Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Ngôn ngữ thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của lý bạch và thơ haiku của matsuo basho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.5 KB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN TUẤN ANH

NGÔN NGỮ THIÊN NHIÊN
TRONG THƠ TỨ TUYỆT CỦA LÝ BẠCH
VÀ THƠ HAIKU CỦA MATSUO BASHO

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN TUẤN ANH

NGÔN NGỮ THIÊN NHIÊN
TRONG THƠ TỨ TUYỆT CỦA LÝ BẠCH
VÀ THƠ HAIKU CỦA MATSUO BASHO
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60.22.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. NGUYỄN VĂN HẠNH


NGHỆ AN - 2015


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU................................................................................................................................5
1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................................5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..............................................................................................5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................13
4. Đối tượng và phạm vi tư liệu khảo sát.........................................................................13
5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................14
6. Cấu trúc luận văn..........................................................................................................14
Chương 1 THIÊN NHIÊN TRONG THƠ TỨ TUYỆT CỦA LÝ BẠCH VÀ THƠ HAIKU
CỦA MATSUO BASHO.....................................................................................................15
1.1. Thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và thơ haiku của Matsuo Basho......................................15
1.1.1. Thơ tứ tuyệt của Lý Bạch...................................................................................15
1.1.2. Thơ haiku của Matsuo Basho.............................................................................24
1.2. Sự phong phú, đa dạng của thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch và thơ haiku
Matsuo Basho...................................................................................................................32
1.2.1. Thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch......................................................32
1.2.2. Thiên nhiên trong thơ haiku của Matsuo Basho.................................................34
1.3. Thiên nhiên - một ngôn ngữ đặc biệt trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và thơ haiku
của Matsuo Basho............................................................................................................36
1.3.1. Một số vấn đề lí thuyết hữu quan.......................................................................36
1.3.2. Sự xuất hiện có tính quy luật của thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch và thơ
haiku Matsuo Basho.........................................................................................42
Chương 2 CÁC LỚP Ý NGHĨA CỦA NGÔN NGỮ THIÊN NHIÊN TRONG THƠ TỨ
TUYỆT LÝ BẠCH VÀ THƠ HAIKU MATSUO BASHO................................................45
2.1. Ngôn ngữ thiên nhiên hướng tới thể hiện cái đẹp.....................................................46
2.1.1. Ngôn ngữ thiên nhiên thể hiện cái đẹp trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch...................46

2.1.2. Ngôn ngữ thiên nhiên thể hiện cái đẹp trong thơ haiku Matsuo Basho.............50
2.1.3. Những tương đồng, khác biệt của ngôn ngữ thiên nhiên thể hiện cái đẹp trong
thơ tứ tuyệt Lý Bạch và thơ haiku Matsuo Basho............................................54
2.2. Ngôn ngữ thiên nhiên hướng tới bộc lộ cảm xúc......................................................63
2.2.1. Ngôn ngữ thiên nhiên bộc lộ cảm xúc trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch....................63
2.2.2. Ngôn ngữ thiên nhiên bộc lộ cảm xúc trong thơ haiku Matsuo Basho..............70
2.2.3. Những tương đồng, khác biệt của ngôn ngữ thiên nhiên bộc lộ cảm xúc trong
thơ tứ tuyệt Lý Bạch và thơ haiku Matsuo Basho............................................72
2.3. Ngôn ngữ thiên nhiên hướng tới thể hiện những suy tư khái quát............................75
2.3.1.Ngôn ngữ thiên nhiên thể hiện những suy tư khái quát trong thơ tứ tuyệt Lý
Bạch..................................................................................................................76


4
2.3.2. Ngôn ngữ thiên nhiên thể hiện những suy tư khái quát trong thơ haiku Matsuo
Basho................................................................................................................80
2.3.3. Những tương đồng, khác biệt của ngôn ngữ thiên nhiên - triết lí trong thơ tứ
tuyệt Lý Bạch và thơ haiku Matsuo Basho......................................................84
Chương 3 HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA NGÔN NGỮ THIÊN NHIÊN TRONG THƠ
TỨ TUYỆT LÝ BẠCH VÀ THƠ HAIKU MATSUO BASHO..........................................87
3.1. Tính biểu tượng của ngôn ngữ thiên nhiên................................................................87
3.1.1. Giới thuyết khái niệm tính biểu tượng...............................................................87
3.1.2. Biểu tượng thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch...........................................89
3.1.3. Sử dụng quý ngữ như một biểu tượng thiên nhiên trong thơ haiku của Matsuo
Basho................................................................................................................95
3.1.4. Những tương đồng, khác biệt về tính biểu tượng của ngôn ngữ thiên nhiên trong
thơ tứ tuyệt Lý Bạch và thơ haiku Matsuo Basho............................................98
3.2. Ngôn ngữ thiên nhiên với nghệ thuật cấu tứ...........................................................105
3.2.1. Giới thuyết khái niệm cấu tứ............................................................................105
3.2.2. Ngôn ngữ thiên nhiên với nghệ thuật cấu tứ trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch. .106

3.2.3. Ngôn ngữ thiên nhiên với nghệ thuật cấu tứ trong thơ haiku của Matsuo Basho
........................................................................................................................111
3.2.4. Những tương đồng, khác biệt về mối quan hệ giữa ngôn ngữ thiên nhiên với
nghệ thuật cấu tứ trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch và thơ haiku Matsuo Basho....115
KẾT LUẬN........................................................................................................................118
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................121


5
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nhắc đến thơ tứ tuyệt đời Đường không thể không nghĩ đến Lý
Bạch; nói đến thể thơ haiku không thể không nhớ Matsuo Basho. Nghiên cứu,
so sánh thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và thơ haiku của Matsuo Basho không chỉ
giúp chúng ta hiểu sâu hơn về sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật của
hai nhà thơ, mà còn gợi mở nhiều vấn đề lí luận của hai nền văn hóa, văn học
có nhiều mối liên hệ gần gũi - Trung Quốc, Nhật Bản.
1.2. Thơ tứ tuyệt và thơ haiku điển hình cho sự ngắn gọn của hình thức
thơ. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về hai thể thơ này từ
những hướng tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, sự bí ẩn, hấp dẫn của hai hình
thức thơ này vẫn còn vẹn nguyên. Một hướng nghiên cứu mới, tiếp cận từ góc
nhìn của kí hiệu học, sẽ giúp chúng ta lí giải, phát hiện được thêm bao điều
thú vị.
1.3. Thơ tứ tuyệt của Lý Bạch, thơ haiku của Matsuo Basho đã có mặt
trong chương trình dạy, học ở các cấp học tại Việt Nam. Tuy nhiên cả người
dạy, người học đang gặp không ít khó khăn, trước hết là tư liệu và hướng tiếp
cận. Nghiên cứu thơ tứ tuyệt của Lý Bạch, thơ haiku của Matsuo Basho, vì
vậy sẽ góp phần tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn mà người dạy, người
học đang gặp phải.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Ngôn ngữ thiên nhiên trong

thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và thơ haiku của Matsuo Basho làm luận văn thạc sĩ,
với hi vọng góp thêm tiếng nói vào quá trình khám phá những đặc sắc nghệ
thuật ở hai thể thơ độc đáo này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Dựa vào nguồn tư liệu bao quát được, và trong phạm vi quan tâm của
đề tài, chúng tôi điểm lại một số vấn đề như sau:


