Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Nhân vật trong tiểu thuyết mạc ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.07 KB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐẶNG VĂN THÀNH

NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÍ LUẬN VĂN HỌC


2

NGHỆ AN - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐẶNG VĂN THÀNH

NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN

Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60.22.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÍ LUẬN VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. NGUYỄN VĂN HẠNH



4

NGHỆ AN - 2015


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...........................................................................................................6
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................6
2. Lịch sử vấn đề...........................................................................................7
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu khảo sát....................................15
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................15
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................16
6. Cấu trúc luận văn.....................................................................................16
Chương 1
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN.........................................................17
1.1. Cơ sở hình thành quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết
Mạc Ngôn....................................................................................................17
1.1.1. Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội...................................................17
1.1.2. Những trải nghiệm cuộc sống của Mạc Ngôn .............................19
1.1.3. Quan niệm của Mạc Ngôn về tiểu thuyết.....................................21
1.2. Nội dung cơ bản trong quan niệm nghệ thuật về con người của Mạc
Ngôn............................................................................................................24
1.2.1. Con người xã hội, lịch sử..............................................................25
1.2.2. Con người bản năng, tự nhiên.......................................................30
1.2.3. Con người tâm linh........................................................................38
1.2.4. Con người hướng thiện..................................................................45
1.3. Ý nghĩa tư tưởng thẩm mỹ trong quan niệm nghệ thuật về con người

của Mạc Ngôn.............................................................................................48
1.3.1. Thể hiện tấm lòng đồng cảm sâu sắc với thân phận con người
trong kiếp hiện sinh.................................................................................48
1.3.2. Thể hiện niềm tin vào bản tính tốt đẹp của con người..................50
1.3.3. Phê phán những hành xử trái tự nhiên ..........................................52
Chương 2
NHỮNG KIỂU NHÂN VẬT NỔI BẬT
TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN.........................................................56
2.1. Kiểu nhân vật nạn nhân của xã hội.......................................................56
2.1.1. Nạn nhân của những tập tục lạc hậu..............................................56
2.1.2. Nạn nhân của chiến tranh .............................................................60
2.1.3. Nạn nhân của ảo tưởng cách mạng................................................64
2.2. Kiểu nhân vật tha hóa...........................................................................68


6
2.2.1. Nhân vật quan chức ......................................................................68
2.2.2. Nhân vật nông dân ........................................................................71
2.2.3. Nhân vật trí thức ...........................................................................74
2.3. Kiểu nhân vật nghịch dị........................................................................76
2.3.1. Kiểu nhân vật trẻ thơ - người lớn..................................................77
2.3.2. Kiểu nhân vật người - vật..............................................................81
2.3.3. Kiểu nhân vật huyền thoại............................................................84
Chương 3
NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN.........................................................90
3.1. Khắc họa nhân vật đa chiều, đa diện....................................................90
3.1.1. Đặt nhân vật vào thời gian đa chiều..............................................90
3.1.2. Đặt nhân vật vào những tình huống mang tính bi kịch................92
3.1.3. Khắc họa tâm lý nhân vật.............................................................94

3.2. Sử dụng phương thức huyền thoại hóa.................................................98
3.2.1. Đan cài, lồng ghép thực hư trong cốt truyện.................................98
3.2.2. Huyền thóa hóa nhân vật đời thường ........................................100
3.2.3. Huyền thoại hóa nhân vật lịch sử................................................104
3.3. Sử dụng lối biểu tượng hóa ...............................................................106
3.3.1. Biểu tượng người mẹ ..................................................................106
3.3.2. Biểu tượng bầu vú.......................................................................109
3.3.3. Biểu tượng thai nhi......................................................................111
KẾT LUẬN...................................................................................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................116
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ngày 11 tháng 10 năm 2012 Mạc Ngôn đoạt giải Nobel văn học.
Đây là một vinh dự lớn đối với Mạc Ngôn nói riêng, văn học Trung Quốc nói
chung. Sáng tác của Mạc Ngôn được dịch và giới thiệu ra nhiều thứ tiếng trên
thế giới, trong đó có tiếng Việt, thu hút sự quan tâm của đông đảo người đọc
và giới nghiên cứu phê bình văn học.
1.2. Mạc Ngôn viết trên nhiều thể loại, như tạp văn, tùy bút, truyện
ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, phóng sự,... và ở thể loại nào ông cũng gặt hái


7
được nhiều thành công. Tuy nhiên, cho đến nay, thể loại thành công nhất của
Mạc Ngôn là tiểu thuyết.
1.3. Một trong những thành công nổi bật trong nghệ thuật trần thuật của
Mạc Ngôn là ông đã sáng tạo nên một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng,
thể hiện những trăn trở, suy nghiệm về con người, cuộc sống trong đời sống
hiện đại, nhất là vào nửa đầu của thế kỷ XX. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có
công trình nào đi sâu tìm hiểu thế giới nhân vật trong sáng tác của ông.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Nhân vật trong tiểu thuyết

Mạc Ngôn làm luận văn Thạc sĩ, hi vọng góp thêm một tiếng nói vào quá
trình khám phá tài năng nhiều mặt của Mạc Ngôn.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Một cái nhìn khái lược về tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Mạc
Ngôn ở Trung Quốc và ở Việt Nam
Mạc Ngôn khởi nghiệp từ năm 1981, nhưng phải đến năm 1985, các tác
phẩm Củ cải đỏ trong suốt, Bùng nổ, Dòng sông khát,... được xuất bản thì
Mạc Ngôn mới nổi tiếng trên văn đàn Trung Quốc. Khi tác phẩm Cao lương
đỏ được chuyển thể và đưa lên màn ảnh, Mạc Ngôn mới thu hút sự chú ý của
giới nghiên cứu phê bình văn học. Năm 2012 giải Nobel văn học trao cho
Mạc Ngôn, đó là sự thừa nhận mang tính toàn cầu về tài năng văn chương của
ông. Việc nghiên cứu văn nghiệp của Mạc Ngôn, theo đó cũng trở nên sôi nổi,
mạnh mẽ hơn và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Ở Trung Quốc, xuất phát từ những góc nhìn, quan điểm thẩm mỹ khác
nhau, đã có những ý kiến khác biệt, thậm chí là đối lập nhau về tiểu thuyết
Mạc Ngôn. Từ lập trường chính trị, xã hội, nhiều nhà nghiên cứu đã phê phán
mạnh mẽ một số tiểu thuyết Mạc Ngôn. Họ cho rằng các tác phẩm của ông đã
vi phạm “vùng cấm” của văn học. Nhà phê bình Vương Cán phê phán Mạc
Ngôn có tư tưởng chống lại quy phạm truyền thống. Trong khi đó, Hạ Thiệu


