Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giáo dục thế hệ trẻ trong việc giáo dục học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện bá thước, tỉnh thanh hóa giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.9 KB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
_______________________________________

LÊ QUANG ĐỊNH

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ GIÁO DỤC THẾ HỆ TRẺ TRONG VIỆC GIÁO DỤC
HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN BÁ THƯỚC, TỈNH THANH HOÁ
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN, 2015


2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
_______________________________________

LÊ QUANG ĐỊNH

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ GIÁO DỤC THẾ HỆ TRẺ TRONG VIỆC GIÁO DỤC
HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN BÁ THƯỚC, TỈNH THANH HOÁ
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành:


Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục Chính trị
Mã số: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN TRUNG

NGHỆ AN, 2015


1
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả xin cảm ơn các thầy, cô giáo Trường Đại
học Vinh đã trực tiếp quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc TS. Nguyễn Văn Trung, người
hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu
và triển khai luận văn.
Cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Bá
Thước; Phòng Giáo dục và Đào tạo; các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên, học
sinh các trường THPT trên địa bàn huyện; bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã
động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và làm luận văn.
Do điều kiện về thời gian và khả năng có hạn, nên mặc dù tác giả đã hết
sức cố gắng nhưng chắc rằng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả
rất mong được sự chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn
được hoàn thiện hơn.
Vinh, tháng 10 năm 2015
Tác giả
Lê Quang Định


MỤC LỤC


2

Trang
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................1
....................................................................................................................................................3


3
DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH
BGH
CNH
DTTS
GDCD
GD & ĐT
GVCN
HĐH
THPT
TDTT
XHCN

:
:
:
:
:
:

:
:
:
:
:

Ban chấp hành
Ban giám hiệu
Công nghiệp hoá
Dân tộc thiểu số
Giáo dục công dân
Giáo dục và đào tạo
Giáo viên chủ nhiệm
Hiện đại hoá
Trung học phổ thông
Thể dục thể thao
Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Tên bảng và phụ lục
Trang
1
Bảng 2.1. Thống kê tình hình đội ngũ giáo viên ở các trường
56


4

2

3
4

THPT huyện Bá Thước năm học 2013 – 2014
Bảng 2.2. Tổng số lớp học và học sinh của các trường THPT
qua các năm học
Bảng 2.3. Tổng hợp phòng học trường đạt chuẩn quốc gia tính
đến năm học 2013-2014
Bảng 2.4. Tổng hợp đánh giá của cán bộ, giáo viên và học sinh
về hình thức và phương pháp giáo dục học sinh

57
58
73


5
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, anh
hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, Trong suốt cuộc đời hoạt
động cách mạng của mình Người đã để lại cho chúng ta di sản tinh thần to lớn,
những tư tưởng vô giá, có giá trị nhân văn cao cả, trong đó tiêu biểu là tư tưởng
về giáo dục thế hệ trẻ.
Hành trình tìm đường cứu nước, từ năm 1925 Nguyễn Ái Quốc đã nêu ra
luận điểm: Muốn thức tỉnh dân tộc trước hết phải thức tỉnh thanh niên. Vì lẽ đó ,
ở phần phụ lục của tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, dưới nhan đề Gửi
thanh niên An Nam, Người đã thiết tha kêu gọi: “Hỡi Đông Dương đáng thương
hại! Người sẽ chết mất nếu đám thanh niên già cỗi của người không sớm hồi
sinh” [16, tr.144]. Lời kêu gọi đó của Người đã khẳng định: Vận mệnh dân tộc,

sự tồn vong của đất nước tuỳ thuộc vào ý chí, nghị lực của thế hệ trẻ.
Nhận thấy vai trò, sức mạnh to lớn của thế hệ thanh niên, để chuẩn bị
các điều kiện cho tổ chức Đảng ra đời, Người đã lựa chọn những thanh
niên Việt Nam yêu nước đang hoạt động ở Quảng Châu (Trung Quốc) sáng
lập ra Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và trực tiếp mở các khóa huấn
luyện ngắn hạn, ươm những mầm giống cách mạng đầu tiên cho cuộc giải
phóng dân tộc. Chính sự phát triển của Hội đã phân hóa thành hai tổ chức
cộng sản ở nước ta vào cuối năm 1929, để rồi sau đó hợp nhất thành Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Khi nước nhà vừa giành được độc lập, Người đã gửi gắm hi vọng vào thế
hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước qua Thư gửi các học sinh nhân ngày
khai trường (9 - 1945): "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân
tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm
châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em"


6
[18, tr.35]. Tuỳ theo yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng cụ thể, Người nhắc
nhở Đảng và nhân dân ta phải thường xuyên quan tâm giáo dục, bồi dưỡng thế
hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện, sẵn sàng lao động, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Trong giai đoạn hiện nay, thế hệ trẻ Việt Nam đang đứng trước những thời
cơ thuận lợi và thách thức lớn lao: sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạnh
khoa học kỹ thuật; xu thế hội nhập, toàn cầu hoá tạo sự phát triển đa chiều, đa
phương diện… Đấu tranh giai cấp và xung đột sắc tộc diễn ra trên phạm vi toàn
thế giới, làm thay đổi cục diện chính trị ở nhiều quốc gia; sự tác động của cơ chế
thị trường tới đạo đức, lối sống của xã hội... Bối cảnh này, một mặt đang đem lại
cho các quốc gia, dân tộc cũng như mỗi con người sự phát triển nhanh chóng.
Mặt khác cũng đang đặt con người đứng trước những ngã rẽ khác nhau mà
không phải ai cũng có những lựa chọn phù hợp, sáng suốt. Việt Nam là một

