Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông huyện thanh chương, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.21 KB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN VĂN THUẦN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN VĂN THUẦN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:


TS. NGUYỄN VĂN TỊNH

NGHỆ AN - 2015


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến:
- Ban Giám hiệu và quý thầy cô Khoa Giáo dục, Khoa Sau đại học
trường Đại Học Vinh.
- Tất cả quý thầy cô tham gia quản lý, hướng dẫn, giảng dạy trong suốt
khóa học.
- Tiến sĩ Nguyễn Văn Tịnh - Giảng viên trường Đại học Hà Tĩnh, người
đã hết sức tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận
văn này.
- Ban Giám hiệu các trường: THPT Thanh Chương 1, THPT Nguyễn
Cảnh Chân, THPT Thanh Chương 3, THPT Đặng Thúc Hứa, THPT Cát
Ngạn, THPT Nguyễn Sỹ Sách và THPT Đặng Thai Mai huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát,
thu thập và xử lý thông tin, số liệu liên quan đến các nội dung nghiên cứu
trong luận văn này.
- Cảm ơn BGH trường THPT Nguyễn Cảnh Chân đã hỗ trợ về tinh
thần, vật chất, thời gian và các nguồn lực khác để tôi hoàn thành luận văn này.
- Cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, các em học sinh ở các trường đã động
viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Dù đã hết sức cố gắng để hoàn thành công trình nghiên cứu này, nhưng
chắc chắn luận văn còn những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được ý kiến
góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý, của bạn đọc để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Văn Thuần


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU................................................................................................................................9
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................................9
2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................................11
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu..............................................................................11
4. Giả thuyết khoa học......................................................................................................12
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu................................................................................12
6. Các phương pháp nghiên cứu.......................................................................................12
7. Những đóng góp của luận văn......................................................................................13
8. Cấu trúc luận văn..........................................................................................................13
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................14
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.........................................................................................14
1.1.1. Các nghiên cứu ở ngoài nước.............................................................................
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước................................................................................
1.2. Một số khái niệm cơ bản...........................................................................................17
1.2.1. Môi trường, bảo vệ môi trường, giáo dục bảo vệ môi trường............................
1.2.2. Quản lý và quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường...............................
1.2.3. Giải pháp và giải pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường.............
1.3. Một số vấn đề về giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT..........................26
1.3.1. Một số vấn đề trường THPT và về học sinh THPT...........................................
1.3.2. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT................................
1.3.3. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT................................
1.3.4. Hình thức và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh
THPT................................................................................................................
1.4. Một số vấn đề về quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT
..........................................................................................................................................33

1.4.1. Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh.............
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh.............
1.4.3. Phương pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường............................
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý giáo dục bảo vệ môi trường
cho học sinh THPT..........................................................................................
Kết luận chương 1................................................................................................................46
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN THANH CHƯƠNG,
TỈNH NGHỆ AN..................................................................................................................47
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và tình hình giáo dục huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An.....................................................................................................47


5
2.1.1. Về điều kiện tự nhiên.........................................................................................
2.1.2. Về Kinh tế - xã hội.............................................................................................
2.1.3. Thực trạng giáo dục trung học phổ thông huyện Thanh Chương, tỉnh
Nghệ An...........................................................................................................
2.1.4. Thực trạng về môi trường và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện
Thanh Chương, tỉnh Nghệ An..........................................................................
2.2. Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng...........................................................54
2.2.1. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................
2.2.2. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................
2.2.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát............................................................................
2.2.4. Phương pháp điều tra..........................................................................................
2.3. Thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tại các trường THPT huyện
Thanh Chương, tỉnh Nghệ An..........................................................................................54
2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL và giáo viên về tầm quan trọng của hoạt
động GDBVMT cho học sinh THPT...............................................................
2.3.2. Thực trạng nhận thức của học sinh về môi trường và HĐGDBVMT................

2.3.3. Thực trạng hoạt động GDBVMT cho học sinh THPT huyện Thanh
Chương.............................................................................................................
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT
huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An...............................................................................60
2.4.1. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch GDBVMT cho học sinh THPT
huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An...............................................................
2.4.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện GDBVMT cho học sinh THPT
huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An...............................................................
2.4.3. Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động GDBVMT cho học sinh THPT
huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An...............................................................
2.4.4. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDBVMT cho
học sinh THPT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An......................................
2.5. Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân.........................................................67
2.5.1. Đánh giá chung về thực trạng.............................................................................
2.5.2. Nguyên nhân thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường
cho học sinh THPT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An...............................
Kết luận chương 2................................................................................................................71


