BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
ĐINH VĂN THÁI
PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG QUÁ TRÌNH
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ TĨNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
2
NGHỆ AN - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
ĐINH VĂN THÁI
PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG QUÁ TRÌNH
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ TĨNH
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60.31.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN THỊ ÁI ĐỨC
4
NGHỆ AN - 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nghệ An, ngày 15 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn
Đinh Văn Thái
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại trường, nghiên cứu viết luận văn bản thân
tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức và
các cá nhân. Trước hết cho phép bản thân tôi được cám ơn các thầy cô giáo
trong khoa Kinh tế - Trường Đại học Vinh trong suốt thời gian nghiên cứu và
hoàn thành đề tài của mình.
Cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS. Trần Thị Ái Đức đã giúp em
hoàn thành đề tài của mình.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các anh, chị, bạn đồng
nghiệp trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Nghệ An, ngày 15 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn
Đinh Văn Thái
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, PHỤ LỤC vii
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 3
3. Mục tiêu nghiên cứu 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
6. Phương pháp nghiên cứu 5
7. Những đóng góp mới của đề tài 5
8. Kết cấu luận văn 6
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ
TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 7
1.1. Khái niệm và vai trò của làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn
mới 7
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 7
1.1.2. Đặc trưng của làng nghề ở Việt Nam 11
1.1.3. Vai trò của làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới 13
1.2. Những nhân tố tác động đến sự phát triển của làng nghề trong quá trình
xây dựng nông thôn mới 19
1.2.1. Nhân tố thị trường 19
1.2.2. Nhân tố vốn 20
1.2.3. Nhân tố khoa học công nghệ 22
1.2.4. Nguồn nguyên liệu 22
1.2.5. Kết cấu hạ tầng 23
1.2.6. Thể chế kinh tế, chính sách kinh tế và sự quản lý của nhà nước 23
iv
1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trong quá trình phát triển làng
nghề 24
1.3.1. Kinh nghiệm xây dựng và quản lý các cụm công nghiệp làng nghề
của tỉnh Nghệ An 24
1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam 26
1.3.3. Kinh nghiệm phát triển làng nghề của tỉnh Quảng Bình 27
1.3.4. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở Thanh Hóa 28
Chương 2
THỰC TRẠNG CÁC LÀNG NGHỀ Ở HÀ TĨNH 32
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ở Hà Tĩnh ảnh hưởng đến sự phát
triển các làng nghề 32
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 32
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 36
2.2. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tỉnh Hà Tĩnh về phát
triển làng nghề 41
2.3. Thực trạng phát triển làng nghề ở Hà Tĩnh 44
2.3.1. Số lượng và phân bố các làng nghề 44
2.3.2. Thiết bị và công nghệ sản xuất ở các làng nghề 49
2.3.3. Vốn sản xuất kinh doanh và hình thức tổ chức kinh doanh ở các
làng nghề (Phụ lục 01) 49
2.3.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ở các làng nghề 51
2.3.5. Kết quả sản xuất kinh doanh và thu nhập của lao động ở các làng
nghề
(Phụ lục 02) 52
2.3.6. Đánh giá thực trạng làng nghề ở Hà Tĩnh trong quá trình xây dựng
nông thôn mới và những vấn đề đặt ra cần giải quyết 53
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THÚC ĐẨY
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRONG QUÁ TRÌNH
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ TĨNH 61
v
3.1. Phương hướng phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn
mới ở Hà Tĩnh 61
3.2. Giải pháp phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 64
3.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề 64
3.2.2. Tạo nguồn vốn cho phát triển sản xuất ở làng nghề 66
