năng tài nguyên vùng biển và
ven biển khá đa dạng và phong phú. Vùng biển và ven biển Nghệ An giữ một
vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền đất nước.
Với vị trí địa lý kinh tế - chính trị hết sức thuận lợi, vùng biển và ven biển
được xem là một cửa ngõ quan trọng, là “mặt tiền” không chỉ riêng của Nghệ
An mà cả khu vực Bắc Trung Bộ, là cầu nối thực hiện các hoạt động giao lưu
và hội nhập quốc tế.



3

Cũng như các địa phương có biển, trong những năm qua, tỉnh Nghệ An
đã tập trung đầu tư khai thác các nguồn lực của biển và ven biển. Kinh tế biển
đã từng bước khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế và
được coi là mũi nhọn trong phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An.
Trong thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã quan tâm, chú trọng nhiều đến
phát triển kinh tế biển: Đã xây dựng Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội vùng biển và ven biển đến năm 2020 và được UBND tỉnh phê
duyệt tại Quyết định số 6000/QĐ-UBND ngày 31/12/2008. Quá trình thực
hiện đã đem lại hiệu quả nhất định, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của
vùng biển, ven biển nói riêng và của cả tỉnh nói chung.
Là một học viên ngành Lịch sử, khi bắt đầu nghiên cứu khoa học, tôi
luôn mong muốn mình sẽ có một đề tài nghiên cứu về quê hương, về mảnh
đất mình đã được sinh ra và lớn lên. Nhận thấy những tiềm năng kinh tế biển
của tỉnh Nghệ An rất lớn, nhưng thực trạng phát triển kinh tế biển ở nước ta
nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng chưa tương xứng với tiềm năng vốn có
của biển. Bên cạnh đó, diễn biến về tình hình quan hệ ở khu vực và thế giới
có nhiều biến động so với dự báo. Từ thực tế trên, tôi chọn đề tài "Kinh tế
biển Nghệ An trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến năm 2014” làm đề tài tốt
nghiệp Thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ trước tới nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một
cách toàn diện, có hệ thống về chuyển biến kinh tế biển của Nghệ An.
Xuất phát từ vai trò, đặc điểm và ý nghĩa tiềm năng của kinh tế biển và
ven biển của Việt Nam, ngày 06/05/1993 Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 03 NQ/TW về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước
mắt, trong đó khẳng định rằng phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi
với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia.



4

Tiếp đến, ngày 22/9/1997 Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20/CT-TW
về việc đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng CNH, HĐH. Từ những
quan điểm chỉ đạo trên, Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khoá X) đã thông qua Nghị quyết về Chiến lược phát triển biển Việt
Nam đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về
biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, biển, đảo góp phần
quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH, làm cho đất nước giàu mạnh.
+ Thông tin chuyên đề số 08, ngày 25/12/2006 của văn phòng Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam về "Chiến lược và mô hình quản lý biển của
một số nước".
+ Ban Tuyên giáo Trung ương (2007) về "Biển và hải đảo Việt Nam".
+ Tạp chí Cộng Sản số 20, ngày 25/9/2007 "Về kinh tế biển".
- Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề
kinh tế biển như:
+ Tạ Quang Ngọc, "Để Việt Nam sớm trở thành quốc gia mạnh về biển
và giàu lên từ biển", Tạp chí Cộng sản, tháng 7/2007.
+ Đỗ Hoài Nam (2003), "Phát triển kinh tế - xã hội và môi trường các
tỉnh ven biển Việt Nam", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
+ Lê Cao Đoàn (1999), "Đổi mới phát triển kinh tế ven biển", Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
+ Mai Văn Ngọc (2008), "Phát triển ngành thuỷ sản Quảng Bình theo
hướng bền vững", Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội.
+ Nguyễn Văn Bon (2008), "Kinh tế biển Sóc Trăng", Luận văn thạc sĩ
kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
+ Dương Văn Hồng (2008), "Kinh tế biển Trà Vinh", Luận văn thạc sĩ
kinh tế, Học viện chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.



