Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Diễn biến tình hình tỷ giá USD/VND từ 2008 đến 2010 trên thị trường Việt Nam và giải pháp để bình ổn tỷ giá trong điều kiện hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.27 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ........................................................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 2
I/ Diễn biến tỷ giá USD/VND trên thị trương Việt Nam từ năm 2008 đến 2010: ......... 3
1. Năm 2008:. ........................................................................................................................ 3
2. Năm 2009:. ........................................................................................................................ 4
3. Năm 2010: ......................................................................................................................... 5
II/ Giải pháp để bình ổn tỷ giá trong điều kiện hiện nay: .............................................. 7
1.

Giải pháp trong ngắn hạn: ......................................................................................... 7

2.

Giải pháp trong dài hạn: ............................................................................................ 10

III/ KẾT LUẬN................................................................................................................. 11

1


LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi gia nhập vào Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) năm 2007, nền kinh tế Việt
Nam nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng đón nhận nhiều cơ hội nhưng cũng
đối mặt với không ít thách thức. Đó là tình trạng thâm hụt cán cân thương mại ngày càng gia
tăng, cán cân vốn đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn bị biến động mạnh. Thực trạng cán cân
thanh toán toán tổng thể cộng với tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính 2008 đã ảnh
hưởng đến nền tài chính tiền tệ của Việt Nam.
Trong lãnh vực tiền tệ, Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) đã liên tục điều chỉnh chính sách
tiền tệ, vừa thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát vào đầu năm 2008 thì đến cuối năm


2008 lại nới lỏng để chống suy thoái kinh tế. Các công cụ lãi suất, dự trữ bắt buộc, tín dụng,
quản lý ngoại hối v.v… được điều chỉnh một cách linh hoạt. Chính sách tiền tệ đã góp phần
đáng kể trong thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô, ổn định thể chế chính trị trong những năm
vừa qua. Bên cạnh thành tựu đáng ghi nhận như trên, trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều
biến động, việc điều hành chính sách tiền tệ cũng tồn tại nhiều khiếm khuyết. Đó là lạm phát,
tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại (NHTM), hiện tượng dollar hóa nền kinh tế và vấn
đề tỷ giá.
Về chính sách tỷ giá, từ tháng 2/1999, NHNN đã chuyển đổi điều hành tỷ giá theo cơ
chế cố định sang thả nổi có kiểm soát. Mặc dù đã được điều chỉnh linh hoạt hơn nhưng dưới
tác động của các yếu tố nội sinh và ngoại sinh hiện nay tỷ giá VND/USD chưa phản ảnh
đúng cung – cầu ngoại tệ trên thị trường, tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường chợ đen
vẫn có độ lệch lớn, hiện tượng găm giữ ngoại tệ vẫn gia tăng v.v.. Tỷ giá vẫn còn là nỗi lo
ngại của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, của các nhà đầu tư nước ngoài, của chính NHTM
và của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ.
Mong muốn góp phần đưa tỷ giá trở thành công cụ hỗ trợ họat động kinh tế đối ngoại,
ổn định giá trị VND góp phần tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế
ngày càng sâu rộng như hiện nay đó là mục đích của em khi chọn đề tài “Diễn biến tình
hình tỷ giá USD/VND từ 2008 đến 2010 trên thị trường Việt Nam và giải pháp để bình ổn
tỷ giá trong điều kiện hiện nay”.

2


I/ Diễn biến tỷ giá USD/VND trên thị trương Việt Nam từ năm 2008 đến 2010:
1. Năm 2008: 3 lần nới biên độ tỷ giá, tuy
nhiên tỷ giá cũng còn khá cứng ngắc. Và đặc
biệt là cơn sốt USD vào giữa tháng 6/2008 đã
đưa tỷ giá trên thị trường tự do có lúc lên tới
hơn 19.000 đồng/USD. So với năm 2007,
VND bị mất giá 1,68%.

