Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.17 KB, 108 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
____________________________________________

PHAN VĂN DŨNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TÂN KỲ,
TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2015


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
____________________________________________

PHAN VĂN DŨNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TÂN KỲ,
TỈNH NGHỆ AN


Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS PHẠM MINH HÙNG

NGHỆ AN - 2015


3
MỤC LỤC
Trang
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.............................................5
6.3. Phương pháp thống kê toán học........................................................6
1.2.2.1. Quản lý.......................................................................................14
................................................................................................................60
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC. .61
HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ..................61
HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN........................................................61
Phụ lục 1:............................................................................................91
PHIẾU XIN Ý KIẾN CỦA CBGV....................................................91
Phụ lục 2:............................................................................................94
PHIẾU XIN Ý KIẾN CỦA CMHS HUYỆN VỀ GIÁO DỤC
HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS................94
Phụ lục 4:..........................................................................................101



4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGH
CBGV
CMHS
CSGD
CTHN
DN
GDHN
GD NPT
GVCN
NGLL
HĐHN
HĐQL
HN
HSPT
KHGD
QLGD
QLHN
TCCN
TCDN
TTDN

Ban giám hiệu
Cán bộ, giáo viên
Cha mẹ học sinh
Cơ sở giáo dục
Công tác hướng nghiệp
Dạy nghề
Giáo dục hướng nghiệp

Giáo dục nghề phổ thông
Giáo viên chủ nhiệm
Ngoài giờ lên lớp
Hoạt động hướng ngiệp
Hoạt động quản lý
Hướng nghiệp
Học sinh phổ thông
Khoa học giáo dục
Quản lý giáo dục
Quản lý hướng nghiệp
Trung cấp chuyên nghiệp
Trung cấp dạy nghề
Trung tâm dạy nghề

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH
Trang
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.............................................5
6.3. Phương pháp thống kê toán học........................................................6
1.2.2.1. Quản lý.......................................................................................14
................................................................................................................60


5
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC. .61
HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ..................61
HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN........................................................61
Phụ lục 1:............................................................................................91
PHIẾU XIN Ý KIẾN CỦA CBGV....................................................91
Phụ lục 2:............................................................................................94
PHIẾU XIN Ý KIẾN CỦA CMHS HUYỆN VỀ GIÁO DỤC

HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS................94
Phụ lục 4:..........................................................................................101
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.....Error: Reference
source not found


6
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.............................................5
6.3. Phương pháp thống kê toán học........................................................6
1.2.2.1. Quản lý.......................................................................................14
................................................................................................................60
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC. .61
HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ..................61
HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN........................................................61
Phụ lục 1:............................................................................................91
PHIẾU XIN Ý KIẾN CỦA CBGV....................................................91
Phụ lục 2:............................................................................................94
PHIẾU XIN Ý KIẾN CỦA CMHS HUYỆN VỀ GIÁO DỤC
HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS................94
Phụ lục 4:..........................................................................................101


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hàng năm cả nước ta có hơn một triệu học sinh tốt nghiệp THCS, họ là
nguồn lực lao động to lớn cho đất nước. Thế nhưng để trở thành một “lao
động” đúng nghĩa trong xã hội đang phát triển như hiện nay các em phải đứng

trước một sự lựa chọn mang tính quyết định tương lai cuộc đời và hết sức khó
khăn mà tự bản thân các em không thể tự giải quyết nổi, hầu hết các em đặc
biệt là học sinh vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa không xác định được năng
lực bản thân, giá trị, tính chất của các loại nghề nghiệp, nhu cầu lao động của
xã hội, dẫn đến đã đưa ra những quyết định rất thiếu cơ sở và kết quả là các
em phải trả giá, những tiêu cực từ những sai lầm trong lựa chọn trường, lựa
chọn nghề không những làm lãng phí đi một nguồn lao động rất lớn cho đất
nước mà còn tạo ra những hệ lụy xấu cho xã hội. Làm thế nào để giúp các em
chọn đúng con đường cho mình là một việc rất lớn, đòi hỏi phải có sự chung
sức của mọi người, mọi tổ chức trong xã hội từ nhà trường đến gia đình và
toàn xã hội. Một hoạt động trong nhà trường, một nội dung giáo dục của các
nhà trường đã được ngành Giáo dục quan tâm đó chính là hoạt động giáo dục
hướng nghiệp.
Điều 27 chương III Luật giáo dục 2005 khẳng định về mục tiêu của
giáo dục THCS “Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và
phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình
độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục
học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao
động” .
Hiện nay GDHN là một trong những hoạt động giáo dục của Chương
trình giáo dục phổ thông được ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐBGD&ĐT, ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm


