Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

vai trò của tài chính công và biểu hiện của nó trong chính sách tài chính công của Việt Nam giai đoạn 2008-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.55 KB, 17 trang )

Đặt vấn đề.

Tài chính công hiện đại ngày nay là một phạm trù kinh tế mang tính lịch
sử, vì cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ, tài chính
công đã tham gia vào quá trình quản lý nền kinh tế, tức là nhà nước đã khai
thác, vận dụng công cụ để điều hành nền kinh tế - xã hội, thúc đẩy nền kinh tế
xã hội phát triển.
Chúng ta có thể thấy bản chất của tài chính trong nền kinh tế thị trường là
tổng thể hệ thống những mối quan hệ kinh tế giữa các thực thể tài chính phát
sinh trong quá trình hình thành phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính.
Vai trò của tài chính công luôn gắn liền với vai trò của nhà nước trong từng
thời kì nhất định. Mỗi nhà nước đều có sứ mạng chính trị riêng, có những quan
điểm khác nhau trong việc quản lý điều hành các hoạt động kinh tế xã hội từ đó
tài chính công là một trong các công cụ được nhà nước sử dụng nhằm thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước phù hợp với từng thời kì. Có thể khẳng
định 1 điều rằng vai trò của tài chính công là không thể phủ nhận. Sau đây,
chúng em xin được làm rõ hơn về vai trò của tài chính công và biểu hiện của nó
trong chính sách tài chính công của Việt Nam giai đoạn 2008-2010.


I: VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH CÔNG
Để có thể đánh giá được vai trò của tài chính công ta căn cứ vào những
tác động của nó đối với toàn bộ nền kinh tế chính trị và xã hội của quốc gia trên
nhiều góc độ khác nhau, đó cũng là căn cứ từ chức năng mà tài chính công đảm
nhiệm. Vai trò tổng quát của tài chính công đó là: Là công cụ tập trung nguồn
lực tài chính nhằm đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà
nước, là công cụ của Nhà nước nhăm quản lý kinh tế thị trường. Cụ thể như sau:

TÀI CHÍNH CÔNG LÀ CÔNG CỤ BẢO ĐẢM NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH
CHO VIỆC DUY TRÌ SỰ TỒN TẠI VÀ HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ CỦA
BỘ MÁY NHÀ NƯỚC.


Tài chính công là công cụ đặc lực trong tay nhà nước để có thể huy động
các nguồn lực của quốc gia, và từ những nguồn lực huy động được sử dụng cho
các hoạt động của bộ máy nhà nước thực hiện các chức năng của mình. Có thể
nói rằng đây là vai trò lịch sử của tài chính công xuất phát từ nội tại của phạm
trù tài chính. Một nhà nước ra đời, để có thể tồn tại duy trì hoạt động và thực
hiện chức năng nhiệm vụ của mình phải có nguồn lực tài chính để chi tiêu, thực
thi các kế hoạch hành động. Đặc biệt trong thời đại kinh tế xã hội phát triển, vai
trò của nhà nước ngày càng chở nên quản trọng thì hoạt động của nhà nước
càng thêm phong phú, đa dạng, nhu cầu chi tiêu của chính phủ do đó mà không
ngừng tăng lên cả về quy mô và phạm vi. Nguồn để phục vụ cho các hoạt động
chi tiêu đó ở đâu? Chính là từ thu nhập công. Nhà nước tập trung các nguồn lực
tài chính vào ngân sách nhà nước là chủ yếu, ngoài ra còn tập trung vào các quỹ
tài chính khác của nhà nước. Sau đó thực hiện chức năng phân phối và sử dụng
nhằm duy trì một cách hiệu quả hoạt động của mình và thực hiện các chức năng
kinh tế xã hội. Tài chính công là công cụ tài chính mà nhà nước sử dụng để thực


hiện huy động, tập trung các nguồn lực tài chính quốc gia ( thu nhập công)
nhằm duy trì hoạt động của mình trên các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã
hội, an ninh, quốc phòng…
Vai trò này được thể hiện cụ thể qua các ý đó tài chính công huy động
nguồn lực tài chính cho hoạt động của nhà nước, nhà nước sử dụng nguồn lực
đó trong hoạt động như thế nào?, việc huy động và phân phối nguồn tài chính
đó hợp lý hay chưa?
Tài chính công là công cụ đắc lực để khai thác, động viên và tập trung
các nguồn lực tài chính, đáp ứng đầy đủ kịp thời cho nhu cầu chi tiêu mà nhà
nước đã dự tính và phát sinh. Bất cứ nhà nước nào cũng sử dụng tài chính
công trong mọi mô hình tài chính công để phục vụ cho công việc quản lý và
điều hành nền kinh tế - xã hội. Tài chính công được sử dụng để huy động một
phần nguồn tài chính của quốc gia thông qua đóng góp bắt buộc hoặc tự

