Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng y tế tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.89 KB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC VINH

MAI TRUNG HƯNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO
SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ TIỀN GIANG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Phan Quốc Lâm

NGHỆ AN, NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa Đào tạo sau đại học,
khoa Giáo dục, Bộ môn Quản lý giáo dục cùng toàn thể các thầy, cô giáo
Trường Đại học Vinh đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến
thức quý báu, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Phan Quốc Lâm, Phó
Trưởng khoa Giáo dục, Trường Đại học Vinh, đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ
bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Khảo thí – ĐBCL,
phòng Đào tạo – NCKH, phòng Tài chính – Kế toán, Khoa học cơ bản,
Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang luôn chia sẻ, động viên, tạo điều kiện cho
tôi cả về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình học tập.


Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và
người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong cuộc sống, học tập và công tác.
Nghệ An, tháng 5 năm 2015
TÁC GIẢ

Mai Trung Hưng


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................. 3
4. Giả thuyết khoa học .......................................................................... 3
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu...................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 4
7. Đóng góp của luận văn ...................................................................... 4
8. Cấu trúc của luận văn ........................................................................ 4
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ
CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ..................................................................... 6
1.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................. 6
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ...................................................... 6
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước ...................................................... 8
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu ............................... 11
1.2.1. Nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp ........................................ 11

1.2.2. Giáo dục và giáo dục đạo đức nghề nghiệp ............................... 15
1.2.3. Quản lý và quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp ...... 19
1.2.4. Giải pháp và giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp 21
1.3. Quan niệm về đạo đức trong nghề Y ................................................. 22
1.3.1. Đặc trưng và tầm quan trọng của nghề Y ................................... 22


1.3.2. Đạo đức của người Thầy thuốc .................................................. 23
1.3.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong nghề Y ...................... 27
1.4. Một số vấn đề về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên Trường
Cao đẳng Y tế ............................................................................................. 31
1.4.1. Tầm quan trọng của việc GDĐĐNN cho SV ............................... 31
1.4.2. Mục tiêu quản lý công tác GDĐĐNN cho sinh viên trường y ...... 32
1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV................... 32
1.4.4. Phương pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV............ 34
1.4.5. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục y đức cho SV ................. 37
1.5. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc quản lý công tác giáo dục đạo
đức nghề nghiệp cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế .......................... 39
1.5.1. Yếu tố khách quan ...................................................................... 39
1.5.2. Yếu tố chủ quan ......................................................................... 40
Kết luận chương 1 ...................................................................................... 42
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ
TIỀN GIANG.............................................................................................. 44
2.1. Vài nét về Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang và những đặc thù về
đối tượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp ................................................. 44
2.1.1. Vài nét về Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang ........................... 44
2.1.2. Những đặc thù về đối tượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp ở
Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang ....................................................... 49
2.2. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên

Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang ........................................................... 50
2.2.1. Khái quát về nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục đạo đức
nghề nghiệp trong Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang ......................... 50


2.2.2. Thực trạng y đức của sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang
............................................................................................................... 54
2.2.3. Thực trạng về nội dung giáo dục y đức cho sinh viên Trường Cao
đẳng Y tế Tiền Giang............................................................................ 63
2.2.4. Thực trạng các biện pháp giáo dục y đức cho SV Trường Cao đẳng
Y tế Tiền Giang .................................................................................... 65
2.2.5. Các hình thức giáo dục y đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế
Tiền Giang............................................................................................. 69
2.3. Thực trạng về quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang .......................................... 72
2.3.1. Tổ chức bộ máy .......................................................................... 72
2.3.2. Thực trạng về công tác lập kế hoạch .......................................... 75
2.3.3. Thực trạng về công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch ................... 76
2.3.4. Thực trạng về công tác kiểm tra, đánh giá ................................. 76
2.4. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân ................................................ 77
2.4.1. Đánh giá thực trạng .................................................................... 77
2.4.2. Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản lý công tác giáo
dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ............................................... 78
Kết luận chương 2 ...................................................................................... 79
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ
TIỀN GIANG HIỆN NAY ........................................................................ 82
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp ...................................................... 82
3.1.1. Tính mục tiêu ............................................................................. 82
3.1.2. Tính toàn diện ............................................................................ 82

3.1.3. Tính khả thi ................................................................................ 82
3.1.4. Tính hiệu quả .............................................................................. 83


