Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Kinh tế nghệ an trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1946 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.08 KB, 65 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đề tài “ kinh tế Nghệ An trong thời kỳ kháng chiến chống thực
dân Pháp 1946 – 1954” được nghiên cứu trong một thời gian có hạn
và gặp nhiều khó khăn trong việc tổng hợp tư liệu, số liệu ít ỏi, khơng
đồng bộ. Để thực hiện đề tài tôi dã dựa vào sự giúp đỡ của UBND tỉnh
Nghệ An, phòng lưu trữ tỉnh ủy, thư viện tỉnh Nghệ An, thư viện Đại
học Vinh, các thầy cô giáo khoa lịch sử trường đại học Vinh, bạn bè,
đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo - Tiến sĩ Trần Vũ Tài để
tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Hồ Thị Thúy Nga

1


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Lịch sử Việt Nam gắn liền với những cuộc đấu tranh kiên cường

bất khuất của nhân dân ta nhằm giành lại độc lập cho dân tộc. Xuất
phát từ truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất nhưng cũng đầy
khó khăn gian khổ, dân tộc ta đã liên tiếp giành thắng lợi trước những
bọn xâm lược hung bạo. Đặc biệt là thắng lợi của hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã chấm dứt hồn tồn ách
đơ hộ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới.
Để đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi cuối cùng, Đảng ta đã
thực hiện phương châm: “Kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài,
dựa vào sức mình là chính” và khí thế “mỗi làng xóm là một pháo đài,


mỗi người dân là một chiến sĩ” đánh giặc ở khắp mọi nơi, mọi chỗ,
mọi lĩnh vực đồng thời ra sức cũng cố hậu phương, xây dựng vùng tư
do kháng chiến, căn cứ địa cách mạng; đồng thời Đảng, Nhà nước
cũng không ngừng xây dựng mở rộng mặt trận đoàn kết để tất cả
những người Việt Nam yêu nước tham gia các đoàn thể “cứu quốc”,
tạo sức mạnh tổng hợp nhằm làm cô lập suy yếu kẻ thù. Một trong
những yếu tố quan trọng đưa cách mạng Viêt Nam đi đến thắng lợi
“trước hết và trên hết là những chiến thắng về tổ chức và tiếp tế”
[21;192]. Nói như vậy để khẳng định rằng việc xây dựng tổ chức, sản
xuất kinh tế ở hậu phương là vô cùng quan trọng, quyết định đến
thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Nghệ An là một tỉnh có diện tích
rộng chiếm khoảng 5% diện tích cả nước, tuy nhiên nền kinh tế còn
nhiều lạc hậu lại thường xuyên bị thiên tai lũ lụt và sự phá hoại của
bọn thực dân nhưng với truyền thống yêu nước từ xa xưa đã thấm vào
2


máu của những con người Xứ Nghệ, Nghệ An đã trở thành hậu phương
cực kỳ quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Là
hậu phương trực tiếp chi viện cho chiến trường Lào và các chiến
trường khác trong cả nước. Để đảm nhiệm vừa là vùng tự do vừa làm
tròn nghĩa vụ hậu phương, nhân dân Nghệ An đã ra sức phát triển kinh
tế, củng cố an ninh quốc phòng. Trên thực tế, kinh tế Nghệ An kháng
chiến chống thực dân Pháp đã đạt được nhiều thành tựu, chẳng những
đảm bảo sự ổn định của kinh tế - xã hội của địa phương mà còn thực
hiện tốt nghĩa vụ hậu phương, đóng góp một phần quan trọng cùng cả
dân tộc đi đến thắng lợi. Nghiên cứu kinh tế Nghệ An trở thành một
đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Tôi chọn “ Kinh tế
Nghệ An trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm
1946 - 1954” làm đề tài luận văn tốt nghiệp nhằm làm rõ thêm nền

kinh tế của tỉnh nhà trong thời kỳ này, rút ra những bài học kinh
nghiệm làm rõ thêm nền kinh tế của tỉnh nhà nhằm khơi dậy tiềm năng
của con người và vùng đất Xứ Nghệ; bổ sung một phần nhỏ bé vào các
công trình nghiên cứu về lịch sử Nghệ An nói riêng và lịch sử dân tộc
nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Từ trước tới nay, vấn đề kinh tế Nghệ An từ năm 1946 - 1954 đã
được quan tâm và đề cập trong các cơng trình nghiên cứu về Nghệ An
như:
“Lịch sửu Đảng bộ Nghệ An (1930 - 1954)”

tập một , (NXB

chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1998). Phản ánh về phong trào Cách
mạng Nghệ An trước và sau khi thành lập Đảng và sự lãnh đạo của
Đảng bộ Nghệ An trong công cuộc chống đế quốc, phong kiến và kiến
thiết xây dựng Nghệ An.
3