6
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN THANH CHƯƠNG,
TỈNH NGHỆ AN..................................................................................................................72
3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp....................................................................................72
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu.....................................................................
3.1.2. Nguyễn tắc đảm bảo tính khoa học....................................................................
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.....................................................................
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi........................................................................
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn.....................................................................
3.2. Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT

huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An...............................................................................73
3.2.1. Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ
môi trường cho học sinh THPT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An............
3.2.2. Tăng cường chỉ đạo quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho
học sinh THPT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An......................................
3.2.3. Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quản lý hoạt động giáo
dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT huyện Thanh Chương, tỉnh
Nghệ An...........................................................................................................
3.2.4. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác quản lý hoạt
động bảo vệ môi trường cho học sinh THPT huyện Thanh Chương, tỉnh
Nghệ An...........................................................................................................
3.3. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất................................84
Kết luận chương 3................................................................................................................86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................87
1. Kết luận........................................................................................................................87
2. Kiến nghị......................................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................90
PHỤ LỤC.............................................................................................................................92


KÝ HIỆU CỤM TỪ VIẾT TẮT
THƯỜNG DÙNG TRONG LUẬN VĂN
BGH

Ban giám hiệu

BVMT

Bảo vệ môi trường


CBQL

Cán bộ quản lý

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa

CSVC

Cơ sở vật chất

DTLS

Di tích lịch sử

GDBVMT

Giáo dục bảo vệ môi trường

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GV

Giáo viên

GVCN


Giáo viên chủ nhiệm



Hoạt động

HĐGDBVMT

Hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường

HS

Học sinh

MT

Môi trường

NGLL

Ngoài giờ lên lớp

NTLS

Nghĩa trang liệt sỹ

QLGD

Quản lý giáo dục


THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1. Hệ thống các trường THPT huyện Thanh Chương (số liệu tháng 02 năm 2015)49
Bảng 2.2. Kết quả điều tra nhận thức của CBQL và giáo viên về sự cần thiết của hoạt động
GDBVMT cho học sinh THPT huyện Thanh Chương........................................................55
Bảng 2.3. Kết quả điều tra nhận thức của học sinh về vai trò của yếu tố môi trường đối với
đời sống con người...............................................................................................................56
Bảng 2.4. Kết quả điều tra về những hành vi gây tổn hại môi trường mà học sinh đã từng
thực hiện...............................................................................................................................56
Bảng 2.5. Kết quả điều tra nhận thức của học sinh về sự cần thiết của hoạt động GDBVMT
cho học sinh THPT...............................................................................................................57
Bảng 2.6. Tình cảm, thái độ của học sinh khi tham gia các hoạt động GDBVMT..............58
Bảng 2.7. Kết quả điều tra về những khó khăn giáo viên thường gặp trong quá trình
GDBVMT cho học sinh THPT............................................................................................58
Bảng 2.8. Kết quả điều tra về tần số thực hiện những nội dung và hình thức GDBVMT mà
giáo viên đang thực hiện ở các trường THPT......................................................................59
Bảng 2.9. Kết quả điều tra về công tác xây dựng kế hoạch GDBVMT cho học sinh..........61
Bảng 2.10. Kết quả điều tra về mức độ của công tác tổ chức thực hiện GDBVMT cho học
sinh.......................................................................................................................................63
Bảng 2.11. Kết quả điều tra về mức độ của công tác chỉ đạo hoạt động GDBVMT cho học
sinh.......................................................................................................................................64

Bảng 2.12. Kết quả điều tra về mức độ của công tác kiểm tra, đánh giá HDGDBVMT cho
học sinh.................................................................................................................................67
Bảng 3.1. Kết quả điều tra về tính cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý GDBVMT
cho học sinh THPT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An...................................................84


9
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những mặt trái của sự phát triển chính là vấn đề suy thoái của
môi trường sống của chúng ta; nó có tác động to lớn đến đời sống xã hội
không chỉ ở các nước phát triển mà cả ở các nước đang phát triển và kém phát
triển; nó không chỉ xuất hiện ở các đô thị, các khu công nghiệp mà còn ở các
vùng nông thôn, miền núi. Giờ đây, vấn đề ô nhiễm môi trường đã trực tiếp
tác động xấu đến mỗi quốc gia, mỗi khu vực, mỗi cộng đồng và từng gia đình.
Vì vậy, việc bảo vệ môi trường sống đã trở thành việc làm cấp bách và mang
tính sống còn đối với mỗi chúng ta.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta cũng đã quan tâm đến vấn đề
bảo vệ môi trường bằng các chủ trương, chính sách và các chương trình hành
động cụ thể: Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng
cường công tác BVMT trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, Quyết định số
1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
đề án đưa

GDBVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân, Quyết định số

256/2003/QĐ-TTg ngày 01/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược
BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Đặc biệt Nghị
quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong từng
thời kỳ CNH, HĐH, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ thị cho các cơ sở giáo

dục trong cả nước tổ chức triển khai các nhiệm vụ về GDBVMT và thực hiện
tốt các hoạt động GDBVMT trong nhà trường. Nhiều nội dung BVMT đã
được thực hiện ở các cơ sở giáo dục, bước đầu đã được những kết quả nhất
định. Các nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động như: tuyên truyền thông tin
về môi trường, xây dựng môi trường Xanh - Sạch - Đẹp, tổ chức thành công
các cuộc thi viết, vẽ, văn nghệ, về chủ đề BVMT.