nước có nền kinh tế đang phát triển nên tỉ lệ đầu tư cho giáo dục chưa cao, chất
lượng giáo dục ở mức thấp. Vì vậy, việc giáo dục thế hệ trẻ trong tình hình hiện
nay là một việc làm cấp bách và có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, trong những năm qua Đảng và Nhà
nước ta luôn quan tâm và đặt niềm tin vào tuổi trẻ và coi "giáo dục và đào tạo là
quốc sách hàng đầu". Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, nhấn
mạnh: “Khuyến khích, cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung
kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại. Hình thành lớp thanh niên
ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của
Đảng, của dân tộc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [5,
tr.243]. Và thực tiễn đất nước đã cho thấy tuổi trẻ Việt Nam ngày nay đang
trưởng thành và có nhiều cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhận thấy tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp
cách mạng mới, từ năm 2006 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-TW tổ


7
chức cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"
trong mọi tầng lớp nhân dân. Mục đích nhằm làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận
thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biển mạnh mẽ về ý thức tu
dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong
toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên,
thanh niên, học sinh... nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ
nạn xã... Việc vận dụng và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đang được đẩy mạnh
trong tất cả các ngành, các cấp, các lĩnh vực trong phạm vi cả nước. Đặc biệt
cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ trong công
tác giáo dục học sinh ở trường THPT huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đã được

Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, Ban Giám hiệu, các tổ chức đoàn thể trong
nhà trường luôn quan tâm thực hiện và đã đạt được những kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được công tác giáo dục học sinh theo tư tưởng
Hồ Chí Minh về giáo dục thế hệ trẻ hiện nay còn nhiều vấn đề tồn tại. Giáo dục
học sinh còn mang tính hình thức, chưa toàn diện, thiếu sáng tạo chưa đạt hiệu
quả cao. Đặc biệt chưa đề ra được một hệ thống các giải pháp đồng bộ, có tính
khả thi để nâng cao chất lượng giáo dục dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học ở
đây khá cao, thanh niên học sinh sống thiếu lý tưởng hoài bảo, thiếu nhiều kỹ
năng trong cuộc sống so với lứa tuổi và học sinh các vùng khác, còn có những
lối sống, suy nghĩ tiêu cực, nhiều tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào học đường...
thực tế này ảnh hưởng tiêu cực đến công tác giáo dục học sinh ở các trường
THPT huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá hiện nay và cũng gây ảnh hưởng đến
đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương và của đất nước. Đây là vấn đề
đặt ra cho các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và những người làm
công tác giáo dục nơi đây nhiều vấn đề cần phải giải quyết.


8
Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ mới của đất nước, từ chủ trương chính
sách của Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt để khắc phục
những hạn chế, thiếu sót từ thực trạng công tác giáo dục học sinh ở các trường
THPT của địa phương thì việc học tập, quán triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục thế hệ trẻ đáp ứng được yêu cầu mới của sự nghiệp đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có ý nghĩa lý luận, thực tiễn cấp thiết và
lâu dài.
Đề cập đến vấn đề tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thế hệ trẻ đã có
nhiều các học giả, nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn hoá, quan tâm, nghiên
cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Nội dung đều tập trung làm rõ tư tuởng Hồ
Chí Minh về giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt là về giáo dục, bồi dưỡng thanh niên
trong sự nghiệp cách mạng của nước nhà; làm rõ sự cần thiết của công tác giáo

dục thế hệ trẻ - thế hệ cách mạng cho đời sau; những nội dung cần giáo dục
thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh; phương châm, phương pháp giáo dục thế
hệ trẻ; đề ra một số giải pháp hữu hiệu để giải quyết thực trạng cho thế hệ trẻ
ngày nay. Tiêu biểu là các công trình như:
Tác giả Trần Quy Nhơn, qua cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò
của thanh niên trong cách mạng Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh niên, năm 2005.
Trên cơ sở nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh, tìm hiểu khá sâu sắc về
những hoạt động cách mạng thực tiễn của Người, tác giả đã làm rõ tư tưởng của
Hồ Chí Minh về thanh niên từ cơ sở hình thành đến những quan điểm cơ bản về
vai trò của thanh niên trong những điều kiện lịch sử cụ thể của lịch sử dân tộc,
quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò
của thanh niên trong lãnh đạo sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và
xây dựng đất nước theo con đường XHCN.
Tác giả Giáo sư Song Thành, trong cuốn sách Hồ Chí Minh nhà tư tưởng
lỗi lạc, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội 2005, ở chương XV - Tư tưởng
Hồ Chí Minh về sự nghiệp giáo dục - đào tạo và bồi dưỡng thế hệ cách mạng


9
cho đời sau, đã đề cập đến nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí
của thanh niên trong tiến trình cách mạng của Đảng và của dân tộc. Qua đó tác
giả cũng nhấn mạnh việc chăm sóc, bồi dưỡng thế hệ trẻ trong sự nghiệp cách
mạng là vấn đề cần được coi trọng.
Cùng hướng nghiên cứu trên, các công trình như Tư tưởng Hồ Chí Minh
về vai trò của thanh niên trong cách mạng Việt Nam, của tác gỉa Nxb Thanh
niên, Hà Nội, 2003; Giáo dục rèn luyện thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, do Nguyễn Hữu Đức (Chủ biên),
Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003; đã tiếp cận dưới những nội dung nghiên
cứu khác nhau như vai trò của thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh, công tác
giáo dục thanh niên theo quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Cộng sản