“Nghệ An - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
(1945-1954)” của BCH quân sự tỉnh Nghệ An, năm 1997, tập trung
viết về địa bàn chiến lược, truyền thống yêu nước, xây dựng chế độ
mới, bảo vệ chính quyền cách mạng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến
chống Pháp; phối hợp với các chiến trường để chiến đấu, bảo vệ và
xây dựng củng cố hậu phương, dốc sức cho chiến trường, cùng với cả
nước đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi.
“Nghệ Tĩnh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 19451954”, ( BCH quân sự Nghệ Tĩnh 1998, NXB Nghệ Tĩnh, sơ thảo) nói
về vị trí chiến lược, truyền thống đấu tranh, q trình xây dựng lực
lượng chuẩn bị cho kháng chiến, xây dựng củng cố hậu phương chi

viện cho các chiến trường và làm nghĩa vụ quốc tế.
“Vùng trời tự do Thanh Nghệ Tĩnh trong kháng chiến chống
Pháp 1945-1954” ( Ngơ Đăng Trí, NXB chính trị quốc gia), phản ánh
những đóng góp của Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cho các chiến
trường Bình - Trị - Thiên, Trung Lào, Hạ Lào, Điện Biên Phủ trong
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
“Lịch sử công nghiệp Nghệ An 1945-1995”, (Sở công nghiệp
Nghệ An, NXB Hà Nội) viết về q trình phát triển của cơng nghiệp
Nghệ An trước và sau cách mạng Tháng Tám, vai trị của cơng nghiệp
trong kháng chiến chống Pháp.
Ngồi ra cịn có một số cơng trình nghiên cứu về lịch sử Nghệ
An chung như: Lịch sử Nghệ Tĩnh (NXB Nghệ Tĩnh năm 1984); Lịch
sử Đảng bộ Nghệ Tĩnh, các tác phẩm viết về văn hóa địa chí Nghệ An.
Các cơng trình nói trên được đề cập, một khía cạnh, một bộ phận của
tiến trình lịch sử mà chưa trở thành một đối tượng độc lập chuyên sâu

4


về lịch sử kinh tế. Hầu hết các tác phẩm này đề cập đến vấn đề kinh tế
Nghệ Tĩnh như một tiền đề và cơ sở để nghiên cứu các vấn đề khác.
Nhìn chung các cơng trình đã cơng bố chỉ đề cập đến kinh tế
Nghệ An từ những góc độ chun mơn khác nhau, khơng tồn diện và
thiếu tính hệ thống. Trên cơ sở kế thừa các cơng trình trước cả về tư
liệu lẫn phương pháp tiếp cận, chúng tôi đã khái quát về kinh tế Nghệ
An thời kỳ chống thực dân pháp một cách đầy đủ và hệ thống hơn.
3. Đối tượng nhiệm vụ của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài “Kinh tế Nghệ An trong thời kỳ kháng
chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)” trên cơ sở nguồn tư liệu đã
tìm được Luận văn của tơi đã trình bày một cách hệ thống về nền kinh

tế Nghệ An trong giai đoạn chống thực dân Pháp 1946 - 1954, để thấy
rõ hơn những chuyển biến của kinh tế Nghệ An trong giai đoạn kháng
chiến và tác động của sự nghiệp kháng chiến đến nền kinh tế tỉnh nhà.
Để đáp ứng nhu cầu tại chỗ và chi viện cho chiến trường, hàng loạt
các ngành nghề kinh tế ở Nghệ An đã góp phần cung cấp một lượng
lớn cho nhân dân và các chiến trường .
Nhiệm vụ giải quyết:
Kinh tế Nghệ An trước năm 1945
Các ngành kinh tế Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp (tình hình phát triển, năng lực sản xuất,… )
Mục đích và vai trị của các ngành kinh tế Nghệ An trên phương
diện đời sống xã hội tại chỗ và cuộc kháng chiến của dân tộc.
Từ thực tế nền kinh tế 1946-1954, luận văn rút ra ý nghĩa, bài
học để áp dụng vào công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước ngày nay.

5


4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận này, tơi đã sử dụng các nguồn tư liệu
sau: Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, các Nghị quyết của
Tỉnh ủy Nghệ An, các sách lịch sử Việt Nam, tỉnh Nghệ An, lịch sử
quân sự Quân khu IV, các luận án, các tiểu luận có liên quan tới đề
tài, các tài liệu liên quan đến truyền thống văn hóa - kinh tế Nghệ An
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khoa học trong đó nổi bật là hai phương pháp cơ bản:
phương pháp lịch sử và lơgic ngồi ra cịn sử dụng tư liệu chính xác
đảm bảo tính khoa học của q trình phân tích, tổng hợp nhằm trình
bày một cách có hệ thống sự phát triển, tác động và vai trò của nền
kinh tế Nghệ An trong giai đoạn 1946 - 1954.

5. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được trình bày trong ba chương.
Chương 1. Khái quát chung về nền kinh tế Nghệ An thời Pháp
thuộc (1885 - 1945).
Chương 2. Sự chuyển biến của kinh tế Nghệ An thời kỳ
1946 -1954.
Chương 3. Vai trò của nền kinh tế Nghệ An đối với cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954).

