Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện thanh chương tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.77 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐẶNG VĂN HÓA

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
HUYỆN THANH CHƯƠNG TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2015
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐẶNG VĂN HÓA

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
HUYỆN THANH CHƯƠNG TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60.14.01.14

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Như An


NGHỆ AN - 2015
2


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, triển khai nghiên cứu đề tài luận văn “Giải
pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Thanh Chương, tỉnh
Nghệ An”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các giảng viên
trường Đại học Vinh, các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục và
Đào tạo huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến quý thầy cô
trường Đại học Vinh đã trực tiếp giảng dạy, động viên cho tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến
TS Nguyễn Như An, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về khoa học để tôi
hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm tạo điều kiện của phòng Giáo dục và
Đào tạo, Các thầy cô giáo, các em học sinh các trường Tiểu học huyện Thanh
Chương, gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn
thành luận văn này.
Thanh Chương, tháng 9 năm 2015
TÁC GIẢ

Đặng Văn Hóa

3


4



MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt
…………………………………………………
Mở đầu……………………………………………………………………
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………...
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu……….…………………………
4. Giả thuyết khoa học………………………………………………….
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên
cứu…………………………………….
6. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………..
7. Những đóng góp của đề tài…………………………………………...
8. Cấu trúc luận văn…………………………………………………….
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài………………………………….…...

1
2
2
3
3
5
5
5
6
6
7

1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề…………………………………. 7
1.2. Một số khái niệm cơ bản ………………………….………………. 9

1.3. Người giáo viên tiểu học trong bối cảnh hiện nay ……...………. 13
1.4. Một số vấn đề về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học …..…….. 16
Kết luận Chương 1……………………………………………………... 20
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài…………………………...……….
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội địa phương……………………
2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng ………..……………………….
2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Thanh Chương …..
2.4. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học………
2.5. Đánh giá hực trạng…………………………………………………
Kết luận Chương 2……………………………………………………
Chương 3: Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện

21
21
33
34
42
47
50

Thanh Chương, tỉnh Nghệ An…………………………………………
3.1. Những nguyên tắc đề xuất các giải pháp…………………
3.2. Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Thanh

53
53

Chương, tỉnh Nghệ An……………………………………………………. 55
3.2.1. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học …. 55
3.2.2. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội

ngũ giáo viên tiểu học …………………………………………………..
1

58


3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên TH.
3.2.4. Đổi mới công tác tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên….
3.2.5. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, tạo điều kiện để phát

62
65

triển đội ngũ giáo viên tiểu học phát huy tốt vai trò của mình………….
3.3. Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp……………..
Kết luận và kiến

68
71

76
nghị……………………………………………………..
1. Kết luận………………………………………………………………. 76
2. Kiến nghị……………………………………………………………... 78
Tài liệu tham khảo……………………………………………………….. 81