3.2. Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang .......................................... 84
3.2.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản
lý và giảng viên nhà trường về vị trí và tầm quan trọng của hoạt động
GDĐĐNN ............................................................................................ 84
3.2.2. Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên ............. 88
3.2.3. Tăng cường việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động
giáo dục y đức cho sinh viên ................................................................ 92
3.2.4. Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các lực
lượng xã hội trong việc giáo dục y đức cho sinh viên ......................... 93
3.2.5. Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở thực tập trong việc rèn luyện tay
nghề và đạo đức nghề nghiệp cho SV nhà trường ............................... 94
3.2.6. Đổi mới và thực hiện đúng việc đánh giá kết quả rèn luyện của SV
............................................................................................................... 96
3.2.7. Xây dựng chế độ khen thưởng và kỷ luật hợp lý ....................... 97
3.2.8. Các giải pháp hỗ trợ ................................................................... 99
3.3. Mối liên hệ giữa các giải pháp .......................................................... 102
3.4. Khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của giải pháp đề xuất . . 104
Kết luận chương 3 ..................................................................................... 106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CB
CBQL
CBYT

CĐYT
CNH
CSSK
ĐĐNN
ĐH

GDĐĐ
GDĐĐNN
GDYĐ
GVCN
HĐH
HS
NCKH
QL
QLGD
SV
XHCN

DIỄN GIẢI
Cán bộ
Cán bộ quản lý
Cán bộ y tế
Cao đẳng
Cao đẳng Y tế
Công nghiệp hóa
Chăm sóc sức khỏe
Đạo đức nghề nghiệp
Đại học
Giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp
Giáo dục y đức
Giáo viên chủ nhiệm
Hiện đại hóa
Học sinh
Nghiên cứu khoa học
Quản lý

Quản lý giáo dục
Sinh viên
Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 2.1. Số lượng HSSV đào tạo tại trường năm 2011 – 2014..................47
Bảng 2.2: Vai trò của các lực lượng giáo dục trong hoạt động giáo dục y đức
cho SV ..........................................................................................................52
Bảng 2.3: Nhận thức của SV về tiêu chuẩn phẩm chất cần thiết của người cán
bộ y tế ...........................................................................................................55
Bảng 2.4: Động cơ thi vào trường y của SV ................................................57
Bảng 2.5: Thái độ của SV đối với nghề y ....................................................60
Bảng 2.6: Kết quả rèn luyện của SV ............................................................61
Bảng 2.7: Mức độ thực hiện các nội dung giáo dục y đức ...........................64
Bảng 2.8: Thực trạng các biện pháp giáo dục y đức cho SV ....................... 66
Bảng 2.9: Các hình thức giáo dục y đức cho SV ......................................... 69
Bảng 2.10: Công tác lập kế hoạch quản lý giáo dục y đức cho SV ............. 75
Bảng 2.11: Nguyên nhân dẫn đến kết quả giáo dục y đức cho SV .............. 79
Bảng 3.1: Kết quả kiểm chứng tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục y đức cho SV Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang ...............104
Bảng 3.2: Kết quả kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục y đức cho SV Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang ...............105
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của nhà trường .....................................................46


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tri thức, đạo đức con người không phải tự nhiên có, mà được hình

thành và phát triển trong quá trình rèn luyện, học tập và tu dưỡng đạo đức
cùng với sự phát triển của xã hội.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh xem đạo đức của con người như gốc
của cây, như nguồn của sông. Người luôn nhấn mạnh vai trò to lớn và tích
cực của đạo đức trong đời sống xã hội: “Có tài mà không có đức là người vô
dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Bác Hồ ví việc học
tập, rèn luyện đạo đức như: “Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện
càng trong”. Người dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức.
Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con
người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không
phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định…”. [23]
Trang bị cho sinh viên (SV) những yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp
(ĐĐNN) là điều kiện cần thiết để SV tự rèn luyện, tu dưỡng và xây dựng cho
bản thân những phẩm chất tốt đẹp. Do vậy, xác định vai trò của ĐĐNN trong
đời sống xã hội là hết sức quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
toàn diện của mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến ý thức của thế
hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng là phải làm sao để nâng cao nhận thức
đối với phạm trù đạo đức, các giá trị chuẩn mực đạo đức của xã hội. Để làm
được điều này, vấn đề quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
sinh viên trong nhà trường là hết sức quan trọng.
Quản lý tốt công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong trường Y giúp
truyền thụ cho sinh viên những phạm trù đạo đức cơ bản, những giá trị đạo