8
Tuấn, Phan Khải Hùng thừa nhận sức mạnh tưởng tượng của Mạc Ngôn rất
phong phú, kỳ lạ, nhưng dưới sự chỉ đạo của tư tưởng “thiên mã hành không”
(phóng túng tùy tiện) nên ngòi bút của ông nhiều khi không giữ được mực
thước: “Trước cái ác của kẻ thù, Mạc Ngôn lúc đầu còn tỏ ra căm giận nhưng
sau thì lại lạnh lùng vô cảm. Đối với cái ác và hành vi bạo lực, tác giả tả khoa
trương quá đáng và tỏ ra thích thú thưởng thức chúng” [10, tr.73]. Từ góc
nhìn nghệ thuật hiện đại, hậu hiện đại, nhiều nhà nghiên cứu đã vận dụng lý
thuyết về tiểu thuyết của M.Bakhtin, lý thuyết tự sự học của Gentte, chủ nghĩa

hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh để phân tích, lý giải tiểu thuyết Mạc Ngôn. Họ
đã phân tích và chỉ ra “sự trở về và vượt lên” dân gian, dân tộc, và “đẳng cấp
thế giới” của tiểu thuyết Mạc Ngôn. Đó là việc sử dụng thủ pháp “lạ hóa” độc
đáo, sáng tạo những huyền thoại mới, bên cạnh những huyền thoại cổ xưa.
Tiêu biểu cho quan điểm này là ý kiến của Trương Thành, Chu Ân... Trương
Thanh Hoa khi viết Nhìn lại tư trào văn học chủ nghĩa lịch sử mới trong
mười năm đăng trên tạp chí Trung Sơn (số 4 năm 1988) đã cho rằng, Mạc
Ngôn là người đã làm cho lịch sử trở thành đối tượng của thẩm mỹ, dân gian
hóa nội dung lịch sử và phong cách kể cũng được dân gian hóa với hàng loạt
tiểu thuyết về gia tộc Cao lương đỏ. Các bài viết Thế giới bị ký ức vây bọc,
Góc nhìn trẻ thơ trong sáng tác của Mạc Ngôn của Trình Đức Bồi ở Thượng
Hải đã phân tích mối quan hệ giữa sáng tác và thời niên thiếu của Mạc Ngôn.
Tương tự, Quý Hồng Trân cũng đã cho rằng, việc Mạc Ngôn lựa chọn góc
nhìn niên thiếu và góc nhìn nhân dân đã tạo nên nét đặc biệt trong tiểu thuyết
của ông. Dương Liên Phấn trong bài viết Giá trị và khiếm khuyết trong tiểu
thuyết của Mạc Ngôn cho rằng: “Dường như Mạc ngôn quá thích thú với tri
giác cảm tính của mình nên đã đi quá xa. Ông định giải thoát khỏi lí tính khô
cứng lệch lạc nhưng lại nảy sinh “quái đồ”. Ông không vì thế mà có đủ tự do
miêu tả cảm giác, trái lại sa vào cái vòng “lí tính” giả tạo cũng có nghĩa là


9
trong việc miêu tả cảm tính đã thiếu đi cảm tính thực sự nên tạo thành tình
cảm không thật” [10, tr73].
Bên cạnh những nghiên cứu mang tầm khái quát còn có nhiều bài viết
bàn về những tác phẩm tiêu biểu của Mạc Ngôn. Nhận xét về tiểu thuyết Đàn
hương hình của Mạc Ngôn, Lý Kiến Quân viết: “Trong Đàn hương hình ngòi
bút của Mạc Ngôn đã chịu ảnh hưởng bởi khuynh hướng thưởng thức hành vi
tàn ác của truyền thống. Ở Đàn hương hình, tác giả tả việc hành hình quá tỉ
mỉ, quá ghê rợn, nhưng lại tỏ ra “thích thú” [10, tr73]. Cũng cách nhìn ấy, bàn

về tác phẩm Báu vật của đời, ông viết: “phiến diện hẹp hòi, tình cảm ủy mị
tiêu trầm, không lấy quan điểm duy vật để nhìn lịch sử”.
Ở Việt Nam, từ giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, tên tuổi Mạc Ngôn
đã được biết đến như là một hiện tượng của văn học đương đại Trung Quốc.
Đặc biệt sau khi tiểu thuyết Báu vật của đời được dịch và giới thiệu ở Việt
Nam, Mạc Ngôn đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu phê bình văn học.
Nguyễn Khắc Phê trong bài viết Thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn qua hai
tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình đăng trên Tạp chí Sông
Hương, số 166, tháng 12 năm 2002, đã nói đến phương diện không - thời
gian, mối quan hệ của các nhân vật cùng với những phân tích, lí giải và thủ
pháp nghệ thuật độc đáo ở hai tác phẩm này. Trong bài viết Tài “phù phép”
của Mạc Ngôn (Tiền Phong online, 10/ 5/ 2008), ông đã nói nhiều đến thủ
pháp lạ hóa trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn mà Báu vật của đời được xem là
thể hiện tập trung nhất. Lê Huy Tiêu là người có nhiều bài nghiên cứu về tiểu
thuyết Mạc Ngôn. Trong bài viết Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của
Mạc Ngôn (Tạp chí Văn học nước ngoài, số 4/ 2003), ông đã bước đầu đề cập
đến những đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác của Mạc Ngôn, như: đề tài, cốt
truyện, thủ pháp nghệ thuật,... Theo ông, “Nhiều người gọi những tác phẩm
của Mạc Ngôn là tiểu thuyết “cảm giác mới”. Bàn về cốt truyện trong tiểu