2


3



1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBQL

Cán bộ quản lý

CBQLGD

Cán bộ quản lý giáo dục

CLGD

Chất lượng giáo dục

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CSVC

Cơ sở vật chất

GV

Giáo viên


GVTH

Giáo viên Tiểu học

GD& ĐT

Giáo dục và đào tạo

HS

Học sinh

KĐCL

Kiểm định chất lượng

MN

Mầm non

NXB

Nhà xuất bản

QL

Quản lý

QLGD


Quản lý giáo dục

QLCL

Quản lý chất lượng

SKKN

Sáng kiến kinh nghiệm

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân


XHHGD

Xã hội hóa giáo dục

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong các nhà trường, các cơ sở giáo dục, đội ngũ nhà giáo giữ vai trò
quyết định đối với quá trình đào tạo con người, đặc biệt trong nhà trường phổ
thông giáo viên là lực lượng có chức năng quan trọng chi phối và định hướng,
đáp ứng nguồn nhân lực tương lai cho đất nước. Người giáo viên thông qua
các hoạt động giảng dạy và giáo dục góp phần cung cấp những kiến thức rất
lớn đối với quá trình hình thành nhân cách công dân trẻ tuổi ngay từ khi còn
ngồi trên ghế nhà trường phổ thông.
Trong quan niệm dạy học mới, người thầy vừa là đạo diễn, trọng tài,
người huấn luyện, người tổ chức, hướng dẫn và tạo ra môi trường hợp tác
tương tác cho học sinh. Mức độ đáp ứng của người thầy đối với các công việc
đó là vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục. Tuy nhiên trong
thực tiễn hiện nay, một mâu thuẫn thường xuyên tồn tại đó là sự bất cập của
đội ngũ giáo viên, đặc biệt là chất lượng đội ngũ, không đáp ứng được mọi
mặt của thực tiễn đầy biến động của nhà trường. Nhất là khi mà khoa học
công nghệ càng có sự phát triển nhanh chóng thì mâu thuẫn đó càng trở nên
nghiêm trọng nếu không có các giải pháp khắc phục kịp thời. Mâu thuẫn đó
hiện nay đang gay gắt trước yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới nội
dung, chương trình, sách giáo khoa nhà trường phổ thông nói riêng để đáp
ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Vấn đề chuẩn hóa đội ngũ cả về số lượng, cơ cấu, chất lượng trong đó
nâng cao chất lượng là trọng tâm đang trở thành vấn đề mang tính thời sự

trong quản lý giáo dục. Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục, trên cơ
sở đó tìm ra các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên sát, đúng, đảm bảo tính
khoa học và đưa nó vào áp dụng thành công tại các cơ sở giáo dục là một yêu
cầu thiết thực, nghiêm túc và thực sự bức thiết trong khoa học giáo dục hiện
2


nay. Chính những vấn đề đặt ra trước yêu cầu mới đó đã và đang trở thành
một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Cụ thể là:
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra mục tiêu tổng quát của
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 đó là: “Phát triển
nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào
việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ
phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công
nghệ”[17]. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội XI, Đảng ta một lần nữa khẳng
định “Phải đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong
đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ
quản lý là khâu then chốt”[17].
Ngày 04/11/2013, Hội nghị lần thứ 8, BCH Trung ương Đảng (khóa
XI) đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế”[18]. Trong đánh giá tình hình và nguyên nhân của những tồn tại yếu kém,
Nghị quyết đã chỉ ra rằng “Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất
cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu
đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức
nghề nghiệp”[18]. Đồng thời để thực hiện thắng lợi, thành công Nghị quyết
đã đề ra 9 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong thời gian tới. Một
trong số các giải pháp mà Nghị quyết đã đề ra là “Phát triển đội ngũ nhà giáo

và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”[18].
Thanh Chương là huyện miền núi của tỉnh Nghệ An có diện tích tự
nhiên 1112,2 km2, dân số trên 24 vạn người, trong đó có gần 1,2 vạn người là
đồng bào dân tộc ít người từ Tương Dương chuyển về vùng tái định cư thủy
3


điện Bản Vẽ; có 40 xã, thị trấn trong đó có 10 xã miền núi khu vực III. Quy
mô trường lớp lớn với 129 trường học gần 50 000 học sinh, 3600 nhà giáo,
cán bộ quản lý giáo dục các cấp học. Trong quá trình đổi mới, sự nghiệp giáo
dục và đào tạo huyện đã thu được nhiều kết quả bước đầu quan trọng: quy mô
mạng lưới phát triển đều khắp đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, hoàn
thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi vào năm 2000, phổ cập THCS vào năm
2006, phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2013, hệ thống trường chuẩn
quốc gia chiếm tỷ lệ 55%, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao.
Tuy vậy sự nghiệp giáo dục Thanh Chương nói chung và giáo dục tiểu học
trên địa bàn huyện nói riêng còn nhiều tồn tại, yếu kém cần khắc phục. Đội
ngũ giáo viên tiểu học hiện nay vừa thừa, vừa thiếu vừa không đồng bộ,
không đáp ứng được yêu cầu, nhất là đổi mới giáo dục phổ thông sau năm
2018. Mà điều đó bắt nguồn từ khâu quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển
dụng, bố trí, sử dụng, đánh giá, trong những năm qua chưa được nghiên cứu
và phát triển một cách khoa học và có tầm nhìn dài hạn. Vì vậy, chúng tôi
chọn đề tài: “Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng đội
ngũ GVTH và công tác phát triển đội ngũ GVTH huyện Thanh Chương, Nghệ
An trong những năm qua, đề xuất các phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An học đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu,
đảm bảo về chất lượng đáp ứng yêu cầu về phát triển giáo dục của huyện

trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục phổ thông sau năm 2018.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
4


Công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Thanh Chương,
tỉnh Nghệ An.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các giải pháp khoa học, phù hợp và khả thi thì có thể
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện
Thanh Chương, tỉnh Nghệ An từ đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao
chất lượng giáo dục, thực hiện có hiệu quả đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học.
5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về công tác phát triển đội ngũ giáo viên
tiểu học huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
5.3. Đề xuất các giải pháp để phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây
dựng cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau
đây:
- Phương pháp phân tích- tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.

