Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

hương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho phụ nữ tỉnh Long An trong thời kỳ hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.95 KB, 87 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ..............................................................................................
A. Mở đầu .......................................................................................................

VÕ THỊ THÚY YÊN

B. Nội dung.....................................................................................................
Chương 1: Giá trị đạo đức truyền thống và tầm quan trọng của giáo
dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên Long An
hiện nay......................................................................................
1.1. Giá trị đạo đức truyền thống........................................................
.................................................................................................

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO
1.2. Thanh niên Long An và tầm quan trọng của giáo dục giá trị
PHỤ NỮ LONG AN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
đạo đức truyền thống cho thanh niên Long An hiện nay ........
29

Chương 2: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
Chuyên ngành: Chính trị học
giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên Long
số:nay................................................................................
60 31 02 01
AnMã
hiện


43
2.1. Thực trạng công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho
thanh niên Long An hiện nay ......................................................
2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá
trị đạo đức truyền thống cho thanh niên Long An hiện nay............
4 VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
LUẬN
KẾT LUẬN .....................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................

Người hướng dẫn khoa học: TS.Vũ Thị Phương Lê

Nghệ An, 2015


2

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu
sắc tới Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Kinh tế công nghiệp Long An;
Khoa Giáo dục chính trị, phòng đào tạo sau Đại học Trường Đại học Vinh, đặc
biệt là TS. Vũ Thị Phương Lê - Giảng viên Khoa Giáo dục chính trị Trường
Đại học Vinh, đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa
học, quý giá trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn các thầy cô giáo, các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy
truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành chính trị học trong những
năm tháng vừa qua.
Xin gửi tới các Ban chuyên môn Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Long An, các
cơ quan, đơn vị liên quan lời cảm ơn sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp tác giả thu thập số liệu cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên

quan tới luận văn.
Rất mong tiếp tục nhận được sự đóng góp quý báu của quý thầy, cô, các
nhà khoa học, đọc giả và các đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn


3

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ..............................................................................................................
Lời cảm ơn...................................................................................................................
Mục lục.........................................................................................................................
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................
NỘI DUNG ..........................................................................................................................
Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho phụ nữ
trong thời kỳ hội nhập........................................................................................................

1.1. Giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, sự hình
thành và một số giá trị cơ bản.......................................................................................
1.2. Tác động của thời kỳ hội nhập và tầm quan trọng của việc giáo dục
giá trị đạo đức truyền thống cho phụ nữ trong thời kỳ hội nhập...............................
1.3. Nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống cho phụ nữ trong thời kỳ hội nhập...................................................................
Chương 2: Thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho phụ nữ
tỉnh Long An trong thời kỳ hội nhập................................................................................

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Long An và thực
trạng đạo đức phụ nữ Long An trong thời kỳ hội nhập..............................................
2.2. Những thành tựu đạt được trong công tác giáo dục giá trị đạo đức

truyền thống cho phụ nữ Long An trong thời kỳ hội nhập.........................................
2.3. Những hạn chế trong công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
cho phụ nữ Long An trong thời kỳ hội nhập..............................................................
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị
đạo đức truyền thống cho phụ nữ tỉnh Long An trong thời kỳ hội nhập......................

3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống cho phụ nữ Long An trong thời kỳ hội nhập....................................................
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
cho phụ nữ Long An trong thời kỳ hội nhập..............................................................
KẾT LUẬN..........................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................


4

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho phụ nữ là quá trình tác động
nhằm chuyển hóa những chuẩn mực, nguyên tắc, giá trị đạo đức bền vững của
dân tộc thành đạo đức và nhân cách của mỗi người phụ nữ, giúp họ tự giác điều
chỉnh hành vi của mình trong cuộc sống. Từ lâu, những giá trị như: lòng yêu
nước nồng nàn, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang,.. đã trở thành những
giá trị đạo đức bền vững của phụ nữ Việt Nam. Do đó, giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống cho phụ nữ không chỉ để giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp
đó mà còn là một sự chuẩn bị vô cùng quan trọng nguồn nhân lực cho đất nước
nhằm xây dựng một thế hệ phụ nữ có đủ bản lĩnh, trí tuệ, đạo đức, lòng vị tha,
nhân hậu và cả sự năng động, sáng tạo để làm tốt sứ mệnh lịch sử trong giai
đoạn mới.
Kế thừa truyền thống hào hùng của phụ nữ Việt Nam, phụ nữ Long An

luôn thể hiện được phẩm chất và cốt cách của mình trong suốt chiều dài lịch
sử, từ những ngày đầu khai hoang lập ấp, họ đã đặt dấu ấn với những nhát
cuốc đầu tiên trên mảnh đất vốn là rừng rậm hoang vu, sình lầy; chung lưng
đấu cật đào kênh xổ phèn, ngăn mặn, trồng cây, cấy lúa. Để từ đó, nhiều con
sông, kênh, rạch, hạt lúa gắn tên với những người phụ nữ như rạch Bà Hùng,
kênh Bà Vụ, lúa Nàng Hương, lúa Nàng Thơm,... ra đời. Suốt cuộc trường
chinh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, phụ nữ Long An bằng tài
trí và sự khéo léo đã làm nên những chiến công oanh liệt, làm cho kẻ thù khiếp
sợ, góp phần làm rạng rỡ quê hương Long An với tám chữ vàng “Trung dũng
kiên cường, toàn dân đánh giặc”.
Do vậy, vấn đề giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, giáo dục giá trị đạo
đức truyền thống cho người Việt Nam nói chung và phụ nữ nói riêng đã trở thành
đề tài được nhiều nhà lý luận quan tâm nghiên cứu.
Bàn về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, có các công trình


5

tiờu biu sau:
- Giỏ tr tinh thn truyn thng ca dõn tc Vit Nam (GS, NGND. Trõn
Vn Giu, Nxb Chớnh tr Quc gia S tht, H Ni, 2011).
- n hin i t truyn thng (GS Trõn ỡnh Hu, Nxb Vn húa,
H Ni, 1996).
- Xõy dng o c gia ỡnh nc ta hin nay (TS Nguyn Th Th,
Nxb Chớnh tr Quc gia S tht, 2011).
- Xõy dng v phỏt trin nn vn húa Vit Nam tiờn tin, m bn sc
dõn tc (Nguyn Khoa im ch biờn, Nxb Chớnh tr Quc gia, H Ni, 2001)
- K tha v phỏt huy cỏc giỏ tr vn húa truyn thng dõn tc trong
vic xõy dng li sng Vit Nam hin nay (Vừ Vn Thng, Lun ỏn tin s,
H Ni, 2005).