Trong quý 1, tỷ giá USD/VND trên thị
liên ngân hàng giảm mạnh từ 16.112 đồng
xuống còn 15.960 đồng. Tỷ giá trên thị
trường tự do có lúc rớt xuống thấp hơn tỷ giá liên ngân hàng. Bên cạnh các nguyên nhân như
lượng kiều hối (5,5 tỷ USD) chuyển về tăng mạnh trong dịp Tết dương lịch, lượng vốn FDI
và vốn FII vào Việt Nam tiếp tục đà tăng mạnh từ năm 2007, VND lên giá chủ yếu do USD
đã mất giá quá mạnh trên thị trường thế giới trong giai đoạn đầu năm 2008. NHNN đã tăng
biên độ tỷ giá từ ±0,75% lên mức ±1% vào ngày 10/3/2008. Khác với các lần điều chỉnh tỷ
giá khác, tỷ giá USD/VND đã về mức sàn ngay sau khi có quyết định tăng biên độ của
NHNN.
Sang quý 2, tỷ giá diễn biến trái chiều với quý 1 với sự mất giá của VND so với USD,
tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng lên 16.541 VND/USD vào cuối tháng 6/2008, tỷ giá
giao dịch tại các NHTM lại đụng trần, tỷ giá trên thị trường tự do tăng tới mức 19,400
VND/USD (giữa tháng 6/2008), khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ
đen lên tới trên 2000 đồng. Nguyên nhân chính của sự mất giá của VND là do những số liệu
cho thấy nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát tăng cao và thâm hụt cán cân thương mại (xấp xỉ
15 tỷ USD tính đến hết tháng 6/2008). Nhu cầu USD để nhập khẩu vàng do chênh lệch lớn
giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế và nhu cầu rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài
do những lo ngại về nền kinh tế trong nước và các tin đồn cũng là những nguyên nhân chính
dẫn tới sự trượt giá của VND so với USD. Vào ngày 27/6/2008, Ngân hàng nhà nước đã
quyết định tăng biên độ tỷ giá từ ±1% lên ±2%.
Sang quý 3, Nhận thấy tình trạng sốt USD đã ở mức báo động, lần đầu tiên trong lịch
sử, NHNN đã công khai công bố dự trữ ngoại hối quốc gia 20,7 tỷ USD khi các thông tin
trên thị trường cho rằng USD đang trở nên khan hiếm nhờ vậy mà cơn sốt USD đã được
chặn đứng, tỷ giá trên thị trường tự do giảm mạnh từ 19.400 đồng/USD xuống 16.400
đồng/USD và giao dịch bình ổn quanh mức 16.600 đồng trong giai đoạn từ tháng 8 – tháng

3



11; còn tỷ giá liên ngân hàng tăng nhẹ và duy trì ổn định và không chênh lệch quá lớn so với
tỷ giá trên thị trường tự do.
Đến quý 4, tỷ giá thị trường tự do tăng đột ngột trở lại từ mức 16.600 lên mức cao nhất
là 16.998 sau đó giảm nhẹ. Giao dịch nằm trong biên độ tỷ giá. Tuy nhiên cung hạn chế, cầu
ngoại tệ vẫn lớn. Sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá từ ±2% lên ±3% trong ngày 7/11/2008,
thì tỷ giá thị trường tự do tăng tới mức 17.440 đồng/USD, tỷ giá liên ngân hàng giao dịch ở
mức trần. Nguyên nhân chủ yếu là do trong khoảng thời gian từ tháng 10 - 11, nhà đầu tư
nước ngoài đẩy mạnh việc bán ra trái phiếu (700 triệu USD), cổ phiếu (100 triệu USD). Nhu
cầu mua ngoại tệ của khối nhà đầu tư và các ngân hàng nước ngoài cũng tăng mạnh (khoảng
40 triệu USD/ngày). Để làm dịu tình hình NHNN đã bán hơn 1 tỷ USD cho các NHTM đáp
ứng nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu. Đến cuối tháng 12, NHNN đã công bố
việc điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 3% (hay VND trượt giá 3%) từ mức
16.494 đồng (24/12/08) lên 16.989 đồng (25/12/2008)
2. Năm 2009: thị trường ngoại tệ diễn
biến hết sức căng thẳng, tỷ giá biến động
mạnh, mức chênh lệch giữa thị trường
chính thức và phi chính thức luôn ở mức
cao. Tỷ giá chính thức cuối năm đã tăng
gần 2.000 đồng, tăng hơn 12% so với đầu
năm. Tỷ giá liên ngân hàng vào ngày
31/12/09 ở mức 17.941, tỷ giá mua bán tại
ngân hàng thương mại ở mức kịch trần 18.479. Tỷ giá trên thị trường tự do ở mức từ 19.200
– 19.500. Nguyên nhân của hiện tượng này trước hết là dòng vốn nước ngoài như FDI, FII,
ODA, kiều hối đều giảm do nền kinh tế toàn cầu suy giảm vì cuộc khủng hoảng tài chính
năm 2008. Bên cạnh đó là tác động tiêu cực của gói kích cầu thông qua hỗ trợ lãi suất 4%
của Chính phủ.
Trong quý 1, tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng dao động trong khoảng 17.450 đồng
- 17.700 đồng, cách giá trần khoảng từ 0 - 200 điểm (một điểm tương đương một đồng), lúc
đó tính thanh khoản thị trường kém, nguồn cung khan hiếm, ngoại trừ thời điểm thị trường
được bổ sung từ doanh thu xuất khẩu vàng. Ở thị trường tự do, tỷ giá biến động dữ dội hơn

