Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Đề thi công chức quản lý nhà nước về kinh tế – 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.3 KB, 32 trang )

Đề thi công chức quản lý nhà nước về kinh
tế – 2
CÂU 7: Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được quán triệt từ chủ trương, đường lối, cơ chế,
chính sách và được thể chế hoá bằng pháp luật.
+ Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ và quy định
của pháp luật.
+ Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, cơ
quan, tổ chức; trên cơ sở phân cấp quản lý đồng thời với việc nâng cao trách nhiệm của người
đứng đầu, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức.
+ Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, đề cao vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân
dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đoàn thể quần chúng và
nhân dân trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
+ Có chế độ khen thưởng, xử lý vi phạm rõ ràng, nghiêm minh, kịp thời và công khai.
CÂU 8: Trình bày nguyên nhân vì sao Quốc hội thông qua Luật thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí?
Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, với những lý do sau:
- Nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, các thành phần, chủ thể
kinh tế ngày càng tăng lên và chủ yếu hướng theo lợi nhuận bởi sự chi phối của quy luật giá trị
cho nên việc sử dụng tài sản, tài nguyên, lao động của nhiều cơ sở không hợp lý, lợi dụng cơ chế
để trục lợi cá nhân dẫn đến lãng phí các nguồn lực.
Một bộ phận không có ý thức tiết kiệm, không coi trọng lợi ích của nhà nước, của tập thể nên
việc sử dụng tiền của, tài sản của nhà nước một cách vô cùng lãng phí, thậm chí tham ô, tham
nhũng để làm giàu bất chính gây thiệt hại cho nhà nước và xã hội.
- Tiết kiệm được xác định là quốc sách để phát triển kinh tế của đất nước trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước. Vì Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử
dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn đạt được
mục tiêu đã định. Đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao
động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên ở những lĩnh vực đã
có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì tiết kiệm là


việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định
hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định.
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước ta có hạn, nguồn ngân sách nhà nước chưa đủ để chi
dùng cho đầu tư phát triển và chi tiêu thường xuyên nên chúng ta phải tiết kiện trong sản xuất và
tiêu dùng để tránh lãng phí. Có thể hiểu lãng phí là: việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động,
thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức,
tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử
dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà
nước và tài nguyên thiên nhiên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã
định.


- Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí điều chỉnh việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước,
tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên
nhiên; trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
CÂU 9 :
Ý NGHĨA :Từ tình hình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã đánh giá khái quát nêu trên, có
thể nói: việc thực hành tiết kiệm vẫn chưa thực sự trở thành “quốc sách” để thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã được
quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành, tiếp tục phát huy được hiệu quả, đảm bảo tính khả
thi, đưa vấn đề tiết kiệm từng bước trở thành ý thức của mỗi người thì việc nâng cao giá trị pháp
lý của các quy định đã được thực hiện ổn định, có hiệu quả là hết sức cần thiết. Mặt khác, trong
những năm qua, nhiều Luật, Pháp lệnh liên quan đến việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
trong các lĩnh vực đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, nhiều quy định trong các lĩnh
vực đó cũng đã được nâng lên thành Luật.
Từ thực tế đó, việc ban hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên cơ sở kế thừa Pháp
lệnh là hết sức cần thiết để đảm bảo cho tiết kiệm ngang tầm một “quốc sách” được thể chế hoá
ở mức độ pháp lý cao hơn và phải được lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện một cách kiên quyết,
có hiệu quả; đồng thời đảm bảo tính đồng bộ của các quy định về thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí với các văn bản pháp luật của các lĩnh vực mới ban hành.

CÂU 10 :
Thuế là một khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ bắt buộc phải thực
hiện theo luật đối với nhà nước; không mang tính chất đối khoản, không hoàn trả trực tiếp cho
người nộp thuế và dùng để trang trải cho các nhu cầu chi tiêu công cộng.

Đề thi công chức quản lý nhà nước về kinh tế
CÂU 1: Trình bày sự cần thiết khách quan quản lý nhà về kinh tế- tài chính :
a/ Trình bày nội dung quản lý nhà nước về kinh tế:
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế thị trường có điều
tiết-nền kinh tế thị trưuờng có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Điều đó có nghĩa là, nền kinh tế nước ta chịu sự điều tiết của thị trường và chịu sự điều tiết của
nhà nước (sự quản lý của Nhà nước). Sự quản lý nhà nước đối với nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là sự cần thiết khách quan, vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, phải khắc phục những hạn chế của việc điều tiết của thị trường, bảo đảm thực hiện
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra.
Sự điều tiết của thị trường đối với sự phát triển kinh tế thật kỳ diệu nhưng vẫn có những hạn chế
cục bộ. Ví dụ như về mặt phát triển hài hoà của xã hội, thì bộc lộ tính hạn chế sự điều tiết của thị
trường.
Thị trường không phải là nơi có thể đạt được sự hài hoà trong việc phân phối thu nhập xã hội,
trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội, trong việc phát triển kinh tế xã hội giữa các
vùng… Cùng với việc đó, thị trường cũng không khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị
trường, những mặt trái của nền kinh tế thị trường đã nêu ở trên. Tất cả điều đó không phù hợp và
cản trờ việc thực hiện đầy đủ những mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra. Cho nên trong
quá trình vận hành kinh tế, sự quản lý nhà nước đối với kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa là cần thiết để khắc phục những hạn chế, bổ sung chỗ hổng của sự điều tiết của trhị
trường, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Đó cũng là thực hiện nhiệm vụ hàng đầu của
quàn lý nhà nước về kinh tế.


Thứ hai: Bằng quyền lực, chính sách và sức mạnh kinh tế của mình. Nhà nước phải giải quyết

những mâu thuẫn lợi ích kinh tế phố biến, thường xuyên và cơ bản trong nền kinh tế quốc dân.
Trong quá trình hoạt động kinh tế, con người có mối quan hệ với nhau. Lợi ích kinh tế là biểu
hiện cụ thể của mối quan hệ đó. Mọi thứ mà con người phấn đấu đền liên quan đến lợi ích của
mình. Trong nền kinh tế thị trường, mọi đối tác đều hướng tới lợi ích kinh tế riêng của mình.
Nhưng, khối lượng kinh tế thì có hạn và không thể chia đều cho mọi người, nếu xẩy ra sự tranh
giành về lợi ích và từ đó phát sinh ra những mâu thuẫn về lợi ích. Trong nền kinh tế thị trường có
những loại mâu thuẫn cơ bản sau đây:
- Mâu thuẫn giữa các doanh nghiệp với nhau trên thương trường.
- Mâu thuẫn giữa chủ và thợ trong các doanh nghiệp
- Mâu thuẫn giữa người sản xuất kinh doanh với toàn thể cộng đồng trong việc sử dụng tài
nguyên và môi trường, không tính đến lợi ích chung trong việc họ cung ứng những hàng hoá và
dịch vụ kém chất lượng, đe doạ sức khoẻ cộng đồng: trong việc xâm hại trật tự, an toàn xã hội,
đe doạ an ninh quốc gia vì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Ngoài ra, còn nhiều mâu thuẫn khác nữa như mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa cá nhân; công
dân với Nhà nước, giữa các địa phương với nhau, giữa các ngành, các cấp với nhau trong quá
trình hoạt động kinh tế của đất nước.
- Những mâu thuẫn này có tính phổ biến, thường xuyên và có tính căn bản vì liên quan đến
quyền lợi “về sống-chết của con người”. đến sự ổn định kinh tế-xã hội. Chỉ có nhà nước mới có
thể giải quyết được các mâu thuãn đó, điều hoà lợi ích của các bên.
Thứ ba, tính khó khăn phức tạp của sự nghiệp kinh tế
Để thực hiện bất kỳ một hoạt động nào cũng phải giải đáp các câu hỏi: Có muốn làm không? Có
biết làm không? Có phương tiện để thực hiện không? Có hoàn cảnh để làm không? Nghĩa là, cần
có những điều kiện chủ quan và khách quan tương ứng. Nói cụ thể và để hiểu, làm kinh tế nhất là
làm giầu phải có ít nhất các điều kiên: ý chí làm giàu, trí thức làm giàu, phương tiện sản xuất
kinh doanh và môi trường kinh doanh. Không phải công dân nào cũng có đủ các điều kiện trên
để tiến hành làm kinh tế, làm giàu. Sự can thiệp của nhà nước rất cần thiết trong việc hỗ trợ công
dân có những điều kiệncần thiết thực hiện sự nghiệp kinh tế.
Thứ tư, tính giai cấp trong kinh tế và bản chất giai cấp của nhà nước
Nhà nước hình thành từ khi xã hội có giai cấp. Nhà nước bao giừ cũng đại diện lợi ích của giai
cấp thống trị nhất định trong đó có lợi ích kinh tế. Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam đại diện

cho lợi ích dân tộc và nhân dân, Nhà nước của ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Mục tiêu
phát triển kinh tế – xã hội do Nhà nước ta xác định và quản lý chỉ đạo là nhằm cuối cùng đem lại
lợi ích vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tuy vây, trong nền kinh tế nhiều thành phần, mở cửa
với nước ngoài, không phải lúc nào lợi ích kinh tế của các bên cũng luôn luôn nhất trí. Vì vậy,
xuất hiện xu hướng vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong quá trình hoạt động kinh tế trên các mặt
quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối.
Trong cuộc đấu tranh trên mặt trận kinh tế. Nhà nước ta phải thể hiện bản chất giai cấp của mình
để bảo vệ lợi ích của dân tộc và của nhân dân ta. Chỉ có Nhà nước mới có thể làm được điều đó.
Như vậy là, trong quá trình phát triển kinh tế, Nhà nước ta đã thể hiện bản chất giai cấp của
mình.
Bốn lý do chủ yếu trên đây chính là sự cần thiết khách quan của Nhà nước đối với nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
b/ Trình bày nội dung quản lý nhà nước về tài chính – tiền tệ