2
"...Giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề
nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử
dụng lao động của xã hội". Theo đó hiện nay hoạt động giáo dục hướng
nghiệp đã được triển khai trong các trường THCS trên cả nước, theo hướng
dẫn tại công văn số 7475/BGDĐT-GDTrH quy định thời lượng bố trí cho
hoạt động giáo dục hướng nghiệp là 9 tiết/năm cho học sinh khối 9, nội dung

của hoạt động giáo dục hướng nghiệp có liên quan chặt chẽ đến cơ cấu ngành
nghề phù hợp với sự phát triển KT-XH, sự thay đổi của hệ thống, xu hướng
giáo dục, tình hình phát triển của thị trường tuyển dụng lao động... do đó đòi
hỏi công tác quản lý, triển khai hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các
trường THCS cần thường xuyên đổi mới, cập nhật thông tin, nội dung,
phương pháp. Song việc thực hiện công tác này trong thời gian qua còn nhiều
khó khăn lúng túng bởi nhiều nguyên nhân, có thể kể đến một số nguyên nhân
chủ yếu như thiếu tài liệu tham khảo, chưa có giáo viên được đào tạo chuyên
trách… và kể cả là sự thiếu quan tâm và chưa có các giải pháp tích cực của
các nhà quản lý, nhà giáo dục. Trong hoàn cảnh đó việc đưa ra các giải pháp
đồng bộ, có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả của công tác GDHN nói
chung và GDHN tại các trường THCS là rất cần thiết.
Qua thực tế cho thấy hệ thống đào tạo của Việt Nam cũng như một số
nước trên thế giới có hai hướng đó là đào tạo “thầy” (Đào tạo hàn lâm) và đào
tạo “thợ” (Đào tạo nghề) nhưng hiện nay một hiện tượng đang diễn ra rất phổ
biến trên cả nước đó là “Thừa thầy, thiếu thợ”, hiện tượng này dẫn đến một
thực trạng là hiện nay một bộ phận rất lớn Sinh viên khi ra trường không tìm
được việc làm hoặc phải chấp nhận làm những việc trái với ngành nghề đào
tạo, không phù hợp với khả năng của bản thân trong khi đó ở một số nghề lại
rất thiếu những lao động có tay nghề thực sự.
Theo thống kê của Báo Lao Động thì hiện nay đang tồn tại một nghịch
lý là số lượng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS vào THPT được tiếp tục đào


3
tạo qua các trường Cao đẳng, Đại học, THCN tăng mạnh, nhiều em có bằng
tốt nghiệp loại khá và giỏi nhưng đồng thời tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng nhanh.
Vậy nguyên nhân vì đâu?
Những tồn tại trên có thể kể đến nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ một
trong những nguyên nhân chủ yếu là hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong

xã hội nói chung và trong các trường THCS nói riêng chưa phát huy được
hiệu quả, chưa mang lại cho các em đầy đủ các thông tin dự báo về cơ cấu
ngành nghề, dự báo về nhu cầu lao động trong và ngoài nước, các em chưa có
phương pháp, kỷ năng cần thiết để xác định bản thân hay khả năng chọn được
cho mình ngành nghề vừa phù hợp với năng lực, vừa đáp ứng được nhu cầu
lao động trong xã hội.
Từ tháng 6 năm 2012, tổ chức Hợp tác phát triển và hỗ trợ kỷ thuật
vùng Plamăng, Bỉ (VVOB) cùng với Sở GD&ĐT Nghệ An, Sở GD&ĐT
Quảng Nam cũng đã tổ chức nghiên cứu tài liệu dùng cho giáo viên trong hoạt
động giáo dục hướng nghiệp hiện hành (do Bộ giáo dục và Đào tạo phát
hành). Qua nghiên cứu cũng đã chỉ ra được sự cần thiết phải cập nhật thông
tin liên quan đến tình hình Kinh tế-Xã hội, hệ thống và xu hướng giáo dục và
đào tạo, xu hướng biến đổi của thị trường lao động trong và ngoài nước…
Qua đó đã phát hành cuốn “Tài liệu bổ sung Sách Giáo viên hoạt động giáo
dục hướng nghiệp lớp 9” và tổ chức một số đợt tập huấn kỷ năng, nghiệp vụ
cho cán bộ giáo viên phụ trách công tác dạy nghề, công tác GDHN trên địa
bàn hai tỉnh này. Tuy nhiên qua tìm hiểu, khảo sát công tác GDHN tại các
trường THCS trên địa bàn huyện Tân Kỳ, mặc dù kết quả cho thấy công tác
hoạt động giáo dục hướng nghiệp đã được các nhà trường triển khai hàng
năm, hiện các trường đã thành lập ban GDHN, đã cử một số đồng chí cán bộ
giáo viên có năng lực phụ trách công tác tuyển sinh nhằm làm nhiệm vụ liên
quan đến tuyển sinh trong nhà trường đồng thời hỗ trợ công tác hướng nghiệp
cung cấp thông tin tuyển sinh đến với học sinh, ban GDHN và các tổ chức


