Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Việc làm cho lao động nông thôn khi thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp và đô thị thuộc thành phố vinh, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ MÃ LƢƠNG

VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN KHI
THU HỒI ĐẤT XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP
VÀ ĐÔ THỊ THUỘC THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGHỆ AN, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ MÃ LƢƠNG

VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN KHI
THU HỒI ĐẤT XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP
VÀ ĐÔ THỊ THUỘC THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60.31.01.02
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Hữu Đạt

NGHỆ AN, 2015



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan, chưa từng
để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Nghệ An, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

LÊ MÃ LƢƠNG


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện và hoàn thành tại Khoa Kinh tế, Trường
Đại học Vinh.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn Hữu Đạt, người hướng dẫn
khoa học đã tận tình giúp đỡ và định hướng giúp tôi trưởng thành trong công
tác nghiên cứu và hoàn thiện luận văn;

Tôi xin ghi nhận và biết ơn sự giúp đỡ quý báu của tập thể các thầy, cô
giáo Khoa Kinh tế, Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Vinh đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
này;
Luận văn này được thực hiện với sự hỗ trợ của lãnh đạo UBND thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Trung tâm quỹ đất thành phố Vinh đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi trong quá trình điều tra khảo sát thực địa và nghiên cứu đề
tài. Tôi xin trân trọng cám ơn sự hỗ trợ quý báu này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới bạn bè và người thân đã luôn
kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thu
thập tài liệu nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
của mình.
Nghệ An, ngày

tháng

Tác giả luận văn

LÊ MÃ LƢƠNG

năm 2015


iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan

i


Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

MỞ ĐẦU

1

1

Tính cấp thiết của đề tài

1

2

Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan


2

3

Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

5

4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6

5

Phương pháp nghiên cứu

7

6

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

9

7

Kết cấu của luận văn


9

CHƢƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN KHI THU
HỒI ĐẤT ĐỂ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP VÀ ĐÔ
THỊ
1.1

Cơ sở lý luận về việc làm, giải pháp tạo việc làm cho lao động ở
vùng có đất thu hồi để xây dựng khu công nghiệp và đô thị

1.1.1

10

Khái niệm việc làm, giải pháp tạo việc làm cho lao động ở vùng
có đất thu hồi để xây dựng khu công nghiệp và đô thị

1.1.2

10

10

Vai trò của giải pháp tạo việc làm cho lao động vùng có đất thu
hồi để xây dựng khu công nghiệp và đô thị


11


iv

1.1.3

Những vấn đề nảy sinh ở vùng có đất thu hồi để xây dựng khu
công nghiệp, đô thị và yêu cầu đặt ra đối với việc thực hiện các
giải pháp tạo việc làm cho lao động ở vùng này

1.1.4

Các giải pháp tạo việc làm cho lao động ở vùng có đất thu hồi để
xây dựng khu công nghiệp và đô thị

1.1.5

21

Các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thực hiện các giải pháp tạo
việc làm cho lao động ở vùng thu hồi đất

1.2

13

23

Kinh nghiệm thực tiễn về tạo việc làm cho lao động ở vùng có

đất thu hồi để xây dựng khu công nghiệp, đô thị và bài học rút ra
cho thành phố Vinh

28

1.2.1

Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc

28

1.2.2

Kinh nghiệm của Hà Nội

35

1.2.3

Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Vinh

40

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN KHI THU HỒI ĐẤT XÂY DỰNG KHU CÔNG
NGHIỆP VÀ ĐÔ THỊ THUỘC THÀNH PHỐ VINH, TỈNH
NGHỆ AN

42


2.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

42

2.1.1

Điều kiện tự nhiên

42

2.1.2

Điều kiện kinh tế - xã hội

44

2.1.3.Khái quát về các dự án nghiên cứu và các hộ điều tra, phỏng vấn
2.2

Thực trạng triển khai các giải pháp tạo việc làm cho lao động ở
vùng có đất thu hồi ở thành phố Vinh

2.2.1

51

Đào tạo nghề cho lao động ở vùng có đất thu hồi ở thành phố
Vinh


2.2.2

47

51

Các doanh nghiệp, chủ dự án sử dụng đất thu hồi tạo việc làm
cho lao động nông thôn địa phương

57


v

2.2.3

Giải pháp “Cấp đất giãn dân, đất dịch vụ tạo việc làm cho lao
động ở vùng có đất thu hồi tại thành phố Vinh”

2.2.4

Giải pháp “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướ
hóa ở thành phố Vinh”

2.2.5

63

Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn ở vùng có đất thu

hồi từ “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở thành phố Vinh”