Việt Nam.
Vấn đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thế hệ trẻ còn được nhiều nhà
nghiên cứu công bố trên các tạp chí khác nhau. Tiêu biểu như: Tác giả Lê Thị
Hà, trên Tạp chí Lịch sử Đảng, số 4 (269), tháng 4 năm 2013, có bài viết Giáo
dục thế hệ thanh niên “vừa hồng vừa chuyên” theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Qua bài nghiên cứu này, Lê Thị Hà đã làm rõ ba nội dung cơ bản của tư tưởng
Hồ Chí Minh để giáo dục thế hệ thanh niên “vừa hồng vừa chuyên” như: Vị trí,
vai trò quan trọng của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng; Giáo dục đạo
đức cách mạng cho thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh; Chăm lo đào tạo,
nâng cao trình độ văn hóa, khoa học – kỷ thuật cho thanh niên. Bài viết này đã
giúp tôi có thêm nguồn tài liệu khi trình bày về vị trí, vai trò quan trọng của
thanh niên trong sự nghiệp cách mạng và nhiệm vụ giáo dục đạo đức cách
mạng cho thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6 (271), tháng 6 năm 2013, có bài Quan điểm
của Hồ Chí Minh về giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ của tác giả Lý
Việt Quang. Bài viết đã làm rõ sự quan tâm đặc biệt của Hồ Chí Minh đối với
công tác giáo dục thanh niên thành những người xứng đáng kế tục sự nghiệp


10
cách mạng của cha anh. Trong đó khẳng định giáo dục tinh thần yêu nước là một
nội dung quan trọng hàng đầu. Qua bài viết, tác giả cũng nêu bốn lý do cơ bản
để lý giải vấn đề vì sao giáo dục tinh thần yêu nước cho thanh niên lại được Hồ
Chí Minh quan tâm đặc biệt như vậy. Đồng thời tác giả Lý Việt Quang cũng làm
rõ những biện pháp, cách thức, nguyên tắc chỉ đạo trong giáo dục tinh thần yêu
nước cho thanh niên. Trong luận văn của mình tác giả đã kế thừa những quan
điểm của Lý Việt Quang về giáo dục tinh thần yêu nước cho thanh niên theo tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Cũng trên Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6 (271), tháng 6 năm 2013, có bài Lý
tưởng sống của thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh của tác giả Ngô Xuân

Dương. Qua bài viết này, đã làm rõ bốn lý tưởng sống cao cả của thanh niên
dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh là: yêu nước, trung thành với Đảng, kiên
định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Luôn trau dồi đạo đức cách
mạng; Ra sức học tập, nâng cao trình độ kỹ thuật và nghề nghiệp; Luôn xung
kích đi đầu trong các phong trào cách mạng. Bài viết này đã giúp bản thân tôi có
thêm nguồn tư liệu để làm rõ lý tưởng sống của thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí
Minh trong công trình nghiên cứu của mình.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trên Tạp chí Cộng sản số 01, năm 2013,
có bài "Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những
nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng" chỉ rõ việc chăm lo bồi dưỡng
thế hệ trẻ là trách nhiệm của toàn xã hội và phải gắn liền với cuộc đấu tranh
chung của xã hội. Theo tác giả sự nghiệp "trồng người" đòi hỏi phải có sự quan
tâm của cả hệ thống chính trị, đây là vấn đề sống còn của dân tộc, quyết định
thành bại của cách mạng nước ta.
Còn tác giả Nguyễn Đắc Vinh, trên Tạp chí Lý luận chính trị, số 05, năm
2015, trang 33 - 36 có bài viết: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ trẻ.
Theo tác giả, tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ trẻ thì cần phải xây
dựng được nội dung phương pháp giáo dục phù hợp. Về nội dung giáo dục là


11
xây dựng một nền giáo dục toàn diện bao gồm cả đức, trí, thể, mỹ nhưng phải
đặt đạo đức, lý tưởng các mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu, thanh
niên cần được bồi dưỡng cả về trí thức lẫn rèn luyện thể chất, để họ trở thành
những người vừa "hồng", vừa "chuyên", trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, tác giả còn nêu lên phương
pháp giáo dục thế hệ trẻ trước hết phải xuất phát từ những đặc điểm của chính
họ. Đặc biệt bài viết đã nêu lên sáu phương hướng, biện pháp của Hồ Chí Minh
trong giáo dục thế hệ trẻ. Đây là nguồn tài liệu quan trọng để tác giả kế thừa khi
trình bày nội dung, phương pháp giáo dục thế hệ trẻ dưới ánh sáng tư tưởng Hồ