nguyện của các chủ thể trong nền kinh tế tạo lập quỹ tài chính công. Các
nguồn lực tài chính này được nhà nước huy động từ trong nội bộ nền kinh tế
quốc dân và từ nước ngoài, từ mọi hoạt động và mọi thành phần kinh tế, dưới
nhiều hình thức huy động khác nhau( thuế, phí, lệ phí bắt buộc, công trái..)
trong đó thuế là công cụ chủ yếu nhất. Những khoản huy động này có thể
mang tính bắt buộc hoặc tự nguyện hoàn trả hoặc không hoàn trả, tuy nhiên
tính không hoàn trả và bắt buộc là chủ yếu.
• Tài chính công phân phối các nguồn lực tài chính đã được huy động
và tập trung hình thành quỹ công cho các nhu cầu chi tiêu của nhà nước theo
những quan hệ tỷ lệ hợp lý. Phân phối sản phẩm quốc dân theo hướng tích lũy
để ổn định và phát triển kinh tế đồng thời cung cấp các nguồn vốn để thỏa mãn
các yêu cầu về hàng hóa và dịch vụ công cộng mà tài chính của khu vực tư nhân
không thể thực hiện được do một số đặc điểm đặc biệt của hàng hóa công.
Ngoài ra phân phối của tài chính công còn đảm bảo duy trì hoạt động của bộ
máy nhà nước và đảm bảo an ninh quốc phòng. Như vậy các quỹ tài chính công


vừa đảm bảo duy trì, tăng cường sức mạnh của bộ máy nhà nước, vừa đảm bảo
thúc đầy phát triển kinh tế, thực hiện chức năng xã hội của nhà nước đối với các
lĩnh vực, các đối tượng trong nển kinh tế.
• Tài chính công là công cụ để kiểm tra giám sát để bảo đảm cho các
nguồn tài chính đã được huy động một cách hợp lý hay chưa, việc phân phối và
sử dụng đã tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất không? Từ đó nhà nước sẽ có
những biện pháp điều chỉnh, quỹ tài chính của nhà nước luôn được huy động
nhanh nhất, chính xác hợp lý nhất, đảm bảo nguồn lực cho việc duy trì tồn tại và
hoạt động có hiệu quả của bộ máy nhà nước.

TÀI CHÍNH CÔNG LÀ CÔNG CỤ QUAN TRỌNG TRONG QUẢN LÝ VÀ
ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ NỀN KINH TẾ XÃ HỘI.
Vai trò này được thể hiện thông qua việc nhà nước đã khai thác, vận dụng

các công cụ tài chính để điều hành nền kinh tế- xã hội, thúc đẩy kinh tế xã hội
phát triển. Nền kinh tế đặc biệt là kinh tế thị trường với những ưu điểm về khả
năng sáng tạo ra hàng hoá, dịch vụ phong phú, thực hiện được sự phát triển
thịnh vượng. Về kinh tế, khuyến khích lực lượng sản xuất phát triển, thúc đẩy
quá trình tích luỹ và tập trung. Song bên cạnh đó cũng chứa đựng hàng loạt các
khuyết tật mà bản thân nó không tự giải quyết được như: mất cân đối cung cầu
giữa sản xuất và tiêu dùng gây ra lạm phát, huỷ hoại môi trường tự nhiên, chênh
lệch giàu nghèo ngày càng sâu sắc…chính vì vậy cần thiết phải có sự quản lý
điều tiết của nhà nước bằng nhiều công cụ khác nhau. Trong các công cụ quản
lý điều tiết của nhà nước thì công cụ tài chính đóng vai trò quan trọng chủ yếu.
* Tài chính công đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đầy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế , đảm bảo kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững. Với
chức năng phân bổ nguồn lực tài chính thông qua quá trình tạo lập và sử dụng
quỹ công, tài chính công tác động đến việc phân bổ và góp phần nâng cao hiệu