5

+ Nguyễn Thị Gấm (2011), Phân tích tiềm năng và thực trạng phát
triển kinh tế biển ở huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa, Luận văn tốt
nghiệp Đại học, Đại học Vinh.
+ Cao Minh Ngọc (2009), Chuyển biến về kinh tế ở các xã vùng biển
huyện Diễn Châu - Nghệ An từ năm 1986 đến năm 2008, Luận văn tốt nghiệp
Đại học, Đại học Vinh.
+ Bùi Luyến (2013), Kinh tế biển ở Nghệ An trong thời hội nhập kinh
tế quốc tế, Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học Vinh.
Mặc dù thời gian qua có một số đề tài nghiên cứu về kinh tế biển ở
nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng phần trình bày lịch sử kinh tế biển còn sơ
lược, tản mạn, chưa có những đánh giá, tính hệ thống, việc phản ánh tốc độ
phát triển của tỉnh còn hạn chế. Do đó, có thể coi là một khoảng trống càn
phải khảo cứu, tìm hiểu.
Thành quả về sự phát triển của kinh tế biển Nghệ An trong những năm
gần đây còn được công bố rộng rãi trên các tờ tin những huyện ven biển và
của tỉnh Nghệ An hay được đề cập nhiều trong các báo cáo, tổng kết theo
từng thời gian của các ban ngành, trong các văn kiện Đại hội Đảng bộ Huyện
và Đại hội Đảng bộ tỉnh qua các nhiệm kỳ từ khóa XIII - XVII, các báo cáo
kinh tế - xã hội, báo cáo chính trị cả Đảng bộ, UBND tỉnh, UBND huyện ven
biển. Đây là nguồn tư liệu quý giá, tài liệu gốc đáng tin cậy và hết sức quan
trọng của đề tài.
Tôn trọng những kết quả nghiên cứu của người đi trước, chúng tôi
hy vọng với nguồn tài liệu phong phú và đáng tin cậy có thể tái hiện lại
được bức tranh kinh tế ven biển trong tổng thể bức tranh kinh tế biển của
quốc gia Việt Nam.
Cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu kinh tế

biển Nghệ An trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2014 trên phương diện lịch sử


6

kinh tế. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này hoàn toàn không trùng với các
công trình khoa học của các tác giả đã công bố trước đó.
3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu luận văn
3.1. Đối tượng
Luận văn tập trung nghiên cứu tiềm năng kinh tế biển, tình hình khai
thác kinh tế biển Nghệ An từ 1986 đến năm 2014 và những vấn đề đặt ra
trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến 2014 dưới góc độ khoa học lịch sử.
3.2. Nhiệm vụ
Đề tài tập trung nghiên cứu:
- Đặc điểm địa lý dân cư vùng ven biển và tiềm năng kinh tế biển Nghệ
An.
- Thực trạng khai thác, phát triển kinh tế biển Nghệ An trong thời kỳ
đổi mới.
- Vai trò của kinh tế biển trong nền kinh tế Nghệ An.
3.3 Phạm vi nghiên cứu
3.3.1 Phạm vi thời gian
Nghiên cứu đề tài: "Kinh tế biển Nghệ An trong thời kỳ đổi mới từ
năm 1986 đến năm 2014”. Đây là một đề tài về lịch sử kinh tế.
3.3.2 Phạm vi không gian
Trên cơ sở làm rõ đặc điểm địa lý, dân cư, tiềm năng, vị trí của kinh tế
biển trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, thông qua nghiên
cứu tình hình phát triển kinh tế biển ở một số địa bàn như: Huyện Quỳnh Lưu,
Huyện Diễn Châu, Huyện Nghi Lộc, Thị xã Cửa Lò, Thị xã Hoàng Mai và
Thành phố Vinh trong thời kỳ đổi mới.
3.3.3 Giới hạn về nội dung

Kinh tế biển là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều nội dung. Trong
luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề kinh tế biển trong thời kỳ