6
2.1. Tình hình nghiên cứu thơ tứ tuyệt của Lý Bạch, thơ haiku của
Matsuo Basho trên thế giới và ở Việt Nam
Lý Bạch và M. Basho là hai nhà thơ có vị trí đặc biệt quan trọng trong
văn học Trung Quốc và văn học Nhật Bản. Sáng tác của hai ông đã được
nghiên cứu sâu rộng trên thế giới. Nghiên cứu về thơ Lý Bạch là nghiên cứu
toàn bộ sáng tác của nhà thơ với nhiều thể loại, trong đó có tứ tuyệt. Còn
nghiên cứu về thơ Basho thì chủ yếu là nghiên cứu về thơ haiku của ông.
Thơ Lý Bạch đã được nghiên cứu bởi nhiều học giả phương Tây, tiêu
biểu như: Stephen Owen, Sam Hill, David Young, Arthur Cooper... Theo sự
khái quát của nhiều nhà nghiên cứu ở ta hiện nay, thì các học giả phương Tây
khi tìm hiểu về thơ Lý Bạch chủ yếu tập trung nhấn mạnh cái tôi cá tính của
nhà thơ. Và, vì tập trung khẳng định cái tôi đầy cá tính, nên các nhà nghiên
cứu phương Tây cũng chỉ tập trung vào các thể loại phóng khoáng như cổ
phong và nhạc phủ của Lý Bạch, thơ tứ tuyệt rất ít được chú ý.
Ở Trung Quốc, thơ Lý Bạch đã có một lịch sử nghiên cứu lâu dài từ
thời Đường cho đến ngày nay, trong đó, người ta cũng đã dành sự quan tâm
đặc biệt cho mảng thơ tứ tuyệt của ông. Bên cạnh những ý kiến đánh giá về
thơ tứ tuyệt Lý Bạch xuất hiện rải rác trong các tài liệu về thơ Đường, về lịch
sử văn học Trung Quốc nói chung, cũng có những công trình nghiên cứu công
phu, khẳng định vị trí, lí giải cái hay, phân tích những đặc trưng thi pháp thơ
tứ tuyệt Lý Bạch. Có thể kể tên một số nhà nghiên cứu quan tâm nhiều đến tứ

tuyệt Lý Bạch như Vương Dao, Lâm Canh, Trương Trọng Thuần, Chu Khiếu
Thiên, Thẩm Tổ Phân... Ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã khẳng định rõ
vị trí bậc nhất của thơ tứ tuyệt Lý Bạch trên thi đàn tứ tuyệt đời Đường; chỉ ra
đặc trưng của thơ tứ tuyệt Lý Bạch là tính tự nhiên, giản dị tiếp thu từ văn học
dân gian; bút pháp “tả cảnh nhập thần”; cái tôi trữ tình lãng mạn đầy cá tính;
ngôn ngữ thơ trong sáng, đẹp đẽ... Một số nhà nghiên cứu còn đi sâu vào tìm
hiểu phong cách của ngũ tuyệt và thất tuyệt Lý Bạch, đưa ra những nhận xét


7
hết sức mới mẻ và thú vị. Chúng tôi không bao quát được hết mảng tư liệu
nghiên cứu về thơ tứ tuyệt Lý Bạch ở Trung Quốc, song qua những phần đánh
giá về thơ Lý Bạch của các nhà nghiên cứu Trung Quốc được đề cập, tóm tắt,
trích dẫn trong một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam, chúng tôi nhận
thấy: các nhà nghiên cứu Trung Quốc chủ yếu vẫn đánh giá thơ tứ tuyệt Lý
Bạch dưới góc nhìn của thi pháp học cẩm nang, quan tâm nhiều đến kĩ thuật
ngôn ngữ, mà chưa đi sâu vào thế giới hình tượng của tứ tuyệt Lý Bạch.
Ở Việt Nam, thơ Lý Bạch nói chung, thơ tứ tuyệt Lý Bạch nói riêng đã
được tiếp nhận từ lâu, và có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều nhà thơ từ thời trung
đại đến nay. Song thơ tứ tuyệt Lý Bạch được dịch sang tiếng Việt và giới
thiệu rộng rãi bắt đầu từ những năm 30, 40 của thế kỉ 20, trên các tờ báo như
Nam phong tạp chí, Văn học tạp chí, Tao đàn, Bắc Hà tuần báo... và trong
các tuyển tập như Đường thi hợp tuyển (Dương Mạnh Huy, 1931), Lý Bạch
và Đỗ Phủ (Trúc Khê, 1946)... Về sau, vào khoảng thập kỉ 60 và 70, thơ tứ
tuyệt Lý Bạch xuất hiện trong các tuyển tập thơ Đường công phu hơn như
Đường thi (1961) của Ngô Tất Tố, Thơ Đường (2 tập, 1962) của Nam Trân
chủ biên, Thơ Đường (1972 - 1973) của Trần Trọng San, Đường thi của Trần
Trọng Kim... Trong các tài liệu nói trên, tứ tuyệt Lý Bạch chỉ là một bộ phận
nhỏ, chủ yếu được dịch và chú thích chứ chưa có những đánh giá khái quát.
Trong các sách như Lịch sử văn học Trung Quốc (Trương Chính chủ

biên, 1963), Văn học Trung Quốc (Nguyễn Khắc Phi, 1987), Diện mạo thơ
Đường (Lê Đức Niệm, 1995)..., thơ Lý Bạch được bàn đến nhưng chỉ bàn
luận khái quát, nhấn mạnh đặc điểm phong cách nhà thơ, không đi sâu vào
thơ tứ tuyệt.
Luận án phó tiến sĩ của tác giả Trần Trung Hỷ - Thi pháp thơ Lý Bạch một số phương diện chủ yếu (2002) có dành một phần của chương 3 viết về
thi pháp thể loại thơ Lý Bạch, trong đó có mục viết về tứ tuyệt. Tác giả khẳng
định đặc trưng phong cách thơ tứ tuyệt Lý Bạch là tính tự nhiên, chân thực.


8
Tác giả cho rằng, do tính tự nhiên, chân thực nên trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch,
chúng ta ít gặp nội dung triết lí. Chúng tôi không hoàn toàn đồng ý với nhận
xét này. Trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch, nội dung triết lí chỉ không hiện rõ qua
ngôn từ nghị luận trực tiếp, còn vẫn thể hiện qua hình tượng và không kém
phần sâu sắc, thâm trầm. Tác giả luận án cũng phân tích rõ tính chân thực, tự
nhiên của tứ tuyệt Lý Bạch thể hiện trong một số khía cạnh thi pháp như luật,
đối, bố cục... Tuy nhiên, đọc phần viết về bố cục có thể thấy tác giả không có
ý phân biệt bố cục và kết cấu (dùng hai khái niệm này với nghĩa không phân
biệt). Điều này cho thấy, người nghiên cứu mới chỉ quan tâm tới tổ chức ở bề
mặt văn bản, chưa chú ý những phương diện tổ chức ở chiều sâu theo cấp độ
hình tượng.
Công trình nghiên cứu sâu nhất về tứ tuyệt Lý Bạch ở Việt Nam hiện
nay là luận án phó tiến sĩ của Phạm Hải Anh: Thơ tứ tuyệt Lý Bạch - phong
cách và thể loại (1996). Luận án đã nghiên cứu thơ tứ tuyệt Lý Bạch trong sự
tác động qua lại giữa phong cách và thể loại. Tác giả đã chỉ ra những đặc
điểm phong cách của tứ tuyệt Lý Bạch mang đậm sự chi phối của thể loại tứ
tuyệt; và ngược lại, với một phong cách độc đáo, Lý Bạch cũng đã đem lại
cho tứ tuyệt những cống hiến mới mẻ trên nhiều phương diện. Từ góc nhìn thi
pháp học, luận án đã cho thấy rõ vị trí và đặc điểm phong cách tứ tuyệt Lý
Bạch. Hạt nhân của phong cách tứ tuyệt Lý Bạch là cái tôi cá nhân, cá tính.