2.2.6

61

68

Giải pháp tạo việc làm từ “Hỗ trợ trực tiếp cho người lao động ở
thành phố Vinh”

71

2.2.7

Thực hiện “Giải pháp giữ nguyên nghề cũ”tạo việc làm

74

2.2.8

Đánh giá chung về thực hiện các giải pháp tạo việc làm cho lao
động nông thôn khi có đất thu hồi tại thành phố Vinh

76

CHƢƠNG 3 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP VIỆC
LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN KHI THU HỒI ĐẤT
XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP VÀ ĐÔ THỊ THUỘC
THÀNH PHỐ VINH, NGHỆ AN

3.1

79

Quan điểm và định hướng tạo việc làm cho lao động nông thôn
khi có đất thu hồi để xây dựng khu công nghiệp và đô thị trên địa
bàn thành phố Vinh

79

3.1.1

Quan điểm

79

3.1.2

Định hướng

84

3.2

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tạo việc làm cho lao động ở
vùng có đất thu hồi để xây dựng khu công nghiệp và đô thị tại
thành phố Vinh

90


3.2.1

Hoàn thiện giải pháp đào tạo nghề tạo việc làm mới cho lao động

90

3.2.2

Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ doanh nghiệp, chủ dự án sử
dụng đất thu hồi thu hút lao động địa phương vào làm việc

91


vi

3.2.3

Hoàn thiện các quy định về cấp đất giãn dân, đất dịch vụ tạo
thuận lợi cho tạo việc làm

3.2.4

92

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng
hóa tạo việc làm mới

93


3.2.5

Hoàn thiện giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động

95

3.2.6

Hoàn thiện giải pháp hỗ trợ trực tiếp người lao động tạo việc làm

95

3.2.7

Hoàn thiện giải pháp giữ nguyên nghề cũ tạo thêm việc làm mới

96

3.2.8

Tăng cường hoạt động thông tin thị trường lao động, tổ chức các
sàn giao dịch việc làm cho người lao động và lao động nông thôn
bị thu hồi đất

97

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

102


1

Kết luận

102

2

Khuyến nghị

103

TÀI LIỆU THAM KHẢO

104

PHỤ LỤC

108


vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Chữ viết tắt

ADB


Ngân hàng phát triển châu Á

BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CNH

Công nghiệp hoá

HĐH

Hiện đại hoá

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GQVL

Giải quyết việc làm


HSĐC

Hồ sơ địa chính

KCN, CNN

Khu Công nghiệp, công nghiệp nhỏ

KĐT

Khu đô thị

TĐC

Tái định cư

THCS, THPT

Trung học cơ sở, Trung học phổ thông

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

WB

Ngân hàng thế giới

UBND


Uỷ ban nhân dân


viii

DANH MỤC BẢNG
TÊN BẢNG

STT

TRANG

2.1

Kết quả đào tạo nghề ở thành phố Vinh giai đoạn 2011 - 2014

2.2

Kết quả lao động có việc làm từ giải pháp đào tạo nghề ở thành

53

phố Vinh giai đoạn 2011 - 2014

54

2.3

Nhu cầu đào tạo nghề của lao động trong các nhóm hộ điều tra


55

2.4

Số lao động đang sử dụng và nhu cầu tuyển dụng của doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh

2.5

58

Kết quả lao động có việc làm từ giải pháp các chủ doanh nghiệp,
chủ dự án phải sử dụng lao động địa phương ở thành phố Vinh
giai đoạn 2007 - 2013

2.6

Kết quả lao động có việc làm từ giải pháp cấp đất giãn dân, đất
dịch vụ ở thành phố Vinh giai đoạn 2011 - 2014

2.7

59

62

Kết quả lao động có việc làm từ giải pháp chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa ở thành phố Vinh, giai
đoạn 2011 - 2014


2.8

Sự thay đổi ngành nghề theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
người lao động trước và sau khi bàn giao đất ở các hộ điều tra

2.9

73

Kết quả lao động có việc làm từ giải giữ nguyên nghề cũ ở thành
phố Vinh 4 năm 2011 - 2014

2.12

69

Kết quả lao động có việc làm từ giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho
người lao động ở thành phố Vinh giai đoạn 2011 - 2014

2.11

66

Kết quả lao động có việc làm từ giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
lao động ở thành phố Vinh giai đoạn 2011 - 2014

2.10

65


75

Ý kiến của lao động về các giải pháp đã thực hiện trên địa bàn
thành phố Vinh đến năm 2014