Nhỡn chung, cỏc cụng trỡnh ny u xem xột s hỡnh thnh cỏc giỏ tr
truyn thng dõn tc t nhng iu kin t nhiờn v xó hi c thự ca Vit
Nam. Cỏc cụng trỡnh cng ch ra nhng giỏ tr truyn thng c bn ca Vit
Nam, nh lũng yờu nc nng nn, ý chớ t lc t cng, tinh thõn on kt,
lũng nhõn ỏi, bao dung.
Bn v giỏ tr o c truyn thng ca ph n Vit Nam, cú cỏc
cụng trỡnh tiờu biu nh:
- Ph n Vit Nam qua cỏc thi i (Lờ Th Nhõm Tuyt - y ban khoa
hc xó hi Vit Nam Vin Dõn tc hc, Nxb Khoa hc xó hi, 1973).
- Truyn thng ph n Vit Nam (GS.Trõn Quc Vng, Nxb Vn húa
dõn tc, H Ni, 2000).
- Vấn đề phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải
pháp, (ng Th Linh, Luận án phó tiến sĩ khoa học Triết học, Hà Nội, 1996).
- K tha cỏc giỏ tr o c truyn thng trong xõy dng nhõn cỏch
con ngi Vit Nam hin nay (Cao Thu Hng, Lun ỏn tin s, H Ni, 2011).
- K tha v phỏt huy giỏ tr o c truyn thng ca ph n Vit Nam


6

tình hình hiện nay (Lê Thị Minh Hiệp, Luận văn thạc sĩ Triết học, Hà Nội, 2000).
- Phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo
đức mới cho người phụ nữ Việt Nam hiện nay (Nguyễn Thị Lan, Luận văn thạc
sĩ Triết học, Hà Nội, 2001).
- Làm thế nào để phụ nữ trở thành chủ thể của quá trình đổi mới đất
mước hiện nay (GS.Lê Thi, Khoa học về phụ nữ, số 4/1996).
-Quan điểm của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh về phụ nữ và
công tác phụ nữ (Nxb Phụ nữ, 2012).
Các công trình này đi sâu nghiên cứu vai trò, những giá trị truyền thống
của phụ nữ Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử; phản ánh, phân tích, làm rõ quá

trình đấu tranh cách mạng vẻ vang của phụ nữ Việt Nam ta, phản ánh sự kế
thừa những giá trị truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong suốt quá trình phát
triển của mình. Đó là truyền thống chiến đấu kiên cường, anh hùng, bất khuất,
lao động sáng tạo,... Những truyền thống này đã được phụ nữ cả nước kế thừa
và phát huy vì những mục tiêu cao cả của phụ nữ Việt Nam và thời đại.
Ngoài ra, còn có một số bài viết liên quan đến vấn đề giá trị truyền thống
dân tộc và giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ trong thời kỳ hiện đại:
- Phụ nữ Việt Nam bước vào thế kỷ XXI (GS. Lê Thi, Tạp chí Cộng sản,
số 20/2000).
- Về chuẩn mực người phụ nữ mới thời hiện đại (GS. Lê Thi. Khoa học
về Phụ nữ, số 4/1996).
- Làm thế nào để phụ nữ trở thành chủ thể của quá trình đổi mới đất
nước hiện nay (GS. Lê Thi, Khoa học về phụ nữ, số 4/1996).
-Phát huy tinh thần dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa ở Việt Nam
hiện nay (Phạm Văn Đức, Tạp chí Triết học, số 9, 2004).
- Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị truyền thống của dân
tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Mai Thị Quý, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội, 2009).


7

- Phụ nữ Việt Nam với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, (Trương Mỹ Hoa, Tạp chí Cộng sản, số 20/1996).
Bên cạnh đó, còn có Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ
Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, Nghị quyết đã đề ra mục tiêu cụ thể “Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ
được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; có
việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần; tham gia

ngày càng nhiều hơn công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; đóng góp
ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình. Phấn đấu để nước ta là một trong các
quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực”. Quyết định số
343/QĐ-TTg ngày 12/3/2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án Tuyên
truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (giai đoạn 2010 – 2015) với mục tiêu “Tuyên
truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo tiêu chí: có lòng yêu nước; có sức khỏe;
có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp; năng động, sáng tạo; có lối sống văn hóa, có
lòng nhân hậu nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân,
cộng đồng, xã hội, đặc biệt là phụ nữ trong việc giữ gìn , phát huy và xây dựng
phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [52].
Những nghiên cứu trên đã cho thấy vai trò của giá trị đạo đức truyền thống
đối với xã hội hiện đại và tầm quan trọng của việc giáo dục những giá trị đó cho
các thế hệ người Việt qua các thời kỳ lịch sử. Các công trình kể trên, dù chưa có
công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt vấn đề giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống cho phụ nữ Long An trong thời kỳ hội nhập nhưng những kết quả
nghiên cứu nêu trên là những tài liệu tham khảo rất bổ ích cho luận văn này.
Là tỉnh nối liền miền Đông và miền Tây Nam Bộ, trong thời kỳ hội nhập,


8

Long An chịu tác động bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan trong việc giáo
dục giá trị đạo đức truyền thống cho phụ nữ. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi
giúp họ rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, trau dồi kỹ năng nghề
nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới, không thể phủ nhận rằng, nền kinh tế
thị trường, làn sóng toàn cầu hóa với những mặt trái của nó đã, đang ảnh hưởng
tiêu cực tới mọi tầng lớp nhân dân ở Long An, trong đó có phụ nữ. Một bộ phận

không nhỏ phụ nữ Long An dần xa rời những giá trị đạo đức truyền thống, định
hướng giá trị lệch lạc, chạy theo lối sống thực dụng, coi trọng giá trị vật chất;
phẩm chất đạo đức và các giá trị truyền thống tốt đẹp có phần bị mai một. Một bộ
phận phụ nữ, đặc biệt là những người trẻ, sống thiếu lý tưởng, vô cảm, bàng quan
trước các vấn đề bức xúc của xã hội, cộng đồng; thích hưởng thụ, đua đòi, dễ bị
lôi kéo vào các tệ nạn xã hội. Theo Báo cáo của Tòa án nhân dân tỉnh Long An,
trong thời gian gần đây, tình hình tội phạm phụ nữ diễn biến khá phức tạp, trong
đó tập trung vào một số tội danh như giết người, mua bán, sản xuất và tàng trữ trái
phép chất ma túy, đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, môi giới mại dâm, tuyên
truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,…
Tuy nhiên, trong thời gian qua ở Long An, ngoài những bài viết mang
tính bình luận, nhận xét khá đơn giản về tình hình phụ nữ, chưa có một công
trình độc lập cụ thể nào nghiên cứu về giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
cho phụ nữ trong Tỉnh. Một số định hướng trong giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống cho phụ nữ Long An cũng được đề cập trong các báo cáo thường
niên, hội nghị chuyên đề, chính sách phát triển phụ nữ của các cấp chính
quyền, song đó mới chỉ là những gợi ý mang tính định hướng. Do đó, giáo dục
giá trị đạo đức truyền thống cho phụ nữ tỉnh Long An trong thời kỳ hội nhập là
việc làm cần thiết, cấp bách.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm sáng tỏ vấn đề lí luận về giá trị đạo đức truyền thống,
tầm quan trọng và thực trạng vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho


9

phụ nữ Long An; luận văn đề xuất một số giải pháp cụ thể, khả thi nhằm nâng
cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho phụ nữ tỉnh
Long An trong thời kỳ hội nhập.
3.Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận về giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho phụ
nữ trong thời kỳ hội nhập.
- Đánh giá thực trạng công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho
phụ nữ Long An trong thời kỳ hội nhập.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả
công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho phụ nữ Long An trong thời
kỳ hội nhập.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống cho phụ nữ Long An trong thời kỳ hội nhập.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn không phân tích các giá trị đạo đức truyền thống của người
Việt Nam nói chung mà chỉ đi vào tìm hiểu một số giá trị đạo đức truyền thống
tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Do tình hình thực tiễn Long An luôn thay đổi, nên số liệu minh chứng
được tác giả sử dụng chủ yếu trong 5 năm gần đây, từ năm 2010 đến 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn quán triệt phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, luận văn kết hợp sử dụng
các phương pháp khác như lôgic - lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so
sánh, điều tra xã hội học,...
6. Những đóng góp mới của đề tài
Luận văn góp phần xác định một cách có hệ thống về tình hình phụ nữ


10

Long An hiện nay; nhất là tình hình về tư tưởng, đạo đức, lối sống của phụ nữ.
Bên cạnh đó, luận văn đã xác định được nguyên nhân sâu xa của những tồn tại,

hạn chế từ đó đề ra được những giải pháp hiệu quả, góp phần giáo dục giá trị
đạo đức truyền thống cho phụ nữ Long An hiện nay.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho bộ môn chính trị học;
làm tài liệu nghiên cứu trong công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
cho phụ nữ Long An nói riêng, phụ nữ Việt Nam nói chung.
Kết quả nghiên cứu của luận văn khuyến nghị cho công tác giáo dục giá trị
đạo đức truyền thống cho phụ nữ trên địa bàn tỉnh Long An, nhất là các tổ chức
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Long An, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Long An...

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN
THỐNG CHO PHỤ NỮ TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
1.1. Giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, sự
hình thành và một số giá trị cơ bản


11

1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Giá trị
Thuật ngữ "giá trị" ra đời cùng với sự ra đời của triết học. Nói cách khác,
ngay từ đầu, gắn với triết học đã có những hiểu biết về giá trị và giá trị học.
Trước thế kỷ XIX, những kiến thức về giá trị học đã gắn liền với những tri
thức triết học. Sau này, khi khoa học có sự phân ngành, thì giá trị học tách ra
thành một môn khoa học độc lập và thuật ngữ giá trị được dùng để chỉ một khái
niệm khoa học.
Khái niệm "giá trị" trở thành trung tâm của giá trị học, nó được sử dụng
trong các lĩnh vực như: triết học, xã hội học, tâm lý học, đạo đức học, kinh tế
học... Chủ nghĩa Mác - Lênin nhấn mạnh bản chất xã hội, tính lịch sử của giá
trị, đồng thời khẳng định giá trị có thể nhận thức được và giá trị có tính thực

tiễn. Tất cả mọi cái gọi là giá trị đều có nguồn gốc xuất phát từ chính cuộc
sống lao động thực tiễn của con người. Do vậy, có thể nói, chỉ trong xã hội loài
người mới có cái gọi là giá trị. Và chính “con người là giá trị cao nhất của mọi
giá trị là thước đo của mọi giá trị. Đầu tư vào con người là cơ sở chắc chắn
nhất cho sự phát triển người kinh tế - xã hội” [ 54, tr. 11].
Trong hoạt động thực tiễn, giá trị của một sự vật hiện tượng đều được xác
định bởi sự đánh giá của con người. Sự đánh giá đó nằm trong quy luật của sự vận
động và phát triển tiến lên trong thế giới, nó phục vụ ngày càng tốt hơn cho cuộc
sống con người, cho lợi ích và tiến bộ xã hội. Có thể nói, “mọi giá trị đều thể hiện
mối quan hệ giữa người với vật; chỉ khi nào sự vật khách quan có ích với con
người thì mới là giá trị” [30, tr. 32] và “nói đến giá trị là nói đến cái có ích có lợi
cho nhân dân, cho dân tộc, cho sự phát triển của xã hội, nói đến những gì có thể
thỏa mãn được nhu cầu và lợi ích của con người trong lịch sử” [57, tr. 136].
Qua các khái niệm, các quan điểm về giá trị trên đây, có thể khái quát
lại như sau:
Thứ nhất, giá trị là tất cả những cái gì mang ý nghĩa tích cực, gắn với


12

cái đúng, cái tốt, cái đẹp, được con người thừa nhận và xem nó là nhu cầu hoặc
có một vị trí quan trọng trong đời sống của mình, là những thành tựu góp phần
vào sự phát triển của xã hội.
Thứ hai, giá trị không phải là một cái gì nhất thành bất biến mà nó luôn
vận động biến đổi theo thời gian và không gian sao cho phù hợp trong từng
thời điểm nhất định. Chính vì vậy, trên thực tế không phải những cái gì đã có
giá trị trong quá khứ đều giữ nguyên giá trị đối với hiện tại. Điều đó cho thấy
giá trị mang tính lịch sử khách quan, sự ra đời tồn tại hay mất đi của một giá trị
nào đó không phụ thuộc vào ý thức của con người mà do yêu cầu của từng thời
đại nhất định trong lịch sử.