7

đổi mới trên phương diện lịch sử đối với quốc gia nói chung và tỉnh Nghệ An
nói riêng.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
4.1.1 Tư liệu gốc
Các tập san kinh tế, niên giám kinh tế Đông Dương, văn kiện Đại hội
Đảng; văn kiện Đại hội các cấp ở Nghệ An; Báo cáo tổng kết, sơ kết của
các ban ngành, đơn vị, số liệu thống kê; Các Nghị quyết, văn kiện Đại hội
Đảng bộ huyện được lưu tại kho lưu trữ của Huyện ủy và Tỉnh ủy, UBND,
Ban Tuyên giáo. Các báo cáo tổng kết, báo cáo kinh tế, báo cáo chính trị.
Đây là nhóm tài liệu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thiện đề tài.
4.1.2 Tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, giải quyết yêu đặt ra, chúng tôi có tham
khảo một số bài viết về kinh tế biển, chủ yếu là kinh tế biển Việt Nam, số bài
viết về kinh tế biển Nghệ An còn rất ít.
Để giải quyết đề tài này, chúng tôi còn tiếp cận trực tiếp và trao đổi ý
kiến với các đồng chí lãnh đạo các cấp ở xã, huyện thuộc tỉnh Nghệ An.
Qua khảo sát điền dã một số vùng biển của tỉnh Nghệ An, chúng tôi thu
thập được một số tranh ảnh chụp được quá trình phát triển của các vùng biển
của các huyện trong tỉnh Nghệ An.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Hoàn thành đề tài này, chúng tôi có sử dụng phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp lịch sử và phương pháp lô gic.

Ngoài ra còn có một số phương pháp khác: Thống kê, đối chiếu, lập
bảng so sánh, tổng hợp và điền dã lịch sử.


8

Đây là luận văn nghiên cứu trên phương diện khoa học lịch sử nên nội
dung được thể hiện theo trình tự thời gian và không gian cụ thể.
5. Đóng góp về mặt khoa học của luận văn
Luận văn này đã:
- Hệ thống hoá những vấn đề cơ sở lý luận chủ yếu của phát triển kinh
tế biển trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2014, trong xu thế hội
nhập quốc tế của đất nước;
- Làm rõ những tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế biển. Vai trò của
kinh tế biển, những chuyển biến của kinh tế biển trước thời kỳ đổi mới và
trong thời kỳ đổi mới;
- Đề tài cũng phân tích, đánh giá một cách khách quan những tác động
của kinh tế Biển đối với phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của
tỉnh Nghệ An và những vấn đề đặt ra.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Tiềm năng kinh tế biển ở tỉnh Nghệ An.
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế biển tỉnh Nghệ An trong thời
kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2014
Chương 3: Vai trò của kinh tế biển trong nền kinh tế Nghệ An.


9


NỘI DUNG
Chương 1
TIỀM NĂNG KINH TẾ BIỂN NGHỆ AN
1.1 Cơ sở phát triển kinh tế biển ở tỉnh Nghệ An
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Nằm ở phía Tây biển Đông, các vùng ven biển của Việt Nam được
đánh giá là tập trung nhiều nét đặc sắc và đa dạng của địa lý vùng biển
Đông. Vùng biển Nghệ An do sự chi phối của các yếu tố địa phương nên ở
đây có đặc điểm địa lý tương đối phức tạp, có chế độ thủy triều biến thiên
theo kiểu nhật triều không đều, diễn biến khá phức tạp. Điều này làm ảnh
hưởng đến hoạt động của nhiều ngành kinh tế ven biển trong đó, hoạt động
của các cảng biển chịu ảnh hưởng trực tiếp. Cụm cảng Nghệ Tĩnh là cụm
cảng tổng hợp của Nghệ An, gồm 2 cảng là cảng quốc tế Cửa Lò và cảng
Bến Thủy, giữ vai trò quan trọng không chỉ đối với sự phát triển kinh tế
Nghệ An mà còn đối với khu vực Bắc Trung Bộ. Do vậy, việc nghiên cứu
đặc điểm địa lý vùng biển Nghệ An là rất quan trọng đối với hoạt động của
cảng và kinh tế biển nói chung.
Là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, nằm ở toạ độ địa lý từ 18o33'10" đến
19o24'43" vĩ độ Bắc và từ 103o52'53" đến 105o45'50" kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá với đường biên dài 196,13 km.
- Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với đường biên dài 92,6 km.
- Phía Tây giáp nước bạn Lào với đường biên dài 419 km.
- Phía Đông giáp với biển Đông với bờ biển dài 82 km.
- Diện tích đất tự nhiên 16.487,29 km2.
Nhìn chung, vị trí địa lý của Nghệ An có nhiều thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế - xã hội. Nghệ An lại nằm trên tuyến đường giao thông
huyết mạch của đất nước, đó là quốc lộ 1A xuyên việt và các tuyến ngang