Đặc điểm chính này đã chi phối các đặc trưng phong cách khác như bút pháp
“tả cảnh nhập thần”, nghệ thuật lập tứ và kết cấu “ý tận, khí hùng”, nghệ thuật
diễn đạt “thanh thủy xuất phù dung”. Công trình nghiên cứu cũng đi sâu tìm
hiểu đặc điểm tứ tuyệt Lý Bạch trong từng thể loại của tứ tuyệt như cổ tuyệt,
luật tuyệt, tứ tuyệt bán cổ bán luật; ngũ tuyệt và thất tuyệt. Đây là công trình
nghiên cứu toàn diện về tứ tuyệt Lý Bạch, song như tác giả luận án đã nói,
luận án này cũng giống một bài tứ tuyệt, “ngôn tuyệt, ý bất tuyệt”. Công trình
vẫn khơi mở những ý tưởng nghiên cứu tiếp theo, đặc biệt là đi sâu hơn vào


9
lĩnh vực mà luận án tuy có đề cập nhiều nhưng chưa phải đã có tính hệ thống
và sâu sắc, đó là thế giới hình tượng của tứ tuyệt Lý Bạch.
Cũng như thơ Lý Bạch, thơ haiku của M. Basho đã được nghiên cứu
sâu rộng. Ở phương Tây, đã có nhiều tác giả nghiên cứu sâu về thơ haiku của
Basho, tiêu biểu như: Basil Hall Chamberlain, H.G. Henderson, R.H. Blyth,
Makoto Ueda, Jane Reichhold... Thơ haiku Basho dưới góc nhìn của các nhà
nghiên cứu phương Tây thường được tìm hiểu trong mối quan hệ gắn bó sâu
sắc với văn hóa Nhật Bản.
Tại Nhật Bản, không thể liệt kê hết được các công trình nghiên cứu về
thơ haiku nói chung và thơ haiku của Basho nói riêng. Chỉ có thể kể tên một
số nhà nghiên cứu tiêu biểu như: Yamamoto Kenichi, Ozawa Katsumi,
Yamashita Kazumi, Matsuda Hiromu, Fuji Kunihito... Thơ haiku của Basho
đã được nghiên cứu một cách kĩ lưỡng dưới góc nhìn thi pháp học, vừa tìm
hiểu trong mối liên hệ với văn hóa dân tộc, vừa khảo sát kĩ đến các yếu tố kĩ
thuật như cách diễn đạt, cách dùng từ...
Ở Việt Nam, trước 1975, thơ haiku đã được biết đến nhưng chưa được
giới thiệu rộng rãi. Sau 1975, thơ haiku nói chung và thơ haiku Basho nói
riêng bắt đầu được chú ý nghiên cứu nhiều hơn. Người có đóng góp nổi bật
nhất là nhà nghiên cứu Phan Nhật Chiêu với các tác phẩm tiêu biểu: Tìm hiểu

thơ haiku Nhật Bản (1984), Bashô và thơ haiku (1994), Nhật Bản trong chiếc
gương soi (1995), Thơ ca Nhật Bản (1998), Văn học Nhật Bản - từ khởi thủy
đến 1868 (2003), 3000 thế giới thơm (2007)... Các tác phẩm của Nhật Chiêu
đã góp phần to lớn trong việc phổ biến rộng rãi thơ haiku ở Việt Nam (trong
đó có thơ haiku của Basho). Cuốn Bashô và thơ haiku (1994) đã phác họa
được vai trò của Basho đối với thơ haiku, con đường sáng tác và đặc điểm
phong cách Basho, khái quát về cảm thức thẩm mĩ và các đặc điểm nghệ thuật
thơ haiku Basho. Cuốn sách cũng đã tuyển dịch được những bài thơ haiku hết
sức đặc sắc của nhà thơ để giới thiệu với bạn đọc Việt Nam.


10
Nhà nghiên cứu Hữu Ngọc cũng có nhắc đến phong cách Basho trong
cuốn Dạo chơi vườn văn Nhật Bản (1992). Nguyễn Nam Trân có cuốn Tổng
quan lịch sử văn học Nhật Bản (2011), trong đó có phần nói về lịch sử hình
thành và phát triển thơ haiku. Tác giả cũng đã giới thiệu về phong cách thơ
haiku của Basho bên cạnh nhiều nhà thơ haiku khác đều có phong cách riêng.
Vĩnh Sính - giáo sư lịch sử và văn hóa Nhật Bản tại Đại học Alberta,
Canada, đã dịch, giới thiệu và chú thích tác phẩm nổi tiếng nhất của Basho
sang tiếng Việt - tác phẩm Lối lên miền Oku. Đây là một bản dịch rất quý
hiếm, song chúng tôi thấy trong cách dịch đang còn nhiều chỗ chưa được
khoa học. Chẳng hạn như dịch thơ haiku của Basho sang lục bát. Do sự khác
biệt về đặc trưng phong cách nên khi dịch sang lục bát, thơ haiku bị biến dạng
và mất mát rất nhiều giá trị, và ở một số trường hợp đã khiến cho người đọc
cảm thấy hết sức “khó chịu”.
Hai tác giả Đoàn Lê Giang và Lưu Đức Trung cũng có những đóng góp
nhất định trong việc dịch và nghiên cứu, giới thiệu thơ haiku, đặc biệt các nhà
nghiên cứu đã tiến hành biên soạn và đưa thơ haiku Basho vào chương trình
giảng dạy môn Ngữ văn ở trung học phổ thông.
Tác giả Lưu Đức Trung, Lê Từ Hiển đã tuyển chọn và biên soạn cuốn

Haiku - hoa thời gian (Nxb Giáo dục, 2007) tập trung nhiều bài viết đặc sắc
trong đó đề cập nhiều tới thơ haiku của Basho. Trong tập này đáng chú ý nhất
là các bài viết như: “Basho và Huyền Quang - sự gặp gỡ với mùa thu hay sự
tương hợp về cảm thức thẩm mĩ” (Lê Từ Hiển), “Vài bài thơ haiku điển hình
của Basho” (Vĩnh Sính)...
Thơ haiku của Basho đã trở thành đề tài nghiên cứu của một số luận
văn thạc sĩ. Tiêu biểu như: Chất sabi trong tác phẩm Lối lên miền Oku của
Matsuo Basho (2002) của Bùi Thị Mai Anh - Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội; Thế giới biểu tượng trong thơ haiku của Matsuo Basho (2008) của
Nguyễn Thị Minh Ngọc - Trường Đại học Vinh...


11
Có thể kể thêm một số bài viết tiêu biểu đi sâu tìm hiểu thơ haiku
Basho như: “Matsuo Basho, nhà thơ lớn của thể thơ haiku Nhật Bản”
(Nguyễn Tuấn Khanh, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, số 3 năm 1995), “Basho
- Nguyễn Trãi - Nguyễn Du, những hồn thơ đồng điệu” (Đoàn Lê Giang, Tạp
chí Văn học, số 6 năm 2003), “Sự biểu hiện của “tĩnh” và “động” trong thơ
Trần Nhân Tông và thơ haiku của Matsuo Basho” (Hà Văn Lưỡng, Tạp chí
Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 1 năm 2006), “Matsuo Basho và
nguyên lí làn hương” (Nhật Chiêu, Tạp chí Văn hóa - Du lịch, số 8, tháng 1
năm 2013)... Ngoài ra còn có nhiều bài viết về Basho và thơ haiku của ông
trên các báo và các trang mạng internet.
Chúng tôi nhận thấy có giá trị nhất là những công trình, bài viết nghiên
cứu theo hướng so sánh thơ haiku Basho với thơ Thiền và thơ trung đại Việt
Nam. Còn lại, nhìn chung, nghiên cứu về thơ haiku của Basho ở Việt Nam
chủ yếu vẫn đang dừng lại ở mức phiên dịch và giới thiệu các đặc điểm. Nhất
là các bài viết trên các tờ báo không chuyên và trên các trang mạng, nội dung
phần lớn trùng lặp, không có những khám phá mới. Việc nghiên cứu sâu các
phương diện cụ thể của thơ haiku Basho là một hướng đi cần thiết trong hiện