Chí Minh trong công trình luận văn của mình.
Ngoài ra, chúng tôi còn tiếp cận với một số công trình nghiên cứu khác đã
công bố trên các tạp chí như: bài viết Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh
niên, trên “Tạp chí Lịch sử Đảng”, số 3, năm 1999 của Lê Văn Tích và Nguyễn
Minh Đức; Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục thanh niên hiện nay,
trên “Tạp chí Tư tưởng văn hoá”, số 10, năm 2003 của tác giả Trần Thanh Nam;
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, “Tạp chí
Cộng sản” số 775, năm 2007 của Nguyễn Đình Hoà; Giáo dục truyền thống
cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay, “Tạp chí Tuyên giáo” số 9,
năm 2013 của Lại Quốc Khánh, Phan Duy Anh; Giáo dục lý tưởng cách mạng
cho thanh, thiếu niên giai đoạn hiện nay, “Tạp chí Tuyên giáo” số 03 năm 2015
của Nguyễn Đắc Vinh.
Một số luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Triết học, Chính trị học ở
các học viện, trường Đại học, Viện nghiên cứu cũng đã bàn đến vấn đề Vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, như: Một số giải pháp quản lý việc thực hiện Cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở các trường
Trung học phổ thông tỉnh Đồng Tháp của Mai Thanh Mỹ; Nâng cao hiệu quả
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cho
đoàn viên, thanh niên Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An của Hoàng Văn Hải; Vận


12
dụng tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh vào việc giáo dục đạo đức cho học
sinh trường Trung cấp kinh tế, kỹ thuật, công nghệ Việt Anh của tác giả Hồ Thị
Bích Ngọc…Qua các công trình này các tác giả đã đề cập đến các giải pháp
nhằm đưa việc học tập tư tưởng, đạo đức của Bác đi vào chiều sâu, có hiệu quả
Như vậy, các đề tài và các công trình nghiên cứu khoa học nói trên đều
tập trung phản ánh những nội dung cơ bản và có hệ thống quan điểm của tư
tưởng Hồ Chí Minh về thế hệ trẻ, tầm quan trọng và những ý nghĩa lớn lao của
tư tưởng của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ một

cách toàn diện, vừa có chuyên môn nghiệp vụ, vừa có đạo đức cách mạng.
Có thể khẳng định rằng, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thế hệ trẻ dưới những góc độ khác nhau. Kết
quả của những công trình nghiên cứu là nguồn tư liệu hết sức quan trọng giúp
tác giả tiếp thu, tham khảo, làm định hướng cho đề tài nghiên cứu của mình.
Song đề tài: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thế hệ trẻ trong giáo
dục học sinh ở các trường THPT huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn
hiện nay, chưa có một công trình chuyên sâu nào nghiên cứu.
Với những lý do cơ bản trên, tôi chọn vấn đề: "Vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về giáo dục thế hệ trẻ trong việc giáo dục học sinh ở các trường
THPT huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn hiện nay" làm đề tài luận
văn Thạc sỹ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh ở các trường THPT huyện Bá
Thước, tỉnh Thanh Hoá phát triển toàn diện, thành những công dân tốt dưới ánh
sáng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thế hệ trẻ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
thế hệ trẻ.


13
- Khảo sát thực trạng công tác giáo dục học sinh ở các trường THPT
huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn (2012 - 2015) dưới ánh sáng tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thế hệ trẻ.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, luận văn đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục học sinh theo tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thế hệ trẻ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thế hệ trẻ, tính tất yếu vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục học sinh ở Trường phổ thông.
- Thực trạng giáo dục học sinh ở trường THPT huyện Bá Thước, tỉnh
Thanh Hoá theo tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thế hệ trẻ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thế hệ trẻ và vận dụng Tư tưởng Hồ
Chí Minh về giáo dục thế hệ trẻ trong giáo dục học sinh các ở trường THPT
THPT Bá Thước, THPT Hà Văn Mao, THPT Bá Thước, từ năm 2012 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp lịch sử với lôgíc, phương pháp phân
tích, tổng hợp, so sánh, nghiên cứu điều tra thực tế...
6. Giả thuyết khoa học
Nếu những giải pháp được thực thi sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện đối với học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Bá Thước.
Thực hiện hiệu quả cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề
tài gồm 3 chương, 6 tiết.


14
B. NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ GIÁO DỤC THẾ HỆ TRẺ TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thế hệ trẻ
1.1.1. Tư tưở ng Hồ Chí Minh về tầm quan trọng trong giáo dục thế

hệ trẻ
Suốt cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành rất nhiều tình cảm lớn
lao cho thế hệ trẻ, thế hệ mà Người khẳng định sẽ là người nắm giữ vận mệnh
dân tộc, kế tục sự nghiệp của cha anh, quyết định sự phát triển của đất nước.
Điều đó thể hiện rất rõ qua các cuộc gặp gỡ và qua nhiều bài viết của Người
dành cho thế hệ trẻ.
Theo quan điểm của Người thế hệ trẻ gồm: thanh niên, thiếu niên và nhi
đồng, trong đó thanh niên là lực lượng quan trọng nhất. Chính vì lẽ đó, để chuẩn
bị các điều kiện chuẩn bị thành lập Đảng, Người tổ chức huấn luyện và rèn
luyện phát triển thế hệ thanh niên Việt Nam để họ trở thành những cán bộ cách
mạng xuất sắc.
Những năm tháng tuổi trẻ, trực tiếp chứng kiến các phong trào yêu nước
của nhân dân ta đầu thế kỷ XX như: Phong trào Đông Du; phong trào Đông kinh
Nghĩa thục; phong trào Duy Tân; phong trào Chống thuế ở Trung kỳ… Được
hoà mình trong cuộc sống lao động, đấu tranh với nhân dân nhiều nước trên thế
giới, Nguyễn Ái Quốc có điều kiện để biết thêm vai trò của thế hệ trẻ trong sự
nghiệp phát triển của lịch sử nhân loại. Tiếp thu, nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lênin đã đem đến cho Nguyễn Ái Quốc thay đổi về chất trong nhận thức tư
tưởng. Nhờ có phương pháp luận Mácxít và vốn hiểu biết thực tiễn phong phú,
đặc biệt từ kinh nghiệm bản thân, Nguyễn Ái Quốc sớm thấy rõ tiềm năng to lớn