đức, đồng thời giúp cho sinh viên nhận thức được nghĩa vụ, lương tâm, danh
dự, nhân phẩm và hạnh phúc. Trên cơ sở trang bị những nhận thức cơ bản về
ĐĐNN, giúp sinh viên tự đánh giá và điều chỉnh các hành vi nhân cách cho
phù hợp với yêu cầu chung của cộng đồng, dần tự hoàn thiện nhân cách của
bản thân; biết phân biệt cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu; biết đấu tranh chống

lại cái ác và những hành vi vô đạo đức.
Luật giáo dục của nhà nước Việt Nam xác định nội dung giáo dục là:
“Phải tập trung vào đào tạo năng lực nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo
đức nhằm đạt mục tiêu người lao động vừa có kiến thức, kĩ năng nghề
nghiệp, vừa có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp”. [35]
Tại Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang những năm gần đây, giáo dục
đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên đang rất được quan tâm, đặc biệt là Y đức,
Dược đức nhằm đào tạo nên một lực lượng cán bộ y tế vừa hồng vừa chuyên
như lời Bác Hồ dạy “Lương y như từ mẫu”. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác
nhau, việc giáo dục ý thức đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên chưa được chú
trọng đúng mức; sự liên kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo
dục chưa chặt chẽ; tình trạng sinh viên vi phạm nội quy, kỷ luật nhà trường,
vi phạm y đức trong thực hành ở bệnh viện, một biểu hiện của vi phạm đạo
đức nghề nghiệp có xu hướng gia tăng.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu
“Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh
viên trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý công tác
giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Tiền
Giang, đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo


đức nghề nghiệp cho sinh viên, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục của
Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: quá trình quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang.

4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được những giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi
thì có thể nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp
cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1.1. Nghiên cứu lý luận: góp phần khái quát những vấn đề lý luận cơ bản
về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế.
5.1.2. Nghiên cứu thực tiễn: phân tích, đánh giá thực trạng và quản lý
công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế
Tiền Giang để rút ra những ưu, nhược điểm cũng như tìm ra nguyên nhân dẫn
đến hạn chế của thực trạng đó.
5.1.3. Đề xuất giải pháp: đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt
hơn công tác này.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo
đức nghề nghiệp cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang.


6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi phối hợp đồng bộ nhiều
phương pháp, trong đó chủ yếu là các phương pháp sau:
- Phương pháp khảo sát, điều tra.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu.
- Phương pháp nêu vấn đề, phát vấn, đàm thoại.
- Phương pháp toán thống kê.
- Phương pháp thực nghiệm, chứng minh các giả thiết của đề tài.
7. Đóng góp của luận văn
Làm sáng tỏ thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp
cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang.

Đề xuất giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh
viên Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ
quản lý (CBQL) các trường y trên toàn quốc.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý công tác giáo dục
đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế.
Chương 2: Thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp
cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang.


Chương 3: Giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp
cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang hiện nay.

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC


GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ
1.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Ngành Y tế là ngành được vinh dự nhận nhiệm vụ vẻ vang nhưng hết
sức nặng nề, đó là bảo vệ và chăm sóc sức khỏe (CSSK) nhân dân. Đối tượng
chăm sóc của họ là những con người cụ thể đang trong tình trạng ốm đau,
bệnh tật. Họ đang đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần; họ giao toàn bộ sinh
mạng của họ cho các y, bác sỹ. Vì vậy, người hành nghề Y cần phải có phẩm
chất đạo đức đặc biệt đó là y đức. Và không phải đến bây giờ vấn đề y đức

mới được đề cập đến, mà ngay từ thời cổ đại Hy Lạp "Y nghĩa vụ luận" đầu
tiên được soạn thảo vào khoảng 500 năm trước công nguyên, vào thời kỳ
thịnh vượng nhất của nước Hy Lạp cổ đại, do Hyppocrate và trường phái của
ông đã phát triển những lời hứa trong lời thề Asclepios. Lời thề Hyppocrate
có đoạn trích "Tôi sẽ săn sóc miễn phí cho người nghèo và không bao giờ đòi
hỏi một thù lao quá đáng so với công việc làm. Được mời đến tư gia, mắt tôi
sẽ không chú ý đến mọi sự việc xảy ra, miệng tôi sẽ giữ kín những bí mật đã
tiết lộ. Tôi sẽ không lợi dụng địa vị của mình làm đồi bại phong tục hoặc tán
trợ tội ác. Một lòng tôn trọng và biết ơn thầy, tôi sẽ truyền bảo cho con cháu
các thầy những giáo huấn mà tôi đã được lãnh hội. Nếu tôi giữ trọn lời thề,
người đời sẽ quý mến. Nếu thất hứa, tôi sẽ mang mối ô danh và cam chịu sự
khinh bỉ của các bạn đồng nghiệp".
Tại đại hội của Liên Đoàn các thầy thuốc thế giới năm 1948 đã ra bản
tuyên ngôn (gọi là bản tuyên ngôn Geneve) gồm những điều căn bản sau đây:
"Tôi tự đảm nhận lấy trách nhiệm trọng thể là cống hiến cả cuộc đời
mình để phục vụ nhân loại. Tôi sẽ giữ lòng kính trọng và biết ơn các bậc thầy


