Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.63 KB, 117 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐẶNG VŨ KIM HẢI

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Nghệ An, tháng 5 năm 2015


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐẶNG VŨ KIM HẢI

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14


Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Đình Viên

Nghệ An, tháng 5 năm 2015


3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn đối với TS.Lê Đình Viên –
Người thầy giáo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
luận văn thạc sĩ.
Tôi cũng xin cảm ơn sâu sắc tới quý Thầy giáo, Cô giáo Khoa Giáo
dục, Phòng Đào tạo Sau đại học (Trường Đại học Vinh), các Thầy Cô giáo và
cán bộ của Trường Đại học Kinh tế - Công nghiệp Long An đã tham gia giảng
dạy, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu đề tài.
Xin cảm ơn các Thầy Cô trong Ban Giám hiệu, lãnh đạo các phòng,
khoa và giảng viên, viên chức của Trường Cao đẳng Bến Tre đã tạo điều kiện
về thời gian, cung cấp tài liệu và đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn
này.
Tuy bản thân tôi đã có nhiều cố gắng, tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu,
nhưng khả năng còn hạn hẹp, chắc chắn luận văn khó tránh khỏi những hạn
chế và khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp ý của
Thầy Cô và đồng nghiệp để luận văn hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Bến Tre, tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn

Đặng Vũ Kim Hải



4

MỤC LỤC
Trang
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Giả thuyết khoa học
Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Đóng góp của luận văn
Cấu trúc của luận văn
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN

1
1
2
2

3
3
3
4
4
5

ĐỔI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Giảng viên cao đẳng

5
6
6

.
1.2.2 Đội ngũ, đội ngũ giảng viên cao đẳng

9

.
1.2.3 Phát triển đội ngũ, phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng

10

.
1.2.4 Giải pháp, giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng

11


.
1.3. Một số vấn đề về đội ngũ giảng viên trường cao đẳng
1.3.1 Trường cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân

12
12

.
1.3.2 Vị trí, vai trò của đội ngũ giảng viên trường cao đẳng

15

.
1.3.3 Chức năng nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên trường cao đẳng

17

.
1.3.4 Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của đội ngũ giảng viên Trường

19


5

.
1.4.

Cao đẳng

Vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng trong 26

bối cảnh hiện nay
1.4.1 Tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ giảng viên trường cao 26
.
đẳng
1.4.2 Nội dung của việc phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng

27

.
1.4.3 Phương pháp và hình thức phát triển đội ngũ giảng viên trường 29
.
cao đẳng
1.4.4 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển đội ngũ giảng viên
.
1.5.

31

Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của đội ngũ giảng 33
viên
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN

35

ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG BẾN TRE
2.1. Khái quát về Trường Cao đẳng Bến Tre
2.1.1 Lịch sử hình thành


35
35

.
2.1.2 Vị trí địa lý

35

.
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Trường Cao đẳng Bến Tre

36

.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Bến Tre

38

.
2.1.5 Hoạt động đào tạo của Trường Cao đẳng Bến Tre

39

.
2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Bến Tre
2.2.1 Thực trạng về số lượng giảng viên

43
43


.
2.2.2 Thực trạng về chất lượng giảng viên

44

.
2.2.3 Thực trạng về cơ cấu giảng viên

49

.
2.3.

54

Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giảng viên Trường


6

Cao đẳng Bến Tre
2.3.1 Thực trạng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên

54

.
2.3.2 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

55


.
2.3.3 Thực trạng công tác tuyển dụng, tiếp nhận giảng viên

56

.
2.3.4 Thực trạng công tác đảm bảo các điều kiện, chế độ chính sách để 57
.
phát triển đội ngũ giảng viên
2.3.5 Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên

59

.
2.3.6 Kết quả khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên

60

.
2.4.

Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ giảng viên Trường Cao 61
đẳng Cao đẳng Bến Tre
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

3.1.
3.2.