10


theo chiều Đông - Tây, có mạng lưới đường thuỷ, bộ, đường sắt và đường
hàng không.
Nghệ An có đường biên giới với nước bạn Lào dài 419 km, tiếp giáp
với vùng biển rộng lớn ở phía đông, có cảng Cửa Lò là một cảng lớn trong
cụm cảng Cửa Lò - Hòn Ngư - Cửa Hội - Xuân Hải. Nhờ đó, các mối giao lưu
trong nước và quốc tế trở nên thuận lợi.
* Địa hình: Tỉnh Nghệ An nằm trãi dài trên phía Đông Bắc của dãy
Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi
núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Đỉnh núi cao
nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng
huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với
mặt nước biển (đó là xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu).
Về diện tích, Nghệ An là tỉnh dẫn đầu trong số các tỉnh thuộc vùng Bắc
Trung Bộ và là một trong tỉnh lớn nhất nước ta. Toàn tỉnh có diện tích tự
nhiên là 16.487,29 km2, chiếm khoảng 5% diện tích cả nước.
* Sông ngòi: Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km,
mật độ trung bình là 0,7 km/km 2. Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt
nguồn từ huyện Mường Pẹc tỉnh Xiêng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km
(riêng trên đất Nghệ An có chiều dài là 361 km), diện tích lưu vực 27.200 km 2
(riêng ở Nghệ An là 17.730 km2). Tổng lượng nước hàng năm khoảng 28.109
m3 trong đó 144.109 là nước mặt.
* Biển, bờ biển: Nghệ An có bờ biển dài 82km Có hải phận rộng trên
4.239 hải lý vuông, từ độ sâu 40m trở vào đáy biển tương đối bằng phẳng, từ
độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm và cồn cát. Vùng biển Nghệ An là nơi tập
trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Bãi biển Cửa Lò, Bãi Lữ, Cửa
Hội là một trong những bãi biển đẹp và hấp dẫn, có chiều dài trên 10 km, có
nhiều chuỗi đảo nhỏ chạy dọc theo bờ biển. Đây được xem là một trong
những lợi thế quan trọng cho việc phát triển du lịch biển, đảo ở Nghệ An.



11

Nhìn chung, vùng biển và bờ biển Nghệ An có các đặc điểm địa lý đặc
thù của một tỉnh giáp biển, đó là:
- Bờ biển dài, biển vùng này khá sâu ở sát bờ, nhiều eo biển, cửa sông,
vũng, vịnh thuận lợi cho phát triển kinh tế biển du lịch biển đảo, giao thông
biển, đánh bắt cá, phát triển các hải cảng lớn.
- Ven biển có nhiều đồng muối chất lượng tốt, khả năng khai thác lớn
như đồng muối Sa Huỳnh.
- Vùng biển có nhiều loài cá có giá trị như: cá trích, mòi, nhồng (tầng
nổi); cá thu (tầng trung), cá mập, mối... (tầng đáy), tạo điều thuận lợi cho phát
triển khai thác đánh bắt hải sản.
Điều kiện tự nhiên ở đây tác động không nhỏ tới quá trình phát triển
kinh tế - xã hội đối với các huyện vùng biển của tỉnh Nghệ An trong sự
nghiệp đổi mới như sự khắc nghiệt thời tiết, đất đai chủ yếu là đất cát ven
biển, kém màu mỡ. Song vùng biển Nghệ An có những lợi thế nhất định như
khoáng vật, địa hình, nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là tiềm năng kinh tế
biển. Tất cả các lợi thế này sẽ phát huy tác dụng nếu như các cấp chính quyền
và nhân dân trong huyện ven biển trong vùng biết khai thác, thức dậy tiềm
năng vốn có trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.2 Điều kiện xã hội
Các huyện ven biển của tỉnh Nghệ An là một trong những vùng đất
ngàn năm văn hiến của Tổ quốc Việt Nam anh hùng. Không chỉ có thắng cảnh
đẹp song nước, biển cả, giàu có của thiên nhiên mà nơi đây còn được biết đến
là một trong những vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa.
Trong tiến trình lịch sử của dân tộc, từ thuở bình minh con người đã
xuất hiện sớm trên mảnh đất Nghệ An. Nơi đây là nơi hội tụ, giao lưu của hai
nền văn hóa Bắc - Nam. Nhiều di tích thời tiền sử đã được phát hiện, chứng tỏ
nơi đây là vùng đất có con người cư trú từ rất lâu đời.