quả sử dụng các nguồn tài chính trong toàn bộ nền kinh tế. Công cụ thuế với các
mức thuế suất và ưu đãi khác nhau đối với từng loại sản phẩm ngành nghề vùng
lãnh thổ … tài chính công có vai trò định hướng đầu tư điều chỉnh cơ cấu nền
kinh tế kích thích hoặc hạn chế phát triển sản xuất kinh doanh theo từng loại sản
phẩm. Với việc phân bổ nguồn tài chính cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đầu
tư vào các ngành nghề then chốt các công trình mũi nhọn hỗ trợ tài chính
cho các thành phần kinh tế trong các trường hợp cần thiết như trợ giá trợ
cấp … tài chính công góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất
kinh doanh hình thành và hoàn thiện cơ cấu sản xuất cơ cấu kinh tế nhằm thúc
đẩy kinh tế tăng trưởng. Cùng với việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng tài chính
công còn có vai trò quan trọng trong việc bình ổn kinh tế vĩ mô như : đảm bảo
tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, duy trì việc sử dụng lao động ở tỷ lệ cao, hạn
chế sự tăng giá đột ngột đồng loạt và kéo dài … Vai trò này được thực hiện
thông qua các biện pháp như tạo lập và sử dụng quỹ dự trữ quốc gia, quỹ hỗ trợ

việc làm điều chỉnh thuế điều chỉnh chi tiêu chính phủ, phát hành trái phiếu …
* Về mặt xã hội : Tài chính công đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện
công bằng xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội. Vai trò này được thể hiện
thông qua việc sử dụng các công cụ thu, chi của tài chính công để điều chỉnh
thu nhập giữa các tầng lớp nhân dân, giảm bớt những bất hợp lý trong phân phối
thu nhập, đảm bảo công bằng và giải quyết các vấn đề xã hội, đáp ứng được
những vấn đề xã hội của nền kinh tế vĩ mô.
Một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của nền kinh tế xã hội
đó là mức sống của dân cư, mặt bằng về văn hoá , phúc lợi xã hội. Nhu cầu về
các hàng hoá dịch vụ công với chất lượng cao như: giáo dục, y tế, văn hoá và
các dịch vụ xã hội khác ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của kinh tế,
văn minh của xã hội đòi hỏi nhà nước phải tăng cường đầu tư công. Hằng năm,
phân bổ nguồn lực tài chính công để thực hiện các biện pháp trong sự nghiệp
giáo dục đào tạo((phổ cập giáo dục), sự nghiệp y tê( chương trình y tế cộng


đồng), sự nghiệp văn hoá, xã hội được thực hiện thông qua các khoản chi tiêu
công. Ngoài ra nhà nước còn có những khoản chi tiêu công liên quan đến phúc
lợi, an sinh xã hội..nhằm nâng cao mức sống của nhân dân.
Kinh tế phát triển tăng trưởng kéo theo sự chênh lệch thu nhập giữa các vùng
miền, vùng dân cư càng gia tăng. Để thực hiện công bằng xã hội, giảm bớt
khoảng cách giữa người giàu và người nghèo chính phủ sử dụng những chính
sách tài chính công thông qua công cụ thuế và chi tài chính công. Thuế trực thu
mà cụ thể là thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần có vai trò điều tiết mạnh
thu nhập của những người có thu nhập cao và điều tiết ở mức hợp lý đối với các
cá nhân có thu nhập trung bình hoặc thấp. Bên cạnh đó thuế gián thu như thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng thuế xuất nhập khẩu có vai trò điều tiết thu
nhập thực tế có khả năng thanh toán của dân cư bằng việc đánh thuế cao với
hàng hóa dịch vụ cao cấp, đánh thuế thấp với các mặt hàng dịch vụ thiết yếu
đảm bảo đời sống dân cư.Với các chính sách trợ cấp trợ giá chi các chương

trình mục tiêu sẽ làm giảm bớt khó khăn của người nghèo những người thuộc
diện chính sách đối tượng khó khăn… thường phát huy tác dụng cao vì đối
tượng xác được hưởng rất dễ xách định. Tuy nhiên điều tiết thu nhập của dân cư
cần chú ý duy trì mức độ chênh lệch vừa phải để tạo điều kiện cho các cá nhân
có thu nhập chính đáng được hưởng thu nhập của mình, không cao bằng thu
nhập thông qua phân phối tài chính.
Như vậy, về mặt xã hội, tài chính công là một công cụ quan trọng được nhà
nước sử dụng để khắc phục những khuyết tật vốn có của nền kinh tế thị trường,
hướng tới việc xây dựng một xã hội tiến bộ phát triển, văn minh và lành mạnh.
• Tài chính công đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu ổn định nền
kinh tế vĩ mô.
Sự ổn định của một nền kinh tế được đánh giá từ nhiều chỉ tiêu như: Đảm bảo
tốc độ tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý và bền vững, duy trì lao động ở tỷ lệ
cao, thực hiện cân đối cán cân thanh toán quốc tế, bình ổn thị trường và kiểm