3.2.3. Mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng
nghề 69
3.2.4. Kết hợp các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh ở làng nghề 72
3.2.5. Khuyến khích và hỗ trợ làng nghề áp dụng công nghệ trong sản
xuất kinh doanh 75
3.2.6. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho việc phát triển làng nghề 77
3.2.7. Hoàn thiện một số chính sách để phát triển nghề, làng nghề và xây
dựng nông thôn mới 78
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC..............................................................................................90
vi
CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
Từ viết tắt
BCĐ
CN
CNH
DN
DV
HĐH
HĐND
HTX
KH-CN
KN-KL
KT - XH
LNTT
MTQG
NN&PTNT
NQ
NTM
QĐ
SXKD
TNHH
TTCN
UBND
VH - XH
Viết đầy đủ
Ban chỉ đạo
Công nghiệp
Công nghiệp hóa
Doanh nghiệp
Dịch vụ
Hiện đại hóa
Hội đồng nhân dân
Hợp tác xã
Khoa học - Công nghệ
Khuyến nông - Khuyến lâm
Kinh tế - xã hội
Làng nghề truyền thống
Mục tiêu quốc gia
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nghị quyết
Nông thôn mới
Quyết định
Sản xuất kinh doanh
Trách nhiệm hữu hạn
Tiểu thủ công nghiệp
Ủy ban nhân dân
Văn hóa - xã hội
vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, PHỤ LỤC
Trang
Bảng 2.1. Số làng nghề của các huyện, thành phố, thị xã ở Hà Tĩnh 45
Bảng 2.2. Số lượng làng nghề được công nhận các năm 45
Bảng 2.3. Số lượng các làng nghề ở Hà Tĩnh phân theo nghề 48
PHỤ LỤC 89
Phụ lục 01 89
Tổng hợp tình hình đầu tư và nguồn vốn của các làng nghề trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh
giai đoạn 2011 - 2015 89
Tổng hợp tình hình lao động và doanh thu của các làng nghề
phân theo nhóm nghề năm 2010 và 2014 95
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những mục tiêu xây dựng nông thôn mới là phải chuyển dịch
được cơ cấu lao động nông thôn sang hướng phi nông nghiệp. Việc phát triển
CN-TTCN liên quan trực tiếp đến nhiều tiêu chí quan trọng khác như: Mức
thu nhập bình quân đầu người, cơ cấu lao động và hình thức tổ chức sản xuất.
Vì vậy, địa phương nào có làng nghề phát triển, sẽ có nhiều điều kiện thuận
lợi cho lộ trình xây dựng thôn mới. Chính vì vậy, việc xây dựng nông thôn
mới gắn với phát triển làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống có ý nghĩa
rất lớn cả về kinh tế lẫn xã hội. Đây là giải pháp quan trọng thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, nhằm tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống cho
lao động nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó tạo việc làm, giúp người nông
dân có thêm thu nhập chính đáng, góp phần bảo tồn nghề truyền thống là mục
tiêu của các làng nghề hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công hàng thủ
công mỹ nghệ truyền thống ở địa bàn nông thôn hướng đến.
Với mục tiêu đẩy mạnh thực hiện CNH, HĐH ở nông thôn, nhằm tạo
việc làm cho một lực lượng lớn lao động có tính chất mùa vụ ở nông thôn
(thời điểm nông nhàn); giải quyết một số vấn đề có tính chất cấp bách hiện
nay ở Hà Tĩnh đó là: Vào thời điểm nông nhàn người lao động phải di chuyển
về các thành phố lớn để làm thuê, làm ô sin và đặc biệt là lao động nữ đi xuất
khẩu lao động,... điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề trật tự xã hội ở
nông thôn Hà Tĩnh hiện nay. Trước những yêu cầu đó, ngày 28/12/2013
HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Nghị quyết số 73/NQ-HĐND về việc phát
triển cụm công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020; đi liền với việc phát triển
các cụm công nghiệp, ngày 28/8/2014 Ủy ban nhân tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành
các quyết định về công nhận làng nghê truyền thống, hiện nay trên địa bàn
2
tỉnh có 29 làng nghề, đã có 3 LNTT được công nhận, trong đó ở thị xã Hồng
Lĩnh có Làng nghề truyền thống Rèn Đúc Trung Lương theo Quyết định số
2528/QĐ-UBND; ở huyện Đức Thọ có Làng nghề truyền thống Mộc Thái
Yên theo Quyết định số 2527/QĐ-UBND; ở huyện Can Lộc có Làng mộc
truyền thống Tràng Đình, Yên Lộc, Can Lộc theo Quyết định số 2544/QĐUBND. Trong những năm gần đây, mặc dù các cấp chính quyền ở Hà Tĩnh đã