dạy, tôi sẽ hành nghề với lương tâm và phẩm giá, sức khỏe của bệnh nhân sẽ
là mối quan tâm đầu tiên của chúng tôi, tôi sẽ tôn trọng những điều bí mật
mà nó được giao phó cho tôi, tôi sẽ bằng mọi cách trong khả năng của mình,
bảo vệ danh dự và truyền thống cao quý của nghề Y, những đồng nghiệp của
tôi sẽ là anh em của tôi, tôi sẽ không được phép tính đến vấn đến vấn đề tôn
giáo, dân tộc, chủng tộc, đảng phái chính trị, địa vị xã hội, xen vào giữa
nhiệm vụ của tôi và bệnh nhân của tôi. Bằng sự tôn trọng tối đa, tôi sẽ bảo vệ
tính mệnh con người từ hãy còn trứng nước, ngay cả dưới sự đe doạ, tôi cũng
không dùng kiến thức y học của mình trái ngược với luật lệ của lòng nhân
đạo. Tôi thực hiện những điều hứa hẹn ấy một cách trọng thể, tự do, và với
danh dự của tôi". Đây là "Y nghĩa vụ luận" thứ hai.
Thomas Sydenhan (thế kỷ XVII) cho rằng "Thầy thuốc là công bộc của

lòng từ thiện thiêng liêng". Đầu thế kỷ XIX những vấn đề về đạo đức y học đã
được nghiên cứu trong các bài giảng của các giáo sư lâm sàng hệ Y khoa
Trường Đại học Tổng hợp Mát-xcơ-va. Nhà nội khoa lâm sàng lớn nhất ở nửa
đầu thế kỷ XIX, M.Ia. Mucdrop giảng dạy rằng: "Thầy thuốc phải khiêm tốn
và thận trọng, đối với bệnh nhân phải thương yêu", ông đã nhiều lần nói rằng
"Trong nghệ thuật Y học không thể có những thầy thuốc làm xong công tác
khoa học".
Trong các giáo sư hệ Y khoa đã nêu ra vấn đề đạo đức y học, có E.O
Mukhin, người được bệnh nhân yêu quý nhất. Lời tựa của ông viết trong một
chương cuốn khái niệm về giải phẫu học, để tặng SV, đã kết thúc bằng những
lời nổi tiếng sau đây: "Vì lợi ích, danh dự, vinh quang của tổ quốc, các bạn
luôn luôn là những tấm gương lớn nhất".
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước


Ở Việt Nam ngay từ thế kỷ XIV, đại danh y Tuệ Tĩnh (1326 - 1399)
(tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh) là tấm gương sáng về y đức. Trong tác phẩm
"Nam dược quốc ngữ phú", ông đã viết lời tuyên ngôn đanh thép đầy tinh thần
dân tộc tự lực, tự cường:
"... Tôi tiên sư kính đạo tiên sư
Thuốc Việt Nam chữa người Nam Việt..."
Quan điểm dùng thuốc và cứu bệnh nhân của ông rất đặc biệt:
"Dùng thuốc như dùng binh, cứu bệnh như cứu hỏa"
Và ông đã căn dặn:
"Cõi trời Nam gấm vóc
Nước sông Hồng chảy dài
Vườn hạnh phúc nghĩa dân
Gió mùa xuân áp rộng
Thương nhân dân chết chóc
Chọn hiền triết phương thang"

Đến thế kỷ XIX danh y Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác
(1720-1791) đã dạy người làm nghề Y trong cuốn Âm án và Dương án, ông
nêu ra 8 đức tính của người hành nghề y "Nhân, Minh, Trí, Đức, Thành,
Lượng, Khiêm, Cần" và 8 điều tội lỗi mà người làm nghề Y phải tránh, đó là:
"Lười, Keo kiệt, Bủn xỉn, Tham, Lừa dối, Bất nhân, Hẹp hòi, Thất đức, Dốt".
Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm tới sức khỏe của đồng bào, ngay từ
những ngày đầu Cách mạng tháng Tám thành công Người luôn căn dặn: "Mỗi
người dân khỏe thì cả nước khỏe" và "Luyện tập thể dục, bồi dưỡng sức khỏe
là bổn phận của mỗi người dân yêu nước".