12

Nghệ An là nơi “trọng tấn”, “thắng địa”, chỗ “dừng chân” của các triều
đại xa xưa. Các triều đại từ Thục Phán đến Đinh - Tiền Lê - Lý - Trần - Lê
Sơ, nhất là từ thế kỷ IX, X lại đây dòng người di cư vào khai phá vùng đất
phía Nam của đất nước ngày càng đông đúc. Vùng biển Nghệ An vì thế cũng
bắt đầu được khai phá.
Bằng sức lao động cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo tuyệt vời, các
thế hệ tiền bối đã tận dụng những điều kiên tự nhiên sẵn có về địa lý, địa hình,
từng bước khắc phục những trở ngại, chế ngự thiên nhiên, tiến tới xây dựng
quê hương trở thành thực thể máu thịt gắn bó với xứ Nghệ, với quốc gia dân
tộc. Những kết quả khai khẩn từ thế hệ này sang thế hệ khác đã biến vùng
biển Nghệ An trước đây là vùng đất hoang sơ, hẻo lánh, thành một vùng đất
trù phú.
Từ trong lịch sử, cư dân ven biển và hải đảo có phương thức sinh sống
chủ yếu dựa trên nền tảng của ngư nghiệp kết hợp với nông nghiệp và các
ngành buôn bán, dịch vụ có liên quan đến khai thác tiềm năng kinh tế biển.
Các ngành nghề thủ công truyền thống phát triển khắp vùng: sản xuất nước
mắm, đóng thuyền, đan gai, chắp lưới. Từ chỗ chưng cất nước biển làm muối,
tiến lên việc xây ổ đổ nại. Cùng với xây dựng đời sống ngư nghiệp, cư dân
nơi đây đã góp phần sáng tạo nên một nền văn hóa dân tộc độc đáo, phong
phú, đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Dựng nước và giữ nước là hai mặt cơ bản gắn bó với nhau trong cuộc
sống dân tộc Việt Nam. Đó cũng là đặc điểm bao trùm, là quy luật của nước
ta. Suốt mấy nghìn năm lịch sử nhân dân ta vừa lao động vừa xây dựng đất
nước, vừa chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, từng bước khẳng định truyền thống của
mình. Đó là truyền thống kiên cường, bất khuất, chống lại mọi thế lực cản
bước đi lên của lịch sử dân tộc.

Trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc, cùng với nhân dân cả nước,
nhân dân vùng biển Nghệ An hết sức kiên cường chống giặc ngoại xâm và


13

giai cấp thống trị vươn lên làm chủ cuộc đời. Rất nhiều di tích lịch sử còn để
lại trên mảnh đất của vùng là bằng chứng về truyền thống chống giặc ngoại
xâm của nhân dân..
Vùng biển Nghệ An còn là nơi nổi tiếng về truyền thống hiếu học,
trọng văn chương, đạo lý làm người không chỉ thể hiện trong ý thức, tư tưởng
mà còn thể hiện trong thực tế. Hầu hết, các huyện đều có văn miếu, hội tư
văn, hội tư võ, hội đồng môn với rất nhiều tên tuổi nổi tiếng trong lịch sử dân
tộc: Cao Xuân Dục, Cao Xuân Tiếu…
Về sinh hoạt tinh thần, nhân dân vùng biển Nghệ An cũng có những sắc
thái riêng, độc đáo, ở các làng đều có Thành Hoàng Làng, có chùa thờ Phật,
có văn chỉ để lễ tiên Thánh, một số nơi còn có nhà thờ Thiên Chúa giáo.
Nhiều xã của huyện trước đây còn có phường hát chèo ở Lý Nhân (Diễn
Ngọc), Thanh Bích (Diễn Bích), hò đại thắng ở song câu Diễn Hải, Phúc
Thịnh (Diễn Thịnh) [6, Tr.15].
Các thế hệ nơi đây có quyền tự hào về truyền thống trọng đạo lý truyền
thống hiếu học, truyền thống chống giặc ngoại xâm. Khơi dậy, đánh thức tiềm
năng, phát huy truyền thống hiếu học, phong tục tập quán là việc làm hết sức
cần thiết đối với các huyện trong tỉnh hôm nay.
Nếu lấy người lao động với tư cách là đơn vị phân tích nhỏ nhất của cơ
cấu xã hội, dựa trên lao động truyền thống như thuần nông hay thuần ngư (chỉ
làm nông nghiệp, ngư nghiệp, hỗn hợp nông nghiệp và ngư nghiệp theo
phương thức truyền thống) hoặc là lao động hiện đại liên quan đến công
nghiệp, buôn bán, dịch vụ và ngư nghiệp (khai thác tiềm năng kinh tế biển
trên hướng phi nông) để phân tích đặc điểm dân cư vùng biển và ven biển