65


GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG BẾN TRE
Các nguyên tắc đề xây dựng các giải pháp
65
Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao 66
đẳng Bến Tre

3.2.1 Xây dựng, hoàn thiện quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên 66
.

Trường Cao đẳng Bến Tre giai đoạn 2015 – 2020 đủ về số lượng,

mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu.
3.2.2 Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ toàn 70
.
diện cho đội ngũ giảng viên.
3.2.3 Thực hiện tốt công tác tuyển dụng, tiếp nhận, bố trí công tác đối 74
.

với đội ngũ giảng viên và các đối tượng tham gia giảng dạy, đào

tạo tại Trường
3.2.4 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công 79
.
nghệ trong đội ngũ giảng viên
3.2.5 Tăng cường công tác đảm bảo các điều kiện để phát triển đội ngũ 82
.

giảng viên



7

3.2.6 Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng theo 85
.
3.3.

chuẩn nghề nghiệp
Thăm dò tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

89
95
99

CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH TRÌNH BÀY TRONG LUẬN VĂN
Bảng
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 2.4.

Trang
Thống kê số lượng CBVC, giảng viên trong 3 năm học
2011 - 2012, 2012 - 2013, 2013 - 2014.
Thống kê trình độ đào tạo của đội ngũ giảng viên trong
3 năm học 2011 - 2012, 2012 - 2013, 2013 - 2014.
Thống kê trình độ chuyên môn đội ngũ giảng viên tại
các khoa đào tạo

Thống kê về cơ cấu giới tính trong 3 năm học 2011 2012, 2012 - 2013, 2013 - 2014.

43
45
46
50


8

Bảng 2.5.
Bảng 2.6.
Bảng 2.7.
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Biểu 2.1.
Biểu 2.2.
Hình 2. 1

Thống kê cơ cấu độ tuổi trong 3 năm học 2011 - 2012,
2012 - 2013, 2013 - 2014.
Thống kê cơ cấu thâm niên
Thống kê cơ cấu trình độ lý luận chính trị của giảng
viên
Bảng đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp
Bảng đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp
Số lượng giảng viên nữ so với tổng số giảng viên toàn
trường
Số liệu trình độ lý luận chính trị của giảng viên
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường Cao đẳng Bến Tre


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Chữ viết tắt
CNH, HĐH:
GD-ĐT:
ĐNGV:
HSSV:
KH-CN:
NCKH:
XH:

Chữ nguyên
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Giáo dục và Đào tạo
Đội ngũ giảng viên
Học sinh, sinh viên
Khoa học và công nghệ
Nghiên cứu khoa học
Xã hội

51
52
53
90
92
50
53
39



9


10

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.

Cơ sở lý luận
Ở bất kỳ quốc gia, dân tộc nào, việc xây dựng, phát triển một nền giáo
dục vững mạnh là nhân tố then chốt, quyết định để thúc đẩy XH phát triển.
Thật vậy, đã từ lâu Đảng ta luôn xem giáo dục là quốc sách hàng đầu và là sự
nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn XH. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban
chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa XI đã nhấn mạnh, đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Chỉ thị
số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư trung ương Đảng đã
nêu rõ: “Mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo là xây dựng đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất
lượng, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh
chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo”.
Mục tiêu giáo dục của nước ta đến năm 2020 là đổi mới căn bản và
toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, XH hoá, dân chủ hóa và hội
nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện. Vì vậy,
xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Giáo dục đại học có vai trò rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc
dân. Theo đó, ĐNGV trong cơ sở giáo dục có vị trí rất quan trọng vì chính họ
là người trực tiếp tham gia giảng dạy, đào tạo cho XH nguồn nhân lực “vừa
hồng, vừa chuyên”. Phát triển ĐNGV đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, đồng
bộ về cơ cấu là yêu cầu cần thiết, không những góp phần nâng cao chất lượng

đào tạo của cơ sở giáo dục mà phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Bến Tre là tỉnh đông dân (gần 1,4 triệu người), đa số sống bằng nghề
nông. Hiện nay, đội ngũ cán bộ, lực lượng lao động có chuyên môn, kỹ thuật
trình độ cao ở Bến Tre còn hạn chế, bất cập so với yêu cầu phát triển nhanh,