Thứ ba, giá trị đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã
hội, giá trị giúp con người điều chỉnh hành vi của mình trong cuộc sống, giá trị
giúp con người định hướng và xác định mục đích cho hành động của mình, là
động cơ thúc đẩy hoạt động của con người.
1.1.1.2. Giá trị đạo đức
Trong việc nghiên cứu giá trị, do những mục đích cụ thể khác nhau mà
người ta thường phân loại giá trị theo cách riêng của mình. Ở cấp độ chung nhất,
các giá trị được chia thành: giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Giá trị vật chất và
tinh thần đều thuộc giá trị văn hóa, do vậy nói tới giá trị văn hóa là nói tới toàn
bộ các giá trị vật chất và tinh thần được tạo ra trong suốt chiều dài lịch sử.
Nói tới giá trị tinh thần của xã hội, người ta thường đề cập đến các loại giá
trị như: giá trị khoa học, giá trị thẩm mỹ, giá trị đạo đức... Giá trị khoa học gắn
với quá trình con người vươn lên nắm bắt bản chất, quy luật của hiện thực khách
quan để ngày càng làm chủ những điều kiện sinh hoạt tự nhiên và xã hội của
mình. Giá trị thẩm mỹ gắn với nhu cầu thưởng thức, đánh giá, hưởng thụ và sáng
tạo cái đẹp trong cuộc sống và trong nghệ thuật. Giá trị đạo đức gắn với nhu cầu
điều chỉnh quan hệ giữa cá nhân và xã hội theo hướng tạo nên sự thống nhất hài
hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Những giá trị tinh thần ăn sâu, bám rễ


13

vào trong đời sống của nhân dân và chúng trở thành những chuẩn mực để con
người đánh giá, phân biệt cái đúng, cái sai, cái xấu, cái đẹp trong đời sống hàng
ngày, trong quan hệ giữa con người với xã hội, con người với con người.
Giá trị đạo đức là một bộ phận trong quan hệ giá trị tinh thần của đời
sống xã hội và được con người lựa chọn, nhằm điều chỉnh và đánh giá hành vi
ứng xử giữa con người với con người, con người với xã hội, chúng được thực
hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
Giá trị đạo đức biến đổi theo sự biến đổi của đời sống xã hội.

Do nhu cầu và lợi ích của xã hội có tính lịch sử nên giá trị đạo đức cũng
có tính lịch sử. Hay nói cách khác, mỗi thời đại khác nhau, mỗi dân tộc khác
nhau, quan niệm về giá trị đạo đức khác nhau. Mặt khác, trong xã hội có giai
cấp khác nhau cũng có quan niệm khác nhau về giá trị đạo đức, Như
Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Con người dù tự giác hay không tự giác, rút cuộc
đều rút ra những quan niệm đạo đức của mình từ những quan hệ thực tiễn đang
làm cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, tức là những quan hệ kinh tế trong đó
người ta sản xuất và trao đổi” [32, tr 136] và “xét cho đến cùng, mọi học thuyết
về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã
hội lúc bấy giờ” [32, tr 137].
Như vậy, các giá trị đạo đức hiện diện một cách đặc biệt trong tất cả các
loại giá trị khác nhưng không lấn lướt các giá trị này mà chúng vẫn có sự độc
lập và tính đặc thù. Đây là loại giá trị gắn chặt với hành vi của con người và
chỉ thuộc về con người, mà thông qua đó con người bộc lộ tự do và trách
nhiệm của mình. Theo ý nghĩa đó, giá trị đạo đức là loại giá trị mang tính con
người nhất. Đây là loại giá trị luôn tồn tại trong đời sống con người. Đó là
những giá trị làm cho con người sống tốt đẹp, có lương tâm, có trách nhiệm và
hiểu rõ ý nghĩa của cuộc sống.
1.1.1.3. Giá trị đạo đức truyền thống
Khi cho rằng, đạo đức truyền thống có tính ổn định thì cũng cần nhận


14

thấy rằng, do nảy sinh trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định nên nó
vẫn chịu tác động của điều kiện kinh tế - xã hội, như các nhà kinh điển đã nhận
xét "không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại
xã hội của họ quyết định ý thức của họ [33, tr.15-16]. Do vậy, đến một thời
điểm nào đó, một số quy tắc, chuẩn mực đạo đức truyền thống đó không biểu
hiện và bảo vệ những lợi ích xã hội nữa. Hay nói cách khác, trong đạo đức

truyền thống sẽ có cả những điều tích cực và những điều tiêu cực. Những điểm
tích cực trong đạo đức truyền thống thường được gọi là giá trị đạo đức truyền
thống, bởi "nói đến giá trị tức là muốn khẳng định mặt tích cực, mặt chính
diện, nghĩa là đã bao hàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cái đúng, cái tốt,
cái hay, cái đẹp, là nói đến khả năng thôi thúc con người ta hành động và nỗ
lực vươn tới" [4, tr.16].
Cụ thể hơn, về vấn đề này, giữa cái gọi là "giá trị" và "truyền thống", GS
Trần Văn Giàu nhận xét rằng: "truyền thống thì có cái tốt cái xấu; nhưng khi
chúng ta nói "giá trị truyền thống" thì ở đây chỉ có cái tốt mà thôi, bởi vì chỉ có
những cái gì tốt thì mới được gọi là giá trị, mà phải là những cái tốt phổ biến,
cơ bản, có nhiều tác dụng tích cực cho đạo đức luân lý, có cả tác dụng hướng
dẫn sự nhận định và hướng dẫn sự hành động, thì mới được mang danh là giá
trị truyền thống" [44, tr.50]. Theo chúng tôi, điều này cũng đúng giữa những
cái gọi là "đạo đức truyền thống" và "giá trị đạo đức truyền thống".
Với những điều đã trình bày như trên, có thể coi giá trị đạo đức truyền
thống là toàn bộ những tư tưởng, tình cảm, những chuẩn mực, quy tắc, phong
tục, tập quán đạo đức có tính tích cực, được mọi người hay một cộng đồng
người nhất định tự nguyện noi theo.
1.1.1.4. Giáo dục và giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
Giáo dục, theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “là quá trình đào tạo con
người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã
hội, tham gia lao động sản xuất, nó được thực hiện bằng cách tổ chức việc truyền


15

thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội loài người” [18, tr.120]. Giáo
dục cũng có thể coi là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát
triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần
có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đặt ra.