tại và tương lai.
2.2. Nghiên cứu, đánh giá về ngôn ngữ thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt
của Lý Bạch và thơ haiku của Matsuo Basho
Khi tìm hiểu về thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và thơ haiku của Basho, các
nhà nghiên cứu ít nhiều đã chú ý tới tính kí hiệu của hình tượng thiên nhiên.
Trong luận án Thơ tứ tuyệt Lý Bạch - phong cách và thể loại (1996), Phạm
Hải Anh có đề cập tới một phương diện quan trọng trong nghệ thuật thơ tứ
tuyệt Lý Bạch là bút pháp “tả cảnh nhập thần”, trong đó tình cảnh giao dung
hết sức điêu luyện. Luận án Thi pháp thơ Lý Bạch - một số phương diện chủ
yếu (2002) của Trần Trung Hỷ cũng dành một phần phân tích không gian
nghệ thuật, đặc biệt là không gian biểu tượng trong thơ Lý Bạch. Trong nhiều


12
công trình nghiên cứu về thi pháp thơ Đường, chúng ta cũng thấy thơ tứ tuyệt
Lý Bạch được trích dẫn để phục vụ cho việc phân tích một số luận điểm khoa
học liên quan đến không gian trong Đường thi. Chẳng hạn như khi phân tích
đặc điểm không gian vũ trụ thơ Đường, Nguyễn Thị Bích Hải trong cuốn Thi
pháp thơ Đường (1995) đã dẫn những bài thơ tứ tuyệt tiêu biểu của Lý Bạch.
Trong tác phẩm Về thi pháp thơ Đường (1997) của Nguyễn Khắc Phi và Trần
Đình Sử, thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch được nhắc tới trong một số
trường hợp và được nhìn dưới góc độ kí hiệu. Chẳng hạn, Trần Đình Sử đã
phân tích một số hình ảnh thiên nhiên thơ tứ tuyệt Lý Bạch và khẳng định
“Không gian vũ trụ trong thơ Đường lấn át không gian gia tộc, nhà cửa, quê
hương, thân xác” [71, tr.22]. F. Cheng thì dành đến hơn 5 trang để phân tích
bài Ngọc giai oán của Lý Bạch, đặc biệt là phân tích hình tượng thiên nhiên
trong bài thơ...
Khi nghiên cứu về thơ haiku của Basho, các nhà nghiên cứu thường
quan tâm nhiều tới hình tượng thiên nhiên, bởi thiên nhiên là điểm trọng tâm
trong bài haiku nói chung. Trong cuốn 3000 thế giới thơm (2007), Nhật Chiêu

có một loạt bài viết về các hình tượng thiên nhiên cụ thể trong thơ haiku, trong
đó có thơ haiku của Basho. Ngoài ra, quan tâm tới thiên nhiên trong thơ haiku
Basho dưới góc nhìn kí hiệu cần phải kể đến các tác giả tiêu biểu như Hữu
Ngọc, Nguyễn Nam Trân... Chúng tôi đồng tình với quan điểm của Nhật Chiêu
khi cho rằng “Basho đi trước chủ nghĩa tượng trưng ở Pháp” [7, tr.205].
Điểm lại lịch sử nghiên cứu về thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và thơ haiku
của M. Basho, chúng tôi bước đầu rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, hiện tại chưa có một công trình nghiên cứu hay bài viết nào
dùng khái niệm ngôn ngữ thiên nhiên khi tìm hiểu về thơ tứ tuyệt của Lý
Bạch và thơ haiku của Basho. Nghĩa là việc nghiên cứu thiên nhiên như một
phạm trù mĩ học, một ngôn ngữ đặc biệt, dưới góc nhìn kí hiệu học, vẫn chưa
được tiến hành một cách có hệ thống.


13
Thứ hai, chưa có công trình hay bài viết nào so sánh ngôn ngữ thiên
nhiên trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch với ngôn ngữ thiên nhiên trong thơ haiku
của Basho để nhận ra những đặc điểm phong cách của hai thể loại và của hai
nhà thơ lớn.
Từ nhận thức đó, đề tài của chúng tôi hướng trọng tâm nghiên cứu vào
hai khía cạnh còn rất mới mẻ nói trên, với hi vọng khám phá sâu hơn vào thế
giới sâu rộng của tứ tuyệt và haiku.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Như tên đề tài đã xác định, mục đích nghiên cứu của chúng tôi là
khảo sát ngôn ngữ thiên nhiên và phân tích những tương đồng, khác biệt trong
việc sử dụng thiên nhiên với tư cách là một ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ tứ
tuyệt của Lý Bạch và thơ Haiku của Matsuo Basho.
3.2. Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ:
Thứ nhất, khảo sát, thống kê, phân loại ngôn ngữ thiên nhiên trong thơ
tứ tuyệt của Lý Bạch và thơ haiku của Matsuo Basho.

Thứ hai, dựa trên kết quả khảo sát, thống kê, phân loại chỉ ra các lớp ý
nghĩa và hình thức biểu hiện của ngôn ngữ thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt Lý
Bạch và thơ haiku Matsuo Basho.
Thứ ba, bước đầu lí giải sự tương đồng và khác biệt giữa ngôn ngữ
thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và ngôn ngữ thiên nhiên trong thơ
haiku của Matsuo Basho.
4. Đối tượng và phạm vi tư liệu khảo sát
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ngôn ngữ thiên nhiên trong thơ
tứ tuyệt của Lý Bạch và thơ haiku của Matsuo Basho.
4.2. Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi khảo sát những tư liệu sau:
- Về thơ tứ tuyệt của Lý Bạch: khảo sát toàn bộ thơ tứ tuyệt trong cuốn
Thơ Lý Bạch (Ngô Văn Phú sưu tầm, biên soạn, dịch thơ, Nxb Văn học, 2011)


14
- Về thơ haiku của Matsuo Basho: khảo sát toàn bộ thơ haiku trong tác
phẩm Lối lên miền Oku (Vĩnh Sính dịch, giới thiệu và chú thích, Nxb Thế
giới, 1999)
Ngoài ra, để phân tích rõ các luận điểm trong luận văn, chúng tôi có
tham khảo, trích dẫn thêm các bản dịch thơ tứ tuyệt Lý Bạch của Tương Như,
Ngô Tất Tố, Trần Trọng Kim, Phạm Lê Duyên..., các bản dịch thơ haiku
Basho của Nhật Chiêu, Đoàn Lê Giang, Lê Thiện Dũng...
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ khoa học mà đề tài đặt ra, chúng tôi sử
dụng phối hợp một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, miêu tả
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp cấu trúc, hệ thống
- Phương pháp phân tích so sánh
- Phương pháp kí hiệu học

6. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, nội dung chính của luận văn được
triển khai trong ba chương:
Chương 1. Thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và thơ haiku của
Matsuo Basho
Chương 2. Các lớp ý nghĩa của ngôn ngữ thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt
Lý Bạch và thơ haiku Matsuo Basho
Chương 3. Hình thức biểu hiện của ngôn ngữ thiên nhiên trong thơ tứ
tuyệt Lý Bạch và thơ haiku Matsuo Basho
Và cuối cùng là danh mục Tài liệu tham khảo.