15
của thế hệ trẻ trong các cuộc đấu tranh cách mạng và sự phát triển xã hội. Người
thấy rõ thế hệ trẻ có ưu thế nổi trội: số lượng đông đảo, trẻ, khoẻ, nhiệt tình,
hăng hái, nhanh nhạy tiếp thu cái mới, giàu đức hy sinh và sẵn sàng xả thân vì lý
tưởng cao đẹp. Người ca ngợi tuổi trẻ là độ tuổi tốt đẹp nhất trong mỗi cuộc đời
con người: "Mỗi năm khởi đầu từ mùa Xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi
trẻ là mùa xuân của xã hội" [18, tr.194]. Do vậy, thế hệ trẻ tiêu biểu cho sức
sống, sức phát triển của một dân tộc, nếu được chăm sóc, giáo dục, rèn luyện,
dìu dắt đúng thì họ có khả năng "dời non lấp biển" trong sự nghiệp giải phóng

dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Từ những năm 20 của thế kỷ XX, khi hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc
đã viết nhiều bài báo tố cáo tội ác của thực dân Pháp gây ra ở Đông Dương và
nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc khác. Người vạch trần hậu quả của chính sách
cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương, nền văn hoá mà chúng đang ra sức áp
đặt đang làm tàn tạ, mê muội thế hệ trẻ Việt Nam. Theo Người, muốn giành
được độc lập dân tộc thì phải tập hợp lực lượng, thức tỉnh quần chúng nhân dân,
hướng cuộc đấu tranh của quần chúng đi theo quỹ đạo của cuộc cách mạng vô
sản; trước hết phải tập hợp thanh niên, làm cho lực lượng này giác ngộ cách
mạng, từ thức tỉnh thanh niên đến thức tỉnh dân tộc.
Nhằm thực hiện thành công mục đích nêu trên, cuối năm 1924, khi về đến
Quảng Châu, Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp xúc ngay với những thanh
niên yêu nước của Việt Nam đang hoạt động tại đây trong nhóm Tâm Tâm xã và
sau đó thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tháng 5/1925). Tổ chức
này đã quy tụ tất cả những thanh niên Việt Nam yêu nước đầy nhiệt huyết, giác
ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin cho họ thông qua những bài giảng của Người, qua
đó giúp họ hiểu: Vì sao phải làm cách mạng và làm cách mạng thành công phải
như thế nào? Những thanh niên yêu nước sau khi được đào tạo giác ngộ cách
mạng qua các khoá huấn luyện ngắn hạn đa số được chỉ đạo về hoạt động trong


16
nước làm nhiệm vụ tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, giác ngộ quần chúng
nhân dân, xây dựng cơ sở cách mạng và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
Cuối năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đề ra chủ trương
"vô sản hoá" đưa hội viên của mình vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng
lao động với công nhân để tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin và giác ngộ
cách mạng cho họ. Công lao to lớn của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
là đưa giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng phát triển thành một lực
lượng chính trị độc lập, vận động được các giai cấp, tầng lớp yêu nước đi

theo đường lối cứu nước đúng đắn của Nguyễn Ái Quốc, làm phá sản mọi
khuynh hướng tư tưởng của chủ nghĩa cải lương tư sản, đẩy lùi tư tưởng tư
sản của Việt Nam Quốc dân Đảng; đồng thời đưa phong trào cách mạng của
công nông tiến lên thành một phong trào có tính độc lập rõ rệt. Hội đã giáo
dục rèn luyện được nhiều chiến sĩ cách mạng chân chính làm nòng cốt cho
việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên là tổ chức tiền thân của Đảng, đã làm tròn nhiệm vụ thức tỉnh dân tộc
trong nửa cuối những năm 20 của thế kỷ XX.
Kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng,
nhân dân nước ta nói chung có lý tưởng cách mạng soi đường, đã hăng hái tham
gia các phong trào đấu tranh, sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh gian khổ, cùng với
Đảng, với dân tộc làm nên thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945. Chỉ tính
trong vòng 15 năm kể từ năm 1930 đến 1945 đã có hàng nghìn thanh niên trở
thành cán bộ cốt cán, trung kiên của Đảng. Hầu hết các anh hùng, liệt sĩ của dân
tộc đã hy sinh anh dũng trong thời kỳ này đều ở tuổi đời còn rất non trẻ như
Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng
Lưu, Hà Huy Tập, Lý Tự Trọng, Nguyễn Đức Cảnh, Phùng Chí Kiên, Hoàng
Văn Thụ v.v.. Tấm gương xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của các chiến
sĩ cách mạng trẻ tuổi đã tô thêm trang sử vàng cho dân tộc, làm rạng rỡ thêm
truyền thống của thế hệ trẻ Việt Nam.