Như vậy, có thể thấy, giáo dục là một hoạt động đặc biệt, một mặt, nhằm
đào tạo những con người đáp ứng được yêu cầu của xã hội; mặt khác, giữ vai
trò chủ đạo, có ảnh hưởng quyết định trong xây dựng và phát triển nhân cách
của mỗi người, như một nhà nghiên cứu đã từng viết: "nhân phẩm hình thành
là qua quá trình sáng tạo giá trị… Tốt hơn là các nhà giáo dục phải tập trung
mọi nỗ lực làm cho nền giáo dục hồi sinh để nó thúc đẩy con người tham gia
tích cực vào quá trình sáng tạo giá trị… Sống sao cho tất cả các năng lực tiềm
tàng của mình được hiện thực hoá, nghĩa là tạo nên các giá trị và hiện thực hoá
giá trị đó. Giúp con người biết cách sống như những con người tạo ra giá trị.
Đó là mục đích của giáo dục" [Dẫn theo: 53, tr.76-77].
Nói tới giáo dục là nói đến các môi trường giáo dục, như gia đình, nhà
trường, xã hội. Trong đó, môi trường giáo dục gia đình được coi là yếu tố đầu
tiên ảnh hưởng đến nhân cách, đạo đức con người. Giáo dục trong gia đình
được tiến hành trong cả cuộc đời một con người. Với đặc điểm chủ yếu là quan
hệ tình yêu, pháp lý và huyết thống, giáo dục trong gia đình được xây dựng
trên cơ sở tình cảm gia đình bền chặt, là yếu tố quan trọng trong sự hình thành
và phát triển nhân cách, đạo đức mỗi người. Ngoài sự tác động của gia đình thì
các thể chế chính trị, các hệ thống tổ chức nhà nước, các đoàn thể, dư luận xã
hội, truyền thông, cũng góp phần quan trọng trong công tác giáo dục.
Việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống giúp cho con người chuyển các
quan niệm đạo đức từ tự phát sang tự giác. Đạo đức là một hình thái ý thức xã
hội, nó ra đời từ tồn tại xã hội, chịu sự chi phối của tồn tại xã hội. Quá trình hình
thành và phát triển của đạo đức bởi hai con đường, đó là: tự phát và tự giác. Trong
xã hội cộng sản nguyên thủy, mặc dù con người chưa đạt tới trình độ hiểu biết về


16

đạo đức, hay được hưởng một nền giáo dục về đạo đức, nhưng có thể nói, những
quan điểm về đạo đức thời đó đã bắt đầu manh nha. Bằng trực quan, cảm tính,

kinh nghiệm, người nguyên thủy đã nhận biết rằng: phải biết dựa vào nhau để duy
trì sự tồn tại của mình, biết hợp tác với nhau và bình đẳng về lợi ích cũng như lao
động, họ ý thức rằng "không được đàn áp nhau, không được lấy phần của người
khác" - đó là điều thiện.
Cuộc sống luôn luôn vận động, biến đổi, càng ngày các mối quan hệ
giữa con người với con người, con người với xã hội, con người với tự nhiên
càng trở nên phức tạp, phong phú hơn như chính đời sống hiện thực của nó. Con
người cần có những quy tắc, những chuẩn mực đạo đức nhất định để điều chỉnh
các mối quan hệ. Lúc này con người cần được giáo dục về đạo đức, quá trình
hình thành và phát triển đạo đức thông qua giáo dục là một quá trình tự giác.
Giáo dục giá trị đạo đức là nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức cho
con người, giúp họ chuyển các ý niệm, quan điểm đạo đức từ tự phát thành tự
giác, từ thụ động sang chủ động, không ngừng nâng cao trình độ nhận thức về
đạo đức từ thấp đến cao, từ trình độ nhận thức thông thường lên trình độ nhận
thức khoa học. Nhận thức thông thường hình thành dần dần do ảnh hưởng trực
tiếp của điều kiện sống hàng ngày, còn nhận thức khoa học phản ánh các giá trị
đạo đức một cách tổng hợp, khái quát; phản ánh tất cả các giá trị đạo đức của
quá khứ, hiện tại và tương lai. Những tri thức về đạo đức giúp họ hiểu biết về
những chuẩn mực, những nguyên tắc, quy tắc đạo đức, cái quy định mọi hành vi
ứng xử của họ với những người xung quanh, với cộng đồng. Nếu thiếu những tri
thức này, con người sẽ không nhận thức được đâu là cái tốt, cái xấu, đâu là cái
thiện, cái ác... và hành động của họ sẽ dễ dẫn đến sai lầm, bởi lẽ người ta chỉ
hành động đúng trong chuẩn mực người ta hiểu biết chính xác. Giáo dục đạo
đức truyền thống là giúp cho con người chuyển những hiểu biết về những nguyên
tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, để họ tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình


17

trong cuộc sống.

Tuy nhiên, trong thực tế, có không ít trường hợp người ta biết phân biệt
đâu là cái thiện, cái ác; đâu là cái đẹp, cái xấu, nhưng họ vẫn có thể vi phạm đạo
đức. Do vậy, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống phải gắn với niềm tin đạo
đức, tình cảm đạo đức, để giúp cho họ chuyển các quan niệm đạo đức từ tự phát
sang tự giác, giúp cho con người hiểu rõ mục đích và việc làm của mình là đúng
hay sai, có phù hợp với những chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc
mình hay không, là một việc làm hết sức cần thiết. Mỗi con người đều được
hưởng một nền giáo dục ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, từ
trong gia đình và ngoài xã hội, mức độ tiếp thu của họ thường không giống
nhau, sự hiểu biết của họ về những giá trị đạo đức truyền thống cũng không phải
như nhau. Người thì cho những chuẩn mực, những giá trị đạo đức truyền thống
này là lỗi thời, là lạc hậu, là không phù hợp với hiện tại; số khác thì ngược lại.
Người thì cho rằng, những giá trị đạo đức truyền thống chỉ đúng với trước đây,
còn hiện nay thì không phù hợp, không còn có tác dụng đối với xã hội hiện tại...
Do vậy, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống đóng vai trò hết sức quan trọng
trong việc điều chỉnh hành vi của con người trong các mối quan hệ xã hội.
1.1.2. Một số giá trị đạo đức truyền thống tiêu biểu của người phụ nữ
Việt Nam
Lịch sử bốn nghìn năm hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam là
lịch sử của quá trình đấu tranh bền bỉ, dẻo dai, “sáng chắn bão dông, chiều ngăn
nắng lửa” để dựng nước và dũng cảm, kiên cường chống giặc ngoại xâm để giữ
nước. Chính trong điều kiện tự nhiên, lịch sử ,văn hóa ấy, con người Việt Nam đã
hình thành những phẩm chất tốt đẹp. Đó là sự gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã
- Tổ quốc, là tinh thần anh dũng, kiên cường, tạo nên sức mạnh cộng đồng để tồn
tại, chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Trong quá trình đó, với thiên chức làm
mẹ, vai trò làm “nội tướng” trong gia đình và công dân của xã hội, người phụ nữ