soát lạm phát. Để có thể đảm bảo được các yếu tố trên nhà nước cần thực hiện
đồng bộ nhiều biện pháp trong đó biện pháp về tài chính là thực hiện các công
cụ là tài chính công cụ thể: tạo lập các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước
và sử dụng nó một các linh hoạt nhằm ứng phó với những biến động của nền
kinh tế, Quỹ dự trữ nhà nước, quỹ bình ổn giá là công cụ điều tiết thị trường,
bình ổn giá cả. Quỹ dự trữ xuất nhậop khẩu, quỹ dự trữ ngoại tệ là công cụ
nhằm góp phần duy trì sự cân đối của cán cân thanh toán quốc tế , bình ổn tỷ giá
hối đoái.
Song song với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tài chính công, các biện pháp tài
chính khác như : Cắt giảm chi tiêu ngân sách, điều tiết tiêu dùng và đầu tư qua
thuế, sử dụng công cụ tín dụng nhà nước và lãi suất…được sử dụng một cách
đồng bộ để kiểm soát một cách chặt chẽ lạm phát, ổn định nề kinh tế vĩ mô.
Từ những phân tích kể trên cho thấy, trong nền kinh tế thị trường, những sự mất
ổn định trong quá trình phát triển nền kinh tế- xã hội là điều không thể tránh

khỏi. Do đó nhà nước cần tăng cường can thiệp , quản lý và điều tiết của mình
là cần thiết và tất yếu nhằm giữ vững sự ổn định của quá trình phát triển. Trong
bối cảnh đó, vai trò của tài chình công càng trở nên quan trọng giúp nhà nước
đạt được các mục tiêu đã đề ra.

II: PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH CÔNG GIAI ĐOẠN 2008-2010 TẠI
VIỆT NAM .
Trong bối cảnh của thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, giá dầu thô và nhgias
nhiều loại nguyên liệu, hàng hóa khác trên thị trường thế giới tăng mạnh kéo
theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước, lạm phát xảy
ra ở nhiều nước, khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 dẫn đến một số nền kinh
tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm, thiên tai, dịch bênh đối với cây trồng
vật nuôi.... Đảng và nhà nước thể hiện vai trò lãnh đạo như sau:


Năm 2008:
Lạm phát chạm ngưỡng 20%, Chính phủ giảm mục tiêu tăng trưởng
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng gần 4%, nâng CPI 5 tháng đầu năm lên
mức cao nhất trong vòng 12 năm qua, đạt 15,96%. Lạm phát tăng cao, Quốc hội
đã nhất trí hạ chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8,5 - 9% xuống còn 7%.
Và cũng nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã
hội trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu và những khó khăn trong
nước, Chính phủ đã đề ra 8 nhóm giải pháp, đến nay đã đạt kết quả bước đầu
quan trọng.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 6,23%, GDP bình quân đầu người lần đầu
tiên vượt mốc 1.000 USD, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 65 tỷ USD, cao nhất
trong 10 năm qua.
Lạm phát được kiềm chế nhưng vẫn ở mức cao. Giá tiêu dùng tháng 12/2008 so
với tháng 12/2007 tăng 19,89% và giá tiêu dùng bình quân năm 2008 so với
năm 2007 tăng 22,97%. Nhìn lại năm qua, giá tiêu dùng diễn biến phức tạp,

khác thường so với xu hướng giá tiêu cùng các năm trước.
Lãi suất ngân hàng tăng cao chưa từng có
Năm 2008 ghi nhận những biến động chưa từng có của hệ thống ngân hàng
Việt Nam. Để thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng linh hoạt, trong 6
tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra rất nhiều biện pháp
can thiệp hành chính đối với hệ thống ngân hàng thương mại.
Đã có lúc lãi suất ngân hàng lên mức đỉnh 24 - 25%/năm, lãi suất huy động
cũng đạt đỉnh 20%/năm. Nhiều ngân hàng thương mại cho vay cầm chừng,