có những chính sách đầu tư phát triển các làng nghề như đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng, quy hoạch khu sản xuất tập trung, phát triển các ngành nghề phụ
trợ trong các làng nghề nhưng các làng nghề vẫn gặp rất nhiều khó khăn, như:
Sản xuất còn nhỏ, lẻ theo kiểu hộ gia đình, chưa có khu vực sản xuất tập
trung; thiết bị và công nghệ chưa được đầu tư đúng mức; năng suất lao động
thấp; chất lượng và mẫu mã của sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu ngày
càng cao và khắt khe của quy luật thị trường; trình độ tay nghề của người lao
động chưa được chú trọng đào tạo và nuôi dưỡng; thu nhập trong các làng
nghề và các cơ sở sản xuất chưa đủ sức thu hút người lao động đặc biệt đối
với lao động có tay nghề cao và các nghệ nhân; môi trường tại các làng nghề
và nhiều cơ sở sản xuất chưa được quan tâm đúng mức; mặt bằng và vốn cho
sản xuất đang là nhu cầu cấp thiết của nhiều cơ sở sản xuất; thị trường tiêu thụ
còn hẹp, thương hiệu hàng hoá chưa được đăng ký bảo hộ... Do đó, chưa tạo
điều kiện để thu hút hết lực lượng lao động cũng như sử dụng hết khả năng
tay nghề của người thợ nhằm phát huy tối đa tiềm năng kinh tế vốn có ở các
làng nghề. Vì vậy, việc phát triển các nghề và làng nghề nông thôn cũng như
các cụm CN-TTCN gắn với các làng nghề có ý nghĩa quan trọng không chỉ về
mặt kinh tế mà còn góp phần ổn định chính trị xã hội ở khu vực nông thôn.
Tìm hiểu tình hình làng nghề ở Hà Tĩnh để đánh giá đúng thực trạng
phát triển làng nghề ở đây trong thời gian qua và đề xuất phương hướng, giải
pháp phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Đây là
3
một vấn đề mới, có tính chiến lược. Vì vậy, vấn đề: “Phát triển làng nghề
trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh” được tác giả chọn
làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề làng nghề đã được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu tiếp
cận ở nhiều góc độ khác nhau:
Đề tài “Về các giải pháp phát triển thủ công nghiệp theo hướng CNH,
HĐH ở vùng đồng bằng Sông Hồng” của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, do TS. Đặng Lễ Nghi làm chủ nhiệm đề tài, 1998. Trong công trình
khoa học này, TS. Đặng Lễ Nghi đã nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực
tiễn để đưa ra một hệ thống các giải pháp phát triển thủ công nghiệp theo
hướng CNH, HĐH ở vùng đồng bằng Sông Hồng;
Luận văn “Giải pháp xây dựng làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
theo hướng phát triển bền vững” của Thạc sĩ Nguyễn Hữu Loan năm 2007.
Tác giả đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tổ chức quản lý, xây dựng
làng nghề theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Luận văn “Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
với việc phát triển làng nghề tại tỉnh Quảng Nam” của Thạc sĩ Trần Văn Hiến
năm 2006 lại tập trung nghiên cứu vai trò của tín dụng ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn với việc phát triển làng nghề tại tỉnh Quảng Nam;
Luận văn “Khôi phục và phát triển làng nghề ở vùng nông thôn đồng
bằng Sông Hồng - Thực trạng và giải pháp” của Thạc sĩ Vũ Thị Hà năm
2002. Tác giả đã nghiên cứu thực trạng làng nghề truyền thống ở nông thôn
vùng Đồng bằng sông Hồng và đưa ra giải pháp về quy hoạch, kế hoạch khôi
phục và phát triển làng nghề truyền thống, đưa ra giải pháp về đào tạo lao
động, cán bộ quản lý, thị trường tiêu thụ, đổi mới công nghệ, chính sách của
nhà nước để phát triển làng nghề truyền thống;
4
Đề tài “Nghề và làng nghề thủ công truyền thống Nghệ An” (1998) do
Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Hội văn nghệ Dân gian Nghệ An
phối hợp nghiên cứu (PGS. Ninh Viết Giao chủ nhiệm đề tài) là công trình
khoa học khảo sát nghề và làng nghề thủ công truyền thống Nghệ An, đưa ra
các giải pháp khoa học để phát triển nghề và làng nghề thủ công truyền thống
ở đây;
Đề tài tốt nghiệp chương trình lý luận chính trị cao cấp “Phát triển
làng nghề truyền thống trong nền kinh tế thị trường hiện nay trên địa bàn
huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh” của Thạc sĩ Nguyễn Quốc Hải năm 2006 đã
tập trung nghiên cứu tìm ra giải pháp cho làng nghề truyền thống trong nền
kinh tế thị trường hiện nay trên địa bàn huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh.