6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để
nghiên cứu thực tiễn. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau đây:
- Phương pháp quan sát.
5


- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
6.3. Phương pháp thống kê toán học .
7. Đóng góp của luận văn
7.1.Về mặt lý luận: Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển đội
ngũ giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng.
7.2.Về mặt thực tiễn: Luận văn đánh giá thực trạng công tác phát triển
đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Thanh Chương và xây dựng được các giải
pháp phù hợp, khả thi để phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên cứu
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
Chương 2. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
Chương 3. Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện
Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

6



Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Khi nghiên cứu sự phát triển giáo dục ở các nước có nền giáo dục tiên
tiến, hầu hết các quốc gia đều coi trọng sự phát triển của đội ngũ giáo viên nói
chung và giáo viên tiểu học nói riêng. Bởi đội ngũ giáo viên là nhân tố cơ bản
làm nên chất lượng giáo dục. Trong đó đội ngũ giáo viên tiểu học có vai trò
đặc biệt quan trọng bởi giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của giáo dục là
cấp học đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ.
Ở Ấn Độ vào năm 1998 đã quyết định thành lập hàng loạt các trung
tâm học tập học tập cộng đồng tạo điều kiện học tập suốt đời cho mọi người.
Việc bồi giáo viên hàng năm được tiến hành ở các trung tâm này đã mang lại
hiệu quả thiết thực
Hội nghị UNESCO tổ chức tại Nê Pan vào năm 1998 về tổ chức quản lý
nhà trường đã khẳng định: “xây dựng, bồi dưỡng giáo viên là vấn đề cơ bản
trong phát triển giáo dục” [26]
Một số trường sư phạm ở Úc, New Zeland, Canada, đã thành lập các cơ
sơ giáo dục chuyên bồi dưỡng giáo viên.
Nhà nước Pakistan đã xây dựng chương trình bồi dưỡng về sư phạm cho
đội ngũ giáo viên và quy định trong thời gian 3 tháng bao gồm những nội
dung; giáo dục nghiêp vụ dạy học, cơ sơ tâm lý giáo viên, phương pháp
nghiên cứu, đánh giá và nhận xét học sinh... đối với giáo viên mới vào nghề
chưa quá 3 năm
Tại Nhật Bản việc bồi dưỡng lại cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
giáo dục là nhiệm vụ bắt buộc đối với người lao động sư phạm. Tùy theo thực
7



tế của từng đơn vị, từng cá nhân mà cấp quản lý giáo dục đề ra các phương
thức bồi dưỡng khác nhau trong một phạm vi yêu cầu nhất định. Mỗi cơ sở
giáo dục cử từ 3 đến 5 giáo viên được đào tạo lại một lần theo chuyên môn
mới và tập trung nhiều vào đổi mới phương pháp dạy học
Ở Thái Lan từ năm 1998 việc bồi dưỡng giáo viên được tiến hành tại các
trung tâm học tập cộng đồng nhằm thực hiện giáo dục cơ bản, huấn luyện kỹ
năng nghề nghiệp và thông tin tư vấn cho mọi người dân trong xã hội.
Triều Tiên là một trong những nước có chính sách thiết thực về bồi
dưỡng và đào tạo lại cho đội ngũ giáo viên. Tất cả giáo viên đều phải tham
gia học tập đầy đủ các nội dung về chương trình nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ theo quy định nhà nước đề ra “Chương trình bồi dưỡng giáo
viên mới” [26] để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được thực hiện trong 10 năm
và chương trình trao đổi để đưa giáo viên đi tập huấn ở nước ngoài.
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Đất nước ta, kể từ sau Cách mạng tháng Tám, từ một nước nô lệ hơn
90% dân số mù chữ, nền giáo dục phong kiến nửa thuộc địa, đến nay cả nước
đã có hơn 1,2 triệu giáo viên, trong đó có gần 350 ngàn giáo viên tiểu học
[10]. Sau gần 30 năm đổi mới, ngành giáo dục đã có nhiều giải pháp thiết
thực nhằm quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở các cấp học, các đề án, dự
án, các công trình nghiên cứu khoa học đã được áp dụng rộng rãi, đem lại
hiệu quả to lớn.
Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới của nước ta hiện nay, Đảng ta đã và đang
tiếp tục khẳng định rõ hơn vai trò to lớn của giáo dục đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội: Giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, là động lực đưa đất nước thoát khỏi
nghèo nàn, lạc hậu vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới.