6


CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NỀN KINH TẾ NGHỆ AN THỜI PHÁP
THUỘC (1885 -1945)
1.1 Điều kiện tự nhiên và dân cư
1.1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lí
Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ nằm trong tọa độ
từ 18 o 33’20” đến 15 o 59’58” vĩ độ Bắc và từ 103 o 52’15” đến
105 o 48’17” Kinh độ Đơng. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam
giáp tỉnh Hà Tỉnh, phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 92
km, phía Tây giáp các tỉnh Xiêng Khoảng, Pơlikhămxay, Hủa Phăn
thuộc của nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào với đường biên giới
dài 419 km.
* Điều kiện tự nhiên
Địa hình: diện tích tự nhiên có 16.487,39 km chiếm khoảng 5%
diện tích cả nước. Với địa hình đa dạng và phức tạp bị chia cắt mạnh,
ở vùng đồng bằng vừa có núi cao, vừa có đồng bằng và ven biển

Đồi núi: địa hình núi cao chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của
núi như (Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông,… ), phía Tây Nam là
dãy núi Trường Sơn chạy dài theo biên giới Việt - Lào theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp và hiểm
trợ.
Đồng bằng: được tạo nên do sự bồi đắp của các con sơng: Sơng
Lam, Sơng Hồng Mai, Sơng Cấm,… ở đây có một số đồng bằng rộng

7


lớn do có sự bồi đắp của phù sa từ các vùng cao đổ xuống như: Yên
Thành, Đô Lương, Nam Đàn.
Sơng ngịi: đặc điểm của sơng ngịi ngắn và hẹp chỉ có Sơng Lam
là chủ yếu. Sơng suối Nghệ An có giá trị lớn về kinh tế - xã hội, đó là
nguồn cung cấp nước chủ yếu cho nơng nghiệp, nuôi trồng thủy sản và
sinh hoạt hàng ngày cho nhân dân. Là tuyến giao thông đường thủy
tiện lợi, là nguồn thủy năng để phát triển thủy điện
Rừng: phong phú và đa dạng, theo số liệu năm 2003 Nghệ An có
720,13 nghìn ha rừng đứng thứ hai tồn quốc, độ che phủ 43,6%.
Rừng có nhiều loại gỗ quý như: Đinh Hương, Lim, Sến, Táu,… có giá
trị kinh tế cao. Trữ lượng có khoảng 51 triệu m 3 và 1,1 tỉ cây nứa mét.
Động vật rừng đa dạng và phong phú với nhiều loại thú lớn như: Voi,
Hổ, Gấu, Nai,…
Tài nguyên biển: Nghệ An có bờ biển dài 92 km rộng 4229 hải lý
vuông (1 hải lý là 16 km). Với nhiều loại sinh vật biển và động vật
biển phong phú với khoảng 200 trăm loại tạo và 190 loài động vật nổi,
300 trăm loài động vật đáy, 207 loài cá,… ngoài ra biển Nghệ An cịn
có vai trị lớn là nguồn cung cấp cá, muối cho nhân dân. Mặt khác, đó
cũng là nguồn tài nguyên có giá trị phát triển các ngành kinh tế biển

đảm bảo đời sống cho nhân dân và nhu cầu xuất khẩu.
Khoáng sản với trữ lượng phong phú: Sắt, Thiếc, Vàng, các loại
đá, đất sét, đặc biệt là nguồn đá vôi thuận lợi cho phát triển các ngành
khai khoáng, luyện kim và xây dựng (Thiếc ở Quỳ Hợp, Mangan ở
Hưng Nguyên, Ti tan ở Cửa Hội).
Tài nguyên nước: phong phú và đa dạng bao gồm nước trên mặt
và nguồn nước ngầm là nguồn nước quan trọng trong sản xuất nông

8


nghiệp và các ngành kinh tế. Trữ lượng nước khoảng 2 tỉ triệu m 3
(lượng nước trên mặt).
Tài nguyên đất: đất nơng nghiệp chiếm 12,38% diện tích đất tự
nhiên, về cơ bản đất được chia làm hai loại: đất thủy thành và đất địa
thành.
Hệ thống giao thông đa dạng: đường bộ, đường sắt, đường sông,
đường biển, đường hàng không là một phần của cơ sở hạ tầng, có vị
trí, vai trò lớn đối với nền kinh tế - xã hội cũng như quốc phịng an
ninh của tỉnh nói riêng của cả nước nói chung.
Về khí hậu: Nghệ An nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm
trong phạm vi của khí hậu Việt Nam. Hàng năm Nghệ An nhận được
bức xạ mặt trời với tổng bức xạ khoảng 131,8 kcal/cm 2 /năm và cán
cân bức xạ khoảng 87,3 kcal/cm 2 /năm (tại trạm Vinh). Tổng nhiệt độ
trong năm khoảng 8.500 o c. Số giờ nắng trung bình năm đạt khoảng
1500 đến 1700 giờ. Nhiêt độ trung bình năm ở vùng núi là 23,5 0 c còn
ở đồng bằng duyên hải là 23,9 0 c.
Với đặc thù đó nên Nghệ An khơng những là nơi ảnh hưởng
mạnh mẽ của gió mùa Đơng Bắc, ít mưa và cịn hứng chịu những trận
gió Lào (gió Phơn Tây Nam) khơ và nóng kéo dài có lúc nhiệt độ lên