10
Nhiệm vụ trọng tâm công tác GDBVMT của ngành GD&ĐT đối với
giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng về môi trường
và BVMT bằng các hình thức phù hợp thông qua việc lồng ghép vào các môn
học, các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, xây dựng mô hình nhà
trường Xanh - Sạch - Đẹp…..
Để thực hiện tốt công tác GDBVMT tại trường phổ thông, triển khai và
thực hiện các nghị quyết và chỉ thị của cấp trên, Sở GD&ĐT Nghệ An đã tổ
chức đợt tập huấn lồng ghép GDBVMT cho các môn học theo các công văn
số: 1430 /SGDĐT- GDTrH, Nghệ An, ngày 06 tháng 07 năm 2012 đã được
các trường THPT tham gia đầy đủ, thu được những kết quả nhất định.
Nhưng trên thực tế hiện nay, công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho
học sinh THPT trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn đang còn nhiều hạn
chế, hiệu quả chưa cao, mỗi trường thực hiện theo những cách riêng.
Một bộ phận học sinh ở địa bàn nông thôn vẫn đang thờ ơ với vấn đề ô
nhiễm môi trường, xem đó là việc của các thành phố lớn; vì vậy chưa quan
tâm và thiếu ý thức đối với việc bảo vệ môi trường là điều tất yếu. Mặt khác,
chính đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên cũng đã và đang gặp nhiều
lúng túng trong việc triển khai giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, phần
lớn chưa biết cách lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các
hoạt động này, một số trường học thực hiện một cách hình thức, mang tính
đối phó.

Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là một môn học cụ thể, mà nó
là quá trình giáo dục kết hợp các tình huống, các hoạt động trong giáo dục nhà
trường cũng như trong đời sống gia đình và xã hội. Nó không có phương pháp
hay hình thức giáo dục cụ thể mà cần linh hoạt vận dụng các tình huống, các
hoàn cảnh cụ thể để thông qua đó giáo dục học sinh; trong đó vai trò và sự
gương mẫu của người giáo viên là vô cùng quan trọng. Bản thân người giáo


11
viên không chỉ là người truyền đạt những kiến thức lý thuyết mà phải thể hiện
bằng những hành động và việc làm của mình cụ thể trong bảo vệ môi trường.
Việc quản lí hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT
trên địa bàn huyện Thanh Chương, đối với các nhà quản lý hiện nay cũng
đang gặp nhiều khó khăn. Nếu không hiểu về đối tượng giáo viên, học sinh;
không nắm vững về thực trạng môi trường địa phương; không hiểu về các nội
dung, phương pháp, hình thức tổ chức.... thì vấn đề giáo dục bảo vệ môi
trường cho học sinh chỉ dừng lại ở tính hình thức và không phát huy được
hiệu quả. Bản thân các nhà quản lý cũng cần phải nghiên cứu để tổ chức các
hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động dạy học, các
phong trào, hoạt động ngoại khóa, hoạt động đoàn thể sao cho thật phong phú,
đa dạng; quan trọng nhất là phải mang tính thiết thực và thật gần gũi với các
em. Ngoài việc truyền đạt kiến thức lý thuyết trên lớp, nhà quản lý cũng cần
phải tổ chức các việc làm, các hoạt động trong và ngoài nhà trường để học
sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống giúp cho các em từng bước
hình thành và phát triển năng lực cá nhân về bảo vệ môi trường, sống có ích,
có trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội.
Đó là những lý do để chúng tôi chọn đề tài “Một số giải pháp quản lý
hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An”.
2. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT huyện Thanh Chương, tỉnh
Nghệ An; từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học
sinh trên địa bàn.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý giáo dục môi trường cho học sinh trung học phổ thông


12
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học
sinh THPT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và áp dụng các giải pháp quản lý mang tính khoa học, khả
thi thì có thể nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh
THPT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận cho việc đề xuất các giải pháp quản lý hoạt
động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT huyện Thanh Chương,
tỉnh Nghệ An.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học
sinh THPT huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất và khảo sát tính cần thiết, khả thi một số giải pháp quản lý
hoạt động giáo dục bản vệ môi trường cho học sinh THPT huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường
cho học sinh ở 7 trường THPT trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ

An gồm: THPT Nguyễn Cảnh Chân, THPT Thanh Chương 1, THPT Đặng
Thai Mai, THPT Đặng Thúc Hứa, THPT Thanh Chương 3, THPT Nguyễn Sỹ
Sách và THPT Cát Ngạn giai đoạn 2013 - 2015
6. Các phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích- tổng hợp tài liệu có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.