8



Để phát triển Giáo dục và Đào tạo, đã có nhiều đề án và công trình
nghiên cứu :
- Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020.
- Đề tài khoa học mã số : KX-07-14 thuộc chương trình khoa học - công
nghệ (năm 1996) cấp nhà nước. Mục đích của đề tài là : Đánh giá thực trạng
về tình hình bồi dưỡng đào tạo các loại hình lao động một cách có hiệu quả,
đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho phù hợp yêu cầu phát triển KT-XH trong
điều kiện mới.
- Dự án hỗ trợ Bộ Giáo dục - Đào tạo do ủy ban châu Âu tài trợ.
- Dự án quốc gia nghiên cứu tổng thẻ về Giáo dục - Đào tạo và phân tích
nguồn nhân lực (VIE/89/022 năm 1991-1992).
- Các nhà nghiên cứu giáo dục, các chuyên gia đầu ngành đã có nhiều
công trình nghiên cứu về vai trò của các CBQL nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục Tiểu học như Đặng Quốc Bảo, Trần Khánh Đức, Mạc Văn Trang….
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới vấn đề
quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học.
- Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu, đề tài khoa học, đề án phát
triển giáo dục ở tỉnh Nghệ An cũng đã có ít nhiều đề cập đến vấn đề xây
dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Tiểu học...
Thế nhưng, cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học
nào đề cập đến các giải pháp quản lý cụ thể nhằm phát triển đội ngũ giáo viên
Tiểu học ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Giáo viên tiểu học
Theo điều lệ trường tiểu học: Giáo viên tiểu học là người làm nhiệm vụ
giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác
thực hiện chương trình tiểu học. Thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
9



Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế
hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản
lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các
hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và
giáo dục.
Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất,
danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử
công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích
chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên
môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy.
Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương.
Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành,
các quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công,
chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.
Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học
sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục [7].
1.2.2. Đội ngũ, đội ngũ giáo viên tiểu học
Đội ngũ giáo viên là tập thể những người trực tiếp tham gia giảng dạy.
Đội ngũ giáo viên trong một nhà trường là lực lượng chủ yếu để tổ chức quá
trình giáo dục trong nhà trường. Chất lượng đào tạo cao hay thấp phụ thuộc
rất nhiều vào đội ngũ giáo viên. Một đội ngũ am hiểu công việc, tâm huyết
với nghề nghiệp có đủ phẩm chất và năng lực thì nó đóng vai trò tích cực vào
thành tích chung của trường. Vì vậy người quản lý nhà trường – Hiệu trưởng
hơn ai hết phải thấy rõ vai trò của đội ngũ giáo viên để củng cố và xây dựng
lực lượng đó ngày càng vững mạnh.
Quản lý đội ngũ giáo viên là một hệ thống những tác động có mục đích,
10