Trong thư gửi cán bộ y tế ngày 27/02/1955 Bác Hồ đã dạy: "Thương
yêu người bệnh - Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú
việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe của đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất
vẻ vang. Vì vậy cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh, em
ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn", Người nhấn
mạnh "Lương y phải như từ mẫu". [21]
GS. Đỗ Nguyên Phương nguyên Bộ Trưởng Bộ Y tế đã ra chỉ thị số
09/2001/CT-BYT về tăng cường y đức, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ và
chất lượng chăm sóc bệnh nhân tại các cơ sở y tế. Trong cuốn "Phát triển sự
nghiệp y tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay" và trong Tạp chí Y học thực
hành tháng 3 năm 2000, ông cũng đã đề cập đến vấn đề rèn luyện đạo đức của
người CBYT trong thời kỳ nền kinh tế thị trường.
Trong bài viết về thi đua thực hiện lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh
"Lương y phải như từ mẫu", Lê Ngọc Trọng, thứ trưởng Bộ Y tế đã nêu ra
những tấm gương, những thầy thuốc đã hết lòng phục vụ sự nghiệp CSSK
nhân dân, đồng thời trong bài viết cũng nêu ra một số giải pháp nhằm nâng
cao y đức trong giai đoạn hiện nay bằng quyết định số 4031/2001/QĐ/-BYT
về việc ban hành "Quy định về chế độ giao tiếp trong các cơ sở khám, chữa
bệnh".

Gần đây nhất, cả nước ta đã và đang dấy lên phong trào học tập và làm
theo tấm gương của liệt sĩ bác sỹ Đặng Thuỳ Trâm, người chiến sĩ áo trắng đã
hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình để chăm sóc các chiến sĩ trong cuộc đấu
tranh vĩ đại của dân tộc ta.
Từ cổ chí kim hầu hết những người hành nghề y đều hết lòng phục vụ
người bệnh, họ luôn thể hiện tấm lòng y đức cao cả, thương người như thể
thương thân, người khác đau đớn cũng như mình đau đớn. Họ luôn tận tụy với


công việc mà họ đã lựa chọn, đó là việc được CSSK mọi người bằng tài năng
của mình cộng với những kiến thức học được của thầy, của bạn và cả ở
trường đời. Họ luôn mong muốn được cống hiến hết mình để chăm sóc cho
người bệnh và truyền những kiến thức y học quý báu cho những thế hệ kế
tiếp.
Trong những năm gần đây, các vấn đề quản lý trường học và quản lý
những nhiệm vụ cụ thể của trường học đã được quan tâm xem xét trong nhiều
đề tài, luận án, luận văn, các đề án phát triển giáo dục. Trong đó có vấn đề
quản lý giáo dục đạo đức, y đức trong nhà trường cũng được đề cập, tuy chưa
nhiều và chưa thường xuyên, ví dụ:
- “Một số biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ ở trường THPT An Lão,
Hải Phòng”. Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Tiến Dũng.
- “Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo
đức cho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Tiền Giang”. Luận văn
thạc sĩ của Lê Minh Tân, Đại học Vinh, năm 2013.
- “Biện pháp quản lý công tác giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao
đẳng Y tế Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay”. Luận văn thạc sĩ của
Nguyễn Thị Ái Liên, học viện quản lý giáo dục, ĐHSP Hà Nội, năm 2008.
- “Giáo dục Y đức cho sinh viên ngành y”. Luận văn thạc sĩ của Liễu
Thị Hồng Tuyến, năm 2014.
Tóm lại, đã có nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước đề cập

đến vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên, nhưng nghiên cứu về đạo đức và
giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Y thì rất ít. Đặc biệt trong
điều kiện toàn cầu hóa, thế giới có nhiều biến động, sự hội nhập của các nền
văn hóa trên thế giới, một số hiện tượng tiêu cực đang xuất hiện ngày càng
nhiều trong ngành giáo dục đã có ảnh hưởng không nhỏ tới một bộ phận sinh