13
- Phương pháp phân loại- hệ thống hóa và cụ thể hóa các tài liệu lý luận
có liên quan.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát
- Điều tra
- Tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
6.3. Phương pháp toán thống kê để xử lý các dữ liệu thu được về định lượng
7. Những đóng góp của luận văn
Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn công tác quản lý hoạt
động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông, đề xuất
các biện pháp quản lý hiệu quả công tác này ở các trường THPT huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường
cho học sinh trung học phổ thông huyện Thanh Chương,
tỉnh Nghệ An
Chương 3: Một số giải pháp quản lí hoạt động giáo dục bảo vệ môi

trường cho học sinh trung học phổ thông huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An.


14
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu ở ngoài nước
Qua việc nghiên cứu tài liệu tiếng Pháp, thuật ngữ bảo vệ môi trường
theo từ điển bách khoa Pháp có nghĩa là “la protection de l’environnement”,
được giải nghĩa là việc sử dụng các giải pháp nhằm hạn chế hoặc xóa bỏ hoàn
toàn những tác động tiêu cực từ hoạt động của con người đối với môi trường
(prendre des mesures pour limiter ou supprimer l'impact négatif des activités
de l'homme sur son environnement). [25]
Những nghiên cứu về bảo vệ môi trường xuất hiện vào khoảng cuối thế
kỷ thứ XIX nhưng chủ yếu ở các nghiên cứu về những tác động của hoạt động
con người đối với môi trường; mãi đến năm 1972, cùng với việc thành lập
Chương trình Liên hợp quốc về bảo vệ môi trường đã đánh dấu sự khởi đầu
bằng các hành động bảo vệ môi trường trên bình diện thế giới.
Khái niệm giáo dục môi trường đã được nhà khoa học Pháp JeanJacques Rousseau nói đến từ đầu thế kỷ XVIII và được Émile nhấn mạnh
thông qua khái niệm môi trường. Nhiều năm sau đó, nhà tự nhiên học người
Thụy Sỹ, Louis Agassiz đã khuyến khích giới trẻ tăng cường những nghiên
cứu về tự nhiên.
Thực tế, thuật ngữ giáo dục môi trường mới chỉ thực sự được sử dụng
từ nửa sau thế kỷ XX, và nó nhanh chóng được các nhà khoa học, các nhà bảo
vệ thiên nhiên và các nhà giáo dục quan tâm. Tiếp đó, các chuyên gia về sức
khỏe, các tổ chức hữu nghị, các nghị sỹ, các doanh nghiệp…. đã đề cập đến
thuật nhữ này trên các diễn đàn quốc tế. Nhiều tổ chức quốc tế cũng đã được
thành lập với nhiệm vụ hướng đến việc giáo dục bảo vệ môi trường như: Liên



15
minh quốc tế về bảo vệ môi trường (1948), Chương trình Liên Hợp quốc về
môi trường (1972). Nhiều hội thảo, hội nghị về vấn đề bảo vệ môi trường
cũng đã được tổ chức trên bình diện quốc tế: Hội nghị thế giới về môi trường
ở Stockholm (Thụy Điển) vào tháng 6 năm 1972, Hội thảo quốc tế Belgrade
(Nam Tư) vào tháng 10 năm 1975, Hội nghị ở Tbilissi (Liên Xô cũ) vào tháng
10 năm 1977… Các hội nghị này cũng đã đưa ra những tuyên bố, hiến
chương, các chương trình hành động nhằm đẩy mạnh việc giáo dục môi
trường cho công dân.
Ở các quốc gia phát triển trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Đức… giáo
dục môi trường có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, ở nhiều
nước giáo dục môi trường đã trở thành môn học. Ngoài ra, các nhà trường còn
tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa về tìm hiểu, khám
phá thiên nhiên và môi trường sống xung quanh.
Trong khu vực Đông Nam á, việc giáo dục môi trường cho học sinh
cũng đã được chú trọng, có nhiều nước đã xây dựng chương trình giáo dục
môi trường một cách hệ thống như Thái Lan, Singapore, Indonesie… hoặc
giảng dạy lồng ghép trong các môn học khác như Malaysie, Philippine…
Tóm lại, việc bảo vệ môi trường là nhiệm vụ toàn cầu, được cả thế giới
quan tâm; để thực hiện tố nhiệm vụ này cần có sự chung tay của tất cả các
quốc gia, và phải bắt đầu từ việc giáo dục thế hệ trẻ. Nội dung giáo dục bảo
vệ môi trường phải đưa vào chương trình giảng dạy trong các nhà trường, ở
các cấp học. Tuy nhiên, từ kinh nghệm các nước đi trước, nếu chỉ có việc học
ở lớp thôi chưa đủ, mà cần tổ chức các chương trình hành động để học sinh
được tham gia hoạt động, từng bước hình thành cho học sinh kỹ năng, thái độ
và hành vi trong việc bảo vệ môi trường, hướng đến sự phát triển bền vững.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
So với thế giới, việc giáo dục bảo vệ môi trường ở Việt Nam được thực