77


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, trên khắp các vùng, miền của đất nước, nhiều
khu công nghiệp, khu đô thị mới được xây dựng, hệ thống kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội được nâng cấp, xây mới ngày càng đồng bộ và hiện đại. Nhờ
đó, bộ mặt của đất nước đã thay đổi nhanh chóng theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại và văn minh. Việc thu hồi đất bao gồm cả đất ở và đất nông
nghiệp cho xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội, các công trình công cộng, phục vụ lợi ích quốc gia dẫn đến đất cho
sản xuất - kinh doanh của người dân bị thu hẹp, phải thay đổi chỗ ở và điều
kiện sống.
Tạo việc làm cho người lao động, giúp họ ổn định đời sống đó là vấn đề
cốt yếu để đảm bảo sự phát triển bền vững của bất kỳ một quốc gia, một chế độ
chính trị nào. Ở Việt Nam, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới kinh tế (từ sau
Đại hội Đảng lần thứ VI), cơ cấu lao động, vấn đề việc làm của người lao động
đã có những thay đổi đáng kể: tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm (do
diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp), tỷ trọng lao động các ngành phi
nông nghiệp tăng. Bên cạnh đó cũng phải kể đến một tỷ lệ không nhỏ lao động
thiếu và không có việc làm.

Trong những năm qua, thành phố Vinh đã và đang quyết tâm tập trung
nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất thực hiện vai trò là “Đô thị trung tâm
kinh tế - văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ” theo Quyết định số 10/1998/QĐTTg về định hướng Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị Việt Nam đến năm
2020; đồng thời tạo tiền đề cho việc phát triển Vinh thành trung tâm kinh tế văn hoá vùng Bắc Trung Bộ theo Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg ngày
30/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 05/09/2008, Thủ tướng Chính phủ


2

đã có Quyết định số 1210/QĐ-TTg công nhận thành phố Vinh là đô thị loại I
trực thuộc tỉnh Nghệ An. Chính vì vậy tốc độ phát triển các khu công nghiệp,
khu đô thị, việc xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, các công trình
công cộng...diễn ra rất nhanh; quá trình này đi liền với việc thu hồi đất - bao
gồm cả đất nông nghiệp của một bộ phận dân cư, chủ yếu là vùng ven đô,
vùng có điều kiện giao thông thuận lợi, có điều kiện phát triển kinh tế xã hội.
Tạo việc làm, ổn định và từng bước nâng cao đời sống cho người bị thu hồi
đất là nhiệm vụ của cấp uỷ Đảng, chính quyền và toàn xã hội. Đây không chỉ
là vấn đề riêng ở thành phố Vinh mà một số địa phương khác cũng đang gặp
phải khó khăn trong việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt
bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi Nhà nước thu hồi đất.
Là thành phố trọng điểm vùng Bắc Trung Bộ, một trong những vấn đề
được Đảng bộ và chính quyền thành phố quan tâm là việc làm cho người lao
động không có việc làm, do bị thu hồi đất cho xây dựng KCN và đô thị, tồn
đọng từ năm 2010 trở về trước và từ năm 2011 đến 2015. Đó là một nhiệm vụ
hết sức cấp bách, đảm bảo ổn định tình hình kinh tế - xã hội, an ninh ở địa
phương. Mặc dù, tỉnh và thành phố đã có nhiều giải pháp về việc làm cho
người lao động, nhưng khi đưa vào thực tế thì còn nhiều điều chưa thực sự
phù hợp và mang lại hiệu quả như mong muốn. Việc nghiên cứu tạo việc làm
cho lao động nông thôn ở vùng có đất thu hồi để xây dựng KCN và đô thị có
ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy đề tài: “Việc làm cho lao

động nông thôn khi thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp và đô thị thuộc
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” được chọn làm luận văn tốt nghiệp với
mong muốn góp phần tạo việc làm cho lao động nông thôn vùng thu hồi đất
để xây dựng KCN và đô thị ở Thành phố Vinh.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Trong thời gian qua, có rất nhiều công trình nghiên cứu về lao động,