10
thuyết Mạc Ngôn, ông viết “Tiểu thuyết của Mạc Ngôn không còn là cốt
truyện hoàn chỉnh như cốt truyện truyền thống mà nó chỉ là cái khung mà
thôi. Nhưng trong cái khung ấy chứa đầy cảm giác, đó là linh hồn của tiểu
thuyết Mạc Ngôn. Ông có biệt tài nắm bắt cảm giác” [95]. Về kết cấu tiểu
thuyết Mạc Ngôn, ông viết: "Do điểm nhìn tự thuật luôn biến hóa, nên kết cấu
truyện của Mạc Ngôn cũng xuất hiện một hình thức tương xứng mới mẻ về
không gian và thời gian, lịch sử và hiện tại, vừa có một kết cấu ngoại tại...
Tiểu thuyết của ông là một kết cấu phức hợp, tuần hoàn, phi tuyến tính, phi

logic, rất hỗn độn, vô thủy vô chung” [95].Trong bài viết Tiểu thuyết Trung
Quốc thời kỳ đổi mới, Lê Huy Tiêu cho rằng, “Nghệ thuật tự sự của tiểu
thuyết Mạc Ngôn khá độc đáo”. Ông đã phân tích, luận giải điều đó trên một
số phương diện tổ chức tự sự trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, như ngôi kể, điểm
nhìn, thủ pháp nghệ thuật, cách xử lí không gian, thời gian,... Bàn về tiểu
thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngôn, Lê Huy Tiêu trong bài Mạc Ngôn và
Đàn hương hình (Tạp chí Văn nghệ, số 27, tháng 7/ 2003), đã cho rằng, giá trị
của cuốn tiểu thuyết này trước hết là ở góc nhìn tự thuật của tác phẩm. Ông
viết: “rất độc đáo, tác giả vừa hóa thân vào người kể chuyện “tôi” (“tôi” chỉ
kể những điều tôi biết để lí giải mọi sự vật với sự hiểu biết của mình), nhưng
bên cạnh đó lại sử dụng góc nhìn của người kể chuyện ngôi thứ ba (người kể
chuyện quan sát sự vật từ bên ngoài)”, “nhờ góc nhìn tự thuật đa dạng, luôn
thay đổi đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật: tác giả cố ý bảo lưu một số bí mật,
gợi lên trí tò mò của độc giả” [101]. Từ đó, ông đi đến nhận xét: “Cái độc đáo
của Đàn hương hình còn thể hiện ở ngôn ngữ tự thuật. Ngôn ngữ của người kể
chuyện và ngôn ngữ của nhân vật thường xen lẫn, đổi chỗ cho nhau làm cho
trang viết sinh động” [101]. Cùng với việc đánh giá cao nghệ thuật tự sự, Lê
Huy Tiêu đã cố gắng đưa ra một cái nhìn đa chiều về tiểu thuyết Mạc Ngôn.
Trong bài Thử phản biện Mạc Ngôn (Tạp chí Văn nghệ, số 46/ 2008), Lê Huy


11
Tiêu cho rằng, “Quan niệm mỹ học của tác giả Mạc Ngôn có vẻ... có vấn đề”
[99]. Ông viết: “Trong truyện vừa Cao lương đỏ (1986) Mạc Ngôn viết: “Quê
hương Đông Bắc Cao Mật, không còn nghi ngờ gì nữa, là nơi đẹp đẽ nhất,
xấu xa nhất; siêu thoát nhất, thế tục nhất; trong trắng nhất, nhơ bẩn nhất; anh
hùng hảo hán nhất, đểu giả mất dạy nhất; giỏi uống rượu nhất, biết yêu đương
nhất ở trên trái đất này”. Tiểu thuyết của ông thời kỳ đầu đi theo hướng “đẹp
đẽ nhất”, đầy nhân tình ấm áp, làm rung động lòng người (Đêm mưa xuân
giăng giăng, Con đường bán bông, Âm nhạc dân gian, Tình yêu ban đầu...).

Nhưng các tiểu thuyết về sau “bị quan điểm thẩm mỹ “bệnh hoạn” làm cho
tàn lụi dần dần” [99].
Hồ Sĩ Hiệp trong bài viết Tiểu thuyết Mạc Ngôn với độc giả Việt Nam
(Tạp chí Văn nghệ, số 51), nhận xét: “Ngòi bút miêu tả của Mạc Ngôn trong
Báu vật của đời tỉnh táo và lạnh lùng. Mặc dù một số đoạn rơi vào yếu tố tự
nhiên sắc dục nhưng toát lên trong toàn bộ tác phẩm vẫn là cái nhìn hiện thực
và thái độ xây dựng của tác giả.... Đàn hương hình, Mạc Ngôn lên án sự tàn
bạo độc ác của thời đại nhà Thanh - một thời đại đã gây nên biết bao đau
thương, thảm khốc cho mỗi con người và cho mỗi gia đình.... Cây tỏi nỗi giận
là một câu chuyện rất đơn giản nhưng có tính thời sự trong thời buổi kinh tế
thị trường, thì nông thôn, nông nghiệp và nông dân luôn bị thiệt thòi. Những
người nông dân...trong tác phẩm có thể coi là những người điển hình trong
thời đại mới. Họ biết làm ăn, biết làm giàu và cũng biết đấu tranh đến cùng
khi quyền lợi bị xâm phạm”. Theo Hồ Sĩ Hiệp, “Trong các nhà văn đương đại
Trung Quốc hiện nay,... ông là nhà văn có “vùng đất”, “có tiếng nói” và có
“cách viết riêng”... Câu chuyện trong tác phẩm của Mạc Ngôn bình thường
phổ biến, nơi nào cũng có nhưng dưới ngòi bút của tác giả trở nên phức tạp và
rối rắm, đầy kịch tính và chứa chất nhiều mâu thuẫn làm cho người đọc theo
dõi, rất căng thẳng. Chính yếu tố này đã làm cho tác phẩm của Mạc Ngôn hấp


12
dẫn người đọc. Về nghệ thuật tác phẩm của Mạc Ngôn có nhiều khám phá,
vừa cách tân truyền thống vừa sáng tạo cái mới theo các thủ pháp nghệ thuật
tiểu thuyết Tây phương” [24].
Nguyễn Thị Tịnh Thy là người đầu tiên ở Việt Nam làm luận án Tiến
sĩ về tiểu thuyết Mạc Ngôn. Bà đã có nhiều bài viết, nghiên cứu về tiểu thuyết
của Mạc Ngôn. Trong bài Kỳ ảo hóa ngôn ngữ miêu tả cảm giác trong tiểu
thuyết của Mạc Ngôn (Tạp chí Non nước, số 169), đã cho rằng, “Đối với Mạc
Ngôn “cảm giác mới” là sự lặn sâu vào trong cảm giác, cảm xúc của nhân vật,