tới 39 - 40 0 C. Khoảng giữa tháng 7 đến tháng 10 thường có bão và
mưa lớn gây ra lũ lụt và ngập úng. Nhìn chung khí hậu Nghệ An khắc
nghiệt hơn nhiều vùng khác trong cả nước, với điều kiện khó khăn
hơn là thuận lợi. Đó cũng là một trong những nhân tố tạo nên tính
cách con người Xứ Nghệ.
1.1.2 Dân cư
Các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã đưa kết luận:
trên đất Nghệ An đã có người vượn cư trú cách ngày nay khoảng 20
9


vạn năm cùng với quá trình lao động và tiến trình của lịch sử, cư dân
Nghệ An ngày càng phát triển tới hàng triệu người với hàng trăm họ
tộc có nguồn gốc bản địa hoặc từ nơi khác đến. Hiện nay dân số Nghệ
An có khoảng 3.014.850 người (31/12/2004) gồm nhiều họ tộc sinh
sống, trên lãnh thổ Nghệ An có nhiếu dân tộc chung sống: Kinh, Thái,
Thổ, Mông, Khơ Mú,… dân cư Nghệ An theo phân loại của các nhà
dân tộc học Việt Nam 6 tộc người cư trú thuộc 4 nhóm ngơn ngữ: tộc
người Việt - Mường - Thổ thuộc nhóm ngơn ngữ Việt - Mường; tộc
người Thái thuộc nhóm ngơn ngữ Tày - Thái; tộc người Khơ Mú và
Ơ du thuộc nhóm ngơn ngữ Mơn - Khơ Me; tộc người Mơng thuộc
nhóm ngơn ngữ Mèo - Dao. Trong đó đơng nhất là người Kinh. Do đặc
thù về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên như thế, nên để tồn tại và
phát triển con người nơi đây phải vượt lên tất cả những khó khăn,
khắc nghiệt đó. Chính trong q trình ấy đã hình thành nên nét đẹp và
cùng với lịch sử những nét đẹp ấy được bồi đắp mãi trở thành truyền
thống tốt đẹp.
1.2 Tình hình kinh tế Nghệ An thời Pháp thuộc (1885 - 1945)
Ngày 1 tháng 9 năm 1858, Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam,
triều đình nhà Nguyễn do dự đã lùi hết bước này đến bước khác để rồi

đến ngày 6 tháng 6 năm 1884 kí với Pháp hịa ước Pa - tơ - nốt, hiệp
ước này đã biến nước ta thành nước phụ thuộc Pháp cùng với đó là
các quyền hành về kinh tế và quân sự đều do Pháp nắm giữ. Khi thực
dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873) rồi lần thứ hai (1882) và
chiếm luôn Bắc Kỳ, đất nước bước vào tình hình hỗn loạn nghiêm
trọng hơn bao giờ hết phong trào kháng chiến chống cả triều đình lẫn
thực dân Pháp nổ ra mạnh mẽ, trên địa bàn Nghệ An vào thời điểm
lịch sử đó cũng dấy lên nhiều cuộc đấu tranh nhằm chống lại triều
10


đình và thực dân Pháp, cho đến khi Pháp chiếm thành Nghệ An
(20/7/1885), thiết lập bộ máy cai trị ở đây và công cuộc khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp đẩy mạnh sau chiến tranh thế giới thứ
nhất thì nền kinh tế Nghệ An có nhiều biến chuyển mới.
1.2.1 Nông nghiệp
Cho đến khi Pháp chiếm thành Nghệ An (20/7/1885) kinh tế
Trung Kỳ nói chung, Nghệ An nói riêng vẫn là nền kinh tế nơng
nghiệp tiểu nơng mang tính tự cung tự cấp lỗi thời lạc hậu. Làng xã là
địa bàn cư trú của đại bộ phận dân chúng. Tuy nhiên, nền nơng nghiệp
Nghệ An có những nét chung cơ bản sau. Nông dân làng xã sống bằng
nghề nông truyền thống theo quy luật: “chồng cày vợ cấy - con trâu đi
bừa”, nhưng đáng nói là đại bộ phận nơng dân làng xã cày ruộng thuê
cho địa chủ, tư liệu sản xuất chủ yếu nằm trong tay địa chủ, người
giàu có.
Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, yếu tố khoa học kỹ
thuật chưa được can thiệp vào sản xuất.
Tuy nhiên, bức tranh kinh tế nông nghiệp Nghệ An đến trước
chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ và kết thúc (1914 - 1918) xét về
phương thức canh tác trồng trọt chăn nuôi, nông cụ, giống vật nuôi

cây trồng chưa mấy thay đổi.
Từ cuối thế kỉ XIX, kinh tế đồn điền đã bắt đầu phát triển ở
Nghệ An. Ngày 29/7/1887 chính quyền thực dân pháp ép vua Thành
Thái ra dụ thừa nhận quyền sử dụng đất đai của người Pháp chiếm
được ở Trung Kỳ dưới mọi hình thức. Phịng thương mại Hà Nội,
phịng canh nơng Bắc Kỳ và Trung Kỳ lập cơ quan đại diện ở Vinh ra
sức hoạt động tạo điều kiện cho các nhà tư sản Pháp và Việt cướp
đoạt ruộng đất và đồi núi lập các đồn điền.
11