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã góp phần làm sáng tỏ các
vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề làng nghề. Nhiều vấn đề đã được luận
giải và làm luận cứ khoa học trong việc vận dụng vào hoạt động thực tiễn,
bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Với nhiều lý do khác nhau nên
những công trình này chưa giải quyết toàn diện và đầy đủ các vấn đề lý luận
và thực tiễn đặt ra. Việc nghiên cứu vấn đề phát triển làng nghề trong quá
trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh là vấn đề mới, quan trọng và cần
thiết đối với thực tiễn ở tỉnh Hà Tĩnh. Như vậy, qua xem xét khái quát những
công trình này, luận văn đã xác định được những vấn đề mà các công trình đã
nghiên cứu, những vấn đề đã nghiên cứu nhưng còn phải tiếp tục nghiên cứu
và những vấn đề chưa được nghiên cứu; trên cơ sở đó, luận văn xác định nội
dung cần nghiên cứu tiếp theo. Như vậy, luận văn là một công trình khoa học
độc lập, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về làng nghề ở Hà Tĩnh, đối chiếu
với thực trạng làng nghề ở Hà Tĩnh thời gian qua, đề xuất phương hướng, giải
pháp phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh
trong thời gian tới.
5
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề phát triển làng nghề ở
Hà Tĩnh, đối chiếu với thực trạng làng nghề ở Hà Tĩnh thời gian qua, đề xuất
phương hướng, giải pháp phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông
thôn mới ở Hà Tĩnh trong thời gian tới.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về làng nghề.
Phân tích thực trạng của các làng nghề ở Hà Tĩnh hiện nay; đánh giá
những thành công và hạn chế của các làng nghề trong thời gian qua.
Đề ra phương hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của các làng
nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh trong thời gian tới.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các làng nghề ở Hà Tĩnh.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu làng nghề ở Hà Tĩnh; thời gian
nghiên cứu từ năm 2010 đến nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin; quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển làng nghề để nghiên cứu vấn đề
làng nghề ở Hà Tĩnh. Đồng thời luận văn vận dụng các phương pháp cụ thể
trong nghiên cứu khoa học kinh tế như phân tích và tổng hợp, thống kê và so
sánh; luận văn tiếp cận các tài liệu chuyên sâu, các công trình nghiên cứu
trong và ngoài nước; luận văn kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình
khoa học về vấn đề làng nghề trước đây để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
7. Những đóng góp mới của đề tài
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về làng nghề.
Phân tích thực trạng các làng nghề ở Hà Tĩnh hiện nay.
6
Đánh giá những thành công và hạn chế của các làng nghề ở Hà Tĩnh
trong thời gian qua.
Đề ra phương hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của các
làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh thời gian tới.
8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về làng nghề trong quá
trình xây dựng nông thôn mới.
Chương 2: Thực trạng các làng nghề ở Hà Tĩnh.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy sự phát
triển của các làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh.
7
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ
TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Khái niệm và vai trò của làng nghề trong quá trình xây dựng
nông thôn mới
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Ngành nghề nông thôn
Theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của
Chính phủ thì ngành nghề nông thôn bao gồm: Chế biến, bảo quản nông, lâm,
thuỷ sản; Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh,
dệt may, cơ khí nhỏ; Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành
nghề nông thôn; Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; Cây trồng và kinh doanh
sinh vật cảnh; Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác
phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn; Tổ chức đào tạo nghề, truyền
nghề; tư vấn sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn [3].
Cơ sở ngành nghề nông thôn bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành
lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo
Luật Hợp tác xã; Hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo quy định của pháp luật
về đăng ký kinh doanh [3].
1.1.1.2. Nghề truyền thống
Truyền thống là thuật ngữ dùng để chỉ các giá trị, yếu tố, quan niệm
của một cộng đồng người hay của xã hội lưu giữ trong một thời gian dài từ
thế hệ này qua thế hệ khác. Truyền thống thể hiện tính kế thừa là chủ yếu, tuy
nhiên cũng có sự phát triển theo lịch sử. Truyền thống được biểu hiện ở hình
thức như truyền thống học tập, lễ hội truyền thống, truyền thống dòng họ,
nghề truyền thống [23].
8
Theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn thì: “Nghề truyền thống là nghề đã được hình
thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu
truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền” [1].