dùng bút pháp kỳ ảo để diễn tả nó một cách tế vi, li kỳ và quái đản... màu sắc
kỳ ảo trong ngôn ngữ miêu tả cảm giác còn được thể hiện ở sự tương thông
giữa con người và vạn vật. Bằng sự mẫn cảm thần diệu, con người có thể trở
thành tri âm của những sự vật vô tri... Đó là bút pháp miêu tả vô tiền khoáng
hậu của “quái tài” Mạc Ngôn” [90]. Ở Luận án tiến sĩ với đề tài Nghệ thuật tự
sự trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn (2011), trên cơ sở khảo sát, thống kê một
cách hệ thống các tiểu thuyết của Mạc Ngôn, Tịnh Thy đã đi vào các phương
diện cơ bản trong tổ chức tự sự của nhà văn, như: người kể chuyện, điểm
nhìn, thời gian, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu. Từ đó, bà chỉ ra những thành
tựu, hạn chế về nghệ thuật tiểu thuyết cũng như vị trí tiên phong của Mạc
Ngôn trong tiểu thuyết đương đại Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, tiểu thuyết Mạc Ngôn đã được nhiều
người lựa chọn làm luận văn Thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp. Có thể kể đến
một số luận văn Thạc sĩ như: Trần Thị Ngoan (2009), Biểu tượng tiêu biểu
trong Báu vật của đời (Đại học sư phạm Hà Nội); Lương Thị Vân Anh
(2010), với Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Mạc Ngôn trường Đại học
Vinh; Hoàng Thị Thanh Lê (2011), Tìm hiểu 41 chuyện tầm phào của Mạc
Ngôn (Trường Đại học Vinh); Nguyễn Thị Hoài (2012), Những dấu hiệu
của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn (Trường Đại học


13
Vinh)... Điều này đã góp phần nghiên cứu, giới thiệu tác phẩm Mạc Ngôn
đến với độc giả Việt Nam.
2.2. Những nghiên cứu, đánh giá về nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn
Cho đến nay, dựa vào những tài liệu mà chúng tôi có được, có thể thấy,
chỉ có những bài nghiên cứu theo từng tác phẩm hoặc một kiểu dạng nhân vật
trong sáng tác của ông. Võ Nguyễn Bích Duyên trong bài Kiểu nhân vật trẻ
thơ - người lớn trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn (Tạp chí Văn học nghệ thuật,
số 330, 12/ 2011), đã có một cái nhìn bao quát về thế giới nhân vật trong tiểu

thuyết Mạc Ngôn. Võ Nguyễn Bích Duyên viết: “Tiểu thuyết Mạc Ngôn là
một sân khấu rộng lớn có khả năng quy tụ về đó một dàn diễn viên đông đảo,
phong phú và sinh động. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, vì
vậy, là một thế giới ồn ào và phức tạp, cả lưu manh lẫn anh hùng, kẻ khốn
cùng lẫn bậc đại phú quý, con người lẫn súc vật, thần tiên lẫn ma quỷ,… Thế
nhưng, dù rất đông đúc, song mỗi nhân vật đều là một cá thể sinh động. Nó
khước từ vai trò của một nhân vật loại hình hay có chức năng thúc đẩy cốt
truyện, trở thành một nhân tố tích cực trong việc kiến tạo bức tranh xã hội
rộng lớn, đa diện, nhiều chiều” [16]. Từ việc khái quát hệ thống nhân vật
trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn, tác giả đi sâu tìm hiểu kiểu nhân vật trẻ thơ người lớn, một kiểu dạng nhân vật xuất hiện khá nhiều trong tiểu thuyết của
Mạc Ngôn. Nhận xét về đặc điểm nổi bật của kiểu nhân vật này, tác giả bài
viết, cho rằng, “Đó là những nhân vật mà yếu tố trẻ thơ và yếu tố người
trưởng thành cùng tồn tại. Dạng thứ nhất, nhân vật là trẻ thơ khi xét về vóc
dáng, tuổi tác, nhưng tâm hồn, suy nghĩ, hành động lại rất người lớn. Dạng
thứ hai, nhân vật có vóc dáng, tuổi tác của một người trưởng thành nhưng suy
nghĩ, hành động thì ngây thơ, khờ khạo. Ngoài hai dạng này còn có một vài
nhân vật có sự giao thoa giữa trẻ thơ và người lớn” [16].


14
Trong Luận văn thạc sĩ của Bùi Hải Hà với đề tài Nghệ thuật tự sự
trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn (2013), bên cạch việc tìm hiểu khá
sâu về nghệ thuật tự sự của tác phẩm, Bùi Hải Hà còn có cái nhìn khái
quát về nhân vật trong tác phẩm này: “Khi miêu tả ngoại hình nhân vật,
Mạc Ngôn không miêu tả từ đầu đến cuối mà nhà văn luôn có sự lựa chọn
chi tiết đặc sắc nhất từ đó góp phần thể hiện cá tính của nhân vật. Hình
ảnh đôi bàn tay của Vạn Tâm được Mạc Ngôn miêu tả rất kỹ về hình dáng
bên ngoài, cảm xúc bên trong của người sở hữu chúng lẫn cảm xúc của
những đối tượng xung quanh về chính chúng”. Tác giả còn chia nhân vật
trong tiểu thuyết Ếch với những kiểu nhân vật: nhân vật hành động, nhân

vật sám hối.
Trong bài viết Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đàn hương hình của
Mạc Ngôn (Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 10/ 2008) Nguyễn Cẩm Anh phân
tích khá sâu sắc hai tuyến nhân vật đối lập nhau trong tác phẩm Đàn hương
hình. Tác giả bài báo viết: “Để thể hiện những vấn đề đặt ra trong Đàn hương
hình, Mạc Ngôn đã xây dựng hệ thống nhân vật gồm hai tuyến đối lập nhau.
Mối quan hệ đối kháng thể hiện ở mọi mặt của các nhân vật. Về địa vị, tuyến
nhân vật thứ nhất chủ yếu là những vị quan lại, có quyền, có thế trong triều
đình. Họ đứng ở vị thế của tầng lớp thống trị. Ngược lại, trong tuyến nhân vật
thứ hai, hình tượng các nhân vật hầu hết có xuất thân từ gốc gác nông dân tầng lớp thấp hèn trong xã hội” [3]. Bên cạnh việc phân tích hai tuyến nhân
vật quan lại và nông dân, tác giả còn chỉ ra một số nhân vật có tính chất đặc
biệt trong tác phẩm, đó là làn điệu Miêu Xoang và hình phạt: "Hai nhân vật
này tuy đối lập nhau nhưng tồn tại thống nhất, tạo nên cuộc sống hoàn chỉnh
của con người trong thời điểm lịch sử đó - một cuộc sống có cả thể xác và
linh hồn” [3].