3

việc làm nông thôn đã được công bố như:
PGS.TS. Nguyễn Tiệp, chủ nhiệm đề tài cấp bộ năm 2005 về "Xây
dựng một số mô hình tạo việc làm đối với lao động bị mất việc làm tại các
vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất" của trường Đại học Lao động Thương
binh - Xã hội. Đề tài đã nêu cơ sở lý luận của việc xây dựng mô hình tạo việc
làm cho lao động mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất; đề tài
cũng đi sâu đánh giá tác động của chuyển đổi mục đích sử đất đối với lao
động, việc làm thông qua 3 địa phương: ngoại thành Hà Nội, Hải Dương và
Vĩnh Phúc. Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra quan điểm và một số mô hình tạo
việc làm cho lao động mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại
ngoại thành Hà Nội, Hải Dương và Vĩnh Phúc kèm theo các giải pháp và điều
kiện áp dụng. Đề tài nghiên cứu công phu vấn đề việc làm cho lao động thất
nghiệp sau khi thu hồi đất.
GS.TSKH Lê Du Phong (2007) đã chủ biên cuốn sách "Thu nhập, đời
sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp,
khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ
lợi ích quốc gia" do nhà xuất bản chính trị quốc gia ban hành. Cuốn sách đã
nêu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thu nhập, đời sống, việc làm của
người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia.

Đánh giá thực trạng thu nhập, đời sống và việc làm của người có đất bị thu
hồi, làm rõ những khó khăn tồn tại thông qua những vấn đề bức xúc đang đặt ra.
Trên cơ sở đó, cuốn sách đã nêu các quan điểm và 3 nhóm giải pháp chủ yếu
mang tính khả thi đảm bảo việc làm, thu nhập và đời sống của người dân có đất
bị thu hồi, đó là: cơ chế chính sách; tổ chức quản lý; công tác chỉ đạo và thực
hiện. Tuy nhiên, phạm vi đề cập của cuốn sách tập trung vào thu nhập, đời sống,
việc làm của người có đất bị thu hồi trong phạm vi khá rộng về mục đích sử


4

dụng đất và không gian nghiên cứu trong phạm vi cả nước. Vì vậy, vấn đề việc
làm của người có đất bị thu hồi để phát triển các khu công nghiệp cần phải có
một nghiên cứu sâu hơn trong phạm vi hẹp (cấp thành phố).
Nghiên cứu của TS Bùi Thị Ngọc Lan, Học viện Chính trị - Hành chính
Quốc gia Hồ Chí Minh đã có bài đăng tạp chí Bảo hiểm xã hội số 08 năm
2007 về "Những vấn đề xã hội nảy sinh từ việc thu hồi đất nông nghiệp cho
phát triển đô thị và khu công nghiệp". Nghiên cứu đã làm rõ những vấn đề
bức xúc đang đặt ra sau thu hồi đất để phát triển đô thị và khu công nghiệp đó
là: (1) Một bộ phận nông dân bị thất nghiệp hoặc thiếu việc làm, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống; (2) Nhiều điểm nóng phát sinh tình trạng khiếu
kiện kéo dài; (3) Tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng; (4) Tình trạng di
dân có tổ chức hoặc tự phát gây khó khăn trong việc quản lý các nơi đi và
đến. Trên cơ sở những bức xúc đặt ra nghiên cứu đã nêu 6 giải pháp khá
thuyết phục: Rà soát, hoàn thiện quy hoạch tổng thể về sử dụng đất nông
nghiệp; Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước, các cấp, các ngành trong
việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và khu đô thị;
đào tạo nghề cho người lao động nhất là thanh niên nông thôn; nghiên cứu bổ
sung sửa đổi việc thực hiện chính sách bồi thường đất nông nghiệp; tổng kết,
nhân rộng mô hình thực hiện tốt việc thu hồi đất; phát triển khu công nghiệp,

đô thị mới theo hướng công viên công nghiệp... Đây thực sự là hướng mở cho
các nghiên cứu tiếp sâu hơn về việc làm cho người dân bị thu hồi đất để phát
triển các khu công nghiệp.
Năm 2009 -




5

n

-



-

“Thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở
huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương” luận văn Thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Chí
Thuận, 2003. Nghiên cứu này đi sâu hơn vào giải pháp tạo việc làm cho các lao
động nông thôn.
Tóm lại, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề lao động, việc
làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất xây dựng KCN và đô thị hóa, nhưng
chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu vấn đề “Việc làm cho lao động
nông thôn ở vùng thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp và đô thị ở thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An”. Đây là khoảng trống, là vấn đề thực tiễn đặt ra mà luận văn
cần nghiên cứu.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá thực trạng, các yếu tố tác động và đề xuất giải pháp tạo việc
làm cho lao động nông thôn ở vùng thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp
và đô thị ở thành phố Vinh.