Trong nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói riêng, tài chính tiền tệ là điều kiện tiền đề của mọi
hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội. Nó trực tiếp chi phối đến các hoạt động khác từ sản xuất
đời sống đến quản lý nhà nước. Để tài chính tiền tệ tác động đến các hoạt động trong đời sống
kinh tế xã hội theo mục tiêu và bản chất của chế độ, đòi hỏi nhà nước, trong thực hiện chức năng
tổ chức và quản lý mọi hoạt động của xã hội cần chủ động tác động vào tài chính cũng như sử
dụng tài chính là công cụ để quản lý xã hội. Đó là đòi hỏi khách quan của bất kỳ chế độ xã hội
nào, đặc biệt là trong điều kiện đổi mới ở nước ta. Vai trò quản lý nhà nước đối với tài chính tiền
tệ là một tất yếu khách quan được thể hiện qua hai khía cạnh:
Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của tài chính tiền tệ đối với mọi hoạt động trong đời sống kinh tế
xã hội
Tài chính tiền tệ có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Nó tác động và chi phối mọi
mặt hoạt động trong xã hội, quan hệ tài chính tiền tệ, thuộc phạm trù quan hệ sản xuất, thể hiện
bản chất của Nhà nước, của chế độ và phục vụ nhà nước. Do vây, đòi hỏi nhà nước phải trực tiếp
can thiệp, chi phối các quan hệ tài chính tiền tệ nhằm làm cho các quan hệ tài chính trong nền

kinh tế: một mặt được thực hiện theo yêu cầu của quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ và tín
dụng ngân hàng… phù hợp với điều kiện của đất nước; mặt khác phục vụ cho việc thực hiện mục
tiêu, nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ. Đó là yêu cầu mang tính khách quan xuất phát
từ chức năng nhiệm vụ quản lý của Nhà nước.
Thứ hai, xuất phát từ vai trò tài chính của Nhà nước
Điều này được thể hiện: Nhà nước sử dụng tài chính tiền tệ là công cụ quan trọng trong quản lý
xã hội nói chung và quản lý nền kinh tế nói riêng.
Nhà nước là người tổ chức và quản lý mọi hoạt động của xã hội, của nền kinh tế quốc dân. Một
trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng nhất của Nhà nước là tài chính tiền tệ. Vai
trò to lớn của Nhà nước về tài chính tiền tệ được thể hiện qua các điếm sau:
Một là: Nhà nước định ra các luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định về tài chính, chính
sách về ngân sách, về thuế, về tín dụng, tiền tệ…. Các luật, chính sách này không những bắt
buộc các doanh nghiệp và dân cư phải tuân thủ, phải theo, mà còn tạo điều kiện, môi trường để
các doanh nghiệp hoạt động.
Hai là: Nhà nước bỏ vốn đầu tư vào các doanh nghiệp quan trọng của mình, các khu vực
công cộng, các kết cấu hạ tầng. Những nguồn tài chính to lớn đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau,
không chỉ tạo môi trường, hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động, mà còn tạo ra cơ sở vật
chất kỹ thuật hiện đại cho các ngành mới, khu vực mới, có tầm quan trọng đối với toàn bộ nền
kinh tế quốc dân.
Ba là: Nhà nước cũng là nguồn cung ứng các nguồn vốn cho đất nước, Nhà nước là người
quyết định phát hành tiền tệ, kiểm soát các hoạt động tín dụng và phân phối tín dụng. Trong điều
kiện kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp không thể thiếu nguồn vốn tín dụng,
không thể không chịu tác động của lưu thông tiền tệ, của sự cung ứng tài chính của Nhà nước.
Ngoài ra, Nhà nước còn trợ giá, bù lỗ, quy định giá…
Bốn là: Nhà nước chi tiêu bằng vốn ngân sách sẽ trở thành là người mua hàng lớn nhất của
đất nước. Những khoản chi của ngân sách nhà nước tạo thành một sức mạnh bằng tiền to lớn và
đòi hỏi những hàng hoá, dịch vụ đa dạng, phức tạp tạo ra thị trường to lớn cho việc tiêu thụ hàng
hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp. Trong bất cứ hình thái xã hội nào, sức mua do chi tiêu ngân
sách nhà nước tạo ra là sức mua lớn nhất trên thị trường và đó là lực lượng tiêu thụ lớn nhất.



Năm là: Nhà nước với tư cách là người có quyền lực, thực hiện sự kiểm tra, kiểm soát tài
chính đối với các hoạt động kinh tế, xã hội, trong đó có hoạt động tài chính của các doanh
nghiệp. Những việc kinh doanh phạm pháp, bê bối về tài chính của các doanh nghiệp được nhà
nước xử lý theo pháp luật, bảo đảm cho các doanh nghiệp hoạt động theo yêu cầu của nền kinh tế
và đời sống của nhân dân.
Các vấn đề tài chính trên tầm vĩ mô đó chỉ có Nhà nước mới có khả năng chi phối, tác động đến
mọi hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội. Qua đó, Nhà nước vừa bắt buộc vừa tạo điều kiện
cho các hoạt động trong nền kinh tế phát triển.
Từ những vấn đề trên có thể khẳng định rằng, trong bất kỳ xã hội nào, đặc biệt là nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN ở nước ta: Nhà nước quản lý tài
chính tiền tệ là tất yếu khách quan, đồng thời cũng là đòi hỏi khách quan xuất phát từ bản chất
của Nhà nước ta.
Câu 2 :
b/ Tổng quan quản lý nhà nước về Tài chính công :
b.1/ Khái niệm quản lý tài chính công.
Quản lý tài chính công là hoạt động của các chủ thể quản lý tài chính công thông qua việcc sử
dụng có chủ định các phương pháp quản lý và công cụ quản lý để tcs động và điều khiển hoạt
động của tài chính công nhằm đạt được các mục tiêu đã định.
Thực chất của quản lý tài chính công là quá trình lập ké haọch, tổ chưcss, đièu hành và kiểm soát
hoạt động thu chi của Nhà nước nhằm phục vụ cho việc thực hiện cácchức năng nhiệm vụ của
Nhà nước có hiệu quả nhất.
b.2/ Nguyên tắc quản lý tài chính công.
Hoạt dộng quản lý tài chính công được thực hiện theo những nguyên tắc cơ bản sau:.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Tập trung dân chủ là nguyên tắc hàng đầu trong quản lý tài
chính công. Điều này được thể hiện ở quản lý ngân sách nhà nước, quản lý quỹ tài chính nhà
nước và quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp. Tập trung dân chủ
đảm bảo cho các nguồn lực của xã hội, của nền kinh tế được sử dụng tập trung và phân phối hợp
lý. Các khoản thu-chi trong quản lý tài chính công phải được bàn bạc thực sự công khai nhằm
đáp ứng các mục tiêu vì lợi ích cộng đồng.

-Nguyên tắc hiệu quả: Nguyên tắc, hiệu quả là nguyên tắc quan trọng trong quản lý tài chính
công. Hiệu quả trong quản lý tài chính công được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh
tế và xã hội. Khi thực hiện các nội dung chi tiêu công cộng, Nhà nước luôn hướng tới việc thực
hiện các nhiệm vụ và mục tiêu trên cơ sở lợi ích của toàn thể cộng đông. Ngoài ra, hiệu quả kinh
tế cũng là thước đo quan trọng để Nhà nước cân nhắc khi ban hành các chính sách và các quyết
định liên quan đến chi tiêu công. Hiệu quả về xã hội là tiêu thức rất cần quan tâm trong quản lý
tài chính công. Mặc dù rất khó định lượng, song những lợi ích của xã hội luôn được đề cập, cân
nhắc, thận trọng trong quá trình quản lý tài chính công. Hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế là hai
nội dung quan trọng phải được xem xét đồng thời khi hình thành một quyết định, hay một chính
sách chi tiêu ngân sách.
- Nguyên tắc thống nhất: Thống nhất quản lý theo những văn bản pháp luật là nguyên tắc không
thể thiếu trong quản lý tài chính công. Thống nhất quản lý chính là việc tuân thủ theo một quy
định chung từ việc hình thành, sử dụng, kiẻm tra thanh tra, thanh quyết toán, xử lý các vướng
mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Thực hiện nguyên tắc quản lý thống nhất sẽ đảm bảo
tính bình đẳng, công bằng, đảm bảo hiệu quả, hạn chế những tiêu cực và những rủi ro khi quyết
định các khoản chi tiêu công,.