Nghệ An.
Vùng biển, đảo Nghệ An dân cư cơ bản có những đặc trưng sau làm
cho dân cư nới đây khác với so với các vùng khác trên địa bàn tỉnh, đó là:


14

- Dân cư vùng Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc mang đặc tính kết
hợp, cơ cấu dân cư phi nông nghiệp có xu hướng tăng dân qua các năm nhưng
ở mức độ chậm. Tuy nhiên có khoảng 25% dân cư vùng này là thuần ngư,
36% dân cư thuần nông, còn lại hỗn hợp (nông, ngư và dịch vụ kinh tế biển).
- Dân cư các vùng Thành phố Vinh và Thị xã Cửa Lò chủ yếu là dân cư
hoạt động trong sản xuất, thương mại và dịch vụ và du lịch.
Tóm lại, hầu hết dân số vùng ven biển Nghệ An rất cần cù, chịu khó lao
động, dân số trẻ rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Điểm đặc biệt đối
với dân số các huyện, thành phố, thị xã có biển của Nghệ An phân bố tương
đối đồng đều giữa các vùng.
Dân số trung bình toàn vùng có khoảng 1.166.025 người, trong đó tập
trung đông nhất là tại thành phố Vinh và Thị xã Cửa Lò, bình quân mật độ
dân số phân bố 2943 người/km2 (Thành phố Vinh), 1882 người/km2 (Thị xã
Cửa Lò). Cụ thể biểu thị ở bảng sau:
Bảng 1.1: Dân số và mật độ dân số các huyện, thành phố, thị xã vùng biển
và ven biển Nghệ An đến thời điểm 31/12/2011
Dân số trung bình Mật độ dân số
TT
Địa danh
(người)
(người/km2)
Toàn bộ khu vực ven biển
1.166.025

6,817.00
1 Thành phố Vinh
308.868
2943
2 Thị xã Cửa Lò
52.890
1882
3 Huyện Quỳnh Lưu
349.019
575
4 Huyện Diễn Châu
268.865
881
5 Huyện Nghi Lộc
186.383
536
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012 - Cục thống kê Nghệ An
Vùng biển Nghệ An là nơi có cơ sở hạ tầng thuộc loại tốt so với khu
vực Bắc Trung Bộ. Ngoài các công trình chính trị, kinh tế, văn hóa, thể dục
thể thao ở các trung tâm như bãi tắm Diễn Thành, Hòn Câu (Diễn Châu),
Quỳnh Phương, Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu), Cửa Lò…, cảng cá còn phải kể
đến hệ thống nhà bưu điện, trạm xá, trường học, trạm nông - lâm - ngư… có


15

mặt ở hầu khắp các thôn, xóm của các huyện. Nhìn chung cơ sở hạ tầng ở
vùng biển Nghệ An cơ bản đáp ứng và phục vụ tốt nhu cầu đời sống của
nhân dân.
Mạng lưới giao thông của vùng khá đa dạng và thuận tiện nhiều mặt.