rất nhiều, dao động trong khoảng 17.450 đồng - 17.800 đồng, cao hơn tỷ giá trên thị trường
liên ngân hàng trên 100 điểm.
Sang quý 2, tỷ giá liên ngân hàng sát giá trần của NHNN trong khoảng 10 ngày sau khi
NHNN tăng biên độ tỷ giá (từ +/- 3% lên +/- 5% vào ngày 23/3/2009). Tuy nhiên đến 9/4, tỷ

4


giá liên ngân hàng tăng mạnh và duy trì biên độ 200 - 600 điểm so với giá trần. Còn tỷ giá thị
trường tự do dao động từ 18.180 đồng - 18.250 đồng nhưng từ nửa cuối tháng 6/2009, tăng
lên mức 18.450 đồng - 18.500 đồng.
Đến quý 3, tỷ giá thị trường liên ngân hàng tăng mạnh và đến ngày 10/11, cao hơn giá
trần 1.000 điểm. Biến động tỷ giá rất dữ dội, có ngày tăng 200 - 300 điểm và đạt đỉnh ở mức
19.750 vào 24/11. Chỉ đến khi NHNN cho phép nhập vàng trở lại, tỷ giá ở thị trường này
giảm trong 2 ngày nhưng vẫn cao hơn 1.200 - 1.500 điểm so với giá trần. Còn tỷ giá thị
trường tự do tăng rất nhanh, đạt đỉnh 20.000 đồng rồi giảm nhanh về 18.700 đồng trước khi
tăng trở lại và duy trì ở mức 19.000 đồng - 19.300 đồng.
Sang quý 4, tỷ giá giao dịch liên ngân hàng giảm từ mức cao 19.800 đồng xuống
18.500 đồng, sát với giá trần. Kéo theo tỷ giá thị trường tự do giảm mạnh.
Nếu như tỷ giá hai thị trường trên biến động mạnh thì biến động của tỷ giá bình quân
liên ngân hàng do NHNN qui định lại rất ít. Ở quý 1, chúng biến động nhỏ và xoay quanh
mức 16.980 đồng. Sang quý 2, sau khi nới biên độ, tỷ giá giảm từ 16.980 đồng xuống 16.935
đồng (- 0,26%) và duy trì đến hết tháng 5/2009. Từ tháng 6/2009, mặc dù NHNN điều chỉnh
tăng dần nhưng mức tăng thấp. Trong quý 3, nhịp độ tăng của tỷ giá bình quân liên ngân
hàng vẫn không nhiều và tính đến 19/11/2009, mức tăng của chúng so với cuối 2008 chỉ
0,3%. Đến quý 4, kể từ 26/11, NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 5,44%
và so với cuối năm 2008, mức tăng của chúng chỉ 5,81%.
3. Năm 2010: tỷ giá lại tiếp tục căng thẳng, giá mua bán USD tại các NHTM luôn chạm
trần USD Tỷ giá thị trường tự do có thời điểm đạt trên 21.500 VND/USD (11/2010), lệch
2.000 VND/USD so với tỷ giá chính thức, Việt Nam 2 lần hạ giá đồng nội tệ .