11

bền vững. Để đáp ứng yêu cầu đó, Bến Tre cần một lực lượng lao động được
đào tạo trình độ cao, có kỹ năng, nghiệp vụ. Xác định, Trường Cao đẳng Bến
Tre là trung tâm văn hóa, tri thức lớn nhất Tỉnh, với nhiệm vụ là đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu của địa phương, góp phần vào sự
nghiệp CNH, HĐH tỉnh nhà thì ĐNGV là nhân tố quan trọng nhất, quyết định
chất lượng đào tạo và sự phát triển của nhà trường.
Hơn 10 năm thành lập, Trường Cao đẳng Bến Tre đã đạt được nhiều
thành tựu đáng ghi nhận trong lĩnh vực đào tạo và NCKH. Qua đó đã khẳng
định sự phấn đấu, nỗ lực của tập thể Lãnh đạo nhà trường và cán bộ giảng
viên. Tuy nhiên, để đáp ứng quy mô ngành nghề ngày càng mở rộng và nâng
cao chất lượng đào tạo hơn nữa trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học hiện
nay và làm nền chắc vững chắc để nâng cấp thành Trường Đại học trong
tương lai thì ĐNGV của nhà trường chưa đáp ứng được các mục tiêu, nhiệm
vụ đó.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Một số giải pháp
phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Bến Tre” làm đề tài nghiên
cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp
quản lý nhằm phát triển ĐNGV Trường Cao đẳng Bến Tre đáp ứng yêu cầu
phát triển nhà trường và đổi mới giáo dục đại học hiện nay.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác phát triển đội ngũ trường cao đẳng
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp phát triển ĐNGV Trường Cao đẳng Bến Tre
4. Giả thuyết khoa học


12

Đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Bến Tre sẽ đồng bộ về cơ cấu,
đảm bảo về số lượng và chất lượng nếu đề xuất và thực hiện một số giải pháp
có tính khoa học, tính khả thi, phù hợp với thực tiễn nhà trường.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề phát triển ĐNGV trường cao
đẳng.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác phát triển ĐNGV ở
Trường Cao đẳng Bến Tre.
- Đề xuất các giải pháp phát triển ĐNGV Trường Cao đẳng Bến Tre.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng công tác phát triển ĐNGV Trường Cao đẳng
Bến Tre trong năm học 2011 - 2012, 2012 - 2013, 2013 - 2014.
- Nghiên cứu giải pháp phát triển ĐNGV của Ban Giám Hiệu nhà
trường.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập nhằm xác lập cơ sở
lý luận của đề tài.

6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi để khảo sát thực trạng giảng
viên hiện nay.
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục.
6.3. Phương pháp thống kê toán học nhằm xử lý số liệu thu thập được.
7. Đóng góp của luận văn


13

7.1. Về mặt lý luận
Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về giảng viên, ĐNGV,
phát triển ĐNGV làm rõ thêm một số yếu tố cần thiết của người giảng viên
trong cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt là ở trường cao đẳng.
7.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn khảo sát tương đối toàn diện thực trạng ĐNGV Trường Cao
đẳng Bến Tre; đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và có tính thực tiễn,
khả thi để phát triển ĐNGV Trường Cao đẳng Bến Tre giai đoạn 2015 - 2020.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, danh mục các tài
-

liệu tham khảo, các phụ lục… đề tài có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề phát triển ĐNGV trường cao đẳng
Chương 2. Thực trạng công tác phát triển ĐNGV ở Trường Cao đẳng Bến

-

Tre

Chương 3. Một số giải pháp phát triển ĐNGV ở Trường Cao đẳng Bến Tre

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
1.1.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề


14

Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực hoạt động rất lớn, có ý nghĩa quan
trọng trong đời sống XH, có liên quan mật thiết đến nghĩa vụ, quyền lợi của
mọi cá nhân, mọi tổ chức, đồng thời nó tác động mạnh đến tiến trình phát
triển của quốc gia, dân tộc. Phát triển GD-ĐT là một trong những động lực
quan trọng thúc đẩy CNH, HĐH đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực
con người - yếu tố cơ bản của phát triển XH.
Những năm gần đây, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành, giáo
dục Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào
công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cụ thể: Đã xây dựng được hệ thống
GD-ĐT hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa. Số lượng và chất lượng học sinh,
sinh viên tăng nhanh, nhất là ở giáo dục đại học và nghề nghiệp. Chất lượng
GD-ĐT có tiến bộ. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả
về số lượng lẫn chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý.
Hiện nay nước ta đang trong quá trình hội nhập thế giới. Hội nhập là cơ
hội để phát triển GD-ĐT, đồng thời GD-ĐT phải đáp ứng yêu cầu hội nhập
quốc tế để phát triển đất nước. Vì thế, quan điểm phát triển GD-ĐT được xem
là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ tổ quốc; đầu tư cho giáo dục được ưu tiên thực hiện trước một
bước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và luôn được
Đảng và Nhà nước ta quan tâm.
Theo nhận định các nhà khoa học, cứ ba năm kiến thức nhân loại sẽ
tăng gấp đôi, khoa học và công nghệ phát triển vượt bậc. Vì vậy GD-ĐT cũng
phải cải cách, đổi mới để theo kịp sự vận động và phát triển chung của thế
giới. GD-ĐT phải đặt chất lượng lên hàng đầu. Khi nói đến chất lượng đào
tạo thì chúng ta đều biết có rất nhiều yếu tố cấu thành, nhưng thành tố quan
trọng nhất, quyết định đến chất lượng không gì khác hơn là đội ngũ nhà giáo.
Với vai trò, nhiệm vụ thiêng liêng mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó,


15

đội ngũ nhà giáo trực tiếp thực hiện các mục mục, nhiệm vụ của giáo dục và
giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động đào tạo. Do vậy, xây dựng và phát triển
đội ngũ nhà giáo là vấn đề rất được xã hội quan tâm.
Đề cập đến phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung, ĐNGV trường cao
đẳng nói riêng, có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu. Tuy nhiên, với Trường Cao
đẳng Bến Tre, việc nghiên cứu các giải pháp phát triển ĐNGV đáp ứng nhu
cầu đổi mới giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay và đáp ứng đủ nguồn
lực chuẩn bị cho việc nâng cấp thành Trường Đại học Bến Tre theo Nghị
quyết của Tỉnh ủy Bến Tre thì chưa có tác giả nào đề cập đến.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Giảng viên cao đẳng
1.2.1.1. Giảng viên
Theo Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật giáo dục năm 2009: “Nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, trình độ sơ cấp nghề, trung
cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại

học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên” [25]
Theo Từ điển Giáo dục học, giảng viên là “chức danh nghề nghiệp của
nhà giáo trong các cơ sở giáo dục đại học và sau đại học, dưới giáo sư, phó
giáo sư và giảng viên chính” [33, tr103].
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, giảng viên là “người làm công tác giảng
dạy ở trường đại học, cao đẳng hay lớp tập huấn cán bộ” [20, tr624].
Như vậy, giảng viên là nhà giáo làm công tác giảng ở các cơ sở giáo
dục đại học.
1.2.1.2. Giảng viên cao đẳng
Qua các khái niệm giảng viên, chúng ta có thể hiểu giảng viên cao đẳng
là nhà giáo làm công tác giảng dạy tại các trường cao đẳng. Với đặc trưng là


16

lao động trí óc, có tính sáng tạo cao, họ tham gia trực tiếp vào quá trình đào
tạo và là lực lượng nòng cốt, quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường.
-

* Giảng viên trường cao đẳng gồm có:
Giảng viên cơ hữu: là viên chức được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo

-

quy định của pháp luật về viên chức.
Giảng viên thỉnh giảng: Là giảng viên được nhà trường mời đến giảng dạy tại
Trường. Giảng viên thỉnh giảng phải chấp hành tốt các nội quy, quy chế của
nhà trường và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ khác như một giảng viên cơ hữu.
* Chức danh và tiêu chuẩn của giảng viên
Luật Giáo dục đại học năm 2012 được Quốc hội nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6
năm 2012 quy định chức danh của giảng viên bao gồm: trợ giảng, giảng viên,
giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ
Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 36/TLLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng
11 năm 2014 cũng quy định chức danh nghề nghiệp của viên chức giảng dạy
trong cơ sở giáo dục đại học bao gồm: Giảng viên, giảng viên chính và giảng
viên cao cấp. Ở mỗi chức danh Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quy định tiêu
chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
- Giảng viên
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, phù hợp với vị trí việc làm,
chuyên ngành giảng dạy;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên;
+ Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số
01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.