15
Chương 1
THIÊN NHIÊN TRONG THƠ TỨ TUYỆT CỦA LÝ BẠCH
VÀ THƠ HAIKU CỦA MATSUO BASHO
1.1. Thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và thơ haiku của Matsuo Basho
1.1.1. Thơ tứ tuyệt của Lý Bạch
1.1.1.1. Lý Bạch - đời và thơ
Lý Bạch (701 - 762) tự Thái Bạch, nguyên quán ở Thành Kỉ, Lũng Tây
(nay là Thiên Thủy, Cam Túc). Tổ tiên cuối đời Tùy lưu lạc sang Tây Vực
nên Lý Bạch được sinh ở nước Đột Quyết (nay là Afghanistan), Trung Á, đến
5 tuổi mới theo cha về Miên Châu (nay là Giang Du, Tứ Xuyên). Lý Bạch lớn
lên ở làng Thanh Liên, huyện Xương Minh, thuộc Miên Châu, nên ông lấy
hiệu là Thanh Liên cư sĩ, và thường xem Tứ Xuyên là quê hương của mình.
Đó là vùng đất Thục địa linh nhân kiệt, núi non hùng vĩ, hiểm trở.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, Lý Bạch xuất thân trong một gia đình
thương nhân, và điều đó đã ảnh hưởng tới tính cách phóng túng của ông. Ít ra
ông cũng không bị những tư tưởng phong kiến chính thống chi phối một cách
quá nặng nề. Lý Bạch lớn lên và trải qua gần trọn vẹn cuộc đời của mình dưới

thời Khai Nguyên, thời đại thịnh vượng nhất của nhà Đường, đồng thời ông
cũng chứng kiến, vào cuối đời, sự chuyển biến của triều đại từ chỗ cực thịnh
đến chỗ bắt đầu suy vong với những biểu hiện rối ren của nó. Đặc điểm thời
đại đã tạo nên những mặt mâu thuẫn trong tư tưởng của ông.
Thời trẻ Lý Bạch học ở Tứ Xuyên, năm 25 tuổi thì xuống núi Nga Mi,
“từ giã cha mẹ, quê hương chống kiếm viễn du”, 27 tuổi ông lấy vợ ở An Lục
(Hồ Bắc), và sau đó lại tiếp tục hành trình du lãm của mình. Nhà thơ du lịch
để thưởng ngoạn phong cảnh, tầm tiên học đạo, song chủ yếu là mở rộng giao
du, tìm con đường để tham dự vào chính trường, lập công danh sự nghiệp.


16
Năm 742, được đạo sĩ Ngô Quân và Hạ Tri Chương tiến cử lên Huyền
Tông, Lý Bạch ứng chiếu về kinh. Tại Trường An, ông được phong chức
“Cung phụng hàn lâm”. Thực chất chỉ là vào cung làm thơ tán tụng công đức
và mua vui cho nhà vua trong các cuộc yến tiệc, không hơn gì đám ca nhi, vũ
nữ... Chứng kiến thêm cuộc sống xa hoa dung tục chốn cung đình, Lý Bạch
có phần vỡ mộng. Tâm tình bi phẫn, ông chỉ còn thú vui uống rượu khuây
khỏa với bạn tri âm.
Lý Bạch chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Nho giáo và Lão giáo, trong
đó ảnh hưởng của Lão giáo sâu sắc hơn. Ông sớm ôm ấp hoài bão giúp nước
phò đời, thực hiện chí tang bồng hồ thỉ. Những lúc hăm hở xuất thế như vậy,
tư tưởng Nho gia đã chiếm ưu thế. Còn khi bất đắc chí, phiêu lãng giang hồ,
ông nói: “Sở cuồng chính là ta, Hát rong cười ông Khổng”; hoặc nói: “Sự
nghiệp Thuấn, Nghiêu chi đáng sợ, Lòng ta phơi phới vẫn coi thường”. Khi
đó, thái đội coi thường danh lợi, khát vọng trở về với tự nhiên của Đạo gia đã
trở thành yếu tố chủ đạo trong tư tưởng của ông. Và như một quy luật, tư
tưởng du hiệp cũng là một nét nổi bật ở Lý Bạch. Bởi “tư tưởng du hiệp hầu
như đã tạo nên một thế quân bình giữa Nho và Đạo: vừa thỏa mãn yêu cầu
nhập thế của đạo Nho, vừa thỏa mãn yêu cầu phóng khoáng của Đạo giáo”

[70, tr.46]. Sống trong một thời đại từ chỗ cực thịnh đến bắt đầu suy vong,
cuộc đời Lý Bạch nhiều thăng trầm, tư tưởng Lý Bạch đầy mâu thuẫn. Những
điều ấy đã in dấu vào thơ tạo nên một phong cách độc đáo.
Lý Bạch để lại cho đời hơn 1000 bài thơ, chủ yếu được ông sáng tác
trên đường viễn du. Thơ ông phong phú về nội dung, đa dạng về nghệ thuật
thể hiện. Trong thơ ông ta có thể bắt gặp niềm khát khao vươn tới lí tưởng cao
cả, sự bất bình sâu sắc trước hiện thực tầm thường, khát vọng giải phóng cá
tính. Lý Bạch viết về lịch sử, về cuộc sống của nhân dân, về thiên nhiên, về
tình bạn... ở đề tài nào nội dung tình cảm trong thơ ông cũng luôn được thể


17
hiện một cách mãnh liệt. Thơ Lý Bạch phóng túng, ông hay nói về rượu và
đặc biệt là cõi tiên nên người đời thường gọi ông là “Thi tiên”. Phong cách
thơ Lý Bạch vừa phiêu dật, hào phóng lại vừa tự nhiên, giản dị và hết sức tinh
tế. Thơ ông có sự thống nhất giữa cái đẹp và cái cao cả. Đó là sự phản ánh
của một cuộc đời luôn khao khát vươn tới lí tưởng trong cuộc sống. Cùng với
Đỗ Phủ, Lý Bạch là nhà thơ vĩ đại nhất đời Đường. Tuy nhiên, nếu Đỗ Phủ là
nhà thơ có xu hướng hiện thực thì Lý Bạch được xem là tiêu biểu nhất cho xu
hướng lãng mạn.
1.1.1.2. Thơ tứ tuyệt trong đời thơ Lý Bạch
Trước hết cần xác định rõ khái niệm thơ tứ tuyệt. Bởi đây là một vấn đề
còn tồn tại những cách hiểu khác nhau. Một số nhà nghiên cứu đã dựa trên
tính chất tinh túy, tuyệt diệu của thơ tứ tuyệt để giải thích tên gọi. Dương Tái
đời Nguyên cho rằng: tuyệt cú là “cú tuyệt mà ý bất tuyệt” (Chuyển dẫn [1,
tr.18]). Dương Thận đời Minh thì nói: “Tuyệt cú giả, nhất cú nhất tuyệt dã”
(Chuyển dẫn [70, tr.544]). Nhà nghiên cứu Lạc Nam Phan Văn Nhiễm cũng
có quan niệm tương tự: “Tuyệt cú tức là bài thơ hay tuyệt vời, vì chỉ có 4 câu
20 từ hoặc 28 từ mà nói lên được đầy đủ ý tứ của một đề tài theo đúng luật lệ
của thơ Đường” (Chuyển dẫn [1, tr.18]). Tác giả Bùi Kỷ thì phát biểu trong

cuốn Quốc văn cụ thể như sau: Tuyệt “là tuyệt diệu, mỗi câu chiếm một vị trí
đặc biệt, chỉ trong bốn câu mà thiển thâm, ẩn hiện, chính kỳ, khởi phục đủ cả
cho nên gọi là tuyệt” (Chuyển dẫn [70, tr.265]).
Có một quan niệm khá phổ biến cho rằng tứ tuyệt ra đời sau luật thi,
được cắt ra từ bài luật thi. Tứ tuyệt còn được gọi là tuyệt thi, đoạn cú, tiệt cú...
Các chữ tuyệt, đoạn, tiệt đều có nghĩa gần giống nhau. Như vậy, tứ tuyệt là
“ngắt” lấy bốn câu từ bài luật thi mà thành. Quan niệm này đã từng thịnh
hành ở Trung Quốc. Ở Việt Nam, nhiều người cũng hiểu tứ tuyệt theo quan
niệm như vậy. Dương Quảng Hàm định nghĩa: “Tứ là bốn, tuyệt là dứt, ngắt.