Trong qúy 1, sau khi NHNN thực thi nhiều biện pháp kiểm soát mạnh thị trường ngoại
hối cuối năm 2009, tỷ giá trên thị trường tự do đã dần hạ nhiệt, tuy nhiên, chênh lệch tỷ giá
trên thị trường tự do và chính thức vẫn ở mức khá cao, khoảng 1000 VND trên một USD
giao dịch cho đến những ngày đầu tháng 2. Ngày 10/2, NHNN bất ngờ phá giá VND thêm

5


3,3% từ 17.941 lên mức 18.544. Động thái này của NHNN vào những ngày giáp tết, thời
điểm nguồn cung ngoại tệ dồi dào đã giúp cho giá USD trên thị trường tự do tiếp tục giảm
xuống sát với tỷ giá chính thức vào cuối quý 1.
Sang quí 2, giá USD trên thị trường tự do liên tục giảm ngay từ đầu tháng 4, sau đó tiếp
tục ổn định ở mức dưới 19.000 cho đến tuần 3 tháng 6. Song song với giá USD trên thị
trường tự do, giá USD tại các NHTM cũng giảm liên tục và rời xa mức trần tỷ giá, theo đó
giá USD giảm từ 19.050-19100 xuống còn 18.950-19010, và dao động quanh mức 18.95018.990 vào thời điểm cuối quý 2. Diễn biến tỷ giá USD giảm liên tục trong quý 2 được cho
là do lượng cung USD tăng mạnh, trong khi cầu USD không biến động nhiều
Trong 2 quý 3 và 4, tình hình tỷ giá diễn biến căng thẳng, tỷ giá trên thị trường tự do
biến động mạnh vượt tỷ giá trên thị trường chính thức. Cụ thể, sau một thời gian ổn định
trong quý 2, giá USD có xu hướng tăng mạnh bắt đầu tử cuối tháng 6, kéo dài hết tháng 7 và
tiếp tục tăng trong tháng 8 khi đạt mức 19.300-19.330 vào ngày 17/8 – một ngày trước khi
NHNN bất ngờ điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 2% lên mức 18.392
VND/USD. Động thái này của NHNN được coi là khá bất ngờ bởi vì cơ quan này gần như
đã giữ “im lặng” khi giá USD tăng mạnh trên thị trường tự do suốt thời gian qua. Hơn nữa,
chênh lệch tỷ giá giữa hai thị trường ở thời điểm này không nhiều, chỉ ở mức 200-300 VND.
Ngay lập tức các NHTM mại đều tăng tỷ giá niêm yết lên 19.255-19310 (so với 19.09819.100 của ngày 17/8). Trong khi đó, giá USD trên thị trường tự do đầu buổi sáng 18/8 tăng
khá mạnh, giao dịch ở mức 19.400-19.350.
Đà tăng giá mạnh của USD trong tuần cuối tháng 10 được tiếp nối trong những ngày đầu
tháng 11 bằng việc chạm mốc 21.000 vào ngày 4/11. Biến động này đã đẩy chênh lệch giữa
giá USD trên thị trường tự do và giá trần theo quy định của NHNN đã lên đến 1.300-1.500

VND/USD giao dịch trong tuần đầu tiên tháng 11. Trước những diễn biến đầy phức tạp của
giá USD trên thị trường tự do, trong buổi họp báo sáng 4/11, Ủy ban giám sát tài chính cho
biết, Chính phủ tái khẳng định sẽ không phá giá từ giờ cho đến cuối năm. Thêm vào đó, để
hạ nhiệt thị trường, Chính phỉ còn dự kiến bơm mạnh ngoại tê phục vụ vào các ngành sản
xuất lương thực thực phẩm, phân bón … phục vụ nhu cầu nhập khẩu thiết yếu (dự kiến
khoảng 200-500 triệu USD). Thị trượng tự do phản ứng tích cực trược thông báo này khi giá
USD giảm từ mức đỉnh 21.000 (buổi sáng) xuống còn 20.700-20.800 (vào đầu buổi chiều),
rồi xuống mức 20.400, thậm chí có lúc chỉ còn 20.300.
Tuy nhiên việc giá vàng thế giới trong phiên giao dịch ngày 8/11/2010 lên mức đỉnh
1.420 USD/ounce đã khiến giá vàng trong nước tăng theo. Lợi dụng điều này, nhiều cửa
hàng vàng đã tăng mạnh giá mua-bán, tao sự khan hiếm giả tạo để lấy chênh lệch giữa giá