6

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến lao
động, việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở vùng thu hồi
đất để xây dựng khu công nghiệp và đô thị ;
- Đánh giá tình hình thực hiện các giải pháp tạo việc làm cho lao động
nông thôn vùng có đất thu hồi để xây dựng khu công nghiệp và đô thị thuộc
thành phố Vinh;
- Đề xuất giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn ở vùng thu hồi
đất để xây dựng khu công nghiệp và đô thị thuộc thành phố Vinh giai đoạn
năm 2015 -2020.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về lao
động, việc làm và giải quyết việc làm; thực trạng và giải pháp tạo việc làm
cho lao động nông thôn ở vùng có đất thu hồi để xây dựng KCN và đô thị tại
thành phố Vinh.
Đối tượng khảo sát nghiên cứu: là lực lượng lao động nông thôn trong độ
tuổi lao động ở vùng có đất thu hồi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: đề tài được thực hiện ở các vùng có đất thu hồi để
xây dựng khu công nghiệp và đô thị tại các xã, phường: Nghi Phú, Vinh Tân,
Hưng Lộc thuộc thành phố Vinh.
- Phạm vi thời gian: các số liệu thu thập từ năm 2011 - 2014.

- Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về lao động, việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn ở vùng có đất thu hồi; tình hình thực hiện các chính sách và giải pháp tạo
việc làm cho lao động nông nghiệp ở vùng có đất được thu hồi để xây dựng


7

KCN và đô thị trên dịa bàn thành phố Vinh. Với mục đích làm cho việc trình
bày trong luận văn ngắn gọn, cụm từ “vùng có đất được thu hồi” được sử dụng
để thay thế cho cụm từ “vùng có đất được thu hồi cho xây dựng khu công
nghiệp và đô thị”, với ý nghĩa tương đương chứ không bao hàm nghĩa khác.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An được chọn làm địa bàn nghiên cứu vì
những lý do cơ bản sau:
(1). Thành phố Vinh là một thành phố năng động nằm ở vùng Bắc
Trung Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Trung Bộ.
(2). Tạo việc làm cho lao động nông thôn khu vực có đất được thu hồi
để thực hiện đô thị hóa, công nghiệp hóa là vấn đề luôn được Chính phủ và
các cấp chính quyền quan tâm. Thực hiện việc tạo việc làm cho lao động nông
thôn ở khu vực có đất được thu hồi trên phạm vi tỉnh Nghệ An nói chung và
thành phố Vinh nói riêng đã được thực hiện và đã đạt được những hiệu quả
nhất định, nhưng cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập. Tuy nhiện, cho đến nay
chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá toàn diện thực trạng và hiệu quả
tạo việc làm cho lao động nông thôn ở vùng có đất thu hồi trên địa bàn thành
phố Vinh. Vì vậy, chọn địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An để nghiên cứu,
từ đó đề xuất định hướng về giải pháp tạo việc làm cho lao động vùng có đất
được thu hồi ở thành phố Vinh là một việc làm hết sức có ý nghĩa trong quá
trình thực hiện những mục tiêu chung của thành phố trong giai đoạn tiếp theo.

5.2. Phương pháp thu thập thông tin
a. Thu thập thông tin thứ cấp:
- Thu thập thông qua báo cáo của cơ quan, ban, ngành trong tỉnh,thành
phố
- Thu thập thông qua tài liệu, số liệu thống kê, sách báo.


8

- Liệt kê các thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội
dung và địa điểm dự kiến thu thập.
- Liên hệ với cơ quan cung cấp thông tin, tiến hành thu thập bằng ghi
chép, sao chụp
- Kiểm tra tính thực tế, chính xác của thông tin qua quan sát trực tiếp và
kiểm tra chéo.
b. Thu thập thông tin sơ cấp:
- Thông qua phiếu điều tra, khảo sát thực tế
- Chúng tôi tiến hành điều tra một cách ngẫu nhiên;
- Ngoài các phương pháp phỏng vấn trực tiếp và PRA, đề tài còn điều
tra phỏng vấn không chính thức (phỏng vấn nhóm thành viên gia đình, nhóm
người ở các quán nước…) nhằm thu thập thêm các thông tin của người dân
đánh giá về hiệu quả của chính sách tạo việc làm cho lao động nông thôn của
thành phố; đồng thời giúp đối chiếu so sánh tính trung thực của các thông tin
đã điều tra được.
5.3. Phương pháp xử lý thông tin
* Xử lý thông tin thứ cấp: tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan
phục vụ đề tài nghiên cứu.
* Xử lý thông tin sơ cấp:
+ Thông tin định tính: tổng hợp, phân loại và so sánh.
+ Thông tin định lượng: xử lý các số liệu điều tra bằng Excel.