4
trong nhà trường đã khá tích cực bám sát nội dung chương trình của Bộ
GD&ĐT, tổ chức một số các hoạt động mang tính hướng nghiệp song kết quả
vẫn còn hết sức hạn chế, chưa đáp ứng được mục đích yêu cầu. Qua tìm hiểu
vẫn còn đến trên 70% học sinh cuối cấp đăng ký dự thi vào THPT còn lại các

em ở nhà hoặc đi làm các khu công nghiệp mà chưa qua đào tạo, họ chưa
được tiếp cận hoặc tiếp cận không đầy đủ và các kỷ năng tự khám phá bản
thân, hiểu biết không đầy đủ về thế giới nghề nghiệp, thiếu khả năng xây
dựng kế hoạch nghề nghiệp cho riêng mình và đặc biệt là họ rất thiếu các
thông tin, cùng với đó là nhận thức về công tác hướng nghiệp trong các nhà
trường chưa cao, năng lực các nhà quản lý, nhà tổ chức GDHN còn hạn chế,
các hình thức hoạt động chưa thực sự đa dạng, chưa thu hút được các em
tham gia, các tổ chức, đơn vị, các trường chuyên nghiệp, các doanh nghiệp
ngoài nhà trường... chưa có sự phối hợp nhiều với nhau để mang lại hiệu quả
cho hoạt động, cơ sở vật chất, thiết bị phương tiện phục vụ HĐHN còn hạn
chế, công tác kiểm tra đánh giá chưa đầy đủ, chưa kịp thời.
Nhiều học sinh khi chọn nghề cho mình chỉ thông qua các thông báo,
các buổi tư vấn của các trường TCDN, các TTDN, lý do mà họ chọn ngành
nghề cho mình cũng rất đơn giản có thể chỉ vì “nghe bảo ngành này, nghề
này hót, có thu nhập cao” hay em chọn nghề này vì “nhàn”… Thậm chí là
“học vì theo bạn bè”.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Một số giải pháp quản lý
công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở huyện Tân
Kỳ, tỉnh Nghệ An” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp
quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở huyện
Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.


5
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Vấn đề quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung
học cơ sở.

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
Trung học cơ sở huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
4. Giả thuyết khoa học
Có thể nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp cho
học sinh Trung học cơ sở huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, nếu đề xuất và thực
hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề quản lý công tác giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở
5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lý công tác giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An
5.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh Trung học cơ sở huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây
dựng cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây
dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thực
tiễn có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:


6
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp điều tra;

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các phần mềm để xử lý số liệu thu được.
7. Đóng góp của luận văn
7.1. Về mặt lý luận
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về giáo dục hướng nghiệp; làm rõ ý
nghĩa, nội dung và phương pháp quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp cho
học sinh các trường THCS trong giai đoạn hiện nay.
7.2. Về mặt thực tiễn
Làm rõ thực trạng quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh THCS huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Từ đó, đề xuất các giải pháp có cơ
sở khoa học, có tính khả thi để nâng cao công tác quản lý giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh THCS huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục
nghiên cứu, luận văn có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý công tác giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh THCS.
- Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lý công tác giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh THCS huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
- Chương 3: Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh THCS huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.


7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP

CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Hoạt động hướng nghiệp trên thế giới đã có một lịch sử ra đời và phát
triển trên 100 năm. Hệ thống hướng nghiệp học đường và nghề nghiệp đã có
những mức phát triển rất cao ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ.
Vào năm 1848 Pháp xuất bản cuốn sách "Hướng dẫn chọn nghề", với
nội dung bàn đến vấn đề phát triển đa dạng của nghề nghiệp do sự phát triển
công nghiệp và việc nhất thiết phải giúp đỡ thanh niên trong sự lựa chọn nghề
nghiệp nhằm sử dụng có hiệu quả năng lực lao động của thế hệ trẻ. Các nhà
tâm lý học ở Pháp là những người sáng lập ra trào lưu định hướng và Viện
Quốc gia Định hướng nghề (INOP) thành lập năm 1928 do ba nhà khoa học
thay nhau lãnh đạo: J.Fontegne, H. Labbé và H. Périon. Năm 1939 viện này
đổi tên là Viện Quốc gia nghiên cứu về Lao động và HN (INETOP). Các bài
dạy của Viện do các giáo sư tầm cỡ trong ngành đảm nhiệm, trong đó GS.JM.
Lahy giảng dạy về hướng nghiệp, chọn nghề, GS. H. Luc giảng dạy về triết lý
hoạt động hướng nghiệp. HĐHN được thể chế hoá bằng sắc lệnh năm 1938
liên quan tới HS rời ghế nhà trường lúc 14 tuổi.
Tại Bruxelles-Bỉ, năm 1939 O. Decroly là người sáng lập ra Trung tâm
hướng nghiệp.
Ở Thuỵ Sỹ, Claparede đã phát triển công tác hướng nghiệp và chủ trì
hội nghị quốc tế đầu tiên về hướng nghiệp tại Genevé năm 1920. Năm 1922,
GS. Claparede đăng bài nghiên cứu nhan đề "Hướng nghiệp - vấn đề và các
phương pháp" [10], theo đơn đặt hàng của Tổ chức Lao động Quốc tế.