- Nguyên tắc công khai, minh bạch: Công khai minh bạch trong động viên, phân phối các nguồn
lực tài chính công, là nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảo cho việc quản lý nguồn tài chính
công được thực hiện thống nhất và hiệu quả. Thực hiện công khai minh bạch trong quản lý sẽ tạo
điều kiện cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm soát các quyết định về thu, chi trong quản lý tài
chính công, hạn chế những thất thoát và đảm bảo hiệu quả của những khoản thu, chi tiêu công.

Đề cương ôn tập Pháp lệnh cán bộ, công chức
1/ Đối tượng là cán bộ công chức
1. Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh CBCC là công dân Việt Nam, trong biên chế, bao
gồm:
a) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

(sau đây gọi chung là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là
cấp huyện);
b) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc
trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
c) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công
vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
d) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm
vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã
hội;
đ) Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân;
e) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc
trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà
không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp;
g) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng
nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị – xã
hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
h) Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban
nhân dân cấp xã.
2. Cán bộ, công chức quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g và h nêu trên được hưởng lương từ
ngân sách nhà nước; cán bộ, công chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được hưởng lương
từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật.
Những việc công chức không được làm
Điều 15
Cán bộ, công chức không được chây lười trong công tác, trốn tránh trách nhiệm hoặc thoái thác
nhiệm vụ, công vụ; không được gây bè phái, mất đoàn kết, cục bộ hoặc tự ý bỏ việc.
Điều 16
Cán bộ, công chức không được cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc.
Điều 17

Cán bộ, công chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành
các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, bệnh viện
tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư.


Cán bộ, công chức không được làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và
các tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật
nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và các công
việc khác mà việc tư vấn đó có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia.
Chính phủ quy định cụ thể việc làm tư vấn của cán bộ, công chức.
Điều 18
Cán bộ, công chức làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước, thì trong
thời hạn ít nhất là năm năm kể từ khi có quyết định hưu trí, thôi việc, không được làm việc cho
các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh với nước ngoài trong phạm
vi các công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm.
Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức
không được làm và chính sách ưu đãi đối với những người phải áp dụng quy định của Điều này.
Điều 19
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con của những
người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người
đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
Điều 20
Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức không được bố trí vợ hoặc
chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đạo về tổ chức nhân sự, kế toán
– tài vụ; làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức hoặc mua bán vật tư, hàng hoá, giao dịch,
ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức đó.

ề cương ôn tập công chức Thuế – 8
Trình bày nguyên nhân vì sao Quốc hội thông qua Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?
Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, với những lý do sau:
- Nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, các thành phần, chủ thể
kinh tế ngày càng tăng lên và chủ yếu hướng theo lợi nhuận bởi sự chi phối của quy luật giá trị
cho nên việc sử dụng tài sản, tài nguyên, lao động của nhiều cơ sở không hợp lý, lợi dụng cơ chế
để trục lợi cá nhân dẫn đến lãng phí các nguồn lực.
Một bộ phận không có ý thức tiết kiệm, không coi trọng lợi ích của nhà nước, của tập thể nên
việc sử dụng tiền của, tài sản của nhà nước một cách vô cùng lãng phí, thậm chí tham ô, tham
nhũng để làm giàu bất chính gây thiệt hại cho nhà nước và xã hội.
- Tiết kiệm được xác định là quốc sách để phát triển kinh tế của đất nước trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước. Vì Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử
dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn đạt được
mục tiêu đã định. Đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao
động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên ở những lĩnh vực đã
có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì tiết kiệm là
việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định
hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định.
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước ta có hạn, nguồn ngân sách nhà nước chưa đủ để chi
dùng cho đầu tư phát triển và chi tiêu thường xuyên nên chúng ta phải tiết kiện trong sản xuất và
tiêu dùng để tránh lãng phí. Có thể hiểu lãng phí là: việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động,
thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức,


tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử
dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà
nước và tài nguyên thiên nhiên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã
định.
- Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí điều chỉnh việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước,
tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên
nhiên; trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được quán triệt từ chủ trương, đường lối, cơ chế,
chính sách và được thể chế hoá bằng pháp luật.
+ Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ và quy định
của pháp luật.
+ Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, cơ
quan, tổ chức; trên cơ sở phân cấp quản lý đồng thời với việc nâng cao trách nhiệm của người
đứng đầu, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức.
+ Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, đề cao vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân
dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đoàn thể quần chúng và
nhân dân trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
+ Có chế độ khen thưởng, xử lý vi phạm rõ ràng, nghiêm minh, kịp thời và công khai.

Đề cương ôn tập công chức thuế – 7
Phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế
Phương pháp quản lý kinh tế của Nhà nước là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích và
có thể có của Nhà nước lên hệ thống kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý của Nhà nước.
Trong thực tế tổ chức và quản lý đối với nền kinh tế, Nhà nước có thể và cần phải thực hiện các
biện pháp chủ yếu, đó là: phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế và phương pháp giáo
dục thuyết phục.
1. Phương pháp hành chính
1.1. Khái niệm
Phương pháp hành chính là cách thức tác động trực tiếp của Nhà nước thông qua các quyết định
dứt khoát có tính bắt buộc trong khuôn khổ luật pháp lên các chủ thể kinh tế, nhằm thực hiện các
mục tiêu của Nhà nước trong những tình huống nhất định.
1.2. Đặc điểm
Phương pháp này mang tính bắt buộc và tính quyền lực.
- Tính bắt buộc đòi hỏi các đối tượng quản lý (các doanh nghiệp, các doanh nhân…) phải chấp
hành nghiêm chỉnh các tác động hành chính, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng.
- Tính quyền lực đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước chỉ được phép đưa ra các tác động hành
chính đúng thẩm quyền của mình.

Thực chất của phương pháp này là sử dụng quyền lực Nhà nước để tạo sự phục tùng của đối
tượng quản lý (các doanh nghiệp, doanh nhân…) trong hoạt động và quản lý của Nhà nước.
1.3 Hướng tác động
- Tác động về mặt tổ chức: Nhà nước xây dựng và không ngừng hoàn thiện khung pháp luật, tạo
ra một hành lang pháp lý cho các chủ thể tham gia vào hoạt động của nền kinh tế. Nhà nước ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về mặt tổ chức hoạt động của các chủ thể kinh tế


và những quy định thuộc về thủ tục hành chính buộc tất cả những chủ thế từ cơ quan nhà nước
đề doanh nghiệp phải tuân thủ.
- Tác động điều chỉnh hành động, hành vi của các chủ thể kinh tế là những tác động mang tính
bắt buộc của Nhà nước lên quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế nhằm
đảm bảo thực hiện được mục tiêu quản lý của Nhà nước.
1.4. Trường hợp áp dụng phương pháp hành chính
Phương pháp hành chính được dùng để điều chỉnh các hành vi mà hậu quả của nó có thể gây ra
thiệt hại cho cộng đồng, cho Nhà nước. Trong trương hợp những hành vi này diễn ra khác với ý
muốn của Nhà nước phải sử dụng phương pháp cưỡng chế để ngay lập tức đưa hành vi đó tuân
theo một chiều hướng nhất định, trong khuôn khổ chính sách, pháp luật về kinh tế. Chẳng hạn,
những đơn vị nào sản xuất hàng nhái, hàng giả bị Nhà nước phát hiện sẽ phải chịu xử phạt hành
chính như: đình chỉ sản xuất kinh doanh, nộp phạt, tịch thu tài sản…
2. Phương pháp kinh tế
2.1. Khái niệm
Phương pháp kinh tế là cách thức tác động gián tiếp của Nhà nước, dựa trên những lợi ích kinh tế
có tính hướng dẫn lên đối tượng quản lý tự giác chủ động quản lý nhằm làm cho các đối tượng
quản lý tự giác chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2.2. Đặc điểm
Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động lên đối tượng quản lý không bằng cưỡng chế hành
chính mà bằng lợi ích, tức là Nhà nước chỉ đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phải đạt, đặt ra những điều
kiện khuyến khích về kinh tế, những phương tiện vật chất có thể sử dụng để họ tự tổ chức việc
thực hiện nhiệm vụ. có thể thấy đay là phương pháp quản lý tốt nhất để thực hành tiết kiệm và

nâng cao hiệu quả kinh tế. Phương pháp này mở rộng quyền hành động cho các chủ thể kinh tế,
đồng thời cũng tăng trách nhiệm kinh tế của họ.