Từ năm 1919 - 1939, các điền chủ người Pháp và người Việt đã
mạnh dạn bỏ vốn lập ra một hệ thống đồn điền hầu khắp các huyện
trên địa bàn tỉnh Nghệ An đáng kể là đồn điền Sapainhe, Pau Hugon,
Kí Viễn ở Hạnh Lâm (Thanh Chương), đồn điền của anh em nhà Le
Jeune, đồn điền của Emileur, Chavanon ở Quỳnh Lưu, đồn điền của
Bá Hộ Cầu (Hưng Nguyên),…
Cho đến năm 1943 của thế kỉ XX, Nghệ An có khoảng 70 đồn
điền

diện

chiếm

1/6

diện

tích


đất

nơng

nghiệp

tồn

tỉnh

(26.085ha/140.000ha).
Phần lớn đồn điền trồng các loại cây cơng nghiệp như cà phê cao
su, hồ tiêu và sản phẩm được xuất khẩu đi nhiều thị trường trên thế
giới.
Về chăn nuôi gia súc, gia cầm ở nghệ An cũng không có bước
chuyển biến, phần lớn trâu bị tập trung vào tay địa chủ phú nông và
trung nông, mặt khác việc chăn nuôi gia cầm chủ yếu phục vụ cho nhu
cầu gia đình, chưa trở thành sản phẩm hàng hóa trên thị trường. Việc
nuôi trồng thủy hải sản chưa trở thành thói quen đối với người dân, có
chăng một số địa chủ, phú nông, trung nông cho đào một vài hồ ao thả
cá cuối năm thu hoạch, cung cấp phục vụ nhu cầu tại gia.
Từ năm 1939, khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ tình hình
Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng chịu nhiều biến đổi về kinh
tế - xã hội, kéo theo nơng nghiệp cũng ít nhiều thay đổi, tuy vậy
những thay đổi ấy chưa đủ làm cơ sở thay đổi cuộc đời của đại bộ
phận nơng dân khơng có ruộng đất và tư liệu sản xuất mà cịn phải
chịu biết bao nhiêu thứ thuế khóa, phu phen tạp dịch do chính quyền
thực dân phong kiến đề ra. Những đầu tư của chính quyền thực dân
vào việc dẫn thủy nhập điền chống lũ lụt từ những năm 30 trở đi tuy
12



có làm thay đổi ít nhiều diện mạo của kinh tế nông nghiệp ở đồng
bằng chứ không làm thay đổi tồn bộ nền kinh tế nơng nghiệp tại
đây,...
Tóm lại, nền kinh tế nông nghiệp Nghệ An kể từ khi thực dân
Pháp xâm lược vẫn là nền kinh tế tiểu nông truyền thống lỗi thời và
lạc hậu với hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. Ruộng đất, tư
liệu sản xuất nằm trong tay địa chủ phong kiến, phú, trung nơng là
chủ yếu, nơng dân phần lớn là khơng có ruộng đất hoặc nếu có thì
cũng khơng đáng kể, trâu bị, nơng cụ. Quan hệ bóc lột kiểu phát canh
thu tô truyền thống vẫn tiếp tục tồn tại một cách phổ biến ở các làng
xã. Ở các vùng miền núi phía Tây nơi sinh sống của các đồng bào dân
tộc thiểu số, thì việc canh tác nơng nghiệp lại càng trở nên lạc hậu
hơn bao giờ hết, sản xuất nông nghiệp chủ yếu theo phương thức phát
nương làm rẫy, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, do vậy năng suất và
chất lượng cây trồng không cao, đời sống nhân dân không ổn định.
Có thể khẳng định rằng nền kinh tế tiểu nông đã bám chặt vào
nếp sống và suy nghĩ của mỗi con người Xứ Nghệ, đây cũng là nguyên
nhân gây nên tình trạng chậm phát triển của ngành nơng nghiệp Nghệ
An, mặc dù thực tế có thể thấy rằng người Pháp cũng đã can thiệp vào
nông nghiệp (xây dựng các cơng trình thủy lợi tưới tiêu, các cơng
trình ngăn lũ lụt ở dọc tả ngạn sông Lam,…) Nghệ An.
Cũng với quan hệ sản xuất phong kiến tồn tại lâu đời trong nền
kinh tế nông nghiệp Nghệ An mà mâu thuẫn truyền kiếp giữa nông
dân và địa chủ ở mọi lúc mọi nơi đều âm ỉ cháy, rồi theo đó lại là sự
can thiệp của thực dân Pháp khiến cho những mâu thuẫn xã hội ngày
càng chồng chất, và chỉ chờ có điều kiện là nó bùng phát thiêu trụi
những tàn tích của sự bóc lột.
13