8
Năm 1918-1919 V.I. Lenin đã yêu cầu cần cho HS phổ thông làm quen
với khoa học kỹ thuật, với các cơ sở sản xuất hiện đại. Luận điểm của V.I.
Lenin đã được N.K. Crupxkaia làm sáng tỏ và cụ thể hóa vào thực tiễn trong

bài viết “Tự do chọn nghề” (năm 1929)[9]. Theo bà, thông qua HĐHN, mỗi
HS đều phải nhận thức sâu sắc hướng phát triển kinh tế của đất nước, những
nhu cầu của nền sản xuất cần được thoả mãn, những nhiệm vụ của thanh,
thiếu niên phải đáp ứng được yêu cầu mà xã hội đề ra trước các em trong lĩnh
vực lao động sản xuất. Mặt khác HĐHN lại phải giúp cho các em phát triển
được hứng thú và năng lực nghề nghiệp, giáo dục cho các em thái độ lao động
đúng đắn, động cơ chọn nghề trong sáng. Từ đó, thanh thiếu niên có thái độ tự
giác trong việc chọn nghề.
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Căn cứ các nguồn tư liệu được biết từ năm 1977 đến năm 1980. Dựa
trên kết quả thực nghiệm đưa công tác HN vào trường phổ thông của bộ phận
Tâm lí học lao động, HĐHN thuộc Viện KHGD (lúc đó là các tác giả Phạm
Minh Hạc, Phạm Tất Dong tiến hành tại huyện Thanh Oai tỉnh Hà Sơn Bình,
trường PTCS Bắc Lí, Hà Nam Ninh (cũ) và một số trường PT ở Hà Nội), Bộ
giáo dục đã cho sửa chữa, bổ sung và ban hành chương trình sinh hoạt hướng
nghiệp tạm thời cùng với tài liệu sinh hoạt hướng nghiệp của lớp cuối cấp
THCS để các trường thực hiện, rút kinh nghiệm.
Năm học 1980-1981, đồng chí trưởng ban khoa giáo trung ương Bùi
Thanh Khiết và Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thị Bình đến thăm các cơ sở
thực nghiệm, thấy có kết quả tốt đã cho phép nhóm thực nghiệm lập đề án
trình Uỷ ban cải cách giáo dục Trung ương để mở rộng, đưa công tác HĐHN
vào các trường phổ thông.
Dựa trên các công trình đã nghiên cứu, các tác giả Phạm Tất Dong,
Phạm Huy Thụ, Nguyễn Trọng Bảo, Nguyễn Thế Quảng, Đoàn Chi đã góp
phần tích cực xây dựng đề án "Hướng nghiệp và sử dụng hợp lý học sinh ra


9
trường"[15]
Ngày 19 tháng 3 năm 1981, Hội đồng Chính phủ đã ra quyết định số

126/CP: "Về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng
hợp lý học sinh phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra
trường".
Năm 1984 khi sơ kết 3 năm thực hiện quyết định số 126/CP của Hội
đồng Chính phủ, Bộ Giáo dục đã nêu vấn đề: Tiếp theo hướng nghiệp phải
dạy nghề cho học sinh phổ thông để nếu không tiếp tục học lên, HS ra đời dễ
tạo công ăn việc làm, sẵn sàng tham gia lao động sản xuất ở địa phương.
Từ năm 1987-1990 do sáp nhập Bộ, phải thu gọn đầu mối. Ban GDHN
sáp nhập vào Vụ Giáo dục phổ thông, không còn đủ sức mạnh để triển khai
các HĐHN, hậu quả là phong trào HĐHN ở các địa phương sa sút nghiêm
trọng, công tác tư vấn nghề tạm thời bị dừng lại.
Tháng 3 năm 1991, trước yêu cầu của thực tiễn, Bộ trưởng GD&ĐT
Trần Hồng Quân cho khôi phục đầu mối tổ chức chỉ đạo hoạt động lao động Hướng nghiệp của toàn ngành, đã thành lập Trung tâm Lao động - Hướng
nghiệp trực thuộc Bộ GD&ĐT. Nhờ quyết định đúng đắn của Bộ trưởng, chỉ
1 năm sau, Trung tâm Lao động - Hướng nghiệp đã khôi phục được công tác
GDHN cho HS phổ thông. Gần đây nhất, trong chương trình Khoa học - Công
nghệ cấp Nhà nước KX - 05, đề tài KX - 05 - 09, các tác giả Nguyễn Văn Lê,
Hà Thế Truyền, Bùi Văn Quân đã công bố các công trình: "Một số vấn đề về
hướng nghiệp cho học sinh phổ thông" và "Một số kinh nghiệm về giáo dục
phổ thông và hướng nghiệp trên thế giới"[30]. Theo đó, nhiều giải pháp và
kinh nghiệm giáo dục phổ thông và HĐHN trên thế giới đã được tổng hợp,
phân tích nhằm góp phần hiện thực hoá mục tiêu HĐHN cho học sinh THCS
ở Việt Nam.
Năm 2001 nghị quyết số 40 của Quốc hội khoá X, chiến lược phát triển
giáo dục 2001-2010, các văn kiện đại hội Đảng lại một lần nữa nhấn mạnh