15
Điểm qua một số nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu, có thể
thấy việc nghiên cứu tiểu thuyết Mạc Ngôn nói chung, nhân vật trong tiểu
thuyết Mạc Ngôn nói riêng chưa có nhiều thành tựu. Hầu hết các ý kiến mới
dừng lại ở nhận xét mang tính cảm nhận, còn thiếu một cái nhìn hệ thống,
toàn diện về nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. Chúng tôi xem đó là những
gợi ý quý báu để thực hiện đề tài này.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống nhân vật trong tiểu
thuyết Mạc Ngôn.
3.2. Về tư liệu khảo sát, chúng tôi tập trung vào 6 tiểu thuyết tiêu biểu
cho các giai đoạn sáng tác của Mạc Ngôn, như:
- Đàn hương hình, (Trần Đình Hiến dịch), Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2004.

- Báu vật của đời, (Trần Đình Hiến dịch), Nxb Văn nghệ, Tp Hồ Chí
Minh, 2001.
- Thập tam bộ (Trần Trung Hỷ dịch), Nxb Văn Nghệ, Tp Hồ Chí Minh, 2007.
- Tứ thập nhất pháo (Trần Trung Hỷ dịch), Nxb Văn Nghệ, Tp Hồ Chí
Minh, 2007.
- Ếch (Nguyên Trần dịch), Nxb Văn học, 2010.
- Sống đọa thác đày (Trần Trung Hỷ dịch), Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2007.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Như tên đề tài đã xác định, mục đích nghiên cứu của đề tài là chỉ
ra những đặc điểm nổi bật của hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn.
Từ đó, thấy được tư tưởng nghệ thuật, tài năng sáng tạo của Mạc Ngôn.
3.2. Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ:
Thứ nhất, trên cơ sở khảo sát, phân tích khái quát được quan niệm nghệ
thuật về con người trong tiểu thuyết Mạc Ngôn.


16
Thứ hai, khảo sát, phân loại các kiểu nhân vật nổi bật trong tiểu thuyết
Mạc Ngôn.
Thứ ba, chỉ ra được những phương diện nổi bật trong nghệ thuật khắc
họa nhân vật của Mạc Ngôn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, như:
- Phương pháp khảo sát - thống kê, miêu tả.
- Phương pháp cấu trúc hệ thống
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm ba chương:
Chương 1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Mạc Ngôn

Chương 2. Những kiểu nhân vật nổi bật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn
Chương 3. Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn
Và cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo.


17
Chương 1
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN
1.1. Cơ sở hình thành quan niệm nghệ thuật về con người trong
tiểu thuyết Mạc Ngôn
1.1.1. Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội
Xã hội Trung Quốc vào nửa cuối thế kỷ XX trải qua những biến động
mang tính bi kịch. Đó là những trói buộc về chính trị, là cuộc Đại cách mạng
văn hóa vô sản (1966 - 1976), Cải cách ruộng đất nông thôn, đấu tố địa chủ.
Tiếp đó là công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với những mô hình ấu trĩ duy
ý chí như “công xã nhân dân”, phong trào “đại nhảy vọt”. Tình trạng quan
liêu cửa quyền, tham nhũng triền miên, kinh tế suy sụp... xã hội điêu tàn,
chính trị khủng hoảng, văn nghệ khô cứng. Với những bi kịch mang tính lịch
sử đó tất yếu sẽ dẫn đến một sự đổ vỡ. Từ khi vai trò lãnh đạo của chủ tịch
Mao Trạch Đông suy yếu, Lâm Bưu - Giang Thanh rồi đến tập đoàn phản
động “bè lũ bốn tên” nắm lấy cơ hội thao túng chính trường, đặc biệt là mười
năm Đại cách mạng văn hóa vô sản. Trong lịch sử Trung Quốc, gia đoạn này
được gọi “mười năm động loạn”. Văn học nghệ thuật chân chính bị tê liệt.
Thay vì đổi mới, cải cách, vực dậy tình trạng suy thoái của đất nước, những
kẻ phản động âm mưu cướp đoạt quyền lãnh đạo Đảng, Nhà nước bằng chiến
dịch “cải cách” mang tên “Đại cách mạng văn hóa vô sản”. Trên danh nghĩa
cách mạng chân chính, đổi mới đất nước nhưng tiến hành vội vã, cực đoan,
bất chấp thực tiễn, bỏ qua quy luật, đốt cháy giai đoạn. Chúng thực hiện nhiều
chủ trương tàn bạo, dã man, làm cho đất nước Trung Hoa ngày càng lún sâu

vào suy thoái. Trong thời kỳ xây dựng, hòa bình mà có tới hàng triệu người,
trong đó có hàng ngàn người là văn nghệ sĩ cách mạng bị bức hại đến chết, tất
cả trường đại học, học viện đóng cửa,...


18
Sau năm 1976, kết thúc Đại cách mạng văn hóa vô sản (1966 -1976),
những người đảng viên cộng sản chân chính với sự ủng hộ của quần chúng
cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống lại “bè lũ bốn tên”, giành lại quyền
lãnh đạo cách mạng. Từ đó, tình hình chính trị, xã hội và văn hóa của Trung
Quốc có nhiều chuyển biến tích cực. Tháng 8/1977, Đại hội đại biểu lần thứ
XI của Đảng cộng sản Trung Quốc khai mạc tại Bắc Kinh, tuyên bố đã đập
tan tập đoàn phản động cách mạng, chấm dứt cuộc Đại cách mạng văn hóa,
kết thúc thời kì “mười năm động loạn”, mở ra một thời kì mới cho đất nước.
Cuối những năm 70 đến đầu những năm 80, đất nước Trung Hoa bắt đầu đổi
hướng theo “thời kì mới”, hạt nhân của nó là khoa học, dân chủ và hiện đại
hóa. Từ đó đến nay, đời sống xã hội đã có nhiều thay đổi, từ sự bưng bít, trói
buộc đến tự do, mở rộng cánh cửa giao lưu.
Tháng 12/1984, Đại hội đại biểu Hội nhà văn Trung Quốc lần thứ 4
khai mạc. Tại đại hội Đặng Tiểu Bình, Tổng bí thư ban chấp hành Trung
ương Đảng cộng sản Trung Quốc đọc “chúc từ”, đề xuất khẩu hiệu “tự do
sáng tác”. Theo ông, "Nhà văn có đầy đủ tự do lựa chọn đề tài, chủ đề và
phương pháp biểu hiện nghệ thuật”. Từ đó đến nay, cùng với sự mở cửa giao
lưu hội nhập với thế giới bên ngoài, nền kinh tế thị trường phát triển vượt bậc
với những thành tựu lớn lao, nền văn học đương đại Trung Quốc cũng phát
triển rất phong phú. Nhà văn là những người nhạy cảm trước nhất, nhanh nhất
trước sự biến động của thời cuộc. Với tâm thế tiếp nhận mới, văn học cuộn
mình trỗi dậy. Dòng văn học “vết thương”, dòng văn học “sám hối” với
những tác phẩm sục sôi đòi thanh toán nỗi uất ức “mười năm động loạn”, triệt
để phê phán những sai lầm ấu trĩ... đã ra đời, mở ra thời kì phục hưng văn học

nghệ thuật.
Kể từ năm 1982, văn học Trung Quốc có những mùa bội thu với “trăm
hoa đua nở”. Hàng trăm nhà văn ưu tú, hàng nghìn tác phẩm nổi tiếng đã xuất