doanh nghiệp vay vốn khó khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn, tín
dụng tiêu dùng gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng tín dụng bước vào vùng
thấp nhất trong năm (liên tục tăng dưới 1%/tháng, cả năm ước chỉ tăng khoảng
21% thay vì mức dự kiến khống chế 30%).
Từ cuối tháng 7 đến nay, cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ của NHNN với
nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh lên, lãi suất trên thị trường bắt đầu
có đợt thoái trào, lãi suất cho vay tối đa về còn 12,75%/năm và lãi suất huy
động rút về quanh mốc 8%/năm.
Công bố gói 1 tỷ USD kích cầu đầu tư
Vào cuối năm nay, kinh tế đất nước có dấu hiệu rơi vào giảm phát, hàng nghìn
doanh nghiệp đối mặt khó khăn, sức mua của người dân chững lại, Chính phủ
đã công bố gói kích cầu 1 tỷ USD (khoảng dưới 1,2% GDP).
Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, 17.000 tỷ đồng kích cầu này được tập trung vào
những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của cuộc khủng hoảng tài chính.
Công nhân, học sinh, sinh viên, ký túc xá, trường học, nhà ở dành cho công
nhân, sân bay, cầu đường sẽ là những đối tượng, lĩnh vực chính được rót vốn từ
gói kích cầu này.
Gói kích cầu 1 tỷ USD cũng sẽ dùng để hỗ trợ 4% lãi suất cho vay đối với các
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dự tính, khi gói kích cầu có hiệu lực thực hiện sẽ có
khoảng 420.000 tỷ đồng vốn vay ưu đãi cung cấp cho nền kinh tế; tương tự, nếu

hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp, nguồn vốn cần huy động có thể lên
đến 400.000 tỷ đồng.
Những biện pháp của chính phủ:
1. Quyết liệt trong điều hành thu chi ngân sách:
Tăng cường kiểm soát và thực hiện đúng qui trình thu chi ngân sách Nhà nước,
tiếp tục rà soát các qui định, chế độ chi tiêu đảm bảo thực hiện đúng chủ trương


thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trình Chính phủ đã ban hành Nghị quyết
số 10/2008/NQ-CP ngày 17/4/2008 về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh và tăng trưởng bền vững và Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 17/4/2008 về việc điều
hành kế hoạch đầu tư Xây dựng cơ bản và chỉ tiêu ngân sách năm 2008 phục vụ
mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Bộ Tài chính cũng đã ban hành Quyết định số 721/QĐ-BTC ngày 23/4/2008 về
việc giảm chi tiêu, tiết kiệm 10% chi thường xuyên NSNN năm 2008 và Thông
tư số 34/2008/TT-BTC ngày 23/4/2008 hướng dẫn triển khai thực hiện tiết kiệm
10% chi thường xuyên NSNN năm 2008 nhằm kiềm chế lạm phát. Thực hiện
nghiêm yêu cầu tiết kiệm chi tiêu trong nội bộ ngành Tài chính. Hoàn chỉnh
chính sách của Chính phủ về khuyến khích phát triển xã hội hóa. Tổ chức thực
hiện kế hoạch dự trữ quốc gia đảm bảo lực lượng dự trữ lương thực, vật tư trang
thiết bị tìm kiếm cứu nạn, văcxin, thuốc phòng bệnh nhằm ứng phó kịp thời với
tình hình xảy ra trong năm 2008.
Kết quả đã đạt được:
* Về thu Ngân sách Nhà nước: thực hiện tháng 4 ước đạt trên 30 ngàn tỷ
đồng, lũy kế thu 4 tháng đạt 38,6% dự toán.
* Về chi Ngân sách Nhà nước: Thực hiện tháng 4 ước đạt 33 ngàn tỷ
đồng, lũy kế chi 4 tháng đạt 33% dự toán.
2. Triển khai quyết liệt các biện pháp tài chính để kiềm chế lạm phát:
-


Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 745/QĐ-BTC ngày

28/4/2008 về chương trình hành động của Bộ Tài chính thực hiện mục tiêu ổn
định thị trường, kiềm chế lạm phát năm 2008, trong đó xác định rõ những
nhiệm vụ trọng tâm và phân công rõ trách nhiệm cho từng đơn vị thuộc Bộ Tài
chính.
- Nghiên cứu trình Chính phủ tổng thể các giải pháp trong việc chỉ đạo điều
hành giá cả kết hợp với việc phối hợp với các cấp, các ngành và các địa phương
tổ chức kiểm tra, nắm tình hình chống đầu cơ buôn lậu và gian lận thương mại,