hiện muộn hơn, mới chỉ được đề cập từ lần Cải cách giáo dục lần thứ 3 (năm


16
1979). Từ đó đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này, cụ
thể như:
- Tác giả Nguyễn Phi Hạnh - Nguyễn Thị Thu Hằng đã nghiên cứu đề
tài “Giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông”; tác giả Nguyễn Thị
Thu Hằng với đề tài “Xác định các hình thức tổ chức và phương pháp giáo
dục môi trường qua môn địa lý ở trường phổ thông cơ sở”, tác giả Nguyễn
Dược cũng đã đề cập đến vấn đề giáo dục môi trường trong các trường phổ
thông ở Việt Nam. Qua các nghiên cứu trên, các tác giả đã nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trong các nhà
trường, đồng thời bước đầu đã đưa ra một số phương pháp và cách thức tiếp
cận giáo dục môi trường.
- Tác giả Nguyễn Đình Thái có công trình nghiên cứu “Vị trí và bước
đầu định hướng nội dung, biện pháp giáo dục môi trường ở bậc tiểu học Việt
Nam”; tác giả Nguyễn Thị Vân Hương có đề tài “Một số biện pháp nâng cao
chất lượng giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học”. Qua các công trình
nghiên cứu của mình, hai tác giả này đã đưa ra được mục tiêu, nội dung và
các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của việc giáo dục bảo vệ môi trường
cho học sinh ở bậc tiểu học.
Như vậy, qua nghiên cứu, có thể thấy ở Việt Nam đến nay đã có khá
nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi
trường cho học sinh. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung
vào việc nghiên cứu các cơ sở lý luận, các mô hình hoạt động và đưa ra các
giải pháp mang tính tổng thể. Đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về
quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THPT huyện
Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tác giả đã nghiên cứu, kế thừa,

phát triển một số thông tin, số liệu, luận điểm của các nhà nghiên cứu trên.


17
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Môi trường, bảo vệ môi trường, giáo dục bảo vệ môi trường
1.2.1.1. Môi trường
Trong từ điển tiếng Pháp, môi trường được hiểu như sau:
Môi trường là tất cả những yếu tố (vô sinh hoặc hữu sinh) bao quanh
một cá thể hoặc một loài nào đó và có thể đáp ứng trực tiếp cho những nhu
cầu của các cá thể, các loài đó (l'ensemble des éléments (biotiques ou
abiotiques) qui entourent un individu ou une espèce et dont certains
contribuent directement à subvenir à ses besoins). Hoặc môi trường được
hiểu là bao gồm tất cả các điều kiện tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học) và xã
hội có thể tác động lên các cơ thể sống và các hoạt động của con người
(l'ensemble des conditions naturelles (physiques, chimiques, biologiques) et
culturelles (sociologiques) susceptibles d’agir sur les organismes vivants et
les activités humaines). [25]
Như vậy, trong tiếng Pháp, khái niệm môi trường có nhiều nghĩa khác
nhau, nó vừa bao gồm các yếu tố cấu tạo nên hành tinh như: nước, không khí,
đất đai, tầng khí quyển, động vật, thực vật… (mặt tự nhiên), đồng thời nó vừa
bao gồm tất cả các yếu tố xung quanh con người và xung quanh hoạt động
của con người (mặt xã hội).
Ở Việt Nam, khái niệm môi trường được định nghĩa theo nhiều cách
khác nhau, cụ thể như sau:
Theo định nghĩa rộng thì môi trường là tập hợp các điều kiện và hiện
tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc sự kiện. Bất cứ một vật
thể, sự kiện nào đó cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường.
Theo Điều 3, Luật BVMT của Việt Nam, 2005: “Môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng

tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.[19]