6


vàng trong nước và thế giới lên mức kỉ lục 1,8 triệu đồng vào sáng ngày 9/11, kéo theo giá
USD trên thị trường tự do bị đẩy lên mức kỉ lục 21.350. Trước sự chênh lệch quá lớn giữa
giá vàng trong nước và thê giới vào cuối buổi sáng ngày 9/11, NHNN đã tuyên bố sẽ cho
nhập vàng nhằm bình ổn thị trường vàng cụng như ngoại tệ tự do. Động thái này làm giá
vàng giảm từ mức đỉnh 38,2 triệu đồng/1 lượng xuống dao động quanh mức 36,7 triệu
đồng/1 lượng, và xuống 35,8 triệu đồng/1 lượng vào ngày 12/11. Đồng thời, giá USD trên thị
trường tự do cũng giảm nhẹ tuy vẫn duy trì ở mức khá cao khoảng 21.000-21.500.

Biểu đồ: Diễn biến tỷ giá VND/USD từ 1/2007 đến 12/2010
Nhìn chung, từ 2008 đến 2010, thị trường ngoại tệ diễn biến phức tạp, nên mặc dù
NHNN đã có những can thiệp mạnh vào tỷ giá, biên độ tỷ giá, lãi suất cũng như nguồn cung
ngoại tệ nhưng chỉ có thể kiềm chế phần nào sức nóng của thị trường, vấn đề căng thẳng
cung cầu trên thị trường ngoại tệ vẫn thực sự chưa được giải quyết. Các biện pháp sử dụng
để điều hành chính sách tỷ giá vẫn chủ yếu là các biện pháp hành chính, sự can thiệp trực
tiếp vào cung ngoại tệ của NHNN còn nhiều hạn chế. Các công cụ được sử dụng đồng loạt

và có hỗ trợ cho nhau để tác động lên thị trường nhưng mang tính bị động. NHNN đã chậm
trễ trong việc điều chỉnh tỷ giá cho phù hợp với tình hình thực tế mà luôn có khuynh hướng
cố định, giữ mức tỷ giá bằng việc chỉ thực hiện những điều chỉnh rất nhỏ. NHNN chỉ điều
chỉnh mạnh vào những lúc thị trường thật sự nóng. Việc điều hành chính sách tỷ giá trong
giai đoạn này dường như là sự chạy theo diễn biến của thị trường chứ không phải hướng thị
trường theo chính sách.
II/ Giải pháp để bình ổn tỷ giá trong điều kiện hiện nay:
1. Giải pháp trong ngắn hạn: trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng
chậm hơn, giá cả hàng hóa tăng cao hơn năm 2010, khủng hoảng nợ công trong khu vực
đồng Euro có nguy cơ lan rộng, USD bị giảm giá, giá vàng tăng, làm thay đổi các kênh đầu

7


tư, gây biến động lớn thị trường tài chính quốc tế. Để tiếp tục duy trì mức tăng trưởng và ổn
định nền kinh tế, NHNN nên tiếp tụp điều chỉnh tỷ giá theo hướng linh hoạt nhằm ổn định
giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát và giảm suy thoái kinh tế.
1.1. Điều hành linh hoạt tỷ giá cơ bản do NHNN công bố:
Quan sát tỷ giá từ tháng 2/1999, ta thấy tỷ giá chính thức luôn có mức thay đổi nhỏ và
biến động theo hướng tăng trung bình mỗi ngày từ 3 đến 5VND/USD. Trong giai đoạn 20082010, tỷ giá cơ bản lại được điều chỉnh tăng một cách “nhắt ngừng”. Tỷ giá bị điều chỉnh
theo sau dự báo, “tin đồn” trên thị trường tự do lẫn chính thức. Ưu điểm của cách làm này là
giá VND được điều chỉnh theo sự biến động sức mua hàng hóa, tạo tâm lý ổn định cho người
sở hữu ngoại tệ, nhưng lại nảy sinh hiện tương găm giữ ngoại tệ của chủ tài khoản. Để hạn
chế nhược điểm này, NHNN nên thay đổi cách điều tiết tỷ giá theo hướng có tăng, có giảm
với nhiều mức độ khác nhau; sao cho, tổng mức giảm giá VND tương xứng với tốc độ lạm
phát trong kỳ (qúy, năm). Được như vậy, hiện tượng găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp
giảm dần, các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá có cơ hội phát huy hiệu qủa, hoạt động kinh
doanh ngoại tệ mới được năng động hoá.
1.2. Cần có sự phối hợp hài hoà giữa chính sách tỷ giá với chính sách lãi suất:
Tỷ giá và lãi suất là hai yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và