Đề cương ôn tập công chức thuế – 6
Nhà nước sử dụng công cụ thanh tra tài chính, kiểm toán và chế độ kế toán trong quản lý nền
kinh tế thị trường.
* Với công cụ thanh tra tài chính, Nhà nước thực hiện một số nội dung công việc sau:
Một là, ban hành chế độ thanh tra tài chính. Hiện nay thanh tra tài chính được Nhà nước
coi là chế độ thường xuyên đối vớI các dân sự sử dụng NSNN. Qua đó nhằm chấn chỉnh chế độ
quản lý ngân sách, nâng cao hiệu quả NSNN.
Hai là, quy định về nội dung, phương pháp, trình tự về thanh tra tài chính.
Ba là, quy định về thủ tục xử lý trong quá trình thanh tra tài chính.
Bốn là, quy định về tiêu chuẩn, trình độ, cũng như trách nhiệm quyền hạn đối với cán bộ
thanh tra.
* Với công cụ kiểm toán, NN thực hiện một số nội dung công việc:
Một là, ban hành hệ thống pháp luật làm căn cứ cho việc thành lập và hoạt động của cơ
quan kiểm toán.
Hai là, hoàn thiện hệ thống kiểm toán NN để thực hiện kế hoạch kiểm toán đối với NSNN
mà Chính phủ quy định.
Ba là, quy định tiêu chuẩn, điều kiện cho các kiểm toán viên độc lập. Tổ chức kiểm tra cấp
giấy phép chứng nhận hành nghề cho các kiểm toán viên độc lập.
Bốn là, ban hành quy định về nội dung, trình tự của công tác kiểm toán, cũng như quy
trình và phương pháp xử lý qua kết luận của cơ quan kiểm toán.


Năm là, thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với mọI hoạt động kiểm toán.
* Với công cụ kế toán, NN thực hiện một số nội dung công việc:
Một là, không ngừng hoàn thiện hệ thống chế độ kế toán cho phù hợp với điều kiện đổi
mới của nền kinh tế đất nước.
Hai là, ban hành thống nhất chế độ kế toán: hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán, báo cáo,

hoá đơn chứng từ… cho các tổ chức, các đơn vị, các doanh nghiệp.
Ba là, quy định về chế độ, tiêu chuẩn cũng như quy trình tuyển dụng, công nhận đối với kế
toán trưởng đơn vị.
Bốn là, XD hệ thống thông tin về kế toán, kiểm toán… trong phạm vi cả nước nhằm nâng
cao chất lượng của công tác kế toán.
Năm là, thường xuyên kiểm tra, thanh tra đối với công tác kế toán nhằm chấn chỉnh công
tác kế toán và hoàn thiện chế độ kế toán.
Sáu là, thực hiện tin học hoá công tac kế toán.
/ Mục tiêu và nguyên tắc quản lý Nhà nước về tài chính tiền tệ
a) Quản lý Nhà nước đối với tài chính tiền tệ là quá trình tác động của NN vào các quan hệ tài
chính tiền tệ nhằm hướng nó tác động vào các hoạt động trong đời sống xã hội theo hướng phục
vụ mục tiêu, chiến lược, kế hoạch phát triển đất nước nói chung và kinh tế xã hội nói riêng mà
NN đặt ra trong từng thời kỳ. Quản lý NN về tài chính tiền tệ đồng thời là quá trình sử dụng tài
chính, tiền tệ như là công cụ để quản lý và điều hành nền kinh tế, hướng các quan hệ kinh tế, các
hoạt động kinh tế thực hiện, phát triển theo ý đồ của Nhà nước
Trên bình diện tổng thể, tài chính phải bảo đảm đạt được các mục tiêu bao quát của kinh tế thị
trường là: Bảo đảm sự phát triển ổn định về kinh tế xã hội, làm cho nền kinh tế phát huy được
hiệu quả cao và bảo đảm sự phân phối công bằng trong các khâu, quá trình và lĩnh vực theo
đường lối của Đảng và Nhà nước
b) Thực hiện đường lối đổi mới mà Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, từ bản chất của Nhà nước ta
(nhà nước của dân, do dân và vì dân), mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu của quản lý NN về tài chính
tiền tệ được thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau:
Một là: xây dựng, hình thành một hệ thống cơ chế mới, quản lý vĩ mô nền kinh tế, kích
thích, thúc đẩy mọi tổ chức, cá nhân đầu tư và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, thúc đẩy thực
hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Hai là: Hình thành và bảo đảm các cân đối chủ yếu, tỷ lệ phát triển nền kinh tế, phân phối
hợp lý quan hệ tích luỹ, tiêu dùng, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý cho
sự phát triển trong từng giai đoạn và sự phát triển lâu dài.
Ba là: Thúc đẩy sự phát triển quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, nâng cao vai trò sở hữu
về tư liệu sản xuất chủ yếu: doanh nghiệp nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

Bốn là: Định hướng hoạt động và phát triển các thành phần kinh tế khác và nhân dân bằng
chính sách tài chính cởi mở, khuyến khích, công bằng về nghĩa vụ và quyền lợi
Năm là: Khai thác triệt để mọi nguồn vốn, kỹ thuật lao động, thị trường cho phát triển kinh
tế- xã hội.
Sáu là: Mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế với nước ngoài, hoà nhập kinh tế với khu vực và
thế giới, vì mục đích lợi ích cho đất nước
Bảy là: Khai thác, nuôi dưỡng, tạo lập và phát triển các nguồn thu của ngân sách nhà
nước, thực hiện chính sách động viên thu nhập quốc dân vào ngân sách nhà nước; quản lý chặt
chẽ các nguồn chi ngân sách nhà nước, bảo đảm nguồn vốn cho phát triển kinh tế và thực hiện
các chức năng khác của nhà nước.


Tám là: Bảo đảm thực hiện các chính sách xã hội của nhà nước
Chín là: Bảo đảm ổn định thị trường, giá cả, ổn định giá trị đồng tiền, làm cơ sở cho ổn
định và phát triển kinh tế
Mười là: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, bảo đảm chính sách tài chính- tiền tệ nhất quán,
giữ vững trật tự kỷ cương về kinh tế, tài chính, xã hội
c) Với mục tiêu nhiệm vụ trên, quản lý NN về tài chính tiền tệ ở nước ta trong thời kỳ đổi mới
hiện nay được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Nhà nước quản lý tài chính và lưu thông tiền tệ thống nhất trong cả nước trên cơ sở phân công
phân cấp hợp lý cho các ngành các địa phương. NN quy định thống nhất về chế độ tài chính và
lưu thông tiền tệ tín dụng ngân hàng; thống nhất về công tác kế hoạch hoá ngân sách nhà nước.
Việc phân công phân cấp cho các ngành, các địa phương là việc phân công nhiệm vụ thực hiện
kế hoạch thu chi ngân sách thống nhất của Nhà nước. Phát huy triệt kể vai trò tự chủ về tài chính
của cơ sở. Chính sách tài chính thống nhất lấy phục vụ sản xuất làm cơ sở.
- Nhà nước quản lý và điều hành ngân sách nhà nước và lưu thông tiền tệ theo nguyên tắc tập
trung thống nhất. Bảo đảm quyền quyết định tập trung vào Quốc hội và sự điều hành của Chính
phủ. Đề cao trách nhiệm của các cấp trên cơ sở lợi ích quốc gia.
- Phấn đấu cân bằng ngân sách tích cực, không in tiền để bù vào bội chi ngân sách, chi thường
xuyên của ngân sách nhà nước không được vượt quá tổng số thu từ thuế và các khoản mang tính

chất thuế. Bội thu (nếu có) được đầu tư để phát triển.
- Tài chính nhà nước giữ vai trò tự chủ đạo trong hệ thống tài chính
- Thực hiện nguyên tắc tự chủ về tài chính đối với các doanh nghiệp. Xoá bỏ mọi sự bù lỗ từ
ngân sách nhà nước.
Với những điều kiện trên, quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ nhằm bảo đảm cân đối ngân sách
vững chắc, ổn định tiền tệ, kìm hãm lạm phát, tạo điều kiện tài chính bền vững cho quá trình hội
nhập vào khu vực.

Đề cương ôn tập công chức thuế – 5
Quản lý Nhà nước đối với bảo hiểm
Thứ nhất, bảo hiểm xã hội được thực hiện theo loại hình bảo hiểm bắt buộc hay tự nguyện
được áp dụng đối với từng loại đối tượng và từng loại hình doanh nghiệp để đảm bảo cho người
lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm thích hợp.
Thứ hai, đa dạng hoá các loại hình hoạt động bảo hiểm trong nền kinh tế. Nhà nước thống
nhất quản lý bảo hiểm bằng pháp luật, chính sách, chế độ…
Thứ ba, ban hành hệ thống pháp luật làm chuẩn mực pháp lý cho các loạI hình bảo hiểm.
Thứ tư, thống nhất quản lý đốI vớI bảo hiểm xã hội từ trung ương đến cơ sở. Thống nhất
về chế độ, mức chi trả, hình thức và phương pháp tính toán. Chế độ bảo hiểm xã hội ở ta phản
ánh rõ bản chất tốt đẹp của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thứ năm, thực hiện thanh tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động bảo hiểm.
Thứ sáu, mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động bảo hiểm.
Quản lý NN đối với thị trường tài chính.
- Thứ nhất, nội dung quản lý Nhà nước đối với thị trường tiền tệ.
+ Ban hành hệ thống pháp luật làm căn cứ và môi trường pháp lý cho thị trường tiền tệ hoạt
động.