18
Theo Hoàng Đức Nhuận, môi trường bao gồm tất cả những gì bao
quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.
Đối với Vũ Trung Tạng, môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao
gồm các hiện tượng và các thực thể của tự nhiên… mà ở đó, cá thể, quần
thể, loài… có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi
của mình.
Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người
bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra,
những cái hữu hình (tập quán, niềm tin…) trong đó con người sống và lao
động, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn
những nhu cầu của mình. Như vậy, môi trường sống đối với con người không
chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật và con
người mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự vui chơi giải
trí của con người”.
Tóm lại, có thể hiểu môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên
và xã hội bao quanh con người, có ảnh hưởng, có tác động qua lại với con
người và với các hoạt động của con người.
1.2.1.2. Bảo vệ môi trường
Thuật ngữ bảo vệ môi trường theo tiếng pháp có nghĩa là “la protection
de l’environnement”, được giải nghĩa là việc sử dụng các giải pháp nhằm hạn
chế hoặc xóa bỏ hoàn toàn những tác động tiêu cực của những hoạt động của
con người đối với môi trường (prendre des mesures pour limiter ou supprimer
l'impact négatif des activités de l'homme sur son environnement). [25]
Trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 định nghĩa: “Hoạt động
bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp;

phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi


19
trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường;
khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng
sinh học”. [19]
Bước sang thế kỷ XXI, do các hoạt động của con người gây ra sự ô
nhiễm trầm trọng, bảo vệ môi trường trở thành vấn đề sống còn của thời đại,
không chỉ của riêng từng quốc gia mà của cả thế giới. Bảo vệ môi trường là
một trong ba tiêu chí của sự phát triển bề vững, đó cũng chính là mục tiêu thứ
bảy trong tám mục tiêu phát triển của thiên niên kỷ như tuyên bố tại Hội Nghị
Thượng đỉnh Thiên niên kỷ của tổ chức Liên Hợp quốc.
1.2.1.3. Giáo dục bảo vệ môi trường
Giáo dục bảo vệ môi trường theo tiếng Pháp là tuyên truyền những
hiểu biết và những giá trị của môi trường đối với người học nhằm khuyến
khích hình thành thái độ và phát triển những năng lực cần thiết để tham gia
một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong việc thực hiện các giải pháp để
giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc sống con người trong môi trường,
đồng thời cùng chung tay hành động để cải thiện chất lượng môi trường sống
(à diffuser des connaissances et des valeurs, à promouvoir des comportements
et à développer des compétences nécessaires pour participer de façon
responsable et efficace à la prévention et à la solution des problèmes liés à la
vie humaine dans l’environnement, et au maintien (ou à la restauration) de
la qualité de l’environnement). [25]
Trên bình diện chung, giáo dục bảo vệ môi trường hướng đến việc
nâng cao nhận thức, hiểu biết về môi trường, về trách nhiệm công dân và có
thái độ cá nhân hướng đến xây dựng “công dân sinh thái” (éco- citoyenneté).
Xu thế ngày nay, khái niệm giáo dục môi trường từng bước được thay bằng
khái niệm mới “giáo dục phát triển bền vững”. Liên hệ với tám mục tiêu

Thiên niên kỷ hướng đến sự phát triển bền vững được Liên Hợp quốc đưa ra,


20
việc giáo dục này nhằm đưa ra những thông tin về những chỉ số cần thiết để
thực hiện các mục tiêu trên, như: cải thiện điều kiện ăn ở; phương thức giao
thông, sản xuất, tiêu dùng…
Trên phương diện cá nhân, giáo dục môi trường cho phép phát triển sự
đồng nhất của con người với tập thể, của cá nhân với cộng đồng trong phạm
vi một nền văn hóa biết tôn trọng cuộc sống.
Ở Việt Nam, Dự án VIE/95/041 năm 1996 cho rằng: “Giáo dục bảo
vệ môi trường là một quá trình thường xuyên qua đó con người nhận thức
được môi trường của họ và thu được kiến thức, kỹ năng, giá trị, kinh nghiệm
cùng quyết tâm hành động giúp họ giải quyết các vấn đề môi trường hiện tại
và tương lai, đáp ứng các yêu cầu của thế hệ hiện nay mà không vi phạm khả
năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”. [8]
Như vậy, giáo dục bảo vệ môi trường là quá trình hình thành và phát
triển ở người học sự hiểu biết và những giá trị, từng bước hình thành thái độ,
hành vi, thói quen, năng lực hành động để giải quyết những vấn đề liên quan
đến môi trường sống, tạo điều kiện cho họ chung tay xây dựng xã hội phát
triển bền vững.
1.2.2. Quản lý và quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường
1.2.2.1. Quản lý
Từ nhiều góc độ, khái niệm quản lý có thể được định nghĩa bằng
nhiều cách khác nhau:
Theo từ điển Tiếng Việt (1998): “Quản lý là trông coi và giữ gìn theo
yêu cầu nhất định” hoặc “quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động
theo những yêu cầu nhất định”. [24]
Theo Harold Koontz: “Quản lý là một thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp
những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của

mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người


21
có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự
bất mãn cá nhân ít nhất”. [18]
Theo Henry Fayol: “Quản lý nghĩa là dự kiến, tổ chức, lãnh đạo, phối
hợp và kiểm tra”. [18]
Tác giả Matarasso, Nguyễn Việt Dũng cho rằng: “Quản lý là một quá
trình tác động có định hướng, có tổ chức, lựa chọn trong số các tác động có
thể có, dựa trên các thông tin về các tình trạng của đối tượng và môi trường,
nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát
triển tới mục đích đã định”. [21]
Theo Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục có định
hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể quản lý
(người quản lý, tổ chức quản lý) đến khách thể quản lý (đối tượng quản lý) về
các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế…. bằng một hệ thống các luật lệ,
các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể
nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”. [10]
Qua các định nghĩa trên đây, về cơ bản, khái niệm quản lý có những
nội hàm sau đây:
Thứ nhất, quản lý là sự lựa chọn các tác động có chủ đích, có tổ chức
của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý.
Thứ hai, quản lý là sự sắp xếp hợp lý của các tác động đã lựa chọn.
Thứ ba, bản chất của hoạt động quản lý là việc phát huy nhân tố con
người trong một tổ chức. Vì vậy, các tác động quản lý có mục đích, có kế
hoạch, sắp xếp hợp lý, được tổ chức kiểm tra sẽ có tác dụng làm cho đối
tượng quản lý vận động và phát triển đúng mục tiêu đã xác định trước. Như
vậy, có thể nói hoạt động quản lý là làm giảm tính bất định, và làm tăng tính
tổ chức của đối tượng quản lý.

Tóm lại, quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có mục đích của
chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm giữ cho sự vận hành của đối
tượng được ổn định và làm cho nó phát triển để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Chức năng của quản lý:


22
Theo các tác giả Trần Hữu Cát và Đoàn Minh Duệ, chức năng quản lý
được hiểu “là loại hình đặc biệt của hoạt động điều hành, là sản phẩm của
tiến trình phân công lao động và chuyên môn hóa quá trình quản lý”. [7]
Hoạt động quản lý có bốn chức năng cơ bản, đó là: chức năng kế
hoạch hóa, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo và chức năng kiểm tra. Tuy
nhiên, thông tin cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý, nó vừa
là phương tiện, vừa là điều kiện trong việc thực hiện các chức năng quản lý:
- Chức năng kế hoạch hóa: Là việc xác định mục tiêu, mục đích cần
đạt được trong tương lai của tổ chức và chỉ rõ các biện pháp, cách thức để đưa
tổ chức đạt được mục tiêu đã đề ra. Có ba nội dung chính của chức năng kế
hoạch, đó là:
+ Xác định, hình thành mục tiêu đối với tổ chức.
+ Xác định và đảm bảo chắc chắn về các nguồn lực của tổ chức để đạt
được mục tiêu.
+ Quyết định lựa chọn những hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu.
Tóm lại, chức năng kế hoạch hóa là chức năng chỉ lối, làm cho tổ chức
vận động và phát triển đúng hướng, đúng kế hoạch. Trong quản lý, đây là căn
cứ mang tính pháp lý qui định hoạt động của tổ chức.
- Chức năng tổ chức: Là sự bố trí, sắp xếp, điều phối một cách khoa
học, hợp lý các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) mà tổ chức đang có, kết
hợp các nguồn lực khác từ bên ngoài để biến các ý tưởng trong kế hoạch
thành hiện thực.
- Chức năng chỉ đạo: Đây là chức năng điều hành, liên kết, huy động

các nguồn lực để biến các nguồn lực thành hiện thực, biến mục tiêu thành
những kết quả cụ thể. Đây là khâu quan trọng quyết định sự thành công của
kế hoạch. Vì vậy, đòi hỏi nhà quản lý phải vận dụng một cách khéo léo, hài
hòa các phương pháp quản lý kết hợp nghệ thuật quản lý.
- Chức năng kiểm tra: Kiểm tra nhằm đánh giá việc thực hiện các mục
tiêu đã đề ra, do đó, nó có thể diễn ra trước, trong hoặc sau quá trình hoạt động;
việc kiểm tra có nhiều mục đích khác nhau như: kiểm tra để dự báo, kiểm tra