10
đến việc GDHN cho học sinh THCS nhưng vẫn chưa được các cấp lãnh đạo
quan tâm đúng mức vì họ chưa thấy rõ được tầm quan trọng của GDHN. Vì

thế GDHN ở nước ta còn nhiều hạn chế. Cho nên công văn số 8410/
BGD&ĐT-VP về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục lao động - HN
năm học 2007-2008 lại một lần nữa nhắc nhở các Sở GD&ĐT: “Nghiêm túc
triển khai thực hiện đủ hoạt động GDHN ở các trường THCS...” và “Đẩy
mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp để góp phần phân luồng và chuẩn bị cho
học sinh lớp 9 lựa chọn học lên hoặc học nghề”.
Những vấn đề GDHN ở trường THCS đã được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm (Phạm Tất Dong [14], Trần Khánh Đức [20], Hà Thế Truyền
[17,18], Đặng Danh Ánh [1;2], Nguyễn Đức Trí [38;39], Nguyễn Văn Lê - Hà
Thế Truyền- Bùi Văn Quân [30]) và đề cập tới ở nhiều góc độ khác nhau
trong thời gian qua.
Như vậy, vấn đề GDHN và quản lý công tác GDHN đã được các tác
giả trong và ngoài nước quan tâm, tuy nhiên, chưa có tác giả nào nghiên cứu
các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng GDHN ở các trường THCS
trên địa bàn huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp
1.2.1.1. Hướng nghiệp
- Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành
trong và ngoài nhà trường để giúp HS có kiến thức về nghề nghiệp và có
khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường
của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội. [26]
- Hướng nghiệp cho HSPT là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ
sở tâm lí học, sinh lí học, giáo dục học, xã hội học và nhiều khoa học khác
để giúp HS lựa chọn nghề phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời thỏa mãn
tối đa nguyện vọng và sự thích hợp với năng lực, sở trường và các đặc điểm


11
tâm lí của cá nhân để họ có thể phát triển tới đỉnh cao trong nghề nghiệp,

cống hiến được nhiều cho xã hội cũng như tạo dựng được cuộc sống tốt đẹp
cho bản thân.
- Mục đích chủ yếu của công tác hướng nghiệp trong GD là phát
hiện, bồi dưỡng tiềm năng sáng tạo của cá nhân, giúp họ hiểu mình và hiểu
yêu cầu của nghề, chuẩn bị cho thanh niên sự sẵn sàng tâm lí đi vào những
nghề mà các thành phần kinh tế trong xã hội đang cần nhân lực, trên cơ sở đó
đảm bảo sự phù hợp nghề cho mỗi cá nhân.[4]
Như vậy, thực chất của công tác GDHN trong nhà trường PT không
phải là sự quyết định nghề cho mỗi cá nhân mà là sự điều chỉnh động cơ,
hứng thú nghề nghiệp của thế hệ trẻ nhằm giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân
với xã hội, giữa cá nhân với nghề, GD sự lựa chọn nghề một cách có ý thức
nhằm đảm bảo cho con người hạnh phúc trong lao động và đạt năng suất lao
động cao. Vì vậy, có thể nói: HN là định hướng phát triển con người trong
nghề nghiệp để họ có khả năng phát triển bản thân một cách tốt nhất, đóng
góp toàn diện nhất cho gia đình và xã hội.
1.2.1.2. Giáo dục hướng nghiệp
Theo tài liệu HN của Australia thì “GDHN liên quan đến sự phát triển
kiến thức, kỹ năng và thái độ thông qua một chương trình hoạch định sẵn và
sẽ giúp HS có quyết định về sự lựa chọn nghề trong trường học và sau khi tốt
nghiệp, giúp HS làm việc có hiệu quả hơn”.
Hoạt động GDHN là hệ thống các giải pháp giáo dục của nhà trường,
gia đình và xã hội nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ về tâm lý, tri thức, kỹ năng để
họ có thể sẵn sàng đi vào ngành nghề, lao động sản xuất và cuộc sống. Hoạt
động GDHN góp phần phát huy năng lực, sở trường của từng người, đồng
thời góp phần điều chỉnh nguyện vọng của cá nhân sao cho phù hợp với nhu
cầu phân công lao động trong xã hội. Có thể nói "Hoạt động GDHN là quá
trình hướng dẫn cho HS ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường sớm có ý thức