Quốc lộ 1A đi qua các huyện (Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Hoàng Mai)
và đi qua thành phố Vinh. Các tuyến đường liên xã, liên huyện, các của lạch
(Lạch Quèn - Quỳnh Phương), Lạch Vạn (Diễn Châu)… là nơi ra vào của các
thuyền bè, tàu thuyển, buôn bán.
Cở sở hạ tầng, hệ thống giao thông nói trên thuận tiện cho việc đi lại,
phát triển kinh tế, trao đổi hàng hóa, giao lưu tiếp xúc với các vùng xã trong
huyện ven biển, giữa các huyện phụ cận với nhau, phát triển các loại hình
dịch vụ vận tải.
Vùng biển đất Nghệ An còn là nơi sản sinh và lưu trữ nhiều ngành nghề
truyền thống: đóng thuyền (Cửa Lò, Quỳnh Lưu, Diễn Châu), nước mắm (Phú
Lợi - Quỳnh Lưu, Vạn Phần - Diễn Châu…). Đây là lợi thế để phát triển thủ
công nghiệp và dịch vụ của vùng mà không phải nơi nào cũng có được.
Nói về điều kiện xã hội tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở
vùng biển Nghệ An còn phải kể đến bản lĩnh, khí chất con người. Con người
vùng biển Nghệ An mang khí chất chung của con người xứ Nghệ, họ là những
con người đứng đầu song ngọn gió, cần cù khai khẩn đất đai, không ngừng
tranh đoạt với thiên nhiên để làm nên những làng mạc trù phú, xây dựng cuộc
sống, truyền thống khí chất con người.
1.2 Khái quát về kinh tế biển Nghệ An trước thời kỳ đổi mới
1.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế
1.2.1.1. Một số khái niệm về kinh tế biển
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang tác động
mạnh mẽ đến tốc độ phát triển của các quốc gia biển và nhiều lĩnh vực kinh


16

tế thế giới, nhất là kinh tế biển, một ngành được coi là vai trò “động lực của
thời đại” trong bối cảnh loài người đang tiến ra biển và đại dương. Trong bối
cạnh đó, Nghị quyết 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt

Nam (khóa X) về “chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” ra đời đầu năm
2007, đánh dấu một kỷ nguyên mới trong lịch sử phát triển kinh tế biển của
đất nước ta. Tuy nhiên, cho đến nay sự chuyển động của xã hội cũng như
các ngành chức năng liên quan trong phát triển kinh tế biển còn chậm, chưa
tương xứng với quyết tâm của một nước ven biển có đầy đủ tiềm năng và
điều kiện để trở thành một quốc gia mạnh về biển trong tương lai. Do vậy,
chúng ta cần thống nhất khái niệm về kinh tế biển để làm cơ sở cho sự phát
triển kinh tế biển và ven biển hiện nay. Qua các cuộc hội thảo ở cấp quốc
gia, chuyên ngành và địa phương, như: “Hội thảo về tầm nhìn kinh tế biển
và phát triển thủy sản Việt Nam”, “Hội thảo đào tạo nguồn nhân lực biển
trong thời kỳ hội nhập quốc tế”... cũng như nghiên cứu nhiều bài viết có giá
trị học thuật và thực tiễn được đăng tải trên những tạp chí chuyên ngành về
biển. Chúng ta đều nhận thấy điều trước tiên là nên nhất trí về khái niệm
kinh tế biển theo đúng tinh thần Nghị quyết 4 của Trung ương (khóa X) và
những điều kiện thực tế của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Trên bình diện
quốc tế, các nước cũng chưa hoàn toàn đồng thuận về khái niệm kinh tế
biển, mỗi quốc gia biển có cách tiếp cận riêng, phụ thuộc vào giá trị đóng
góp đối với nền kinh tế quốc dân. Nhưng về cơ bản thì kinh tế biển là khái
niệm mang tính thực tiễn, có thể chia làm hai phần chủ yếu:
Một là: Toàn bộ những hoạt động kinh tế diễn ra trên biển bao gồm:
(1) Kinh tế hàng hải (vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ liên quan),
(2) Hải sản (đánh bắt, nuôi trồng, khai thác cảng cá), (3) Khai thác dầu khí
trên biển, (4) Du lịch biển, (5) Nghề muối biển, (6) Dịch vụ tìm kiếm cứu hộ,
cứu nạn trên biển, (7) Kinh tế hải đảo.