18


vừa góp phần to lớn hình thành nên các phẩm chất đạo đức của dân tộc, vừa ra
sức bảo tồn, trao truyền, phát huy phẩm chất đạo đức đó qua các thế hệ. Chính
những sự đóng góp thầm lặng đó đã dần kết tinh nên những giá trị đạo đức anh
hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, thủy chung, yêu thương chồng con….
Tinh thần yêu nước
Tinh thần yêu nước của phụ nữ Việt Nam được bắt đầu từ tình yêu quê
hương xứ sở, nơi sinh ra, lớn lên của mỗi người; từ sự gắn bó của những thành
viên của gia đình, cộng đồng làng xã rồi đến quốc gia, dân tộc. Trải qua bao
khó khăn, gian khổ, cùng với dân tộc Việt Nam, phụ nữ Việt Nam đã bám trụ,
khai phá mảnh đất này. Tất cả những thành tựu xây dựng quê hương đều thắm
đượm mồ hôi, nước mắt và xương máu của biết bao thế hệ, trong đó có các thể
hệ của phụ nữ Việt Nam. Đó là một cơ sở bền chắc của tình yêu đất nước.
Lòng yêu nước nồng nàn đã thúc đẩy những người phụ nữ Việt Nam
tham gia chiến đấu liên tục, cho đến khi giành được độc lập. Những chuỗi dài
khởi nghĩa và chiến tranh đã tạo nên người phụ nữ Việt Nam với lòng yêu
nước đặc sắc.
Mở đầu truyền thống “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” là hai vị nữ anh
hùng dân tộc: Bà Trưng Trắc và Bà Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi
quân Đông Hán giành lại quyền tự chủ cho đất nước. Cuộc khởi nghĩa của Hai
Bà Trưng thức tỉnh tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam, đồng thời
chứng minh khả năng cách mạng to lớn của phụ nữ: không những chiến đấu
dũng cảm chống ngoại xâm mà còn động viên, đoàn kết và lãnh đạo quần
chúng rất tài giỏi. Sau Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, một lần
nữa, khẳng định ý chí tự chủ, tinh thần độc lập của dân tộc với câu nói hào
hùng đầy khí phách của Bà: Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp sóng dữ, chém
cá kình ở biển Đông, quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi vòng chìm đắm, chứ
đâu có chịu cúi đầu khom lưng làm tì thiếp cho người... đó chính là biểu hiện
lòng yêu nước sôi sục của phụ nữ Việt Nam ta.



19

Lòng yêu nước của phụ nữ Việt Nam ta còn thể hiện ở sự quyết tâm, giữ
gìn bản sắc dân tộc. Cùng với dân tộc Việt Nam, phụ nữ Việt Nam ta, dưới các
thời kỳ bị đô hộ, thời kỳ bị xâm lược, còn đấu tranh giữ gìn bản sắc dân tộc để
không bị đồng hóa. Phụ nữ Việt Nam luôn luôn kiên trì giữ gìn phong tục, tập
quán của dân tộc mình: tục nhuộm răng đen, giữ gìn tiếng nói, chữ viết...
Chính tinh thần yêu nước nồng nàn của phụ nữ Việt Nam đã tạo ra một
sức mạnh to lớn, góp phần cùng dân tộc ta vượt qua mọi gian nan, chiến thắng
mọi kẻ thù xâm lược. Đây là một truyền thống rất quý báu mà chúng ta cần
phải giáo dục cho các thế hệ phụ nữ hôm nay.
Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang
Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh của dân tộc chống lại các thế lực
xâm lăng, đấu tranh với thiên tai để bảo về Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất
nước, duy trì nòi giống con Rồng cháu Tiên, phụ nữ Việt Nam đã chứng tỏ
được sức mạnh của lòng yêu nước, trí thông minh, ý chí quật khởi, tinh thần hy
sinh xả thân vì nước, lòng nhân từ và đức hy sinh cao cả. Những tấm gương
phụ nữ tuyệt vời, tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của đất nước như Hai Bà
Trưng nổi dậy chống quân xâm lăng và lời thề xuất quân của Hai Bà Trưng
như vẫn còn vang vọng đâu đây:
Một xin rửa sạch thù nhà
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này
Ở đâu, trên mặt trận nào cũng thấy bóng dáng người phụ nữ gan dạ,
dũng cảm, quật cường, chịu đựng gian khổ và tràn đầy lạc quan cách mạng.
Chính những phẩm chất đó đã làm nên những cái tên lẫy lừng, từng là nỗi kinh
hoàng của quân xâm lược và là niềm tự hào của phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh
“Đội quân tóc dài” đã trở thành nỗi ám ảnh, khiếp sợ của kẻ thù, hình ảnh 10
cô gái ngã ba Đồng Lộc, 12 cô gái Truông Bồn, hình ảnh “Đội nữ du kích



20

Hoàng Ngân”, “Nữ tự vệ”, “Nữ biệt động”, những nữ anh hùng Nguyễn Thị
Minh Khai, Võ Thị Sáu, Lê Thị Hồng Gấm, Nguyễn Thị Định đã trở thành
những tấm gương hy sinh dũng cảm thể hiện khí phách anh hùng, bất khuất
của Phụ nữ Việt Nam ta.
Không những thế, những phụ nữ không trực tiếp tham gia chiến đấu
nơi trận tuyến thì hăng hái thi đua lao động, sản xuất, thay chồng cáng đáng
việc gia đình đề chồng yên tâm đánh giặc, họ vừa gánh vác công việc gia đình,
nuôi dạy con cái, vừa lo toan công việc xã hội với đầy đủ lòng tự trọng và ý
thức trách nhiệm, những đức tính quý báu đầu tiên của người phụ nữ gánh vác
gia đình, xã hội là trung hậu, đảm đang.
Anh hùng trong chiến đấu, đảm đang trong sản xuất, nhưng những người
phụ nữ Việt Nam lại thầm lặng, dung dị, mộc mạc tảo tần. Họ cống hiến cho
đất nước những người con, người chồng vô cùng yêu quý, mòn mỏi chờ đợi
người thân trở về, cạn nước mắt khi những người thân yêu không thể trở lại…
Đó là những người Mẹ Việt Nam anh hùng, những người Mẹ đã hiến dâng
những người con yêu quý nhất của mình cho Tổ quốc.
Con người lao động đảm đang, con người nội trợ trung hậu, con người
chiến sĩ anh hùng, bất khuất - đấy là hình ảnh truyền thống của người phụ nữ
Việt Nam. Và đấy là những truyền thống đã hình thành ổn định trong suốt quá
trình lịch sử lâu dài. Những người phụ nữ Việt Nam hiện đại cần phải mang
trong mình truyền thống đó và ngày càng tự giác phát huy truyền thống đó
trong hoàn cảnh và điều kiện mới hiện nay.
Thủy chung, yêu thương chồng con
Phụ nữ Việt Nam là những người chung thủy, sống trọn tình vẹn
nghĩa. Lịch sử Việt Nam có bề dày mấy nghìn năm thì có đến hơn một nghìn
năm là thời gian diễn ra các cuộc chiến tranh giữ nước. Những người đàn ông

ra đi biền biệt, bỏ lại sau lưng ruộng đồng, nhà cửa, gánh nặng gia đình đặt lên
vai người vợ. Và những người phụ nữ ngoài việc can đảm vượt mọi khó khăn,