12

về một nghề mà sau này các em sẽ chọn”. [20]
Công tác GDHN cho HS THCS là công việc của tập thể sư phạm nhà
trường nhằm giúp HS lựa chọn nghề một cách có ý thức trên cơ sở hiểu biết
về sự phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội, yêu cầu của nghề nghiệp, những đòi
hỏi về phẩm chất đạo đức, năng lực của người lao động đối với nghề nghiệp,
những điều kiện phát triển của nghề nghiệp. Công tác GDHN cho HS THCS
không những chỉ tạo ra cơ hội cho việc tuyển chọn lao động mà còn góp phần
vào việc phân công, sử dụng hợp lý HS tốt nghiệp ra trường. Đặc biệt đối với
các nước nghèo, nền kinh tế còn thấp, mạng lưới ngành nghề chưa mở rộng,
nhất là đối với các nước còn thừa thầy, thiếu thợ như nước ta hiện nay. Từ đó
ta thấy rằng thực chất hoạt động GDHN trong trường THCS là nhằm thực
hiện nhiệm vụ hình thành nhân cách nghề nghiệp cho HS, trên cơ sở điều
chỉnh động cơ hứng thú nghề nghiệp, chuẩn bị cho HS có ý thức chọn nghề
đảm bảo năng suất và hiệu quả lao động cao mang lại nhiều lợi ích cho cá
nhân và xã hội. Từ đó tư vấn giúp HS chọn nghề thích hợp.
1.2.1.3. Tính chất của hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Qua nghiên cứu các tài liệu lý luận, chúng tôi nhận thấy hoạt động
GDHN có những tính chất cơ bản sau:
a, Tính đồng bộ:
Để làm tốt công tác GDHN trong trường THCS đòi hỏi phải có sự kết
hợp của gia đình- nhà trường- xã hội. Ngoài ra công tác GDHN còn thể hiện
tính hai mặt của một vấn đề. Một mặt phản ánh qui luật của sự vận hành và
phát triển KT-XH nhất định. Mặt khác, phản ánh qui luật hoàn thiện con
người và các qui tắc hành vi của mỗi cá nhân có chú ý đến những đặc điểm
nhân cách từng người cụ thể.
b, Tính hệ thống.
Công tác GDHN là một quá trình giáo dục liên tục từ những năm học ở
trường THCS, THPT đến quá trình học nghề, hành nghề của mỗi cá nhân



13
trong tất cả các giai đoạn sau này của cuộc đời..
Ta thấy tâm lý của con người luôn luôn thay đổi (nhất là đối với lứa
tuổi HS), dưới sự giáo dục của nhà trường và sự rèn luyện của bản thân. Do
vậy năng lực, nguyện vọng của cá nhân cũng thay đổi theo nên tổ chức hoạt
động GDHN cho HS là quá trình liên tục, lâu dài: giáo dục chính trị, tư tưởng,
đạo đức, giáo dục lao động, thông tin định hướng nghề nghiệp...là quá trình
theo dõi, phát hiện, bồi dưỡng tri thức, kỹ năng và thái độ cần thiết, quá trình
rèn luyện và củng cố sức khoẻ và các khả năng tâm sinh lý để định hướng
nghề cho các em.
Việc tổ chức GDHN cho HS không chỉ dừng lại ở trường THCS mà nó
còn được tiến hành trong các trường THPT, TCCN, CĐ,ĐH. Nhất là trong
giai đoạn hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế tri thức và công nghệ
thông tin truyền thông, giai đoạn mà “một nửa lực lượng lao động của thế
giới đã phát triển làm việc ở bên ngoài của tổ chức. Các tổ chức truyền thống
nay chỉ sử dụng 55% lực lượng lao động ở mức toàn thời gian. Số còn lại là
lao động thời vụ, bán thời gian, hoặc theo hợp đồng” [12] thì hoạt động
GDHN còn phải tiến hành trong cả quá trình làm việc, lao động để người lao
động có khả năng thích nghi và thay đổi việc làm với cơ chế lao động mới.
Trên bình diện xã hội quá trình HN được thể hiện qua sơ đồ 1.1
Định
hướng
nghề

Thích ứng
nghề

Phù hợp
nghề


Học nghề

Hành nghề
Bồi dưỡng

Đào tạo lại

Sơ đồ 1.1: Quá trình tổ chức hoạt động GDHN
c, Tính lịch sử-xã hội: Về mặt xã hội HN có tác dụng điều chỉnh sự


14
phân công lao động xã hội, tạo ra cân bằng trong sự phân bố dân cư. HN kết
hợp chặt chẽ với lao động sản xuất và DN có tác dụng làm ổn định xã hội,
góp phần giúp xã hội sử dụng hết sản phẩm đào tạo của trường phổ thông.
d, Tính giáo dục:
Công tác GDHN là bộ phận của giáo dục XHCN. Về phương diện này,
GDHN giúp điều chỉnh động cơ chọn nghề của HS, điều chỉnh hứng thú nghề
nghiệp của các em theo xu thế phân công lao động xã hội. HN cụ thể hoá mục
tiêu đào tạo ở trường Phổ thông. Quá trình HN trong nhà trường không dừng
lại ở sự giáo dục ý thức lao động nghề nghiệp mà còn hướng HS đi vào nghề
cụ thể.
1.2.2. Quản lý và quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh Trung học cơ sở
1.2.2.1. Quản lý
a) Khái niệm:
Thuật ngữ “quản lý” là một thuật ngữ tiếng Việt gốc Hán, lột tả được
bản chất của hoạt động này trong thực tiễn. Nó bao gồm hai quá trình tích hợp
vào nhau, liên hệ chặt chẽ với nhau. Đó là quá trình “quản” và quá trình “lý”.
Quá trình “quản” bao gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ thống ở trạng thái ổn

định; quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đưa hệ thống vào
trạng thái phát triển. Như vậy quá trình “quản” giúp cho hệ thống tồn tại bền
vững và quá trình “lý ” giúp cho hệ thống phát triển đi lên.
Trong quản lý, cả hai quá trình “quản” và “lý “đều quan trọng. Nếu ta
chỉ chú ý đến “quản”, nghĩa là chỉ lo đến sự sắp xếp giữ gìn thì tổ chức dễ bị
trì trệ, kém phát triển, tức là sẽ dẫn tới tụt hậu; còn nếu chỉ chú ý đến quá
trình “lý” tức là chỉ lo coi trọng sắp xếp, đổi mới thì tổ chức sẽ kém ổn định
và sự phát triển không bền vững. Vì vậy, nhà quản lý phải kết hợp nhuần
nhuyễn cả hai quá trình trên để đưa hệ thống vào thế cân bằng động, tức là
phát triển trong sự bền vững.


15
Khi đề cập đến vai trò của quản lý, Mác đã viết: “Tất cả mọi lao động
xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn,
thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá
nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn
bộ cơ thể khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một
người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần
phải có nhạc trưởng”. [33]
Ngày nay, nhiều người thừa nhận rằng, quản lý trở thành một trong 3
nhóm nhân tố của sự phát triển xã hội: tri thức, sức lao động và trình độ quản
lý. Quản lý là sự tổ chức, điều hành, kết hợp vận dụng tri thức với việc sử
dụng sức lao động để phát triển sản xuất xã hội. Việc kết hợp đó tốt thì xã hội
phát triển, ngược lại kết hợp không tốt thì xã hội sẽ trì trệ, sự phát triển sẽ bị
chậm lại.
Trong nghiên cứu khoa học, trên nhiều phương diện và cách tiếp cận
khác nhau, người ta đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về quản lý. Có thể
điểm qua một vài quan điểm của các nhà nghiên cứu về quản lý như sau:
- Theo Từ điển Tiếng Việt: Đặt quản lý trong vai trò một động từ và

định nghĩa: “Quản lý là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định; là
tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”. [29]
- Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng “Quản lý là sự tác động liên
tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý
nhằm duy trì tính trồi của hệ thống, sử dụng một cách tốt nhất các tiềm năng,
các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất
trong điều kiện môi trường luôn biến động”.[33]
- Theo Trần Hữu Cát, Đoàn Minh Duệ thì: “Quản lý là hoạt động thiết
yếu nảy sinh khi con người hoạt dộng tập thể, trong đó quan trọng nhất là
khách thể con người nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức”.[8]


16
- Dựa trên sự phân tích các đặc trưng của quản lý, tác giả Hà Sỹ Hồ cho
rằng: “Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức, lựa chọn
trong số các tác động có thể có, dựa trên các thông tin về tình trạng của đối
tượng và môi trường, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định
và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định” [23].
Nói đến quản lý, chúng ta phải đề cập đến 5 yếu tố: Chủ thể quản lý,
đối tượng quản lý, mục tiêu, phương pháp và công cụ quản lý.
+ Để xác định chủ thể quản lý thì phải trả lời câu hỏi “Ai quản lý? ”.
Chủ thể quản lý có thể là một người hoặc một tập thể lớn như Nhà nước là
một chủ thể quản lý của một quốc gia.
+ Để xác định đối tượng quản lý thì phải trả lời câu hỏi “Quản lý ai?”, “
Quản lý cái gì?”, “Quản lý vấn đề gì?”.
Ngày nay, quản lý được xác định là 1 trong 5 nhân tố phát triển kinh tếxã hội, đó là các nhân tố: Nguồn vốn, nhân lực, tài nguyên, công nghệ và
quản lý. Sơ đồ minh hoạ:
Quản lý
Nguồn vốn


Nhân lực

Công nghệ

Tài nguyên

Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa các nhân tố
Những khái niệm “Quản lý ” trên tuy khác nhau về góc độ tiếp cận, về
cách diễn đạt nhưng đều thống nhất ở bản chất của hoạt động quản lý. Từ đó,
ta có thể khái quát rằng: Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có hướng
đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất
các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức làm cho hệ thống vận hành đạt được
mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.