18
Lối này gọi thế vì thơ tứ tuyệt là ngắt lấy bốn câu trong bài thơ bát cú mà
thành” [29, tr.127]. Trần Trọng Kim trong cuốn Đường thi; các tác giả Bùi
Văn Nguyên, Hà Minh Đức trong cuốn Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại
cũng có ý kiến tương tự. Theo Nguyễn Khắc Phi, ở Trung Quốc hiện nay hầu
như không ai còn quan niệm như trên. Đổng Văn Hoán cho rằng: nói tuyệt cú
là “cắt lấy một nửa của bài luật thi” thì chẳng bằng nói “luật thi là do tuyệt cú
nhân đôi mà thành” (“luật thi thực do tuyệt cú bội nhiên nhi thành”). Tức là
điều này không có cơ sở khoa học rõ ràng, chỉ là sự đoán định thiếu căn cứ.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được tên gọi “tuyệt cú”
xuất hiện vào thời Lục triều, còn các bài thơ bốn câu, mỗi câu năm chữ hoặc
bảy chữ thì xuất hiện sớm hơn nữa. Cội nguồn của tứ tuyệt là ca dao dân gian
cổ đại và tứ tuyệt đã ra đời trước khi có luật thi. Nguyễn Khắc Phi cho rằng:
“Khái niệm “tuyệt cú” thoạt đầu được đưa ra không phải để khu biệt với “bát
cú” (tức luật thi) mà là để khu biệt với “liên cú” - một hình thức sáng tác thơ
ca có tính tập thể (từ hai người trở lên) tương truyền xuất hiện từ thời Hán Vũ
Đế song rõ ràng đã phát triển mạnh thời Lục triều. Ban đầu, mỗi người làm
một câu; đến đời Tấn mỗi người hai câu và cuối Tấn đầu Tống, đã xuất hiện
hình thức liên cú trong đó mỗi người làm bốn câu” [70, tr.545], “trường hợp

người xướng bài đầu tiên mà không có ai làm liền theo được thì bài độc
xướng đó được gọi là “đoạn cú” hoặc “tuyệt cú”” [70, tr.546]. Quan điểm này
của Nguyễn Khắc Phi dựa trên bài viết của nhà nghiên cứu Nhiếp Thế Mỹ,
một bài viết phân tích cặn kẽ con đường hình thành tuyệt cú: “Vì sao gọi là
tuyệt cú? Nó phát sinh và phát triển như thế nào?”. Hồ Sĩ Hiệp trong luận án
Sự phát triển thi pháp của Đỗ Phủ; Nguyễn Sĩ Đại trong luận án Một số đặc
trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường; Phạm Hải Anh trong luận án
Thơ tứ tuyệt Lý Bạch - phong cách và thể loại; Nguyễn Thị Bích Hải trong bài
“Những nét tương đồng và dị biệt của ba thể thơ tuyệt cú, haicư và lục bát”...
đều hiểu thơ tứ tuyệt theo quan điểm trên.


19
Theo một cái nhìn có tính lịch sử về thơ tứ tuyệt như vậy, chúng tôi
thống nhất với các tác giả trên về nội hàm khái niệm thơ tứ tuyệt: “Tứ tuyệt
không nhất thiết phải bó gọn dưới hình thức luật tuyệt với bốn kiểu cắt từ bài
bát cú, mà có thể gồm nhiều loại, theo luật hoặc không, ngũ ngôn, thất ngôn
hoặc tạp ngôn; và dù dưới dạng nào, một bài tứ tuyệt cũng cần được nhìn
nhận như là một chỉnh thể nghệ thuật trọn vẹn, riêng biệt” [1, tr.20]. Với cách
hiểu đó, tất cả những bài thơ bốn câu của Lý Bạch chúng tôi đều quan niệm
đó là thơ tứ tuyệt.
Thơ tứ tuyệt là một bộ phận hết sức quan trọng trong sự nghiệp thơ ca
của Lý Bạch. Phạm Hải Anh trong luận án phó tiến sĩ Thơ tứ tuyệt Lý Bạch phong cách và thể loại đã tiến hành khảo sát toàn bộ thơ Lý Bạch gồm 1041
bài in trong cuốn Lý Bạch thi toàn tập (Chung Thúc Hà chủ biên, Hải Nam
xuất bản xã, 1992) và có thống kê về tỉ lệ thơ Lý Bạch như sau: cổ thi 596 bài,
tạp ngôn 98 bài, bài luật 27 bài, bát cú 127 bài, tứ tuyệt 193 bài. Như vậy, số
bài tứ tuyệt chiếm gần 1/5 thơ Lý Bạch, số lượng chỉ xếp sau cổ thi.
Điều đáng nói ở đây là đã có một sự khác biệt rất rõ về mặt phong cách
của thơ tứ tuyệt Lý Bạch so với các thể loại thơ còn lại trong sáng tác của
ông. Đề tài trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch phong phú hơn. Thơ bát cú, bài luật, cổ

thi của Lý Bạch cũng viết về nhiều đề tài nhưng trong đó hơn 1/3 là viết tặng
bạn và tống biệt. Sự thiên lệch này không có ở tứ tuyệt. Nếu ở các thể thơ
khác, người ta thấy một Lý Bạch tràn đầy tâm trạng với cảm xúc được thể
hiện hết sức mãnh liệt trên từng câu chữ, kể cả khi ông nhập thân vào nhân
vật hay thể hiện trực tiếp đều như vậy, thì ở tứ tuyệt phần nào giọng điệu thơ
dồn nén và bộc lộ khách quan hơn. Thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch
không được miêu tả với sự chất chồng hình ảnh một cách choán ngợp như
trong các thể loại khác, mà chỉ là những nét phác thảo nhưng rất sắc nét, chân
thực, gợi nhiều hơn tả. Đặc biệt trong thơ tứ tuyệt, Lý Bạch đã rất quan tâm


20
tới việc vận dụng các hình thức kết cấu đa dạng. Nếu thơ Đường thường nói
bằng các quan hệ, thì điều này đặc biệt được vận dụng nhiều trong tứ tuyệt, và
tứ tuyệt của Lý Bạch cũng không phải là ngoại lệ. Cũng do đặc điểm thể loại
chi phối, ngôn ngữ trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch cô đọng hơn nhiều so với các
thể thơ khác của ông. Thơ tứ tuyệt Lý Bạch còn có hiện tượng sáng tác thành
chùm như Thu phố ca 17 bài, Thượng hoàng tây tuần nam kinh ca 10 bài,
Hoành Giang từ 6 bài, Thanh bình điệu 3 bài...
Số lượng các bài luật thi của Lý Bạch khá khiêm tốn. Điều này dễ hiểu,
bởi ông là người có tâm hồn lãng mạn, phóng túng, không thích gò ép vào
niêm luật quá chặt chẽ. Hơn nghìn bài thơ để lại của Lý Bạch, phần lớn là thơ
cổ phong và nhạc phủ, trong đó nhạc phủ của ông được đánh giá là tuyệt hay.
Điều đó cũng không khó hiểu, bởi cổ thi phóng khoáng, tự do, trong đó nhạc
phủ lại mang hơi hướng dân gian. Điều đặc biệt là tại sao một người lãng
mạn, phiêu dật như Lý Bạch lại tìm đến tuyệt cú và mảng thơ này đã chiếm
phần quan trọng trong đời thơ ông? Lí giải điều này, Trương Trọng Thuần
viết: “Ông (Lý Bạch) thích tuyệt cú không có nghĩa là ông thích luật bằng trắc
và âm vận của nó, mà có lẽ vì tuyệt cú ngắn, gần giống dân ca và có thể dùng
khẩu ngữ chăng?” (Chuyển dẫn [1, tr.49]). Phạm Hải Anh trong luận án Thơ