5.4. Phương pháp phân tích
* Phương pháp kinh tế chính trị:
Sử dụng phương pháp trừu tượng hóa, logic, phương pháp phân tích,
tổng hợp.
* Phương pháp thống kê mô tả:
Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để phân tích biến động và xu


9

hướng biến động, sự thay đổi của cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế của thành
phố.
* Phương pháp thống kê so sánh:
Phương pháp này dùng để so sánh tình hình giải quyêt việc làm cho lao
động nông thôn vùng đô thị hóa qua các giai đoạn, các năm, so sánh thực tế
với kế hoạch.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học
- Những kết quả đạt được của đề tài sẽ bổ sung cơ sở lý luận và thực
tiễn cho việc nghiên cứu tạo việc làm cho lao động nông thôn ở những vùng
mà Nhà nước thu hồi đất phục vụ xây dựng các khu công nghiệp và đô thị hóa
* Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của đề tài, ngoài góp phần thiết thực giải quyết vấn đề tạo
việc làm cho lao động nông thôn ở vùng có đất thu hồi để xây dựng KCN và
đô thị ở tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An hiện nay; đề tài còn là tài liệu tham
khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu, chỉ đạo thực tiễn về tạo việc làm cho
lao động nông thôn ở vùng có đất thu hồi ở các địa phương có hoàn cảnh
tương tự.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc làm cho lao động
nông thôn ở vùng thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp và đô thị
Chương 2. Thực trạng việc làm cho lao động nông thôn ở vùng có đất
thu hồi để xây dựng khu công nghiệp và đô thị thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Chương 3. Quan điểm, định hướng và giải pháp tạo việc làm cho lao
động nông thôn ở vùng thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp và đô thị
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An


10

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM CHO
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VÙNG THU HỒI ĐẤT ĐỂ XÂY DỰNG
KHU CÔNG NGHIỆP VÀ ĐÔ THỊ
1.1. Cơ sở lý luận về việc làm, giải pháp tạo việc làm cho lao động ở vùng
có đất thu hồi để xây dựng khu công nghiệp và đô thị
1.1.1. Khái niệm việc làm, giải pháp tạo việc làm cho lao động ở vùng có
đất thu hồi để xây dựng khu công nghiệp và đô thị
*Khái niệm về việc làm
Việc làm là “Công việc được giao cho làm và được trả công” (Từ điển
tiếng Việt). Điều 13, Chương 2 của Bộ luật Lao động nước ta được Quốc hội
thông qua ngày 23/6/1994 đã đưa ra định nghĩa về Việc làm như sau: “Mọi
hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được
thừa nhận là việc làm. Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả
năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của
các doanh nghiệp và toàn xã hội”.
*Khái niệm về giải pháp, giải pháp tạo việc làm cho người lao động
Giải pháp: là biện pháp, cách giải quyết một vấn đề khó khăn (Từ
điển Wikipedia).

Từ những khái niệm về “việc làm” và “giải pháp” nêu trên, chúng
tôi đưa ra khái niệm về “giải pháp việc làm” và “giải pháp tạo việc làm cho
lao động ở vùng có đất thu hồi để xây dựng KCN và đô thị” như sau:
Giải pháp việc làm: chính là tìm ra các biện pháp, cách thức giải quyết
vấn đề việc làm cho người lao động; để người lao động có việc làm và tăng thu
nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
Giải pháp tạo việc làm cho lao động ở vùng có đất thu hồi để xây dựng


11

khu công nghiệp và đô thị: là tìm ra các biện pháp, cách thức giải quyết vấn
đề việc làm cho lao động ở khu vực thu hồi đất, phục vụ cho xây dựng KCN
và đô thị. Các giải pháp tạo việc làm đó phải phù hợp với đối tượng đặc thù ở
khu vực này (ở nhiều lứa tuổi, trình độ khác nhau). Mặt khác, các giải pháp
đó cũng phải phát huy được hiệu quả ở một địa bàn có tính đặc thù (điều kiện
cư trú, điều kiện tự nhiên...) không chỉ trước mắt mà còn phải ổn định và bền
vững.
1.1.2. Vai trò của giải pháp tạo việc làm cho lao động vùng có đất thu hồi
để xây dựng khu công nghiệp và đô thị
Thập kỷ cuối thế kỷ XX mở ra bước phát triển mới của đô thị hoá ở
Việt Nam. Đặc biệt, sau khi Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Doanh nghiệp
(năm 2000), Luật Đất đai (năm 2003), Luật Đầu tư (năm 2005); Chính phủ
ban hành Nghị định về Qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất (năm 1997)…
nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng
vọt. Theo đó là sự hình thành trên diện rộng, số lượng lớn, tốc độ nhanh các
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới và sự cải thiện đáng kể kết cấu
hạ tầng ở cả thành thị và nông thôn. Làn sóng đô thị hoá đã lan tỏa, lôi cuốn
và tác động trực tiếp đến nông nghiệp, nông thôn và người nông dân.
Hiện nay, trên phạm vi cả nước đã có khoảng 200 khu công nghiệp, phân