viên. Chính vì thế việc nghiên cứu về biện pháp giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho sinh viên ở Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang là hết sức cần thiết,
và đây cũng là một vấn đề mới mẻ chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn
đề này tại tỉnh Tiền Giang.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu
1.2.1. Nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm nghề nghiệp
Theo từ điển Tiếng Việt: "Nghề nghiệp là một công việc mà người ta
thực hiện trong suốt cả cuộc đời" [24] Ví dụ: Nghề dạy học, nghề y, nghề
kinh doanh… nghề nghiệp không chỉ đảm bảo cuộc sống mà còn tôn vinh
con người làm việc trong lĩnh vực nghề nghiệp đó, trong nghề Thầy thuốc có
rất nhiều Y, Bác sỹ được nhân dân và xã hội tôn vinh như: Hypocrate, Tuệ
Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông… đến những thầy thuốc nổi tiếng thời hiện đại
như Đặng Văn Ngữ, Tôn Thất Tùng, Hoàng Đắc Trí… F. Ăng-ghen đã từng
viết: “Trong thực tế mỗi giai cấp và đến cả mỗi nghề nghiệp đều có luận lý
riêng của nó” [13].
Đào tạo nghề nghiệp được hiểu là toàn bộ các quá trình học tập của
con người và những tích lũy của cá nhân về kiến thức, kỹ xảo và các đặc
điểm tâm lý. Ngoài ra, đào tạo nghề nghiệp được hiểu là toàn bộ các hoạt
động, được triển khai theo cá nhân hay tập thể, một cách ngẫu nhiên hay có
tổ chức. Đào tạo nghề nghiệp được tiến hành thông qua các hình thức sau:
Dạy nghề, hoàn thiện nghề nghiệp, chuyên môn hóa nghề nghiệp, đào tạo
bằng kinh nghiệm, thông tin đạo đức nghề nghiệp. Ba hình thức đầu được

xem là các giai đoạn của việc đào tạo đạo đức nghề nghiệp chính quy. Hai
hình thức sau có thể gặp cả trong việc đào tạo nghề nghiệp chính quy lẫn
trong đào tạo nghề nghiệp không chính quy. Trong các hình thức trên, dạy


nghề là quan trọng nhất. Dạy nghề là hoạt động trang bị cho người học
những kiến thức tối thiểu, kỹ năng và những đặc điểm nhân cách để thực
hiện tốt một loại hình nghề nghiệp nhất định.
1.2.1.2. Khái niệm đạo đức
Đạo đức là một trong hai thành tố cơ bản tạo nên nhân cách của một cá
nhân. Sự phát triển và hình thành nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hội là
sự hình thành và tiến bộ về phẩm chất đạo đức, năng lực của cá nhân thể hiện
trong sự cống hiến của cá nhân cho xã hội.
Theo từ điển Triết học: “Đạo đức là một trong những hình thái ý thức
xã hội, phản ánh sự tồn tại về mặt tinh thần của mỗi cá nhân, một trong
những đòn bẫy tinh thần cho quá trình phát triển xã hội”.[14]
Theo từ điển Tiếng Việt, đạo đức có hai nghĩa:
Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa
nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã
hội.
Đạo đức là phẩm chất tốt đẹp của con người, do tu dưỡng theo những
tiêu chuẩn đạo đức mà có. [45]
PGS.TS Trần Hậu Kiểm quan niệm: “Đạo đức là tổng hợp những
nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhờ đó con người tự giác điều chỉnh
hành vi của mình vì lợi ích xã hội, hạnh phúc của con người trong mối quan
hệ giữa con người và con người, cá nhân và tập thể hay toàn xã hội”. [39]
Theo Mác – Lê Nin, đạo đức bao gồm 3 yếu tố cơ bản là: tri thức - ý
thức đạo đức, tình cảm – niềm tin đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo
đức.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức là: “Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng,

Liêm”. Đó là những chuẩn mực vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của
nhân dân. Quá trình đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng nước