17

+ Đối với giảng viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải
đạt bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24
tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực
ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
+ Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ
bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm
2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng
công nghệ thông tin.
- Giảng viên chính
+ Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành
giảng dạy;

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên chính (hạng II);
+ Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư số
01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Đối với giảng viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải
đạt bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24
tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực
ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
+ Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3
năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử
dụng công nghệ thông tin.
- Giảng viên cao cấp:


18

+ Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên cao cấp;
+ Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số
01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
+ Đối với giảng viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải
đạt bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24
tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực
ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
+ Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3

năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử
dụng công nghệ thông tin.
1.2.2. Đội ngũ, đội ngũ giảng viên cao đẳng
1.2.2.1. Đội ngũ
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, đội ngũ là “Tập hợp số đông người có
cùng chức năng, nghề nghiệp” [20, tr548].
Đội ngũ là thuật ngữ có nguồn gốc từ quân sự. Ngày nay, khái niệm
đội ngũ được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng khác
nhau như: Văn hóa - xã hội, y tế, kinh tế… và đặc biệt trong lĩnh vực giáo
dục, đội ngũ chỉ tập hợp tất cả những người tham gia vào công tác giáo dục
như: đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên, ĐNGV..
Đội ngũ của trường cao đẳng bao gồm:
- Cán bộ quản lý giáo dục;
- Cán bộ phục vụ các hoạt động đào tạo của nhà trường;
- Cán bộ giảng dạy (giảng viên) là lực lượng nòng cốt trong nhà
trường.


19

1.2.2.2. Đội ngũ giảng viên cao đẳng
Từ các khái niệm đội ngũ, giảng viên, giảng viên cao đẳng, chúng ta có
thể hiểu: ĐNGV cao đẳng là tập hợp những nhà giáo giảng dạy ở các trường
cao đẳng. ĐNGV cao đẳng có chung nhiệm vụ và trách nhiệm là thực hiện
các mục tiêu giáo dục của trường cao đẳng đề ra được quy định trong Luật
Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Điều lệ trường cao đẳng. ĐNGV cao đẳng
là lực lượng tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo nhằm tạo ra nguồn nhân
lực có trình độ cao, bồi dưỡng và phát triển nhân tài cho địa phương nói riêng
và cả nước nói chung.
1.2.3. Phát triển đội ngũ, phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng

1.2.3.1. Phát triển
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, phát triển là: “Sự vận động tiến triển theo
chiều hướng tăng lên” [20, tr 1244].
Như vậy, phát triển có thể được hiểu là sự vận động và biến đổi theo
chiều hướng tích cực của sự vật, hiện tượng, con người trong xã hội. Phát
triển là một quá trình nội tại, trong đó có sự chuyển biến từ thấp đến cao, từ
chưa hoàn chỉnh đến hoàn chỉnh. Trong cái thấp, cái chưa hoàn chỉnh có chứa
đựng nền tảng, khuynh hướng để dẫn đến cái cao, cái hoàn chỉnh. Tất cả các
sự vận động, chuyển biến đó bổ sung cho nhau, tạo nên giá trị mới trong một
thể thống nhất đều được xem là phát triển.
1.2.3.2. Phát triển đội ngũ
Phát triển đội ngũ là tạo ra sự phát triển vững chắc và hiệu quả của từng
cá nhân trong tổ chức. Phát triển đội ngũ là quá trình chuẩn bị lực lượng, gắn
với việc không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng; là huy động sức
mạnh của từng cá nhân trên cơ sở cùng chung lý tưởng, mục đích … để xây
dựng thành sức mạnh tập thể, đảm bảo thực hiện được mục tiêu, kế hoạch
nhất định.