có kế hoạch hợp quy luật và chủ thể quản lý nhằm tạo cho trình độ đội ngũ
nhà giáo đảm bảo trình độ về chính trị, trình độ chuyên môn, trình độ về quản
lý giáo dục theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các
tính chất của nhà nước XHCN Việt Nam mà hạt nhân cơ bản là quá trình dạy
học – giáo dục thế hệ trẻ đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến đến trạng thái
mới.
Quản lý đội ngũ giáo viên nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo thành một
tập thể sư phạm vững mạnh đó là :
+ Đội ngũ nhà giáo nắm vững và thực hiện đường lối quan điểm giáo
dục của Đảng, hết lòng vì học sinh thân yêu, luôn trung thành với chủ nghĩa
Mac- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhận thức rõ mục tiêu giáo dục của
Đảng.
+ Đội ngũ nhà giáo có tất cả giáo viên được đào tạo đúng chuẩn không
ngừng học tập để trao dồi năng lực phẩm chất, có ý thức tự học tự bồi dưỡng
để nâng cao phảm chất và năng lực, tâm huyết với nghề nghiệp, luôn luôn trau
dồi năng lực sư phạm để thực sự là một tập thể giỏi về chuyên môn.
+ Đội ngũ có tổ chức chặt chẽ, có ý thức kỷ luật cao, chấp hành tốt các
quy chế chuyên môn, kỷ cương, kỷ luật của nhà trường. Biết coi trọng kỷ luật,
thấy kỷ luật là sức mạnh của tập thể.
+ Đội ngũ giáo viên luôn có ý tiến thủ, ý thức xây dựng tập thể, phấn
đấu trong mọi lĩnh vực, mỗi thành viên phải là một tấm gương sáng cho học
sinh noi theo. Trong đó người Hiệu trưởng thực sự là con chim đầu đàn của
tập thể sư phạm.
1.2.3. Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
Việc phát triển đội ngũ giáo viên thực chất là phát triển nguồn nhân lực
trong lĩnh vực giáo dục.
Phát triển nguồn nhân lực có thể hiểu theo những nghĩa sau đây :
11



“Với nghĩa hẹp nhất đó là quá trình đào tạo và đào tạo lại, trang bị
hoặc bổ sung thêm những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để người lao
động có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ mà họ đang làm hoặc để đi tìm một việc
làm mới” [19].
Với nghĩa rộng hơn bao gồm 3 mặt : Phát triển sinh thể, phát triển
nhân cách, đồng thời tạo ra môi trường xã hội thuận lợi cho nguồn nhân lực
phát triển” [19].
- Một cách tổng quát, phát triển nguồn nhân lực là làm gia tăng giá trị
vật chất, giá trị tinh thần, đạo đức và giá trị thể chất… cho con người.
Phát triển đội ngũ giáo viên trong giáo dục chính là xây dựng và phát
triển một tổ chức những người gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH,
có phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh, năng lực chuyên môn vững
vàng, có ý chí kiên định trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, biết gìn
giữ và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc đồng thời có khả năng tiếp thu nền
văn hoá tiến bộ của nhân loại.
1.2.4. Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học và Công
nghệ, đặc biệt là Công nghệ thông tin đã dẫn đến xu hướng toàn cầu hoá và
xu hướng này đòi hỏi phải có sự thay đổi không ngừng trong mọi lĩnh vực xã
hội. Đối với giáo dục, đổi mới và phát triển mạnh mẽ đội ngũ giáo viên là một
trong những yếu tố cần thiết và quan trọng trong những năm tới. Điều đó đã
được UNETSCO khẳng định: “ Chỉ có đổi mới và phát triển mạnh mẽ đội ngũ
giáo viên mới đảm bảo chất lượng và sự phù hợp của giáo dục trong một thế
giới đang thay đổi”[20].
Nghiên cứu giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và giáo
viên tiểu học nói riêng là phải nghiên cứu để xây dựng và phát triển đồng thời
cả 3 yếu tố: Quy mô, số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ.
12



1.3. Người giáo viên tiểu học trong bối cảnh hiện nay
1.3.1. Vị trí, vai trò của người giáo viên tiểu học
Giáo viên Tiểu học là bộ phận lâu đời nhất trong đội ngũ giáo viên nước
nhà, xuất hiện ngay từ giai đoạn sơ khai của nền giáo dục nước nhà, ở giai
đoạn nào, giáo viên Tiểu học cũng là bộ phận đông đảo nhất, gắn bó mật thiết
với nhân dân. Trong tâm trí mọi lứa tuổi trong cộng đồng dân cư, hình ảnh
người thầy để lại dấu ấn sâu đậm thường là hình ảnh người giáo viên thuở
khai trí con đường học vấn của họ.
Đội ngũ giáo viên Tiểu học là một bộ phận nhân lực của giáo dục đang
thực hiện hoạt động giảng dạy, giáo dục trong cấp học Tiểu học. Đây là bộ
phân chủ yếu quan trọng nhất quyết định chất lượng giáo dục ở trường Tiểu
học. Nội dung của việc phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học không nằm
ngoài nội dung phát triển đội ngũ giáo viên nói chung; nhưng do vị trí và vai
trò của cấp học Tiểu học có đặc điểm các cấp, bậc học khác. Do vậy, đội ngũ
giáo viên Tiểu học cũng có những đặc điểm riêng khác với giáo viên THCS
và giáo viên THPT.
Từ đặc điểm này đã hình thành nên hệ thống trường, lớp sư phạm để đào
tạo, bồi dưỡng giáo viên một cách khác nhau cho từng bậc học, cấp học. Có
trường hoặc khoa sư phạm đào tạo giáo viên Tiểu học (THSP, CĐSP Tiểu
học, ĐHSP Tiểu học), có trường CĐSP hoặc ĐHSP đào tạo giáo viên Tiểu
học.
Đội ngũ giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục.
Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc
học đầu tiên của giáo dục phổ thông, nơi giáo viên không chỉ truyền đạt kiến
thức cơ bản, tổng hợp cho học sinh mà còn là người định hướng, định hình
các giá trị đạo đức, nhân cách cho lớp người nhỏ tuổi trước khi bước vào đời.