+ Ban hành hệ thống chính sách để điều chỉnh thị trường tiền tệ. Trong đó quan trọng nhất là
chính sách lãi suất, chính sách về lượng tiền trong lưu thông…
+ Chống lạm phát.

+ Chính sách kích thích tiêu dùng ( kích cầu về vốn tiền tệ.)
+ Thực hiện thanh tra, kiểm tra những vi phạm trong hoạt động của thị trường tiền tệ.
- Thứ hai, nội dụng quản lý chủ yếu đối với thị trường vốn ( thị trường đầu tư)
+ Ban hành hệ thống các chính sách để quản lý, điều tiết hoạt động vay và cho vay. Trong đó
quan trọng nhất là:
Chính sách về thời hạn vay, mức vay.
Chính sách lãi suất ưu đãi.
Chính sách về thế chấp, tín chấp.
+ Chính sách ưu đãi trong đầu tư. Ở đây chủ yếu là dùng chính sách lãi suất và thuế ưu đãi.
+ Thực hiện thanh tra, kiểm tra.
- Thứ ba, Nội dung quản lý NN đối với thị trường chứng khoán.
+ Ban hành hệ thống pháp luật, quy định các điều kiện pháp lý cho hoạt động kinh doanh chứng
khoán và vận hành thị trường chứng khoán
+ Tổ chức quản lý quá trình giao dịch, mua bán chứng khoán ở thị trường (các trung tâm giao
dịch chứng khoán).
+ Thực hiện công tác giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động của thị trường chứng khoán.
+ Lúc cần thiết thông qua NSNN, điều chỉnh cung cầu, bảo đảm ổn định cho thị trường chứng
khoán.
+ Tuyên truyền sâu rộng về thị trường chứng khoán và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hoạt động trên
thị trường chứng khoán.
- Thứ tư, nội dung quản lý NN đối với thị trường ngoại hối.
+ Thực hiện chính sách tài chính đối ngoại tích cực, từng bước cân bằng cán cân thanh toán quốc
tế, tỷ giá phù hợp, thực hiện quản lý tập trung ngoại tệ và quản lý chặt chẽ các khoản chi ngoạI tệ
của NN.
+ Thực hiện chính sách bảo lãnh nhằm khuyến khích sử dụng vốn vay có hiệu quả, đúng mục
đích, thực hiện quản lý và điều hành nguồn vốn vay chặt chẽ.
+ Sử dụng tỷ giá hối đoái là công cụ quan trọng đặc biệt để điều chỉnh quan hệ tiền trong nước
và tiền nước ngoài, đặc biệt là USD
+ Phát huy triệt để tác dụng điều tiết kích thích của đòn bẩy tỷ giá,
+ Bảo đảm nền kinh tế phát triển với thị trường tài chính ổn định luôn là mục tiêu quản lý Nhà

nước về kinh tế.

Đề cương ôn tập công chức thuế – 4
Quản lý NN về lưu thông tiền tệ và tín dụng
Thứ nhất, quản lý Nhà nước đối với tiền tệ
+ Áp dụng chính sách tiền tệ tích cực vừa chống lạm phát, vừa đảm bảo cung ứng tiền tệ cho yêu
cầu phát triển kinh tế – xã hội ổn định.
+ Nhà nước độc quyền phát hành tiền và điều hoà lưu thông tiền tệ.
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất quản lý thống nhất việc phát hành tiền giấy và tiền kim
loại ra lưu thông.


+ Ngân hàng Nhà nước tổ chức quy định việc mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền
mặt.
- Nhà nước thống nhất quản lý ngoại tệ, quản lý vàng.
- Thứ hai, quản lý Nhà nước về tín dụng
+ Nhà nước quản lý tất cả các hoạt động tín dụng trong nền kinh tế của các thành phần kinh tế.
+ Bằng luật ngân hàng và các văn bản pháp quy quy định, thực hiện kiểm tra việc chấp hành các
quy định về pháp luật tín dụng.
+ Nhà nước khống chế tổng mức tín dụng phù hợp với yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ, và
phân phối tổng hạn mức tín dụng tối ưu cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân; thực hiện chính
sách tiền tệ.
+ Nhà nước định hướng hoạt động tín dụng theo mục đích chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.
- Thứ ba, quản lý Nhà nước đối với lãi suất.
+ Nhà nước thực hiện chính sách lãi suất thích hợp để thu hút vốn và phân phối vốn hợp lý cho
yêu cầu phát triển kinh tế; điều hoà cung cầu vốn tiền tệ; điều chỉnh và kiểm soát khối lượng lưu
thông tiền tệ, thông qua lãi suất để thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt hoặc nới lỏng.
+ Nhà nước quy định mức lãi suất cơ bản để quản lý thị trường tín dụng, tiến tới thực hiện tự do
hoá lãi suất theo cơ chế thị trường.
+ Nhà nước quy định mức lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn để quản lý doanh đối với các ngân

hàng kinh doanh, vì mục đích thực hiện chính sách tiền tệ.
+ Nhà nước xoá bỏ bao cấp trong chính sách lãi suất, công bằng trong lãi suất đối với các thành
phần kinh tế, từng bước xoá bỏ chính sách xã hội trong lãi suất.
+ Nhà nước áp dụng chính sách lãi suất tài trợ đối với các dự án khuyến khích
+ Nhà nước còn quy định tỷ lệ chênh lệch lãi suất bình quân tiền gửi cho vay để khống chế lợi
ích đối với các tổ chức tín dụng

Đề cương ôn tập công chức thuế – 3

II. Nội dung quản lý NN đối với tài chính DN
Một là, Nhà nước chủ chương khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thanh phần kinh
tế huy động mọi nguồn lực tài chính đầu tư vào phát triển kinh tế đất nước.
Hai là, Nhà nước thực hiện quyền quản lý tài nguyên, tài sản công và giao cho các doanh
nghiệp sử dụng trên nguyên tắc phải trả tiền, phải hoàn trả trong thời gian quy định, hoặc nộp
tiền sử dụng vốn, thuế sử dụng tài nguyên…


Ba là, Nhà nước quản lý tài chính, bằng nguồn vốn đầu tư vào các ngành kinh tế quan
trọng, mũi nhọn, bằng đầu tư phát triển cơ sở hạ tâng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
kinh tế.
Bốn là, Nhà nước tạo môi trường tài chính thuận lợi, thực hiện các chính sách tài chính cởi
mở để khuyến khích các DN phát triển, có doanh lợi thoả đáng và bảo vệ lợi ích chính đáng của
DN.
Năm là, Nhà nước có chính sách hỗ trợ tài chính trong việc khuyến khích SX hàng hoá
xuất khẩu, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, sử dụng nhiều lao động, có chính sách hài hoà và tỷ giá
phù hợp, chính sách tín dụnh thông thoáng để tạo điều kiện cho DN có điều kiện hoạt động hiệu
quả.
Sáu là, Nhà nước quản lý giá cả hành hoá, nhằn ổn định thị trường, giá cả.
Bảy là, Nhà nước buộc các doanh nghiệp phải chấp hành chế độ kế toán, báo cáo tài chính
của Nhà nước.

Tám là, Nhà nước thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán đối với các doanh
nghiệp.
Chín là, Nhà nước quyết định công bố phá sản doanh nghiệp, thực hiện thanh lý tài sản
theo luật phá sản của Nhà nước.

Đề cương ôn tập công chức thuế – 2
: Trình bày nội dung quản lý nhà nước về tài chính – tiền tệ
I. Quản lý và điều hành ngân sách nhà nước
- NSNN là nguồn tài chính tập trung quan trọng nhất trong hệ thống tài chính quốc gia. NSNN là
tiềm lực tài chính, là sức mạnh về mặt tài chính của nhà nước. Quản lý và điều hành NSNN có
tác dụng chi phối trực tiếp đến các hoạt động tài chính khác trong nền kinh tế quốc dân.
- NSNN được quản lý và điều hành theo Luật NSNN được Quốc hội nước CHXHCNVN thông
qua ngày 30/3/1996. Theo đó, những nội dung chủ yếu về quản lý và điều hành ngân sách nhà
nước bao gồm:
1/ NSNN được quản lý và điều hành theo chế độ kế hoạch hoá thống nhất từ trung ương đến cơ
sở. Mọi sự thu chi của NSNN đều được thể hiện qua kế hoạch thống nhất từ trung ương đến cơ
sở. Kế hoạch ngân sách do Quốc hội thông qua hàng năm.
2/ Thực hiện phân cấp quản lý NSNN phù hợp với sự phân cấp hành chính: cấp trung ương; cấp
tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương); cấp huyện (quận); cấp xã (phường).
Tuy nhiên, việc phân công, phân cấp quản lý NSNN là phân công phân cấp thực hiện nhiệm vụ
kế hoạch thu chi NS cho các cấp trên cơ sở chế độ thống nhất, kế hoạch thống nhất. Cần thấy rõ
phân công phân cấp, không phải là phân chia NS
3/ Quản lý thuế, nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước
- Một là: Tiếp tục cải cách và hoàn thiện các sắc luật về thuế theo các tiêu chuẩn cơ bản và
hướng chính sau:
+ Hệ thống thuế phải bao quát hết các nguồn thu và tăng thu
+ Xác định và lựa chọn đúng mục tiêu của thuế: Mục tiêu của thuế chủ yếu chủ yếu là kích thích,
điều tiết kinh tế và tăng thu cho ngân sách nhà nước; không nên đặt ra cho thuế phải thực hiện
một lúc nhiều mục tiêu liên quan đến chính sách xã hội.
+ Thực hiện chính sách thuế bình đẳng đối với các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư

+ Đơn giản hoá chính sách thuế: đơn giản cả về mặt thuế suất, thủ tục; dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ
kiểm tra, dễ được đông đảo người nộp thuế chấp nhận.