17
Như vậy, rõ ràng “Quản lý không chỉ là một khoa học mà còn là một
nghệ thuật” và “Hoạt động quản lý vừa có tính chất khách quan, vừa mang
tính chủ quan, vừa có tính pháp luật Nhà nước, vừa có tính xã hội rộng rãi,...
chúng là những mặt đối lập trong một thể thống nhất”. [31]
b) Chức năng quản lý:
Chức năng quản lý là một dạng quản lý chuyên biệt, thông qua đó chủ
thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhất
định.
Các nhà nghiên cứu về quản lý đã đưa ra nhiều quan điểm về nội dung
của các chức năng quản lý, nhưng có thể khái quát rằng quản lý có 4 chức
năng cơ bản sau:
- Lập kế hoạch: Căn cứ vào thực trạng ban đầu của tổ chức và căn cứ
vào nhiệm vụ được giao mà vạch ra mục tiêu của tổ chức trong từng thời kỳ,
từng giai đoạn. Từ đó, tìm ra con đường, giải pháp, cách thức đưa tổ chức đạt

mục tiêu.
- Tổ chức: là những nội dung và phương thức hoạt động cơ bản trong
việc thiết lập cấu trúc của tổ chức, mà nhờ cấu trúc đó chủ thể quản lý tác
động đến đối tượng quản lý một cách có hiệu quả nhằm thực hiện được mục
tiêu của kế hoạch.
- Chỉ đạo (lãnh đạo): là phương thức tác động của chủ thể quản lý đến
đối tượng quản lý theo đúng kế hoạch và có hiệu quả nhằm thực hiện được
mục tiêu của kế hoạch.
- Kiểm tra đánh giá: là những hoạt động của chủ thể quản lý tác động
đến khách thể quản lý, nhằm đánh giá và xử lý các kết quả vận hành của tổ
chức.
Các chức năng quản lý nói trên có mối quan hệ mật thiết và gắn bó hữu
cơ với nhau trong quá trình quản lý.
Lập kế hoạch
Kiểm tra

Thông tin
Chỉ đạo

Tổ chức


18

Sơ đồ 1.3: Minh họa các chức năng quản lý
1.2.2.2. Quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp
Quản lý công tác GDHN là một bộ phận của quản lí GD, là hệ thống
những tác động có định hướng, có chủ đích, có kế hoạch và hợp quy luật
của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí của CTHN nhằm thực hiện có chất
lượng và hiệu quả mục tiêu HN cho HS.

- Chủ thể quản lí là một cá nhân hay nhóm người được giao quyền
hạn quản lí và chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, sử dụng một cách hợp lí
và hiệu quả các nguồn lực cho CTHN tại địa bàn, đơn vị đang quản lí. Trong
QL công tác GDHN, chủ thể quản lí là lãnh đạo hoặc chuyên viên phụ trách
HN của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, Ban giám hiệu nhà trường và Giám
đốc Trung tâm GD ở địa phương có chức năng HN cho HSPT trên địa bàn.
Trên cơ sở quyền hạn, trách nhiệm và năng lực của mình, chủ thể quản lí tác
động lên đối tượng quản lí bằng các phương pháp và công cụ nhất định
thông qua việc thực hiện các chức năng quản lí để đạt được mục tiêu HN.
- Đối tượng quản lí là tất cả những người thực hiện và nhận nhiệm vụ
HN, bao gồm: các GV và CB phụ trách HN; tập thể HS ở các trường THCS,
THPT; CB, GV và HS các TT GDTX - HN, TT KTTH - HN; các tổ chức,
đoàn thể xã hội (như Hội cha mẹ HS, Hội LHPN, các doanh nghiệp…). Đối
tượng quản lí còn bao gồm các hình thức HN, ngân sách, cơ sở vật chất và
thiết bị GD cho HN và hệ thống TT cho CTHN.
- Công cụ quản lí là những phương tiện mà cán bộ QL công tác


19
GDHN sử dụng trong quá trình quản lí nhằm định hướng, dẫn dắt, khích lệ
và phối hợp HĐ của các tác nhân HN và HSPT cấp trung học trong việc thực
hiện mục tiêu CTHN. Công cụ chủ yếu để QL công tác GDHN là các quy
định của Nhà nước và Bộ GD&ĐT đối với GDHN, là các cơ chế và chính
sách cho CTHN.
- Phương pháp quản lí là cách thức tác động bằng những phương tiện
khác nhau của cán bộ QL GDHN đến hệ thống bị quản lí nhằm đạt được
mục tiêu quản lí. PPQL bao gồm việc lựa chọn công cụ, phương tiện quản lí
(như quyền lực, quyết định, cơ chế chính sách, tài chính, kĩ thuật - công
nghệ…) và lựa chọn cách thức tác động (tác động bằng quyền lực; tác động
bằng kinh tế; tác động bằng tư tưởng chính trị…) của chủ thể QL tới đối

tượng quản lí.
- QL chương trình, kế hoạch công tác GDHN
- QL công tác tổ chức công tác GDHN
- QL công tác chỉ đạo công tác GDHN
- QL công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch GDHN
1.2.3. Giải pháp và giải pháp quản lý công tác giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở
1.2.3.1. Giải pháp
Theo Từ điển tiếng Việt, giải pháp là "phương pháp giải quyết một vấn
đề cụ thể nào đó". [32]
Còn theo Nguyễn Văn Đạm, “giải pháp là toàn bộ những ý nghĩ có hệ
thống cùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới sự khắc
phục một khó khăn”[19].
Như vậy, nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tác động nhằm
thay đổi, chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất định...


×