1.2.3 Cơng nghiệp
1.2.3.1 Ngành cơ khí sửa chữa đầu máy toa xe và vận tải đường sắt
Ngày 27 tháng 12 năm 1896, Chính phủ Pháp quyết định bổ
nhiệm cựu bộ trưởng tài chính Pon-Dume, sang giữ chức tồn quyền
Đơng Dương, đồng thời xây dựng một dự án, chương trình hành động
nhằm chuẩn bị cho công cuộc khai thác thuộc địa với quy mô lớn ở
đây (xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông thủy lợi, đào tạo đội ngũ công
nhân kĩ thuật, phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của chúng).
Trên địa bàn Nghệ An, ngay sau khi dập tắt phong trào Cần
Vương (1896) các ông chủ người Pháp đã bắt đầu thực hiện quá trình
đầu tư tư bản vào Vinh, Bến Thủy, Trường Thi. Vinh được coi là
trung tâm đầu mối giao thông vận tải thủy bộ, hàng không quy mô
lớn, tập trung ở Bắc Kỳ, tiếp đó người Pháp cho xây dựng nhà máy
sửa chữa đầu máy xe lửa lớn nhất Đông Dương tại Trường Thi (diện
tích 10ha), cùng với việc xây dựng các tuyến đường sắt, trong thời
gian này việc xây dựng các tuyến đường bộ nối Vinh - Bến Thủy,
Vinh - Phủ Quỳ, việc xây dựng sân bay Vinh phục vụ cho mục đích
vận tải, quân sự cũng được gấp rút triển khai.
Ngày 17 tháng 3 năm 1905, tuyến đường sắt Hà Nội - Bến Thủy
dài 326km chính thức được đưa vào sử dụng khai thác. Nhà máy sửa
chữa đầu máy toa xe Trường Thi, Đề Pô xe lửa Vinh trở thành ngành
công nghiệp vận tải đường sắt của Pháp (quy mô 1.000 công nhân, với
4 phân xưởng), đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển ngành
công nghiệp vận tải đường sắt ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ ngay từ những
năm đầu của thế kỉ XX, là điểm nối trên bản đồ ngành công nghiệp
vận tải thời thuộc Pháp.

14



Với sự phát triển của nhà máy sửa chữa đầu máy toa xe Trường
thi là nguyên nhân dẫn đến việc vua Khải Định ra đạo dụ thành lập
trung tâm đô thị Trường Thi (27/7/1917).
Việc hình thành ngành cơ khí vận tải đường sắt là ngun nhân
hình thành đội ngũ cơng nhân cơ khí đơng đảo.
1.2.3.2 Ngành cơng nghiệp vận tải đường bộ
Khi bình định xong lãnh thổ Việt Nam, Pháp bắt tay vào xây
dựng hệ thống giao thông quy mô lớn nối các tỉnh, các vùng, các xứ,


Đường

xuyên Việt (đoạn từ Quỳnh Lưu đến phà Bến Thủy hay còn gọi là
quốc lộ 1) cho phép đi từ Vinh - Bến thủy đến bất cứ tỉnh nào ở Bắc
Kỳ hoặc Trung Kỳ, Nam Kỳ.
Đường số 7. Nối Vinh bến thủy với Phủ Quỳ - Trấn Ninh - Cửa
Rào tận Viên Chăn. Đường số 8 . Nối Vinh - Bến Thủy với Hà Tỉnh
qua Trung Lào tại cửa khẩu Cầu Treo thuộc địa phận Hương Sơn - Hà
Tĩnh.
Ngồi ra Pháp cịn huy động cộng đồng cư dân xứ Nghệ xây
dựng các tuyến đường nội tỉnh như : Đường Vinh - Cửa Hội - Cửa Lò,
Vinh - Hưng Nguyên - Nam Đàn - Thanh Chương. Chủ yếu phục vụ
vận tải hàng hóa và hành khách, vận chuyển lương thực, quân đội đàn
áp các lực lượng vũ trang chống đối,…
1.2.3.3 Ngành công nghiệp vận tải đường thủy
Vào cuối thế kỷ XIX, hết chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp độc
quyền về vận tải đường thủy trên đất nước ta. Cảng Bến Thủy nằm
trong hệ thống cảng sông, cảng biển do hội đồng các hải cảng Đông

dương trực tiếp nắm giữ, độc quyền. Cảng bến thủy trở thành đầu mối
giao thông quan trọng ở trung Kỳ - Lào.
15


Với tầm quan trọng của cảng Bến Thủy. Ngày 17/3/1930 Hội
đồng hải cảng Đông Dương ra thông báo về dự án cải tạo cảng Bến
Thủy nhằm đưa các loại tàu bề cập bến (tuy vậy dự án này chỉ nằm
trên giấy tờ chưa được thực hiện do tác động của một số nguyên nhân
khách quan). Tuy vậy cản Bến Thủy vẫn được nhắc đến như một
thương cảng quan trọng nhất Bắc Kỳ
1.2.3.4 Ngành công nghiệp sản xuất diêm, cưa, xẻ gỗ và chế biến lâm
sản xuất khẩu
Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, ngành khai thác cưa, xẻ gỗ,
lâm sản khá phát triển, các công ty lâm sản của người Pháp và người
Việt dần được hình thành như Cơng ty diêm Đông Dương, Công ty
lâm sản thương mại Trung Kỳ, các xưởng cưa của người Việt như
Xưởng cưa của Lê Viết Lới ra đời. Các công ty này mở rông cưa xẻ
gỗ, lắp đặt hệ thống máy cưa xẻ gỗ hiện đại, lập các đại lý mua bán
gỗ trên địa bàn Nghệ An. Do thị trường tiêu thụ rộng lớn nên sản
phẩm làm ra từ gỗ được xuất khẩu đi nhiều nơi.
Bến Thủy trong suốt thời gian thuộc Pháp, nhất là giai đoạn sau
chiến tranh thế giới thứ nhất, luôn là trung tâm buôn bán kinh doanh
gỗ lớn nhất Đông Dương.
Bên cạnh việc sản xuất và chế biến lâm sản, người Pháp còn cho
xây dựng nhà máy diêm Bến Thủy, nhằm tận dụng lượng gỗ dư thừa
và tạo ra thị trường tiêu thụ mới. Hàng năm nhà máy diêm Bến Thủy
có thể sản xuất tới 190 - 200 triệu bao diêm, cung cấp cho tồn Đơng
Dương và xuất khẩu đi một số nước khác [17; 167].
Tuy vậy khi Nhật đảo chính Pháp ngày (9/3/1945) thì nhà máy