+ Chính sách thuế phải có tác dụng tích cực trong phân phối thu nhập, điều tiết thu nhập của các
doanh nghiệp và cá nhân một cách hợp lý, tạo sự công bằng xã hội.
+ Chính sách thuế phải đảm bảo ổn định trong một thời gian dài, tạo khả năng có thể dự đoán
được; tránh tình trạng thay đổi quá nhiều, gây trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ.
+ Chính sách thuế phải tạo ra điều kiện cho khả năng có thể kiểm soát được; kiểm soát của người
nộp thuế, người thu thuế và cơ quan quản lý thuế.
+ Thu hẹp phạm vi miễn giảm thuế, tập trung vào các yêu cầu cơ bản của chính sách kinh tế,
nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội
+ Nâng cao hiệu lực pháp lý và hiệu quả của chính sách thuế. Áp dụng nghiêm minh hình thức
thưởng phạt trong thuế, loại bỏ các khoản thuế không có hiệu quả do chi phí để thu thuế lớn hơn
cả số tiền thuế thu được.
- Hai là: Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, thường xuyên trong mọi tổ chức và dân cư về các luật
thuế và các văn bản dưới luật để họ hiểu rõ, nhận thấy trách nhiệm, nghĩa vụ của người nộp thuế
và tổ chức thực hiện tốt. Tạo điều kiện cho nhân dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra về thuế
- Ba là: Tổ chức chỉ đạo công tác kê khai, đăng ký, xét duyệt đăng ký KD làm cơ sở, căn cứ pháp
lý để thu thuế
- Bốn là: Lập sổ thuế cho từng DN và hộ sản xuất KD tại xã phường, thị trấn. Sổ thuế được lập
và sử dụng trong nhiều năm; hàng năm nếu có thay đổi về chính sách thuế, căn cứ tính thuế, thì
các doanh nghiệp và hộ sản xuất, kinh doanh phải kê khai để điều chỉnh lại.
- Năm là: Chỉ đạo tổ chức thu thuế và nộp thuế
Chính phủ tổ chức thực hiện các luật thuế. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan đến các luật
thuế, phối hợp với Bộ tài chính ra các văn bản hướng dẫn thi hành hoặc trình Chính phủ ban
hành các văn bản để chỉ đạo thi hành các luật thuế. Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức chỉ đạo
công tác thu thuế ở địa phương. Chủ tịch UBND cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có
nhiệm vụ chỉ đạo công tác thu thuế ở địa phương, duyệt sổ thuế các xã phường, đề nghị cấp trên

những vấn đề cần thiết. Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn có trách nhiệm trực tiếp tổ chức
công tác thu thuế ở xã, phường, thị trấn.
Hệ thống cơ quan thuế là cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, tính
thuế, thông báo thuế, thu thuế và thực hiện các xử phạt vi phạm luật thuế của những tổ chức và
cá nhân nộp thuế, giúp UBND các cấp về công tác có liên quan đến trách nhiệm của UBND
trong việc thực hiện luật thuế, phối hợp với cơ quan kho bạc nhà nước trong việc thu nộp thuế
vào NSNN
- Sáu là: Tổ chức thanh tra, kiểm tra thực hiện các luật thuế
+ Hệ thống thanh tra nhà nước, thanh tra tài chính, thanh tra thuế có quyền và trách nhiệm tổ
chức công tác thanh tra về thuế.
+ Các cấp chính quyền có trách nhiệm và quyền kiểm tra việc thi hành luật thuế trên cả hai mặt:
kiểm tra những người nộp thuế thi hành nghĩa vụ nộp thuế và kiểm tra tổ chức thu thuế và cán bộ
thuế thi hành luật thuế
Bảy là: Củng cố và tăng cường lực lượng cán bộ thuế, tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán
bộ thuế, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ thuế để nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ này.
4/ Thực hiện quản lý tốt các nguồn chi chủ yếu của NSNN
- Một là: đối với các nguồn chi thường xuyên thực hiện chi hợp lý và hiệu quả trên cơ sở tiết
kiệm chống lãng phí. Chi thường xuyên được thực hiện theo chế độ thống nhất của nhà nước,
trên cơ sở kế hoạch ngân sách nhà nước hàng năm


- Hai là: đối với các khoản chi đầu tư phát triển được thực hiện theo hướng:
+ Dành tỉ lệ thoả đáng cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội.
+ Tập trung vốn cho các công trình trọng điểm, tránh dàn trải
+ Bảo đảm kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
+ Nâng cao hiệu quả kinh tế quốc doanh
- Ba là: thực hiện kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với chi ngân sách. Trong đó thực hiện
chế độ thanh tra, kiểm tra tài chính định kỳ, chế độ kiểm toán thường xuyên nhằm phát hiện,
ngăn ngừa và xử lý các hiện tượng tham nhũng, làm trái với quy định của Nhà nước. Đồng thời
qua đó chấn chỉnh chế độ chi ngân sách của Nhà nước cho phù hợp với tiến trình đổi mới của đất

nước và công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia.

Đề cương ôn tập công chức thuế
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế thị trường có điều
tiết-nền kinh tế thị trưuờng có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Điều đó có nghĩa là, nền kinh tế nước ta chịu sự điều tiết của thị trường và chịu sự điều tiết của
nhà nước (sự quản lý của Nhà nước). Sự quản lý nhà nước đối với nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là sự cần thiết khách quan, vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, phải khắc phục những hạn chế của việc điều tiết của thị trường, bảo đảm thực hiện
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra.
Sự điều tiết của thị trường đối với sự phát triển kinh tế thật kỳ diệu nhưng vẫn có những hạn chế
cục bộ. Ví dụ như về mặt phát triển hài hoà của xã hội, thì bộc lộ tính hạn chế sự điều tiết của thị
trường.
Thị trường không phải là nơi có thể đạt được sự hài hoà trong việc phân phối thu nhập xã hội,
trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội, trong việc phát triển kinh tế xã hội giữa các
vùng… Cùng với việc đó, thị trường cũng không khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị
trường, những mặt trái của nền kinh tế thị trường đã nêu ở trên. Tất cả điều đó không phù hợp và
cản trờ việc thực hiện đầy đủ những mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra. Cho nên trong
quá trình vận hành kinh tế, sự quản lý nhà nước đối với kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa là cần thiết để khắc phục những hạn chế, bổ sung chỗ hổng của sự điều tiết của trhị
trường, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Đó cũng là thực hiện nhiệm vụ hàng đầu của
quàn lý nhà nước về kinh tế.
Thứ hai: Bằng quyền lực, chính sách và sức mạnh kinh tế của mình. Nhà nước phải giải quyết
những mâu thuẫn lợi ích kinh tế phố biến, thường xuyên và cơ bản trong nền kinh tế quốc dân.
Trong quá trình hoạt động kinh tế, con người có mối quan hệ với nhau. Lợi ích kinh tế là biểu
hiện cụ thể của mối quan hệ đó. Mọi thứ mà con người phấn đấu đền liên quan đến lợi ích của
mình. Trong nền kinh tế thị trường, mọi đối tác đều hướng tới lợi ích kinh tế riêng của mình.
Nhưng, khối lượng kinh tế thì có hạn và không thể chia đều cho mọi người, nếu xẩy ra sự tranh
giành về lợi ích và từ đó phát sinh ra những mâu thuẫn về lợi ích. Trong nền kinh tế thị trường có
những loại mâu thuẫn cơ bản sau đây:

- Mâu thuẫn giữa các doanh nghiệp với nhau trên thương trường.
- Mâu thuẫn giữa chủ và thợ trong các doanh nghiệp
- Mâu thuẫn giữa người sản xuất kinh doanh với toàn thể cộng đồng trong việc sử dụng tài
nguyên và môi trường, không tính đến lợi ích chung trong việc họ cung ứng những hàng hoá và
dịch vụ kém chất lượng, đe doạ sức khoẻ cộng đồng: trong việc xâm hại trật tự, an toàn xã hội,
đe doạ an ninh quốc gia vì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.