13



Lời nói, cử chỉ, cuộc sống lao động sư phạm của người giáo viên Tiểu học có
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của học sinh.
Có thể xác định, vai trò của người giáo viên Tiểu học như sau:
+ Giáo viên Tiểu học là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng bậc Tiểu
học trở thành bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, tạo điều kiện
cơ bản để nâng cao dân trí và trang bị những cơ sở ban đầu hết sức trọng yếu
để phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam tương lai.
+ Giáo viên Tiểu học là người giữ vai trò chủ yếu trong việc thực hiện
phổ cập GDTH, do vậy người giáo viên trở thành người sâu sát, gần gũi nhất
với mọi người và là người thầy đầu tiên đối với mỗi công dân tương lai.
+ Học sinh Tiểu học tiềm ẩn nhiều khả năng phát triển song do chưa có
kinh nghiệm về cuộc sống nên các em tiếp thu không chọn lọc cả cái tốt lẫn
cái xấu trong xã hội. Giáo viên Tiểu học là người có uy tín, là "thần tượng"
đối với lứa tuổi nhỏ. Lời thầy là sự thuyết phục, cử chỉ của thầy là mẫu mực,
cuộc sống lao động của thầy là tấm gương với các em. Giáo viên Tiểu học giữ
vai trò quyết định sự phát triển đúng hướng của các em, ấn tượng về người
thầy Tiểu học giữ mãi trong ký ức các em.
+ Phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh học và nét truyền thống từ xưa đến
nay, mỗi lớp Tiểu học chủ yếu có một giáo viên làm chức năng "Tổng thể"
tương ứng với cả một ê kíp giáo viên bậc học khác. Do đặc điểm lao động sư
phạm ở Tiểu học cũng là nhân tố quyết định về sự phát triển và về chất lượng
giáo dục của mỗi lớp Tiểu học, của từng học sinh Tiểu học. Vì vậy Luật giáo
dục đã quy định "Cán bộ giáo viên Tiểu học phải được tuyển chọn, đào tạo,
theo tiêu chuẩn đạo đức, tác phong, chuyên môn, nghiệp vụ do Nhà nước quy
định"[44].
1.3.2. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người giáo viên tiểu
học
14



Để đáp ứng yêu cầu của giáo dục và xã hội người giáo viên Tiểu học
phải được đào tạo ban đầu ở trường sư phạm đạt được chuẩn đào tạo (Trung
học sư phạm, Cao đẳng sư phạm, Đại học Sư phạm...) được bồi dưỡng và tự
bồi dưỡng tiếp tục để đạt được các mức độ yêu cầu về phẩm chất đạo đức, tư
tưởng chính trị, kiến thức và kỹ năng sư phạm.
Với nghề dạy học, sự thành công trong nghề nghiệp do nhiều yếu tố tạo
thành nhưng yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng là phẩm chất chính
trị, đạo đức. Bởi trong nghề dạy học nhân cách người thầy là phương tiện, là
công cụ sắc bén trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh.
Để đáp ứng yêu cầu, người giáo viên phải được rèn luyện và thể hiện các
yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức cơ bản sau:
- Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành luật pháp Nhà nước, quy
định của ngành; thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên Tiểu học.
- Yêu nghề, thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh.
- Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có ý thức tổ chức kỷ luật, có
đạo đức, lối sống lành mạnh, có tinh thần hợp tác.
- Có tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn,
nghiệp vụ.
Người thầy giáo muốn thành công trong nghề nghiệp tất yếu phải có
trình độ, kiến thức kỹ năng sư phạm giỏi. Trong lĩnh vực kiến thức người giáo
viên phải phấn đấu để:
- Có kiến thức khoa học cơ bản để dạy các môn học trong chương trình
Tiểu học.
- Có kiến thức cơ bản về tâm lý học sư phạm và trẻ em, giáo dục và
phương pháp dạy học các môn ở Tiểu học.
- Có hiểu biết về những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước
đối với kinh tế, văn hóa, xã hội và giáo dục.
15