diêm Bến Thủy ngừng sản xuất và từ sau cách mạng Tháng Tám năm

16


1945 cho đến những năm 90 của thế kỷ trước, công nghiệp sản xuất
diêm được tổ chức và xây dựng lại trên địa bàn Nghệ An.
1.2.3.5 Công nghiệp điện lực.
Ngay từ đầu những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất, người
Pháp lại đẩy mạnh quá trình khai thác thuộc địa, bên cạnh việc xúc
tiến mở các tuyến giao thông, đào tạo đội ngũ công nhân, người Pháp
cũng hiểu rằng muốn làm cho quá trình khai thác và sản xuất, chế biến
đạt được hiểu quả cao thì cần phải đẩy mạnh phát triển điện lực.
Trên địa bàn Nghệ An lúc bấy giờ người Pháp đã cho xây dựng
nhà máy nhiệt điện Bến Thủy lớn nhất ở Trung Kỳ với công suất
2760kw/h gấp 12 lần công suất các cơ sở điện lực ở Sầm Sơn, Hồi
Xuân, Thanh Hóa cộng lại [19; 154]. Chỉ tính riêng nhà máy nhiệt
điện Bến Thủy có khả năng sản xuất 1.690.000kw/h chiếm gần 1/3 khả
năng sản xuất điện của tất cả các nhà máy ở Trung Kỳ.
So với Sài Gịn, Hà Nội, Nam Định ngành cơng nghiệp điện lực
được đầu tư xây dựng ở Nghệ An muộn hơn vài thập kỷ. Phải đến giữa
thập kỷ XX của thế kỷ trước nhà máy điện Bến Thủy mới được xây
dựng xong. Tuy nhiên, sự ra đời của ngành điện lực đã thúc đẩy tốc
độ sản xuất ở cảng Bến Thủy, nhà máy cưa xẻ gỗ, nhà máy xe lửa
Trường Thi phát triển với quy mô ngày càng lớn, tốc độ đơ thị hóa ơ
Vinh - Bến Thủy diễn ra nhanh.
Công nghiệp điện lực ở Nghệ An thời Pháp thuộc là bức tranh
thu nhỏ của nền công nghiệp điện lực nước ta và cả Liên bang Đông
Dương.
1.2.4. Buôn bán - Thương mại

Nhìn chung thời Pháp thuộc, việc bn bán giao dịch thương mại
trên địa bàn Nghệ An đó là sự độc quyền kiểm sốt của cơng ty Rừng
17


và Diêm Đông Dương đều nằm trong tay ông chủ bn người Pháp
hàng năm cơng ty này có thể xuất khẩu tới 60.000 đến 70.000m 3 gỗ và
khoảng 190 đến 200 triệu bao diêm, công ty dầu lửa Pháp Á, hãng
Shell, Caltex mỗi năm số lượng hàng hóa nhập khẩu từ 35.000 tấn đến
55.000 tấn đều do pháp độc quyền năm giữ [17; 200].
Việc buôn bán các mặt hàng như muối đều do Sở Thương Chính
độc quyền năm giữ, đem lại nguồn lợi lớn cho người pháp, theo số
liệu thông kê của kĩ sư GilBert – chánh sở canh nông Bắc Kỳ vào năm
1929 Các tỉnh Trung Kỳ có 617ha 24,9 arơ trong đó Nghệ An có 34ha
2 arơ [17; 201].
Hoạt động buôn bán rượu cũng nằm trong sự kiểm sốt của sở
thương chính của người Pháp ở Vinh - Bến Thủy, Pháp cấm các hoạt
động nấu rượu trong nhân dân thay vào đó là các cơ sở sản xuất và
bn bán của chính quyền tay sai ở phủ, huyện.
Các hoạt động buôn bán nhỏ ở nông thôn của các tầng lớp tiểu
thương nhà buôn nhỏ cũng diễn ra không mấy sôi động, chủ yếu buôn
bán nhỏ tại các chợ nhằm kiếm vốn ni sống gia đình. Tuy vậy, bn
bán vẫn chưa được coi là nghề phụ, buôn bán trao đổi nhỏ khiến cho
các thương nhân chưa dám thoát khỏi lũy tre làng. Các hoạt đông
buôn bán lớn ở thành phố Vinh - Bến Thủy diễn ra khá nhộn nhịp,
muối rượu do các đại lí Sở Thương Chính độc quyền nắm giữ với đầy
đủ các mặt hàng (vải vóc, tơ lụa,… ). Chợ Vinh trở thành một trong
những chợ lớn nhất ở Trung Kỳ.
Hoạt động buôn bán thương mại trên địa bàn Nghệ An sau chiến
tranh thế giớ thứ nhất diễn ra theo một chiều, đó là các cơng ty tư bản