- Ngoài ra, còn nhiều mâu thuẫn khác nữa như mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa cá nhân; công
dân với Nhà nước, giữa các địa phương với nhau, giữa các ngành, các cấp với nhau trong quá
trình hoạt động kinh tế của đất nước.
- Những mâu thuẫn này có tính phổ biến, thường xuyên và có tính căn bản vì liên quan đến
quyền lợi “về sống-chết của con người”. đến sự ổn định kinh tế-xã hội. Chỉ có nhà nước mới có
thể giải quyết được các mâu thuãn đó, điều hoà lợi ích của các bên.
Thứ ba, tính khó khăn phức tạp của sự nghiệp kinh tế
Để thực hiện bất kỳ một hoạt động nào cũng phải giải đáp các câu hỏi: Có muốn làm không? Có
biết làm không? Có phương tiện để thực hiện không? Có hoàn cảnh để làm không? Nghĩa là, cần
có những điều kiện chủ quan và khách quan tương ứng. Nói cụ thể và để hiểu, làm kinh tế nhất là
làm giầu phải có ít nhất các điều kiên: ý chí làm giàu, trí thức làm giàu, phương tiện sản xuất
kinh doanh và môi trường kinh doanh. Không phải công dân nào cũng có đủ các điều kiện trên
để tiến hành làm kinh tế, làm giàu. Sự can thiệp của nhà nước rất cần thiết trong việc hỗ trợ công
dân có những điều kiệncần thiết thực hiện sự nghiệp kinh tế.
Thứ tư, tính giai cấp trong kinh tế và bản chất giai cấp của nhà nước
Nhà nước hình thành từ khi xã hội có giai cấp. Nhà nước bao giừ cũng đại diện lợi ích của giai
cấp thống trị nhất định trong đó có lợi ích kinh tế. Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam đại diện
cho lợi ích dân tộc và nhân dân, Nhà nước của ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Mục tiêu
phát triển kinh tế – xã hội do Nhà nước ta xác định và quản lý chỉ đạo là nhằm cuối cùng đem lại
lợi ích vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tuy vây, trong nền kinh tế nhiều thành phần, mở cửa
với nước ngoài, không phải lúc nào lợi ích kinh tế của các bên cũng luôn luôn nhất trí. Vì vậy,
xuất hiện xu hướng vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong quá trình hoạt động kinh tế trên các mặt

quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối.
Trong cuộc đấu tranh trên mặt trận kinh tế. Nhà nước ta phải thể hiện bản chất giai cấp của mình
để bảo vệ lợi ích của dân tộc và của nhân dân ta. Chỉ có Nhà nước mới có thể làm được điều đó.
Như vậy là, trong quá trình phát triển kinh tế, Nhà nước ta đã thể hiện bản chất giai cấp của
mình.
Bốn lý do chủ yếu trên đây chính là sự cần thiết khách quan của Nhà nước đối với nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
3/ Trình bày nội dung quản lý nhà nước về tài chính – tiền tệ
Trong nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói riêng, tài chính tiền tệ là điều kiện tiền đề của mọi
hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội. Nó trực tiếp chi phối đến các hoạt động khác từ sản xuất
đời sống đến quản lý nhà nước. Để tài chính tiền tệ tác động đến các hoạt động trong đời sống
kinh tế xã hội theo mục tiêu và bản chất của chế độ, đòi hỏi nhà nước, trong thực hiện chức năng
tổ chức và quản lý mọi hoạt động của xã hội cần chủ động tác động vào tài chính cũng như sử
dụng tài chính là công cụ để quản lý xã hội. Đó là đòi hỏi khách quan của bất kỳ chế độ xã hội
nào, đặc biệt là trong điều kiện đổi mới ở nước ta. Vai trò quản lý nhà nước đối với tài chính tiền
tệ là một tất yếu khách quan được thể hiện qua hai khía cạnh:
Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của tài chính tiền tệ đối với mọi hoạt động trong đời sống kinh tế
xã hội
Tài chính tiền tệ có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Nó tác động và chi phối mọi
mặt hoạt động trong xã hội, quan hệ tài chính tiền tệ, thuộc phạm trù quan hệ sản xuất, thể hiện
bản chất của Nhà nước, của chế độ và phục vụ nhà nước. Do vây, đòi hỏi nhà nước phải trực tiếp
can thiệp, chi phối các quan hệ tài chính tiền tệ nhằm làm cho các quan hệ tài chính trong nền


kinh tế: một mặt được thực hiện theo yêu cầu của quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ và tín
dụng ngân hàng… phù hợp với điều kiện của đất nước; mặt khác phục vụ cho việc thực hiện mục
tiêu, nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ. Đó là yêu cầu mang tính khách quan xuất phát
từ chức năng nhiệm vụ quản lý của Nhà nước.
Thứ hai, xuất phát từ vai trò tài chính của Nhà nước

Điều này được thể hiện: Nhà nước sử dụng tài chính tiền tệ là công cụ quan trọng trong quản lý
xã hội nói chung và quản lý nền kinh tế nói riêng.
Nhà nước là người tổ chức và quản lý mọi hoạt động của xã hội, của nền kinh tế quốc dân. Một
trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng nhất của Nhà nước là tài chính tiền tệ. Vai
trò to lớn của Nhà nước về tài chính tiền tệ được thể hiện qua các điếm sau:
Một là: Nhà nước định ra các luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định về tài chính, chính
sách về ngân sách, về thuế, về tín dụng, tiền tệ…. Các luật, chính sách này không những bắt
buộc các doanh nghiệp và dân cư phải tuân thủ, phải theo, mà còn tạo điều kiện, môi trường để
các doanh nghiệp hoạt động.
Hai là: Nhà nước bỏ vốn đầu tư vào các doanh nghiệp quan trọng của mình, các khu vực
công cộng, các kết cấu hạ tầng. Những nguồn tài chính to lớn đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau,
không chỉ tạo môi trường, hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động, mà còn tạo ra cơ sở vật
chất kỹ thuật hiện đại cho các ngành mới, khu vực mới, có tầm quan trọng đối với toàn bộ nền
kinh tế quốc dân.
Ba là: Nhà nước cũng là nguồn cung ứng các nguồn vốn cho đất nước, Nhà nước là người
quyết định phát hành tiền tệ, kiểm soát các hoạt động tín dụng và phân phối tín dụng. Trong điều
kiện kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp không thể thiếu nguồn vốn tín dụng,
không thể không chịu tác động của lưu thông tiền tệ, của sự cung ứng tài chính của Nhà nước.
Ngoài ra, Nhà nước còn trợ giá, bù lỗ, quy định giá…
Bốn là: Nhà nước chi tiêu bằng vốn ngân sách sẽ trở thành là người mua hàng lớn nhất của
đất nước. Những khoản chi của ngân sách nhà nước tạo thành một sức mạnh bằng tiền to lớn và
đòi hỏi những hàng hoá, dịch vụ đa dạng, phức tạp tạo ra thị trường to lớn cho việc tiêu thụ hàng
hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp. Trong bất cứ hình thái xã hội nào, sức mua do chi tiêu ngân
sách nhà nước tạo ra là sức mua lớn nhất trên thị trường và đó là lực lượng tiêu thụ lớn nhất.
Năm là: Nhà nước với tư cách là người có quyền lực, thực hiện sự kiểm tra, kiểm soát tài
chính đối với các hoạt động kinh tế, xã hội, trong đó có hoạt động tài chính của các doanh
nghiệp. Những việc kinh doanh phạm pháp, bê bối về tài chính của các doanh nghiệp được nhà
nước xử lý theo pháp luật, bảo đảm cho các doanh nghiệp hoạt động theo yêu cầu của nền kinh tế
và đời sống của nhân dân.
Các vấn đề tài chính trên tầm vĩ mô đó chỉ có Nhà nước mới có khả năng chi phối, tác động đến

mọi hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội. Qua đó, Nhà nước vừa bắt buộc vừa tạo điều kiện
cho các hoạt động trong nền kinh tế phát triển.
Từ những vấn đề trên có thể khẳng định rằng, trong bất kỳ xã hội nào, đặc biệt là nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN ở nước ta: Nhà nước quản lý tài
chính tiền tệ là tất yếu khách quan, đồng thời cũng là đòi hỏi khách quan xuất phát từ bản chất
của Nhà nước ta.
4/ Trình bày nội dung quản lý nhà nước về kinh tế
Việc quản lý nhà nước (QLNN) về kinh tế bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế


Những nội dung và phương pháp cụ thể của việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước nói chung, bộ
máy QLNN về kinh tế nói riêng, đã có các chuyên đề, môn học khác trình bày.
2. Xây dựng phương hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Cụ thể
là:
- Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
- Xây dựng hệ thống chính sách, tư tưởng chiến lược để chỉ đạo việc thực hiện các mục tiêu đó.
3. Xây dựng pháp luật kinh tế
3.1. Tầm quan trọng của việc xây dựng pháp luật trong hệ thống các hoạt động QLNN về kinh tế.
Hoạt động này có tác dụng:
- Tạo cơ sở để công dân làm kinh tế.
- Pháp luật và thể chế là điều kiện tối cần thiết cho một hoạt động kinh tế- xã hội.
3.2. Các loại pháp luật kinh tế cần được xây dựng
Hệ thống pháp luật kinh tế gồm rất nhiều loại. Về tổng thể, hệ thống đó bao gồm hai loại chính
sau:
- Hệ thống pháp luật theo chủ thể hoạt động kinh tế như Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Hợp
tác xã, Luật doanh nghiệp tư nhân và công ty,v.v… Loại hình pháp luật này thực chất là Luật tổ
chức các đơn vị kinh tế, theo đó, sân chơi kinh tế được xác định trước các loại chủ thể tham gia
cuộc chơi do Nhà nước làm trọng tài.
- Hệ thống pháp luật theo khách thể như Luật Tài nguyên môi trường, được Nhà nước đặt ra

cho mọi thành viên trong xã hội, trong đó chủ yếu là các doanh nhân, có tham gia vào việc sử
dụng các yếu tố nhân tài, vật lực và tác động vào môi trường thiên nhiên.
4. Tổ chức hệ thống các doanh nghiệp
4.1. Tổ chức và không ngừng hoàn thiện tổ chức hệ thống doanh nghiệp nhà nước cho phù hợp
với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển của đất nước, bao gồm;
- Đánh giá hệ thống doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện có, xác định những mặt tốt, mặt xấu
của hệ thống hiện hành.
- Loại bỏ các mặt yếu kém bằng phương thức thích hợp: cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê,
giao,vv…
- Tổ chức xây dựng mới các DNNN cần thiết.
- Củng cố các DNNN hiện còn cần tiếp tục duy trì nhưng yếu kém về mặt này, mặt khác, nâng
cấp để các DNNN này ngang tầm vị trí được giao.
4.2. Xúc tiến các hoạt động pháp lý và hỗ trợ để các đơn vị kinh tế dân doanh ra đời
- Thực hiện các mặt về pháp luật cho các hoạt động của doanh nhân trên thương trường: xét
duyệt, cấp phép đầu tư, kinh doanh,vv…
- Thực hiện các hoạt động hỗ trợ về tư pháp, thông tin, phương tiện,vv…
5. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho mọi hoạt động kinh tế của đất nước
- Xây dựng quy hoạch, thiết kế tổng thể, thực hiện các dự án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
của nền kinh tế.
- Tổ chức việc xây dựng
- Quản lý, khai thác, sử dụng
6. Kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các đơn vị kinh tế
- Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật kinh doanh.
- Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật lao động, tài nguyên, môi trường.
- Kiểm tra việc tuân thủ phápluật về tài chính, kế toán, thống kê, vv…


- Kiểm tra chất lượng sản phẩm.
7. Thực hiện và bảo vệ lợi ích của xã hội , của nhà nước và của công dân
7.1. Các loại lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội chịu sự ảnh hưởng của hoạt động kinh tế mà Nhà

nước có nhiệm vụ thực hiện và bảo vệ
- Phần vốn của Nhà nước trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Các khoản được thu của Nhà nước vào ngân sách nhà nước từ các hoạt động kinh tế của công
dân.
7.2. Nội dung bảo vệ bao gồm
- Tổ chức bảo vệ công sản.
- Thực hiện việc thu thuế, phí, các khỏan lợi ích khác.
ĐỀ THI TIẾNG ANH công CHỨC THUẾ 2012

PART I: Reading
Section 1: Complete the sentences using the words or phrases given in the box:
Attend
Agree
Tax
Opportunity
Capital Money
Without
Noise
Rest
disregard to run
guarantee
maintaining
noisy
train duty
hardly
rare
guide
decision

1. We were frightened of the ……………….. next door.

2. You will not succeed ……………… working harder
3. I don’t disagree with your …….. but I do think that you might have told me last week.
4. I’m sorry I haven’t got any …………….I’ve left my wallet at home.
5. I’m going to have a short ……………….as I have a headache.
6. Don’t hurry! There is no need………….
7. The bank won’t lend you money without some………….that you will pay it back.
8. These figures give you some ideas of the cost of ………. Your car for one year.
9. It can take up to three months to ………….. a man to do this special work.


10. He had to pay………….on a carpet he bought in through the Customs today.
11. They were so late they ………………had time to catch the train.
12. Tropical diseases are comparatively………..in Europe.
13. We were so please to have the ……………… to visit your country.
14. He asked me if we would …………..to share the room.
15. If you wish to learn a new language you must …………..classes regularly.
Section 2: Read the following passages and answer the questions:
Passage 1:
The secretary told me that Mr. Harmsworth would see me. I felt very nervous when I went into
his office. He did not look up from his desk when I entered. After I had sat down, he said that
business was very bad. He told me that the firm could not afford to pay much large salaries.
Twenty people had already left. I knew that my turn had come.
“Mr. Harmsworth”, I said in weak voice.
“Don’t interrupt”, he said.
Then he smiled and told me I would receive an extra 100 pounds a year.
16. Who wanted to see the writer?
17. How did the writer feel about this?
18. What did Mr. Harmsworth tell the writer?
19. What did he learn from the information given to him?
20. What did he offer the writer?

Passage 2:
Fishing is my favourite sport. I often fish for hours without catching anything. But this does not
worry me. Some fishermen are unlucky. Instead of catching fish, they catch old boots an rubbish.
I’m even lucky. I never catch anything not even old boots. After having spent whole mornings on
the river, I always go home with an empty bag. “You must give up fishing!” my friends say. “It’s
a waste of time”. But they don’t realize one important thing. I’m not really interested in fishing.
I’m only interested in a board and doing nothing at all.
21. What is the writer’s favourite sport?
22. What do some unlucky fishermen catch?
23. Why does the writer say he is even lucky than other fishermen?
24. Does he ever catch anything?
25. What is the only thing that interests him?
Section 3: Fill each of the numbered blanks in the following passage with one suitable word:
Canada is to the North of the Unites States. It is (26)……… than the Unites States. In Canada,
many people speak (27) ………… because they also came from (28)………many years ago. But
in some part of Canada, people speak (29)………….. The people (30) ……….. in these parts
came from France.
PART II: Writing.
Section 1: Make all changes and additions necessary to produce complete sentences from the
following sets of words and phrases.
Example: We/have/car/five/years.
Possible answer: We have had this car for five years.
31. I/wish/you/not make me/get up so early/in the morning.


32. He/have tried to stop smoking/many times/but/he/have never succeeded.
33. When I/be in primary school/I/used to ride/a bicycle to school.
34. Celia Young’s latest novel/not translate/into Vietnamese/yet/.
35. If/I/be/you/I/take/a bus/to work/avoid traffic jams.
36. The factory/in Dallas/ where Coca-Coca is made/open/in 1895.

37. His doctor/advise/him/stop/smoking.
38. Take/your umbrella/just/case/it/rain.
39. Dennis Hall/,/whose latest novel/have been translated/into Vietnamese/,/come/visit/us/next
week/
40. You/know/how much/it/cost/make/a concerd?
Section 2: Finish each of the followings sentence in such a way that it means exactly the same as
the first sentence.
Example: I walked to school in 20 minutes
Possible answer: It took me 20 minutes to walk to school.
41. “Don’t forget to go to the Post Office,” she said.
She told him not…………………….
42. We will stop off in France on our way to England.
We will break…………………………
43. The weather is much hotter than it was a few day ago.
A few days ago the weather……………………………….
44. That meal was excellent!
What……………………….
45. Please do not smoke in this area of the restaurant.
Customers are requested……………………………..
46. I do not enjoy cooking for five hungry children.
Cooking…………………………………….
47. We didn’t arrive in time to see her.
We weren’t early…………………………………
48. I can’t sing beautifully, so I can’t join them now.
I wish………………………………
49. He can not speak because he is so angry.
He is too…………………………………
50. The market is less crowed than usual today.
The market is not………………………………
Section 3: Translation.

Translate the following sentences into Vietnamese:
51. The Vietnamese Government continues its efforts to stabalilize the financial market
52. Japan and Korea are the major donors of public transport and urban development projects.
53.Since late 2008 many countries in the world have been facing a series financial crisis.
54.Most people think that the establishment those 2 funds is a very good preparation for the
period after 2012.
55.The Government has cancelled 10 golf projects in Hanoi
Translate the following sentences into English:


56. Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và EU là những thị trường khó tính đối với tôm xuất khẩu của Việt
Nam
57.Từ đầu năm tới nay, số người thất nghiệp ở các khu công nghiệp đã tăng cao do suy thoái kinh
tế.
58. Tổng giám đốc mới của chúng tôi muốn vươn tới thị trường viễn thông của Lào và
Campuchia.
59. Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
60. Lượng khách du lịch nước ngoài đến VN tăng lên hàng năm.



×