Việt Nam phát triển theo lý tưởng xã hội chủ nghĩa đã hình thành nên đạo đức
cách mạng. Đạo đức cách mạng là đạo đức của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động, là nền tảng đạo đức tiến bộ nhất trong lịch sử.
Tóm lại, từ các quan niệm trên về đạo đức, chúng ta có thể hiểu một
cách tổng quát: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội. Nó là một hệ thống
các quy tắc, chuẩn mực, nguyên tắc xã hội về Chân - Thiện – Mỹ, nhằm điều
chỉnh các quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội, giúp cho
xã hội ngày càng tiến bộ, phát triển hơn.
1.2.1.3. Đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp là sự thu hẹp phạm vi của khái niệm đạo đức nói
chung nhưng đã được cụ thể hóa và đặc trưng hóa cho từng nghề nghiệp nhất
định.
Đạo đức nghề nghiệp cũng có những nguyên tắc, chuẩn mực được dư
luận xã hội thừa nhận và quy định những hành vi ứng xử trong mối quan hệ
xã hội. Nhưng lại có những nét đặc thù riêng, phản ánh đầy đủ phẩm chất
cần có của một ngành, một nghề cụ thể. Đó là những qui tắc, chuẩn mực của
một nghề nghiệp hoặc một nhóm nghề nghiệp nào đó, qui định những hành
vi ứng xử của những cá nhân khi hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp đó.
Khi những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức đó không được thực hiện hoặc
thực hiện không đúng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả trong hoạt
động của chính hoạt động đó. Mỗi một lĩnh vực nghề nghiệp đều có chuẩn
mực đạo đức nghề nghiệp chung: Như khi nói đến đạo đức của ngành y thì
vấn đề “lương y như từ mẫu” được coi là một chuẩn mực đạo đức của ngành
này. Trong thời kì chiến tranh, phẩm chất đạo đức “yêu xe như con, quí xăng
như máu” là phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của người bộ đội lái xe thời kì
đó, với những người làm công tác dịch vụ xã hội thì: “vui lòng khách đến,



vừa lòng khách đi” là biểu hiện đạo đức nghề nghiệp của họ, với lực lượng
công an nhân dân thì phẩm chất đạo đức của họ phải đạt chuẩn theo 6 điều
Bác Hồ dạy:
“Với tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính.
Với đồng sự phải thân ái giúp đỡ.
Với chính phủ phải tuyệt đối trung thành..
Với nhân dân phải kính trọng lễ phép.
Với công việc phải tận tụy.
Đối với địch phải cương quyết khôn khéo.”
Đối với người Đảng viên, cán bộ, Bác dạy phải “cần, kiệm, liêm,
chính, chí, công, vô tư”. Đối với ngành giáo dục, một khẩu hiệu chung cho
các cấp học là: “tất cả vì học sinh thân yêu”. Đó chính là đạo đức nghề nghiệp
của người thầy giáo.
Tóm lại, từ nội hàm của khái niệm đạo đức nói chung và qua phân tích
một số đặc trưng về đạo đức của một vài nghề nghiệp, ta có thể hiểu:
Đạo đức nghề nghiệp là tổng hợp những nguyên tắc, qui tắc, những
chuẩn mực đạo đức xã hội mang tính đặc thù của một bộ phận xã hội nhất
định nhằm định hướng và điều chỉnh hành vi ứng xử và giải quyết những mối
quan hệ giữa các thành viên và xã hội, nó còn chịu sự chế ước của pháp luật.
Vì vậy, đạo đức nghề nghiệp được xem như là một nội dung quan trọng của
công tác giáo dục đạo đức nói riêng và công tác giáo dục đào tạo nói chung.
1.2.2. Giáo dục và giáo dục đạo đức nghề nghiệp
1.2.2.1. Khái niệm giáo dục


Trong tiếng Anh, từ “giáo dục” được biết đến với từ “education”, đây
là một từ gốc Latin được ghép bởi hai từ là “Ex” và “Ducere” – “Ex-Ducere”.
Có nghĩa là dẫn (“Ducere”) con người vượt ra khỏi (“Ex”) hiện tại của họ để

vươn tới những gì hoàn thiện, tốt lành hơn và hạnh phúc hơn.
Về cơ bản, các giáo trình về giáo dục học ở Việt Nam đều trình bày
“Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và
lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ loài người”. Định nghĩa
này nhấn mạnh về sự truyền đạt và lĩnh hội giữa các thế hệ, nhấn mạnh đến
yếu tố dạy học, nhưng không đề cập đến mục đích sâu xa hơn, mục đích cuối
cùng của việc đó.
Như vậy, có thể kết luận rằng, “giáo dục” là sự hoàn thiện của mỗi cá
nhân, đây cũng là mục tiêu sâu xa của giáo dục; người giáo dục, hay có thể
gọi là thế hệ trước, có nghĩa vụ phải dẫn dắt, chỉ hướng, phải truyền tải lại cho
thế hệ sau tất cả những gì có thể để làm cho thế hệ sau trở nên phát triển hơn,
hoàn thiện hơn.Với ý nghĩa đó, giáo dục đã ra đời từ khi xã hội loài người
mới hình thành, do nhu cầu của xã hội và trở thành một yếu tố cơ bản để làm
phát triển loài người, phát triển xã hội. Giáo dục là một hoạt động có ý thức
của con người nhằm vào mục đích phát triển con người và phát triển xã hội.
Giáo dục ban đầu được thực hiện một cách đơn giản, trực tiếp ngay
trong lao động và trong cuộc sống, ở mọi lúc, mọi nơi. Khi xã hội ngày càng
phát triển lên, kinh nghiệm xã hội được đúc kết nhiều hơn, yêu cầu của xã hội
đối với con người ngày càng cao hơn, các loại hình hoạt động xã hội ngày
càng mở rộng hơn thì giáo dục theo phương hướng trực tiếp không còn phù
hợp mà đòi hỏi phải có một phương thức giáo dục khác có hiệu quả hơn. Giáo
dục gián tiếp theo phương thức nhà trường, được thực hiện một cách chuyên
biệt ra đời và ngày càng phát triển đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của xã hội.