cùng tác động lên các hoạt động của nền kinh tế. Sự khập khểnh giữa chính sách lãi suất và
tỷ giá có thể gây ra những hậu quả bất lợi như: bản tệ bị mất giá gây nguy cơ lạm phát, “chảy
máu” ngoại tệ, đầu cơ tiền tệ, hạn chế nguồn vốn đầu tư nước ngoài v.v.. Vì vậy, trong quản
lý vĩ mô, chính sách lãi suất và tỷ giá phải được xử lý một cách đồng bộ và phù hợp với thực
trạng của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Cụ thể, NHNN tiếp tục thực hiện chính
sách lãi suất thoả thuận và hạn chế dần sự can thiệp trực tiếp vào tỷ giá. Khi nền kinh tế vượt
qua khủng hoảng, theo học thuyết ngang giá lãi suất, chính sách tự do hoá lãi suất đòi hỏi cơ
chế tỷ giá cũng phải được thiếp lập trên quan hệ cung cầu tiền tệ. Nói cách khác, chế độ tỷ
giá thả nổi được kiểm soát bằng các giải pháp kinh tế và chính sách tự do hoá lãi suất là giải
pháp lâu dài mà NHNN cần thực hiện để điều hành chính sách tiền tệ trong tương lai
1.3. Sử dụng nghiệp vụ thị trường mở ngọai tệ một cách thận trọng
Nghiệp vụ thị trưởng mở là một công cụ của chính sách tiền tệ. Khi cung ngoại tệ dồi
dào, NHNN thu hút ngoại tệ trong nền kinh tế bằng cách bán giấy tờ có giá bằng USD;
ngược lại, khi cầu ngoai tệ gia tăng, NHNN mua lại các chứng từ này. Bằng cách này,
NHNN có thể điều tiết tỷ giá một cách hiệu quả, nhanh chóng. Tuy nhiên, việc vận dụng
nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu lực của chính sách tiền tệ.
Thật vậy, trước hết, NHNN phát hành giấy nợ bằng USD, NHNN sẽ bị rủi ro tỷ giá khi USD

8


tăng giá. Đối phó vời việc USD tăng giá là một việc làm phức tạp vì giá trị USD trên thị
trường Thế giới phụ thuộc vào sự thăng trầm của nền kinh tế Mỹ, nền kinh tế nhỏ như Việt
Nam không thể tác động đến nó. Thứ hai, việc các NHTM, các định chế tài chính trung gian
trong nước nắm giữ các giấy nợ bằng USD của Chính phủ sẽ làm gia tăng hiện tượng dollar
hóa nền kinh tế, làm ảnh hưởng đến hiệu lực điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong
tương lai. Do vậy, như đã phân tích ở trên, NHNN không nên hoặc rất thận trọng trong việc
sử dụng nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ trong điều hành tỷ giá tại Việt Nam
1.4. Phát triển thị trường ngọai tệ liên ngân hàng.
Trong thời gian qua, thông qua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, NHNN đã đưa ít