23
để điều chỉnh hay kiểm tra để đánh giá, tổng kết, phân loại. Kiểm tra để dự báo
thường diễn ra trước và trong quá trình quản lý; kiểm tra điều chỉnh thường
diễn ra trong quá trình quản lý, kiểm tra đánh giá thường diễn ra sau khi kết
thúc quá trình quản lý. Trong kiểm tra cần xây dựng các chuẩn để đối chiếu, và
chuẩn phải xuất phát từ mục tiêu, phải thống nhất với mục tiêu, và đó là đòi hỏi
bắt buộc đối với tất cả các cá nhân trong tổ chức. Vì thế, kiểm tra để nhà quản
lý đưa ra những dự báo, để điều chỉnh hoạt động của tổ chức, đồng thời đó
cũng là quá trình để các cá nhân tự điều chỉnh hoạt động của mình.
Để nhà quản lý thực hiện tốt các chức năng quản lý thì không thể thiếu
thông tin, vì vậy thông tin có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý.
Muốn vậy, đòi hỏi thông tin phải đầy đủ, đa chiều, kịp thời, chính xác. Thông
tin là sự kết nối trong hoạt động quản lý, nó vừa là phương tiện để truyền tải
mệnh lệnh chỉ đạo từ trên xuống, đồng thời vừa phản hồi tình hình từ dưới lên
để giúp nhà quản lý nắm vững tình hình hoạt động của hệ thống.
1.2.2.2. Quản lý giáo dục
Cũng như khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục có nhiều cách hiểu
khác nhau:
Theo M.I. Kônđacôp: “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp
tổ chức, cán bộ, kế hoạch hóa, tài chính…nhằm đảm bảo vận hành bình
thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở

rộng hệ thống về cả số lượng lẫn chất lượng”. [18]
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục thực chất là những tác
động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục nhằm hình thành và phát
triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường”.
[17]
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục
nói chung là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách
nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để


24
tiến đến mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo với ngành giáo dục, với thế hệ
và từng học sinh”. [12]
Tác giả Thái Văn Thành định nghĩa: “Quản lý giáo dục, quản lý nhà
trường có thể hiểu là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, tự giác, hệ
thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức-sư phạm của chủ thể quản lý đến tập
thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường nhằm huy động họ cùng hợp tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt
động của nhà trường làm cho quá trình này vận hành tối ưu để đạt được
những mục tiêu dự kiến”. [23]
Quản lý giáo dục được hiểu theo cả cấp độ vĩ mô và vi mô; ở cấp đô
vĩ mô đó là tác động của chủ thể quản lý lên tất cả các mắt xích của hệ thống
(từ Bộ đến trường); còn ở cấp độ vi mô chính là quản lý nhà trường.
Như vậy, “Quản lý giáo dục là sự tác động có mục đích, có hệ thống,
có kế hoạch, có ý thức của chủ thể quản lý giáo dục lên đối tượng quản lý
giáo dục theo những quy luật khách quan nhằm đưa hệ thống giáo dục đạt
được mục tiêu đề ra”.
1.2.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường
Quản lý GDBVMT là hệ thống các tác động có hướng đích của chủ
thể quản lý đến hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường thông qua việc lập kế

hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với việc giáo dục bảo vệ môi
trường để đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Theo các chức năng quản lý thì quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi
trường có các nội dung chính sau đây:
- Lập kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường.
- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục bảo vệ môi
trường.
Theo các thành tố của hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường thì gồm
các nội dung sau đây:


25
- Quản lý mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục bảo vệ môi
trường.
- Quản lý nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
- Quản lý phương pháp, hình thức và phương tiện của giáo dục bảo vệ
môi trường.
- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả của giáo dục bảo vệ môi
trường.
Theo quan điểm hệ thống, việc quản lý giáo dục bảo vệ môi trường
gồm các nội dung sau đây:
- Quản lý các yếu tố đầu vào, tức là các nguồn lực phục vụ cho
GDBVMT.
- Quản lý hoạt động GDBVMT.
- Quản lý kết quả GDBVMT.
Như vậy, quản lý GDBVMT là quá trình người cán bộ quản lý hoạch
định, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động GDBVMT của một nhà trường để
hoạt động đó được diễn ra theo kế hoạch và đạt được mục tiêu đề ra.

Quản lý hoạt động GDBVMT được diễn ra ở cấp vĩ mô (sự quản lý
của các cấp các ngành đối với công tác GDBVMT ở các trường học) và cấp vi
mô (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi
trường cho học sinh trong trường). Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi
nghiên cứu công tác quản lý GDBVMT ở cấp vi mô, tức là chủ thể quản lý là
cán bộ quản lý các trường THPT ở huyện Thanh Chương, còn đối tượng quản
lý là công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường THPT
trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
1.2.3. Giải pháp và giải pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường
Theo từ điển Tiếng Việt, “giải pháp là cách giải quyết một vấn đề
khó khăn”. [24]
Giải pháp quản lý GDBVMT được hiểu là cách thức, phương pháp
tác động của chủ thể quản lý đến công tác GDBVMT và những yếu tố có liên
quan nhằm giải quyết, tháo gỡ những vấn đề khó khăn, cản trở đối với công


×