kiểm soát việc chấp hành pháp luật về giá đồng thời có biện pháp kiềm chế việc
tăng giá đối với những mặt hàng thiết yếu. Điều hành ổn định giá cả thị trường
nhất là một số mặt hàng mang tính độc quyền, giữ ổn định một số hàng hóa,
dịch vụ thiết yếu, tổ chức kiểm tra và có biện pháp đối với mặt hàng tăng giá
đột biến. Kiểm soát chặt chẽ giá nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng. Tăng cường
công tác kiểm tra sau thông quan, kiểm soát chống buôn lậu tập trung vào các
mặt hàng trọng điểm có thuế suất cao, gian lận qua giá.
- Thực hiện rà soát, hướng dẫn và sửa đổi bổ sung các chính sách thuế, phí và
lệ phí đối với phát triển kinh tế xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động
sản xuất - kinh doanh, đầu tư, thúc đẩy sản xuất và hạn chế tăng giá cả. Nghiên
cứu điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số
mặt hàng không thiết yếu, đảm bảo phù hợp cam kết hội nhập để góp phần ổn
định thị trường và thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh trong nước. Tăng
cường phối hợp với các cấp, các ngành đẩy mạnh việc chống buôn lậu, gian lận
thương mại góp phần bình ổn hoạt động kinh tế.
- Giám sát và quản lý chặt chẽ thị trường tài chính - tiền tệ. Nghiên cứu, rà soát
và bổ sung sửa đổi kịp thời các cơ chế chính sách hiện hành trong việc quản lý
điều hành thị trường chứng khoán trong đó trình Thủ tướng Chính phủ ban hành

Chỉ thị về quản lý thị trường Chứng khoán tự do, phát triển Thị trường Chứng
khoán (TTCK) tập trung.
- Rà soát chính sách về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước,
xây dựng phương án huy động vốn cho học sinh, sinh viên vay vốn theo Quyết
định 157/2007/QĐ-TTg và Quyết định 319/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ. Đánh giá tình hình sử dụng nguồn vốn nợ, viện trợ nước ngoài để bổ sung
sửa đổi chính sách phù hợp.
- Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình và giải ngân nguồn vốn Công trái
giáo dục năm 2003, công bố lãi suất và chuẩn bị cho đợt thanh toán Công trái
giáo dục phát hành năm 2003 từ ngày 5/5/2008.


- Phối hợp với Văn phòng Chính phủ hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày
19/1/2007 về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước.Với việc
chỉ đạo quyết liệt các biện pháp tài chính bước đầu đã đạt được những kết quả
nhất định, góp phần kiềm chế được lạm phát, cụ thể là: Chỉ số giá tiêu dùng
tháng 4 năm 2008 so với tháng 3 tăng 2,2%. Tuy tốc độ tăng chỉ số giá tiêu
dùng vẫn còn cao song đã có dấu hiệu chậm lại và thấp hơn so với mức tăng của
3 tháng đầu năm 2008 nhưng lại cao hơn so với tốc độ tăng giá tiêu dùng tháng
4 của các năm trước (2004 - 2007). Chỉ số giá tháng 4 đầu năm tăng 11,6%
(tháng 4/2008 so với tháng 12/2007 và tăng 17,61% so với 4 tháng đầu năm
2007)
3. Hoàn chỉnh các dự luật và các vấn đề liên quan đến Ngân sách Nhà nước
trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII:
- Dự án luật sửa đổi bổ sung Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp, Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, Luật thể thức trưng mua
trưng dụng tài sản.
- Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2006, báo cáo bổ sung về ngân
sách nhà nước năm 2007, tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước năm

2008.
4. Tăng cường đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra tài chính:
trong đó tập trung vào việc thanh tra kiểm tra, kiểm toán các lĩnh vực liên quan
đến thu chi ngân sách, giá cả, sử dụng tài sản công, thực hành tiết kiệm, lãng
phí, tham nhũng…
5. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả về Chương trình hành động của Chính phủ
theo Nghị quyết số 53/2007/NQ-CP ngày 7/11/2007 và Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 5 Ban Chấp hành TW Đảng khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính , nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước.
Trong đó Bộ Tài chính tiến hành rà soát các nhiệm vụ cụ thể đảm bảo đã hoàn
thành đúng tiến độ đề ra về cải cách thể chế và cải cách thủ tục hành chính trong


ngành Tài chính được nêu trong Nghị quyết số 23 NQ/BCSĐ ngày 30/12/2007
của Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính về chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết 53/2007/NQ-CP ngày 7/11/2007 của Chính phủ và NQ Hội nghị TW5
khoá X của Ban Chấp hành TW Đảng.

Năm 2009:
Chính phủ đã đưa gói kích thích tăng trưởng kinh tế:
Kinh tế : gói hỗ trợ lãi suất 4%, gói hỗ trợ tiêu dùng bao gồm miễn thuế thu
nhập cá nhân và hỗ trợ người nghèo ăn tết, gõi hỗ trợ đầu tư bao hồm miễn
giảm, giãn thuế doanh thu, thuế VAT cho các doanh nghiệp và cho nông dân
vay vốn không lãi suất để mua thiết bị, máy móc ản suất công nghiệp, đầu tư
công bao gồm xây dựng kết cấu hạ tầng, nhà ở cho sinh viên và khu chung cư
cho người thu nhập thấp.
Mục tiêu : ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, gải quyết được vốn để phục hồi và
duy trì sản xuất và giải quyết vấn đề việc làm.
Cải thiện tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, duy trì khả năng nợ của
khách hàng.