nhiều yếu tố thị trường vào trong tỷ giá bằng việc xác lập tỷ giá bình quân. Ngoài ra, thị
trường là nơi NHNN can thiệp một cách hiệu quả vào tỷ giá qua hành động đặt lệnh mua bán
tiền tệ cuối cùng. Quan sát thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trong những năm qua nhận
thấy, hoạt động của thị trường này vẫn còn nhiều khiếm khuyết; đó là, sự mất cân xứng giữa
lệnh mua và lệnh bán ngoại tệ; số giao dịch vừa ít về lượng, vừa kém về doanh thu; nghiệp
vụ kinh doanh quá đơn điệu.v.v.. Để tạo một sức sống mới cho thị trường, NHNN cần quan
tâm đến các vấn đề sau:
 Gia tăng qũy dự trữ ngoại hối quốc gia: Do cung cầu tiền tệ luôn biến động theo thực
trạng của nền kinh tế trong từng thời kỳ; vì vậy, muốn thoả mãn mọi chu cầu ngoại tệ
hợp lý của quốc gia, Chính phủ phải duy trì nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào.
 NHNN cần thực hiện đúng chức năng là người mua bán cuối cùng
 Đối với các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ:
 Về tỷ giá kỳ hạn và hoán đổi tiền tệ: Để thúc đẩy thị trường hoạt động, NHNN
cần thiết lập cơ chế xác định tỷ giá kỳ hạn, phí hoán đổi tiền tệ hoàn toàn theo
nguyên tắc thị trường.
 Đề nghị ký qũy trong các giao dịch ngoại hối có kỳ hạn: Thị trường kỳ hạn là thị
trường không chính thức và thông thường ngân hàng không buộc khách hàng điều
chỉnh giá trị hợp đồng theo biến động thị trường (Marking- to- market). Nói cách
khác, trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, giá trị hợp đồng không được đánh
giá lại; do đó, ngân hàng thường không yêu cầu khách hàng ký qũy. Lợi điểm của
cách làm này là giảm chi phí giao dịch cho các bên, song trong thực tế, nó làm gia
tăng rủi ro do thiếu các giải pháp phòng ngừa.
1.5. Kiểm soát và tiến tới loại bỏ thị trường ngoại tệ “chợ đen”
Việc tồn tại thị trường ngoại tệ “chợ đen” làm ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát ngoại
hối của NHNN, gây khó khăn trong việc xác định giá trị bản tệ và điều hành chính sách tiền

9


tệ quốc gia. Thu hẹp phạm vi hoạt động của thị trường ngoại tệ “chợ đen” nhằm tăng khả

năng kiểm soát tiền tệ là việc cần làm trong việc thống nhất quản lý ngoại hối của Chính phủ.
Mọi nguồn thu phải được tập trung về một mối để cân đối mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý và
cân bằng cán cân thanh toán. Chính phủ tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp bán ngoại tệ
thu được cho NHTM. Bên cạnh đó, NHNN cần nghiêm cấm việc niêm yết, quảng cáo, thanh
toán hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế bằng ngoại tệ. NHNN cần giám sát chặt chẽ việc cấp
phép, tổ chức và kinh doanh của các bàn trao đổi tiền tệ
2. Giải pháp trong dài hạn:

2.1. Điều chỉnh tỷ giá linh hoạt hơn tiến dần đến thả nổi tỷ giá
Loại bỏ dần các công cụ kiểm soát tỷ giá mang tính hành chính: tỷ giá phải được thả nổi
và hoàn toàn được xác định dựa trên cung – cầu tiền tệ, NHNN không nên áp đặt trực tiếp
lên tỷ giá mà chỉ được quyền tác động gián tiếp đến tỷ giá thông qua hoạt động mua bán
ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.

2.2. Gia tăng tính độc lập trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN
Thị trường tiền tệ là thị trường cấp cao, năng động và diễn biến phức tạp. Để nâng cao
hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ nói chung và tỷ giá nói riêng; Chính phủ nên giao cho
NHNN mục tiêu chung như tỷ lệ lạm phát mục tiêu, mức tăng trưởng cung tiền trong từng
năm (hoặc từng quý) tài chính. Việc điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ như lãi
suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng trưởng tín dụng, biên độ xác định tỷ giá kinh doanh, việc
công bố tỷ giá cơ bản .v.v… là hoạt động thường xuyên hằng ngày của NHNN. NHNN chủ
động trong việc điều hành các công cụ trên theo biến động của thị trường và bám sát các chỉ
số mục tiêu do Chính phủ hoạch định. Chính phủ tăng cường hệ thống giám sát qua hệ thống
đánh giá và dự báo kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Được như vậy, trách nhiệm và nghĩa vụ của
NHNN được nâng lên. Hiệu quả của chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá được nâng cao đáng
kể.