Do đó, xã hội ngày càng phát triển, giáo dục ngày càng trở nên phức tạp hơn
và mang tính chuyên biệt hơn. Sự phát triển đó là do yêu cầu tất yếu của xã
hội và do những sức mạnh to lớn của giáo dục tạo ra sự phát triển của xã hội.
Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển về mọi mặt của xã hội thì không ai
có thể phủ nhận về nó.

Từ khi ra đời, giáo dục đã trở thành một yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát
triển thông qua việc thực hiện các chức năng xã hội của nó. Đó chính là
những tác động tích cực của giáo dục đến các mặt hay các quá trình xã hội và
tạo ra sự phát triển cho xã hội. Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm
“giáo dục”:
Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dưới
ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài, được thực hiện một cách có
ý thức của con người trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội. Ví dụ: ảnh
hưởng của các hoạt động đa dạng nội khóa, ngoại khóa của nhà trường; ảnh
hưởng của lối dạy bảo, nếp sống trong gia đình; ảnh hưởng của sách vở, tạp
chí; ảnh hưởng của những tấm lòng nhân từ của người khác;…
Giáo dục còn được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích xác
định được tổ chức một cách khoa học (có kế hoạch, có phương pháp, có hệ
thống) của các cơ quan giáo dục chuyên biệt (nhà trường) nhằm phát triển
toàn diện nhân cách. Qua những môn học trên trường, lớp cũng như qua
những hoạt động như báo cáo thời sự, biểu diễn văn nghệ, cắm trại, thăm
quan,… được tổ chức ngoài giờ lên lớp, sẽ tạo ra những ảnh hưởng tích cực
đến sự hình thành và phát triển nhân cách của người được giáo dục, dưới tác
động của giáo viên, của nhà giáo dục.
Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách
người giáo dục dưới quan hệ của những tác động sư phạm của nhà trường, chỉ


liên quan đến các mặt giáo dục như: trí học, đức học, mỹ dục, thể dục, giáo
dục lao động.
Ngoài ra, giáo dục còn được hiểu là quá trình hình thành và phát triển
nhân cách người được giáo dục chỉ liên quan đến giáo dục đạo đức. Sự ra đời
và phát triển của giáo dục gắn liền với cự ra đời và phát triển của xã hội. Một
mặt, giáo dục phục vụ cho sự phát triển xã hội, bởi lẽ, xã hội sẽ không phát
triển thêm một bước nào nếu như không có những điều kiện cần thiết cho giáo

dục tạo ra. Mặt khác, sự phát triển của giáo dục luôn chịu sự quy định của xã
hội thông qua những yêu cầu ngày càng cao và những điều kiện ngày càng
thuận lợi do sự phát triển xã hội mang lại. Chính vì vậy, trình độ phát triển
của giáo dục phản ánh những đặc điểm phát triển của xã hội.
1.2.2.2. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của giáo dục nói chung.
Giáo dục là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm đào tạo, bồi dưỡng con
người một cách toàn diện trên tất cả các mặt: Đức, Trí, Thể, Mỹ. Giáo dục
đạo đức là yếu tố được quan tâm hàng đầu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
chung của giáo dục. Giá trị nhân cách của một con người luôn được đo bằng
các yếu tố tài và đức. Chính vì vậy, trong kho tàng tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh, Người luôn quan tâm đến giáo dục đạo đức và khuyên nhủ mọi người
phải thường xuyên chăm lo rèn luyện đạo đức. Người đã từng khẳng định: “
Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế, tài chính rất giỏi nhưng
lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm gì được cho xã hội mà còn hại
cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì,
nhưng cũng không có lợi gì cho loài người” [22].
Trong thực tiễn giáo dục đạo đức nghề nghiệp được tổng hợp trong các
hoạt động giáo dục nói chung. Trong các trường đại học, cao đẳng và trung
cấp chuyên nghiệp, đạo đức học, tâm lý học là một môn cơ bản, bắt buộc.


×