19
hiện, có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn học trong và ngoài nước. Những cây
bút trẻ hăm hở tìm tòi phương pháp mới đồng thời kế thừa những phương
pháp truyền thống của văn học Trung Quốc và văn học thế giới. Nhiều phong
cách mới, nhiều tác giả mới xuất hiện, mau chóng tạo ra sức hút mạnh mẽ
trong đời sống văn học nghệ thuật. Thời kì này đã chứng kiến sự thành công
của nhiều văn nghệ sĩ với những tên tuổi nổi bật như: Vương Mộng, Giả Bình
Ao, Vệ Tuệ, Mạc Ngôn,... với hàng trăm tác phẩm xuất sắc, thể hiện nhiều
góc cạnh xã hội Trung Quốc đương thời.
1.1.2. Những trải nghiệm cuộc sống của Mạc Ngôn
Mạc Ngôn sinh ngày 17/ 02/1955 trong một gia đình nông dân ở thôn
Đông Bắc, huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Tuổi thơ của Mạc
Ngôn trải qua nhiều khó khăn, vất vả và thiếu thốn đủ điều. Nó đã ảnh hưởng
sâu sắc đến sự nghiệp văn chương sau này của ông.
Những tháng năm tuổi thơ, Mạc Ngôn chứng kiến thời kì Cách mạng
văn hóa, một thời kì “kì quặc và điên rồ” trong lịch sử cận đại Trung Quốc.
Thời gian này Mạc Ngôn đang học tiểu học, vì Cách mạng văn hóa, Mạc
Ngôn phải nghỉ học và phải đi lao động nhiều năm ở nông thôn. Ông luôn bị
đói khát và cảm thấy cô đơn. Trong hoài niệm của ông, những năm tháng ấy
đã trở thành nỗi ám ảnh đau đớn, dai dẳng và kinh hoàng nhất. Ông kể về tuổi
thơ của mình: “Hồi nhỏ tôi đi chăn trâu, lúc nào bụng cũng đói, đi mệt bèn
nằm dài ra đất nằm ngơ ngẩn nhìn mây trắng trên trời, bởi vì tôi cảm thấy
đám mây trắng kia dường như sẽ lập tức biến thành cái bánh bao rơi vào mồm
tôi… " [91]. Và: “Mùa xuân năm 1960 là thời kì ảm đạm nhất trong lịch sử
tồn tại của đời tôi. Những cái gì có thể ăn được đều không còn, rễ cỏ, vỏ cây,

cỏ ở hiên nhà cũng đã hết” [59, tr.140]. Có thể nói, chính cuộc sống đói khát,
nghèo khổ thuở nhỏ đã hình thành ở Mạc Ngôn cái nhìn cảm thông, thấu hiểu
với người nghèo, phản ánh được đời sống, nỗi bất hạnh của họ.


20
Khi còn nhỏ Mạc Ngôn đã có một say mê lớn đó là đọc sách. Trong
một lần đến Thạch Gia Trang tham gia tọa đàm về đọc sách (2007), Mạc
Ngôn được đài truyền hình Hà Bắc phỏng vấn, ông kể về niềm đam mê sách
của mình: “Cuộc đời đọc sách của tôi, khởi thủy từ thời kì niên thiếu. Khi ấy,
nông thôn Trung Quốc phổ biến là nghèo khó, sách có thể mượn được là rất
ít. Sau khi đọc hết mấy quyển sách của thầy giáo chủ nhiệm lớp và sách mượn
của mười mấy thôn xung quanh, tôi đọc đi đọc lại một hòm sách giáo khoa
trung học của anh cả tôi để lại trong nhà. Toán, lý, hóa đọc không hiểu, đọc
ngữ văn, lịch sử, địa lí, sinh vật. Đọc số lần nhiều nhất đương nhiên là ngữ
văn... Mấy quyển sách giáo khoa “văn học” ấy đã mở rộng tầm mắt tôi rất
ghê!..." [60]. Ông bước vào quân ngũ, làm lính ở Bảo Định, từng kiêm nhiệm
nhân viên quản lí thư viện của đơn vị, với trên ba ngàn quyển sách. Đây là
điều kiện thuận lợi để Mạc Ngôn thỏa mãn đam mê đọc sách của mình. Chính
niềm đam mê đọc sách từ nhỏ đã góp phần đưa Mạc Ngôn đến với con đường
sáng tạo văn chương.
Tháng 2 năm 1976, Mạc Ngôn gia nhập quân ngũ, từng làm chiến sĩ,
rồi tiểu đội trưởng, giáo viên, rồi sau đó chuyển sang làm sáng tác văn học
nghệ thuật. Đó là khoảng thời gian giúp ông có những nhìn nhận, suy tư sâu
sắc về những gì đã và đang xẩy ra trong xã hội Trung Quốc. Năm 1984, ông
trúng tuyển vào khoa văn thuộc Học viện nghệ thuật Quân giải phóng. Sau hai
năm học tập, năm 1986 ông tốt nghiệp học viện. Năm 1988, ông trúng tuyển
lớp nghiên cứu sinh sáng tác thuộc Học viện Văn học Lỗ Tấn, trường Đại học
Sư phạm Bắc Kinh. Năm 1991 ông tốt nghiệp với học vị thạc sĩ. Hiện nay,
ông là sáng tác viên bậc một của Cục Chính trị - Bộ Tổng tham mưu Quân

giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Với những nỗ lực không mệt mỏi từ tuổi
thơ cho đến khi trưởng thành, Mạc Ngôn đã tự vun đúc cho mình vốn sống,
vốn văn hóa phong phú, đa dạng, sâu sắc. Nó đã trở thành “tài sản” quý báu
trong sự nghiệp sáng tác của ông.