Đặc trưng cơ bản nhất của mỗi nghề truyền thống là: phải có kỹ thuật
và công nghệ truyền thống, đồng thời có các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành
nghề. Sản phẩm làm ra phải có tính hàng hoá, đồng thời có tính nghệ thuật và
mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
Những nghề truyền thống thường được truyền trong một gia đình, một
dòng họ, một làng, một vùng. Trong những làng nghề truyền thống, đa số người
dân đều hành nghề truyền thống đó. Ngoài ra, họ còn có thể phát triển những
nghề khác, những nghề này chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với nghề truyền thống.
1.1.1.3. Làng nghề
Thôn, làng là một thuật ngữ dùng để chỉ là tổ chức dân cư cấp cơ sở tại
các vùng nông thôn bao hàm là một tập hợp cộng đồng dân cư trên một vùng
lãnh thổ xác định, có khả năng độc lập về kinh tế. Trong điều kiện chống
ngoại xâm, thiên tai thì họ là một cộng đồng thống nhất. Họ còn là một cộng
đồng văn hóa gắn liền với biểu tượng cây đa, giếng nước, mái đình [19].
Các làng ở nước ta được chia làm 4 loại chính:
- Làng thuần nông hay còn gọi là làng nông nghiệp, là những làng nghề
nông một cách thuần túy.
- Làng buôn bán, là làng làm nghề nông có thêm nghề buôn bán của
một số thương nhân chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp.
- Làng nghề, là làng làm nghề nông nghiệp nhưng có thêm một số nghề
thủ công.
- Làng chài, là làng của các cư dân làm nghề chài lưới, đánh cá sống ở
ven sông, ven biển [17].
9
Sự xuất hiện của các nghề thủ công ở các làng quê lúc đầu chỉ là ngành
nghề phụ, chủ yếu được nông dân tiến hành trong lúc nông nhàn. Về sau, do
quá trình phân công lao động, các ngành nghề thủ công tách dần khỏi nông
nghiệp nhưng lại phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp, khi đó người thợ thủ
công có thể không còn sản xuất nông nghiệp nhưng họ vẫn gắn chặt với làng
quê mình. Khi nghề thủ công phát triển, số người chuyên làm nghề thủ công
và sống được bằng nghề này tăng lên, điều nay diễn ra ngay trong các làng
quê và đó là cơ sở cho sự tồn tại của các làng nghề ở nông thôn [17].
Từ những luận điểm và lý luận trên đã có nhiều định nghĩa về làng
nghề được đưa ra. Đề tài sử dụng khái niệm làng nghề theo Thông tư số
116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Làng nghề
là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc
các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn có các hoạt động ngành
nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau” [1].
Thực tế cho thấy “Làng nghề” là một tập hợp từ thể hiện một không
gian vùng quê nông thôn, ở đó có những hộ thuộc một số dòng tộc nhất định
sinh sống. Ngoài sản xuất nông nghiệp, họ còn có một số nghề sản xuất phi
nông nghiệp. Trong các làng nghề này tồn tại đan xen nhiều mối quan hệ kinh
tế, xã hội phong phú và phức tạp. Làng nghề là những làng ở nông thôn có
những nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và thu nhập
so với nghề nông [19].
Như vậy, khái niệm làng nghề có thể bao gồm những nội dung chính
sau: “Làng nghề là một thiết chế KT-XH ở nông thôn, được cấu thành bởi hai
yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định trong đó
bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có
mối liên kết chặt chẽ về KT-XH và văn hóa” [23].
Xét về mặt định tính, làng nghề ở nông thôn nước ta được hình thành
và phát triển do yêu cầu của phân công lao động và chuyên môn hóa nhằm
10
đáp ứng nhu cầu phát triển và chịu sự tác động mạnh của nông nghiệp và
nông thôn Việt Nam với những đặc trưng của nền văn hóa lúa nước và nền
kinh tế hiện vật, sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc. Xét về mặt định lượng, làng
nghề là những làng mà ở đó có số người chuyên làm nghề thủ công nghiệp và
sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ nghề đó chiếm một tỷ lệ khá lớn trong
tổng dân số của làng.
Ngày nay, làng nghề được hiểu theo nghĩa rộng, không bó hẹp trong
phạm vi hành chính của một làng mà gồm một hoặc một số làng cùng một
tiểu vùng, cùng địa lý kinh tế, cùng sản xuất một chủng loại hàng hóa truyền
thống hoặc cùng kinh doanh liên quan đến một nghề phi nông nghiệp và có
quan hệ mật thiết với nhau về kinh tế - xã hội.