17

Hai là: Những hoạt động trực tiếp liên quan đến khai thác, có thể không
diễn ra ngay trên biển, nhưng dựa vào yếu tố biển và diễn ra từ đất liền gồm:

(1) Đóng và sửa chữa tàu biển (có nước xếp vào kinh tế hàng hải), (2) Công
nghiệp chế biến dầu khí, (3) Công nghiệp chế biến hải sản, (4) Cung cấp dịch
vụ biển (khí tượng thủy văn, logistic, và một số lĩnh vực khác…), (5) Thông
tin liên lạc biển (đài phát tín ven biển, hệ thống định vị), (6) Nghiên cứu khoa
học - công nghệ biển, (7) Điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển,
(8) Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển, (9) Bảo vệ môi
trường, sinh thái biển.
Bên cạnh đó, năm 1982 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã phê chuẩn
Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển, nước ta cũng biểu thị quyết tâm
cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến
khích sự phát triển và hợp tác trên biển. Ngày 22/9/1997, Bộ Chính trị đã ban
hành Chị thị số 20/CT-TW về “Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng
CNH, HĐH” chủ trương phát triển đất nước thành một quốc gia mạnh lên từ
biển, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội biển đảo và ven biển kết
hợp với yêu cầu bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia... Như vậy, phát triển kinh
tế biển đã được đặt trong tổng thể phát triển kinh tế của đất nước, trong điều
kiện hội nhập sâu rộng của nền kinh tế thế giới.
Khi chúng ta xem xét kinh tế biển, cũng cần đề cập đến kinh tế vùng
ven biển ở một mức độ, khía cạnh cần thiết. Do vậy, việc thống nhất trong
quan niệm chung về biển, kinh tế biển và kinh tế vùng ven biển là cần thiết để
nghiên cứu nội hàm của chúng. Trong thực tế, người ta có thể tiếp cận theo
nhiều hướng khác nhau để làm rõ nội dung của kinh tế biển, nó là khái niệm
mang tính thực tiễn của các hoạt động kinh tế diện ra trên biển, đất liền liền
quan đến biển.


18

Theo nghĩa chung nhất và theo truyền thống, biển được quan niệm là
một vùng nước mặn rộng lớn nối liền với các Đại Dương, hoặc là các hồ nước

mặn có thông với Đại Dương một cách tự nhiên; đôi khi, biển chỉ là một hồ
nước ngọt được khép kín hoặc có đường thông tự nhiên ra biển cả rộng lớn.
Trong đời sống thông thường biển được hiểu như một từ đồng nghĩa với Đại
Dương hoặc là các vùng nước Đại dương nói chung [8, Tr.8].
Khác với kinh tế biển, kinh tế vùng ven biển lại bao gồm toàn bộ các
hoạt động kinh tế ở dải ven biển (có thể tính theo địa bàn các xã ven biển,các
huyện ven biển hay các tỉnh tiếp giáp biển - có địa giới tiếp giáp biển) bao
gồm cả lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp; công nghiệp và dịch vụ trên phạm vi
địa bàn đó.
Như vậy, sự tổng hợp, đánh giá và phân tích trên, chúng ta có thể hiểu
một cách khái quát nhất về kinh tế biển, đó là: “Kinh tế biển là toàn bộ các
hoạt động kinh tế được diễn ra trên biển và ở đất liền nhưng có liên quan
trực tiếp cho hoạt động khai thác các nguồn lợi kinh tế từ biển”.
1.2.1.2 Đặc điểm kinh tế biển
Từ khái niệm trên về kinh tế biển như đã nêu cho ta thấy đặc điểm của
kinh tế biển hoàn toàn khác so với một số ngành kinh tế khác, đó là:
- Kinh tế biển là một lĩnh vực kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, bao gồm
nhiều ngành, nghề khác nhau, có quan hệ và tác động, hỗ trợ lẫn nhau.
- Quá trình phát triển của kinh tế biển phụ thuộc rất nhiều vào điều
kiện về vị trí địa lý, tiềm năng tài nguyên biển và vùng ven biển, thời tiết
và khí hậu…
- Kinh tế biển chịu sự tác động rất lớn của thiên nhiên chi phối như:
bão, lũ, thủy triều... Các yếu tố trên thuộc về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng
trực tiếp đến khai thác, phát triển tiềm năng kinh tế biển của mỗi quốc gia,
vùng lãnh thổ.


×