21
1.1.3. Quan niệm của Mạc Ngôn về tiểu thuyết
Đối với mỗi thể loại văn học đều có những cách hiểu khác nhau tùy theo
quan niệm của nhà văn. Ở thể loại tiểu thuyết cũng vậy. Câu hỏi tiểu thuyết là
gì? thế nào là tiểu thuyết hay? đã có những cách hiểu, cách luận giải khác nhau.
Theo Mạc Ngôn, cuốn tiểu thuyết hay phải có mùi vị. Ông bày tỏ: “Tôi thích
đọc những cuốn tiểu thuyết có mùi vị. Tôi nhận thấy những cuốn tiểu thuyết có
mùi vị là những cuốn tiểu thuyết hay. Những cuốn tiểu thuyết có mùi vị độc
đáo riêng là những cuốn tiểu thuyết hay nhất. Những nhà văn làm cho cuốn tiểu
thuyết của mình chứa đầy hương vị là những nhà văn giỏi, những nhà văn làm
cho cuốn sách của mình có hương vị độc đáo riêng là những nhà văn giỏi nhất”
[67, tr.17]. Để tạo ra hương vị riêng cho tiểu thuyết của mình, theo Mạc Ngôn,
nhà văn phải có sức sáng tạo, “cho dù là những thứ không có hương vị cũng
phải tạo ra hương vị cho chúng bằng sức tưởng tượng của mình” [67, tr.18].
Tiểu thuyết của Mạc Ngôn đã chứng tỏ sức sáng tạo và trí tưởng tượng phong
phú. Ông có biệt tài miêu tả thế giới bằng cảm giác, nhiều nhân vật trong tác
phẩm của ông có mùi vị. Ở điểm này Mạc Ngôn rất gần với W. Faulkne, nhân
vật Caddy trong Âm thanh và cuồng nộ có "mùi cây". Cũng như thế, trong tiểu
thuyết Mạc Ngôn, Tư Mã Lương có mùi “hăng hắc cây hòe”, mục sư Malôa có
mùi “ngầy ngậy”, Kỷ Quỳnh Chi có mùi “kem đánh răng”, Lai Đệ có “mùi
chua”, Kim Một Vú có mùi “sữa tươi” (Báu vật của đời); Đồ Tiểu Anh có mùi
“sữa bò Nga”, Lý Ngọc Thiền có mùi “xác chết” (Thập tam bộ);…
Trong bài viết Bảo vệ sự tôn nghiêm của truyện dài (tiểu thuyết), Mạc
Ngôn đã cho rằng: “Truyện dài thì phải dài, không dài sao gọi là truyện dài?

Muốn viết một truyện cho dài rõ ràng là không dễ. Điều mà chúng ta thường
nghe thấy là lời kêu gọi hãy viết truyện dài cho ngắn lại. Trái lại ở đây, tôi
kêu gọi truyện dài là phải viết cho dài” [61]. Theo ông, truyện dài là phải viết
cho dài, không phải là chồng chất sự kiện và số câu chữ, mà phải có khí lượng


22
trong lòng, phải có sự đại kiến tạo về nghệ thuật. “Truyện dài không thể vì
muốn thích hợp với thời đại ưa khuấy động tình cảm này mà hi sinh sự tôn
nghiêm đáng có của mình. Truyện dài cũng không thể vì muốn thích ứng với
một số độc giả nào đó mà rút ngắn độ dài của mình, giảm bớt mật độ và hạ
thấp độ khó của mình” [61]. Như vậy, theo ông độ dài của tiểu thuyết không
chỉ là sự tôn nghiêm mà nó còn là tiêu chí để phân biệt với “truyện dài nhỏ” một dạng văn chịu ảnh hưởng của sáng tác điện ảnh hóa, truyền hình hóa và
“thích ứng với nhu cầu báo chí hiện nay”. Độ khó của truyện dài nó thể hiện
tài năng và tầm hiểu biết của nhà văn. Truyện ngắn thường là lát cắt của cuộc
đời và tập trung vào một sự kiện nào đó của một số phận nhân vật trong một
thời điểm xác định. Trong khi đó, tiểu thuyết được coi như một dòng sông
cuộc đời, nó miêu tả cuộc sống trên nhiều phương diện, diễn tả nhiều số phận
và mỗi con người trong tiểu thuyết luôn được tái hiện mang tính quá trình, bởi
vì nó phác họa bức tranh đời sống toàn cảnh. Xoay quanh cuộc đời của các
nhân vật, nhà văn dựng lên hoàn cảnh môi trường, địa lí, lịch sử, những
phong tục tập quán, những mối quan hệ xã hội, những vấn đề mang tính thời
sự, về thế cuộc. Chẳng hạn như bao chứa và ảnh hưởng trực tiếp đến số phận
của nhân vật Kim Đồng trong Báu vật của đời, số phận của nhân vật La Tiểu
Thông trong 41 chuyện tầm phào,.... là xã hội Trung Quốc trên bước đường
cải cách, bên trong xã hội đó là cuộc sống đầy xa hoa, buông thả, đầy tội ác,
đầy tính toán trong các mối quan hệ hết sức tàn nhẫn giữa con người với con
người. Vì thế, không có một cuốn tiểu thuyết nào đạt đến độ dài về mặt dung
lượng, sâu sắc về mặt ý nghĩa, đa dạng phong phú về mặt thông tin... nếu như
nó chỉ là những sự kiện và những biến cố.

Xã hội ngày nay với sự phát triển về khoa học kỹ thuật, nâng cấp cho
nhiều loại hình nghệ thuật, tiểu thuyết đang đối mặt với nhiều thử thách. Mạc
Ngôn không phủ nhận điều đó, nhưng tin rằng “tiểu thuyết là thứ mà không