Pháp độc quyền chiếm thị trường, nắm các đầu mối qun trọng trong
giao lưu bn bán, cịn hoạt động buôn bán của một bộ phận tiểu
18


thương tiểu chủ diễn ra nhỏ lẽ chưa đủ sức thúc đẩy kinh tế hàng hóa
phát triển. Nghệ An, một triệu dân vẫn là thị trường tiêu thụ sản phẩm
sản xuất trong nước hay nhập từ Pháp và xuất khẩu những sản phẩm
mới sơ chế mà thôi.
1.2.5 Ảnh hưởng của các chương trình khai thác thuộc địa đến tình
hình kinh tế xã hội ở Nghệ An
Ngày 20 tháng 7 năm 1885, tướng Sơ - Mơng đem hai đại đội
lính Pháp gồm 118 tên đổ bộ lên Cửa Hội, đánh chiếm thành nghệ An.
Thương biển tỉnh vụ Nghệ An là Vũ Trọng Bình đã hèn nhát dâng
thành Nghệ An cho giặc. Tòa thành kiên cố tượng trưng cho vương
quyền họ Nguyễn ở lưu vực sơng Lam đã hồn tồn mất hết chức
năng, là một pháo đài quân sự. Từ đây, số phận Nghệ An nói riêng và
tồn xứ Trung kỳ nói chung bước vào một giai đoạn đầy khó khăn thử
thách “Của thời kỳ phát triển trong chế độ thuộc địa nửa phong kiến,
trong bão táp của công cuộc khai thác thuộc địa kéo dài của tư bản
Pháp” [1; 27].
Để đạt được mục đích của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam,
Thực dân Pháp đã khai thác với quy mô ngày càng lớn. Với mưu đồ
cai trị của chúng, dưới sự sắp đặt của quan thầy Pháp, chính cơ mật
viện triều đình Huế và Vua Thành Thái về lập sáu trung tâm đơ thị ở
trung Kỳ trong đó có Vinh “Vinh trở thành một mắt xích quan trọng
đối với chính quyền thuộc địa cả về kinh tế lẫn chính trị văn hóa”
[ 2; 27].
Đến năm 1914, tồn quyền Đơng Dương buộc vua Duy Tân ra
đạo dụ ngày 13/3/1914, nâng thị trấn Bến Thủy lên thành Thị xã Vinh

- Bến Thủy. Đến ngày 28/7/1917, vua Khải Định lại ra đạo dụ lập thị
xã Trường Thi.
19


Như vậy đến thời điểm này ở Nghệ An đã có 3 thị xã. Ba Thị xã
này tồn tại với 3 chức năng khác nhau: Vinh là trung tâm chính trị,
Trường Thi là thị xã của công nghiệp sữa chữa máy móc và Bến Thủy
là trung tâm thương nghiệp bn bán và giao lưu luân chuyển với bên
ngoài.
Đến ngày 10 tháng 12 năm 1927, tồn quyền Đơng Dương ra
quyết định bãi bỏ Thị xã Vinh, Trường Thi, Bến Thủy và ra nghị
quyết sát nhập địa bàn 3 thị xã đó thành lập thành Thành Phố Vinh Bến Thủy đặt dước sự điều hành của công xứ Nghệ An kiêm giữ chức
đốc lý thành phố.
Tư bản Pháp đã đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở công thương
nghiệp Vinh - Bến Thủy, đi liền với nó chúng tận thu mọi nguồn lợi
nơng nghiệp và thuế để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của
chúng.
Trong công nghiệp: Chúng tăng cường khai thác gỗ và các lâm
sản quý để kinh doanh, nhập khẩu, vừa mở đồn điền. Chúng ra sức
chiếm đoạt taì nguyên, tận dụng tối đa sức người sức của để phục vụ
cho mưu đồ của chúng.
Trong thương nghiệp - dịch vụ : Thực dân Pháp đẩy mạnh hoạt
động xuất nhập khẩu, chúng còn độc quyền kinh doanh các mặt hàng
đặc biệt và lập ra 17 đồn thương chính ở Nghệ An để kiểm soát những
mặt hàng: Muối, rượu, thuốc phiện, thuốc lá.
Nông nghiệp: cũng như các ngành kinh tế khác, trước sự khai
thác của thực dân Pháp. Nông nghiệp Nghệ An đã có sự biến đổi sâu
sắc ở trên nhiều khía cạnh. Nơng nghiệp khơng cịn giữ vị trí độc tôn
như trước nữa. Trong khi tiến hành xây dựng đường giao thông, cầu,

cảng, cơ sở công nghiệp, Thực dân pháp đã xóa sổ một phần lớn ruộng
20



×