17
Hồ Chí Minh chỉ rõ: vận mệnh dân tộc thành hay bại trông chờ ở lực
lượng hậu bị kế tục sự nghiệp của ông cha. Người khẳng định: muốn giành được
độc lập dân tộc, đem lại tự do hạnh phúc cho nhân dân không có con đường nào
khác ngoài con đường cách mạng. Đây là cả quá trình đấu tranh lâu dài đầy gian
khổ, hy sinh. Cuộc đời con người là có hạn, mỗi thế hệ chỉ có thể làm được một
phần nhất định trong toàn bộ sự nghiệp vĩ đại. Do vậy, cách mạng là sự nghiệp
của nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Việc chuẩn bị thế hệ cách mạng kế tục là một

quy luật bảo đảm cho cách mạng giành thắng lợi trong mọi thời kỳ, thúc đẩy xã
hội phát triển không ngừng. Theo Hồ Chí Minh, thanh niên là bộ phận của dân
tộc. Dân tộc bị nô lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ. Dân tộc được giải phóng thì
thanh niên mới được tự do. Vì vậy, "thanh niên phải hǎng hái tham gia cuộc đấu
tranh của dân tộc, phải phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu,
nước mạnh". Bởi vì, thanh niên là người tiếp sức cho cách mạng bao gồm: tiếp
sức cho thế hệ thanh niên già và dìu dắt, hướng dẫn thế hệ thiếu niên nhi đồng.
Người nói "Bác rất yêu mến thanh niên” vì “thanh niên là người tiếp sức cách
mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ
thanh niên tương lai - tức là các cháu nhi đồng…".[27, tr.198].
Muốn phát huy được vai trò và tiềm năng to lớn của thanh niên, trước hết
cần phải tập hợp họ lại trong một tổ chức cách mạng. Người dạy “Thanh niên ta
rất hăng hái. Ta biết hợp lòng hăng hái đó lại và dìu dắt đúng đắn thì thanh niên
sẽ là một lực lượng rất mạnh mẽ" [22, tr.331]. Hạt nhân để đoàn kết, tập hợp
thanh niên, đồng thời là người giáo dục động viên thanh niên phải là Đoàn viên
Thanh niên Cộng sản. Về chức năng nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên Cộng sản,
tại buổi lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng, Người chỉ rõ: “Đoàn thanh
niên Lao động phải là cánh tay đắc lực của Đảng trong việc tổ chức và giáo dục
các thế hệ thanh niên và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản” [26, tr.420]. Đây là


18
một chức năng hết sức quan trọng của tổ chức đoàn với tư cách là một tổ chức
quần chúng gần Đảng nhất mà trong Điều lệ Đảng từ trước đến nay đều ghi rõ.
Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ nói trên, Đoàn Thanh niên cần
thường xuyên quan tâm công tác xây dựng Đoàn vững mạnh. Đoàn phải được tổ
chức chặt chẽ từ Trung ương xuống các cơ sở, phải chăm lo xây dựng đội ngũ
cán bộ Đoàn có đủ phẩm chất và năng lực vì muốn việc thành công hay thất bại
đều do cán bộ tốt hay kém. Muốn tập hợp rộng rãi, thu hút đông đảo thanh niên:

Về phần mình, thì Đoàn phải nghiên cứu tìm ra nhiều hình thức và phương pháp
thích hợp để đoàn kết và tổ chức thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc, để
làm tròn nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao cho thanh niên.
Từ năm 1946, Hồ Chí Minh chủ trương thành lập Mặt trận đoàn kết thanh
niên mang tên "Liên đoàn Thanh niên Việt Nam". Người đã giao nhiệm vụ cho
tổ chức này động viên tất cả mọi tầng lớp thanh niên hăng hái tham gia phong
trào toàn quân giết giặc, đánh du kích, tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm.
Theo yêu cầu của cuộc kháng chiến, Hồ Chí Minh chủ trương thành lập các đội
thanh niên xung phong phục vụ chiến trường. Đội thanh niên xung phong giáo
dục cho thanh niên tinh thần quyết tâm, xung phong trong mọi công việc, rèn
luyện thành những thanh niên gương mẫu, những chiến sĩ thi đua, để trở nên
những cán bộ tốt sau này cho Đảng và Chính phủ. Người nêu rõ nhiệm vụ của
Đội thanh niên xung phong là: "Xung phong mọi việc bất kỳ việc khó dễ và
phục vụ cho đến kháng chiến thành công" [22, tr.331]. Người khẳng định: "Đó
là một trường đào tạo thanh niên bằng những công việc thiết thực" [22, tr.332].
Tháng 8 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho các bạn thanh
niên khẳng định: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy,
nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên.
Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn
luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cái tương lai
đó" [19, tr.216].


19
Trong quá trình lãnh đạo dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp, kháng chiến chống Mỹ và thực hiện công cuộc xây dựng CNXH ở
miền Bắc, Hồ Chí Minh thường xuyên theo dõi từng bước trưởng thành và cống
hiến của tuổi trẻ Việt Nam. Tháng 4 năm 1951, Người viết thư gửi thanh niên để
đánh giá và khen ngợi thành tích của thanh niên quân đội, thanh niên công nhân,
thanh niên nông dân, thanh niên học sinh, thanh niên xung phong. Đồng thời