20

1.2.3.3. Phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng
Phát triển ĐNGV trường cao đẳng là nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản, được
ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển giáo dục của trường cao đẳng.
Phát triển ĐNGV chính là quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực, mang tính đi
trước đoán đầu để có được ĐNGV toàn diện trên tất cả các mặt. Để đạt được
mục tiêu đó, trong quá trình chuẩn bị lực lượng nhà trường phải quan tâm đến
các yếu tố: số lượng, chất lượng, cơ cấu, đồng thời làm cho đội ngũ giảng
viên có bản lĩnh chính trị, có thái độ đúng đắn, nhiệt tình, say mê với nghề
nghiệp, đoàn kết, gắn bó …. Tất cả các yếu tố đó tạo nên một thể thống nhất,

góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo của
trường cao đẳng trong giai đoạn hiện nay.
1.2.4. Giải pháp, giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng
1.2.4.1. Giải pháp
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, giải pháp là “Cách giải quyết một công
việc, một vấn đề” [20, tr 619].
Theo Nguyễn Văn Đạm, giải pháp là“toàn bộ những ý nghĩa có hệ
thống cùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới sự khắc
phục một khó khăn” [14, tr325].
Như vậy, nói đến giải pháp là nói đến cách làm, cách thức tiến hành
một công việc, một vấn đề cụ thể nào đó, mục đích làm chuyển biến, thay đổi
theo mục tiêu nhất định. Giải pháp càng tối ưu, càng giúp con người giải
quyết vấn đề đạt hiệu quả nhất.
1.2.4.2. Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng
Giải pháp phát triển ĐNGV trường cao đẳng chính là các cách thức
hướng vào việc tạo ra một ĐNGV đạt chất lượng, đảm bảo số lượng và đồng
bộ về cơ cấu trong trường cao đẳng.
1.3. Một số vấn đề về đội ngũ giảng viên trường cao đẳng


21

1.3.1. Trường cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.3.1.1. Vị trí, vai trò của trường cao đẳng
Theo Luật Giáo dục năm 2005, trường cao đẳng là một trong những cơ
sở giáo dục thuộc mạng lưới các trường đạo tạo trong hệ thống giáo dục quốc
dân. Là cơ sở giáo dục đào tạo trình độ cao đẳng và chịu sự quản lý nhà nước
về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy
ban nhân dân tỉnh, nơi trường đặt trụ sở. Hoạt động của Trường trong khuôn
khổ Hiến pháp và pháp luật; theo Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và

Điều lệ trường cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
1.3.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ, quyền hạn, quyền tự chủ và trách nhiệm xã
hội của trường cao đẳng
Luật Giáo dục đại học năm 2012 và Điều lệ trường cao đẳng ban hành
kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 01 năm 2015 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể mục tiêu, nhiệm vụ, quyền hạn,
quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường cao đẳng:
* Mục tiêu của trường cao đẳng
- Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu
khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế;
- Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ
năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng
khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả
năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm
việc; có ý thức phục vụ nhân dân.
- Đào tạo trình độ cao đẳng để sinh viên có kiến thức chuyên môn cơ
bản, kỹ năng thực hành thành thạo, hiểu biết được tác động của các nguyên lý,


22

quy luật tự nhiên - xã hội trong thực tiễn và có khả năng giải quyết những vấn
đề thông thường thuộc ngành được đào tạo.
* Nhiệm vụ và quyền hạn của trường cao đẳng
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục đại học.
- Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế,
bảo đảm chất lượng giáo dục đại học.
- Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu xác định; bảo đảm
sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo.

- Tổ chức bộ máy; tuyển dụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ
giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động.
- Quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của giảng
viên, viên chức, nhân viên, cán bộ quản lý và người học; dành kinh phí để
thực hiện chính sách xã hội đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội,
đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn; bảo đảm môi trường sư phạm cho hoạt động giáo dục.
- Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo
dục.
- Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất; được miễn,
giảm thuế theo quy định của pháp luật.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực; xây dựng và tăng cường
cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị.
- Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y
tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài.


23

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh nơi cơ sở giáo dục đại học đặt trụ sở hoặc có tổ chức hoạt động đào tạo
theo quy định.
- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.3.1.3. Quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường cao đẳng
Trường cao đẳng được quyền tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc
các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và
công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; thực hiện
quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và
kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.