Hạn chế : phát sinh tình trạng không công bằng giữu các doanh nghiệp được
vay và không được vay với lãi suất hỗ trợ.
Với chính sách tiền tệ lỏng gây nguy cơ lạm phát cao, gây đột biến thị trường
ngoại hối, vàng, bất động sản.

Năm 2010:

Lạm phát cao vượt dự kiến:


Lạm phát cao đã khiến người dân không còn muốn cất giữ tiền mặt, thay vào đó
đầu tư các tài sản có tính thanh khoản tốt và thường tăng theo lạm phát là USD
và vàng. Vì vậy, các ngân hàng không những khó huy động vốn mà tiền tiết
kiệm được rút ra để đầu tư vào các tài sản có tính an toàn cao hơn.
Chính sách tiền tệ thắt chặt: Ngày 5/11, NHNN quyết định điều chỉnh các lãi
suất thêm 1%, lãi suất cơ bản lên 9%, lãi suất tái cấp vốn lên 9%, lãi suất tái
chiết khấu lên 7%. Động thái này cho thấy NHNN đang sử dụng chính sách thắt
chặt tiền tệ để phòng chống lạm phát. Trong thời gian qua, NHNN cũng đã hạn
chế cung tiền qua thị trường mở.
Đầu tư khu vực nhà nước tăng mạnh: Năm 2010, dù lãi suất đứng ở mức rất cao
nhưng đầu tư trong nền kinh tế vẫn lên tới 43% GDP. Điều này cho thấy thực tế
là lãi suất cao không làm giảm tỷ lệ đầu tư trong nền kinh tế. Nguyên nhân là do
đầu tư khu vực nhà nước tăng lên rất mạnh và đã kéo mặt bằng lãi suất lên cao.
Sức ép từ Thông tư 13: Thông tư 13 yêu cầu nâng hệ số an toàn vốn tối thiểu
CAR từ 8% lên 9% và quy định số tiền cho vay không quá 80% huy động được.
Trước khi có quy định hầu hết các ngân hàng Việt Nam đều có hệ số CAR chưa
đạt đến 9% và dư nợ cho vay lớn hơn vốn huy động.
Ngoài ra, quy định tại Thông tư 13 còn nâng hệ số rủi ro đối với các khoản cho
vay đầu tư bất động sản và chứng khoán từ 100% lên 250%. Do vậy, các ngân
hàng đã phải hạn chế cho vay và tăng cường huy động vốn để đáp ứng được quy

định trên. Đây là một nguyên nhân khá quan trọng đẩy nhu cầu huy động vốn
lên cao và buộc các ngân hàng phải hạn chế cho vay.
Hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn trước bối cảnh kinh tế chưa ổn
định, yêu cầu của Thông tư 13 và tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 3,000 tỷ
đồng
Trong những năm gần đây, hệ thống tài chính của Việt Nam đã có những bước
phát triển mạnh mẽ. Nhiều ngân hàng mới được thành lập, trong đó có 12 ngân


hàng 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên, quá trình phát triển nhanh này cũng
mang đến những thách thức không nhỏ cho sự ổn định của hệ thống tài chính.
Tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng luôn rất cao, các chi nhánh không
ngừng được mở rộng, nhưng hệ thống quản trị không phát triển tương ứng,
khiến rủi ro hệ thống ngân hàng gia tăng.
Năm 2010, hệ thống ngân hàng chịu sức ép bởi việc phải thực hiện một loạt
chính sách theo quy định của NHNN. Thông tư 13 quy định các ngân hàng phải
tăng hệ số an toàn vốn tối thiếu (CAR) từ 8% lên 9%, đồng thời nâng hệ số rủi
ro của các khoản cho vay đầu tư bất động sản và chứng khoán lên 250%. Cũng
theo thông tư này, các ngân hàng chỉ được phép sử dụng tối đa 80% vốn huy
động để cho vay.
Năm 2010 cũng là hạn chót các ngân hàng thương mại buộc phải tăng vốn điều
lệ tối thiểu lên 3,000 tỷ đồng. Do một loạt nguyên nhân, đến giữa tháng 12/2010
vẫn còn gần một nửa trong số 23 ngân hàng từ đầu năm 2010 chưa tăng đủ vốn
điều lệ theo quy định.
NHNN đã phải lùi thời điểm tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thêm 1 năm,
đến ngày 31/12/2011. Quyết định này đã giải tỏa được áp lực tăng vốn đang đè
nặng lên các ngân hàng chưa tăng đủ vốn. Tuy nhiên, quyết định này cũng cho
thấy sự thiếu nhất quán trong các chính sách của NHNN và hiện trạng khó khăn
của hệ thống tài chính.
Hiện nay, với việc lãi suất tăng cao và sự phục hồi chậm của nền kinh tế các