bố trên địa bàn 52 tỉnh, thành phố với trên 6.000 dự án đầu tư trong, ngoài nước,
thu hút hơn 1.000.000 lao động. Phần lớn diện tích các khu công nghiệp, khu chế
xuất là đất nông nghiệp và lực lượng chủ yếu bổ sung vào đội ngũ lao động công
nghiệp là nông dân.
Những năm qua, hệ thống đô thị Việt Nam đang trong quá trình phát
triển, cả nước có trên 700 điểm cư dân đô thị, tăng hơn 40% so với năm 1995.
Bên cạnh những đô thị có bề dày lịch sử tiếp tục được mở mang, nâng cấp,
đáng chú ý là sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu đô thị mới tập trung,


12

trong đó hệ thống các thị trấn, thị tứ ngày càng mở rộng, tạo thành những nét
mới ở nông thôn.
Tốc độ phát triển của những KCN, đô thị hóa quá nhanh đã khiến cho
một bộ phận lớn dân cư ở những vùng có đất thu hồi để xây dựng KCN và đô
thị - vốn quen lối sống tiểu nông - không thể thích ứng, thay đổi kịp. Hệ quả
tất yếu là dư thừa lao động, lao động nông nhàn gia tăng theo mỗi năm. Thực
tế đó, cần có những giải pháp cấp bách và kịp thời để ổn định cuộc sống của
người lao động ở vùng có đất thu hồi. Vì vậy, các giải pháp tạo việc làm cho
lao động nông thôn vùng có đất thu hồi phục vụ phát triển các KCN và đô thị
có vai trò rất quan trọng và được thể hiện trên các mặt chính sau:
* Phát triển kinh tế
Một là, giải quyết được việc làm cho lao động nhàn rỗi, lao động dôi dư
có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định trong các doanh nghiệp, góp phần
phát triển kinh tế địa phương, giảm người thất nghiệp trong nông thôn, góp
phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động tại địa
phương.
Hai là, tăng thu ngân sách cho địa phương, thông qua các loại thuế và
phí doanh nghiệp đóng góp.

Ba là, tạo nguồn thu nhập ổn định cho một bộ phận người lao động
trong khu vực phi nông nghiệp, dịch vụ hoặc vùng chuyên canh, thâm
canh...
* Ổn định xã hội
Một là, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng
hóa, dịch vụ làm cho đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện.
Đó chính là đòn bẩy để phát triển kinh tế xã hội địa phương, góp phần ổn định
xã hội ở vùng có đất thu hồi, giảm áp lực hỗ trợ từ chính quyền địa phương.
Ha là, đào tạo nghề cho các đối tượng, giúp người lao động được tiếp


13

cận với các loại hình đào tạo, được đào tạo nghề, được trang bị kiến thức kỹ
thuật, tìm được việc làm sau đào tạo, mang lại tâm lý thoải mái, tự tin hơn
trong cuộc sống. Tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội như: Phụ nữ, Thanh
niên, hội Nông dân hoạt động tốt hơn.
Ba là, có việc làm, thu nhập và trình độ của người lao động được nâng
lên sẽ góp phần giảm tệ nạn xã hội như lô đề, cờ bạc, nghiện hút ma tuý…
góp phần tác động tích cực vào ổn định và nâng cao đời sống, an sinh xã hội,
giữ gìn trật tự xã hội, an ninh quốc phòng.
Bốn là, mối quan hệ giữa giữa doanh nghiệp với chính quyền và nhân
dân địa phương được tăng cường theo hướng tích cực.
* Bảo về môi trường, sinh thái
Chuyển đổi lao động sang những ngành nghề mới như sản xuất
những mặt hàng thủ công mỹ nghệ, những ngành sản xuất sạch, người
nông dân biết áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, từ bỏ thói quen phun thuốc
bảo vệ thực vật, phân hóa học một cách tràn lan, không sử dụng các loại
thuốc có độ độc cao …Nhờ vậy, hoạt động sản xuất không ảnh hưởng xấu
đến môi trường sinh thái, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH

theo hướng bền vững.
1.1.3. Những vấn đề nảy sinh ở vùng có đất thu hồi để xây dựng khu công
nghiệp, đô thị và yêu cầu đặt ra đối với việc thực hiện các giải pháp tạo việc
làm cho lao động ở vùng này
1.1.3.1. Những vấn đề nảy sinh ở vùng có đất thu hồi để xây dựng KCN và đô
thị
Đô thị hóa gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã trực tiếp góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị nông, lâm,
thuỷ sản trong tổng thu nhập quốc dân trong nước (GDP) và tăng dần tỷ trọng
các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong GDP. Đối với nông nghiệp,