2.3. Giám sát chặt chẽ nợ công
Thâm hụt NSNN trong những năm qua không ngừng gia tăng. Thâm hụt ngân sách góp
phần làm thâm hụt cán cân thương mại kéo dài, làm cung – cầu ngoại tệ mất cân đối, làm

ảnh hưởng xấu đến điều hành tỷ giá của NHNN. Để giảm thâm hụt Chính phủ nên thực hiện
thắt chặt chi tiêu và kiểm soát đầu tư, tránh việc đầu tư không hiệu quả, vửa lảm giảm ngân
sách lại không tạo được giá trị tăng thêm cho nền kinh tế (như vụ Vinashin).

2.4. Ồn định họat động kinh tế đối ngọai
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ: Trong nền kinh tế phát triển
theo xu hướng toàn cầu hoá, xuất khẩu là hoạt động kinh tế quan trọng của đất nước và đem

10


lại nguồn ngoại hối chính cho nền tài chính quốc gia. Việc này sẽ giúp giảm tình trạng thiếu
hụt cung ngoại tệ sẽ làm tỷ giá giảm, điều này sẽ làm VND tăng giá, góp phần giảm lạm
phát.
Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn nước ngoài như ODA, FDI, FII bằng cách: cải
cách thủ tục phê duyệt trong nước và phân cấp mạnh mẽ hơn trong việc lập kế hoạch giải
ngân và đấu thầu dự án; quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ trong việc thực hiện dự án
cấp địa phương, đặc biệt, về các lãnh vực: quản lý hợp đồng, thủ tục giải ngân, quản lý đấu
thầu; đồng thời kiểm soát tình trạng tham ô, móc ngoặc gây thất thoát vốn. Nếu làm được
điều này sẽ giúp gia tăng dự trữ ngoại tệ, góp phần bình ổn tỷ giá.

2.5. Tham gia tích cực vào các họat động tài chính tiền tệ trong khu vực
Bên cạnh các nỗ lực trong nước, Việt Nam cần dựa vào sức mạnh của khối ASEAN để
phát triển nền kinh tế và tạo vị thế riêng cho mình. Trong những năm vừa qua, các nước
Đông Nam Á cùng với Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc đang đẩy nhanh tiến trình hoà
nhập tài chánh- tiền tệ trong khu vực mà bước đầu là thiết lập Qũy Tiền tệ Châu Á với số
vốn ban đầu dự kiến khoảng 1 tỷ USD. Nếu dự án này được thực hiện, việc thiết lập một hệ
thống tiền tệ chung phục vụ cho các giao dịch nội khối là việc làm mang tính khả thi. Điều
này có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố vị thế đồng tiền Việt Nam trên thương trường
quốc tế. Sự phối hợp chặt chẽ giữa lợi thế của khu vực với các chính sách trong nước sẽ góp

phần gia tăng sức mạnh cho đồng tiền Việt Nam trong một tương lai không xa.
III/ KẾT LUẬN
Tỷ giá hối đoái là một công cụ hữu hiệu, linh hoạt trong quản lý và điều hành chính sách
tiền tệ. Đây là nhân tố vô cùng nhạy cảm, có tác động sâu rộng đến các mặt đời sống kinh tế
- xã hội của một quốc gia, tỷ giá cũng được xem là chiếc cầu nối quan trọng giữa kinh tế
trong nước với nền kinh tế khu vực và trên thế giới thông qua các hoạt động thương mại,
đầu tư và tài chính quốc tế; do đó, việc đi sâu nghiên cứu để có cơ sở vững chắc nhằm định
hướng chính sách và các đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái là vấn
đề quan trọng hiện nay.
Trong xu hướng hội nhập, chính sách tỷ giá phải không ngừng được hoàn thiện nhằm
phù hợp với những biến động của nền kinh tế, Việc điều hành tỷ giá cần phải có sự thận
trọng nhất định và việc thực hiện các biện pháp quản lý cần phải đặt trong mối quan hệ hữu
cơ hình thành nên hệ thống đan xen và hỗ trợ lẫn nhau để có được sự kết hợp linh hoạt, đồng
bộ nhằm khai thác thế mạnh và hạn chế nhược điểm của từng biện pháp.

11



×