ngân hàng phải đối mặt với tỷ lệ nợ xấu cao. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) tăng lên đến
2.4% vào tháng 8/2010, từ mức 1.9% vào cuối năm 2009. Ngoài ra, khoản nợ
hơn 20,000 tỷ đồng của khoảng 10 ngân hàng thương mại trong nước cho
Vinashin vay cũng có nguy cơ biến thành nợ xấu bất kỳ lúc nào. Như vậy, có
thể thấy nợ xấu vẫn là mối lo ngại thực sự đối với các ngân hàng Việt Nam.
Mới đây, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã hạ bậc tín nhiệm của 6 ngân
hàng thương mại Việt Nam. Đây là lần thứ 2 trong năm 2010, Moody’s hạ mức


tín nhiệm của một số ngân hàng Việt Nam do rủi ro của các ngân hàng đang
tăng lên.

Tóm lại
Với tầm quan trọng và tầm quản lý vĩ mô thì tài chính công nắm vai trò chủ
đạo để dẫn dắt và điều khiển nền kinh tế ngày càng phát triển. Vì vậy khi nước
ta gia nhập vào nền Kinh tế Thế Giới (WTO) thì nhiệm vụ của tài chính công
như vị “ thuyền trưởng” để dẫn dắt cả đội tàu đi vào cửa biển lớn là nền kinh tế
thế giới.
Tuy nhiên tài chính công tại VN chưa thực sự phát huy hết vai trò của nó trong
nền kinh tế xã hội do tài chính công Việt Nam còn mờ nhạt, chính sách vẫn còn
lỏng lẻo, chưa kiểm soát được thị trường trong nước đã làm cho giá cả của một
số mặt hàng vẫn chưa ổn định như: giá sữa cao gấp 5 lần và giá ô tô cao gấp 3
lần so với giá của các nước khác trên thế giới hoặc khi giá xăng dầu thế giới
tăng lên thì giá trong nước cũng tăng theo, nhưng khi đã giảm thì giá trong nước
vẫn chưa được bình ổn.…Điều này là do tổ chức tài chính nước ta vẫn chưa
thực hiện tốt, không kiễm soát chặt chẽ được giá cả trên thị trường nói riêng
cũng như nền kinh tế nói chung làm cho có sự phân hóa nghiêm trọng giữa các
ngành kinh tế, các vùng kinh tế hay giữa các doanh nghiệp sản xuất… làm cho
kinh tế mất ổn định, rối loạn và mất ổn định, nền kinh tế sẽ bị lũng đoạn và trì
trệ., việc điều hành NSNN vẫn còn khó khăn, hạn chế, do đó chưa phát huy hết

vai trò của tài chính công như: chất lượng công tác dự báo chưa cao; việc triển
khai đồng thời chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ nới lỏng đã làm gia tăng
áp lực lạm phát vào năm 2008; mức dư nợ Chính phủ và dư nợ Quốc gia tăng
nhanh (tuy vẫn nằm trong giới hạn an toàn). gây khó khăn cho việc điều hành
chính sách tài chính, tiền tệ.
Nếu tài chính công không vững mạnh sẽ kéo theo hàng loạt những vấn đề về
kinh tế sẽ không được giải quyết và dẫn đến sự mất cân đối trong hệ thống tài


chính quốc gia, nền kinh tế của ta sẽ bị mất tự chủ trên thị trường quốc tế và
ngày càng trở nên trì trệ,rối loạn và suy thoái. Chúng ta có thể thấy vai trò của
tài chính công trong xã hội là không thể phủ nhận dù đôi khi nó có mang lại một
số chưa tích cực trong xã hội ( độc quyền giá điện, nước…). Nhưng tài chính
công là cái đảm bảo lợi ích cho tất cả mọi người đều được công bằng như nhau.
Vì vậy, ta có thể thấy tài chính công có ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế vì
nói đến tài chính công là nói đến trách nhiệm đối với xã hội đứng ở góc độ vững
vàng là trụ sở vững chắc để điều tiết và tác động đến các cấu trúc tài chính khác
trong nước nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.



×