tứ tuyệt Lý Bạch - phong cách và thể loại thì cho rằng: “Có vẻ như với khuôn
khổ gọn nhẹ, tứ tuyệt đã len lỏi trong mọi tình huống đời sống và tâm tư Lý
Bạch rồi để lại dấu ấn của mình ở đó” [1, tr.50].
Chúng tôi không nghĩ rằng sự ngắn gọn linh hoạt hay khả năng đưa
khẩu ngữ vào thơ là nguyên nhân chính khiến cho tứ tuyệt chiếm phần quan
trọng trong đời thơ Lý Bạch như lí giải của các tác giả nói trên. So với luật thi
thì tứ tuyệt khá tự do. Tứ tuyệt có thể làm theo lối cổ thể, còn những bài luật
tuyệt thì cũng ít gò bó. Nếu luật thi bát cú phải tuân thủ niêm, luật, đối... thì
luật tuyệt không bắt buộc phải có đối. Song tính chất tương đối cởi mở đó


21
cũng không phải là nguyên nhân chính khiến Lý Bạch yêu thích thể loại tứ
tuyệt. Khi sáng tác tứ tuyệt, dù làm theo lối cổ thể, số chữ trong câu thơ tứ
tuyệt Lý Bạch luôn là 5 hoặc 7. Nếu số chữ trong câu thơ Lý Bạch ở các thể
loại cổ phong và nhạc phủ co duỗi hết sức linh hoạt, xen kẽ câu dài câu ngắn
rất phóng túng, thậm chí như trong bài Tương tiến tửu có câu dài đến mười
chữ (“Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai”), thì trong tứ tuyệt,
hình thức câu thơ Lý Bạch lại luôn có xu hướng đi vào quy củ. Điều đó có
nghĩa là Lý Bạch không tìm đến tứ tuyệt vì tính tự do tương đối của nó. Vậy lí
do vì sao ông thích tứ tuyệt? Theo chúng tôi, tứ tuyệt khi tồn tại ở dạng thức
quy củ nhất, vốn dĩ đã có một khả năng rất lớn trong việc thể hiện thế giới
tâm hồn con người. Dù ngắn gọn, nhưng khả năng thấu nhập và phản ánh
chiều sâu nội tâm của tứ tuyệt là điều mà các thể loại khác khó lòng sánh kịp.
Lý Bạch lãng mạn, phóng túng nên ông tìm đến các thể loại cổ thi để thể hiện
những cảm xúc mãnh liệt của mình, nhưng đồng thời ông cũng tìm đến tứ
tuyệt như một tất yếu để thể hiện sự phóng túng ở chiều sâu nhất của nó.
Lí giải như vậy mới có thể khẳng định tứ tuyệt là một bộ phận hết sức
quan trọng trong đời thơ Lý Bạch, góp phần lớn trong việc khẳng định tài
năng và phong cách của ông.

1.1.1.3. Đặc điểm thơ tứ tuyệt của Lý Bạch
Lý Bạch và Đỗ Phủ được xem là hai nhà thơ lớn nhất, tiêu biểu nhất
đời Đường. Nhưng về cơ bản, nếu Đỗ Phủ được xem là nhà thơ tiêu biểu nhất
của xu hướng hiện thực thì Lý Bạch lại được xem là đại diện nổi bật của xu
hướng thơ ca lãng mạn. Vì thế, ở mảng thơ tứ tuyệt, sự khác biệt là rất rõ
ràng. Sự xuất hiện của thơ tứ tuyệt Đỗ Phủ đánh dấu một bước đột phá trong
quá trình phát triển thơ tứ tuyệt đời Đường. Tứ tuyệt Đỗ Phủ đã gia tăng khả
năng phản ánh, thể hiện đời sống bằng cách tăng cường các yếu tố tự sự và
nghị luận. Đặc biệt yếu tố nghị luận trong tứ tuyệt của Đỗ Phủ về sau đã tạo


22
ảnh hưởng không nhỏ tới thơ ca đời Tống. Tứ tuyệt Lý Bạch ngược lại, đậm
chất trữ tình. Các nhà nghiên cứu cho rằng đến thời Thịnh Đường, tứ tuyệt đã
đạt tới đỉnh cao của nó về nhiều mặt: tình cảm giao dung, âm điệu hài hòa, trữ
tình sâu lắng. Có thể nói thơ tứ tuyệt Lý Bạch tiêu biểu nhất cho sự phát triển
đỉnh cao ấy.
Theo thống kê của Phạm Hải Anh, thơ tứ tuyệt của Lý Bạch có số
lượng nhiều nhất so với số lượng thơ tứ tuyệt của các tác giả cùng thời. “Lý
Bạch sáng tác hơn nghìn bài thơ mà riêng thơ tứ tuyệt của ông đã là 193 bài,
hơn số bài tứ tuyệt của 12 đại gia Sơ Đường cộng lại. Con số ấy so với số
lượng bài tứ tuyệt của những nhà thơ Thịnh Đường được đánh giá là rất thành
công ở thể loại này thì vẫn là nhiều nhất (Vương Duy: 106 bài, Vương Xương
Linh: 89 bài, Đỗ Phủ: 139 bài)” [1, tr.30].
Thơ Lý Bạch là đỉnh cao của thơ ca lãng mạn đời Đường. Bút pháp
lãng mạn đã chi phối mạnh mẽ tới đặc trưng thơ tứ tuyệt của ông. Tứ tuyệt Lý
Bạch dù viết ở đề tài nào cũng thể hiện chất lãng mạn bay bổng, phóng dật,
khoáng đạt. Một số bài tứ tuyệt của ông viết về hiện thực đời sống nhân dân,
song do sự chi phối của bút pháp lãng mạn nên thường tập trung thể hiện cái
đẹp của cuộc sống hơn là đi sâu phản ánh nỗi thống khổ của nhân dân như

trong thơ tứ tuyệt Đỗ Phủ.
Tứ tuyệt Lý Bạch viết về đề tài biên tái, chiến tranh cũng không lặp lại
phong cách của Cao Thích, Sầm Tham... Thơ ông không hề có ý vị ngậm ngùi
kiểu như ở hai câu thơ nổi tiếng trong bài Lương Châu từ của Vương Hàn: “Túy
ngọa sa trường quân mạc tiếu, Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi”. Tứ tuyệt viết về
chiến tranh của Lý Bạch chủ yếu mô tả khí thế chiến trường, làm toát lên được
vẻ đẹp hào hùng của trận mạc và ý chí, phong thái của người chiến binh. Đóng
góp của tứ tuyệt Lý Bạch ở đây “không hẳn ở chỗ phản ánh hiện thực chiến
tranh mà là đã ghi nhận được âm vang thời đại Thịnh Đường” [1, tr.38].