23
một loại hình nghệ thuật nào có thể thay thế được” [67, tr.21]. Hơn nữa, khi
viết tiểu thuyết, Mạc Ngôn quan niệm “lấy không có tư tưởng làm vinh”
nghĩa là trong tiểu thuyết, người nghệ sĩ không được lấy tư tưởng của mình để
áp đặt cho câu chuyện, cho nhân vật. Với ông, nhân vật phải theo logic của
cốt truyện. Chính vì lẽ đó, tiểu thuyết của ông thể hiện đậm tính khách quan.
Mặc dù trong lúc viết có lúc vẫn mang cách nghĩ của nhà văn, song nó chỉ
dừng lại ở cách nghĩ mà thôi chứ không phát triển thành tư tưởng.
Mạc Ngôn khi viết tiểu thuyết rất coi trọng ngôn ngữ, cốt truyện, kết
cấu và tinh thần tiểu thuyết. Ông nhìn nhận về tiểu thuyết: “Tiểu thuyết hiện
ra trước mắt tôi đã biến thành những yếu tố vô cùng đơn giản: ngôn ngữ, cốt
truyện và kết cấu” [67, tr.349]. Ông cho rằng, phong cách của nhà văn chính
là ở thao tác điều động ba yếu tố ấy, chủ yếu là qua ngôn ngữ và cốt truyện để
biểu hiện phong cách tác phẩm và đặc trưng cá tính của nhà văn. Về ngôn
ngữ, tiểu thuyết Mạc Ngôn sử dụng một lượng lớn khẩu ngữ trong dân gian,
ngôn ngữ trong điển tích kinh điển truyền thống và ngôn ngữ tiểu thuyết dịch,
ngôn ngữ ca kịch dân gian. Về cốt truyện và kết cấu, Mạc Ngôn luôn tìm tòi,
khám phá và có sự đột phá độc đáo để tạo ra sự cuốn hút đối với độc giả. Các
tác phẩm Báu vật của đời, Đàn hương hình, Sống đọa thác đày, Thập tam bộ,
Tứ thập nhất pháo, Ếch...là những thí dụ điển hình nhất. Đối với Mạc Ngôn
“Tiểu thuyết không nhất thiết phải giúp người nông dân giải quyết vấn đề ăn
mặc, càng không thể giải quyết được chuyện thất nghiệp của công nhân. Điều
mà tiểu thuyết muốn nói chính là một thứ tinh thần siêu việt cái bình thường”
[67, tr.312]. Tiểu thuyết của ông đồng thời nói lên được một thứ “tinh thần
siêu việt”, vượt lên cuộc sống đời thường, vượt lên các tác phẩm khác và

khẳng định giá trị tồn tại “vượt qua mọi quy luật băng hoại” của văn học.
Điều này, đúng như nhà văn luôn tâm niệm: “Cần xác định vĩnh viễn một mục
tiêu cao hơn so với năng lực của chính mình, không nên chỉ vượt qua người


24
đồng thời với mình hoặc tiền nhân mà hao phí sức lực mà hãy tận lực siêu việt
chính mình” [67, tr.317].
Mạc Ngôn là một tác giả có ý thức tự giác rất cao trong sáng tạo nghệ
thuật với phương thức “người báo tin duy nhất” [67, tr.267]. Ông khẳng định:
“Viết gì thì đều phải có tính sáng tạo đầu tiên và độc nhất. Người khác đã làm
rồi thì không thể lặp lại. Tốt nhất là viết những gì người khác chưa viết, thủ
pháp cũng là cái mình chưa sử dụng lần nào” [67, tr.275 ]. Như vậy, với Mạc
Ngôn quan trọng nhất trong sáng tác nghệ thuật là có sự tìm tòi và sáng tạo,
tối kỵ nhất là sự lặp lại người khác và không chấp nhận cả sự lặp lại của chính
mình, luôn làm mới mình là yêu cầu mà ông đặt ra và theo đuổi trong suốt các
chặng đường sáng tác.
1.2. Nội dung cơ bản trong quan niệm nghệ thuật về con người của
Mạc Ngôn
Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù quan trọng, được
nói đến nhiều trong Thi pháp học. Theo đó, “Văn học nghệ thuật là một sự ý
thức về đời sống, nên nó mang tính chất quan niệm rất cụ thể” và “Hình
tượng nghệ thuật một khi đã hình thành là mang tính chất quan niệm, ngay cả
vô thức cũng là quan niệm về cái vô thức. Nhà văn không thể miêu tả đối
tượng mà không có quan niệm về đối tượng” [77, tr.23]. Quan niệm là một
phương tiện thiết yếu của sáng tạo nghệ thuật. Do vậy, tìm hiểu quan niệm
nghệ thuật về con người trong văn học chính là bước đi thiết thực để đến với
chiều sâu của các tác phẩm của một nhà văn hay giai đoạn văn học. Trần Đình
Sử cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự
cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện

pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ
cho các hình tượng nhân vật trong đó” [76, tr.41]. Tức, quan niệm nghệ
thuật về con người sẽ đi vào phân tích, mổ xẻ đối tượng con người đã được


25
hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người
trong văn học của tác giả, từ đó, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho
các hình tượng nhân vật. Từ đó, hấy được giá trị của hình tượng nghệ thuật
trong tác phẩm. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Quan niệm nghệ thuật về
con người là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu
ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật. Nó gắn với các phạm trù phương pháp
sáng tác, phong cách nghệ thuật, làm thành thước đo của hình thức văn học
và là cơ sở của tư duy nghệ thuật” [20, tr.275]. Tìm hiểu quan niệm nghệ
thuật về con người, vì vậy là công việc hữu ích trong việc nhận thức, lý giải
thế giới hình tượng tác phẩm, nhất là với sáng tác của những nhà văn tài
năng như Mạc Ngôn.
1.2.1. Con người xã hội, lịch sử
Con người là chủ thể đích thực tạo ra lịch sử, là trung tâm của sự phát
triển xã hội. Chính vì vậy, con người sống, hoạt động không phải chỉ theo
những bản năng di truyền có sẵn như các động vật thông thường mà chủ yếu
theo sự phát triển của văn hóa, của sự tiến bộ lịch sử xã hội. Quan niệm về
con người xã hội, lịch sử, Marx cho rằng, bản chất con người chính là nhân
cách, nhân cách ấy tìm thấy trong mối quan hệ xã hội. Con người là một thực
thể tự nhiên đồng thời là một thực thể xã hội. Yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội
trong con người thống nhất biện chứng và tác động qua lại lẫn nhau. Yếu tố tự
nhiên, con người chịu sự quy định của các quy luật tự nhiên (sinh - lão - bệnh
- tử; quy luật hô hấp, quy luật tuần hoàn,...); yếu tố xã hội, con người chịu sự
quy định, điều tiết của các quy luật xã hội (quy luật kinh tế, quy luật nhận
thức,...). Hai yếu tố tự nhiên và xã hội đan xen vào nhau, cùng chi phối mọi

hành vi, hoạt động và cách ứng xử của con người. Con người với bản tính tự
nhiên và bản chất xã hội của mình, luôn có nhu cầu gắn bó với đồng loại và
nhu cầu tương tác, kết hợp với người khác.


×