Người nhắc nhở: Huy hiệu của thanh niên là: "Tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên"
ý nghĩa của nó là: Thanh niên phải xung phong làm gương mẫu trong công tác,
trong học hỏi trong tiến bộ, trong đạo đức cách mạng. Thanh niên phải thành
một lực lượng to lớn và vững chắc trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc.
Đồng thời phải vui vẻ và hoạt bát.
Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò đi đầu xung kích của thanh niên
trong hành động cách mạng. Vai trò xung kích trước hết phải được thể hiện ở:
"Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên" [27, tr.471]. Theo Người, sự
nghiệp cách mạng càng phát triển thì càng đòi hỏi thanh niên thực hiện tốt hơn
vai trò xung kích của mình, Người từng nhắc nhở: thời đại này là thời đại vẻ
vang của thanh niên. Mà thanh niên phải là những đội xung phong trên mặt trận
chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật.
Trước khi đi xa, Người căn dặn toàn Đảng: Đoàn viên thanh niên ta nói
chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí
tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục cách mạng cho họ, đào tạo họ thành
những con người thừa kế xây dựng XHCN vừa "hồng" vừa "chuyên". Bác căn
dặn toàn Đảng “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất
quan trọng và rất cần thiết” [29, tr.622]. Cần giáo dục thế hệ trẻ thành những
công dân tốt xứng đáng là lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng của cha ông.
Như vậy, có thể khẳng định rằng trong toàn bộ di sản tư tưởng Hồ Chí
Minh để lại cho toàn dân, toàn Đảng ta trước lúc đi xa thì những tư tưởng của
Người về thế hệ trẻ chiếm một vị trí quan trọng. Bởi theo Người, thế hệ trẻ có


20
vai trò quan trọng trọng sự nghiệp cách mạng và sự phát triển lịch sử dân tộc.
Vì vây, người luôn căn dặn Đảng cần quan tâm, giáo dục, bồi dưỡng rèn luyện
họ để trở thành lực lượng to lớn.
1.1.2. Nội dung giáo dục thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1.2.1. Giáo dục đạo đức và thể chất, thẩm mỹ

Từ mục tiêu giáo dục con người nói chung, Hồ Chí Minh chủ trương giáo
dục thế hệ trẻ trên tất cả các mặt: đức - trí - thể - mỹ. Người yêu cầu: Trong việc
giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã
hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất.
Đối với công tác giáo dục, Hồ Chí Minh coi trọng cả "đức" và "tài", đặt
giáo dục đạo đức cách mạng lên hàng đầu. Người chỉ rõ vai trò và sức mạnh to
lớn của đạo đức, khẳng định đạo đức là cái gốc của mỗi con người, là cái nền
tảng vững chắc của người cách mạng. Có đạo đức cách mạng, thì dù nhiệm vụ
nặng nề đến mức nào, khó khăn đến bao nhiêu, con người ta đều vượt qua được.
Theo Hồ Chí Minh, "tâm" có sáng thì trí mới sáng, có cái đức thì cái tài mới
được phát huy, phát triển, trở nên có ích đối với xã hội.
Hồ Chí Minh đề ra những chuẩn mực đạo đức mới định hướng cho sự rèn
luyện của mỗi người. Căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi, Người cụ thể hoá các chuẩn
mực đạo đức thành những phẩm chất cụ thể để mỗi người dễ nhớ, dễ hiểu, dễ
vận dụng.
Đối với thiếu niên và nhi đồng, Hồ Chí Minh yêu cầu cầ n có 5 đứ c
tí nh cơ bả n:
1. Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.
2. Học tập tốt, lao động tốt.
3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
4. Giữ gìn vệ sinh.
5. Thật thà, dũng cảm [27, tr. 131].


21
Đối với thanh niên, "Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, phải có
tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn, phải yêu và trọng lao
động. Phải giữ gìn kỷ luật. Phải bảo vệ của công. Phải quan tâm đến đời sống
của nhân dân" [23, tr.265], và "Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là
khiêm tốn, đoàn kết thực hành chủ nghĩa tập thể, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau,

người tiên tiến thì giúp đỡ người yếu kém. Người kém phải cố gắng để tiến lên,
ra sức cần, kiệm xây dựng nước nhà" [26, tr.530].
Hồ Chí Minh cho thấy rèn luyện đạo đức là việc làm suốt đời, rèn luyện
bền bỉ, thường xuyên rèn luyện ở mọi nơi, mọi lúc. Phải kết hợp giữa trau dồi
những đức tính tốt đẹp với chống sự lười biếng, những thói hư tật xấu, phải
thường xuyên phê bình và tự phê bình; nói đi đôi với làm từ việc lớn đến việc
nhỏ. Người cho rằng, kết quả hành động là thước đo của đạo đức.
Nhận thấy vai trò to lớn của thế hệ trẻ là lực lượng quan trọng trong xã
hội, không những tham gia thực hiện tốt các nhiệm vụ hiện tại của đất nước, mà
điều quan trọng hơn là lớp người đảm đương xây dựng một xã hội tương lai. Do
đó, ngoài việc coi trọng bồi dưỡng "đức - tài", cần phải nâng cao sức khoẻ mới
có thể hoàn thành được nhiệm vụ. Tháng 3 năm 1946, Người kêu gọi: "Luyện
tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi một người yêu nước". Nói bổn
phận là nói về trách nhiệm của mỗi người, đã là người dân yêu nước thì phải bồi
bổ sức khoẻ bằng cách luyện tập thể dục. Riêng đối với thanh niên, Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn nhắc nhở phải giữ gìn vệ sinh thật tốt và siêng năng tập thể thao
để nâng cao sức khoẻ. Người căn dặn thế hệ trẻ: "Phải rèn luyện thân thể cho
khoẻ mạnh, khoẻ mạnh thì mới có đủ sức để tham gia một cách dẻo dai bền bỉ
những công việc ích nước lợi dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến
sự phát triển toàn diện của thanh, thiếu niên và nhi đồng Việt Nam, trong đó có
sự phát triển thể chất. Theo Người, việc giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà,
thực hiện đời sống mới... tất thảy phải có sức khoẻ thì mới có thể thành công.
Bởi vì, "Mỗi một người dân yếu ớt, tức cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khoẻ