14

cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng phát triển các cây trồng, vật nuôi có
năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn. Trong trồng trọt, tỷ trọng hoa màu,
cây công nghiệp, cây ăn quả ngày càng tăng.
Sự hình thành trên địa bàn nông thôn những khu công nghiệp, khu chế
xuất các trung tâm dịch vụ, các khu đô thị mới... đã nâng giá trị sử dụng của
đất đai, tạo những ngành nghề và việc làm mới, nâng cao giá trị lao động, tạo
môi trường ứng dụng rộng rãi khoa học, công nghệ… Tuy nhiên, do những
khó khăn của bản thân nền kinh tế đất nước đang trong quá trình chuyển đổi
và những hạn chế chủ quan trong quản lý, điều hành, nên quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hoá ở Việt Nam còn nhiều mặt bất cập, phát sinh những
vấn đề bức xúc liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân mà nổi cộm
là một số vấn đề sau:
Thứ nhất, nóng bỏng vấn đề qui hoạch, quản lý và sử dụng đất đai
nông nghiệp: Để thu hút các nguồn vốn, công nghệ phục vụ yêu cầu đẩy
mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, những năm qua, Nhà nước và
chính quyền các địa phương đã thực hiện chính sách mở, tạo điều kiện thuận

lợi cho các nhà đầu tư trong việc tìm kiếm, chọn lựa địa điểm sản xuất, kinh
doanh. Bình quân hàng năm có khoảng 10 vạn ha đất nông nghiệp được thu
hồi phục vụ xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ, đường giao thông, khu
dân cư; khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp thu hồi nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm, trong đó, 80% thuộc loại đất màu mỡ cho 2 vụ lúa/năm. Sự dễ dãi
và cả sự yếu kém trong qui hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng đất, cùng với tư
tưởng chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt đã đưa tới tình trạng sử dụng đất tuỳ
tiện, lãng phí. Hầu hết các khu công nghiệp, dịch vụ, dân cư… đều bám dọc
các quốc lộ huyết mạch, các vùng nông thôn trù phú. Hệ quả là, hàng chục
vạn ha đất - bao đời nay là tư liệu sản xuất quan trọng và quí giá nhất của
người nông dân, nền tảng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia - đã bị sử


15

dụng phí phạm, ảnh hưởng mạnh đến công ăn việc làm, thu nhập và đời sống
của hàng chục vạn hộ gia đình nông thôn với hàng triệu lao động nông
nghiệp.
Thứ hai, sự chậm chạp, ít hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Những năm qua, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá đã góp
phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Tuy nhiên, so với yêu cầu
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh
tế Việt Nam còn chậm. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn còn
chiếm hơn 40%; trong cơ cấu kinh tế chung của cả nước vẫn còn tới 20%; nhiều
vùng chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp. Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt
vẫn chiếm tỷ trọng lớn; tỷ trọng lâm nghiệp còn thấp; chăn nuôi, thuỷ sản phát
triển thiếu ổn định.
Công nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển chậm, chưa tác động trực
tiếp và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn.
Doanh nghiệp nông thôn số lượng ít, qui mô nhỏ; số doanh nghiệp tham gia

chế biến nông, lâm, thuỷ sản không nhiều.
Đây là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình chuyển dịch
và hạn chế chất lượng cơ cấu kinh tế ở nông thôn.
Thứ ba, sự ùn đọng lao động ở nông thôn
Ở Việt Nam, những năm qua, nhất là từ năm 2001 đến nay, quá trình
dịch chuyển cơ cấu lao động diễn ra khá rõ nét. Trên phạm vi cả nước, tổng
lao động làm việc trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và thuỷ sản chiếm
khoảng 50% tổng lao động xã hội; hàng năm có hàng chục vạn lao động nông
nghiệp chuyển sang làm các ngành nghề phi nông nghiệp. Tuy nhiên, sự
chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra vẫn chậm, chưa tương thích và đáp ứng
được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hiện nay, trong GDP giá trị nông
nghiệp đã giảm xuống còn 19,6%, trong khi đó lao động nông nghiệp vẫn còn


×