- Có hiểu biết về tình hình KT-CT, văn hóa, xã hội ở địa phương.
- Có kiến thức phổ thông về những vấn đề xã hội: Môi trường, dân số, an
ninh quốc phòng, an toàn giao thông, quyền trẻ em, y tế học đường, phòng
chống ma túy, tệ nạn xã hội...
Về lĩnh vực kỹ năng sư phạm người giáo viên Tiểu học phải phấn đấu
đạt được tới các yêu cầu:
- Biết lập kế hoạch bài học.
- Biết tổ chức hoạt động dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy
học.
- Biết làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục như:
Sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động Đội và Sao nhi
đồng.
- Biết lập hồ sơ, lưu giữ và sử dụng hồ sơ vào việc giảng dạy và giáo dục
học sinh.
1.4. Một số vấn đề về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
1.4.1. Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học và Công
nghệ, đặc biệt là Công nghệ thông tin đã dẫn đến xu hướng toàn cầu hoá và
xu hướng này đòi hỏi phải có sự thay đổi không ngừng trong mọi lĩnh vực xã
hội. Đối với giáo dục, đổi mới và phát triển mạnh mẽ đội ngũ giáo viên là một
trong những yếu tố cần thiết và quan trọng trong những năm tới. Điều đó đã
được UNETSCO khẳng định: “Chỉ có đổi mới và phát triển mạnh mẽ đội ngũ
giáo viên mới đảm bảo chất lượng và sự phù hợp của giáo dục trong một thế
giới đang thay đổi” [20].
Nói đến phát triển đội ngũ giáo viên, phải xây dựng và phát triển đồng
thời cả 3 yếu tố: Quy mô, số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ.
1.4.2. Mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
16



Sự phát triển xã hội cũng luôn đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với
mỗi tổ chức. Do vậy, ngày nay việc phát triển tổ chức được hiểu theo nghĩa
rộng hơn. Phát triển tổ chức không chỉ là tạo ra tổ chức, mà còn duy trì phát
triển nó cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao
của xã hội đối với tổ chức.
Tập hợp giáo viên một trường TH là đội ngũ giáo viên của trường TH
đó. Tập hợp tất cả GVTH của toàn ngành giáo dục một huyện được gọi là đội
ngũ giáo viên bậc TH của huyện đó.
Xây dựng, phát triển đội ngũ là việc tạo ra hiệu quả của mỗi thành viên
và hiệu quả chung của tổ chức, gắn với việc không ngừng tăng lên về số
lượng và chất lượng của đội ngũ. Phát triển đội ngũ giáo viên là góp phần tạo
ra một đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức, đủ về số lượng, đồng bộ về
cơ cấu để đảm nhận thực hiện các hoạt động giáo dục, giảng dạy trong các
nhà trường một cách toàn diện và có chất lượng.
1.4.3. Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
Phát triển đội ngũ giáo viên một mặt có ý nghĩa là củng cố, kiện toàn
đội ngũ hiện có, mặt khác còn phải định hướng cho việc phát triển về số
lượng, về cơ cấu và nâng cao chất lượng cho đội ngũ ấy trong giai đoạn trước
mắt cũng như lâu dài.
Nghiên cứu về nền giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy:
Các quốc gia đều đặt đội ngũ giáo viên vào vị trí ưu tiên trong cải cách và
phát triển giáo dục; các giải pháp để phát triển đội ngũ giáo viên khác nhau
tùy thuộc vào điều kiện của mỗi nước nhưng đều tập trung vào các vấn đề:
- Đào tạo đội ngũ giáo viên đạt chuẩn ngay từ đầu, xiết chặt đầu vào để
sàng lọc được một đội ngũ có chất lượng.
- Coi trọng công tác bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề để
luôn luôn đổi mới đội ngũ.
17



×