22
mạnh, tức cả nước khoẻ mạnh" [18, tr.241]. Người là tấm gương sáng về tinh
thần rèn luyện thể dục thể thao.
Với kinh nghiệm hoạt động cách mạng phong phú của mình, Chủ tịch Hồ
Chí Minh thông cảm sâu sắc với học sinh trong ước mơ tạo cái đẹp. Khi phát

triển hài hoà giữa cá nhân và xã hội, Người hết sức quan tâm tới sự phát triển
cân đối của tuổi trẻ. Khi Người đòi hỏi thế hệ trẻ vừa có đức lại vừa có tài, có
lao động trí óc lại có lao động chân tay, có công tác thì phải có vui chơi giải trí,
thì Người quan tâm đến giá trị thẩm mỹ của tuổi trẻ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, bồi dưỡng thẩm mỹ, về bản chất của nó
là bồi dưỡng lòng khát khao đưa cái đẹp vào cuộc sống, tạo nên sự phát triển hài
hoà giữa con người, xã hội và tự nhiên, nâng cao năng lực cảm thụ và sáng tạo
của con người, làm cho con người được phát triển nhịp nhàng trong mọi hoạt
động, lao động cũng như nghỉ ngơi, trong quan hệ gia đình cũng như xã hội, đó
chính là mục tiêu của Người trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ. Chủ tịch Hồ Chí
Minh yêu cầu sự phát triển ở thế hệ trẻ phải luôn luôn là quá trình kép: Lý luận
kết hợp với thực hành, học tập kết hợp với sản xuất, lao động trí óc phải kết hợp
với lao động chân tay. Từ sự phát triển nhịp nhàng này mà tuổi trẻ được phát
triển đồng đều cả đức, trí, thể, mỹ.
1.1.2.2. Giáo dục nâng cao trình độ văn hoá, kỹ thuật
Hồ Chí Minh chỉ rõ, cách mạng là sự nghiệp lớn đòi hỏi phải có những
con người có văn hoá. Nếu không chịu khó học tập, nghiên cứu để nâng cao
trình độ của mình về chính trị, văn hoá, kỹ thuật, nghiệp vụ, ít hiểu biết tình hình
trong nước và ngoài nước, ít nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực tiễn khi
gặp thuận lợi "dễ lạc quan tếu", gặp khó khăn thì dễ dao động bi quan, lập
trường cách mạng không vững vàng, thiếu tinh thần độc lập suy nghĩ và chủ
động sáng tạo. Do đó mà gặp nhiều khó khăn trong công việc, tác dụng lãnh đạo
bị hạn chế. Một trong năm nội dung cơ bản của chủ nghĩa anh hùng cách mạng
Việt Nam được Hồ Chí Minh xác định: "Quyết tâm đi sâu vào khoa học - kỹ


23
thuật và nghiệp vụ, phát huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, ra sức học
tập và vận dụng tốt sáng kiến, kinh nghiệm tiên tiến, nâng cao năng suất lao
động và hiệu quả chiến đấu" [29, tr.111]. Xây dựng CNXH là một bước đấu

tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài. Đây là một quá trình bao gồm:
"công tác tổ chức và giáo dục" và để xây dựng thành công CNXH thì nhân dân
ta phải ra sức thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, không ngừng nâng
cao trình độ văn hoá. Người căn dặn thế hệ trẻ: "Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải
có máy móc, có kỹ thuật, có văn hoá... thanh niên phải học và học cho giỏi. Bàn
việc gì, quyết nghị việc gì đều cũng phải thiết thực và cụ thể. Không nên chỉ nói
chung chung" [27, tr.471].
Nói chuyện tại Hội nghị cán bộ Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
ngày 19 tháng 1 năm 1959, Người căn dặn: "Nói chung thanh niên ta phải chuẩn
bị làm chủ nước nhà. Muốn thế phải ra sức học tập chính trị, kỹ thuật, văn hoá,
trước hết phải rèn luyện và thấm nhuần tư tưởng Xã hội chủ nghĩa, gột rửa cá
nhân chủ nghĩa" [26, tr.19]. Hồ Chí Minh yêu cầu trong khi giảng dạy phải coi
trọng các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, các môn kỹ thuật để có kiến
thức toàn diện tham gia vào sự nghiệp xây dựng nước nhà. Phải dạy lý luận Mác
- Lênin cho mọi người. Nhưng theo Người, việc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin
là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân
mình; là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng
một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta. Trên nền tảng giáo dục
chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hoá và
chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra
và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật.
Cần giáo dục cho thiếu niên nhi đồng biết yêu khoa học. Đồng thời "Chúng ta
phải khéo giáo dục để mai sau nhi đồng ta thành những công dân có tài, có đức,
xứng đáng là người chủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà" [23, tr.501].


×