Mặt khác, có những địa phương tất cả các làng trong xã đều là làng
nghề, trong trường hợp này, người ta gọi là “Xã nghề”. Ngành nghề phi nông
nghiệp ở các làng nghề cũng được mở rộng, bao gồm các hoạt động kinh tế
phi nông nghiệp như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các dịch vụ phục vụ
sản xuất và đời sống có quy mô vừa và nhỏ, với các thành phần kinh tế và các
tổ chức kinh doanh như: hộ sản xuất, tổ hợp, hợp tác xã, doanh nghiệp tư
nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần...
1.1.1.4. Làng nghề truyền thống
Khái niệm làng nghề truyền thống (LNTT) được khái quát dựa trên hai
khái niệm nghề truyền thống và làng nghề nêu trên. Theo Thông tư số
116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Làng nghề
truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời” [1].
Như vậy, có thể hiểu về LNTT, trước hết nó được tồn tại và phát triển
lâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền
thống, là nơi hội tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều
hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ
11
trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt
các thành viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc [17].
Như vậy, LNTT được hình thành từ lâu đời, trải qua thử thách của thời
gian vẫn duy trì và phát triển, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Trong
các LNTT thường có đại bộ phận dân số làm nghề cổ truyền hoặc một vài
dòng họ chuyên làm nghề theo kiểu cha truyền con nối, nghĩa là việc dạy
nghề được thực hiện bằng phương pháp truyền nghề.
LNTT phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống
theo quy định.
1.1.1.5. Làng nghề mới
Làng nghề mới là những làng có ngành nghề phát triển trong những năm
gần đây, chủ yếu do sự lan tỏa từ làng nghề truyền thống hoặc do sự du nhập
trong quá trình hội nhập giữa các vùng và giữa các nước [1]. Ngay các làng
nghề truyền thống cũng có sự đan xen giữa nghề mới và nghề truyền thống.
Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, đã xuất hiện các làng nghề
có tính hiện đại, trong đó đặc trưng bởi sự phát triển kinh doanh dịch vụ và
xây dựng, kinh doanh đa ngành nghề; đồng thời, do quá trình công nghiệp hóa
diễn ra mạnh mẽ ở các làng nghề, kỹ thuật và công nghệ sản xuất không đơn
thuần chỉ là kỹ thuật thủ công, mà có nhiều nghề, nhiều công đoạn sản xuất áp
dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại như mộc, thịt bò khô, sản xuất gạch,
ngói..v.v.
1.1.2. Đặc trưng của làng nghề ở Việt Nam
+ Điều kiện sản xuất kinh doanh gắn bó với hộ gia đình nông thôn và
ngành nông nghiệp:
Nghề thủ công truyền thống bắt đầu tư nông nghiệp và gắn liền với sự
phân công lao động ở nông thôn nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tự cung tự
cấp của người nông dân và chủ yếu phục vụ nông nghiệp. Nông thôn là nguồn
12
cung cấp nguyên liệu, nguồn nhân lực, nguồn vốn chủ yếu và là thị trường
tiêu thụ rộng lớn [18].
Lao động trong các làng nghề chủ yếu là nghề nông, địa điểm sản xuất
nghề thủ công truyền thống là tại gia đình họ. Họ tự quản lý, phân công lao
động, thời gian cho phù hợp giữa việc sản xuất nông nghiệp lúc mùa vụ với
nghề thủ công lúc nông nhàn.
+ Về sản phẩm:
Sản phẩm của làng nghề nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất.
Nó là các vật dụng hàng ngày, có thể là những sản phẩm vừa có giá trị sử
dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ hoặc chỉ là vật để dùng trang trí ở nhà, công sở,
nơi tôn nghiêm như đình chùa. Các sản phẩm của làng nghề mang tính chủ
quan sang tạo, hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ và bàn tay khéo léo của
người thợ. Dưới bàn tay tài hoa của người thợ thủ công, một số sản phẩm thủ
công mỹ nghệ đạt độ tinh xảo điêu luyện, có giá trị nghệ thuật cao.