23
Khi so sánh tứ tuyệt Lý Bạch ở mảng đề tài điền viên, sơn thủy với tứ
tuyệt Vương Duy, nhiều người cũng đã ghi nhận một sự khác biệt khá rõ. Tuy
cùng đạt đến độ đơn sơ, bình đạm, song tứ tuyệt Lý Bạch không có nét thâm
trầm như tứ tuyệt Vương Duy mà chủ yếu toát lên vẻ đẹp hết sức tự nhiên.
Tuy không có nhiều bài viết về đề tài khuê oán như tứ tuyệt Vương
Xương Linh, song ở mảng này tứ tuyệt Lý Bạch cũng có nét riêng. Tính chất
lãng mạn đã chi phối những bài tứ tuyệt khuê oán tuyệt hay của ông như
Ngọc giai oán, Oán tình, Vương Chiêu Quân... Trong đó, nhà thơ đã thể hiện
nỗi cô đơn, lẻ loi của nhân vật với sự cảm thông sâu sắc. Ông không nhập
thân vào nhân vật để than trách, hờn oán như trong thơ tứ tuyệt Vương Xương
Linh mà mô tả từ bên ngoài với một nỗi sầu dường như vô tận.
Có khoảng hơn 30 bài tứ tuyệt của Lý Bạch viết về rượu, tạo thành nét
đặc sắc không thấy ở các nhà thơ cùng thời.
Lý Bạch dành phần lớn cuộc đời ngao du sơn thủy nên tứ tuyệt Lý
Bạch có một mảng đặc biệt về đề tài thiên nhiên. Cảnh trong thơ tứ tuyệt của
ông vận động đầy sức sống, toát lên vẻ trong sáng, vừa tự nhiên chân thực
vừa đẹp đẽ phi phàm.
Những đặc điểm riêng nói trên trong thơ tứ tuyệt Lý Bạch được hình

thành từ sự tương tác của phong cách tác giả với phong cách thể loại. Một Lý
Bạch lãng mạn, cuồng phóng, phiêu nhiên đã tìm thấy trong tứ tuyệt những
khả năng biểu đạt kì diệu. Chính trong tứ tuyệt của Lý Bạch, chúng ta thấy cái
tôi đầy cá tính của ông được bộc lộ một cách đầy đủ và rõ nét hơn hết. Trong
tứ tuyệt, bút pháp tả cảnh của ông đã đạt tới độ “nhập thần”. Tình cảnh hòa
quyện, giao dung, không phân biệt. Phong cách giản dị, tự nhiên của thơ Lý
Bạch được hình thành từ sự ảnh hưởng của văn học dân gian, qua tứ tuyệt
càng thể hiện đậm nét. Phong cách tự nhiên thể hiện trong toàn bộ thơ tứ tuyệt
của ông nhưng rõ nhất là ở các bài làm theo thể ngũ ngôn. Điều này góp phần


24
xác lập một quy luật trong thơ Lý Bạch, càng đi vào các thể loại ngắn, thơ
ông càng đạt tới độ tự nhiên chân thực.
Có thể khẳng định, nếu cần tìm hiểu những gì thuộc về phong cách
nghệ thuật của Lý Bạch, có lẽ không ở đâu chúng ta có thể thấy rõ ràng như
trong tứ tuyệt của ông.
1.1.2. Thơ haiku của Matsuo Basho
1.1.2.1. Về cuộc đời Matsuo Basho
Matsuo Basho (1644 - 1694) là một trong những ngôi sao rực rỡ nhất
trên bầu trời thi ca Nhật Bản. Lúc nhỏ ông có tên là Kinsaku, về sau tên
samurai của ông là Munefusa. Basho sinh trưởng trong một gia đình thuộc
tầng lớp võ sĩ cấp thấp ở thành Ueno thuộc Iga (nay thuộc tỉnh Mie). Thời trẻ
ông phục vụ cho lãnh chúa xứ Iga. Ở đây ông vừa là gia nhân, vừa là bạn thân
của Yoshitada, con trai của lãnh chúa. Họ cùng nhau lớn lên, cùng học làm
thơ haikai với sự dìu dắt của thầy Kitamura Kigin, nhà thơ, nhà phê bình nổi
tiếng bấy giờ. Trong một tuyển tập thơ xuất bản ở Kyoto năm 1664, có một
bài của Yoshitada và hai bài của Basho. Giai đoạn này, Basho lấy bút hiệu là
Sôbô, còn bút hiệu của Yoshitada là Sengin. Cuộc đời trớ trêu, Yoshitada bị
bệnh và mất sớm, Basho mang một nắm tóc của bạn đặt vào chùa trên núi

Koya rồi quyết định rời bỏ lâu đài xứ Iga, mặc dù không được lãnh chúa cho
phép. Sự mất mát này đã ảnh hưởng rất lớn tới Basho, khiến ông cảm nhận rõ
cuộc sống đầy hư ảo, ngắn ngủi vô thường.
Trong khoảng sáu năm, sau khi Yoshitada mất, không ai biết rõ tung
tích của Basho. Nhiều người cho rằng trong khoảng thời gian này Basho lên
Kyoto tiêu dao ngày tháng để khuây khỏa nỗi niềm và sáng tác thơ, tiếp tục
học cổ văn Nhật, nghiên cứu thêm về cổ văn Trung Quốc và học thư pháp.
Cũng có người đoán rằng thời gian này Basho sống ở Kyoto với một thiếu nữ,
cô này về sau đi tu lấy pháp danh là Jutei. “Mối tình giữa Basho và Jutei tuy


25
có nhiều uẩn khúc nhưng hình như là chuyện có thật. Những giai thoại khác
nhau về hành tung của Basho trong khoảng thời gian này đều như muốn gợi ý
là Basho hồi còn trẻ cũng đã chia sẻ những nỗi vui buồn của con người như
biết bao muôn vạn người khác trong tuổi thanh xuân.” [5, tr.5]. Chi tiết này
cũng gợi cho chúng ta một lí do để thấy rõ hơn, thơ Basho sau này là thơ của
sự viên dung giữa đạo lí mầu nhiệm và cuộc đời đẹp đẽ đầy màu sắc.
Năm 1672, Basho đến Edo. Ban đầu ông đã thử làm nhiều việc khác
nhau nhưng sau đó như một định mệnh, ông trở thành người giảng dạy thơ
haikai. Basho đã sáng tạo theo hướng dung hợp sự trào lộng đời thường của
haikai hiện đại (haikai no renga) với yếu tố cổ nhã tâm linh, trang trọng của
renga cổ điển. Sự dung hợp này kết đọng trong một khổ thơ ngắn 17 âm tiết
gọi là hokku, là khổ đầu của bài liên ca. Về sau hokku trở thành thể độc lập.
Đó là thơ haiku. Giai đoạn này, Basho thu nhận được nhiều môn đệ, được
nhiều người ái mộ và khẳng định được chỗ đứng trên thi đàn haikai.
Năm 1680, nhà thơ chuyển về sống trong một túp lều tranh ở Fukagawa
bên bờ sông Sumida - một vùng hẻo lánh ở Edo. Căn lều do học trò làm cho
ông, và tương truyền Basho trồng trong vườn một bụi chuối do môn đệ biếu.
Ông cũng bắt đầu tự gọi mình là Basho (Ba Tiêu - cây chuối). Khách đến

thăm đều gọi nhà ông là Ba tiêu am. Basho rất say mê hình ảnh cây chuối,
ông ví đời nghệ sĩ như tàu lá ba tiêu bị xé tan trong gió những đêm bão
bùng... Cũng thời gian này, Basho bắt đầu tham Thiền dưới sự chỉ dẫn của
Thiền sư Butchô. Ông ý thức rằng haikai không chỉ là thơ tiêu khiển mà còn
phải thể hiện được chiều sâu của cảm xúc, vẻ đẹp u hoài của thiên nhiên cô
quạnh, thanh tú và con người chân chất, phong nhã...
Mùa thu năm 1684, Basho rời Ba tiêu am, bắt đầu làm một lữ nhân
(tabibito) trong cõi phù thế. Với chiếc nón lá hay chiếc mũ vải, cái đãy đầu
đà và cây trượng, Basho đã phiêu bạt nhiều nơi trên khắp xứ sở Phù Tang.
Ông quan niệm cuộc đời là những chuyến hành trình nối liền không dứt. Mở


×