21

gánh vác việc nhà, còn chung thủy chờ chồng trở về trong ngày chiến thắng.
Hình ảnh hòn Vọng Phu là biểu tượng cảm động nhất về lòng chung thủy trọn
vẹn với chồng của người phụ nữ Việt Nam.
Với cương vị là người vợ, phụ nữ cũng là người tinh tế, nhạy cảm, giữ
gìn và vun đắp tình yêu vợ chồng. “Chồng giận thì vợ làm lành, miệng cười
hớn hở rằng: anh giận gì?”. Sự thông minh của người phụ nữ Việt Nam trong
quan hệ vợ chồng là hướng tới sự hoà thuận: “Thuận vợ thuận chồng biển
Đông tát cạn”, đó cũng là cứu cánh của hạnh phúc gia đình.
Không chỉ là người chiến sĩ cách mạng, người lao động cần mẫn, người
vợ thủy chung, phụ nữ còn là “người thầy đầu tiên” của mỗi con người. Dù ở
thời kỳ nào, người phụ nữ cũng là người vợ, giữ tim lửa trong gia đình, là
người mẹ, người nâng giấc, đưa nôi, dạy con những tiếng bi bô, những nhận
thức đầu tiên, những bài học làm người.
Bao cực nhọc lo toan vất vả cho gia đình, cho con cái, luôn chất lên đôi
vai gầy mảnh mai, nhưng bền bỉ, dẻo dai của người mẹ “Cá chuối đắm đuối vì
con”, suốt đời, người mẹ Việt Nam đã tần tảo vì gia đình, dù vất vả gian truân
đến đâu cũng không kêu ca, phàn nàn để mong cho con cái trưởng thành là
mãn nguyện. Với thiên chức đó, phụ nữ có vai trò và ảnh hưởng đặc biệt quan
trọng trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, giá trị đạo đức trong mỗi
gia đình và cộng đồng, xã hội.
1.1.3. Sự hình thành các giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ
Việt Nam
LÞch sö phô n÷ Việt Nam lµ mét bé phËn h÷u c¬ cña lÞch sö d©n téc. V×
vËy, các giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam phải gắn liền với

giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, nó được hình thành từ hoàn cảnh lịch
sử của dân tộc và thông qua vai trò của phụ nữ trong lịch sử đấu tranh dựng
nước và giữ nước.
Thứ nhất, trong lao động sản xuất


22

Trong thời kỳ nguyên thủy, với sức sản xuất kém, con người chỉ có thể tồn
tại và phát triển được khi lao động gắn với cộng đồng. Mọi người cùng săn bắn,
hái lượm và người phụ nữ giữ một vai trò quan trọng, kinh tế hái lượm chủ yếu do
người phụ nữ đảm trách, còn việc săn bắn dần trở thành trách nhiệm của đàn ông.
Việc săn bắn ngày càng gặp nhiều khó khăn, đôi khi người đàn ông không
tìm được nguồn thức ăn cho cộng đồng, khi đó những người phụ nữ hái lượm,
đào tìm những củ, rễ cây, bắt tôm, cua, sò, ốc, là những sản vật không quá hiếm
trong thiên nhiên lại trở nên có hiệu quả. Dần dần, vai trò đảm nhiệm nguồn thức
ăn thường xuyên chủ yếu thuộc về phụ nữ. Ngay từ buổi đầu, vai trò này đã thể
hiện tinh thần sẵn sàng gánh vác công việc chung của người phụ nữ Việt Nam.
Kinh tế nông nghiệp ra đời đánh dấu bước phát triển mới của nền kinh tế
nguyên thủy, cung cấp nguồn thức ăn thường xuyên và ổn định cho con người
và vẫn do phụ nữ đảm nhiệm song song với việc hái lượm của mình. Nghề
nông nguyên thủy với quy mô nhỏ, đòi hỏi sự mềm mại, dẻo dai, cần cù, điều
này phù hợp với thể chất và tính cách của người phụ nữ. Với sự đảm nhiệm và
chăm sóc của người phụ nữ nguyên thủy, nông nghiệp dần dần phát triển. Sự
phát triển nền kinh tế nông nghiệp là kết quả của quá trình lao động phức tạp
và vất vả mà người phụ nữ phải gánh vách.
Từ đó, tạo nên hình ảnh người phụ nữ Việt Nam là hình ảnh của con
người lao động chân lấm tay bùn, dãi nắng dầm sương, chịu đựng gian khổ từ
đời này sang đời khác. Và cũng chính trong hoàn cảnh khó khăn đó đã hình
thành nên những phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam "đảm đang,

cần cù, chịu thương, chịu khó, ý thức cộng đồng"... Những phẩm chất, những
giá trị đó trở thành một trong những giá trị truyền thống của phụ nữ Việt Nam
được kế thừa và phát huy cho đến ngày nay.
Thứ hai, trong đánh giặc giữ làng, giữ nước
Trong hoàn cảnh lịch sử của dân tộc Việt Nam, quá trình dựng nước gắn
liền với quá trình giữ nước. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, phụ nữ Việt


23

Nam có vai trò rất to lớn, đóng góp xứng đáng công sức, tâm huyết và cả
xương máu của mình cho dân tộc, cho đất nước. “Giặc đến nhà đàn bà cũng
đánh” là truyền thống đặc biệt của phụ nữ Việt Nam từ thời đại Hùng Vương,
Trưng Vương dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh. Dân tộc Việt Nam cũng
như những người phụ nữ Việt Nam luôn ý thức được rằng “Nước mất thì nhà
tan”, vì thế phụ nữ xem việc cứu nước không chỉ là nhiệm vụ của đàn ông mà
đàn bà cũng lo cứu nước. Mặt khác, trong các cuộc chiến tranh, bọn xâm lược
đã chà đạp nhân phẩm người phụ nữ, cướp đi quyền sống, quyền làm mẹ của
họ, trước những tai họa đó, người phụ nữ đã quyết đứng lên cầm vũ khí, tham
gia vào những cuộc đấu tranh chống xâm lược.
Hình ảnh Hai Bà Trưng và các nữ tướng của Hai Bà là những người mẹ,
người chị, những người con gái Việt Nam, họ đã nêu cao tấm gương “Anh
hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”, là những anh hùng tiêu biểu cho tinh
hoa của dân tộc trong giai đoạn phôi thai của lịch sử. Góp phần vào ngọn
nguồn của truyền thống đánh giặc của phụ nữ Việt Nam xưa, 200 năm sau
cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, là cuộc khởi nghĩa của “Vua bà” Triệu Thị
Trinh, một lần nữa khẳng định ý chí tự chủ, tinh thần độc lập dân tộc và khí
phách của người phụ nữ Việt Nam.
Chính hoàn cảnh lịch sử đó đã hình thành nên những giá trị đạo đức bền
vững ở người phụ nữ Việt Nam: lòng yêu nước nồng nàn, khí phách anh hùng,