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh nên sản phẩm của làng nghề in đậm
dấu ấn người thợ nên khó sản xuất đại trà, mà chỉ sản xuất đơn chiếc. Nhược
điểm này làm cho làng nghề khó đáp ứng đơn đặt hàng lớn do chất lượng sản
phẩm không đồng đều.
+ Kỹ thuật công nghệ:
Kỹ thuật sản xuất đặc trưng trong làng nghề là công cụ thủ công,
phương pháp công nghệ mang tính cổ truyền do lịch sử để lại và do chính
người lao động trong làng nghề tạo ra. Kỹ thuật đặc biệt nhất của làng nghề là
những bí quyết, kinh nghiệm của người thợ được tích lũy qua nhiều thế hệ,
giữ được tính chất bí truyền của nghề.
Do không được tổng kết thành lý luận hoặc được ghi chép mà chỉ được
truyền miệng hoặc truyền nghề trực tiếp trong gia đình, trong dòng họ, trong
làng nên trong lịch sử có những bí quyết đã thất truyền.
13
+ Tổ chức sản xuất kinh doanh:
Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề hiện nay chủ
yếu là hộ gia đình với đặc điểm lao động là các thành viên trong gia đình, chỉ
khi thời vụ hoặc có đơn hàng lớn thì mới thuê thêm lao động. Mọi thành viên
trong gia đình đều có thể tham gia, tùy theo độ tuổi, trình độ tay nghề để làm
công việc phù hợp nhưng bao giờ cũng có ít nhất 1 hoặc 2 người chịu trách
nhiệm chính về kỹ thuật, quản lý, điều hành, giao dịch. Vì vậy, mô hình sản
xuất hộ gia đình là quy mô nhỏ.
Đây là mô hình tổ chức sản xuất phù hợp nhất với cơ sở vật chất ở làng
nghề hiện nay do có nhiều ưu điểm như tranh thủ thời gian lao động, linh hoạt
trong sản xuất, tương thích giữa quy mô, năng lực sản xuất và trình độ quản
lý. Bên cạnh đó, nó cũng có những nhược điểm đó là các chủ hộ không có
kiến thức về quản lý kinh tế, khó tiếp cận và chậm ứng dụng khoa học công
nghệ, năng lực sản xuất hạn chế, do trẻ em tham gia lao động sớm dễ dẫn tới
hiện tượng bỏ học...
Trong quá trình sản xuất, cũng đã xuất hiện mô hình tổ sản xuất là
sự liên kết, hợp tác giữa các hộ gia đình để cùng sản xuất, chia sẻ những
khó khăn và lợi ích thông qua thỏa thuận bằng hợp đồng miệng giữa các
hộ gia đình.
Mặt khác, thời gian gần đây, cũng đã xuất hiện mô hình hợp tác xã theo
Luật hợp tác xã và doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp. Mặc dù mới xuất
hiện và chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng các mô hình sản xuất này đã khẳng định
được vai trò của mình trong xu thế hội nhập của các làng nghề.
1.1.3. Vai trò của làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới
Xây dựng NTM là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng
dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang
trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch
14
vụ); có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo;
thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao [11].
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của cả
hệ thống chính trị. NTM không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề
kinh tế - chính trị tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có
niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông
thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh [11]. Phát triển làng nghề bền
vững đóng một vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
1.1.3.1. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trong quá trình phát triển, các làng nghề đã có vai trò tích cực góp
phần tăng tỷ trọng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chuyển lao
động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông
nghiệp có thu nhập cao hơn. Khi nghề thủ công hình thành và phát triển thì
kinh tế nông thôn không chỉ có kinh tế nông nghiệp thuần nhất mà bên cạnh
là các ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cùng tồn tại và phát
triển [25].
Xét trên góc độ phân công lao động thì các làng nghề đã có tác động
tích cực tới sản xuất nông nghiệp. Nó không chỉ cung cấp tư liệu sản xuất cho
khu vực nông nghiệp mà còn có tác dụng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ
ngành nông nghiệp.
Mặt khác, kết quả sản xuất ở các làng nghề cho thu nhập và giá trị sản
lượng cao hơn so với sản xuất nông nghiệp; do từng bước tiếp cận với kinh
tế thị trường, năng lực kinh doanh được nâng lên, người lao động nhanh
chóng chuyển sang đầu tư cho các ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là
những ngành mà sản phẩm có khả năng tiêu thụ mạnh ở thị trường trong
nước và thế giới.