- Quyết định mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển của nhà
trường;
- Quyết định thành lập bộ máy tổ chức, phát triển ĐNGV, cán bộ quản
lý trên cơ sở chiến lược và quy hoạch phát triển nhà trường;
- Thu, chi tài chính, đầu tư phát triển các điều kiện đảm bảo chất lượng
đào tạo theo quy định của pháp luật; quyết định mức thu học phí tương ứng
với điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo đối với chương trình đào tạo chất
lượng cao và các quy định về tự chủ tài chính đối với trường cao đẳng;
- Tuyển sinh và phát triển chương trình đào tạo; tổ chức biên soạn hoặc
lựa chọn giáo trình giảng dạy phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng chương
trình đào tạo; in phôi văn bằng, quản lý và cấp văn bằng, chứng chỉ cho người
học theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc
tế theo chiến lược và kế hoạch phát triển của nhà trường; đảm bảo chất lượng
đào tạo của nhà trường; lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để


24

đăng ký kiểm định.
Trách nhiệm xã hội của trường cao đẳng thể hiện ở các hoạt động: Báo
cáo, công khai và giải trình với cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên
quan về các hoạt động của nhà trường theo quy định của pháp luật; cam kết
với cơ quan quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động để đạt
được các cam kết; không để bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh
nghĩa và cơ sở vật chất của trường để tiến hành các hoạt động trái với các quy
định của pháp luật.
1.3.2. Vị trí, vai trò của đội ngũ giảng viên trường cao đẳng
1.3.2. 1. Vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo
Dân tộc ta vốn có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, vị trí, vai trò

của người giảng viên luôn được XH tôn vinh, kính trọng và tin tưởng. Sinh
thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vị trí, vai trò của người thầy - những
người mở trí khai tâm cho con người. Trong bài nói chuyện tại Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội (ngày 21 tháng 10 năm 1964), Bác nói: “Thầy cũng như
trò, cán bộ cũng như nhân viên phải thật thà yêu nghề mình. Có gì vẻ vang
hơn nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy tốt - thầy giáo xứng đáng là
thầy giáo - là người vẻ vang nhất dù là tên tuổi không được đăng trên báo,
không được hưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những
người anh hùng vô danh” [22, tr 329-330]; Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
cũng đã nói “Nghề dạy học là một nghề cao quý bậc nhất trong những nghề
cao quý. Nghề dạy học là nghề sáng tạo bậc nhất trong các nghề sáng tạo, vì
nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Điều đó cho thấy rằng vị trí của
nhà giáo là hết sức quan trọng, rất vẻ vang từ cỗ chí kim và luôn được XH tôn
vinh.


25

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Người thầy giáo được xem là nhân vật trung tâm của quốc sách ấy. Đặc biệt,
trong khi nước ta đang hướng đến nền kinh tế tri thức, muốn phát triển công
nghệ mới, làm chủ công nghệ cao không có cách nào khác là phải tăng cường
đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư phát triển con người. Để thực hiện
được điều đó, nhất thiết phải đẩy mạnh sự nghiệp GD-ĐT. Một lần nữa khẳng
định đội ngũ nhà giáo càng có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình thực
thi sự nghiệp đó.
1.3.2.2. Vị trí, vai trò của đội ngũ giảng viên trường cao đẳng
ĐNGV trường cao đẳng có vai trò rất quan trọng. Họ là lực lượng nòng
cốt, là người trực tiếp tham gia giảng dạy và là người quyết định chất lượng

đào tạo của trường cao đẳng. Trong nhà trường, nhiệm vụ của giảng viên
không chỉ đơn thuần là dạy chữ, dạy nghề mà còn phải dạy HSSV đạo lý làm
người - làm người phải thật sự hữu ích cho gia đình và XH.
Luật Giáo dục Việt Nam một lần nữa đã khẳng định vai trò của nhà
giáo:
- Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo
dục.
- Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho
người học.
- Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử
dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để
nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy
truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học.
Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập
kinh tế quốc tế. Xác định, giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí,


×