bất khuất, kiên cường và ý chí tự cường dân tộc.
Thứ ba, trong gia đình và xã hội
Những người phụ nữ Việt Nam xưa không chỉ lao động đảm đang, là
chiến sĩ dũng cảm mà còn là người nội trợ trung hậu, gánh vác mọi công việc
gia đình và xã hội. Người phụ nữ vừa thường xuyên lao động sản xuất, đảm
nhiệm chức năng kinh tế, vừa phải gánh vác chức năng sinh đẻ và nuôi dạy con
cái. Đó là chức năng thiêng liêng của người phụ nữ, là lao động nặng nhọc
không ai có thể thay thế. Trong gia đình, người phụ nữ là người thường xuyên,


24

trực tiếp nuôi dạy con cái, là người thầy đầu tiên của con người.
Bên cạnh đó, người phụ nữ còn là tâm điểm tình cảm của gia đình. Không
ai khác, chính người phụ nữ đã biến căn nhà của mình thành tổ ấm sum vầy,
chia sẻ yêu thương. Với đức tính kiên trì, tình cảm, chịu thương, chịu khó, phụ
nữ trở thành sợi dây liên kết tình cảm các thành viên trong gia đình. Họ là những
người vợ thủy chung son sắt với chồng, những người mẹ hy sinh trọn vẹn cho
con cái, những người con, người dâu nết na thảo hiền với ông bà, cha mẹ.
Chính thiên chức, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, buộc
người phụ nữ phải đảm đang gánh vác công việc gia đình và công việc xã hội
với đầy đủ ý thức trách nhiệm, đó là cơ sở để hình thành nên những giá trị đạo
đức truyền thống: đảm đang, tần tảo, yêu chồng, thương con, thủy chung son
sắt của người phụ nữ Việt Nam.
Có thể nói, chính những vai trò quan trọng của người phụ nữ suốt mấy ngàn
năm lịch sử, đã hun đúc nên những phẩm chất đạo đức truyền thống cao đẹp ở
người phụ nữ Việt Nam. Có thể hình dung ra ba con người khác nhau mà thống
nhất, tập trung ở người phụ nữ Việt Nam: người lao động đảm đang, người chiến
sĩ dũng cảm, anh hùng, người nội trợ trung hậu. Hình ảnh ấy được hình thành và
ổn định trong suốt quá trình lịch sử lâu dài. Ngày nay, những phụ nữ hiện đại vẫn

mang trong mình truyền thống đó và ngày càng tự giác phát huy mạnh mẽ.
1.2. Tác động của thời kỳ hội nhập và tầm quan trọng của việc giáo
dục giá trị đạo đức truyền thống cho phụ nữ trong thời kỳ hội nhập
1.2.1. Tác động của thời kỳ hội nhập đến việc giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống cho phụ nữ
Khái niệm hội nhập quốc tế
Hội nhập có nguồn gốc từ “liên kết” (integration) với nghĩa chung nhất
là hành động hoặc quá trình gắn kết các phần tử riêng rẽ với nhau; hợp chung
các bộ phận vào một chỉnh thể (nhất thể, hợp nhất) và kết hợp các thành tố
khác nhau lại (tụ hội, tụ nhóm). Từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, quá trình


25

hội nhập quốc tế (sau đây gọi tắt là hội nhập) đã phát triển nhanh chóng trên nhiều
lĩnh vực; diễn ra trên nhiều cấp độ: song phương, tiểu vùng, khu vực, liên khu vực
và toàn cầu; thu hút hầu hết các nước trên thế giới. Mức độ hội nhập cũng ngày
một sâu sắc và toàn diện hơn.
Từ góc độ nhà nước, hội nhập quốc tế là quá trình một quốc gia tham gia
các hoạt động chung của cộng đồng quốc tế theo các nguyên tắc, chuẩn mực
mà cộng đồng quốc tế thừa nhận. Hội nhập quốc tế là yêu cầu có tính khách
quan, theo đó các quốc gia tham gia các hoạt động của đời sống quốc tế trên
hầu hết các lĩnh vực và ở các mức độ khác nhau do tác động của quá trình toàn
cầu hóa ngày càng sâu rộng. Nhưng việc lựa chọn lĩnh vực, mức độ và lộ trình
hội nhập lại là quyết định chủ quan của từng quốc gia phù hợp với lợi ích và
hoàn cảnh cụ thể mình.
Về bản chất, có thể coi hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát
triển cao của hợp tác quốc tế. Hợp tác quốc tế là quá trình các nước giao lưu
hoặc hành động cùng nhau để đạt được một mục tiêu, lợi ích nào đó. Về mục
tiêu, hội nhập quốc tế cũng như các hình thức hợp tác quốc tế khác đều vì lợi

ích quốc gia, dân tộc. Các nước tham gia quá trình này cơ bản vì thấy có lợi
cho đất nước. Do đó, việc tham gia phải dựa theo một số tiêu chí với mức độ
và lộ trình phù hợp.
Về hình thức, hội nhập quốc tế bao gồm các hoạt động: thúc đẩy quan hệ
song phương dựa trên các chuẩn mực quốc tế chung; gia nhập các tổ chức quốc
tế, các cơ chế hợp tác quốc tế; xây dựng các luật lệ và chuẩn mực; thực hiện
các luật lệ, chuẩn mực, các hoạt động chung ở phạm vi quốc tế và quốc gia.
Quá trình hội nhập diễn ra trong mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, quốc
phòng - an ninh, đến các lĩnh vực khác. Hội nhập trên các lĩnh vực này có mối
liên hệ hữu cơ mật thiết, đan xen, tác động qua lại lẫn nhau. Thông thường,
kinh tế thường là lĩnh vực đi đầu và là cơ sở vững chắc cho hội nhập trong các
lĩnh vực khác. Đồng thời, hội nhập trong các lĩnh vực khác cũng tạo ra một


×